PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Các học giả thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều ý kiến xác
đáng, sâu sắc về ngành giáo dục và nghề dạy học. Tuy nhiên, tôi tâm đắc
nhất với câu nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời: “Dạy học
là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong
những nghề sáng tạo”. Câu nói thể hiện tầm nhìn chiến lược, hiểu biết
tường tận kiến giải sâu sắc của một nhà lãnh đạo, nhà chính trị lỗi lạc,
người thầy xuất sắc đối với nghề dạy học. Mỗi bài văn, bài toán, bài sử,
bài địa,… đều đem đến cho học sinh một lượng kiến thức, kĩ năng nào
đó. Càng đào sâu suy nghĩ, ta càng gần đến với con đường, với phương
pháp khám phá những kiến thức, kĩ năng ấy một cách nhanh và hiệu quả
nhất. Người giáo viên đứng trước những bài dạy khó và dài thì đầu trăn
trở để tìm ra phương pháp chuyển tải kiến thức, kĩ năng ấy đến học sinh
một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Việc tìm tòi ấy đem lại sự hào hứng
cho từng tiết dạy, thắp sáng thêm ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi người
thầy.
Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan
trọng của Tiếng Việt ở trường tiểu học. Mục đích của việc dạy Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 4 đó là:
a. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số
hiểu biết sơ giản về từ và câu.
b.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các
dấu câu. Nội dung cơ bản của mục tiêu này là học sinh được học về các
kiểu câu (câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm), các dấu câu (dấu chấm
hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) và
các cách thêm trạng ngữ cho câu.
1
c. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt
văn hóa trong giao tiếp: Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức
hoạt động trên lớp, phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho
học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng
Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.
Nội dung và phương pháp dạy - học bao giờ cũng gắn bó với
nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kiến thức
về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên xã hội có thể được tiếp thu qua
lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các
em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng
như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được
hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế.
Đó chính là những lí do thôi thúc tôi tìm tòi phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để mỗi học sinh đều được
hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
2. Cơ sở thực tế.
Trong thực tế, dạy và học phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả
cao là vấn đề khó đối với cả thầy và trò. Giáo viên quen dạy theo
phương pháp cũ, áp đặt, bắt học sinh hiểu, nói, viết theo ý thầy, ít phát
huy tính sáng tạo của các em. Cách làm đó dẫn đến học sinh lơ mơ về
kiến thức, thiếu hụt về kĩ năng. Các em thiếu tự tin khi làm bài, không
biết mình làm đúng hay sai.
Với các bài tập, đa số học sinh nắm bắt yêu cầu của bài chưa đầy
đủ và chính xác nên chưa hoàn thành nội dung bài tập trong thời gian
quy định. Một số em học sinh khá giỏi hoàn thành nội dung bài tập
nhưng chất lượng bài tập cao, chưa phản ánh sức học của các em.
2
Một số kiến thức trước đây chỉ mở rộng khi bồi dưỡng học sinh
giỏi (Dùng câu hỏi vào mục đích khác) thì nay được đưa vào sách giáo
khoa giảng dạy cho học sinh đại trà. Điều này dẫn đến những khó khăn
học sinh gặp phải trong quá trình tiếp thu và khó khăn của thầy khi
giảng dạy. Thầy ngại ngần tìm phương pháp đổi mới phù hợp với mọi
đối tượng học sinh (khi trong lớp có nhiều đối tượng học sinh Trung
bình, Khá, Giỏi) mà chủ yếu chủ động dẫn dắt, phân tích các ngữ liệu
một cách sơ sài, gợi ý cho học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra
những điểm cần ghi nhớ về kiến thức một cách nhanh gọn (Đây là cách
chỉ nên làm đối với đối tượng học sinh học yếu, học sinh còn hạn chế về
Tiếng Việt).
Từ những lí do trên mà tôi băn khoăn, suy nghĩ, làm thế nào để
giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng xử lí các bài tập
của phân môn Luyện từ và câu. Dạy như thế nào để học sinh hào hứng
học tập, biến những kiến thức khô khan khó hiểu thành cụ thể, đơn giản,
phù hợp với các đối tượng học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em
có nền tảng kiến thức tốt và kĩ năng ứng dụng kiến thức về từ và câu vào
học tập và giao tiếp.
Qua được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của sở GD
- ĐT Hưng Yên, Phòng Giáo dục Văn Giang và thực tế dạy học, tôi xin
trình bày kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh lớp 4 chủ động tiếp thu
kiến thức trong một số tiết Luyện từ và câu” (Loại bài dạy lí thuyết).
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Vấn đề cần giải quyết
Trong thực tế hiện nay, giúp học sinh hiểu được lí thuyết và làm
được các bài tập (của một tiết Luyện từ và câu) trong sách giáo khoa đã
là một nhiệm vụ nặng nề. Vì vậy thầy cô cần nghiên cứu như thế nào để
tìm ra cách dạy phù hợp, vừa đảm bảo thời gian, vừa đảm bảo độ sâu
của kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh.
Trong khuôn khổ kinh nghiệm sáng kiến này, tôi xin đề cập và
giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
1. Giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới.
2. Giúp học sinh tích cực, chủ động rèn kĩ năng ở phần luyện tập.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng học các tiết Luyện từ và câu.
