Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lớp 4 viết văn miêu tả cây cối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.9 KB, 47 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 4 làm bài văn miêu tả cây cối
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4, GV giảng dạy lớp 4.
3. Tác giả:
Họ và tên:

Nguyễn Thị Thu Hường

Nam hay nữ: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 02 - 03- 1973
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi – Chí Linh – Hải
Dương
Điện thoại: 01659 559 848
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Cấp trường
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh đang học lớp 4 và
giáo viên đang giảng dạy lớp 4+5.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2014 – 2015.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong đời sống, muốn người khác nhận ra những điều mình đã nhìn thấy,


đã sống, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện,
các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư,
nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Bởi vậy, có thể nói văn miêu
tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương cũng như trong chương
trình tập làm văn bậc tiểu học. Số tiết văn miêu tả được dạy nhiều ở chương
trình bậc học và được dạy bài bản ngay ở chương trình tập làm văn lớp 4, với
số tiết chiếm một nửa chương trình: 30 trên tổng số 62 tiết của năm học. Tuy
nhiên, môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng đang là
môn học khó gây được hứng thú cho học sinh. Khi viết văn nói chung, văn
miêu tả nói riêng các em thường mắc phải khuyết điểm: “Dập khuôn, khuôn
sáo, máy móc, thiếu chân thực”, học sinh thường học thuộc văn mẫu và khi làm
bài thì các em chỉ chép ra những gì mình nhớ. Bài văn hời hợt không có sắc
thái riêng của đối tượng miêu tả, thiếu sự rung cảm, …Vậy phải dạy thế nào để
phân môn tập làm văn nói chung, với kiểu bài văn tả cây cối nói riêng làm đam
mê người học? Điều đó đang là điều trăn trở đối với người giáo viên tiểu học
trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các
biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng viết Tập làm văn của học sinh
lớp 4. Đây là một vấn đề rất rộng và khó. Tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một phần
nhỏ trong phân môn Tập làm văn đó là: Hướng dẫn học sinh lớp 4 làm bài
văn miêu tả cây cối.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1 .Điều kiện: Để có sự thành công trong giảng dạy thì đòi hỏi người giáo
viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, chú ý các phương pháp “lấy
học sinh làm trung tâm”. Chịu khó đọc tích lũy vốn kiến thức văn học cho mình
. Chuẩn bị chu đáo bài dạy trước khi đến lớp. Giáo viên tâm huyết, kiên trì, tỉ
mỉ trong việc hướng dẫn học sinh học Tập làm văn. Học sinh có đầy đủ dụng
2



cụ học tập, đặc biệt biết lập sổ tay văn học ghi chép những từ ngữ, những câu
văn, đoạn văn hay để làm tư liệu. Lớp học không quá đông để thuận lợi cho
việc hướng dẫn, sửa lỗi cho học sinh. Phòng học có đủ các trang thiết bị cần
thiết cho việc dạy và học.
2.2. Thời gian và đối tượng áp dụng
Với phạm vi sáng kiến này tôi tìm hiểu nghiên cứu về hướng dẫn học sinh làm
tốt bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm nơi trường tôi
công tác. Thời gian áp dụng sáng kiến năm học 2014 – 2015.
3. Nội dung sáng kiến:
Văn tả cây cối là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, ghi chép, cảm
nhận được về đối tượng là cây cối trong thiên nhiên, cảnh vật..., dùng ngôn ngữ
để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày theo bố cục hợp lí và
diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc người nghe cùng thấy,
cùng cảm nhận như mình. Song thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn lúng
túng khi làm văn. Chủ yếu là các em hay vay mượn hình ảnh ở văn mẫu hoặc
bài viết có nội dung sơ sài, liệt kê, kể lể. Câu văn thường nghèo cảm xúc,
nghèo hình ảnh, thiếu tính thực tế. Khả năng liên kết câu, liên kết đoạn thì hạn
chế… Từ thực trạng này tôi đề ra các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt hơn
thể loại văn miêu tả cây cối. Tôi kiên trì giúp học sinh hiểu và nắm chắc yêu
cầu của bài văn tả cây cối, hướng dẫn tìm hiểu đề, quan sát tinh tế, lập dàn ý,
vận dụng các kiến thức tổng hợp để viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy: Sáng kiến của tôi nghiên cứu có
tính khả thi cao. Biện pháp này của tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Bài
làm văn của học sinh diễn đạt tốt hơn câu văn gợi tả, gợi cảm hơn. Học sinh
không sợ, không ngại học văn, hứng thú, yêu thích môn học.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
Để sáng kiến áp dụng hiệu quả, tôi có một số kiến nghị đề xuất như sau:
- Bản thân giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, kiên
trì, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn học sinh làm văn. Giáo viên quan tâm, động viên

3


khuyến khích các em dù là tiến bộ nhỏ nhất. Luôn trau dồi kiến thức, vốn sống
thực tế.
- Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện, khuyến khích các em có sổ tay văn học,
có đầy đủ dụng cụ học tập.- Nhà trường trang bị phòng học đầy đủ cơ sở vật
chất cần thiết cho việc dạy và học, ngoài ra trang bị thêm máy tính, máy chiếu (
hoặc màn hình ti vi khổ lớn) phục vụ cho các tiết dạy giáo án điện tử của giáo
viên cho sinh động hơn.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

5


Tiếng Việt là một trong những môn học trong trường Tiểu học góp phần
đắc lực trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nó là một trong những môn
học quan trọng chiếm chủ yếu trong chương trình. Môn học này hình thành và
phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh nhằm giúp các em sử
dụng tiếng Việt có hiệu quả trong học tập và trong giao tiếp ở gia đình, trường
học, xã hội. Nó góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy cho
học sinh. Môn Tiếng Việt trang bị cho các em những hiểu biết ban đầu về văn
học, văn hóa và ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số
văn bản khác của Việt Nam và thế giới, nhằm hình thành ở các em nhu cầu
thưởng thức cái đẹp, khả năng rung động trước cái đẹp, trước những buồn vui,

yêu, ghét của con người. Qua đó bồi dưỡng cho các em những tình cảm lành
mạnh, trong sáng như: tình yêu gia đình, quê hương, làng xóm, Tổ quốc.
Trong môn học Tiếng Việt không thể không kể tới phân môn Tập làm
văn. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sản sinh
ngôn bản nói và viết. Để sản sinh được các bài văn này, học sinh phải có nhiều
kĩ năng như các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt câu.
Học sinh phải có các kĩ năng phân tích đề, lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn bài, viết
đoạn, liên kết đoạn. Cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản chủ yếu của phân môn
Tập làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài có ý thức, dần
dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều loại.
Hiện nay với nhiều giáo viên thường coi môn Tập làm văn là môn khó
dạy, ngại dạy. Mặt khác khi dạy học giáo viên còn lệ thuộc quá nhiều vào sách
giáo khoa, vào những bài văn mẫu thiếu thực tế. Chưa biết khai thác vốn sống
thực tế của học sinh, chưa chú trọng đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn, hoạt
động ngoại khoá hỗ trợ cho việc học tập làm văn. Học sinh bị bó hẹp trong bốn
bức tường của lớp học và gia đình. Giáo viên còn thiếu tính kiên trì trong việc
hướng dẫn học sinh luyện tập.

