Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn luyện đọc tiếng anh cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 23 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình
bày trong phạm vi rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5. Áp dụng
được cho học sinh lớp 3,4.
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Ngọc Kiên
- Nam
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngoại ngữ - ĐHQG HN.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy Tiếng Anh
ĐT: 0975168073
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường tiểu học Cộng Hòa, phường Cộng
Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường tiểu học Cộng Hòa – năm
học 2014-2015, áp dụng giảng dạy lớp 5A.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Nhà trường cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anh
như: Mua sắm thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng cassette, sách tham
khảo cho giáo viên, học sinh, cung cấp đủ thời gian theo yêu cầu của chương
trình học. Cần tạo điều kiện tâm lý tốt cho giáo viên Tiếng Anh giảng dạy.
Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phương pháp
mới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt các đối
tượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp
nghe nói tốt, học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động,
sáng tạo trong học tập, hăng say học và đọc Tiếng Anh.
Học sinh phải có đủ sách giáo khoa, sách bài tập, tích cực hơn trong việc
rèn luyện đọc bài ở nhà, có ý trí tự học cao, tuyệt đối không áp dụng cho học
sinh ngọng ngôn ngữ.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015
TÁC GIẢ


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

1


TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Có nhiều quan điểm đưa ra phương pháp dạy đọc, mỗi quan điểm đều có
cách nói khác nhau, tuy nhiên việc dạy cho học sinh đọc tốt, yêu thích kĩ năng
đọc Tiếng Anh mới là khó. Qua nhiều năm tôi dạy Tiếng Anh tiểu học, thăm dò
các em tôi thấy đại đa số các em đều đọc lấy được, đọc không cần rõ ý nghĩa
của nời nói. Nhận thức của các em như vậy là chưa đúng, có lẽ vì các em chưa
học đúng cách, chưa hiểu được cách luyện của mỗi dạng bài đọc.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy kĩ năng đọc là một kĩ năng quan
trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học.
Mục tiêu của bài đọc là tạo cho người học có nhiều kiến thức hơn được bao
hàm trong mỗi dạng bài đọc. Đó là một chuỗi những kĩ năng (techniques) được
kết hợp lại thành một bài khoá đọc, điều đó sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn
khi học một bài đọc và đọc chuyên sâu.
Qua tham khảo một số tài liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một số
phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh là điều hết sức
cần thiết ngay từ bước cơ sở. Vậy chúng ta có bao nhiêu cách để dạy một bài
đọc? Theo tôi, có nhiều cách dạy đọc khác nhau phù hợp cho từng dạng bài
đọc, điều đó còn phụ thuộc vào mục đích dạy đọc. Để giải đáp những khúc mắc
tôi đã đi sâu vào nghiên cứu kĩ năng đọc và đưa ra giải pháp trong sáng kiến.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến được viết dưới dạng rèn kĩ năng đọc cho đối tượng học sinh lớp
5. Để sáng kiến đạt hiệu quả tốt cần phải có sự trợ giúp của các phương tiện trợ
giảng như máy chiếu đa năng, đài đĩa (băng), máy ghi hình,... cùng một số

phương tiện trực quan khác. Giáo viên phải thường xuyên sát sao với học sinh,
giúp học sinh hiểu thông cách thức luyện một bài đọc... Thời gian áp dụng sáng
kiến cần tối thiểu một học kì.
3. Nội dung sáng kiến.
Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc có
hiệu quả ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến
như:
- Đọc to và đọc thầm.
- Đọc phân tích và đọc tổng hợp.
Ở hai loại đọc cơ bản trên được phân tích ra nhiều dạng bài đọc khác
nhau, giáo viên phải nắm bắt được phương pháp, cách thức giảng dạy các dạng
bài luyện đọc đó. Tác dụng của trò chơi cũng đóng góp một phần quan trọng
trong bài luyện đọc vì nó giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết dạy và học…
Trong thực tế các phương pháp luyện đọc tôi đưa ra đã có nhiều giáo viên
Tiếng Anh áp dụng để giảng dạy cho học sinh lớp 5, tuy nhiên chưa hiệu quả.
Các phương pháp còn thiếu một số phương thức luyện, chưa áp dụng đúng
cách, chưa phù hợp với mục tiêu của các phần mục bài dạy. Bài giảng chưa thu
hút học sinh. Giáo viên giảng dạy còn lúng túng trong việc áp dụng các phương
pháp, còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình dạy học.
2


Rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 tôi đưa ra giải quyết được
những khó khăn, vướng mắc trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 5. Học sinh dễ
hiểu, hứng thú, hăng say học tập. Giáo viên sẽ không còn băn khoăn trong việc
vận dụng các phương pháp luyện đọc cho các dạng bài đọc trên lớp, tiết dạy sẽ
hiệu quả cao.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả, cách thức giảng dạy phù hợp mục
tiêu, linh động có sáng tạo. Hàng tháng tôi cho khảo sát kết quả và điều chỉnh

giảng dạy sao cho hợp lý. Sau một học kì áp dụng những phương pháp trên tôi
đã thu được khá nhiều thành quả. Học sinh yêu thích và ham học môn Tiếng
Anh hơn trước. Học sinh nhớ được bài đọc dễ dàng hơn, khả năng đọc cũng tốt
hơn và đọc trôi chảy hơn. Học sinh dễ đọc và nhớ lâu hơn trước. Kết quả thu
được đã đánh giá khả quan tính khả thi của sáng kiến này.
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy khả năng của sáng kiến nếu
áp dụng tốt, ở một điều kiện thuận lợi và môi trường tốt chúng ta sẽ thu được
một kết quả khá cao trong tỉ lệ khá giỏi. Đó là điều tôi muốn các đồng nghiệp
cùng tôi tiếp tục khẳng định kết quả nghiên cứu của sáng kiến trong quá trình
giảng dạy.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để đạt được chất lượng cao trong quá trình dạy kĩ năng đọc môn Tiếng
Anh thì người giáo viên cần năng động, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức của
từng bài dạy. Ngoài ra giúp học sinh hăng say tìm tòi học tập ngoại ngữ, chịu
đọc, chịu giao tiếp ở mọi nơi, mọi lúc. Muốn đạt được kết quả đó và phù hợp
với từng đối tượng học sinh thì người giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: Nắm
vững đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, nắm vững mục tiêu của từng bài, yêu
cầu cơ bản của kĩ năng đọc,…
Giáo viên cần tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phương
pháp mới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt
các đối tượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao
tiếp (đọc tốt sẽ phát âm tốt, đọc chuẩn trong tình huống giao tiếp sẽ giỏi), học
sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học
tập.
Nói chung, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy đọc
phù hợp, nhiều hoạt động cho tiết giảng, tạo hứng thú say mê đọc bài của học
sinh, giúp học sinh tự tìm ra cho mình một phương pháp đọc hữu hiệu nhất,
nắm bắt nhanh, nhớ lâu để có thể sử dụng Tiếng Anh trong nhiều tình huống,
trong những ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống.
Nhà trường cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anh

