NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong dạy học Tiếng Việt phân
môn Tập làm văn.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Mạc Thị Hương
- Ngày tháng/năm /sinh:
Nam (nữ): Nữ
09- 06 - 1970
- Trình độ chuyên môn: Đại học - Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục Tiểu học
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Đồng Lạc-thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 0912234732
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Lạc- thị xã Chí linh- tỉnh Hải Dương
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Đồng Lạc - thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03203888079
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :
- Trường Tiểu học Đồng Lạc – thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại : 03203888079
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp
dụng với tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc với những điều kiện cơ bản
tối thiểu về cơ sở vật chất và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Từ những vấn đề cấp thiết phải đổi mới giáo dục đặc biệt là giáo dục
phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQTW trong việc“ nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài”, từ những thực trạng việc dạy học phân môn Tập làm
văn miêu tả lớp 4 hiện nay đó là giáo viên cảm thấy rất khó khăn để dạy học
sinh viết được một bài văn hay, học sinh viết văn một cách thụ động, xáo rỗng
do không biết cách là một bài văn như thế nào. Với mong muốn được bồi
dưỡng cho tâm hồn các em những tình cảm đẹp đẽ, những rung động sâu sắc
trước cái đẹp trong cuộc sống để các em có thể đưa những cảm nhận từ thực tế
bước vào văn học và cho ra đời những sản phẩm chất lượng là các bài văn viết
có hình ảnh sống động, cảm xúc chân thành với nội dung rõ ràng, bố cục đầy
đủ, ... từ đó góp phần tạo nên những con người mới phát triển toàn diện về đạô
đức và trí tuệ, tôi đã đi sâu tìm hiểu một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Từ cơ sở đó tôi đã tiến hành
nghiên cứu viết và hoàn thành sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4”
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện áp dụng:
- Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc với
những điều kiện cơ bản và tối thiểu về cơ sở vật chất và chuyên môn theo quy
định của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Giáo viên phải là người thực sự có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.
2.2.Thời gian áp dụng sáng kiến: áp dụng các năm học với chương trình sách
giáo khoa đang hiện hành khi thời điểm học sinh học đến thể loại văn miêu tả.
2.3.Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy và học sinh lớp 4.
3. Nội dung sáng kiến.
+ Nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4” trình bày những vấn đề trọng
tâm về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn Tập làm văn thể
2
loại miêu tả cho học sinh lớp 4. Đó là những cơ sở lí luận, tình hình thực trạng
dạy học văn miêu tả lớp 4 hiện nay từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp
thực hiện trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm
văn lớp 4 thể loại văn miêu tả. Trong sáng kiến cũng trình bày một số kết quả
cụ thể đã đạt được khi áp dụng sáng kiến vào thực tế, những giá trị lợi ích mà
sáng kiến đã mang lại. Nội dung trình bày cũng nêu rõ điều kiện áp dụng của
sáng kiến, những đề xuất, kiến nghị với các cấp trong việc chỉ đạo cũng như
thực hiện dạy học phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả sao cho đạt kết
quả.
+ Những biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn
miêu tả lớp 4 trong sáng kiến được trình bày theo từng bước các kĩ năng cơ
bản mà học sinh phải thực hiện khi học làm bài văn miêu tả song được trình
bày một cách tổng hợp và hệ thống tất cả ba kiểu bài văn miêu tả trong chương
trình lớp 4 chứ không chia nhỏ theo từng kiểu bài. Ngoài việc hướng dẫn học
sinh những kĩ năng theo yêu cầu tối thiểu của bài học trong chương trình tôi đã
nghiên cứu và đưa thêm vào một số biện pháp giúp học sinh có thể dễ dàng
vận dụng viết tốt bài văn miêu tả như: tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi kiểu
bài, hướng dẫn học sinh áp dụng các biện pháp nghệ thuật trong viết, cách bộc
lộ cảm xúc tự nhiên, cách gắn kết các đoạn văn thành một bài văn chặt chẽ
lôgíc. Đó chính là một số điểm mới của sáng kiến.
+ Khả năng áp dụng sáng kiến tương đối cao. Những biện pháp trình bày
trong sáng kiến đều dễ dàng thực hiện đối với giáo viên và học sinh không
những thực hiện được trong các tiết dạy học Tập làm văn mà còn thực hiện
trong những tiết Tập đọc, Luyện từ và câu( phục vụ cho việc tích lũy làm giàu
vốn từ ngữ, học các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả, ...). Có thể thực hiện ở
mọi lúc, mọi nơi có đối tượng miêu tả( để quan sát đối tượng, tìm cảm xúc khi
miêu tả, ...)
+ Những biện pháp được trình bày với việc áp dụng dễ dàng, không đòi
hỏi cao, không mất nhiều công sức, không tốn kém về kinh tế nhưng đã mang
lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy học: chất lượng các bài văn miêu tả của
3
các em học sinh lớp 4 được nâng lên rõ rệt. Nó giúp cho người làm công tác
giáo dục nói chung và người giáo viên trực tiếp dạy học sinh nói riêng có biện
pháp và cách thức dạy học sinh phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục hiện
nay, nâng cao hiệu quả công tác góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo
dục đề ra.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Những biện pháp đã nghiên cứu và trình bày trong sáng kiến được đúc
rút từ việc nghiên cứu lí luận và thực tế dạy học của bản thân. Khi áp dụng
những biện pháp đó trong dạy học đã thu được kết quả khả quan: giáo viên dễ
dàng và hứng thú và thoải mái hơn trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện
yêu cầu môn học, học sinh yêu thích môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả.
Những bài văn của các em ngày càng tiến bộ từ cách trình bày, bố cục bài văn
cho đến nội dung, cách diễn đạt cũng như bộc lộ cảm xúc trong khi miêu tả.
Những điều đó đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp thực hiện đã
trình bày trong sáng kiến.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình sách giáo khoa
theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độ
chuẩn theo quy định.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như lớp học, sách giáo khoa, sách tham
khảo cho giáo viên, học sinh.