Vậy dạy như thế nào để thầy không áp đặt, không mớm sẵn,
không ép buộc học sinh phải thụ động tiếp thu mà các em phải chủ động
tiếp thu, tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên do thầy gợi
mở, dẫn dắt. Người thầy biết lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt
động dạy học thì có thể chắc chắn rằng, học sinh sẽ chủ động tiếp thu,
khắc phục tâm lí lo lắng, bắt buộc sang trạng thái tự tin và hứng thú.
Minh họa cho kinh nghiệm sáng kiến này, tôi xin lấy ví dụ ở ba
dạng bài (loại bài dạy lí thuyết):
+ Dùng câu hỏi vào mục đích khác (Tuần 14).
+ Dấu gạch ngang (Tuần 23).
+ Câu kể Ai là gì ? (Tuần 24).
2/ Nội dung và phương pháp giải quyết
4
Vấn đề thứ nhất: Giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức
mới.
Để học sinh chủ động tiếp nhận, giải mã và ghi nhớ kiến thức mới
tôi đã tiến hành áp dụng một số phương pháp sau đây:
* Phương pháp thứ nhất: Xác định trọng tâm kiến thức cần xây
dựng có thể nhiều người cho rằng trọng tâm kiến thức đã được các nhà
biên soạn làm sẵn cần gì phải xác định nữa. Theo tôi, như thế chưa đủ,
người thầy phải chủ động sáng tạo làm việc với sách giáo khoa, không
phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế. Có như thế chúng ta mới
xác định chuẩn xác yêu cầu của đè bài.
Ví dụ ở bài “ Dùng câu hỏi vào mục đích khác” (Tuần 14)
Mục đích yêu cầu được xác định tại sách giáo viên như sau:
1. Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
2. Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự
khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống
cụ thể.
Theo tôi, ngoài hai yêu cầu cần đạt như trên cần thiết phải bổ sung
yêu cầu thứ ba (yêu cầu này xuất phát từ việc nghiên cứu các bài tập ứng
dụng) đó là:
3. Học sinh biết xây dựng tình huống và có sử dụng câu hỏi vào mục
đích khác từ những mục đích cho trước.
Ví dụ ở bài “ Câu kể Ai là gì ?” (Tuần 24)
Mục đích yêu cầu xác định tại sách giáo viên như sau:
1. Học sinh hiểu cấu tạo tác dụng của câu kể Ai là gì ?
2. Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn
3. Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một
người hoặc một vật
5
Sau khi nghiên cứu nội dung toàn bộ bài học trong sách giáo khoa,
tôi thấy cần phải bổ xung thêm yêu cầu ở mục tiêu số 2. Đó là
2. Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và chỉ rõ câu kể đó dùng
để làm gì?
Qua đơn cử hai ví dụ trên và thực tế dạy học tôi nhận thấy: Giáo
viên xác định chính xác và đầy đủ yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ
năng ở từng bài học sẽ giúp cho công tác chuẩn bị bài và giảng bài sẽ
đầy đủ và sâu sắc hơn, tạo điều kiện để học sinh được tiếp thu kiến thức
lý thuyết và luyện tập thực hành chu đáo.
* Phương pháp thứ hai: Sắp xếp lại các lệnh của bài tập cho phù hợp
Trong sách giáo khoa, các nhà viết sách đã sắp xếp các bài tập theo
trình tự kiến thức và yêu cầu từ dễ đến khó rất phù hợp với trình độ học
sinh. Tuy nhiên, ở một số tiết, tôi thấy các bài tập ấy chưa thực sự hợp lý
và mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại. Hiệu quả đem lại rõ rệt là thời gian và
kiến thức có độ loogic hơn.
Trong bài “Dùng câu hỏi vào mục đích khác “ (Tuần 14)
Phần nhận xét có 3 bài tập, trong đó các lệnh của bài 1 và 2 như sau:
Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú bé Đất trong
truyện chú bé Đất Nung.
Bài 2: Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về
điều chưa biết không? Nếu không, chúng được làm gì?
Theo tôi, nếu thực hiện lần lượt các bài tập thì mất thì giờ hai lần
phân tích yêu cầu của bài tập, bài tập 1 học sinh đọc mà chưa có định
hướng tìm hiểu thì chỉ đơn thuần là rèn kĩ năng đọc. Đó không phải là
yêu cầu quan trọng đối với môn luyện từ và câu. Chính vì vậy, tôi đã sắp
xếp, kết hợp lệnh của hai bài tập như sau:
6
Bài 1,2: Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất
trong truyện Chú Đất Nung và cho biết các câu hỏi của ông Hòn Rầm có
dùng để hỏi điều chưa biết không? Nếu không, chúng được làm gì?
Trong bài “Dấu gạch ngang” (Tuần 23)
Phần nhận xét có hai bài tập, trong đó lệnh của các bài tập như sau:
Bài 1: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn
văn sau:
Bài 2: Theo em, trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác
dụng gì?
