Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Tiếng Anh hay - Áp dụng một số thủ thuật để dạy một bài bài đọc hiểu cho học sinh một cách hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.66 KB, 18 trang )

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
Mục đích cuối cùng của việc dạy đọc hiểu Tiếng Anh là sau mỗi khoá
học học sinh có đủ tự tin để có thể đọc được những bài đọc liên quan đến
những chủ đề quen thuộc để phục vụ sự hiểu biết của mình, hạn chế việc tra
từ điển xuống đến mức thấp nhất. Mục đích dạy đọc hiểu này hoàn toàn phù
hợp với đường hướng lấy người học làm trung tâm và dạy ngoại ngữ theo
phương pháp giao tiếp - phương pháp đã không còn xa lạ đối với hầu hết giáo
viên dạy ngoại ngữ mặc dù trong thực tế việc ứng dụng phương pháp này
không phải lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong thực tế, việc dạy đọc hiểu nhằm giúp người học phát triển kỹ năng đọc
và hiểu tài liệu, sách báo bằng Tiếng Anh với những nội dung phù hợp với
trình độ có thể giúp họ thu nhận thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh và có
hiểu biết thêm về xã hội. Khi đọc tiếng mẹ đẻ người học không gặp khó khăn
trong việc hiểu nội dung bài nhưng khi học Tiếng Anh, họ sẽ gặp phải những
cấu trúc ngữ pháp và từ mới. Mặt khác đọc Tiếng Anh còn khó hơn nhiều do
sự khác nhau giữa chữ viết và cách phát âm. Chúng ta đều ý thức một cách
rõ ràng rằng đọc thầm mới là mục đích cuối cùng của việc dạy đọc, do đó
giáo viên cần phải giúp người học tự đọc để hiểu nội dung bài còn đọc thành
tiếng chỉ giúp cho việc luyện và kiểm tra phát âm. Đọc hiểu là người học phải
rèn luyện khả năng đọc một cách bao quát cả câu thậm chí nhiều câu, nhiều
đoạn. Cần phải làm cho người học tin rằng đọc chậm từng từ một không phải
là đọc có hiệu quả và việc tập trung đọc từng từ một các em làm chậm lại sự
truyền thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, mà thói quen này
dẫn đến việc học sinh đọc không có hiệu quả, các em không phát triển được
tư duy sáng tạo, sự chủ động trong quá trình rèn luyện và phát triển các kỹ
năng ngôn ngữ nói chung, kỹ năng đọc hiểu nói riêng.
Qua thực tế làm công tác giảng dạy Tiếng Anh nhiều năm, bản thân đã
trực tiếp tham dự các chuyên đề đồng thời dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy với nhiều giáo viên ở các trung tâm khác tôi thấy các đồng chí đều đã
thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung và kỹ


năng đọc hiểu nói
riêng. Tuy nhiên, cũng qua các cuộc trao đổi đó, nhiều đồng chí đều có
chung một nhận định là việc khai thác các hoạt động sau khi đọc đôi khi thực
hiện chưa thật
hiệu quả do hạn chế về thời gian, do học sinh không tỏ ra hứng thú với các
hoạt động ở giai đoạn này hoặc vì bài đọc dài và có nhiều từ mới, học sinh
chưa thể hiện sự chủ động, sáng tạo. Nhiều đồng chí giáo viên băn khoăn
không biết nên xử lý thế nào cho hiệu quả khi gặp phải những giờ dạy mà
mình chưa thực hiện được hết ý đồ mình muốn khai thác để củng cố và phát
triển kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Xuất phát từ thực tế này tôi đã mạnh
dạn đóng góp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân qua việc thực hiện kinh
nghiệm "Áp dụng một số thủ thuật để dạy một bài bài đọc hiểu cho
học sinh một cách hiệu quả" hy vọng phần nào đó đóng góp giải pháp và
tháo gỡ bớt những khó khăn trong quá trình khai thác sâu các hoạt động
trong quá trình dạy đọc.
II. Thực trạng:
1.Cấu trúc một bài dạy tiếng Anh thường bao gồm các hoạt động để phát
triển đồng thời 4 kỹ năng: Nghe- nói- đọc- viết một cách đúng hướng và toàn
diện. Nhìn vào bố cục mỗi đơn vị bài học, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan
trọng của phần đọc hiểu trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Song việc dạy
và học chưa đạt kết quả như mong muốn vì bài đọc hiểu được dạy theo phư-
ơng pháp truyền thống: hầu hết thời gian trên lớp đều chủ yếu dành cho việc
giáo viên dạy từ vựng, giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp, đọc mẫu và sửa lỗi
phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh. Việc tập trung vào ngữ pháp, dịch thuật
sẽ ngăn cản học sinh tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ một cách tự nhiên, các
em không có cơ hội để sử dụng những hiểu biết về ngôn ngữ của mình. Các
giờ dạy như vậy hết sức nặng nề và buồn tẻ bởi học sinh chỉ được học tập
một cách thụ động, phải tiếp thu một thời lượng kiến thức quá lớn về từ vựng
cũng như các cấu trúc ngữ pháp mới (do đặc thù của bài đọc hiểu). Ngoài việc
nhắc lại và bắt chước, các em hầu như không có cơ hội suy nghĩ, tái tạo ngôn

ngữ một cách chủ động, sáng tạo. Nên phương pháp này chỉ dạy cho học sinh
ngôn ngữ đó mà chưa thực sự giúp các em học được chính ngôn ngữ này.
2.Trong cuốn sách có tựa đề: "Developing Reading Skills" của tác
giả
Franciose

