Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn tiếng anh thcs sử dụng một số phần mềm CNTT trong thiết kế bài nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
"Sử dụng một số phần mềm công nghệ thông tin trong thiết kế bài nghe "
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong việc biên soạn, thiết kế bài dạy/luyện kĩ năng nghe (bài nghe theo
phân phối chương trình sách giáo khoa, bài nghe trong các đề kiểm tra định
kì/học kì hoặc bài luyện nghe tự do ngoài chương trình sách giáo khoa).
3. Tác giả:
Họ và tên: Nông Thị Bích Phấn

Nam (nữ): Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 19 tháng 01 năm 1978
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Tổ KHXH-Trường THCS Sao Đỏ
Điện thoại: 0904285896
4. Đồng tác giả (nếu có): Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Họ và tên: Nông Thị Bích Phấn - Nam (nữ): Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 19 tháng 01 năm 1978
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Tổ KHXH-Trường THCS Sao Đỏ
Điện thoại: 0904285896
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) :
Trường THCS Sao Đỏ – Chí Linh – Hải Dương.
Điện thoại:
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 01/2014
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG


SÁNG KIẾN

Nông Thị Bích Phấn

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ quy định của Luật giáo dục cũng như xuất phát từ lý
thuyết dạy học về phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm
“làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ
đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao
hiệu quả học tập.”
- Xuất phát từ mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước đến năm 2020 và thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 –
2015:“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS” và tiếp
tục “dạy học theo phân hóa đối tượng HS”, “Tích cực đổi mới phương
pháp dạy học” trong đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần tích cực sử dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong soạn giảng để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao trong việc dạy và học bộ môn.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Xuất phát từ lý thuyết dạy bài kỹ năng Nghe, các cách thức tổ chức
hoạt động học tập, vận dụng sự hỗ trợ của một số phần mềm CNTT
(Nero StartSmart 6.6 và Adobe Audition 1.5).
- Thực hiện mô hình áp dụng kỹ thuật dạy học mới vào giảng dạy
Tiếng Anh THCS song do điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho giảng
dạy bộ môn còn hạn chế nên mỗi giáo viên cần cố gắng, nỗ lực trong
việc tích cực sử dụng, vận dụng phương pháp mới, hiện đại vào soạn

giảng, linh động, sáng tạo trong vận dụng, kết hợp.
* Xuất phát từ sơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu sử
dụng một số phần mềm công nghệ thông tin vào thiết kế bài nghe
nhằm từng bước nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện áp dụng: Theo mô hình áp dụng kỹ thuật dạy học mới vào
giảng dạy Tiếng Anh THCS.
2


- Thời gian áp dụng: 1 năm (giữa năm học 2013-2014 và 2014-2015)
- Đối tượng áp dụng: Học sinh K6,7,8,9 trong toàn trường
3. Nội dung sáng kiến:
+ Nêu ứng dụng hiệu quả một số phần mềm CNTT thích hợp vào việc
thiết kế bài dạy kỹ năng Nghe, nhằm đưa ra những phương thức tổ
chức dạy học thực hành tiếng có hiệu quả, từng bước nâng chất lượng
dạy học bộ môn, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
+ Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
việc học tập, tìm tòi kiến thức mới. Hình thành cho các em kỹ năng
thực hành tiếng cơ bản, giúp các em ứng dụng giao tiếp thực tế.
+ Giúp khắc phục tình trạng thiếu đài của nhà trường hiện nay hoặc đài
và đĩa CD sử dụng qua nhiều năm đã xuống cấp, chất lượng âm thanh
không đảm bảo.
+ Giúp giáo viên chủ động thiết kế bài nghe, linh động và nhanh chóng
thực hiện chính xác các thao tác trong khâu hướng dẫn hoạt động dạy
nghe chi tiết (Specific listening)
+ Giúp học sinh tiếp cận với phát âm chuẩn của người bản xứ.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
- Việc sử dụng một số phần mềm công nghệ thông tin vào thiết kế
bài nghe thực sự trợ giúp đắc lực trong việc biên soạn/thiết kế bài kĩ