- Các đồng chí giáo viên cần:
+ Nắm vững mục tiêu và nội dung chương trình dạy học môn Tập làm
văn miêu tả lớp 4.
+ Luôn cố gắng trau dồi, bồi dưỡng kiến thức đặc biệt là các kiến thức
về văn học, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể tự
tin, chủ động trong việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức.
+Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sáng tạo trong công
việc, không ngại khó, dám nghĩ dám làm, không vận dụng máy móc, không
phụ thuộc vào các tài liệu cho sẵn, không áp đặt kiến thức đối với học sinh.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo
tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW và những nhận định chung về đổi mới
của ngành giáo dục.
Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong nghị quyết đã nêu rõ “Phát
triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.”
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
- Để thực hiện được mục tiêu giáo dục cần phải đổi mới và điều chỉnh
nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài
hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo
dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo
dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập
trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc,
tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác5
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
1.2.Xuất phát từ thực tế việc dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4.
Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả.
Ngay từ lớp 2 và lớp 3 các em đã được làm quen với thể loại văn này khi được
tập quan sát và trả lời câu hỏi- đó là những dạng bài đơn giản để cho học sinh
tiếp cận dần với thể loại văn này. Lên lớp 4 các em phải hiểu rõ thế nào là
miêu tả, chính thức thực hành và đi sâu vào thể loại văn này một cách hệ thống
và bài bản. Các em phải học cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết các đoạn văn
và liên kết thành một bài văn hoàn chỉnh đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết bài
với các đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Đó là các kiểu bài miêu tả
đồ vật, cây cối và con vật.
Qua nhiều năm dạy học lớp 4 tôi nhận thấy mặc dù đối tượng miêu tả là
những sự vật rất gần gũi, thân thuộc với các em như đồ dùng học tập, cây cối
xung quanh, những con vật có thể do chính tay các em chăm sóc hàng ngày
nhưng để đưa chúng từ cuộc sống vào văn chương thì quả là một điều vô cùng
khó khăn đối với các em. Những bài văn miêu tả của các em thường khô khan,
thiếu hình ảnh, cảm xúc nhạt nhòa thậm chí là gò ép hoặc sáo rỗng, nhiều bài
văn thiên về kể lể, lan man thiếu trọng tâm. Việc những bài văn của các em
chất lượng chưa cao như vậy là do sự tập trung quan sát và chú ý vào đối
tượng chưa tinh tế, còn hời hợt, do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khả
năng diễn đạt hạn chế, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả và
quan trọng là ở các lớp dưới các em mới chỉ biết viết một đoạn văn chứ chưa
hình dung và khái niệm để viết một bài văn hoàn chỉnh có bố cục đầy đủ, rõ
ràng.
Xuất phát từ những vấn đề trình bày ở trên, qua quá trình nghiên cứu và
6
vận dụng có kết quả tôi đã viết và hoàn thành sáng kiến “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4” với mong muốn
góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn nói
chung và dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nói riêng.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Theo tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học thì phân môn
Tập làm văn có vị trí vô cùng đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi
vì: Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến
thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác như Học vần,
Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. Thứ hai, phân môn
Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt
không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành
một công cụ để giao tiếp. Như vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục
tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử
dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
Cũng theo tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đã xác
định: Nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra
các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy
định. Nói cách khác, nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát
triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được
phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển
khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Nhiệm vụ của phân
môn Tập làm văn là cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành,
phát triển ở các em những kĩ năng này.
Phân môn Tập làm văn còn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng quan sát, diễn đạt một cách có hình ảnh, ...
Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập
làm văn đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học
sinh.
Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng: từ óc
7
quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được
đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhân
vật trong bài văn. Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển
trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn...Quá trình sản sinh văn bản
cũng giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích , tổng hợp, lựa chọn.
Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy
cách cư xử đối với mọi người như lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn
cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm
văn tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, con người và vạn vật xung quanh như: từ một cơn mưa, một buổi sáng
đẹp trời, một em bé bị ngã, một phụ nữ đang gặp khó khăn đến một con gà
trống, một đồ vật đã từng gắn bó.... Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em
sẽ được hình thành và phát triển.
3. Thực trạng của việc dạy- học tập làm văn miêu tả lớp 4.
Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học văn miêu tả của giáo viên và học
sinh lớp 4 hiện nay, tôi đã tiến hành việc điều tra đối với giáo viên trực tiếp
giảng dạy và học sinh, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
trong dạy học đối với thể loại văn miêu tả ở lớp 4.
3.1. Điều tra giáo viên và khảo sát học sinh.
3.1.1. Điều tra giáo viên.
Để điều tra giáo viên về việc dạy văn miêu tả ở lớp 4 tôi đã tiến hành hai
công việc.
- Gặp gỡ và trao đổi giáo viên đã và đang dạy học dạy học sinh lớp 4
theo chương trình sách giáo khoa hiện hành. Qua trao đổi một số vấn đề liên
quan đến việc dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4 đa số các ý kiến của giáo
viên đều cho rằng: Đây là một phân môn khó dạy, thể loại và kiểu bài khó dạy
đặc biệt là đối với học sinh lớp 4. Nhiều giáo viên có tâm lí ngại dạy và cho
học sinh tự học cách viết từ những bài văn mẫu, thậm chí chép hoặc thuộc văn
mẫu.
- Tiến hành dự một số tiết dạy của giáo viên. Qua dự giờ tôi nhận thấy:
8
giáo viên đều có sự chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, giảng dạy hệ thống và
chính xác kiến thức của bài, học sinh hoàn thành các yêu cầu của tiết học.
Song một hạn chế lớn nhất của các tiết dạy là giáo viên phụ thuộc nhiều vào
sách giáo khoa, sách giáo viên, chưa mạnh dạn đưa ra các biện pháp cải tiến
bài dạy, chưa linh hoạt trong nhận xét và hướng dẫn học sinh dẫn tới: kết quả
bài của của học sinh nặng về khuôn mẫu, thiếu tính sáng tạo, cảm xúc gò ép,
thiếu tự nhiên.