như: Mua sắm thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng casette, sách tham
khảo cho giáo viên, cung cấp đủ thời gian theo yêu cầu của từng chương trình.
Học sinh cần tích cực hơn trong việc rèn luyện đọc ở nhà và các kĩ năng
Nghe-Nói-Đọc-Viết, nắm rõ mục tiêu ngoại ngữ, có ý trí tự học cao, số lượng
học sinh khoảng 20-25 em/lớp.
Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tốt, phù hợp với việc dạy
và học Tiếng Anh.
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Qua nhiều năm giảng dạy, thăm dò học sinh tôi thấy đại đa số các em đều
đọc lấy được, đọc không cần rõ ý nghĩa của lời nói. Đây là một quan điểm sai
lầm trong nhận thức một bài đọc. Có một học viên nước ngoài nói ta có thể đọc
các từ nhưng không thể biết rõ điều gì họ nghĩ “I can read the words but I
don’t know what they mean” theo tôi là không đúng. Vì trong tình trạng này
người nói cho rằng: Đọc là đọc các biểu tượng từ vựng được viết và dịch mã
đơn thuần theo âm tương ứng. Thật sai lầm khi có ý nghĩ như vậy trong kĩ năng
đọc.
Chúng ta cần hiểu đọc là gì? Thật đơn giản mục đích của đọc là đọc và
hiểu (reading and understanding). Đọc là phải hiểu, đọc chuẩn mà không hiểu
nghĩa là chưa đọc tốt.
Mục tiêu của bài đọc là tạo cho người học có nhiều kiến thức hơn được
bao hàm trong mỗi dạng bài đọc. Đó là một chuỗi những kĩ năng (techniques)
được kết hợp lại thành một bài khoá đọc, điều đó sẽ làm cho học sinh hứng thú
hơn khi học một bài đọc và đọc chuyên sâu.
Ngoài ra kĩ năng đọc còn là một kĩ năng quan trọng và cần thiết trong quá
trình giảng dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học. Những năm trước đây có
nhiều giáo viên cho rằng khi đọc một bài khoá thì nhất thiết học sinh phải được

lần lượt đọc to từng đoạn trong bài, một số khác lại cho rằng sẽ không tốt cho
học sinh nếu họ được nhìn thấy bài khoá trước khi họ nghe đọc mẫu, một số
khác nữa thì lại thường yêu cầu học sinh theo dõi bài khoá trong khi giáo viên
đọc mẫu.
Ngày nay tất cả những quan điểm trên đều được coi là phiến diện, không
phù hợp với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, coi giao tiếp vừa là
phương tiện dạy và học, vừa là mục đích của quá trình dạy học. Vì thực tế
nhiều năm khi dạy các bài khoá, giáo viên thường giúp học sinh, cho học sinh
đọc đồng thanh, gọi học sinh đọc cá nhân trước lớp sau đó là dịch bài khóa
sang tiếng Việt. Theo tôi cách dạy và học này không giúp học sinh hiểu hoàn
toàn nội dung bài khoá, không khai thác hết bài khoá và học sinh sẽ không nhớ
tốt từ cùng cấu trúc câu.
Xuất phát từ thực tế nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tham khảo một số
tài liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và
phát triển kĩ năng đọc cho học sinh là điều hết sức cần thiết ngay từ bước cơ sở.
Vậy chúng ta có bao nhiêu cách để dạy một bài đọc? Theo tôi, có nhiều cách
dạy đọc khác nhau phù hợp cho từng dạng bài đọc, điều đó còn phụ thuộc vào
mục đích dạy đọc. Để giải đáp những khúc mắc tôi đã đi sâu vào nghiên cứu kĩ
năng đọc và đưa ra giải pháp trong sáng kiến.
2. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
2.1. Nhận thức:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách
4


mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đ· tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng
rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được
quan tâm hơn.
Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và

cũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các em
học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năng
đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại vào kho tàng văn hóa phong phú
của thế giới.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc
vùng núi, việc học tiếng Anh hoàn toàn chưa được chú tâm, ý thức học tập của
các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng
dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc. Đọc
được coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp.
Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được.
Chính vì nhận thức trên việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
cần nhất thiết phải tuân thủ theo các hoạt động giảng dạy khoa học. Thầy tổ
chức các hoạt động cho học sinh, ở đó học sinh hoạt động là chính, chủ động
trong quan hệ với thầy và hợp tác với bạn trong nhóm (lớp).
Lý thuyết phương pháp giảng dạy là vậy nhưng thực tế giảng dạy các đối
tượng mới là khó khăn. Như ta biết, tiết dạy học chỉ là một đơn vị cơ bản của
quá trình dạy học. Cho lên để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học nó
sẽ được thể hiện rõ trên từng tiết dạy cụ thể. Mặt khác, chúng ta biết Tiếng Anh
Tiểu học lại chủ yếu tập trung ưu tiên vào hai kĩ năng Nghe và Nói nhiều hơn
nhưng kĩ năng đọc cũng không thể thiếu trong quá trình hình thành tri thức,
ngôn ngữ của trẻ. Đọc tốt thì phát âm sẽ chuẩn, nói chuẩn, nghe chuẩn và đọc
nhiều sẽ nhớ được từ vựng, ngữ pháp để viết tốt, dịch tốt. Bởi vậy, người giáo
viên càng cần phải tích cực năng động, sáng tạo, tổ chức tốt hơn trong quá trình
giảng dạy, nhất là kĩ năng đọc.
2.2. Môi trường học.
Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường tôi dạy hiện nay, tôi thấy về điều
kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy - học ngoại ngữ ở bậc
tiểu học còn khó khăn, thiếu thốn. Chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phòng học
ngoại ngữ thực thụ. Học sinh còn coi nhẹ việc học bài Tiếng Anh ở nhà; nhận

thức của nhiều phụ huynh còn chưa tốt về việc học ngoại ngữ ở cấp độ Tiểu
học, thậm chí cả giáo viên văn hóa (nhất là ở vùng núi, nông thôn). Điều đó đã
gây cho giáo viên Tiếng Anh một trở ngại lớn trong gi¶ng d¹y con em hä,...
Ngoài ra sách giáo khoa nhiều chỗ còn phân bố chưa hợp lý, kiến thức còn
nặng nề, nhiều từ vựng còn quá khó với việc ghi nhớ, phát âm của các em, việc
thay đổi sách giáo khoa còn chưa hoàn thiện ở bậc tiểu học. Điều đó đã gây cho
giáo viên không ít khó khăn trong khi giảng dạy mà kĩ năng đọc lại là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc học ngoại ngữ ở bước cơ sở.
Nếu giáo viên không nhiệt tình yêu nghề, không có chuyên môn nghiệp vụ tốt,
điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ ngay từ lúc hình thành ngôn ngữ
ban đầu... Bởi vậy, lần này tôi đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu kĩ năng dạy
5


