Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 5 viết tốt đoạn mở bài và kết bài trong văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.32 KB, 17 trang )

I. Tên đề tài:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5A VIẾT TỐT CÁC KIỂU MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN TẢ CẢNH
II. Đặt vấn đề:
Việc giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay theo khuynh hướng giao tiếp, giúp trẻ
động não suy nghĩ thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên đưa ra là mục tiêu được Đảng và
Nhà nước hết sức coi trọng. Nó còn là nhu cầu của phụ huynh, của học sinh và đặc biệt là
những người làm công tác giáo dục. Để đạt mục tiêu đó, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều
thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chọn lọc các phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Từ những suy nghĩ đó, kết hợp đọc sách tham khảo,
say mê với phân môn tập làm văn, bản thân tôi dần phát hiện một số kiểu viết mở bài, kết bài
khác nhau trong bài văn tả cảnh.
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
1
III. Cơ sở lí luận:
Môn tập làm văn là một trong các môn khó đối với cả người dạy và người học. Phân
môn tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Học sinh lớp 5 được dạy các kĩ
năng về kể chuyện, miêu tả người, cảnh vật. Bên cạnh đó, học sinh còn được rèn kĩ năng
thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê và nâng cao các kĩ năng viết thư, điền vào giấy
tờ in sẵn đã hình thành từ các lớp dưới. Trong đó, văn tả cảnh chiếm thời lượng rất nhiều so
với quỹ thời gian ( gồm 14 tiết, từ tuần 1 – tuần 11), làm cơ sở ban đầu để các em học tốt
phân môn tập làm văn ở lớp 5. Vì đây là thể loại mới nên giáo viên gặp không ít khó khăn,
trăn trở khi hướng dẫn. Để bài viết của các em đạt hiệu quả cao đòi hỏi cả người dạy và
người học hiểu được khái niệm, cấu tạo của từng phần trong dàn bài văn miêu tả. Trong đó,
phần mở bài và kết bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh vào đề và kết
thúc vấn đề một cách nhẹ nhàng, tạo ấn tượng cho người đọc. .
Xuất phát từ những yếu tố vừa nêu trên, tôi đưa ra một số kiểu viết mở bài (kết bài) trong
bài văn tả cảnh.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình dạy phân môn tập làm văn lớp 5, đặc biệt là ở các bài: Luyện tập tả cảnh


( dựng đoạn mở bài, kết bài ), nhiều học sinh gặp lúng túng khi phân biệt các mở bài mẫu
SGK đưa ra như: bài tập 1 trang 83 (SGK tập 1) trường hợp nào là mở bài trực tiếp, trường
hợp nào là mở bài gián tiếp ; hoặc kết bài mẫu SGK đưa ra như bài tập 2 trang 84 (SGK tập
1), trường hợp nào là kết bài mở rộng, trường hợp nào là kết bài không mở rộng ; hoặc khi
giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn mở bài ( hoặc kết bài ) với đề bài cho trước theo hai
cách khác nhau thì các em không thể trình bày được.
Qua thực tế dạy học, trao đổi với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy thật vất
vả cho cả giáo viên và học sinh khi dạy, học với bài dạng này. Chỉ có một số ít học sinh có
tính sáng tạo biết cách viết khi dựa vào các mở bài ( hoặc kết bài ) mẫu trong sách giáo khoa
để viết theo cách của riêng mình. Còn lại phần lớn các em phải dựa dẫm, lấy nguyên ý của
giáo viên để viết sao cho cố hoàn thành xong yêu cầu của bài tập đề ra mà chưa hiểu rõ làm
thế nào để viết cho đủ ý, cho hay.
V. Nội dung nghiên cứu:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
2
Từ những thực trạng trên đã thúc đẩy tôi chọn và viết đề tài này, nhằm giúp học sinh vừa
có tính khái quát hóa vấn đề, vừa hình thành cho học sinh kĩ năng viết tốt các kiểu mở bài
(kết hài) thông qua việc cung cấp, hình thành cho các em các khái niệm, cấu tạo, hình thức
và cách viết các kiểu mở bài (kết hài) khác nhau như sau:
A. Mở bài:
I. Khái niệm:
- Mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đối với người đọc, gây cho người đọc cảm giác,
ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
- Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ
tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt đúng như câu tục ngữ: “
Đầu xuôi đuôi lọt.”
II. Cấu tạo của mở bài:
Cấu tạo mở bài
Nội dung Hình thức

Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp
- Dung lượng và độ dài của mở bài
phải cân xứng với thân bài, kết bài.
- Nên viết ngắn gọn, khéo léo có sức
thu hút, gợi hứng thú.
- Tránh nói vòng vèo mà không vào
được vấn đề.
- Tránh viết lan man, không ăn khớp
với các phần sau.
- Tránh viết dài dòng, cầu kỳ làm phân
tán sự chú ý.
- Giới thiệu vấn
đề: Đây là trọng
tâm của mở bài
có nhiệm vụ tạo
nên tình huống có
vấn đề mà ta sẽ
giải quyết trong
phần thân bài.
Gồm có 2 phần:
1. Gợi mở vào đề: Bằng cách
đưa ra một mẫu chuyện, một
so sánh, một liên tưởng, một
âm thanh, một lí do đưa đến
bài viết ….
2. Giới thiệu vấn đề:
a, Giới thiệu nội dung vấn
đề.
b, Xác định giới hạn vấn đề.


III. Mở bài trực tiếp:
+ Ưu điểm:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
3
- Giới thiệu thẳng với người đọc cảnh sẽ miêu tả.
- Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với những bài viết
ngắn.
+ Hạn chế:
- Nếu không khéo thì sẽ khô khan, ít hấp dẫn.
Ví dụ:
Đề: Em hãy tả ngôi trường của em.
Với đề bài như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề để xác định được các yếu
tố cần nêu ở mở bài thông qua các câu hỏi gợi mở, như sau:
- Đối tượng miêu tả là gì? (Trường em (1)
- Ở đâu? ( ở gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2)
- Lúc nào: (Cách nay khoảng ba mươi năm (3))
Với các yếu tố (1) ; (2) ; (3) ở mở bài vừa phân tích giáo viên có thể gợi mở để học sinh tự
viết 6 kiểu mở bài trực tiếp: 123 ; 132 ; 213 ; 231 ; 312 ; 321 như sau:
Ví dụ: Gợi ý một số cách viết mở bài trực tiếp.
+ Kiểu 123:
Trường em (1) là trường tiểu học tiên tiến xuất sắc của huyện. Trường nằm sát trụ sở
ủy ban nhân dân xã (2) và đã được xây dựng cách nay khoảng ba mươi năm (3).
+Kiểu 132:
Trường em (1) là trường tiểu học tiên tiến xuất sắc của huyện. Cách nay khoảng ba
mươi năm (3) trường được xây dựng ở một vị trí nằm gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2).
+ Kiểu 213:
Ở gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2) có một ngôi trường tiểu học tiên tiến xuất sắc của
huyện. Đó chính là ngôi trường của em (1), đã được xây dựng cách nay khoảng ba mươi
năm (3).

+ Kiểu 231:
Ở gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2) có một ngôi trường tiểu học tiên tiến xuất sắc của
huyện. Trường được xây dựng cách nay khoảng ba mươi năm (3). Đó chính là ngôi
trường của em (1).
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
4
+ Kiểu 312:
Trước ngày giải phóng, cách nay khoảng ba mươi năm (3) có một trường tiểu học tiên
tiến xuất sắc của huyện đã được xây dựng. Đó chính là ngôi trường của em (1) nằm gần
trụ sở ủy ban nhân dân xã (2).
+ Kiểu 321:
Trước ngày giải phóng, cách nay khoảng ba mươi năm (3) có một trường tiểu học
tiên tiến xuất sắc của huyện đã được xây dựng gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2). Đó
chính là ngôi trường của em (1).
Lưu ý:
+ Với đề bài ở trên ( không giới hạn đối tượng miêu tả) thì học sinh có thể tự do chọn:
* Ở đâu: Ở ngay sát đường quốc lộ, ; Ở cạnh trường mẫu giáo ; ,,,,,,,
* Lúc nào: Vừa mới vừa khánh thành ; Lúc đất nước thống nhất
* Thời điểm miêu tả: Trước buổi học ; Trong giờ chơi ; Lúc tan trường ; …
Ví dụ:
a, Ngôi trường của chúng em được xây dựng trên một khu đất rộng cạnh trụ sở ủy ban nhân
dân xã cách nay khoảng ba mươi năm.
b, Ở trường em, cứ sau tiết hai mỗi buổi học là đến giờ ra chơi. Một hồi trống vang lên,
dõng dạc mà vui vẻ giục giã chúng em mau ra …. nô đùa chạy nhảy.
c, Chiều nào cũng vậy, đồng hồ vừa chỉ năm giờ kém mười lăm, một hồi trống dài vang lên
báo hiệu giờ tan học ở trường em.
IV. Mở bài gián tiếp:
+ Đặc điểm: Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra: một
âm thanh ; một câu nói ; một liên tưởng ; một so sánh ; một đoạn đối thoại ; một mẫu chuyện