năng nghe. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tiết
kiệm chi phí. Thêm vào đó còn giúp giáo viên chủ động biên soạn/thiết
kế bài nghe theo chủ ý, kế hoạch.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Về phía nhà trường: quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp
cho việc áp dụng phương pháp mới theo mô hình áp dụng kỹ thuật dạy
học mới vào giảng dạy Tiếng Anh THCS.
- Về phía giáo viên: cần tích cực, thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến
thức chuyên môn cũng như kiến thức khoa học công nghệ thông tin
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giảng dạy bộ môn.
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
- Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo” là nền tảng nảy sinh sáng kiến.
- Thực hiện công văn Số 1077/SGDĐT-GDTrH hướng dẫn dạy học bộ
môn Tiếng Anh.
- Thực hiện công văn số 5333/BGD-GDTrH của Bộ giáo dục và đào
tạo về triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
môn Tiếng Anh cấp trung học.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Trong giai đoạn đất nước hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức là
thành viên của WTO (Tổ chức mậu dịch/thương mại quốc tế), bên cạnh
những thuận lợi mà WTO mang lại thì ngành giáo dục là một trong
những ngành phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn và Tiếng
Anh chính là chiếc chìa khóa hội nhập và chống tụt hậu. Vậy làm thế
nào để không tụt hậu ? Trả lời câu hỏi này chỉ có một cách: Đó là phải
giỏi tiếng Anh. Vì thế, ngày nay bộ môn Tiếng Anh trong các nhà

trường có nhiều lợi thế hơn so với trước đây.
- Tuy nhiên, để thực hiện việc đổi mới trong giảng dạy bộ môn Tiếng
Anh ở các nhà trường là không dễ. Đó là cả một quá trình đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học. Đó là cả một quá trình cố gắng nỗ lực
của mỗi giáo viên trong việc tích cực đổi mới phương pháp sao cho vừa
kết hợp được những cái hay của phương pháp truyền thống với cái hiện
đại, hiệu quả cao của phương pháp mới.
- Năm học 2014-2015 là năm học thực hiện nhiệm vụ “Dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của HS” và tiếp tục “dạy học theo
phân hóa đối tượng HS”, “Tích cực đổi mới phương pháp dạy học”
trong đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần tích cực sử dụng CNTT trong soạn
giảng. Vì vậy, mỗi giáo viên cần tích cực, thường xuyên học hỏi, trau
dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức KH CNTT nhằm đáp
4


ứng yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi đào tạo những thế hệ học sinh mới,
năng động, sáng tạo, có đủ phẩm chất và năng lực cho tương lai đất
nước.
3. Thực trạng của vấn đề:
- Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các giáo trình dạy
tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở mang lại hiệu quả không cao,
khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng. Đa số học
sinh sau khi học xong lớp 9 ở bậc trung học cơ sở khó có thể nghe, nói,
đọc, viết thành thạo theo yêu cầu. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho
thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học
sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên
tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ hay
nghe được những câu đàm thoại dài hơn.
- Giáo viên Việt Nam dạy Tiếng Anh thì đa số là giáo viên trẻ mới ra