Grellet
, ông có đa ra quan điểm của mình:
"Khái niệm đọc
hiểu có nghĩa là đọc để

lấy các thông tin cần thiết,
"Required information"
từ trong bài đọc "Texts". Vấn đề đặt ra là phải đọc thế nào? Theo ông có bốn
cách đọc chính:
• 1. Skimming gist (Đọc lấy ý chính)
• 2. Scanning for details (Đọc lấy thông tin chi tiết)
• 3. Extensive reading ( Đọc các bài đọc dài)
• 4. Intensive reading (Đọc các bài đọc ngắn)
Tuy vậy, Chủ yếu các cuốn sách giáo khoa tiếng Anh đều tập trung vào
hai cách đọc chính đó là đọc lấy ý chính (Skimming gist) và đọc lấy thông tin
chi tiết (Scanning for details). Trên thực tế các bài đọc trong giáo trình tiếng
Anh (Lifeline, Enterprise, English for Law) thường có khá nhiều từ mới và còn
nhiều hơn nữa trong một bài báo, truyện được viết bằng tiếng Anh. Vì thế ng-
ười đọc không thể vừa đọc vừa dừng lại tra từ mới, bởi người đọc sẽ phải đọc
lại từ đầu sau mỗi lần dừng lại thì họ mới có khả năng nhớ được nội dung của
bài đọc. Việc làm này sẽ mất nhiều thời gian, không mang lại hiệu quả. Để
giới thiệu được hết các từ mới của bài đọc, giáo viên sẽ không thể có thời gian
dành cho các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu. Bên cạnh đó học
sinh khó mà nhớ hết được một khối lượng từ vựng lớn như vậy trong một thời

gian ngắn, học sinh sẽ không biết đọc độc lập nếu không có sự hướng dẫn,
giảng giải của giáo viên.
3. Sau mỗi bài giảng, giáo viên thường khó nắm được học sinh hiểu bài bao
nhiêu, nhớ được lượng thông tin nhiều hay ít, từ vựng trong bài có được các
em nắm tốt hay không, do mải mê quá nhiều với các bước luyện đọc và cung
cấp từ mới, mà không hoặc ít đưa ra các bài tập luyện để củng cố bài sau khi
đọc.
4. Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu các thủ thuật gợi mở, khuyến khích học
sinh tự giác, chủ động, tích cực tham gia, rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc
hiểu Tiếng Anh.
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Các giải pháp thực hiện:
1. Để đạt hiệu quả cao trong dạy đọc, giáo viên phải nắm được mục đích, yêu
cầu của một bài đọc, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp cho nội dung từng
bài đọc và luôn bám sát bố cục 3 phần của một bài dạy đọc: Pre-reading,
While-reading và Post-reading. Ưu tiên áp dụng phương pháp mới để phát
triển đồng nhất 4 kĩ năng cơ bản: Nghe- nói - đọc- viết trong dạy đọc cho học
sinh. Tránh lan man sa đà quá nhiều vào việc giải thích từ mới, dịch bài, viết
cấu trúc ngữ pháp, khiến cho học sinh bị động và tiếp thu bài một cách thiếu
độc lập.
2. Với những bài học có nhiều từ mới, giáo viên phải có kỹ năng phân loại từ
mới để giúp học sinh có cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm từ và nắm được
từ một cách nhanh nhất.
3. Các bài luyện tập sau mỗi bài đọc phải được thực hành một cách phong
phú, khoa học để học sinh có thể độc lập, sáng tạo tiếp nhận kiến thức, từ đó
giáo viên có thể đánh giá mức độ hiểu bài và nhớ từ của học sinh.
4. Giáo viên tham gia nhiều các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các
khoá đào tạo của Hội đồng Anh, các buổi dự giờ lên lớp của đồng nghiệp để
tiếp thu tốt hơn về việc vận dụng các thủ thuật gợi mở, khuyến khích học sinh
học một cách tự giác, chủ động. Ngoài ra giáo viên cũng phải đánh giá, nhận