6


Học sinh ít hứng thú học tập môn này. Nhiều học sinh khi làm bài văn
cảm thấy khó, thấy bí, thấy không biết viết gì, nói gì ngay cả với những học
sinh khá. Qua thực tế giảng dạy ở lớp, ở trường, qua dự giờ thăm lớp các bạn
đồng nghiệp, thông qua việc tìm hiểu chương trình, yêu cầu kiến thức kĩ năng
cơ bản của phân môn Tập làm văn trong Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và
phân môn Tập làm văn nói riêng cho thấy: Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học
tập trung nhiều trong trong chương trình Tập làm văn lớp 4- 5 với các kiểu bài
như: trao đổi ý kiến; kể chuyện; miêu tả;… Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy
trong 30 tiết với 3 kiểu bài cụ thể: tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối. Trong đó

khó nhất đối với học sinh là văn miêu tả. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận
thấy học sinh lớp 4 khi làm văn tả cây cối, thì học sinh còn nhiều lúng túng.
Các em làm văn sơ sài vì không có gì để viết. Câu văn nghèo nàn cảm xúc,
hình ảnh, khô khan tẻ nhạt, tối nghĩa. Dùng từ chưa sát thực dẫn đến tả không
chính xác. Diễn đạt mang đậm tính liệt kê, kể lể, lủng củng. Nhiều em chưa xác
định trọng tâm yêu cầu của đề nên khi nói, viết lan man. Bố cục rời rạc, khả
năng liên kết câu, đoạn còn hạn chế, rất ít các bài văn sinh động gợi tả gợi cảm.
Vì cảnh vật, cây cối lại luôn gắn với sự cảm nhận của con người về cảnh vật
trong một tâm trạng nhất định. Cây cối trong tự nhiên luôn mang theo trong nó
cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Nhưng con người cảm nhận về cây
cối, cảnh vật như thế nào thì sẽ vẽ lên bằng ngôn ngữ hình ảnh cây cối như thế
ấy. Đó là cái nhìn, cách quan sát tinh tế của người viết văn. Tả cảnh, tả cây cối
mà không gửi gắm tình cảm, sự yêu mến của người viết vào đó thì bài văn sẽ
không có hồn, sẽ trơ trọi, thiếu sức sống. Chính vì vậy dạy học sinh viết văn tả
cây cối trong phân môn Tập làm văn lớp 4 sao cho gần gũi, tinh tế, chân thực,
sinh động tưởng là gần gũi, dễ tả, dễ nói ấy vậy mà lại rất khó.

7


Xuất phát từ những lí do trên và với cương vị của một người thầy có
nhiệm vụ dẫn dắt các em đến với kiến thức mới với tinh thần chủ động sáng
tạo, yêu thích môn Tập làm văn, thích viết văn và viết văn đạt kết quả cao, tôi
tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng viết Tập làm văn của học sinh lớp 4. Đây là một vấn đề rất rộng và khó.
Tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một phần nhỏ trong phân môn Tập làm văn đó là:
Hướng dẫn học sinh lớp 4 làm bài văn miêu tả cây cối.
2. Thực trạng việc dạy và học văn miêu tả cây cối trong nhà trường tiểu
học:
Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay đã có nhiều khởi sắc về điều

kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ về
số lượng, tỉ lệ chuẩn hoá đã được nâng cao. Đặc biệt là đổi mới phương pháp
dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học từng bước được đẩy mạnh.
Song để tiết học thực sự lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập, các hoạt động
của thầy và trò diễn ra được tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả trên cơ sở phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh còn là một vấn đề cần được quan
tâm.
Vì vậy tôi đã tích cực đi dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, trò chuyện với
học sinh đồng thời khảo sát và phân loại học sinh trong dạy học môn Tiếng
Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng nhằm mục đích nắm được
đối tượng của mình và đề ra biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu
tả cây cối. Qua đó tôi thấy thực trạng dạy Tập làm văn như sau:
2.1. Đối với giáo viên:

8


Giáo viên dạy kiến thức trong sách giáo khoa và trong chương trình chủ
yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Học sinh thụ động tiếp thu kiến
thức. Đôi khi giáo viên có đàm thoại hay sử dụng đồ dùng trực quan… thì cũng
chỉ nhằm cho trò hiểu được, nhớ được lời thầy giảng để làm được bài tập thầy
ra. Hoạt động của thầy và trò giới hạn trong bốn bức tường, lấy bàn và bảng
đen làm trọng tâm thu hút của học sinh.
Giáo viên chưa chú ý phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, chưa
khơi dậy, đánh thức trong mỗi học sinh những tiềm năng trí tuệ, vốn sống thực
tế của học sinh nên khi dạy giáo viên còn áp đặt cách cảm, cách nghĩ của người
lớn cho học sinh, học sinh ít có cơ hội được bộc lộ tâm trạng cảm xúc của mình
qua ngôn ngữ.
Việc nhận xét bài cho học sinh của một số giáo viên còn chung chung
không cụ thể như: Bài văn chưa hay, bài viết chưa chân thực, dùng từ chưa

chính xác..., hoặc nhìn thấy lỗi của các em nhưng giúp các em sửa thì lại rất
lúng túng hoặc ngại.
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên mới chỉ chú ý hướng dẫn học
sinh tìm ý, lập dàn bài, làm bài mang tính chất khung sườn, chưa chú ý nhiều
đến hướng dẫn học sinh quan sát, gợi mở, cung cấp vốn từ ngữ miêu tả, các
biện pháp nghệ thuật cho học sinh, rèn các kĩ năng liên kết câu, đoạn. Hoặc
hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò. Hoặc dùng “văn mẫu”, học
sinh cứ việc sao chép. Các cách trên đều làm cho HS không biết làm văn, ngại
học văn, mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học (ví dụ các em rất thích đọc
truyện). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là do trình độ nhận
thức, năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể chính ngay trong giáo viên
cũng thiếu những tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế. Một nguyên
nhân nữa đó là “bệnh thành tích” trong Giáo dục.
2.2. Đối với học sinh:
Tôi gặp gỡ học sinh trò chuyện, phỏng vấn một số học sinh lớp 4A tôi dạy và
một số học sinh lớp 4 trong trường với một số câu hỏi như