; một lí do đưa đến bài viết ; ….
+ Ưu điểm: Nếu viết khéo, mở bài sẽ rất sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho
người đọc.
+ Hạn chế: Nếu viết không khéo, mở bài sẽ lan man, vòng vèo, làm phân tán sự chú ý của
người đọc.
Ví dụ:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
5
Đề: Em hãy tả ngôi trường của em.
Với đề bài như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề để xác định được các yếu tố
cần nêu ở mở bài thông qua các câu hỏi gợi mở, như sau:
- Đối tượng miêu tả là cảnh gì? Trường em (1)
- Ở đâu? ở gần trụ sở ủy ban nhân dân xã (2)
- Lúc nào? Cách nay khoảng ba mươi năm (3)
Lưu ý: Khi viết mở bài kiểu mở bài gián tiếp giáo viên lưu ý học sinh phần phân tích đề chỉ
cần nêu đối tượng miêu tả là Trường em (1) và ấn tượng chung của em khi nhìn cảnh vật đó
như thế nào, còn “Ở đâu: (2) ; Lúc nào: (3) có hay không cũng được.
Ví dụ: Gợi ý một số cách viết mở bài gián tiếp.
+ Mở bài bằng một âm thanh:
“ Tùng … tùng … tùng ”. Âm thanh rộn rã vang vang trong không trung vào buổi sáng
tinh mơ như thúc giục các bạn học sinh mau bước …. Đó là tiếng trống của trường em, một
ngôi trường tiên tiến xuất sắc của huyện, được xây dựng gần trụ sở ủy ban nhân dân xã,
cách nay khoảng ba mươi năm.
+ Mở bài bằng một câu nói:
“Tốt quá! …. Tốt quá! …. Tốt quá.!” Hàng loạt tiếng thốt lên của phụ huynh khen
ngợi một nơi dạy học khang trang, nề nếp. Đó chính là trường em, một ngôi trường tiên tiến
xuất sắc của huyện, được xây dựng gần trụ sở ủy ban nhân dân xã, cách nay khoảng ba
mươi năm.
+ Mở bài bằng một so sánh:

Ở huyện em có nhiều trường tiểu học như: Nguyễn Công Sáu, Trần Tống, Đoàn
Nghiên nhưng nổi bật nhất vẫn là trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình của em, một ngôi
trường tiên tiến xuất sắc của huyện, được xây dựng gần trụ sở ủy ban nhân dân xã, cách
nay khoảng ba mươi năm.
+ Mở bài bằng lời đối thoại:
- Em thích học trường nào nhất trong huyện?
- Dạ thưa cô, em thích trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình nhất ạ!
- Vì sao em thích trường này?
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
6
- Vì đây là nơi em đã được thầy cô dạy dỗ suốt bốn năm trời.
- Vậy em thử tả cho cô xem ngôi trường của em nhé!
Để rèn kĩ năng viết mở bài cho HS, thông qua các tiết luyện Tiếng Việt buổi chiều, GV
cho HS tiến hành làm các bài tập sau:
Em hãy cho biết các mở bài dưới đây là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp? Sau đó,
em hãy viết thêm mở bài khác bằng cách: Biến đổi mở bài trực tiếp thành mở bài gián tiếp
và ngược lại.
A. TẢ CẢNH VẬT
Đề Mở bài - MB trực tiếp
- MB gián tiếp
Mở bài
Trực tiếp
Mở bài
gián tiếp
Em hãy tả
ngôi nhà
em đang ở.
“ Ôi! Mệt quá!
Nhưng không sao, cũng