3.1.2. Điều tra học sinh.
Để điều tra việc học văn miêu tả của các em học sinh lớp 4 tôi đã tiến
hành hai việc.
- Thứ nhất: Cho 60 học sinh khối 4 của trường điền vào phiếu điều tra
với nội dung sau:
Phiếu điều tra
Em hãy đánh dấu X vào ô trống theo suy nghĩ của em:
Câu 1. Em cảm thấy học văn miêu tả như thế nào?
Dễ
Bình thường
Khó
Câu 2. Em có thích học văn miêu tả không?
Thích
Bình thường
Không thích
Kết quả thu được:
Câu 1. Em cảm thấy học văn miêu tả như thế nào?
Dễ
Bình thường
11 em = 18,3 %
20 em = 33,3 %
Câu 2. Em có thích học văn miêu tả không?
Khó
29 em = 48, 33 %
Thích
Bình thường
Không thích
32 em = 53,33%
14 em = 23,33 %
14 em = 23,33%
- Thứ hai: Khảo sát số học sinh 2 lớp ( 4A: Lớp đối chứng ; lớp 4B: Lớp thực
nghiệm) thực hiện đề bài sau: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ
chơi em thích.(Thời gian 30 phút)
- Thời điểm khảo sát: tuần 16 năm học 2014- 2015( học sinh học kiểu bài đầu
tiên của văn miêu tả: tả đồ vật)
9
Kết quả thu được như sau:
Lớp
4A
4B
Số
Hoàn thành
Điểm 9-10 Điểm 7-8
học
SL %
SL %
sinh
29
3
10,4 12
41,4
30
4
13,33 12
40,0
3.2 Kết luận về thực trạng
Chưa hoàn thành
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
SL %
SL %
SL %
9
31,0 5
17,2 0
0
10
33,33 4
13,33 0
0
Qua việc điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh cùng với việc khảo sát
thực tế bài làm của học sinh tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy- học môn
Tập làm văn loại bài văn miêu tả ở lớp 4 hiện nay là:
Về việc dạy của giáo viên:
- Đa số giáo viên đều rằng đó là môn học khó, mang tính trừu tượng và sáng
tạo cao không giống các môn học đã có sẵn kiến thức và đáp án chuẩn như
môn Toán, Tập đọc, Luyện từ và câu, ...
- Khi dạy các tiết Tập làm văn trong chương trình phần lớn giáo viên chỉ dạy
dập khuôn theo sách giáo khoa và theo hướng dẫn từ sách giáo viên, ít có sáng
tạo, linh hoạt trong khi dạy, chưa có những phương pháp để khơi dậy niềm
hứng thú của học sinh với môn học này.
- Việc hướng dẫn học sinh biết sử dụng những biện pháp nghệ thuật cũng như
thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thực trong viết văn của hầu hết giáo viên còn
rất lúng túng và hạn chế dẫn tới các bài viết của học sinh đều có cách thể hiện
tình cảm và thái độ na ná như nhau vì thế trở nên gò ép, hời hợt và sáo rỗng.
Về việc học của học sinh
* Qua điều tra có tới hơn 48% các em học sinh có ý kiến đây là môn học
khó. Song không phải vì vậy mà các em không thích học, theo số liệu điều tra
thì có tới gần 80% các em có thái độ thích và bình thường đối với môn học
này. Chỉ có khoảng 23,3% em không thích và trên thực tế tìm hiểu thì những
em này là những em chưa thực sự có ý thức cao trong học tập ở tất cả các môn
học khác chứ không riêng môn tập làm văn. Như vậy đại đa số các em học sinh
vẫn cảm thấy yêu thích môn học này.
10
* Về bài khảo sát: Theo số liệu thống kê thì rất ít em chất lượng bai flàm
tốt(chỉ khoảng 11,7% em hoàn thành đạt điểm 9-10), số học sinh còn lại bị
mắc một trong số những lỗi sau:
- Hình thức: Chưa biết trình bày bài văn theo đúng bố cục: mở bài, thân bài,
kết mà viết cả bài thành một đoạn văn. Có bài văn còn thiếu mở bài, có bài
thiếu kết bài. Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả dẫn tới sai lệch ý cần
diễn đạt.
- Nội dung, cách sắp xếp ý và diễn đạt:
+ Nội dung chưa đầy đủ, chưa đủ các ý: có bài thiếu phần giới thiệu, có
bài thiếu phần kết bài, có bài thiếu phần tả bao quát hoặc tả các bộ phận chưa
rõ ràng...
+ Việc sắp xếp các ý còn lộn xộn: có em chưa tả bao quát đã vào tả chi
tiết ngay, có em đang tả chi tiết từng bộ phận “ bất ngờ” chuyển sang tả bao
quát rồi lại tiếp tục tả chi tiết một cách rất ngẫu hứng, có em đang tả các bộ
phận bên trong đồ vật chợt nhớ ra một bộ phận nào đó ở bên ngoài bèn tả luôn
bộ phận đó rồi mới lại tả tiếp các bộ phận bên trong một cách rất “ hồn nhiên”.
Cách viết theo kiểu “ bản năng” đó đã khiến bài viết của các em trở nên lủng
củng và lộn xộn, không liền mạch.
+ Cách diễn đạt của đa số các em còn rất hạn chế do cách dùng từ chưa
chính xác, sử dụng từ ngữ chưa linh hoạt. Dùng từ lặp lại nhiều, nhiều em còn
trình bày theo kiểu liệt kê như:
“ Ngăn bé em đựng hộp bút, hộp phấn.
Ngăn thứ hai em đựng sách
Ngăn thứ ba em đựng bảng và bài kiểm tra.”
Cách trình bày như vậy khiến cho bài văn của các em chuyển từ miêu tả sang
kể lể.
+ Một số em còn sao chép nguyên bài văn mẫu từ các tài liệu có sẵn.
* Sử dụng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc khi miêu tả: Đa số các em chưa
11
biết sử dụng nghệ thuật trong viết bài. Việc bộc lộ cảm xúc còn mang tính dập
khuôn, đồng loạt một cách thiếu tự nhiên, thiếu chân thực nên bài văn khô
khan, sáo rỗng thiếu tính thuyết phục.