trường, họ nhiệt tình nhưng trình độ còn hạn chế. Nhiều người dạy
tiếng Anh mà phát âm sai cơ bản, hoặc không đúng ngữ điệu (do ảnh
hưởng của âm, ngữ điệu địa phương).
- Chương trình học tiếng Anh ở cấp THCS tương đối nặng. Các bài học
kĩ năng nghe đôi khi dài và khó, phần hướng dẫn hạn chế và còn học
ghép các kĩ năng nghe, nói trong một tiết dạy 45 phút. Với chương
trình sách giáo khoa và thời gian học như vậy thì kết quả đạt được ở
đầu ra là rất khó.
- Bên cạnh những khó khăn trên thì ngày nay việc dạy và học Tiếng
Anh cũng có nhiều thuận lợi, trong đó không thể không nói đến sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã góp phần
không nhỏ trong việc giảng dạy và học tập bộ môn này.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1. Lựa chọn phần mềm công nghệ thông tin thích hợp:
- Do thực trạng tương đối nhiều bài nghe trong sách giáo khoa Tiếng
Anh 6,7,8,9 dài, khó, hướng dẫn hạn chế và học ghép cùng kĩ năng
5


khác, nên việc tìm tòi, nghiên cứu sử dụng một số phần mềm công nghệ
thông tin đã thực sự trợ giúp đắc lực trong việc biên soạn/thiết kế bài kĩ
năng nghe.
- Một số phần mềm công nghệ thông tin được lựa chọn:
1. Nero StartSmart 6.6
(Phần mềm có chức năng tạo Đĩa CD/VCD)

2. Adobe Audition 1.5
(Đây là phần mềm hỗ trợ rất đắc lực cho GV Tiếng Anh thiết kế bài dạy
nghe)


6


(Giao diện chính)
4.2. Cách sử dụng và thiết kế bài nghe.
4.2.1. Tạo file, track âm thanh và sử dụng vào bài giảng:
Có nhiều cách tạo file, track âm thanh:
- sưu tầm trên mạng Internet.
- tự tạo ra file, track âm thanh cần dùng.
- trích đoạn từ bài nghe trong CD sgk Tiếng Anh 6,7,8,9.

...

4.2.1.1. Tự tạo file, track âm thanh và chèn vào bài giảng:
4.2.1.1.1. Cách tự tạo file, track âm thanh:
* Sử dụng phần mềm Adobe Audition 1.5:
- Khởi động phần mềm  Chọn chức năng Create a new wave 
(chọn mặc định) OK.

7


- Tạo file, track âm thanh với chức năng Record  chọn track âm thanh
 chọn Save Selection (lưu track âm thanh)  File, track âm thanh
được tạo.

4.2.1.1.2. Chèn file, track âm thanh vào bài giảng:

(Chọn slide cần chèn file nghe)


8


(Chọn Object: Windows Media Player)

(click phím chuột phải - chọn Properties)

(Chọn Custom – click vào dấu ...)
9


(Chọn Browse – chọn đường dẫn của file nghe)

(Slide có chứa file, track nghe đã hoàn thiện)
4.2.1.2. Cắt/trích đoạn từ bài nghe trong CD sgk và chèn vào bài giảng:
* Sử dụng phần mềm Adobe Audition 1.5:

10


(Giao diện chính)

(Chọn đường dẫn có chứa file/track nghe)

(Cắt/chia nhỏ các đoạn cần thiết)

(Cắt/chia nhỏ các đoạn cần thiết)
11



(Lưu đoạn cần thiết sau khi cắt)

(Chèn đoạn nghe cần thiết vào slide)

(Chọn chế độ chạy đoạn nghe cần thiết)

12


(Đoạn nghe cần thiết đã được chèn vào vị trí sử dụng)
4.2.2. Tạo đĩa CD bài nghe:

* Sử dụng phần mềm Nero StartSmart 6.6:
- Khởi động phần mềm  Chọn chức năng Audio  Make Audio CD.

- Chọn các file, track nghe đã được tạo sẵn  Chọn chức năng Add 
Chọn file, track nghe cần thiết (khi chọn cần chú ý vạch thời gian không được
phép quá 90 phút – thời lượng tối đa cho phép của 1 đĩa Audio CD)  Chọn
Finish  Next.

13


* Đây là bước cuối cùng trước khi tạo đĩa CD. Cần chú ý:
+ Current Recorder: ổ đĩa được sử dụng để ghi CD (không chọn Image
Recorder)
+ Title: Tên đặt cho đĩa CD
+ Writing Speech: Tốc độ ghi đĩa (chọn tốc độ 24X)
 Chọn Burn.