9


Ví dụ: Con có thích văn miêu tả cây cối không? Vì sao? Thì chỉ có 25,8% nói
là thích vì: Nhà con có nhiều cây cối, vì con thích ăn nhiều quả chín, vì nó giúp
con quan sát cây cối một cách tinh tế, giúp con hiểu biết về thiên nhiên, về thế
giới xung quanh con nhiều hơn. Học văn giúp con diễn đạt tốt hơn, lớn lên giúp
con diễn đạt cho người khác nghe dễ thành công hơn.
“ Con thấy văn tả cây cối có khó không? Vì sao?” thì hầu hết học sinh trả lời là
khó vì con không quan sát nhiều về thiên nhiên, vì muốn viết được câu văn
hay con phải suy nghĩ kỹ, đôi khi con ngồi nghĩ mãi không biết diễn đạt như
thế nào cho hay, làm một bài văn rất lâu cho nên con rất ngại học văn hơn các
môn học khác.

“ Con có nhờ đến bố mẹ, người thân giúp con khi làm văn không?”thì rất nhiều
học sinh trả lời là “có” vì con nhờ bố mẹ, người thân giúp tìm những câu văn
hay, hỏi về cây đó có những đặc điểm như thế nào, nhờ bố mẹ sửa cho những
câu văn cho hay hơn.
Qua trao đổi với đồng nghiệp và phỏng vấn học sinh các lớp 4, đọc các bài văn
của học sinh, tôi nhận thấy:
- Nhiều học sinh ngại học văn vì theo các em học văn phải là viết nhiều,
phải tìm tòi suy nghĩ nhiều. Phỏng vấn học sinh lớp 4 tại trường tôi thu được
kết quả: Số học sinh thích học môn Tiếng Việt chiếm khoảng 55 %. Số học
sinh thích học phân môn Tập làm văn chỉ chiếm khoảng 20 % - 25,5% (Tập
trung vào những em học sinh có năng khiếu viết văn).
- Việc sử dụng từ ngữ của học sinh còn lặp, còn vụng, chưa hợp văn
cảnh.
- Các em thiếu kiến thức thực tế về đối tượng miêu tả, có em tả cây hoa
hồng nhung cao ngập đầu bố em, thân cây bàng bốn bạn học sinh lớp 4 ôm
không xuể, cây chuối có cành rung rinh, hoa phượng thơm nồng nàn như hoa
sữa…
- Một số học sinh có năng khiếu cũng chưa chú ý một cách đúng mức
đến việc tập viết những câu văn giàu giá trị nghệ thuật.

10


- Bài viết thiếu cảm xúc, khô cứng, chưa trọng tâm hoặc sơ sài, hay lan
man.
- Nhiều học sinh còn rất vụng trong việc nối câu, tạo đoạn, sắp xếp bố
cục, liên kết giữa các đoạn trong bài để có bài văn bố cục chặt chẽ.
- Học sinh thường miêu tả rất chung chung, đối tượng miêu tả dù là loài
cây nào cũng giống nhau: tả gốc, thân, cành, lá, hoa, quả… Các em không phân
biệt giữa các loài cây với nhau, không nắm được với loài cây ăn quả tả kĩ bộ

phận nào? Loài cây cho bóng mát cần tả bộ phận nào là chính, loài cây hoa thì
cần làm nổi bất bộ phận nào?.
Với đề bài tả cây cối, tôi thấy các em thường gặp một số hạn chế sau:
- Mở bài còn khô khan: “Trường em có trồng một cây bàng từ lâu rồi.” hay “
Trong trường em có nhiều cây nhưng em thích nhất là cây bàng”. Hay “ Bố em
trồng một cây hồng trong nhà.”
- Có kết bài mở rộng nhưng nội dung nhạt nhẽo: “Em rất yêu quý cây hoa
phượng”, “ Cây hoa phượng này thật có ích”.
- Tả sai thực tế như: “Cây hoa hồng cao chừng 4 -5 mét”, “hoa phượng thơm
nồng nàn như hoa sữa”, “ thân cây bàng bốn bạn ôm không xuể”
- Dùng từ ngữ còn vụng, thiếu hình ảnh:“ bông hoa đẹp không chê vào đâu
được”, “ Quả bàng ăn ngon hết ý” “ cánh hoa hồng rất chi là mỏng và có màu
đỏ nhạt”
- Việc so sánh khập khiễng, thiếu chính xác: “ Những bông hoa hồng xinh
xinh như những con cún con đậu trên cành” , “ Lá bàng to bằng quyển vở”
“Nụ hoa to bằng móng tay, “cành của hoa hồng bé như que tăm”, “cánh hoa
hồng to bằng một cái tẩy”…
- Dù đã có hình ảnh hay nhưng dùng dấu câu không đúng: “Nụ hoa hé nở chúm
chím. Như đôi môi cô thiếu nữ”
- Chưa có thói quen chia bài thành các đoạn nhỏ, chưa có thói quen xuống
dòng khi kết thúc mỗi phần.
2.3. Với phụ huynh học sinh:

11


Tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh bằng một số câu hỏi như : Khi giúp
đỡ các con học văn miêu tả nói chung và văn tả cây cối nói riêng thì anh ( chị)
thấy khó khăn gì? Thì đa số phụ huynh đều có ý kiến là: Hướng dẫn các con
làm văn tả cây cối nói riêng và văn miêu tả nói chung là rất khó, khó hướng dẫn