3.3. Nguyên nhân của thực trạng.
- Do phần lớn tâm lí giáo viên ngại thay đổi, thường chọn giải pháp an
toàn là dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên, chưa linh hoạt mạnh dạn trong
đổi mới phương pháp dạy học.
- Do môn học mang tính sáng tạo cao, kiến thức rộng song trình độ một
số giáo viên còn hạn chế nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của môn học
đặt ra.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với việc dạy Tập làm văn nên
chưa cố gắng học hỏi, trau dồi kiên thức, tìm tòi những phương pháp mới trong
việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh.
- Do điều kiện môi trường sống ở vùng nông thôn xa trung tâm nên vốn
từ ngữ của học sinh còn nghèo nàn, ít ỏi, khả năng vận dụng từ ngữ chưa linh
hoạt.
- Việc quan sát sự vật để miêu tả còn hời hợt, thiếu tinh tế.
- Một số em chưa hiểu rõ về đặc điểm của thể loại văn miêu tả nên
thường nhầm sang kể.
- Do các em mới từ lớp 3 chuyển lên lớp 4 nên dẫn tới một số em chưa
nắm vững cấu tạo và cách trình bày theo đúng bố cục của bài văn.
- Do không nắm vững các quy tắc chính tả và cũng một phần ảnh hưởng
của phương ngữ nên học sinh còn nhầm lẫn nhiều phụ âm đầu như l/n; tr/ch;
s/x.
- Vì đa số các em đều là con em nông dân ít được tiếp cận với sách báo,
những tài liệu mang tính nghệ thuật nên việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật
để miêu tả còn rất hạn chế.
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng cũng như các nguyên nhân của thực
trạng việc dạy học văn miêu tả lớp 4, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu
tham khảo và thực dạy, trong những năm học gần đây tôi đã mạnh dạn tiến
12
hành áp dụng một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học thể
loại văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
4. Các giải pháp thực hiện.
Văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết( 7 tiết ở học kì I, 23 tiết ở
học kì II). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả? ( tuần 14) giúp học sinh có khái
niệm về miêu tả nới chung, các em lần lượt đi sâu vào từng kiểu bài cụ thể:
miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật.
Trong mỗi kiểu bài nói trên, học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng cơ
bản: quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, xây dựng
đoạn văn và bài văn miêu tả. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2,
lớp 3( nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4 đã bắt đầu được học một
cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3
phần: mở bài, thân bài, kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, giáo viên
vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói
chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (đồ
vật, cây cối, con vật) để học sinh có thể thực hiện viết đúng và tốt mỗi bài văn
theo đề bài đã cho.
Trong cuộc sống, các em gặp nhiều người, nhiều cảnh vật, con vật khác
nhau, chúng đều có thể trở thành đối tượng miêu tả của mình. Mỗi đối tượng
này đều có những nét khác nhau. Vì vậy, khi miêu tả, giáo viên cần lưu ý các
em cần nắm những nét riêng khác biệt này để viết được những bài văn vừa
mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có cái riêng của đối tượng
miêu tả. Muốn như vậy học sinh cần phải nắm được đặc điểm của từng kiểu
bài văn miêu tả.
4.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của ba kiểu bài văn miêu
tả lớp 4.(Dựa theo tài liệu Tiếng Việt nâng cao lớp 4 do Giáo sư TS Lê Phương
Nga chủ biên)
4.1.1. Đặc điểm của bài văn miêu tả đồ vật.
Đối tượng của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 là những vật các em thường
thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở thành
13
thân thiết với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển sách, cặp sách, cái
bàn hay các đồ chơi như búp bê, gấu bông, xếp hình,... Chúng là những vật vô
tri vô giác nhưng vẫn gần gũi và có ích đối với các em.
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng và kích thước, chất liệu, màu sắc ... cụ
thể như: chiếc thước vuông, bằng nhựa trong; cái bút chì tròn, vỏ ngoài bằng
gỗ, sơn màu vàng tươi, .... Cần lưu ý các em miêu tả những đặc điểm này trong
bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em chỉ cần tập trung
miêu tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để
phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Ví dụ bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư ( Tiết Tập làm văn: Luyện tập
miêu tả đồ vật- Tiếng Việt lớp 4- tập 1 trang 150), sau khi cho học sinh thực
hiện phần trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, GV cho học sinh nhận xét và rút
ra kết luận: chiếc xe đạp có rất nhiều bộ phận như: khung, vành, bánh, ghi
đông, yên, xích, líp, ... nhưng tác giả không tả tất cả các bộ phận ấy mà chỉ tập
trung tả vành xe, tay cầm và một số phụ kiện trang trí cho tay cầm. Song chỉ
cần từng ấy thôi người đọc và nghe đã hình dung ra một chiếc xe đạp rất đẹp,
rất mới, rất chắc chắn và chạy sẽ rất bon và êm vì“ vành láng bóng, khi chú
ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro nghe thật êm tai.”
Đồ vật thường gắn liền với đời sống con người nên khi miêu tả phải nói
được công dụng, ích lợi của đồ vật, cũng như tình cảm của con người đối với
nó. Ví dụ: “ Đã mấy tháng rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Bút cùng em
làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân cày trên đồng
ruộng” ( theo Nguyễn Văn Khiêm - Tiếng Việt 4 tập 1- trang 170)
4.1.2. Đặc điểm của bài văn miêu tả cây cối.
Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em.
Đó có thể là cây hoa ( hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, ...), cây cảnh( cây xương
rồng, cây vạn niên thanh, cây si, cây tùng...), cây bóng mát ( cây bàng, cây
đa,...), cây lấy gỗ( cây sà cừ, bạch đàn...), cây ăn quả( cam, vải, xoài,...) Chúng
đều là những cây có ích và gần gũi thân thiết với con người.