Như vậy, nếu theo trình tự bài tập trên học sinh sẽ phải tìm tất cả
những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong 3 đoạn văn được dùng làm
ngữ liệu sau đó quay trở lại từng đoạn để xác định trong đoạn văn đó,
dấu gạch ngang có tác dụng gì? Do đó tôi đã sắp xếp lại, kết hợp lệnh
của hai bài tập như sau:
Bài 1,2: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang(-) trong mỗi đoạn
văn sau và cho biết dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Việc sắp xếp, kết hợp lệnh ở hai tiết học trên cũng như một số tiết
khác đã đem lại một kết quả khả quan: Bài tập có trọng tâm rõ ràng,
kiến thức lôgic, tiết kiệm thời gian, đặc biệt là phù hợp với phương pháp
dạy cuốn chiếu từng phần mà tôi sẽ trình bày ở phần sau.
* Phương pháp thứ ba: Cuốn chiếu từng phần kiến thức kết hợp nêu
các ví dụ minh họa phần kiến thức ấy.
Tùy từng môn, từng bài, phương pháp dạy cuốn chiếu đều có thể áp
dụng. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: Hầu hết các tiết luyện từ và
câu (dạng bài dạy lý thuyết) đều có thể áp dụng được phương pháp này
và cho kết quả tốt.
Tôi đã áp dụng phương pháp cuốn chiếu khi giảng phần lý thuyết
của bài “ Dùng câu hỏi vào mục đích khác” (tuần 14) như sau:
7
Khai thác bài 1,2 (Phần nhận xét)
T: Trong đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú bé Đất có những
câu hỏi nào?
H : Có 3 câu hỏi:
- Sao chú mày nhát thế?
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao?
T : Những câu hỏi nào là của ông Hòn Rấm ?
H : Sao chú mày nhát thế?
- Chứ sao?
T : Cho học sinh thảo luận nhóm đôi trong 2 phút : Các câu hỏi của
ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều chưa biết không? Nếu không thì được
dùng để làm gì?
H : Các câu hỏi của ông Hòm Rấm không dùng để hỏi (học sinh hầu
như chưa trả lời được vế thứ hai của câu hỏi)
T : Vậy các câu hỏi của ông Hòm Rấm không dùng để hỏi thì dùng
để làm gì, cô trò ta cùng tìm hiểu nhé.
T : Câu hỏi của ông Hòm Rấm “Sao chú mày nhát thế?” có dùng để
hỏi về điều chưa biết không? Vì sao?
H : Câu hỏi trên không dùng để hỏi vì ông Hòm Rấm đã biết chú bé
Đất nhát.
T : Ông Hòm Rấm đã biết chú bé Đất nhát, vậy ông dùng câu hỏi để
làm gì?
H : Để chê cu Đất.
T : Trái ngược với “chê” là gì?
H : Trái ngược với “chê” là khen.
T: Em hãy đặt một câu hỏi dùng để khen nào?
H : + Sao bạn xinh thế nhỉ?
8
+ Sao bạn học giỏi thế?
+ Em bé thông minh quá nhỉ?
T : Như vậy, ta có thể dùng câu hỏi để làm gì?
H : Ta có thể dùng câu hỏi để tỏ thái độ khen, chê.
T : Chốt ý cần ghi nhớ thứ nhất :
1. Thái độ khen, chê.
T : Câu hỏi “Chứ sao? ” Không dùng để hỏi mà để làm gì?
H : Câu hỏi “chứ sao? ” dùng để khẳng định đất có thể nung trong
lửa.
T : Các em ạ, trái ngược với những khẳng định là phủ định.
Ví dụ : Muốn phủ định lời khẳng định của ông Hòm Rấm ta có thể
đặt câu hỏi : “ Đất làm sao mà nung được trong lửa cơ chứ ?”
T : Vậy câu hỏi còn dùng để làm gì?
H : Dùng để khẳng định, phủ định.
T : Chốt ý cần ghi nhớ thứ hai.
2. Sự khẳng định, phủ định.
T: Câu hỏi còn có tác dụng gì nữa, cô trò ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở bài
tập số 3.
Bài 3 : Trong Nhà văn hoá, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về
bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói
nhỏ hơn không?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?
T : Yêu cầu học sinh nhắc lại câu nói của người bên cạnh ( 1-> 2
em).
T : Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?
H : Bác bên cạnh yêu cầu chúng em nói nhỏ hơn để khỏi ảnh hưởng
đến người khác.
T : Như vậy câu hỏi còn dùng để thể hiện yêu cầu, mong muốn, đề
nghị (T chốt ý thứ ba của ghi nhớ).
9
T : Em hãy đặt một câu hỏi để yêu cầu bạn cho em mượn cuốn
truyện (hoặc thể hiện yêu cầu, mong muốn nào đó).
H : + Bạn có thể cho tớ mượn cuốn truyện này được không?
+ Bạn có thể giảng giúp tớ bài toán này có được không?
T : Qua 3 bài tập chúng ta vừa phân tích, các em hãy cho biết, ngoài
tác dụng dùng để hỏi những điều chưa biết câu hỏi còn dùng để làm gì?
H : Câu hỏi còn dùng để :
- Tỏ thái độ khen, chê.
- Thể hiện sự khẳng định, phủ định.
- Bày tỏ yêu cầu, mong muốn…
T : Chốt lại toàn bộ 3 ý trên và đó chính là ghi nhớ của bài.
Đối với bài “Dấu gạch ngang” (tuần 23) tôi đã áp dụng phương pháp
cuốn chiếu khi dạy phần lý thuyết như sau:
Sau khi đã cùng học sinh phân tích các yêu cầu của bài tập 1,2 (lệnh
đã được sắp xếp lại), tôi đã tiến hành các bước cụ thể :
T : Gọi H đọc đoạn văn a (2 em).
T : Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang trong đoạn văn a.
H : Có hai câu:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
T : Hãy quan sát đoạn văn a và cho biết các dấu gạch ngang được
đặt ở vị trí nào?
H : Đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch ngang đầu dòng.
T : Đoạn văn a là đoạn văn đối thoại, vậy dấu gạch ngang trong đoạn
văn a có tác dụng gì?
H : Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của ông khách và
cậu bé.
T : Tại sao em biết?
10
H : Vì sau dấu hai chấm có gạch ngang đầu dòng dẫn lời nói trực
tiếp của ông khách và cậu bé.
T kết luận : Thông thường trong văn đối thoại, dấu gạch ngang được
dùng kết hợp với dấu hai chấm để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân
vật (ý thứ nhất của ghi nhớ).
T : Em hãy nêu ví dụ một tình huống có sử dụng dấu gạch ngang để
đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại:
H 1 : Em gặp cô giáo trên đường đi học. Em chào:
- Em chào cô ạ !
H 2 : Em hỏi Lan :
- Lan ơi, bạn làm bài xong chưa?
Lan trả lời :
- Tớ làm sắp xong rồi.
Riêng đối với các ví dụ ở tiết học này, nhất thiết giáo viên hoặc học
sinh phải viết lên bảng (ít nhất mỗi loại một ví dụ) để học sinh cả lớp tri
giác, nhận biết cách nói đi đôi với cách viết. Điều này sẽ tránh được tình
trạng học sinh hiểu bài, nêu ví dụ đúng như khi viết vào bài thì sai ngữ
pháp.
T : Cho học sinh đọc đoạn văn b (1 -> 2 em).
T : Tìm câu có chứa dấu gạch ngang trong đoạn văn b.
H : Cái đuôi dài – bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng
để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Để tìm hiểu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu văn trên tôi thấy
nếu để các em suy nghĩ thông thường hay hoạt động nhóm thì sẽ không
đạt được kết quả mong muốn vì câu hỏi này rất khó, học sinh không dựa
được vào dấu hiệu ngữ pháp để phát hiện như trường hợp đoạn.
Chính vì vậy tôi đưa ra một bài tập trắc nghiệm làm dễ hoá yêu cầu
của bài tập như sau:
11
Dấu gạch ngang trong câu văn trên có tác dụng gì? Hãy đánh dấu x
vào ô trống trước ý em cho là đúng:
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của con cá sấu.
Đánh dấu phần tả cái đuôi con cá sấu.
Đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong
câu văn.
Sau khi học sinh nêu lựa chọn của mình, giáo viên bổ sung và kết
luận ý thứ hai của ghi nhớ:
Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu.
T : Em hãy đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu phần
chú thích.
H 1 : Cái Bống – em gái của em – rất thích chơi búp bê.
H 2 : Bạn Trang – lớp trưởng lớp em – hát rất hay.
T : Yêu cầu H đọc thầm đoạn văn c và tìm những câu văn có sử
dụng dấu gạch ngang.
H : Có 4 câu sau:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc
đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không
quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay
của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong
làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
T : Em hãy quan sát và nhận xét về vị trí, cách trình bày các dấu
gạch ngang ở đoạn văn c so với đoạn văn a.
H : Vị trí, cách trình bày các dấu gạch ngang ở 2 đoạn a và c là
giống nhau.
12
T : Hình thức trình bày giống đoạn a, vậy đoạn văn c có phải là văn
đối thoại không? Vì sao?
H : Đoạn văn c không phải là văn đối thoại vì không có nhân vật
tham gia đối thoại.
T : Vậy dấu gạch ngang trong đoạn văn c có tác dụng gì ? (học sinh
thảo luận cặp đôi trong thời gian 1 phút).
H : Liệt kê các biện pháp bảo quản quạt điện được bền.
T : Thường thường, trong đoạn văn liệt kê phải có ít nhất 2 ý cần liệt
kê (có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng).
T : Em hãy nêu ví dụ về một đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang
để liệt kê các ý:
HS1 : Lớp 4A có:
- 16 bạn trai.
- 14 bạn gái.
HS 2 : Lá cây có 3 chức năng:
- Quang hợp.
- Hô hấp.
- Thoát hơi nước.
T : Vậy dấu gạch ngang trong đoạn văn c dùng để làm gì?
H : Để đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
T chốt ý cần ghi nhớ thứ ba : Dấu gạch ngang đánh dấu các ý trong
một đoạn liệt kê.
T : Qua hai bài tập vừa tìm hiểu, chúng ta thấy dấu gạch ngang có
những tác dụng gì ?
H : Nêu ba tác dụng của dấu gạch ngang.
T : Chốt lại ghi nhớ.
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
13
2. Phần chú thích trong câu.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
T nhấn mạnh để học sinh hiểu và ghi nhớ cách xác định tác dụng của
dấu gạch ngang trong một đoạn văn. (Đây là việc làm rất quan trọng
nhằm hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các bài tập liên quan
đến dấu gạch ngang).
1, Dấu gạch ngang dùng kết hợp với dấu hai chấm và đứng ở đầu
dòng thì có 1 trong 2 tác dụng sau:
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
2, Dấu gạch ngang ở giữa câu thì có tác dụng là đánh dấu phần chú
thích trong câu (chú ý không nhầm với dấu gạch ngang dùng nối các bộ
phận trong tên riêng và tên địa lý nước ngoài).