hơn môn Toán và các môn học khác rất nhiều vì văn không có công thức, văn
là cảm xúc, cùng một đối tượng quan sát để miêu tả nhưng mỗi người có một
cảm xúc khác nhau, sự suy nghĩ, sự cảm nhận về sự vật, hoàn cảnh sống khác
nhau thì miêu tả đối tượng cũng khác nhau. Thấy văn của con chưa hay nhưng
cũng không biết hướng dẫn như thế nào.
2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
2.4.1 Về phía học sinh:
- Học sinh tiểu học ngại học văn vì bài văn miêu tả cây cối khó, đòi hỏi
có sự nhạy cảm tinh tế
- Học sinh đọc ít sách, vốn kiến thức của các em về thiên nhiên, về các
loài cây còn hạn chế dẫn đến bài viết của các em hay sơ sài, ít cảm xúc, ít sáng
tạo, không tả được những nét riêng biệt của từng loại cây. Một số em ỷ lại, lệ
thuộc vào cô giáo, bố mẹ, phụ thuộc vào các bài văn mẫu
- Không nắm chắc yêu cầu đề bài.
- Nhiều em thường xuyên bỏ qua bước lập dàn ý khi viết văn miêu tả.
- Chưa biết cách liên kết câu, ý, đoạn, bài sao cho liền mạch, uyển
chuyển.
- Nắm chưa chắc phương pháp làm một bài văn miêu tả.
- Chưa ham học nên chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng.
- Vốn từ ngữ của học sinh tiểu học còn hạn chế, các em lại thường không
có thói quen tích lũy vốn từ ngữ của mình, thường diễn đạt không linh hoạt,
ngôn ngữ chưa phong phú, ít vốn sống.
Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các trò chơi
hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi GAMES
hoặc các trang WEB hấp dẫn khác trên INTERNET mà quên đi rằng thế giới
thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày nay đang bị
12


lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không phải chỉ

nhà văn Tô Hoài mới có. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của
mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và
rèn luyện óc quan sát, nhận xét,....
Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn HS tiểu
học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có
những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố
mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi
những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về
lại ôn bài. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của HS tiểu học rất hạn
chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và tập làm văn
của HS.
2.4.2 Về phía giáo viên:
- Giáo viên đã được học tập và bồi dưỡng nghiệp vụ về đổi mới phương
pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy Tập làm văn. Tuy nhiên việc vận
dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy văn miêu tả vẫn còn bộc lộ những
hạn chế nhất định.
- Một số thầy cô chưa thật sự sát sao uốn nắn, sửa chữa cho học sinh khi
học sinh mắc lỗi trong bài văn của mình.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến học sinh lớp 4 chưa say sưa học
phân môn Tập làm văn nói chung, kiểu bài văn miêu tả cây cối nói riêng. Để
giúp học sinh lớp viết văn miêu tả cây cối đạt kết quả tốt tôi đã sử dụng phối
hợp các giải pháp sau:
3. Một số giải pháp thực hiện:
3.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả cây cối:
Miêu tả cây cối là dùng từ ngữ giàu hình ảnh của mình vẽ lên bức tranh
sinh động về cây, làm người đọc thấy hiện ra trước mắt đặc điểm nổi bật của
cây về gốc, rễ, thân, cành lá, hoa, quả, hương thơm, màu sắc, sự phát triển của
cây,…Ví dụ khi tả cây ăn quả thì cần miêu tả những đặc điểm về các bộ phận
của cây: hình dáng, rễ, thân, cành, lá, đặc biệt là sự ra hoa hình thành quả, sự
13



phát triển của quả từ khi còn non đến khi chín, màu sắc, hương vị đặc biệt của
quả. Đặc điểm riêng biệt của cây ăn quả đó so với những cây hoa khác.
Trong miêu tả cây cối, để giúp học sinh định hình được đối tượng miêu tả, tôi
cho học sinh liệt kê các loại đối tượng theo những đặc điểm chung nhất đó là:
Trong thực tế có rất nhiều loài cây khác nhau, mỗi loài cây lại có những
Cây bóng mát
Cây ăn quả
Cây hoa
1-MB: Giới thiệu cây sắp 1-MB: Giới thiệu cây sắp tả 1-MB: Giới thiệu cây sắp
tả

2-TB:

tả

2-TB:

+ Tả bao quát: tầm cao,

2-TB:

+ Tả bao quát: tầm cao, dáng cây…

+ Tả bao quát: tầm cao,

dáng cây…

dáng cây…


+ Tả chi tiết các bộ phận

+ Tả chi tiết các bộ phận +Chú ý: Tả sự hình thành + Tả chi tiết các bộ phận
+Chú ý: Tả sự phát

phát triển của quả khi còn + Chú ý: Tả sự phát

triển của lá, tán lá, đặc non đến khi chín, đặc biệt triển của hoa, đặc biệt
điểm của lá, tán lá

tả màu sắc, hương vị của tả màu sắc, hương thơm

+ Ích lợi, sự gắn bó

quả khi chín.

3-KB: cảm nghĩ của em +Ích lợi, sự gắn bó

của của hoa
+ Ích lợi, sự gắn bó

3-KB: cảm nghĩ của em
3-KB: cảm nghĩ của em
đặc điểm, tính chất, ích lợi riêng. Để học sinh phân biệt rõ và làm nổi bật các
đặc điểm của từng loài cây tôi đã hướng dẫn học sinh so sánh sự giống và khác
nhau giữa các loài cây
Giống nhau: Khi miêu tả các loài cây đều tả bao quát về tầm cao, dáng
cây,…, tả chi tiết các bộ phận: gốc, rễ, thân, cành, lá…, ích lợi nhưng với từng
loại cây tôi nhấn mạnh làm nổi bật đối tượng miêu tả. Với cây ăn quả khác cây

bóng mát, cây hoa ở chỗ: cây bóng mát cần miêu tả kĩ về sự phát triển của lá,
tán lá, vẻ đẹp của tán lá và ảnh hưởng của tán lá với cảnh vật xung quanh và
con người. Với cây ăn quả cần đặc biệt chú ý đến sự hình thành và phát triển,
hương vị, màu sắc của quả, giá trị của quả đem lại. Với cây hoa cần miêu tả kĩ
sự hình thành và phát triển của hoa, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của nó tác
động đến môi trường xung quanh.
14


Ngoài ra có thể mở rộng thêm cho học sinh năng khiếu các đối tượng
miêu tả như:
- Loài cây làm cảnh.VD : cây tùng tháp, cây vạn tuế,…..
- Cây làm thuốc: cây hương nhu, cây đinh lăng, khóm cam thảo,…
- Loài cây là biểu tượng của làng quê: cây tre, cây dừa, cây cọ
- Loài cây đặc trưng của mùa xuân ( cây đào, cây mận..) mùa hè ( hoa sen, hoa
súng…), mùa thu ( hoa cúc vàng,..), mùa đông ( hoa cải,…).
- Một vườn rau hoặc một vườn hoa, một vườn cây ăn quả.