đọc bằng những kinh nghiệm, sự học hỏi đồng nghiệp với định hướng “Rèn kĩ
năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” để hình thành kĩ năng đọc tốt nhất
ngay từ bước cơ sở của trẻ.
3. Thực trạng.
- Đối tượng học sinh ở khối Tiểu học là các em nhỏ tuổi. Việc đọc Tiếng
Anh tốt ngay từ lúc ban đầu là rất quan trọng và cần thiết. Vì có đọc tốt các em
mới có thể nghe chính xác, nói chuẩn, đúng giai điệu. Các em sẽ không bị bỡ
ngỡ khi gặp một người nước ngoài nói Tiếng Anh. Trong khi đó thực tế các em
học sinh lớp 5 ở trường tôi hầu như rất ngại đọc những bài đọc khó, dài, hầu
như khi đọc các em thường bỏ qua những từ khó đọc, hay việc lười dịch hiểu
câu chẳng hạn,…
- Giáo trình Tiếng Anh mới 4 tiết/tuần còn đang thực nghiệm ở tiểu học,
giáo viên còn chưa được tiếp cận nhiều với giáo trình này.
- Trình độ giáo viên còn chưa đồng đều, việc tìm tòi nghiên cứu các tài
liệu phục vụ cho giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học còn hạn chế. Lòng nhiệt huyết
yêu nghề chưa cao do tác động khách quan biên chế giáo viên Tiếng Anh ở tiểu

học.
- Hiện nay giáo viên Tiếng Anh cũng đã có những bước cải thiện đáng kể
trong trình độ như B1, B2 theo khung tham chiếu Châu Âu. Đó là ước muốn
hoàn thiện chất lượng của Bộ GD&ĐT. Trường tôi đã có hầu hết giáo viên đạt
trình độ B2. Việc dạy đọc cho trẻ chủ yếu khó khăn về mặt phương pháp dạy,
sao cho học sinh đọc tốt và nhớ tốt mới là khó khăn và cần đạt được.
- Chương trình dạy học mới, phương pháp dạy học có thay đổi, giáo viên
vận dụng còn chưa linh hoạt nên chưa phát huy được tính tích cực, hiệu quả
học tập của học sinh.
- Giáo viên còn nặng về việc cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng đến
việc luyện tập thực hành của học sinh. Dạy học chưa sát đến từng đối tượng
học sinh.
- Sự nhận thức tiếp thu của học sinh không đồng đều.
- Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học chưa hợp
lý dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao, phần lớn giáo viên còn lúng túng trong
việc lựa chọn các phương pháp hợp lý cho tiết dạy. Điều này đã gây trở ngại
lớn trong quá trình nhận thức của học sinh.
- Ngoài ra giáo viên Tiếng Anh cũng không được sự trợ giúp tinh thần
nhiều từ phía phụ huynh học sinh. Còn coi nhẹ bộ môn ngoại ngữ ở Tiểu học.
Sự nhận thức tiếp thu của học sinh không đồng đều, có những học sinh lười suy
nghĩ, nhất là các học sinh khuyết tật, học sinh có bộ mẹ đi làm xa,...
- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu thốn, chưa có
phòng dạy học Tiếng Anh chuyên dụng cho khối lớp 3,4,5 theo chương trình 4
tiết/tuần của BGD. Phương tiện nghe, nhìn như: băng đĩa, đài, đầu video, máy
thu âm, … chưa được trang bị cho khối lớp trên. Lớp học lại quá đông chưa
hợp lý cho việc rèn luyện các kĩ năng.
- Sự quan tâm đến bộ môn Tiếng Anh còn hạn chế. Việc thành lập tổ
ngoại ngữ giữa các trường trong thị xã còn chưa làm được. Điều đó đã làm hạn
chế việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên Tiếng Anh ở tiểu
6



học. Sách giáo khoa Tiếng Anh còn chưa đồng bộ hoàn thiện từ lớp 3 đến lớp
5. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Kiến thức
học sinh còn chưa đồng đều giữa các khối lớp, dẫn đến việc nghi ngờ về chất
lượng, cán bộ quản lý còn chưa hiểu nhiều về bộ môn này,...
Qua thực tế đó, ngay vào đầu năm học tôi đã triển khai thực hiện việc
nghiên cứu đối tượng, phương pháp giảng dạy mới phù hợp với đối tượng học
sinh lớp 5. Tôi đã khảo sát và kết quả đã được kiểm tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên ở
đây tôi áp dụng sáng kiến cho lớp 5A (lớp 5B đối chứng) vì có số lượng, chất
lượng đầu năm tương đương. Kết quả kiểm tra như sau:

Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
KQ khảo sát
Lớp
đầu năm
%
số SL % SL % SL % SL
5A
34
20 58,8 7 20,6 7 20,6
2014-2015
5B
34
19 55,9 5 14,7 10 29,4
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tham khảo một số tài liệu thấy việc đổi mới
phương pháp dạy học và rèn kĩ năng đọc theo đối tượng là hết sức cần thiết,

nhất là thực trạng bộ môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học hiện nay. Chính vì vậy tôi
trình bày một số kinh nghiệm dạy đọc mà tôi đã tích lũy và áp dụng có hiệu quả
cho học sinh nhiều năm qua. Sáng kiến được trình bày dưới dạng "Rèn kĩ năng
đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5".
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
* Trước tiên tôi đi sâu vào nghiên cứu:
- Phương pháp đọc (tham khảo) tài liệu: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách
bài tập, sách hướng dẫn dạy đọc Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, các tài liệu
dạy đọc khác dành cho học sinh Tiểu học, tham khảo phương pháp dạy đọc cho
học sinh tiểu học qua internet.
- Phương pháp thực nghiệm: Thí điểm nhiều giờ dạy ở nhiều lớp, nhiều
đối tượng học sinh.
- Phương pháp hỏi đáp: Hỏi điều tra học sinh, tham khảo bạn bè đồng
nhiệp, nắng nghe rút kinh nghiệm từ cấp trên.
- Hàng tháng có các bài tests để đánh giá học sinh.
- Nghiên cứu kết quả các bài tests.
- Trao đổi, tham khảo đồng nghiệp và bạn bè.
* Mục đích: Giải quyết được phần lớn khó khăn vướng mắc trong việc
dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 (sách 4 tiết/tuần), nhằm phát huy tính tích
cực hăng say luyện đọc của học sinh.
4.1. Tìm hiểu các loại hình bài đọc.
Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc có
hiệu quả ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến
như:
- Đọc to và đọc thầm.
- Đọc phân tích và đọc tổng hợp.
4.1.1. Đọc to và đọc thầm:
Xét về cách thức đọc có 2 loại đọc: đọc to (reading aloud) và đọc thầm
(silent reading).
7