Như vậy, với các phương pháp đã áp dụng ở phần thứ nhất tôi nhận
thấy, học sinh xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài, các hoạt động
cá nhân, hoạt động nhóm diễn ra hiệu quả, tiết kiệm thời gian và đặc biệt
là học sinh tự phát hiện được kiến thức mới cần ghi nhớ và ứng dụng
ngay để nêu được các ví dụ minh hoạ. Điều này là khác hẳn so với kết
quả dạy học thông thường, khai thác các bài tập theo thứ tự, sau khi rút
ra ghi nhớ mới nêu ví dụ minh hoạ do sách giáo viên và sách thiết kế gợi
ý. Tôi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 4 A (có 30 học sinh).
Cách 1 : Áp dụng trình tự dạy thông thường như sách giáo viên và
sách thiết kế hướng dẫn.
Cách 2 : Vận dụng kinh nghiệm sáng kiến này và thu được kết qủa
như sau:
Cách
1 2
SL % SL %
Không hiểu bài 6 20 0 0
Hiểu lơ mơ không nêu 14 47 5 17
14
được VD minh hoạ
Hiểu sâu, nêu được VD
minh hoạ đúng
10 33 25 83
Riêng về thời gian thông thường dành cho phần lý thuyết của phần
môn luyện từ và câu trong 1 tiết thường là 15 – 20 phút tuỳ theo độ khó
dễ của từng bài. Dạy theo cách 1 thường là thiếu thời gian, ảnh hưởng
đến thời lượng dành cho luyện tập.
Dạy theo cách 2 tôi có thể khẳng định rằng vừa đảm bảo thời gian
quy định, vừa có thời gian luyện tập thoả đáng, học sinh nắm kiến thức
tốt và được rèn kỹ năng nhiều.
Vấn đề thứ 2 : Giúp học sinh chủ động rèn luyện kỹ năng ở phần
luyện tập.
Nếu như ở phần lý thuyết, việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh chủ
động tiếp thu phần kiến thức mới là vô cùng quan trọng thì ở phần luyện
tập, việc hình thành và rèn kỹ năng làm bài tập cho học sinh được đặt
lên hàng đầu giúp học sinh chủ động làm bài tập là chuẩn bị cho các em
một tâm thế say mê, sẵn sàng khám phá các bài tập khó. Điều này làm
tốt từ các lớp đầu cấp sẽ giúp cho các em rất nhiều khi học lên các lớp
cao hơn.Tuy nhiên học sinh tiểu học vẫn vô cùng cần thiết những lời
giảng giải, những cách làm bài, những tâm huyết mà người thầy dành
cho các em. Do đó tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp sau.
* Phương pháp thứ nhất: Khai thác yêu cầu của đề bài ra rút ra cách
làm:
Trong tiết “Dùng câu hỏi vào mục đích khác” (Tuần 14)
Bài 1: Các câu hỏi sau đây được dùng làm gì?
15
a/ Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị
ấy cười cho đây này.”
b/ Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm
phiền lòng cô như vậy ?”
c/ Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
d/ Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có
thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”
T: Bài tập yêu cầu làm gì?
H: Tìm xem các câu hỏi trong mỗi tình huống được dùng để làm gì?
T: Muốn xác định được các câu hỏi dùng để làm gì, em cần làm
những gì?
H: Em cần làm hai bước:
Bước 1: Đọc tình huống, tìm ra câu hỏi.
Bước 2: Xác định mục đích của câu hỏi đó.
T: Làm thế nào để nhanh chóng tìm ra câu hỏi?
H: Dựa nào dấu vào hỏi ở cuối câu và những từ nghi vấn trong câu.
T: Muốn xác định được mục đích câu hỏi, em nhất thiết phải đặt câu
hỏi ở trong văn cảnh cụ thể. Để giúp các em làm tốt bài tập 1, cô có
phiếu bài tập
Tình huống Câu hỏi Của ai Mục đích của câu hỏi
T giải thích rõ ràng 3 cột của phiếu bài tập trên và hướng dẫn làm
mẫu ý a.
T: Ở tình huống a, câu hỏi là gì?
H: Có nín đi không?
T: Câu hỏi này là của ai?
16
H: Câu hỏi của mẹ (nói với con)
T: Mục đích câu hỏi đó là gì?
H: Mẹ yêu cầu con nín khóc.
Như vậy,với việc hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài và rút ra cách
làm một cách khoa học kết hợp làm mẫu một phần của bài tập, học sinh
đã chủ động, tự tin và làm chính xác các phần còn lại của bài tập.
Sau khi cùng học sinh đến với đáp án chính xác của bài tập, giáo
viên chốt lại những điều cần lưu ý: Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý khác
nhau. Trong khi nói hay viết, các em nên sử dụng câu hỏi linh hoạt để
lời nói, câu văn thêm sinh động, lôi cuốn người nghe, người đọc.
Bài tập 2: Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a/ Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú
nghe cô Hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy
dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: Chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói
chuyện.
b/ Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
c/ Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà
em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?
d/ Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là
thích nhất”. Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn”. Em hãy dùng hình
thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình.
T: Gọi H đọc tình huống a.