* Ưu điểm nổi bật:
- Có chức năng tạo Đĩa CD / VCD
- Có chức năng chuyển các file âm thanh từ Đĩa CD sang dạng file
mp3, mp4.
14


- Có chức năng ghi âm và mã hóa các file âm thanh.

...

4.3. Giáo án minh họa:
Week 8
Period 17

Unit 3. A TRIP TO THE COUNTRYSIDE
Lesson 2. Listen.

A. Objectives.
- To improve students' listening skills.
- By the end of the lesson, ss will be able to listen to a trip to the village
for specific information to match the places on the bus route with the
positions on the map and retell the trip in their own language.
B. Preparation.
1. Teacher’s: Lesson plan (power point lesson plan), Textbook.
2. Student’s: Textbook, notebook.
C. Procedure.
* Number of students:
Date of composing: ...................
Date of teaching: .......... 9A: ......

1. Warm up.
* Matching:
air port
duong quoc lo 1
gas station
cay da
pond
san bay
0
highway N 1
tram xang
banyan tree
Cau Rong
store
bai do xe
bamboo forest
cua hang
Dragon Bridge
ao, ho nho
parking lot
bui tre

15


2. New lesson.
Teacher

Students


- T. shows the map in the textbook.
- T. sets the sence of the listening
lesson.
- T. has ss listen to the trip to Ba's
village the first time.
- T. gives ss the worksheets and has ss
guess the missing information.

- ss look at the map and the positions
(A>I) on it.

Activity 1.

- ss listen to the whole trip.
- ss look at the worksheet and guess
the missing words.

Activity 2.
- T. divides the listening lesson into 4
parts.
- T. has ss look at the first part of the
route on the map and listen to this
part.
- T. asks ss to give their anwsers.
- T. checks.

16

- ss look at the map and the positions
C, D, E.

- ss listen to the first part of the
route on the map.
- ss give the missing words they
hear.
(by individual)
- other ss remark.


Activity 3.
- T. has ss go on with the second
listening part.
- T. has ss look at the second part of
the route on the map and listen to this
part.
- T. asks ss to give their anwsers.
- T. checks.

Activity 4.
- T. has ss go on with the third
listening part.
- T. has ss look at the third part of the
route on the map and listen to this
part.
17

- ss look at the map with the
positions F,G.
- ss listen to the second part of the
route on the map.
- ss give the missing words they

hear.
(by individual)
- other ss remark.

- ss look at the map with the
positions B, H.
- ss listen to the third part of the
route on the map.


- T. asks ss to give their anwsers.

- ss give the missing words they
hear.
(by individual)
- other ss remark.

- T. checks.

Activity 5.
- T. has ss go on with the last listening
part.
- T. has ss look at the last part of the
route on the map and listen to this
part.
- T. asks ss to give their anwsers.
- T. checks.

Activity 6.
18


- ss look at the map with the
positions I,A.
- ss listen to the last part of the route
on the map.
- ss give the missing words they
hear.
(by individual)
- other ss remark.


- T. has ss listen to the whole trip
again.
- T. has ss match the positions on the
map with the names of the given
places.
- T. asks ss to give their anwsers.
- T. checks.
* Key:

- ss listen to the whole trip once
more.
- ss match the positions on the map
with the names of the given places.
(one by one)
- ss give their answers.
(by individual)
- other ss remark.

Places


Answer
B
E
G
C
A
F
H
D
I

1. airport
2. gas station
3. pond
4. highway No.1
5. banyan tree
6. store
7. bamboo forest
8. Dragon Bridge
9. parking lot

Activity 7.
* Ordering statements:
- T. has ss order the statements based - ss read the statements and put them
on the trip.
in order.
- T. gives ss time for practice.
(work in pairs)
- T. asks ss to give their anwsers.