Việc đưa ra các đối tượng miêu tả giúp cho học sinh thấy trong thực tế có rất
nhiều loài cây, mỗi loài cây có đặc điểm, lợi ích khác nhau. Dù cùng là một loài
cây thì chúng cũng khác nhau cơ bản về đặc điểm, độ lớn của gốc, rễ, thân,
cành, lá, mùi hương, hoa,…Có loại cây do người trồng, có loài cây mọc tự
nhiên, có loài cây mọc trên mặt đất, có loài cây sống ở dưới nước,..
3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:
Đây là bước rất quan trọng bởi nó giúp học sinh xác định được hướng đi
đúng. Ở bước này, học sinh cần nắm được:
- Đề thuộc thể loại văn gì?
- Kiểu bài gì?
- Đối tượng miêu tả là gì?
- Để làm nổi bật loài cây đó thì trọng tâm miêu tả là bộ phận nào của cây?

- Trọng tâm ấy ta dự kiến miêu tả tại thời điểm quan sát hay tả nó theo cả quá
trình phát triển?
Với dạng bài miêu tả cây cối, các đề ra thường rất rõ ràng về loài cây cần miêu
tả nên học sinh ít khi bị nhầm lẫn giữa loài cây này với loài cây khác. Nên khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài tôi thường giúp học sinh tìm hiểu kĩ về đặc
điểm nổi bật của đối tượng cần tả.
Ví dụ: Tả một cây cho bóng mát mà em thích. (Trang 92 SGK Tiếng Việt
4, tập 2)
Tôi hướng dẫn các em nắm yêu cầu đề bằng cách như sau:
15


+ Gọi 2 -3 em đọc đề bài.
+ Cho các em xác định yêu cầu chính của đề bằng những câu hỏi dẫn dắt:
- Đề thuộc thể loại văn gì? Vì sao em biết? (Đề thuộc thể loại miêu tả, kiểu bài
tả cây cối loại văn miêu tả. nhờ từ “tả”).
- Kiểu bài gì? (kiểu bài tả cây cối)
- Đối tượng miêu tả là gì? (Đối tượng là cây cho bóng mát).
- Trọng tâm miêu tả là bộ phận nào? (Trọng tâm miêu tả là đặc điểm của lá,
tán lá của cây đó).
- Làm thế nào để nổi bật được trọng tâm miêu tả đó? ( Tả sự hình thành và
phát triển của lá, đặc điểm hình dáng, màu sắc của lá khi còn non và đã đã
trưởng thành, tán lá của cây có gì đặc biết khác với lá, tán lá cây khác.)
- Vì sao em lại chọn trọng tâm miêu tả ấy? (Vì cây ăn bóng mát người ta trồng
chủ yếu để làm bóng mát che nắng, che mưa cho con người)
- Kể tên các loại cây bóng mát em biết? (bàng, phượng, liễu, bằng lăng,
xà cừ, hoa sữa, …)
Tôi nhấn mạnh và gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng
mà các em vừa nêu rồi chốt: Đó là những từ ngữ cho biết kiểu bài, đối tượng
miêu tả và trọng tâm miêu tả.

Tóm lại: Tìm hiểu đề bài là vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh định
hướng tốt, viết văn đúng thể loại, không bị lạc đề, giúp học sinh xác định mình
cần viết gì để làm nổi bật trọng tâm của cây cần miêu tả, diễn đạt súc tích, sâu
sắc, không lan man.
3.3 Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý và miêu tả:
3.3.1 Các cách quan sát:
Để viết được bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cây cối nói riêng
được hay, sinh động, hấp dẫn, gần gũi thì việc quan sát là quan trọng nhất. Nếu
không bài văn chỉ mang tính liệt kê, kể lể, thiếu chính xác.
Trước hết cần cho học sinh hiểu quan sát là gì.
- Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật, cho ta cảm giác
về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,..), hình dạng cao thấp, trạng thái, mùi vị... Ta
16


phải cảm nhận sự vật bằng tất cả các giác quan khác, khi ta nhắm mắt lại ta vẫn
cảm nhận được những gì, không lạm dụng thị giác. Dạy học sinh quan sát là
dạy cách mở rộng các giác quan để tìm ra đặc điểm của sự vật, cảnh vật, cây
cối,... Với học sinh đại trà, tôi chỉ yêu cầu các em quan sát một số bộ phận nổi
bật của cây, còn với học sinh có năng khiếu tôi yêu cầu các em bước đầu cần
sáng tạo trong quan sát, quan sát tinh tế. Tức phải biết đặt đối tượng trong
không gian, thời gian nào đó. Học sinh thấy những điểm mà người khác nhìn
vào chỉ thấy bình thường còn mình nhìn vào thấy nó thú vị. Để phát huy tính
sáng tạo, độc lập trong quan sát của các em, tôi đã hướng dẫn các em:
*Quan sát theo trình tự thời gian
Quan sát theo trình tự thời gian là quan sát cây từ khi bé đến lúc trưởng
thành, từ mùa này sang mùa khác hoặc quan sát từ sáng đến tối,…Trong
khoảng thời gian ấy, cây có sự thay đổi rõ nét ở một hay một số bộ phận về độ
lớn, màu sắc, đặc điểm, trạng thái do tác động của thời gian, thời tiết. Cây phát
triển theo từng thời kì, lại cũng biến đổi theo mùa, theo mưa, nắng; có khi biến

đổi theo ngày, giờ. ( Ví dụ: Bài Bãi ngô của Nguyên Hồng trang 30; bài Cây
gạo trang 32 của Vũ Tú Nam – TV4 tập 2)
Hay : Ví dụ: Mùa hè cây phượng rực rỡ màu đỏ của hoa, mùa thu cây bàng
thay lá, còn cây đào, cây mai lại khai hoa vào mỗi độ Tết đến xuân về …nắng
nhiều làm cho cây khô cằn, héo lá, còn khi mưa cây như hớn hở reo vui.
Tầm vóc, hình dáng, sức lớn và vẻ đẹp của cây gắn liền với từng giai
đoạn phát triển, với mỗi mùa trong năm, với thời tiết mỗi ngày và ở mỗi loại
cây có một đặc điểm riêng. Khi miêu tả các em phải làm toát lên được điều ấy.
Kiểu quan sát này còn gọi là quan sát theo từng thời kì phát triển của cây.
Ví dụ: Hướng dẫn quan sát cây phượng theo trình tự thời gian:
- Mùa đông cây phượng thế nào?(cây gầy guộc, tưởng như đã chết, cành
khẳng khiu, trụi lá, đứng trơ trọi…)
- Sang xuân cây ra sao? ( Từ những cành cây khẳng khiu, gầy guộc ấy mầm
non thi nhau nhú lên, cây đâm chồi, nảy lộc, rồi phượng ra lá...Cây như trẻ lại
tràn đầy sức sống)
17


- Khi mùa hè đến?