T: Tình huống a yêu cầu các em làm gì?
H: Dùng câu hỏi để nói với bạn chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói
chuyện.
T: Mục đích câu hỏi em cần đặt là gì?
H: Yêu cầu bạn thôi nói chuyện, chờ xong giờ chào sẽ nói chuyện.
17
T: Em đặt câu hỏi ra sao để đạt được mục đích ấy?
H1: Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt dưới cờ, chúng mình cùng nói
chuyện được không?
H2: Bạn có thể chờ hết giờ chào cờ, mình với bạn cùng nói chuyện
được chứ?
T: Như vậy, muốn đặt được câu hỏi phù hợp với tình huống cho
trước em cần làm gì?
H: Cần thực hiện hai bước.
Bước 1: Đọc tình huống để xác định đúng mục đích câu hỏi.
Bước 2: Đặt câu hỏi.
T chốt lại ý học sinh cần nhớ để ứng dụng làm bài: Khi đặt câu hỏi
vào mục đích khác, em vẫn phải đảm bảo hình thức của một câu hỏi là
có dấu hỏi ở cuối câu, có từ nghi vấn. Đặc biệt, nội dung câu hỏi phải
phù hợp với mục đích hỏi.
Các tình huống còn lại (b,c,d) giáo viên giáo cho học sinh thảo luận
theo nhóm bàn: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong 2 phút.
T: Cho học sinh các nhóm phát biểu hoặc lên bảng viết hệ thông lại
toàn bộ bài tập 2.
Bài tập 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để?
a/Tỏ thái độ khen, chê.
b/Khẳng định, phủ định.
c/Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
Bài tập 3 so với bài tập 2 khó hơn hẳn. Để nểu được tình huống, để
nêu được tình huống, bài đã cho trước mục đích. Từ mục đích này, các
em nghĩ ra tình huống có sử dụng câu hỏi để đạt được múc đích đã cho.
Chính vì vậy, bài tập là bài tập tổng hợp toàn bộ kiến thức của tiết học.
Đối với một bài tập khó như vậy, giáo viên cần có những dẫn dắt, gợi ý
để cho học sinh hoàn thành tốt yêu cầu của bài tập.
18
Đối với yêu cầu a) Tỏ thái độ khen, chê.
T: Khi nào chúng ta dùng lời khen?
H: Khi con người, sự vật,sự việc, hành động tốt, đáng khen.
T: Khi nào chúng ta dùng lời chê?
H: Khi con người sự vật, sự việc, hành động, không tốt, đáng chê.
T: Em hãy nhớ lại trong thực tế, có những tình huống nào em đã
dùng lời khen, lời chê sắp xếp lại và sử dụng câu hỏi để tỏ thái độ khen,
chê nhé?
H: Các tình huống tỏ thái độ khen:
H1: Em gái em rất ngoan, lễ phép và giúp mẹ làm việc nhà. Em khen
bé: “Sao em ngoan thế nhỉ?”
H2: Bạn Mai ngồi cạnh em chữ viết rất đẹp. Em khen bạn: “Sao bạn
viết đẹp thế nhỉ?”
H3: Bầu trời mùa thu xanh trong, cao vút. Một vài đám mây trắng
đang bồng bềnh trôi. Em thốt lên lời khen: “Sao hôm nay trời đẹp thế
nhỉ?”
* Các tình huống tỏ thái độ trên:
H1: Bạn Tuấn lớp em hay xé vở lấy giấy gấp máy bay. Em trách
bạn: “Sao bạn lãng phí thế nhỉ?”
H2: Vì bài tập rất khó nên tôi cho học sinh thảo luận nhóm bàn trong
3 phút. Dãy ngoài ý b. Dãy trong ý c
Sau khi các nhóm trình bày, T cho H cả lớp tham gia nhận xét, bổ
sung, thống nhất đáp án đúng. Trong tiết “Dấu gạch ngang” (Tuần 23)
Bài tập 2: Viết đoạn văn kể lại 1 cuộc nói chuyện giữa bố (hoặc mẹ)
với em về tình hình học tập của em trong tuần qua trong đó có dùng dấu
gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
T: Bài yêu cầu làm gì?
19
H: Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ em với
em. (đoạn văn đối thoại)
T: Nội dung cuộc nói chuyện là gì?
H: Nói về tình hình học tập của em trong tuần qua.
T: Bài tập yêu cầu sử dụng dấu gạch ngang với những tác dụng nào?
H: Dấu gạch ngang để:
- Đánh dấu câu đối thoại
- Đánh dấu phần chú thích.
T: Đoạn văn cần viết có mấy nhân vật tham gia đối thoại?
H: Hai nhân vật
T: Ngoài bố hoặc mẹ và em tham gia trò chuyện chính còn có thể có
thêm người khác tham gia cũng không sao.
T: Em sẽ nói gì với bố hoặc mẹ?
H1: Em khoe với bố về kết quả học tập tốt của mình.
H2: Em kể với mẹ về lỗi em vừa mắc trong học tập.
T: Bố hoặc mẹ sẽ nói gì với em?
H1: Bố em sẽ khen ngợi em.
H2: Mẹ em sẽ nhắc nhở, động viên em cố gắng vươn lên. Từ những
gợi ý trên và kiến thức vừa học, tôi yêu cầu 2 em lên bảng làm bài, các
em còn lại làm bài vào vở. Chất lượng bài tập các em làm đạt loại khá
trở lên. Bài tập khó nhưng có phương pháp hợp lý thì học sinh sẽ tiếp
thu tốt, rèn kỹ năng tốt.