sắp tới nhà rồi!” Em tự
nhủ thầm với mình như
vậy và bước nhanh trên
con đường 14. Ngôi nhà
của em nằm ngay đầu
đường.
Thật là vui khi được
đi tham quan, du lịch
nhiều ngày ở Đà Lạt,
Nha Trang Tuy
nhiên dù được nghỉ
trong những căn phòng
lịch sự, đầy đủ tiện nghi
nhưng em vẫn cảm thấy
không thoải mái như ở
nhà, ngôi nhà thân yêu
ở thôn Phú Đông mà
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
7
em đã sống bao nhiêu
năm nay.
Nằm khuất sau rặng
tre là ngôi nhà em đang
ở. Ngôi nhà đã được ba
má xây lên từ lâu lắm
rồi.
Em hãy tả
con đường
quen thuộc

từ nhà em
tới trường.
“ Nói không sai chứ!
Nhắm mắt em cũng có
thể đi được đến
trường”. Đó là vì em đã
quen thuộc con đường
từ nhà đến trường trong
suốt bốn năm qua.
B. TẢ CẢNH SINH HOẠT.
Đề Mở bài - MB trực tiếp
- MB gián tiếp
Mở bài
Trực tiếp
Mở bài
gián tiếp
Em hãy
tả quang
cảnh buổi
lễ chào cở
đầu tuần ở
trường em.
Sáng thứ hai nào
cũng vậy, em thường có
thói quen dậy sớm để đi
học vì trường em tổ
chức buổi lễ chào cờ
đầu tuần.
Em hãy
tả cảnh nơi

em ở lúc
sắp mưa
to.
“ Trời mưa! Trời
mưa!” Có tiếng ai la lớn
ngoài đường. Em liền
chạy ra sau vườn vừa
rút quần áo vừa nhìn
lên bầu trời.
Em hãy tả
cảnh nơi
Mưa như xối xả, như
tối tăm mặt mũi. Con
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
8
em mưa
vừa tạnh.
đường trước nhà vắng
tanh hầu như không
một bóng người qua lại.
Thế mà nhoáng một cái,
chỉ còn lất phất vài hạt
rồi tạnh hẳn. Cảnh vật
như bừng tỉnh sau cơn
mưa.
Em hãy
tả cảnh
nhộn nhịp
của sân

trường em
trong giờ
ra chơi.
“ Tùng tùng
tùng ” Tiếng trống
rộn rã vang lên báo hiệu
giờ ra chơi. Từ các
phòng học, học sinh ùa
ra sân như đàn ong vở
tổ. Sân trường đang yên
ắng bỗng ồn ào, nhộn
nhịp hẵn lên.
Em hãy
tả cảnh
sum họp
đầm ấm
của gia
đình em
vào một
buổi tối.
Cơn mưa dông ầm ầm
đổ xuống làm cho bầu
không khí buổi tối càng
trở nên rét mướt, lành
lạnh. Nhưng thật đầm
ấm biết bao! Khi gia
đình em quây quần,
sum họp trong một ngôi
nhà ấm cúng sau khi ăn
cơm xong.


B. Kết bài:
I. Khái niệm:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
9
- Kết bài là phần cuối cùng, là phần sau hết đến với người đọc, gây cho người đọc cảm
giác, ấn tượng cuối cùng về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
- Phần này có một vai trò và tầm quan trọng đặc biệt vì một kết bài gọn gàng, nhẹ nhàng,
đặc sắc sẽ lưa lại tình cảm tốt đẹp ở người đọc.
II. Cấu tạo của kết bài.
Cấu tạo kết bài
Nội dung Hình thức
Kết bài không mở rộng Kết bài mở rộng
- Kết bài thường được trình
bày dưới hình thức của một
đoạn văn.
- Dung lượng và độ dài của
kết bài phải cân xứng với mở
bài và thân bài.
- Nên viết gọn vàng, sâu
sắc, gợi cảm phục ở người
đọc.
- Tránh viết lan man, dài
dòng không ăn khớp với các
phần trên.
- Là phần cuối cùng của bài
văn kết thúc ý chính của
toàn bài.
- Kiểu kết bài này thường