1.1. Khi ta muốn truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết
ra như đọc báo, đọc tin hoặc giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ điệu
và kĩ năng đọc để thông báo lúc đó ta đọc to thành lời.
1.2. Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin, chúng ta thường đọc
thầm, tức là nhìn vào chữ và nhận biết thông tin trong óc không nhất thiết phải
đọc to thành lời mà vẫn có hiệu quả.
Trong giảng dạy ngoại ngữ việc đọc to thành lời có rất ít tác dụng đến việc
phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
4.1.2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp: (Intensive reading, Extensive
reading)
Xét theo mục đích đọc có những mục đích sau:
4.1.2.1. Đọc giải trí (Reading for pleasure).
4.1.2.2. Đọc lấy thông tin cần thiết (Scanning for specific information).
4.1.2.3. Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu
(Reading for detail information).
4.1.2.4. Đọc phân tích để học tiếng (Reading for study).
4.1.2.5. Đọc lướt (Skimming): Nắm bắt được nhanh thông tin chính toàn
bài. Đọc lướt cần tuân thủ theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Đọc nhanh bài đọc từ đầu đến cuối để nắm được chủ đề của bài
và nội dung sơ lược.
+ Bước 2: Tự nói lên những điều mình tiếp thu được qua lần đọc đầu tiên
này, dù là những ý tưởng đơn giản mình bắt gặp trong bài đọc (nói bằng tiếng
Anh). Lưu ý: không lên quan tâm đến từ mới, chưa tìm hiểu kĩ những gì mình
chưa hiểu.
+ Bước 3: Đọc lướt lại một (hai) lần nữa. Sau khi đọc bài viết đã đọc một
số thông tin. Xác định xem thông tin nào đúng với nội dung bài thì giữ lại,
thông tin nào không đúng thì gạch đi.
+ Bước 4: (group work/ pair work). Hãy so sánh những điều mình hiểu với

bạn luyện (partners) trong nhóm.
4.1.2.6. Đọc lấy nội dung chính (Gist reading): Để nắm bắt được ý đồ của
tác giả viết bài đó. Kỹ thuật đọc này dạy cho người học nắm được nội dung cơ
bản của bài đọc. Phương pháp tìm ra ý chính này cần tuân thủ theo 4 bước:
+ Bước 1: Đọc một lượt từ đầu đến cuối để nắm chủ đề của bài đọc.
+ Bước 2: Đọc hiểu: đọc từng câu để nắm nghĩa của nó.
+ Bước 3: Chọn lọc nội dung: xác định những câu mang nghĩa quan trọng
hơn các câu khác còn lại.
+ Bước 4: Xác định ý chính.
4.1.2.7. Đọc lấy thông tin chi tiết (Reading for details): Là quy trình bài
đọc với mục đích khai thác triệt để thông tin có trong bài có thể được tuân thủ
theo các bước sau:
Ý phụ quan trọng bậc 1.
Ý phụ quan trọng bậc 2.
Ý phụ quan trọng bậc 3.
Những ý phụ có thể bỏ qua.
8


4.1.2.8. Đọc phán đoán (Prediction):
4.1.2.9. Kỹ thuật đọc 5-Cs: Là một kĩ thuật tổng hợp 5 bình diện có liên
quan chặt chẽ với nhau trong quy trình học, cả về mặt kỹ thuật lẫn mối quan hệ
ngôn ngữ học.
+ Collocations (Sự phối hợp từ).
+ Cluster (Tổng hợp).
+ Cloze procedures (Thủ pháp bỏ trống từ).
+ Context (Văn cảnh).
+ Creativity (Tính sáng tạo).
4.1.2.10. Đọc để tìm hàm ý (Read for Inferences):
4.1.2.11. Đọc nhận diện ý đồ tác giả (Identification of the Author’s

Intention): Đọc tìm ra mục đích của tác giả qua bài viết.
+ Cung cấp thông tin (to inform).
+ Thuyết phục (to persuade).
+ Tạo niềm vui (to entertain).
+ Tranh luận (to argue).
Trong những năm trước đây, việc dạy bài đọc cho học sinh chủ yếu là đọc
phân tích (Intensive reading) nhằm để cung cấp ngữ liệu và thực hành tiếng nói
chung, 3 loại đọc đầu còn hạn chế.
4.2. Kĩ năng đọc.
Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọc
dùng để dạy tiếng và bài đọc dùng để dạy kĩ năng đọc hiểu.
Trong những năm trước đây việc dạy học thường chỉ hạn chế trong phạm
vi những kĩ năng cơ bản như:
- Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học thông qua nói.
- Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học qua nói… cho dù đó
là loại bài đọc gì.
Các kĩ năng này chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được những kĩ năng
đọc hiểu thông thạo.
Khi đọc người đọc còn cần có những kỹ năng khác như:
- Kỹ năng đọc để lấy thông tin cần thiết (Scanning/Reading for specific
information).
- Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy thông tin, nội dung chính (Skimming/
Reading for main ideas).
- Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc (Predicting).
- Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh (Guessing meaning from context).
Để khai thác và rèn kỹ năng đọc bài khoá cho học sinh tôi xin đề cập đến
loại bài đọc dùng để dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học.
4.3. Phương pháp dạy bài khóa.
4.3.1. Tiến trình dạy một bài khoá:
Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản:

Trước khi đọc (Pre-reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc
(Post reading). Trong mỗi giai đoạn lại có những hoạt động khác nhau, các hoạt
động này không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các bài dạy đọc mà chúng ta
nên sử dụng chúng một cách linh hoạt.
9


4.3.2. Các hoạt động cho mỗi bài dạy:
4.3.2.1. Giai đoạn trước khi đọc:
Các hoạt động trước khi đọc chủ yếu nhằm gây hứng thú cho học sinh
(Arouse students), hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc
(Focus on the topic), thiết lập tình huống (Set the scene).
Bước dầu tiên của giai đoạn này là giới thiệu ngữ liệu mới (Pre-teach
vocabulary).
Trong bước này có thể sử dụng các thủ thuật giới thiệu và dạy từ vựng,
ngữ pháp và cấu trúc câu mà giáo viên đã được nghiên cứu và áp dụng (7 steps:
elicit – model – repetition – checking pronounciation- copy- checking stress –
meaning và các thủ thuật: visual aid- realia - mime- situation/ explanationexample – synonym/ antonym- translation,…).
Giáo viên cũng cần lựa chọn và phân loại từ để dạy tuỳ theo mức độ khó
và mức độ cần thiết của từ đối với việc đọc và hiểu nội dung bài học cũng như
số lượng từ mới cần giới thiệu bao nhiêu thì vừa. Nếu từ mới cần thiết cho việc
đọc và hiểu bài và phù hợp với trình độ học sinh thì ta cần dạy kỹ càng, dạy
một cách chủ động. Nếu từ mới cần thiết nhưng vượt quá khả năng của học
sinh thì nên dạy thụ động nghĩa là giáo viên nên giải thích hoặc dịch nghĩa càng
nhanh càng tốt. Nếu từ không cần thiết để hiểu bài khoá và cũng không quá khó
thì nên cho học sinh đoán nghĩa của từ trong văn cảnh. Nếu từ mới vừa không
cần thiết vừa không khó thì ta có thể bỏ qua.
Sau khi dạy song từ vựng giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trước
khi đọc để tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons for
reading) cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) hoặc nêu