(bắt đầu ra hoa, rồi hoa nở từng chùm,....)

+ Lúc bắt đầu ra hoa, thời điểm hoa nở rộ, thời kì hoa nhạt màu.
- Quả phượng như thế nào?
Để miêu tả theo trình tự thời gian học sinh đã có sự quan sát, bằng vốn
sống của học sinh các em tự tổng hợp lại dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tôi
cũng hỗ trợ thêm cho các em bằng hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, những đoạn
video, clip về sự phát triển của cây theo thời gian.
*Quan sát theo trình tự không gian
Quan sát theo trình tự không gian là quan sát cây từ xa đến gần hoặc từ

gần đến xa. Quan sát từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới, từ ngoài vào
trong hoặc từ trong ra ngoài. Kiểu quan sát này còn gọi là quan sát theo từng bộ
phận của cây. ( Ví dụ: Bài Cây mai tứ quý của Nguyễn Vũ Tiềm – trang 23 –
TV 4 Tập 2). Cây thường có các bộ phận: rễ, gốc, thân, cành lá, hoa, quả. Khi
quan sát cần chú ý là hình dáng, màu sắc, hương vị của mỗi loài cây đề tìm ra
những cái khác nhau. Cái đẹp của cây hoa là ở những bông hoa, cành hoa còn
cái đẹp ở cây ăn quả là ở những chùm quả sai trĩu trịt, chín mọng,…Cây liễu
đẹp ở dáng mềm mại của thân cây và thướt tha của cành lá, còn dáng đẹp của
cây tùng tháp lại là ở cái dáng thẳng đứng sừng sững,…Có loại rễ ăn sâu vào
lòng đất, có loại rễ bò lan trên mặt đất, lại có loài rễ rủ từ trên cao xuống như
cây si,…Phải làm toát lên những nét riêng biệt ở từng loại cây.
Khi quan sát em cũng cần chọn được một vị trí thích hợp và không nhất
thiết là một vị trí cố định. Có thể từ xa đến gần, có khi từ trên nhìn xuống dưới
hay từ dưới ngước lên
Ví dụ: Tôi hướng dẫn học sinh cách quan sát cây bàng ở sân trường:
- Em thấy nhìn từ xa, hình dáng cây thế nào?
- Khi đến gần các bộ phận: gốc, rễ, thân, cành, tán, lá, hoa, quả ra sao?
- Nên dừng lại ở bộ phận nào để quan sát kĩ hơn? Vì sao? (ở đây tôi định
hướng cho học sinh vì cây bàng là loại cây cho bóng mát, vì vậy trọng tâm
miêu tả phải là vòm lá, tán lá. Người tả phải quan sát kĩ các chi tiết về lá cây:
hình dáng, màu sắc, cách mọc trên cành, sự phát triển,…) Cây bàng thường
18


được trồng ở sân trường học, nên cần tìm hiểu mối quan hệ, những kỉ niệm tuổi
cắp sách tới trường,…
* Quan sát theo trình tự tâm lí
Quan sát theo trình tự tâm lí là kiểu quan sát thấy nét gì nổi bật thu hút
bản thân, gây cảm xúc mạnh thì quan sát trước, còn các bộ phận khác được
quan sát sau.

Ưu điểm của kiểu quan sát theo trình tự tâm lí là hay gây xúc cảm mạnh cho
người quan sát tại thời điểm quan sát nên người viết dễ dàng bộc lộ cảm xúc
của mình. Tuy nhiên học sinh làm theo cách này khó vì thường hay bị mắc lỗi
là diễn đạt lộn xộn
Ví dụ: Gợi ý tìm hiểu cây Sầu riêng của nhà văn Mai Văn Tạo, quan sát theo
trình tự tâm lí:
- Bài văn gồm mấy đoạn?
- Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? (Đoạn 1 tả hương vị đặc biệt của trái sầu
riêng, đoạn 2 tả đặc điểm của hoa sầu riêng và đoạn 3 tả bao quát về thân cây,
cành cây và lá sầu riêng).
- Đối chiếu cách quan sát này của tác giả với dàn bài văn miêu tả cây cối đã học
em thấy chúng có gì giống và khác nhau? (Giống nhau là đều tả các bộ phận
nổi bật của cây, khác nhau: Cây sầu riêng tác giả đã quan sát bộ phận quả
trước).
Tôi giới thiệu: Cách quan sát của nhà văn về cây sầu riêng là cách quan sát theo
trình tự tâm lí.
Tuy nhiên quan sát theo cách nào thì cũng cần quan sát kĩ ở bộ phận
được coi là chủ yếu của cây.
- Tôi còn hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng cần miêu tả phối hợp
giữa cách quan sát theo trình tự thời gian và trình tự không gian. Ví dụ: Khi
miêu tả cây bàng, tả các bộ phận của cây thì quan sát và tả theo trình tự không
gian, riêng lá bàng tôi định hướng cho các em quan sát để tả theo trình tự thời
gian: xuân hạ, thu, đông để bài văn sinh động.
3.3.2. Phối hợp các giác quan để quan sát:
19


Thường thì học sinh dùng mắt để quan sát các sự vật. Các nhận xét thu
được thường là nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác bởi vậy bài văn
thường đơn điệu. Tôi hướng dẫn học sinh tập sử dụng thêm các giác quan khác