- ss give their answers
- other ss remark.
- T. checks.
a. Going through a small bamboo forest.

5

b. Getting some fuel at the gas station.

3

c. Collecting Ba and his family.

1

d. Turning left onto a smaller road.

4

e. Dropping everyone off at the parking lot.

6

f. Crossing the Dragon Bridge.

2

Activity 8.
* Lucky apples:
- T. guides ss to play the game with - ss play the game.

19


the rules.
- T. gives names to the groups.
- T. controls and monitors.

(work in groups)
- Lions - Tigers
- ss give their feedback.

- T. checks and gives decision.
1-b
2 - Lucky apple

3-a
4-e

5 - Lucky apple
6-c

7-d
8 - Lucky apple

a) Is Ba’s village to the north of his house?
- Yes, it is.
b) How did they get to the village?
- They got to the village by bus.
c) What could they see on the paddy fields?
- They could see a lot of cows and buffaloes.

d) Where is the pond?
- It is beside the big store.
e) Where is the big old banyan tree?
- It is 10 meters from the parking lot.
Activity 9.
* Retell the trip.
- T. shows the whole map with places - ss retell the trip by their own
and asks 1-2 students retell the trip by words.
their own words.
(by individual)
- T. listens and checks.
- other ss listen and take notes.

20


- “Ba’s family and Liz had a day trip to
Ba’s village. The bus ...”

3. Homework:
- Ss write a short description about the way to their home villages (50 –
70 words).
- Ss prepare: Read.

-----------------------------

5. Kết quả đạt được và tính ứng dụng:
5.1. Tạo hứng thú, khuyến khích và nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp trên lớp có những hiệu quả.
- Đa số học sinh tỏ ra hào hứng với các tình huống nghe đa dạng,

phong phú. Học sinh thêm say mê học tập bộ môn, sôi nổi trao đổi cùng
bạn bè, thầy cô.

21


- Giúp phát triển tư duy, phản xạ nhanh cho học sinh khi luyện kĩ năng
nghe (vốn là một kĩ năng khó). Học sinh có cơ hội thể hiện năng lực cá
nhân, thu hút được những học sinh trầm lặng, hay tự ti, ngại giao tiếp.
- Giúp các em tập trung thực hành kĩ năng nghe tốt hơn dưới sự điều
khiển, gợi ý mở của giáo viên, học sinh làm việc không thụ động. Từ
đó việc học tập bộ môn ngày càng đạt kết quả cao hơn.
5.2. Kết quả thực nghiệm:
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tiến hành dạy thực nghiệm,
bằng phương pháp kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức và vận dụng
kiến thức của học sinh, kết quả cho thấy: Sau một thời gian (6 tháng)
áp dụng thực nghiệm cho 3lớp 6A,6E,9A; không áp dụng thực
nghiệm cho 9D. Kết quả thu được:
* Trước thực nghiệm:

Lớp

Sĩ số

Số HS hào hứng,

Số HS ít tham

Số HS không


tích cực tham gia
SL
%

gia

tham gia
SL
%

SL

%

9A

37

19

51,3

13

35,2

5

13,5


9D

35

14

40,0

12

34,3

9

25,7

6A

40

21

52,5

15

37.5

4


10,0

6E

40

17

42,5

16

40,0

7

17,5

* Sau thực nghiệm:

Lớp

Sĩ số

Số HS hào hứng,

Số HS ít tham

Số HS không


tích cực tham gia
SL
%

gia

tham gia
SL
%

SL

%

9A

37

27

72,9

9

24,4

1

2,7


9D

35

18

51,4

10

28,6

7

20,0

22


6A

40

35

87,5

5

12,5


0

0,0

6E

40

31

77,5

8

20,0

1

2,5

Từ kết quả trên cho thấy khi sáng kiến được áp dụng, môi trường
thực hành tiếng trong lớp học đã được cải thiện, học sinh học tập tích
cực hơn, số lượng học sinh tham gia thực hành kĩ năng nghe đã tăng lên
đáng kể ở các lớp áp dụng sáng kiến (6A,6E,9A) và có tăng song còn ở
mức hạn chế đối với lớp không áp dụng (9D). Điều này cho thấy rất rõ
là hầu hết các em đã bị hấp dẫn trước các phương pháp dạy nghe mới
được sử dụng. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy môn học đã bắt đầu
lôi cuốn được học sinh và đó sẽ là cơ sở giúp các em học tập ngày càng
đạt kết quả cao hơn.

Kết quả thu được từ việc quan sát, lắng nghe giúp giáo viên nắm
được các điểm mạnh, các điểm hạn chế của học sinh, những vấn đề cần
bổ sung cho các tiết học sau, những hoạt động cần điều chỉnh trong
giáo án và các khâu lên lớp.
5.3. Ứng dụng:
- Sáng kiến được ứng dụng hiệu quả nhất trong việc thiết kế
(tách đoạn, tách câu khi cần thiết) các bài dạy nghe trong sách giáo
khoa Tiếng Anh lớp 6,7,8,9 và biên soạn, thiết kế các bài kiểm tra kĩ
năng Nghe (Listening) trong các bài kiểm tra định kì và học kì theo yêu
cầu hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Bên cạnh các hiệu quả đã trình bày, sáng kiến còn có tính ứng dụng
đối với việc thiết kế bài giảng điện tử cho các môn học khác như: Âm
nhạc, Lịch sử, Ngữ văn.....tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho giờ học và
tạo được hứng thú cho HS.
* Âm nhạc:
- Hỗ trợ giáo viên thiết kế lời hát mẫu trong các giờ tập đọc nhạc và
luyện hát.
- Thiết kế nhạc nền, nhạc beat cho các tiết mục hát, múa.

23


* Lịch sử:
- Giúp giáo viên thiết kế các hình ảnh lịch sử hoặc các clip tư liệu lịch
sử có kèm theo lời bình sẵn của giáo viên.
* Ngữ văn:
- Giúp giáo viên thiết kế các bài giảng là những bài thơ đã được phổ
nhạc (Ngữ văn 9 – Tiết 116 – văn bản Mùa xuân nho nhỏ của tác giả
Thanh Hải, nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc; Tiết 117 – văn bản Viếng
lăng Bác của tác giả Viễn Phương, nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc...) ...

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- Về nhân lực:
+ Nhà trường quan tâm đến hoạt động của nhóm chuyên môn (Tiếng
Anh)
+ Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự trau dồi không chỉ kiến thức
chuyên môn mà còn kiến thức khoa học công nghê thông tin, nhằm
khai thác sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hiệu quả
trong soạn giảng.
+ Đặc biệt đối với học sinh, nếu ngay từ lớp 6 học sinh đã được giáo
viên áp dụng kinh nghiệm trong giảng dạy và tiếp tục được duy trì ở
những năm tiếp theo 7,8,9 thì kết quả của việc dạy và học ngoại ngữ
(Tiếng Anh) ở trường THCS sẽ đạt được nhiều thành công hơn.
- Về trang thiết bị, kĩ thuật:
+ Các cấp lãnh đạo ngành, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
về phương tiện dạy học: máy tính (có nối mạng Internet), loa, CD thực
hành nghe, ...
+ Giáo viên nên có máy tính đã được cài đặt sẵn các phần mềm CNTT
cần thiết (Nero StartSmart 6.6 và Adobe Audition 1.5).
- Về cơ sở vật chất:
+ Nhà trường có phòng nghe nhìn, phục vụ riêng cho việc giảng dạy bộ
môn.

24


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trong quá trình thực hiện sử dụng một số phần mềm công nghệ
thông tin vào thiết kế bài nghe, tôi cũng đã đạt được những kết quả
khả quan nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình.


25


×