Mỗi loại cây đều có một đặc điểm, hình dáng, lợi ích khác nhau. Vì vậy
14
khi miêu tả, giáo viên phải chú ý các em làm nổi bật các đặc điểm này. Cây lấy
hoa cần tập trung tả màu sắc, hương của hoa, cây ăn quả tập trung tả hình
dáng, màu sắc, hương vị của quả, cây bóng mát cần tập trung tả tán, lá cây, .....
Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên. Cảnh vật thiên
nhiên ấy làm “nền” cho cây cối và nhờ vậy mà nó giúp cho cây đẹp hơn, sinh
động hơn, gần gũi. Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng với việc miêu tả cảnh
xung quanh như mây trời, chim chóc, đình chùa, hồ ao và cả con người.
Ví dụ: “ Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu
những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót” ( Theo Vũ Tú Nam- Tiếng Việt 4
tập 2- trang 32), hay “ Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn
vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi.”
( Theo Nguyên Hồng- Tiếng Việt 4 tập 2- trang 31).
Mỗi loại cây dù nhỏ bé cũng có một ích lợi cho đời sống, vì thế khi miêu
tả cần lưu ý các em đừng quên nói về lợi ích của chúng cũng như tình cảm yêu
mến gắn bó của mình đối với từng cây.
Ví dụ: “ Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào
với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người
miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.
Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng
chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng chừng trời ấy mà
biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những
cây trám đen ở đầu bản.”( Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang – Tiếng Việt 4 tập
2- trang 53)
4.1.3. Đặc điểm của bài văn miêu tả loại vật.
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũi
với các em như con chó, con mèo, con gà, con vịt, ... Có khi chỉ yêu cầu tả một
con, có khi lại tả cả bầy, đàn. Mỗi loài vật đều có đặc điểm tiêu biểu cho loài,
mỗi con vật lại có những những đặc điểm riêng khác với loài của chúng. Chính
vì vậy, khi miêu ta phải lấy cái đặc điểm nổi bật nhất cũng như không thể bỏ
qua những đặc trưng của cá thể như màu sắc, vóc dáng, thói quen, ...
15
Những con vật được miêu tả là những con vật thân thiết với các em và
có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của
các em đối với chúng.
Ví dụ: “ Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta
cần bảo vệ nó” ( Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang- Tiếng Việt 4 tập 2- trang
139)
Khi học sinh nắm bắt được đặc điểm của 3 kiểu bài văn miêu tả ở lớp 4,
muốn các em có thể viết được bài văn hay thì trong các em phải có một vốn từ
ngữ phong phú, biết được cách viết nghệ thuật và biết thể hiện cảm xúc, vì vậy
biện pháp tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh biết cách tích luỹ vốn từ, biết lựa
chọn từ ngữ, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật và biết bộc lộ cảm xúc khi
miêu tả.
4.2. Hướng dẫn học sinh biết tích luỹ vốn từ, biết lựa chọn từ ngữ,
biết sử dụng biện pháp nghệ thuật và biết bộc lộ cảm xúc khi miêu tả.
4.2.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả.
Như trong phần thực trạng đã nêu: chất lượng bài viết của các em không
cao một phần là do vốn từ ngữ của các em quá ít ỏi và nghèo nàn.
- Để có thể làm giàu thêm vốn từ ngữ cho các em biện pháp đầu tiên tôi
giúp các em tích lũy vốn từ qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là các bài
văn miêu tả rất hay của các nhà văn. Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó
phong phú, đa dạng và cách sử dụng chúng rất sáng tạo. Khi dạy các bài tập
đọc tôi thường yêu cầu học sinh chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một vài trường
hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng.
Ví dụ: Bài Sầu riêng (Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 34): để miêu tả
hương vị đặc sắc của sầu riêng tác giả đã sử dụng các từ ngữ: ngạt ngào,
quyến rũ, đam mê... hay bài Hoa học trò ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 43):
để miêu tả vẻ tươi non của lá phượng tác giả đã dùng các từ gợi tả: xanh um,
mát rượi, ngon lành, đỏ rực, thắm tươi,...
Bài Đường đi Sa Pa( Tiếng Việt lớp 4 tập 2- trang 102): Trắng xóa, bồng
bềnh, huyền ảo, lướt thướt, ...
16
Bài Con chuồn chuồn nước ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 127).: Long
lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút, ...
Vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hề
nhỏ, sau mỗi bài tôi lưu ý học sinh nên bổ sung vào vốn từ của mình một số từ
ngữ và hình ảnh gợi tả dể các em vận dụng vào bài văn của mình.
- Bên cạnh phân môn Tập đọc, các tiết học Luyện từ và câu cũng là một
dịp để giáo viên giúp các em không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng
nghĩa của chúng qua cách tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa cũng như cách sử dụng
chúng như thế nào.
Ví dụ: Trong tiết Mở rộng vốn từ: Cái đẹp( Tiếng Việt 4 tập 2- trang 40)
giúp học sinh thấy được để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên không chỉ có một từ “
tươi đẹp” mà còn rất nhiều các từ khác: tươi tốt, huy hoàng, lộng lẫy,... Hay
giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh nhận thấy bên cạnh từ nhỏ để miêu tả
vóc dáng của sự vật còn có nhiều từ khác là từ ghép như nhỏ bé, nhỏ xíu, là từ
láy như nho nhỏ, nhỏ nhắn, ... Bên cạnh tính từ đẹp còn hàng loạt các từ ngữ
khác như dễ thương, xinh xinh, xinh xắn, xinh xẻo, dễ coi,... Việc học tập và
mở rộng vốn từ láy, từ ghép, danh từ, tình từ, động từ có ý nghĩa vô cùng tích
cực đối với việc tích lũy vốn từ ngữ miêu tả của học sinh. Lượng từ ngữ này
giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, đồ vật.
- Đọc các tác phẩm văn học, các bài văn mẫu cũng là dịp để học sinh
tích lũy vốn từ miêu tả cho mình.
4.2.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả.