để quan sát cây cối Các em hãy dùng mắt mà quan sát vóc dáng, kích thước,
màu sắc. Tay xoa, da chạm lên thân cây, trên mặt lá, tai nghe tiếng gió, tiếng
chim, tiếng lá thì thầm, mũi xác định hương thơm của hoa và miệng để rõ vị
ngọt của quả…
Ta có thể chọn một thời điểm nhất định hay một khoảng thời gian nào đó
để miêu tả như từ lúc đến bên cây, chạy chơi dưới gốc cây đến khi ra về hoặc
lúc chăm sóc, vun gốc, tưới nước, bắt sâu cho cây,..: tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
lưỡi nếm ( tả quả), da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây cho bóng mát ( cây bàng) ở sân
trường tôi cho học sinh ra thực tế sân để học sinh quan sát. Đồng thời tôi nêu
các câu hỏi gợi ý:
- Nhìn từ xa em thấy cây thế nào? (dáng cây thẳng, có 3 tán lá, cây cao
ngang tầng 2 của ngôi nhà, trông giống như một cái ô khổng lồ)
- Đến gần, nhìn và sờ tay vào thân cây em thấy gì? (vỏ cây màu nâu mốc,
sờ vào thấy sần sùi, ram ráp, sù sì như da cóc).
- Nhìn bộ rễ, em thấy thế nào? (có nhiều rễ cây to nhỏ nổi lên mặt đất)
- Nhìn lên những tán lá em thấy gì? (tán lá tròn, rất to, có nhiều tầng, có
mấy chú chim đang chuyền cành…)
- Lắng tai nghe, em thấy gì? (tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót líu lo…)
Sau khi học sinh quan sát xong tôi cho học sinh ghi lại những điều mình
quan sát bằng ngôn ngữ của các em. Lưu ý học sinh cần ghi lại những đặc điểm
cơ bản của cây vừa quan sát.
Khi dạy học sinh quan sát cây cối trong tiết học, tôi còn tổ chức cho học
sinh chơi nhiều trò chơi để rèn kĩ năng quan sát của học sinh.
Ví dụ trò chơi: Nhắm mắt đoán vật. Các em tham gia trò chơi bịt kín
mắt. Cô giáo phát cho các em một số loại hoa, quả. Các em lựa chọn và đoán
tên các loại hoa quả đó bằng cách cảm nhận bằng nhiều giác quan rồi tả lại.
20



+ Giai đoạn 1( 5 giây): Các em chỉ được sờ và đoán tên.( Thấy hình
dáng to, nhỏ, vỏ nhẵn nhụi hay sần sùi, bóng, mềm hay cứng,…)
Nếu không đoán được tên chuyển sang giai đoạn 2: Đưa lên mũi ngửi
rồi đoán tên. ( ngửi thấy mùi thơm như thế nào? Có quả không có mùi thơm)
Qua 2 giai đoạn mà không đoán được tên chuyển sang giai đoạn nếm.
( VD Cam thấy vị chua, vỏ sần, có múi, có các tép, bổ ra nếm mới thấy được
hương thơm của nó Hay quả hồng cũng vậy chỉ khi ta đặt miếng hồng vào đầu
lưỡi ta mới cảm nhận được hương của nó đặc biệt như thế nào)
Qua các dạng bài tập này đã rèn cho học sinh kĩ năng quan sát rất tỉ mỉ
và tinh tế, chỉ ra được nét riêng biệt của từng loại cây, loài cây.
3.4 Hướng dẫn học sinh Lập dàn ý:
Sau khi học sinh đã quan sát về đối tượng cần miêu tả thì các em cần
chọn lọc chi tiết để tả. Chọn lọc chi tiết chính là bước dựa vào kết quả quan sát,
học sinh lược bỏ các bộ phận được coi là không chủ yếu, giữ lại các bộ phận
được coi là chủ yếu của cây miêu tả. Muốn xác định được đâu là những bộ
phận nổi bật của cây cần được giữ lại thì các em phải xem lại đề bài về tên cây
miêu tả, các chi tiết cần miêu tả và trọng tâm miêu tả.
Ví dụ: Khi hướng dẫn các em lập dàn bài tả cây ăn quả, vì là đề bài yêu cầu tả
cây ăn quả nên phần giới thiệu và bao quát cần giữ lại các chi tiết: Tên cây ăn
quả, chiều cao của cây, hình dáng chung của cây; tả kĩ về màu sắc, kích thước,
mùi vị của quả, tác dụng của quả.
Muốn viết tốt, tìm được chi tiết rồi thì cần sắp xếp các chi tiết đó vào bài
sao cho phù hợp với đối tượng, với không gian và thời gian tả. Lựa chọn trình
tự nào là tuỳ thuộc vào người vết, về thời gian quan sát, về điểm nhìn để làm
sao cho cây nổi bật hơn, đẹp hơn, gần gũi thân thiết hơn.
+ Để học sinh quen dần với việc sắp xếp các ý, tôi thường nêu ra các câu hỏi:
- Em dự định tả cây gì? Trồng ở đâu?
- Tả cây theo trình tự nào?
- Cây đó có những bộ phận nào, đặc điểm nổi bật của từng bộ phận?
21



- Mỗi bộ phận cần tả những chi tiết nào?
- Bộ phận nào của cây cần tả kĩ?
+ Trả lời được câu hỏi đó là học sinh nắm được nội dung chính để làm
bài văn.
Sau khi học sinh đã biết cách lập dàn ý tôi còn cho học sinh so sánh dàn
ý của ba loài cây khác nhau để học sinh nắm được sự giống nhau và khác nhau
giữa các loài cây và biết miêu tả để làm nổi bật đặc điểm cơ bản của từng loại
cây.

Cây bóng mát
Cây ăn quả
1-MB: Giới thiệu cây sắp 1-MB: Giới thiệu cây sắp tả

Cây hoa
1-MB: Giới thiệu cây

tả

2-TB:

sắp tả

2-TB:

+ Tả bao quát: tầm cao, dáng 2-TB:

+ Tả bao quát: tầm cao,


cây…

+ Tả bao quát: tầm cao,

dáng cây…

+ Tả chi tiết các bộ phận

dáng cây…

+ Tả chi tiết các bộ phận

+ Tả sự hình thành phát

+ Tả chi tiết các bộ

+ Tả sự phát triển của lá, triển của quả khi còn non

phận

tán lá, đặc điểm của lá,

đến khi chín, đặc biệt tả

+ Tả sự phát triển của

tán lá

màu sắc, hương vị của quả hoa, đặc biệt tả màu


+ Ích lợi, sự gắn bó

khi chín.

sắc, hương thơm của

3-KB: cảm nghĩ của em

+Ích lợi, sự gắn bó

của hoa

3-KB: cảm nghĩ của em

+ Ích lợi, sự gắn bó
3-KB: cảm nghĩ của em

Ví dụ: Tả cây hoa hồng.
1. Mở bài: Giới thiệu cây hoa hồng.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát: Cây trồng ( chậu, hay ở luống, đứng một mình hay sóng đôi,
sóng ba).
22


- Dáng vóc: mảnh mai, xanh bóng, chia ra vài nhánh….
- Tầm cao: ngang bụng, ngang ngực em,….
b. Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây :
- Thân cây : thường mảnh, nhiều nhánh, nhiều cành.
- Vỏ cây màu xanh sẫm , có gai …

- Lá:
+ Lá hình tim , mép lá có răng cưa
+ Lá gần thân màu xanh đậm, màu lá trên ngọn pha sắc tím tía đỏ…