Trong tiết “Câu kể Ai là gì?” (Tuần 24)
Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em
(hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)
T: Bài yêu cầu làm gì?
H:Yêu cầu giới thiệu về bạn và người thân của em.
T: Chúng ta sử dụng mẫu câu nào để giới thiệu?
20
H: Dùng mẫu câu kể Ai là gì? để giới thiệu.
T: Em chọn giới thiệu về các bạn hay người thân?
H: Nêu theo ý tự chọn.
T: Nếu em chọn về giới thiệu về các bạn trong lớp thì em cần làm
những gì?
Bước 1: Tưởng tượng em giới thiệu về các bạn lớp em với các bạn
lớp khác.
Bước 2: Sử dụng mẫu câu Ai là gì? để giới thiệu về từng bạn (giới
thiệu tên bạn, sở thích hay đặc điểm nổi bật của bạn hoặc nêu nên nhận
định của em về bạn).
Tôi lưu ý học sinh: Nếu em chọn giới thiệu về gia đình mình với các
bạn khác cách làm tương tự như trên. Em có thể sử dụng ảnh để giới
thiệu về từng người cho thêm cụ thể sinh động.
Theo gợi ý của Sách giáo viên và Sách thiết kế thì cho học sinh thảo
luận, cùng nhau giới thiệu về gia đình mình mà không có hướng dẫn cụ
thể từng bước như tôi đã trình bày ở trên nên kết quả học sinh thực hiện
bài tập rất hạn chế, còn thực hiện dẫn dắt, gợi ý theo các bước cụ thể tôi
đã áp dụng và trình bày trong kinh nghiệm sáng tạo này, học sinh không
những không biết giới thiệu về các bạn hoặc người thân của các em với
người khác mà câu văn dùng đúng mẫu yêu cầu, ngữ pháp tương đối
chuẩn, lời lẽ sinh động và phản ánh đúng trình độ và khả năng tiếp thu
của từng em. Tiến hành dạy đối chứng nhiều tiết Luyện từ và câu theo 2
cách tại lớp 4A (có 30 học sinh)
Cách 1: Dạy theo trình tự gợi ý của sách giáo viên, sách thiết kế
Cách 2: Có phân tích gợi mở, chốt lại các bước cần làm của từng bài
tập (áp dụng kinh nghiệm sáng kiến này) tôi thu được kết quả như sau:
21
Cách
Khả năng làm bài
Cách 1 Cách 2
SL % SL %
Không làm được bài 2 7 0 0
Làm không hết yêu
cầu, chất lượng hạn
chế
23 76 12 40
Làm tốt 5 17 18 60
* Phương pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh cách nhận xét đúng,
trúng và góp phần nâng cao chất lượng làm bài tập.
Hướng dẫn học sinh làm đúng, đủ các bài tập là một việc quan trọng.
Nhưng tôi cho rằng hướng dẫn học sinh biết nhận xét đúng và trúng là
việc quan trọng không kém. Việc nhận xét đúng, trúng góp phần khắc
sâu kiến thức, làm các em ghi nhớ lâu, giúp các em sửa được lỗi cho
bạn, cho mình hay học tập ở bạn cách viết đúng, lời văn hay, khả năng
sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật làm cho chất lượng học Tiếng
Việt ngày một nâng cao. Chính vì vậy tôi rất coi trọng việc chấm, chữa
bài tập cho học sinh, làm cho học sinh biết đánh giá khả năng của bạn
cũng như của mình.
Trong tiết “Dùng câu hỏi vào mục đích khác” (Tuần 14)
Bài tập 3:
Sau khi giáo viên và học sinh đã giải quyết xong yêu cầu a-rút ra
cách làm bài, học sinh được chia nhóm để thảo luận tiếp các yêu cầu b, c
T gọi học sinh trình bày tình huống b)
b, khẳng định, phủ định.
H1: Bạn Hồng bảo: “Ăn táo là ngon nhất”. Hoa cho rằng: “Ăn xoài
thích hơn”. Em nêu ý kiến của mình: “Ăn lê cũng ngon đấy chứ?”
22
H2: Em thích bóng đá, Nam thích cờ vua. Nam bảo em: “Chơi bóng
đá để đen da à?”
Để giúp học sinh nhận xét đúng, trúng và kiểm tra khả năng chú
ý lắng nghe của các em. Tôi yêu cầu học sinh nhận xét theo các ý cụ thể:
- Hãy nêu lại tình huống bạn trình bày (ý này chỉ áp dụng đối với
nhũng em lơ đãng, thiếu tập trung chú ý trong giờ)
- Bạn đã dùng câu hỏi nào?
- Câu hỏi ấy có tác dụng gì? Có đúng với mục đích cho trước
không?
Trong tiết “Dấu gạch ngang”(Tuần 23)
Bài tập 2: Sau khi đã hướng chi tiết tỉ mỉ và dành cho các em 5 phút
để viết đoạn văn, tôi tiến hành cho học sinh quan sát, chữa bài một cách
chi tiết theo địh hướng. Tất nhiên, những ưu điểm hay khuyết điểm khi
sử dụng dấu gạch ngang trong văn viết được chú ý nhiều hơn những lỗi
khác.