Có vốn từ ngữ nhưng phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn
vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như
khi làm bài miêu tả. mỗi chi tiết có thể có nhiều từ ngữ để miêu tả nhưng
thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình,
gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnh
này. Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ hay hình ảnh cần dùng cho mọt
chi tiết miêu tả phải trải qua một quá trình tìm tòi, chọn lọc.
Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa
17
hay trái nghĩa. Ví dụ tả vẻ đẹp về màu sắc của bông hoa hồng nhung nên dùng
từ nào trong hàng loạt các từ ngữ: đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chói, đỏ chót, đỏ rực,...
thể hiện tình cảm đối với đồ vật thì nên dùng từ nào trong các từ: yêu thích,
yêu mến, yêu quý, thương yêu ... Cần luyện tập kiên trì để học sinh làm quen
với phương pháp này và chống lại tâm lí dễ dãi khi dùng từ ngữ. Nhà văn Tô
Hoài đã có lúc phê phán cách viết thiếu suy nghĩ chọn lọc: “ Cứ viết đến mồ
hôi thì nhễ nhại, tinh thần thì hăng say, đàn ông thì cười phá lên, người thì
thanh tú, thon thả, nét mặt xúc động thì mắt ánh lên. Những chữ ấy không
phải công phu mình nghĩ ra. Chỉ vì đã vơ lấy dùng đi dùng lại đến quen tay mà
thôi.”. Vậy muốn học sinh sáng tạo trong văn viết để phát triển được năng lực
của các em thì không nên dạy các em “ dùng đi dùng lại” để thành “ quen tay”
mà thui chột cái tiềm năng vốn có sẵn trong con người của các em.
Cách đặt câu hỏi của giáo viên trong các tiết dạy văn miêu tả cũng rất
quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng định hướng quan sát mà có ảnh hưởng
tới việc tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Cần tránh đặt các câu hỏi về kiến
thức khoa học. Nên đặt các câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả.
Ta so sánh cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh: Tả cây dừa.
+ Cây dừa có mấy bộ phận?
+ Nhìn tàu dừa em nhớ tới hình ảnh nào? Quả dừa nằm ở đâu? Nó gợi
cho em nghĩ đến vật gì?
Câu hỏi thứ nhất mang tính chất khoa học, câu này không có tác dụng
gợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả. Câu hỏi thứ hai hướng cho các em tìm
ra các chi tiết miêu tả, đồng thời gợi cho các em liên tưởng khi quan sát.
4.2.3. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Một bài văn chỉ đủ ý thôi chưa đủ. Muốn bài văn hay, có giá trị gợi tả
gợi cảm thì trong bài văn không thể thiếu đi tính nghệ thuật. Với học sinh lớp
4, việc viết một bài văn đủ ý, trình tự hợp lí đã khó, để đưa nghệ thuật vào
miêu tả lại càng khó hơn. Có rất nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong văn chương song ở mức độ lớp 4 theo tôi có hai biện pháp nghệ thuật
phù hợp và dễ vận dụng nhất vì hai biện pháp này các em đã được làm quen ở
18
các lớp dưới và tác dụng gợi hình, gợi cảm của hai biện pháp này cũng rất cao
đó là biện pháp so sánh và nhân hóa.
* Biện pháp so sánh.
So sánh là biện pháp tạo hình, khiến sự vật được so sánh trở nên đẹp đẽ,
sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và gợi liên tưởng cho người đọc. So sánh có giá
trị gợi âm thanh, hình ảnh. Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả còn là cách
thức làm đẹp ngôn từ. Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh, cách so
sánh khác nhau. Có khi so sánh quả với vật “Trái sầu riêng lủng lẳng dưới
cành trông giống như những tổ kiến”; người với cây cối “Ông lão như cây lim,
cây sến giữa rừng”; loài vật với đồ vật “Chú gà trống như một chiếc đồng hồ
báo thức”,… Có thể thấy sự thành công và sáng tạo của Tô hoài trong việc sử
dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn sau: “Đầu hung dữ như chiếc nắm
đấm, chân cứng như hai thanh sắt, tiếng gáy ồ ồ như nước mưa rào chảy vào
vành cống hẹp.”. Hiển hiện trước mắt mọi người một chú gà chọi như được
tạc bằng đồng với những đường nét thật là động, sắc sảo.
- Để hướng dẫn học sinh, đầu tiên, tôi cho các em tìm các câu có các
biện pháp so sánh trong các bài đọc để từ đó các em có được cái nhìn cụ thể về
biện pháp này.
Ví dụ: Bài Cây gạo: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn
búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh... hay bài Sầu riêng: Cánh hoa
nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con...
- Tiếp theo, tôi cho học sinh tập so sánh: Giáo viên đưa ra một số sự vật
để học sinh so sánh.
Ví dụ: Búp bê, hoa hướng dương, chú gà trống,...
+ Búp bê như một cô công chúa nhỏ.
+ Hoa hướng dương là vầng mặt trời với những tia nắng vàng rực rỡ lung linh.
+ Chú gà trống oai vệ như một võ sĩ trên đấu trường...
- Hướng dẫn học sinh chọn lọc hình ảnh so sánh gợi tả nhất.
Ví dụ: cho học sinh so sánh hình ảnh hoa hướng dương với các sự vật khác
19
nhau sau đó giúp các em rút ra kết luận: Hoa hướng dương có thể so sánh với
rất nhiều các sự vật khác: như một cái đĩa màu vàng, như một chiếc cúc áo
khổng lồ, như một vầng mặt trời đang tỏa sáng, ... song hình ảnh so sánh đẹp
nhất vẫn là so sánh với mặt trời tỏa sáng vì hình ảnh này đã lột tả được vẻ đẹp
rực rỡ của hoa hướng dương – hơn nữa lại mang ý nghĩa sâu xa: một loài hoa
tượng trưng cho mặt trời. Còn câu thứ nhất so sánh với cái đĩa có đặc điểm
giống bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bông
hoa. Từ đó giúp học sinh nhận biết: khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹp
hơn phải so sánh với sự vật khác có cùng đặc điểm nhưng đẹp hơn, có những
nét độc đáo, nổi bật hơn và ngược lại.