- Hoa: Búp hoa mới nhú như búp sen non, bông hoa mới nở, cánh hoa cuộn lại
chúm chím như đôi môi em bé .Cánh hoa mỏng mịn màu…Nhị hoa vàng tươi
- Hương thơm: thoang thoảng, nhẹ nhàng, lan tỏa trong không khí
- Các chi tiết liên quan đến cây:
+ Cây hoa hồng thật đẹp vào lúc nào? ( Sau cơn mưa hay vào buổi sáng sớm,
những hạt sương đậu long lanh….
+ Có mấy nàng bướm vàng, bướm trắng bay lượn,….
+ Gió gửi hương thơm….
+ Nắng tô sắc thắm,…
+Hoa hồng tô điểm cho khu vườn, theo người vào phòng khách, tỏa hương trên
bàn học, chia vui trong buổi liên hoan,…
3. Kết bài: Em có thích hoa hồng không? Thích nó đâu phải đứng bên nó
thưởng thức vẻ đẹp hương thơm. Em phải làm gì cho nó. Nêu cảm nghĩ về cây,
tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây hoa hồng.
Sau khi học sinh có một dàn ý hoàn chỉnh tôi hướng dẫn học sinh chuyển
từ dàn ý thành một bài văn tả cây cối sinh động giàu hình ảnh.
3.5 Hướng dẫn học sinh viết bài văn:
3.5.1 Hướng dẫn viết mở bài:
Mở bài là một trong ba phần quan trọng của bố cục bài văn. Mở bài là bộ
phận mở đầu cho một văn bản, là phần khởi phát của hoạt động tư duy.

23


Phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nội dung định tả, dẫn dắt người đọc
đi vào vấn đề. Phần này cũng có mục đích thu hút kích thích sự suy nghĩ và lôi

cuốn người đọc vào quá trình tìm hiểu và nhận thức. Mở bài tốt sẽ là thành
công đầu tiên cho việc thực hiện bài tập làm văn. Nó tạo nên chất xúc tác, cầu
nối cảm hứng để người viết đi vào bài văn.
Có hai cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu thẳng vào cây mình tả.
+ Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt từ vấn đề bao quát hơn để đến vấn đề cụ thể
đó là cây mình định tả. Kiểu bài này khó hơn cách trên. Nó đòi hỏi học sinh tìm
ra cái cớ, phải nói từ xa rồi dẫn dắt đến đối tượng chính.Yêu cầu quan trọng là
mở bài phải tự nhiên, không gò bó.
Để phân biệt rõ 2 cách mở bài này tôi dạy thật kĩ bài: Luyện tập xây
dựng mở bài trong bài văn tả cây cối. SKG Tiếng Việt 4 tập 2. Ngoài ra tôi
cũng cho thêm ví dụ khác để học sinh nắm chắc hơn.
Ví dụ: Sánh hai mở bài sau, em thấy cách mở bài nào hay hơn? Vì sao?
Mở bài 1: “Nhà em có trồng một cây hoa đào”
Mở bài 2: “

Sân nhà em có một khoảng đất trống, bố em đặt ở đó nhiều

chậu hoa cảnh: hoa ngọc lan trắng muốt, hoa nhà nhỏ bé khiêm nhường, hoa
quỳnh e ấp nở về đêm, hoa hông nhung thanh tao kiều diễm… Trong số những
loài hoa khoe sắc tỏa hương đó có một cây hoa được bố em đặc biệt quan tâm,
chăm sóc, đó là cây hoa đào.”
Tất cả học sinh đều nhận thấy rằng ở cách một mở bài đã đủ, đúng nội
dung nhưng cách mở bài thứ hai hay hơn. Đây là cách mở bài gián tiếp sáng
tạo, sinh động.
Khi viết mở bài có em viết ngắn gọn bằng một hoặc hai câu, nhưng lại có
em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng tôi yêu cầu dù mở bài dài hay ngắn
bằng cách nào thì cũng không được tách rời nội dung đã xây dựng ở phần này,
tuỳ nghệ thuật vào bài của các em mà tôi góp ý, không gò bó áp đặt học sinh.
Ví dụ:

Đề bài: Em hãy tả lại một cây hoa mà em thích.
24


- Có em viết: “ Trong khu vườn nhỏ của nhà em có trồng nhiều loài hoa
nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung.”
Cách mở bài như thế đã đúng, ngắn gọn nhưng chưa hay. Với học sinh có
năng khiếu tôi có thể hướng dẫn, yêu cầu các em mở bài theo cách gián tiếp.
- Có em viết: “Xuân về trăm hoa đua nở, ngàn cây khoe lộc biếc chồi
non. Khu vườn nhà em như được thay một bộ quần áo mới. Những loài hoa thi
nhau khoe sắc, tỏa hương. Hoa nào cũng đẹp, cũng thơm nhưng em thích nhất
là cây hồng nhung trồng trước cửa nhà.”
Hay: “Hoa hồng là nữ chúa của các loài hoa. Còn gì đẹp hơn những
bông hoa hồng nhung trên còn đọng những giọt sương mai long lanh như
những hạt ngọc.”
Hay tôi hướng dẫn các em mở bài bằng một câu đố’ “ Đố bạn cây gì thân
có gai nhọn. Hoa có nhiều màu. Từng được mệnh danh. Nữ hoàng loài hoa?.....
À đó là cây hoa hồng. Ở khu vườn nhà tôi có một khóm hoa hồng. Mỗi buổi
sớm mai những nàng hoa hông kiểu diễm điểm những hạt ngọc long lanh trên
chiếc áo choàng đỏ thắm của mình trông thật lộng lẫy.” Đây là cách mở bài
gián tiếp cũng rất là hấp dẫn.
Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác
nhau mà vẫn đảm bảo nội dung chính nên nhiều em đã viết được phần mở bài
văn hay, có tính nghệ thuật. Ví dụ có em đã viết được mở bài hấp dẫn: Trường
tôi rợp mát bóng cây xanh. Cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ, cây bằng
lăng nở hoa tím biếc như màu mực tím thân thương mỗi độ hè về. Cây liễu rủ
thướt tha, cây xà cừ khỏe mạnh. Nhưng tôi thích nhất là cây phượng vĩ ngay
cổng trường, nơi tôi thường đứng chờ mẹ đón sau mỗi buổi tan trường.
3.5.2 Hướng dẫn viết kết bài:
Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tôi yêu cầu học sinh kết bài đều

phải xuất phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài, các em nêu cảm xúc hoặc
thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể kết bài bằng nhiều cách nhưng chọn cách
nào cho tự nhiên và hay nhất. Thường có hai cách kết bài:
+ Kết bài không mở rộng: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây mình vừa tả.
25


×