những điều muốn biết về bài khoá (Give expectation),… Sau đây là một số hoạt
động trước khi cho học sinh đọc:
4.3.2.1.1. Sắp xếp lại trình tự các câu (Ordering statements).
Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung bài
nhưng không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của
mình sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có
thể là 6-8.
4.3.2.1.2. Đọc chép chính tả (Jigsaw dictation):
Giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6-7em/nhóm). Chép nội
dung của bài thành nhiều câu (khoảng 6-7 câu) rồi bản phôtô phát cho mỗi em
một tờ. Lần lượt từng em đọc câu của mình cho các bạn chép sau đó suy đoán
thứ tự các câu, cuối cùng mở bài đọc ra đọc rồi đối chiếu để kiểm tra.
4.3.2.1.3. Sắp xếp lại tranh theo thứ tự. (Ordering pictures):
Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh theo nội dung của bài mà học sinh
sắp đọc (có thể vẽ hình que đơn giản). Giới thiệu và dán các bức tranh lên bảng
nhưng không theo quy thứ tự. Yêu cầu học sinh xem rồi sắp xếp lại sau đó mở
sách đọc và kiểm tra lại.
4.3.2.1.4. Dự đoán đúng sai (True/ False statement prediction):
Giáo viên chuẩn bị 5->6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dự
đoán đúng sai, sau đó đọc bài và kiểm tra lại.
10


4.3.2.1.5. Dự đoán mở (Open prediction):
Giáo viên chuẩn bị trước hoặc kẻ 1 bảng, điền một số thông tin vào bảng,
yêu cầu học sinh dự đoán tiếp những nội dung còn lại, sau đó đọc bài và kiểm
tra lại.
Bằng các hoạt động trước khi đọc, như vậy học sinh đã có thể hình dung
được phần nào nội dung bài khoá nhưng chưa sâu: Những thông tin trong phần
dự đoán thường là những ý chính, chung chung của bài đọc. Giáo viên không

nên đưa ra những thông tin chi tiết vì giai đoạn này chủ yếu rèn kỹ năng đọc
lướt, lấy thông tin chính (Skimming for main ideas). Lần đọc này là lần đầu của
giai đoạn trong khi đọc.
4.3.2.2. Giai đoạn trong khi đọc:
Hoạt động đầu tiên của giai đoạn này là học sinh đọc để kiểm tra thông
tin đã dự đoán ở phần trước. Giáo viên cho học sinh đối chiếu với kết quả dự
đoán và kết quả sau khi đọc lần thứ nhất. Giáo viên chữa chung cho cả lớp nếu
học sinh chưa thông thì yêu cầu học sinh đọc lại phần có câu trả lời đó để xác
định lại. Tiếp theo giáo viên đưa ra một số hoạt động để học sinh đọc bài khoá
một cách kỹ càng hơn. Đây là giai đoạn chính của việc đọc vì vậy giáo viên cần
chuẩn bị kỹ nội dung, các hoạt động cho giai đoạn này xong không nên trùng
lặp với nội dung của phần dự đoán ban đầu để tránh sự nhàm chán, và quá dễ
với học sinh gây tâm lý không tốt vì câu trả lời đã được làm rõ ở phần đầu. Sau
đây là một số hoạt động trong khi đọc:
4.3.2.2.1. Đưa ra câu trả lời (Answers given):
Example: Sau khi học sinh đọc xong lần 1 phần 1, lesson 1, Unit 7 (sách 4
tiết/tuần), page 55. Sử dụng projector tôi đưa ra một số pictures sau trên screen:

1.

2.

Tôi hỏi học sinh “How can you ask me if you want to know my favourite
sport or game in each picture. Please, raise your hand.”
One student: What’s your favourite sport (game)?
Teacher: Very good.

4.3.2.2.2. Đưa ra câu hỏi “Wh” questions:
Sử dụng “What, where, when, who, how (much, many)… để kiểm tra mức
độ đọc hiểu chi tiết của học sinh.

Example: Phần Review 1 (sách 4 tiết/tuần), part III, exercise 2, page 46.
Trong khi học sinh đọc bài text “A Summer
Camp” tôi đưa ra cho học sinh một số câu hỏi
kiểm tra như sau:
1) Where did Nam go last week?
2) How many boys in Nam’s tent?
3) Where were the boys in Nam’s tent from?
4) What did the campers do before breakfast?
11


Vậy trong quá trình đọc hiểu học sinh luôn tìm và chú ý thông tin của các
câu hỏi trên, sau khi đọc xong học sinh sẽ trả lời được câu hỏi.

4.3.2.2.3. Đưa ra nhiều lựa chọn (Multiple choice):
Giáo viên đưa ra một số câu và một số đáp án cho mỗi câu, yêu cầu học
sinh chọn đáp án đúng.
Example: Phần 1, lesson 1, Unit 1 (sách 4 tiết/tuần).

Sau khi học sinh luyện đọc xong lần 1 tôi đưa ra một số câu hỏi tìm hiểu
thông tin mức độ hiểu bài của học sinh như sau:
- How many students are there in the pictures?
a. two
b. three
c. four
d. five
- Where is Zack from?
a. Bangkok
b. Hanoi c. Kuala Lumpur d. Jakarta
- What about Lawan?

a. Vietnam
b. Thailand c. Indonesia
d. Malaysia

(Trong khi đọc học sinh sẽ tự tìm thông tin để làm bài trắc nghiệm trên)
4.3.2.2.4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap fill):
Dùng để kiểm tra hiểu từ vựng, kiểm tra hiểu ý nghĩa của câu, bài đọc. Tôi
đưa ra bài tập điền từ, yêu cầu học sinh tìm từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài.
Example: Phần 3, lesson 3, Unit 9 (sách 4 tiết/tuần), page 74.

Tôi đưa ra bài tập điền từ để tìm hiểu thông tin bài đọc như sau:
1. It was ______ last Wednesday. The students celebrated this special day.
2. The head teacher spoke to _______ the teachers for their teaching.
3. The students gave their ________ flowers and cards.
4. There were ________ activities in the classroom.
5. Teachers’ Day was an exciting and _______ day for both teachers and
students in the school.
Học sinh nếu nhớ được thông tin sẽ điền được ngay, còn nếu chưa nhớ
được các em sẽ tự tìm hiểu lại bài đọc để đưa ra từ điền đúng.
12


4.3.2.2.5. Điền vào bảng hoặc mẫu (Grids or forms):
Để kiểm tra việc hiểu ý chính, phân loại thông tin, giáo viên đưa ra một
mẫu ghi một số thông tin, yêu cầu học sinh đọc bài rồi điền câu trả lời vào mẫu
(phần còn trống). Giúp học sinh hiểu kĩ bài đọc trước khi trả lời câu hỏi như
đọc thư, bài quảng cáo, thông tin bảng,…
Example: Phần 1, exercise 3, Review 2 (sách 4 tiết/tuần), page 85.

Sau khi đọc hiểu bảng trên, học sinh sẽ tiến hành làm bài điền theo thông

tin cột cho sẵn.