Với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một
phong phú, khả năng diễn đạt câu văn cũng ngày càng một nâng cao. Như vậy,
việc đưa biện pháp so sánh vào miêu tả là một việc cũng tương đối dễ dàng với
học sinh.
*Biện pháp nhân hóa.
Nhân hoá là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú các sự vật,
hiện tượng, Làm cho những đối tượng này không phải là người nhưng lại mang
dấu hiệu, thuộc tính của con người. Nhân hoá là con đường thú vị nhất, ngắn
nhất đưa những vấn đề trừu tượng đến với nhận thức của con người. Khi sử
dụng nhân hoá, người viết thả sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ để làm tăng sự
uyển chuyển, mềm mại khi diễn đạt.
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi
còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những
câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế
giới phong phú của nghệ thuật nhân hoá. Không cần phải dạy nhiều, ta chỉ cần
giới thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nắm được ngay.
- Để học sinh thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã
cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:
1- Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió.
2- Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió.
20
1- Những chiếc lá già rụng xuống.
2- Những chiếc lá già từ giã thân mẹ đơn sơ.
1- Những bông hoa tỏa hương thơm ngát khiến cho ong bướm kéo đến.
2- Những bông hoa tỏa hương thơm ngát đã mời gọi những nàng ong,
chàng bướm rủ nhau kéo đến.
Khi cho học sinh so sánh cách diễn đạt của 2 câu trong một cặp và nêu
nhận xét câu văn nào hay hơn? Không khó cho học sinh trong việc lựa chọn:
Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất.
“ Hay hơn vì sao?” Vì câu thứ 2 đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp cho
các sự vật miêu tả như câu chuối, những chiếc lá, những bông hoa, ong, bướm
trở nên sinh động, đáng yêu vì có những suy nghĩ, tính cách của con người.
- Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi gợi ý để
các em nêu các cách nhân hoá sự vật.
+ Dùng các từ chỉ người: Xưng hô các sự vật như đối với người, gọi sự vật là
anh, chị, cô, chú, ... Ví dụ: Cô Trăng, chị Gió, bác Mặt Trời, anh Gà trống, chị
Mái Mơ,.....
+ Gắn những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật:
Hoa quỳnh trầm tư; bích đào cười tươi roi rói, phong lan yểu điệu, chị Mái Mơ
hiền lành, quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe điểm 10 đỏ chói v.v.
- Cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân
hoá như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tô
Hoài, những bài thơ như Đám ma bác Giun, Mưa, Buổi sáng nhà em, ...của
nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất lớn
nhờ biện pháp nhân hóa, qua đây phần nào giúp cho học sinh học tập được
cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
- Sau khi cho học sinh tiếp cận cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong
các văn bản nghệ thuật, giáo viên cho các em thực hành vận dụng sử dụng
nhân hóa miêu tả một số sự vật: hoa hồng nhung màu đỏ, mặt trời tỏa nắng
làm cho không khí trở nên nóng nực bằng một trong hai cách.
VD: Chị hồng nhung khoác lên mình một chiếc áo choàng lộng lẫy màu đỏ
21
thắm. Ông mặt trời đang nhuộm đỏ sườn núi phía tây và thổi lửa xuống
mặt đất.
Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bài
tiến bộ rõ rệt, sự vật các em miêu tả trở nên sinh động hơn.
*Ngoài các biện pháp nhân hóa, so sánh thường sử dụng ta có thể khuyến
khích học sinh sử dụng các từ láy, điệp từ, điệp ngữ, biện pháp đảo ngữ trong
câu văn để tăng sức gợi tả, gợi cảm cho bài văn...và cho học sinh hiểu rằng
đấy cũng là nghệ thuật.
4.2.4. Hướng dẫn học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong miêu tả.
Loại văn miêu tả nói chung và 3 kiểu văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng
thuộc văn bản phong cách nghệ thuật vì vậy đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc,
tạo nên cái “ hồn”, chất văn của bài làm. Muốn vậy phải nuôi dưỡng ở các em
tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn
hướng tới cái thiện.
Một bài văn gây ấn tượng với người đọc là bài văn phải thể hiện được
tình cảm thái độ, tính chân thực của người viết trong đó. Giáo viên cần lưu ý
với các em: cảm xúc không phải là lúc nào cũng thể hiện bằng các từ ngữ: yêu
thương, nhớ nhung, lưu luyến, ... cũng không quy định cứ phải kết bài mới nêu
cảm xúc mà có thể hiện ngay trong các câu miêu tả rất bình thường tự nhiên
nhưng gợi cho người đọc người nghe những xúc cảm sâu lắng. Ví dụ:“ Đứng
ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này” ( Theo Mai Văn
Tạo) “Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người”( Theo
Ngô Văn Phú)... Hay chỉ là một tiếng à, ôi, a, ... như: “ À, chú cún này khôn
thật”; “ Ôi, bộ lông mới mượt làm sao!” hay “ A! Bông hoa hồng đã nở” ... đã
thể hiện cái cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng, mừng, thích thú dẫn người đọc hòa
vào tâm trạng của người sáng tác.
Sau khi học sinh đã biết cách tích luỹ vốn từ ngữ, biết lựa chọn từ ngữ
biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và biểu lộ cảm xúc khi miêu tả, để
học sinh có thể hình dung ra đối tượng miêu tả một cách rõ ràng, đầy đủ, tôi
tiến hành hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để tìm ý cho bài viết.
22
4.3. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để tìm ý cho bài viết.
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Tổ chức cho học
sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy
học văn miêu tả. Nhờ quan sát học sinh có được những hiểu biết chân thực về
sự vật xung quanh, có được những hình ảnh rõ nét và sinh động về đối tượng
miêu tả từ đó có thể thể hiện một cách chính xác sự vật mình tả qua bài viết.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu đặc điểm riêng của 3 loại văn nêu tên, tôi
tiến hành hướng dẫn học sinh quan sát các đối tượng miêu tả.
4.3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan.