được gọi là “đóng ý”.
- Kết bài:
. Suy nghĩ: hiểu …
. Tình cảm: yêu – ghét – tự
hào …
. Hành động: giữ gìn – bảo
quản – giúp đỡ - biếu tặng.
- Là phần cuối cùng của bài
văn vừa kết thúc ý chính của
bài vừa mở ra một hướng
mới gợi cho người đọc tiếp
tục cảm xúc, suy nghĩ sau
khi hết bài.
- Kết bài:
a, Suy nghĩ Tình cảm
Hành động (có thể dùng
một hoặc hai hoặc cả ba yếu
tố trên).
b, Kết bài mở rộng bằng
cách:
+ Nêu một câu hỏi.
+ Nêu một ý mới lạ.
+ Đưa ra một lời bình.
+ Đưa ra một câu văn, câu
thơ.
+ …………….
III. Kết bài không mở rộng:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
10

Ví dụ:
Đề: Em hãy tả ngôi trường của em.
Với đề bài như trên, thông qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh phân
tích đề xác định được các yếu tố cần nêu ở kết bài như sau:
- Suy nghĩ: hiểu ý nghĩa và giá trị của ngôi trường (1) Tình cảm: yêu quý ngôi trường
(2) Hành động: học tập tốt. (3)
Lưu ý: Với các yếu tố (1) ; (2) ; (3) ở kết bài vừa phân tích giáo viên có thể gợi mở để học
sinh tự viết 6 kiểu kết bài không mở rộng theo các kiểu: 123 ; 132 ; 213 ; 231 ; 312 ; 321 như
sau:
Ví dụ: Gợi ý một số cách viết kết bài không mở rộng.
+ Kiểu 123:
Ngồi nhìn ngắm ngôi trường, em càng hiểu thêm ý nghĩa và giá trị (1) to lớn của một
nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành những công dân tốt. Càng hiểu bao
nhiêu, em càng yêu quý ngôi trường (2) của em bấy nhiêu và tự nhủ sẽ cố gắng học tập để
mang danh dự về cho ngôi trường thân yêu của em.
+ Kiểu 132:
Ngồi nhìn ngắm ngôi trường, em càng hiểu thêm ý nghĩa và giá trị (1) to lớn của một
nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành những công dân tốt. Càng hiểu bao
nhiêu, em càng phải cố gắng học tập (3) bấy nhiêu và em sẽ yêu quý ngôi trường (2) của
em như một người thân nhất trên đời.
+ Kiểu 213:
Em rất yêu quý (2) ngôi trường của em vì em hiểu rõ ý nghĩa và giá trị (1) to lớn của
một nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành những công dân tốt. của nó sẽ Càng
hiểu bao nhiêu em càng cố gắng học tập (3) để mang danh dự về cho ngôi trường thân yêu
của em.
+ Kiểu 231:
Em rất yêu quý ngôi trường (2) của em. Và em càng yêu quý bao nhiêu, em càng phải
cố gắng học tập (3) bấy nhiêu để để mang danh dự về cho nhà trường vì em chợt hiểu được
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC

11
ý nghĩa và giá trị (1) to lớn của một nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành
những công dân tốt.
+ Kiểu 312:
Được dạy dỗ trong một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ, em sẽ cố gắng học tập (3)
nhiều hơn nữa để mang danh dự về cho nhà trường vì em hiểu được ý nghĩa và giá trị (1)
to lớn của một nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành những công dân tốt. Em
sẽ yêu quýngôi trường (2) của em như một người thân nhất trên đời.
+ Kiểu 321:
Được dạy dỗ trong một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ, em sẽ cố gắng học tập (3) nhiều
hơn nữa. Nhất là em sẽ yêu quý ngôi trường (2) như một người thân nhất trên đời vì em
hiểu được ý nghĩa và giá trị (1) to lớn của một nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước
trở thành những công dân tốt.
IV. Kết bài mở rộng:
Ví dụ:
Đề: Em hãy tả ngôi trường của em.
Với đề bài như trên, thông qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích
đề xác định được các yếu tố cần nêu ở kết bài như sau:
a, Suy nghĩ: hiểu giá trị, lợi ích của ngôi trường (1) Tình cảm: yêu quý ngôi trường
(2) Hành động: học tập tốt. (3) (Có thể dùng một hoặc hai hoặc ba yếu tố trên).
b, Mở rộng: Nêu một câu hỏi - Nêu một ý mới lạ - Đưa ra một lời bình - Đưa ra một câu văn
hoặc một câu thơ ….
Ví dụ: Gợi ý một số cách viết kết bài mở rộng.
+ Nêu một câu hỏi:
Các bạn có biết mỗi lần nghe tiếng trống, lòng mình lại có cảm giác gì không? Mình
cảm thấy nhớ thiết tha đến ngôi trường, nơi đã đào tạo biết mầm non của đất nước trở thành
những công dân tốt. Càng nhớ bao nhiêu mình càng yêu quý ngôi trường bấy nhiêu và tự
nhủ sẽ cố gắng học tập để mang danh dự về cho ngôi trường thân yêu.
+ Nêu một ý mới lạ:
________________________________________________________________________

NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
12
Một ngôi trường đẹp, một sân chơi đẹp, một bông hoa đẹp … Tất cả như mời gọi học sinh
chúng em mau bước đến trường. Tất cả như thúc giục tuổi trẻ chúng em mau học tập thành
tài để có thể viết nên những câu thơ, câu văn làm đẹp cuộc đời, làm đẹp lòng người.
+ Đưa ra một lời bình:
Mỗi lần nhìn ngắm ngôi trường, lòng em lại dâng trào một niềm vui khó tả vì được dạy
dỗ trong một ngôi trường khang trang đẹp đẽ. Và em chợt đau xót khi thấy trên trái đất
này vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không được học tập ở một ngôi trường tốt đẹp. Lý
do người lớn đưa ra rất nhiều ??? Nhưng chỉ cần họ có tấm lòng một chút thì chắc
chắn các bạn ấy sẽ ……………….
+ Đưa ra một câu văn:
Trong ngôi trường thân yêu, em được sống giữa vòng tay yêu quý của thầy cô hết lòng
truyền thụ kiến thức. Trong ngôi trường thân yêu, em được sống giữa vòng tay nhân ái của
bạn bè cùng học tập, vui chơi. Đẹp biết bao ngôi trường của em! Vì nơi đây chan chứa tình
người đúng như ý nghĩa câu thơ:
“ Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau.”
Để rèn kĩ năng viết kết bài cho HS, thông qua các tiết luyện Tiếng Việt buổi chiều, GV
cho HS tiến hành làm các bài tập sau:
Em hãy cho biết các kết bài dưới đây là kết bài mở rộng hay kết bài không mở rộng? Sau
đó, em hãy viết thêm kết bài khác bằng cách: Biến đổi kết bài không mở rộng thành kết bài
mở rộng và ngược lại.
A. TẢ CẢNH VẬT
Đề Kết bài - Kết bài mở
rộng
- Kết bài
không mở
rộng
Kết bài mở rộng Kết bài

không mở
rộng
Em hãy tả
ngôi
Quên sao được vẻ
đẹp ngôi trường vào
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
13
trường của
em.
những buổi sáng đẹp
trời. Hình ảnh này đã
trở thành những kỷ
niệm sâu sắc trong tâm
hồn em. Mai đây khi rời
xa mái trường này,
bóng hình ấy vẫn mãi
mãi đọng lại trong lòng
em hương vị ngọt ngào,
êm đềm nhất của tuổi
học trò.
Ngôi trường của em
đúng là một “thiên
đàng” của tuổi thơ với
lắm điều thú vị và kì
diệu. Mai đây, dù có
phải tạm biệt mái
trường thân yêu này thì
hình ảnh ngôi trường và

những người thân quen
mãi mãi khắc sâu vào
tâm trí em như những
kỷ niệm về một hạnh
phúc tuyệt diệu khó tìm
lại trong cuộc đời.
B. TẢ CẢNH SINH HOẠT
Đề Kết bài - Kết bài mở
rộng
- Kết bài
không mở
Kết bài mở rộng Kết bài
không mở
rộng
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
14
rộng
Em hãy
tả quang
cảnh buổi
lễ chào cở
đầu tuần ở
trường em.
Buổi lễ đã kết thúc từ
lâu nhưng hình ảnh lá
cờ tổ quốc như còn thấp
thoáng đâu đây trong
tâm trí em. Mái trường
thân yêu với những