4.3.2.2.6. Kết nối các câu (Matching sentences):
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và nói được nhiệm vụ cần làm. Hướng dẫn
làm việc cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thảo luận và dùng bút chì ghép các
câu ở cột trái với đáp án cột phải. Mời đại diện phát biểu đáp án, học sinh nhóm
khác nghe và cho nhận xét. Yêu cầu làm việc cặp luyện lại các lời thoại đã
ghép.
Example: Part 2, Lesson 1, Unit 9 (sách 4 tiết/tuần), page 69. Tôi đưa ra
bài tập kiểm tra lại thông tin hiểu bài của học sinh và kĩ năng đọc hiểu. (Use
projector screen)
Country
Teachers’ Day
1. Australia
a. January 16th
2. Indonesia
b. September 5th
3. Thailand
c. the last Friday of October
4. India
d. November 20th
5. Vietnam
e. Noverber 25th
Students (do on the board): 1. c
2.
3.
4.
5.
(Sau khi chữa xong học sinh luyện mẫu theo nhóm bàn)
When is Teachers’ Day in Australia?

-> It’s on …………..
4.3.2.2.7. Câu trả lời đúng sai (T/F; Y/N, right/wrong questions and
statements):
Cách thức giống như phần T/F prediction statements.
Example:

13


Để hiểu tốt bài đọc (text), tôi cho học sinh đọc, tìm hiểu câu trả lời bài tập
phần a ngay khi học sinh đọc xong lượt thứ nhất.

4.3.2.2.8. Đọc - ghép lời thoại vào tranh:
Nêu nhiệm vụ thực hiện: Làm việc theo nhóm nhỏ thảo luận hiểu về tranh
trong bài, tiếp đó thực hiện cá nhân đọc hiểu đoạn văn rồi ghép chúng sao cho
phù hợp. Yêu cầu một hoặc hai học sinh nói đáp án trước lớp, học sinh còn lại
nghe và cho nhận xét. Học sinh luyện lại bài đọc (có thể đóng vai; đàm thoại;
đọc luyện phát âm) theo cặp hoặc cá nhân (tuỳ theo mục đích bài đọc sao cho
phù hợp).
Example: Trong giờ luyện tập ôn lại kiến thức tôi đưa ra bài tập sau để
kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh.
1. What time does he get up?
He gets up at half past six.

a.

2. What does he often do after getting up?
He often brushes his teeth.
3. What does he do next?
He does morning exercise.


b.

c.

4. What does he do at seven o’clock?
He goes to school.

d.

1. …d….
2. …a….
3. …b…
4…c..
(Sau khi nhận xét kết quả gọi học sinh đọc các câu để củng cố phát âm)
4.3.2.2.9. Đọc đồng thanh:
Đọc đồng thanh thường làm lời nói chậm lại, nhưng nếu đọc được nhiều
tốc độ đọc sẽ được cải thiện, cần chú ý đến kĩ năng nối âm câu, từ. Giáo viên
cần luyện cho học sinh đọc từng câu chậm rồi đọc nhanh dần. Yêu cầu học sinh
phải đọc theo đúng tốc độ và bắt chước đúng trọng âm và ngữ điệu.
Example: Bài đọc đồng thanh dưới đây.

……
14


Trên đây là một số hoạt động quan trọng chính trong lúc đọc, các hoạt
động này chính là những cái cớ, lý do để học sinh đọc. Học sinh có thể phải
đọc kỹ bài đọc có thể phải đọc đi đọc lại bài mới có thể trả lời được đầy đủ các
câu hỏi đó như vậy mục đích chính là tạo cho mọi học sinh tham gia đọc bài

một cách tích cực, nhiệt tình,… để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá tuỳ
theo mục đích và nội dung cụ thể từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu
khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung vừa về ngôn ngữ, và điều cần lưu ý
là giáo viên phải luôn luôn ấn định thời gian cho học sinh đọc, giảm dần thời
gian đọc sao cho học sinh có thể đọc với tốc độ đọc tiếng mẹ đẻ.
4.3.2.3. Các hoạt động sau khi đọc (Post reading):
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập theo các yêu cầu và câu hỏi đọc hiểu,
giáo viên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động luyện tập đòi hỏi sự thông
hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hoá vốn kiến thức vừa nhận
đựơc qua bài đọc, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Ở giai đoạn
này có một số hoạt động như sau:
- Gap fill, role play, rewrite, retell, discussion, give comments on the
characters in the text, personlized tasks…. Hoặc cho học sinh chơi trò chơi có
liên quan đến bài đọc.
4.3.2.3.1. Gap fill:
Tương tự như giai đoạn trong khi đọc, nhưng nếu sử dụng hoạt động này ở
giai đoạn đó rồi thì bây giờ cho hoạt động khác.
4.3.2.3.2. Role play:
Phối kết hợp các kỹ năng từ đọc sang nói (Integrated skills from reading to
speaking).
Hoạt động này rất đa dạng và phong phú/ học sinh đóng vai người phỏng
vấn và người được phỏng vấn. VD: Tình huống đi xin việc, thì người phỏng
vấn phải hỏi người đi xin việc những câu hỏi có liên quan đến bản thân, đến
trình độ, nghề nghiệp,…
4.3.2.3.3. Rewrite:
Học sinh dựa vào bài đọc viết lại sang kiểu khác, ví như một bài quảng
cáo, một cuộc phỏng vấn, một kịch bản hoặc dạng Transformation…. phối kết
hợp các kỹ năng từ nói sang viết.
4.3.2.3.4. Thảo luận (Discussion):
Chuyển nội dung bài đọc sang những nội dung mang ý nghĩa thực tế, sát

với thực tế hàng ngày, gần gũi với học sinh…… và về một chủ đề nào đó.
Giáo viên đưa ra chủ đề, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm
cử một thư ký ghi lại những ý kiến sau đó trình bày trước lớp.
4.4. Tác dụng của trò chơi trong kĩ năng đọc.
Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí, không quan
trọng. Thực ra nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài
học theo một phương thức hấp dẫn học sinh. Trong hầu hết các loại hình, trò
chơi thực hiện được những chức năng của các loại bài luyện đọc kể trên, vì sử
dụng trò chơi, chúng ta có thể ôn tập và giới thiệu ngữ liệu một cách có tổ chức
và vui vẻ. Phương thức này có hiệu quả khi học từ và cấu trúc câu mới. Ngược
lại trò chơi thường có kết thúc mở (open-ended) và lấy học sinh làm trung tâm
15


hoạt động (student-centred). Có nhiều loại hình trò chơi. Một số tập trung vào
từ vựng, một số quan tâm đến cấu trúc câu,… Sau đây là một số trò chơi dùng
cho trình độ mới bắt đầu:
Bingo; Lucky number (con số may mắn); Hang out; Charades (Thể hiện
nghĩa từ bằng điệu bộ- đố chữ); Find the Match (Tìm tương đương); Guess the
word (Đoán từ); Find Hidden words (Tìm từ ẩn); Pass the card (Chuyển phiếu);
Picture game (Trò chơi vẽ tranh); Put in word-frame (Điền vào khung chữ);
Find your Partner (Tìm bạn luyện); Living Sentence or Dialogue (Tái dựng câu
hoặc đoạn hội thoại), Put words (Điền từ); Match words to pictures (Ghép từ
với tranh); Match sentences to sentences (Nối câu với câu); Make the
sentence(Đặt câu); Guessing Game (Trò chơi phán đoán); Describe the picture
(tả tranh);…
4.5. Kiểm tra khảo sát, giáo án thực nghiệm.
Hàng tháng tôi cho bài kiểm tra khảo sát để theo dõi kết quả thực
nghiệm, tôi thấy kết quả ấy được phản ánh rõ qua các bài kiểm tra đọc. Học
sinh hầu như đều đạt từ 80% trở lên. Kết quả này khác hoàn toàn so với trước

kia. Việc các em đọc hiểu tốt sẽ dẫn đến việc các em nhớ từ tốt, nói tốt, viết tốt,
nên tôi cũng không phải lo lắng nhiều trong việc rèn luyện các kĩ năng còn lại
của các em.
* Ở đây tôi đưa ra một số bài kiểm tra đọc minh họa như sau:
Question 1. Look and read. Choose the correct word and put them in the line