Nối đến quan sát, thông thường học sinh chỉ quen sử dụng mắt để quan
sát và nhận xét, ít biết cách dùng các giác quan khác. Đó là cách quan sát một
cách phiến diện, các nhận xét thu được thường là nhận xét và cảm xúc gắn liền
với thị giác nên nó thường không sâu sắc, không bản chất, không toàn diện và
thiếu hoàn chỉnh. Để bài văn miêu tả phong phú, sinh động giáo viên cần
hướng dẫn học sinh tập sử dụng các giác quan khác như tay, mũi, tai, ... để thu
nhận nhiều nhận xét khác nhau giúp cho việc miêu tả sinh động và mới mẻ.
- Quan sát bằng cơ quan thị giác: Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước,
màu sắc,... của sự vật như thế nào từ đó có các cảm nhận:
+ Về màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, ...
Ví dụ: “ Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại
càng tươi dịu... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh”( Theo Xuân Diệu)
+ Về hình dạng: cao, thấp, ngắn, dài, to, nhỏ, vuông, tròn, .... như cây cao hay
thấp, cái bàn vuông hay cái bàn tròn?
Ví dụ: “ Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai
người ôm không xuể...”( Theo Lép Tôn- xtôi )
+ Về hoạt động: đi, đứng, chạy, đung đưa, ... như con gà sống khi đi cổ thường
nghển cao, con ngan bước đi chậm chạp và lạch bạch...
Ví dụ: “ Bỗng nhiên con mèo chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “
phốc” một cái. Thế là con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó...” ( Theo
Hoàng Đức Hải”.
23
- Quan sát bằng cơ quan thính giác: Dùng tai để nghe sự vật có phát ra âm
thanh không, âm thanh đó như thế nào....Cho ta các cảm giác và cảm nhận về
âm thanh, nhịp điệu, tiếng kêu .
+ Tiếng động: leng keng, róc rách, lục cục, loảng xoảng ...
Ví dụ: “ Nước róc rách chảy, lúc trườn lên những tảng đá trắng, lúc luồn dưới
mấy gốc cây ẩm mục.” ( Theo Trần Hoài Dương).
+ Tiếng kêu: tiếng các con vật như chim hót, vượn hú, ...
Ví dụ tả tiếng kêu của chim công:“ Nhưng khi con công mái kêu “ cút cút”
như con gà mái gọi con gà trống thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ ực ực”
sâu trong cổ họng đáp lại.”( Theo Vi Hồng- Hồ Thủy Giang)...
- Quan sát bằng cơ quan khứu giác(mũi): Giúp nhận ra mùi của sự vật miêu tả:
có thể là hương của hoa, mùi thơm của quả, mùi của chất liệu đồ vật khi còn
mới ...
Ví dụ tả mùi thơm của hoa sầu đâu: “ Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi
cảm thấy thoang thoảng đâu đây mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ hơn cả
hương cau mà dịu dàng hơn cả hương hoa mộc”( Theo Vũ Bằng
- Quan sát bằng cơ quan vị giác: Dùng lưỡi để biết sự vật đó mặn hay ngọt,
chua hay đắng, ......giúp cảm nhận được vị của đối tượng miêu tả có thể là vị
của quả, của lá, của hoa,...
Ví dụ tả mùi vị đặc biệt của sầu riêng “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín
quyện với hương bưởi, ngọt cái vị của mật ong già hạn” ( Theo Mai Văn Tạo);
tả vị ngọt của vài thiều khi chín: “ Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan
hòa, ngọt sắc, ...”( Theo Vũ Bằng)
- Quan sát bằng cơ quan xúc giác : Dùng tay để biết sự vật đó mềm hay rắn,
nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ, ...
Quan sát sự vật với nhiều giác quan các em sẽ ghi nhận các đặc điểm
của sự vật một cách tinh tế, nhờ đó bài văn miêu tả thêm đa dạng, phong phú,
hấp dẫn người đọc.
Để hạn chế việc học sinh quan sát sự vật một cách lộn xộn, không trọng
tâm dễ bỏ sót những đặc điểm quan trọng của sự vật, gây khó khăn cho việc
24
việc tổng hợp sắp xếp ý sau này, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách
quan sát một cách khoa học.
4.3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát sự vật theo trình tự hợp lí.
Có thể hướng dẫn cho học sinh quan sát theo hai trình tự sau:
- Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát sự vật từ xa đến gần, từ bao quát
đến bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến bộ phận thứ yếu, từ ngoài vào trong, từ
trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từ trái qua phải hoặc ngược lại, ...
Ví dụ quan sát để tả chiếc bút máy từ ngoài vào trong: “ Cây bút dài gần một
gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ. Chất nhựa bút vẫn còn
thơm, nom nhẵn bóng. Nắp bút màu hồng, có cài bằng sắt mạ bóng loáng.
Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất
nhỏ, nhìn không rõ...” ( Theo Nguyễn Văn Khiêm)
- Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát sự vật theo mùa : xuân, hạ, thu,
đông đối với cây cối, quan sát sinh hoạt của con gà, con lợn, theo thời gian
trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, ...
Ví dụ tả lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm:“ Mùa xuân, lá bàng mới
nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên
qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu.
Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.
Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy...”
Nếu học sinh biết quan sát theo một trình tự hợp lí thì sẽ thuận lợi trong việc
sắp xếp ý cũng như viết đoạn trình bày bài văn một cách lôgic.
4.3.3. Hướng dẫn học sinh quan sát các đặc điểm riêng biệt của sự vật.
Quan sát để làm bài văn miêu tả cần tìm ra những đặc điểm riêng biệt
của từng đồ vật. con vật, cây cối. Trong cùng một loại đối tượng, mỗi đối
tượng cụ thể cũng có những đặc điểm riêng. Khi quan sát cần chú ý phát hiện
những đặc điểm riêng phân biệt đối tượng được tả đối với đối tượng cùng loại.
Ví dụ dạy quan sát cây bút chì của em, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét
không phải chỉ màu sắc của vỏ bút chì mà còn cần nhận ra những dòng chữ in
trên vỏ, các đặc điểm khác ở vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ
25