buổi lế chào cờ đầu
tuần mãi mãi sẽ không
phai mờ trong kí ức em.
Em hãy
tả cảnh
nhộn nhịp
của sân
trường em
trong giờ
ra chơi.
Giờ chơi thật là thú
vị! Chính là những giây
phút quý báu đem lại
cho chúng em sự khoan
khoái, dễ chịu, tươi tỉnh
sau những tiết học căng
thẳng và mệt nhọc.
Giờ ra chơi vui vẻ,
lành mạnh mang lại
những giây phút thoải
mái giúp cho đầu óc em
như minh mẫn hẳn lên.
Chắc chắn trong những
tiết học sau, em sẽ tỉnh
táo và tiếp thu bài tốt
hơn.
Em hãy
tả cảnh
sum họp
đầm ấm

Thật hạnh phúc biết
bao ! Khi gia đình em
có được một buổi tối
sum họp ấm cúng với
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
15
của gia
đình em
vào một
buổi tối.
đầy đủ những người
thân yêu, ông bà, cha
mẹ, anh chị em Nghĩ
tới các bạn nhỏ ở những
vùng bị thiên tai, giờ
này đang sống trong
cảnh màn trời chiếu đất,
lòng em bỗng thấy se
lại ! Giá như mà
VI. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, cấu tạo, hình thức và cách viết các kiểu
mở bài (hoặc kết bài) theo các cách khác nhau thì 100% học sinh trong lớp biết vận dụng
kiến thức đã học, các em đã viết được và thực hiện tốt yêu cầu của giáo viên đề ra.
Qua các bài kiểm tra viết ở lớp cũng như bài kiểm tra giữa học kì I, đạt hiệu quả như sau:
TSHS Hiệu quả tiếp thu Ghi chú
Tiếp thu tốt Tiếp thu khá Tiếp thu trung bình
SL TL SL TL SL TL
35 12 34,3% 20 57,1% 3 8,6%
Các em đã nắm vững và vận dụng linh hoạt để viết mở bài (hoặc kết bài) theo các cách

khác nhau tùy theo yêu cầu của đề bài.
VII. Kết luận:
Qua nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh viết tốt các kiểu mở bài
(hoặc kết bài) theo các cách khác nhau là một việc làm khó. Đòi hỏi người giáo viên phải
tâm huyết với nghề, nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn, biết lựa chọn phương
pháp phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lí. Ngoài các kiểu mở bài ( kết bài ) đã được
hướng dẫn, giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm các loại sách tham khảo, đánh
thức khả năng sáng tạo vốn có của học sinh sẽ giúp các em vận dụng để viết một cách linh
hoạt trong bài viết. Ngoài ra, nếu giáo viên biết hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt cách
viết các kiểu mở bài (hoặc kết bài) theo các cách khác nhau nói trên thì khi học các tiết:
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
16
Luyện tập tả người ( Dựng đoạn mở bài) hoặc Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) thì
chất lượng bài viết của học sinh nói chung và chất lượng các đoạn văn phần mở bài (hoặc
kết bài) sẽ không ngừng nâng cao.
Trên đây là kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5A viết tốt các kiểu mở bài (kết bài )
trong bài văn miêu tả đồ vật mà tôi nghiên cứu đúc kết được và thực hiện có hiệu quả.
VIII. Đề nghị:
Để đề tài đạt hiệu quả cao, áp dụng rộng rãi trong phạm vi rộng hơn mong sự góp ý chân
tình của đồng nghiệp.
Đại Hiệp, ngày 10 tháng 1 năm 2014
Người viết
Môn học:
Đạt giải:
Tác giả:
Trường :
Huyện
Tỉnh:
____________________________

Mời thầy cô và các bạn hãy vào o để có tất cả các Nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng tiểu học, các sáng kiến kinh nghiệm, giáo án tổng hợp
các lớp, các đề thi , các ebooks hay nhất , mới nhất và miễn phí . Mọi chi tiết xin
liên hệ email:
_________________the end__________________
________________________________________________________________________
NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC
17

×