SPACE MAN
N.A.S.A

astronaut

dentist

moutains

brushing teeth

comic books

mechanic

1. This a favourite place to go on a picnic.
……………
2. You should do it in the morning and before going to bed.
……………
3. This man repairs cars and machines.
……………
4. I will be this because I want to fly into space.
……………
Question 2. Read and colour. Insert the missing words in the numbered gaps.

Mrs Jones at work
Mrs Jones is an (1) a__ __ __ __ __ __ __ __. She works in
a building company. She’s got a good job. She’s in her (2) o
_ _ _ _ _ now. She’s wearing an orange blouse and an
orange skirt. She’s sitting at a green table and a there’s a
green lamp in front of her.

16


Question 3. Read and write ONE or more WORDS in each gap to
complete the sentences
The animal show
Time Location
Animals
Bears
Seals
Monkeys
7.00circus
bulky
funny
clever
9.00
played with the rode the bikes,
did the boxing
balls
played the drums
1. We went to the ____________________ to see the animal show.
2. The animal show lasted ________________ hours .
3. We liked the seals because they _______________________ .

4. The monkeys ________________________________.
Question 4. Look and read. Choose the correct words and write in the box.
I love (0) learning languages. Of course, I love learning English the
most because it is an (1) _____________ language and it is very useful for my
life. At school we (2) ________ listening, speaking, reading and writing. At
home we (3) ________________ and play language games . We sometimes
have English speaking festivals on
New Year’s Eve and
(4)__________________. On this occasion we speak, sing and perform funny
plays in English. It’s very interesting.

Teacher’s Day

speaking

do homework

playing games

crosswords

reading

practise

international

join Children’s Day
* Giáo án minh họa.


UNIT 6: A VISIT TO THE ZOO
LESSON 3: - Period: 38: Part 3,4,5
Time: 40'
A. Aims: By the end of the lesson, sts will be able to:
- ask and answer questions about what one saw at an animal show.
- read an animal story and write in the speech bubbles.
B. Language focus:
* Vocabularies: burning hoop, wake sb up, catch, beg, never, forget…
* Pronunciation:
* Structure: What did you see at the animal show?
17


I/We saw + a(an) animal(s) + V-ing…
C. Teaching aids:
Teaching plan, English 5, workbook, pictures, chalk, board, textbook, .…
D. Teaching procedure: 40’
I - Class organization:
- Greeting
- Checking attendance
II - New lesson:
Time
Teacher’s Activities
Student’s Activities
5’ 1.Warm up.
T-WC
- Brainstorming
Team - Individual
- Divide the class into 3 teams.
lion

giraffe
Animals at an
monkey
tiger
animal show
monkey
- Find the winner and reward.
...
8’ 2. Read and number the pictures
- set the sense
- present new vocabulary:
- Sts listen, listen and
wake/ woke: đánh thức // catch/ caught: bắt
repeat, listen in chorus,
beg/ begged: xin //forget: tha thứ
individual and take
too small: quá nhỏ// never: chưa từng
notes
net: mạng lưới
- T reads the story.
- T reads each line and let Ss repeat.
Listen
- T points to each picture, elicit Ss’ answers to Listen and repeat.
guess what it indicates.
- Ask Ss to read in silent and do the task
individually.
Read and number
- Have Ss share their answers.
share
- Give feedback and correct:

Check
Key: 1d, 2e, 3b, 4f, 5c, 6c
- Check the results and give good marks.
15’ 3. Read the passage again and write in the
speech bubbles.
- Look at the pictures
- Tell Sts to look at the pictures and guess
and answer.
what each animal would say:
-Have Sts read the story again, underline each - read the story and
underline each saying.
saying to the corresponding picture.
- Ss pay attention to “...”
- Give examples.
Do the task
- Have Ss do the task individually first and
individually and in
then share.
pairs.
- Give feedback and correct.
18


10’

3’

4. Fun time.
- Ask sts to open their page 51 and introduce
the game “ guessing”. Guide the rules of this

game.
- Help sts understand activities of this part.
- Ask sts to take notes about the animals they
want the others guess.
- Call on some Sts.
- give feedback and correct.
- Compliment.
5. Home-link.
- Review the content of lesson .
- Ask sts to practice further more at home.

- Listen
-ask notes
- play the game

- Listen and remember
- Get some advice

5. Kết quả đạt được.
Sau khi khảo sát Tiếng Anh đầu năm tôi đã bắt tay vào nghiên cứu và rèn
kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5, cách thức giảng dạy phù hợp mục tiêu, linh
động, hiệu quả có sáng tạo. Hàng tháng tôi cho khảo sát kết quả và điều chỉnh
giảng dạy sao cho hợp lý. Sau một học kì áp dụng những phương pháp trên tôi
đã thu được khá nhiều thành quả. Học sinh yêu thích và ham học môn Tiếng
Anh hơn trước. Học sinh nhớ được bài đọc dễ dàng hơn, khả năng đọc cũng tốt
hơn và đọc trôi chảy hơn. Học sinh dễ đọc và nhớ lâu hơn trước. Kết quả thu
được gần đây phản ánh rõ qua bài kiểm tra học kì 1 như sau:

Giỏi
Khá

T.bình
Yếu
KQ khảo sát
Lớp
học kì 1
%
số SL % SL % SL % SL
5A
34 33 97,0 1 2,9
(thực nghiệm)
2014-2015
5B
34 24 70,6 7 20,6 3 8,8
(đối chứng)
Sau khi khảo sát tôi đưa ra so sánh với tháng đầu năm trước khi thực
nghiệm.

Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
KQ khảo sát
Lớp
đầu năm
%
số SL % SL % SL % SL
5A
34
20 58,8 7 20,6 7 20,6
2014-2015

5B
34
19 55,9 5 14,7 10 29,4
Nhìn vào 2 bảng trên tôi thấy kết quả có tỉ lệ khá giỏi sau khi thực nghiệm
có khả quan, cao hơn nhiều so với đầu năm trong lớp thực nghiệm. Mặc dù đạt
được kết quả như trên nhưng tôi chưa hài lòng (vì trong các lớp còn có nhiều
em chậm nhận thức, lười suy nghĩ,…). Tôi thấy khả năng của sáng kiến nếu áp
dụng tốt, ở một điều kiện thuận lợi và môi trường tốt chúng ta sẽ thu được một
kết quả khá cao trong tỉ lệ khá giỏi. Đó là điều tôi muốn các đồng nghiệp cùng
tôi tiếp tục khẳng định kết quả nghiên cứu của sáng kiến trong quá trình giảng
dạy. Năm nay tôi có học sinh đạt giải Olympic Tiếng Anh cấp thị xã và đang
tiếp tục dự thi cấp tỉnh.
19


6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để việc áp dụng kinh nghiệm dạy kĩ năng đọc bộ môn Tiếng Anh có
hiệu quả, tôi thấy cần phải có các điều kiện sau:
- Nhà trường cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anh
như: Mua sắm thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng casette, sách tham
khảo cho giáo viên, phòng chuyên dạy Tiếng Anh cho học sinh khối 3,4,5 theo
chương trình quy định của BGD&ĐT với trang thiết bị tương đối hiện đại, cung
cấp đủ thời gian theo yêu cầu của chương trình.
- Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phương pháp
mới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt các đối
tượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp (đọc
tốt sẽ phát âm tốt, đọc chuẩn trong tình huống giao tiếp sẽ giỏi), học sinh là chủ
thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập.
Giáo viên đầu tư thời gian để nghiên cứu bài dạy của từng dạng bài đọc.
Nắm chắc được các phương pháp dạy đọc cho học sinh Tiểu học. Nắm chắc

từng đối tượng, lứa tuổi học sinh để có phương tiện dạy hợp lý, tạo cho học
sinh có hứng thú khi học Tiếng Anh…. Khuyến khích học sinh tự đọc, học bài
ở nhà và hăng say đọc bài trên lớp.
- Học sinh phải có đủ sách giáo khoa, tích cực hơn nữa trong việc rèn
luyện đọc ở nhà và các kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, nắm rõ mục tiêu ngoại
ngữ, có ý trí tự học cao.
Ngoài ra quá trình dạy học ngoại ngữ rất cần có điều kiện cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học tốt. Số lượng không quá cao. Khoảng 20-25 em/lớp.

20


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Sáng kiến bước đầu đã đạt được hiệu quả trong dạy kĩ năng đọc cho học
sinh. Nếu được áp dụng tốt và đều đặn nó sẽ giúp học sinh phát triển một cách
toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trong trường tiểu học, đặc biệt là
những vùng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu vùng xa, nhà trường phải hết
sức tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên về mọi trang thiết bị dạy và học.
Để đạt được chất lượng cao trong quá trình dạy kĩ năng đọc môn Tiếng
Anh thì người giáo viên cần năng động, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức của
từng bài dạy. Ngoài ra giúp học sinh hăng say tìm tòi học tập ngoại ngữ, chịu
đọc, chịu giao tiếp ở mọi nơi, mọi lúc. Muốn đạt được kết quả đó và phù hợp
với từng đối tượng học sinh thì người giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
- Nắm vững đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học: Hiếu động, ham hiểu biết
và tư duy còn trực quan cụ thể. Từ đó có phương pháp dạy thích hợp theo từng
bài học (nhất là kĩ năng đọc).
- Nắm vững mục tiêu của từng bài, yêu cầu cơ bản của kĩ năng đọc.
- Lựa chọn phương pháp dạy đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh, và
đúng với chương trình cơ bản của từng lớp. Cần có biện pháp giúp đỡ học sinh

yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động đọc một cách
tích cực, chủ động. Người giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy
đọc để thu hút học sinh.
- Để việc dạy kĩ năng đọc trong Tiếng Anh đảm bảo tính khoa học, tính
chính xác, tính sư phạm và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo
bạn bè. Từ đó rút ra cách dạy đọc phù hợp.
Nói chung, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy đọc
phù hợp, nhiều hoạt động cho tiết giảng, tạo hứng thú say mê đọc bài của học
sinh, giúp học sinh tự tìm ra cho mình một phương pháp đọc hữu hiệu nhất,
nắm bắt nhanh, nhớ lâu để có thể sử dụng Tiếng Anh trong nhiều tình huống,
trong những ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống.
2. Khuyến nghị.
* Đối với nhà trường:
- Cần mua sắm trang thiết bị cho công tác giảng dạy như đài cassette,
băng, đĩa hình học Tiếng Anh, máy thu, máy ghi âm, máy chiếu điện tử, …
- Các phương tiện trợ giúp cho môn học Tiếng Anh như: tranh hình, mô
hình có gắn mỗi bộ phận bằng Tiếng Anh,…
- Cần để cho giáo viên Tiếng Anh có một tâm lý thoải mái trong khi giảng
dạy bộ môn này có vậy mới đạt hiệu quả tốt...
* Đối với Phòng giáo dục:
- Cần quan tâm sâu sát hơn đến bộ môn Tiếng Anh, mời các chuyên viên
có giầu kinh nghiệm trong việc giảng dạy Tiếng Anh để bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên ngoại ngữ trong thị xã.
21


- Tham mưu với UBND thị xã Chí Linh cho loại hình ngoại ngữ bậc tiểu
học vào biên chế, giáo viên sẽ yên tâm công tác, tận tâm tận lực giúp cho học

sinh địa bàn thị xã ngày một phát triển với tri thức tốt nhất từng bước đi lên.
- Cần có nhiều các chuyên đề hội thảo, hoạt động ngoại khoá ngoại ngữ
trong thị xã; Có các buổi giao lưu học hỏi giữa các trường; Tổ chức các hội thi
ngoại ngữ Nghe - Nói - Đọc - Viết cho học sinh (Sẽ giúp giáo viên và học sinh
giữa các trường có thêm kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, bồi bổ kiến thức, trau
dồi thường xuyên. Mục đích nâng cao, phát triển trí tuệ, chất lượng dồi dào
hơn,…).
Tháng 3 năm 2015

22


MỤC LỤC
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
3. Nội dung sáng kiến.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng

2
2

3
3
3

kiến.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
3. Thực trạng.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1. Tìm hiểu các loại hình bài đọc.
4.1.1. Đọc to và đọc thầm:
4.1.2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp: (Intensive reading,
Extensive reading)
4.2. Kĩ năng đọc.
4.3. Phương pháp dạy bài khóa.
4.3.1. Tiến trình dạy một bài khóa.
4.3.2. Các hoạt động cho mỗi bài dạy:
4.3.2.1. Giai đoạn trước khi đọc:
4.3.2.2. Giai đoạn trong khi đọc:
4.3.2.3. Các hoạt động sau khi đọc (Post reading):
4.4. Tác dụng của trò chơi trong kĩ năng đọc.
4.5. Kiểm tra khảo sát, giáo án thực nghiệm.
5. Kết quả đạt được.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

4

4
6
7
7
7
8
9
9
9
10
10
11
15
15
16
19
20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

21
21
21

1. Kết luận.
2. Khuyến nghị.

23




×