H1: Cuối tuần, như thường lệ, mẹ em hỏi em:
- Con gái mẹ tuần này học hành thế nào?
Tôi nhìn mẹ vui vẻ đáp:
- Con được ba điểm 10, hai điểm 9 mẹ ạ.
- Chà, con gái mẹ tiến bộ quá - mẹ em sung sướng thốt lên.
H2: Tối thứ bảy,cả nhà tụ tập bên bàn uống nước. Cu Bi-em trai em-
chăm chú xem phim hoạt hình. Bố em hỏi:
- Tuần này con học hành ra sao?
- Thưa bố, con được hai điểm 9 toán và một điểm 5 văn ạ.
- Con phải cố gắng nhiều về môn văn, con nhé!
Tôi đã yêu cầu học sinh, nhận xết theo các gợi ý sau:
- Đoạn văn đối thoại của bạn có mấy nhân vật tham gia? Có đúng
yêu cầu của đề không?
23
- Hãy đọc câu văn bạn sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ
bắt đầu lời nói của nhân vật.
- Bạn hãy dùng dấu gạch ngang để đánh dấu phần chú thích trong
câu văn nào?
Ngoài ra, đối với dẫn chứng bài viết của H2 nếu học sinh không phát
hiện ra lỗi dùng từ sai “tụ tập” thì thầy sẽ chỉ ra và yêu cầu học sinh tìm
từ khác thay thế cho phù hợp hơn (thay từ “tụ tập”bằng từ “quây quần”)
Như vậy học sinh biết nhận xét đúng và trúng bài của bạn, (tức là
“biết người”) vận dụng cách đánh giá đó để tự đánh giá được bài tập của
mình đạt ở mức độ nào, so với bạn thì trội hơn hay chưa bằng bạn để rút
kinh nghiệm (chính là “biết mình”). Và khi các em đã “biết người”, biết
mình” thì việc học tập của các em ngày một tiến bộ hơn. Hầu như tất cả
cách nhận xét, chữa bài, nâng cao trình độ của học sinh đều do giáo viên
chủ động chứ không có sách nào viết sẵn để áp dụng. Chính vì vậy giáo
viên chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp và ứng xử linh hoạt trong từng tình
huống cụ thể vô cùng cần thiết.
Vấn đề thứ ba: Phát triển và nâng cao chất lượng học các tiết Luyện
từ và câu.
* Phương pháp thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin trong
soạn giảng (sử dụng phần mềm power point). Công nghệ thông tin đóng
vai trò rất lớn trong thành công của mỗi tiết dạy. Các bước chuẩn bị,
thiết kế bài giảng đã chu đáo, sẵn sàng thì công nghệ thông tin sẽ giúp
cho bài giảng ấy sinh động, tiết kiệm thì giờ hơn nhiều so với phương
pháp thông thường (sử dụng biểu bảng, tranh ảnh cắt, dán…).
Ví dụ khi xây dựng kiến thức mới, từng ví dụ được đưa lên màn
hình, học sinh phát hiện đến đâu, câu văn được gạch chân (hoặc đổi màu
chữ đến đó)
24
Ví dụ: T yêu cầu học sinh phát hiện câu văn có sử dụng dấu gạch
ngang trong đoạn văn b.
Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc
chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài-bộ phận khỏe nhất của
con vật kinh khủng dùng để tấn công-đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Học sinh phát hiện câu văn thì hiệu ứng phần mềm sẽ giúp câu văn
đổi màu. (dễ gây tập trung chú ý và hứng thú cho học sinh)
Các phần chốt ý ở từng phần cũng được đưa lên màn hình và sau khi
được tổng hợp lại ra ghi nhớ (cách làm vừa sinh động vừa tiết kiệm thì
giờ)
Tuy nhiên, muốn sử dụng phần mềm để dạy học hiệu quả thì cần có
nhận thức rằng: Công nghệ chỉ giúp ta chuyển tải các ý tưởng chứ không
thể thay thế được người thầy, không làm cho bài giảng tự nhiên hay.
Quan trọng nhất là giáo viên phải có thiết kế phù hợp với từng bài và
vốn kiến thức, khả năng sư phạm tốt thì công nghệ thông tin sẽ giúp bài
giảng thăng hoa. Trước khi soạn bài vào máy tính thì toàn bộ nội dung
và phương pháp của bài giảng đã được hình dung trước, phần nào ra
trước phần nào chốt ý… đều được tính toán trước thì phần mềm mới
thực sự phát huy hiệu quả. Giáo viên càng làm nhiều làm thường xuyên
thì sử dụng công nghệ thông tin càng thành thạo và sáng tạo.
* Phương pháp thứ hai: Biên soạn một số bài tập rèn luyện kĩ
năng và nâng cao kiến thức.
Trên thực tế các bài tập ở sách giáo khoa mới đạt được mức độ kiến
thức tối thiểu. Chính vì vậy cần có một hệ thống các bài tập thú vị, thiết
thực với các em để các em có áp dụng linh hoạt những kiến thức đã có
vào thực tế cuộc sống sao cho đạt hiệu quả cao là vô cùng cần thiết.
Có nhiều cách để làm tăng độ thú vị của bài tập. Dưới đây là một số
cách cơ bản làm tăng độ thú vị của bài tập:
25