xét thái độ học tập, khả năng tiếp thu kiến thức, sự hứng thú và tính sáng tạo
của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, để từ đó áp dụng những thủ
thuật vào bài giảng một cách hợp lí, hiệu quả.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
1. Để tổ chức thực hiện được giải pháp 1 và 3, tôi xin đưa ra một số biện
pháp sau
:
Khai thác các thủ thuật để củng cố phần đọc hiểu cho học sinh có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc phát triển kỹ năng này cho học sinh. Tuy nhiên
chúng ta không nhất thiết quá máy móc phải thực hiện các hoạt động này
trên lớp mà đôi khi nếu thời gian có hạn chúng ta có thể dành khoảng thời
gian còn lại đó để hướng dẫn rõ ràng nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện rồi yêu
cầu học sinh làm ở nhà.Như vậy có thể chấp nhận coi như một bài tập về nhà,
để sau đó giáo viên có thể kiểm tra trong giờ kiểm tra bài cũ. Tuy nhiên để
việc làm này thực sự hiệu quả như mong muốn,giáo viên phải thực sự linh
hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện.
Một giờ dạy đọc hiểu không có nghĩa là học sinh chỉ được phát triển kỹ
năng đọc mà giáo viên còn phải biết phối hợp các kỹ năng làm cho bài đọc
thêm phần hấp dẫn qua việc áp dụng nhiều thủ thuật phong phú sao cho phù
hợp với khả năng tiếp thu và năng lực sử dụng ngôn ngữ khác nhau của
mỗi học sinh. Chính vì lý do này mà các hoạt động sau khi đọc "Post -
reading" là các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết:
1.1 ROLE - PLAY:
Trong thực tế giảng dạy, không kỹ năng ngôn ngữ nào được dạy tách
biệt, do đó luyện nói là một hoạt động rất hữu ích ở giai đoạn sau khi đọc
(Post-reading). Khi những công việc ở giai đoạn trong khi đọc (While-reading)
kết thúc, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đóng kịch( Role- play), sử dụng
nội dung đã được đề cập đến trong bài đọc hiểu để đóng vai và luyện tập hội
thoại cùng các bạn . Đây là một hoạt động rất thú vị và hữu ích đối với học
sinh bởi các em được dùng ngay kiến thức trong bài đọc áp dụng vào thực tế

giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ: Lifeline Pre-intermediate - Unit 6 - People and Places
Reading: it was a normal day - 54-55.
•A. Interviewer:
You are interviewing David on TV.
Prepare some questions for him
Example:
• 1. What happened to you?
• 2. What did you do when you heard this news?
• 3. How did you feel??
• 4. What did you do?
• 5. How did the event change your life?
•B. David
You are being interviewed on television. Tell the interviewer about your
normal day and the event happened to you. Write some notes to help you
remember.
Example:
• - Woking in the bank.
• - Daughter was kidnaped
• - Kidnapper asked for money.
• - Most terrible moments in my life.
1.2. MATCHING:
Giáo viên nên củng cố từ vựng cho học sinh ở giai đoạn sau khi đọc bởi
từ vựng được dạy trong văn cảnh sẽ trở lên có ý nghĩa, hữu ích và học sinh
nhớ lâu, hiểu sâu hơn. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thấy rõ ràng đây là
một hoạt động rất hữu hiệu giúp học sinh được làm việc theo cá nhân , theo
cặp hay theo nhóm, suy diễn nghĩa của từ, ngữ đã cho sẵn trong ngữ cảnh cụ
thể. Những từ ngữ này có thể được đưa vào cột bên trái, sau đó những định
nghĩa được trộn lẫn vào cột bên phải , nhiệm vụ của học sinh là tìm ra hay
khớp nối những từ ngữ đó với các định nghĩa phù hợp.

Ví dụ:
Lifelines Pre-intermediate - Unit 5 Comparisons
Read - page 42 - 43
Match a phrase in A with its definition in B
A B
a.to see eye to eye with someone
b. to keep an eye on someone or st
c.to catch someone's eye
d.to look someone( straight) in the
eye.
e. to give someone the eye.
f.to be someone's blue-eyed boy/girl.
g.to turn blind eye to something
a.to ignore something
b. to attract someone's attention
c. to agree with someone
d.to watch carefully
e. to be the favourite
f. to show that you are interested in sb
g.to be directed with sb
1.3. GRIDS OR FORMS
Giáo viên có thể sử dụng thủ thuật này nhằm kiểm tra việc học sinh có
hiểu nội dung chính được đề cập đến trong bài đọc hay không mặt khác học
sinh còn được phát triển kỹ năng phân loại thông tin cần cung cấp sao cho
phù hợp với từng mục yêu cầu cụ thể của bài tập.
Example: Basic English - Unit 6- Abilities page 73-74
Sau khi học sinh đọc bài khoá và hoàn thiện bài tập sách giáo khoa,
giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng sau để có được những thông tin
chi tiết hơn về V. Putin
1. Name: Putin.

2. Date of birth:
3.Place of
birth
4. University he
graduated
5. His wife's
job
7.
Daughter

8.His favourite
sport
9.Things he could do when he
13
1.4. WH- QUESTIONS
Loại câu hỏi có từ để hỏi bao gồm:
When ?
What ?
Where ?
Who ?
How long ? How much ? How many ? in order to check comprehension of
details (on the line questions).
• - Why do you think/ know ?
• - How ?
What do you think about ?
Câu hỏi dạng này thường dùng để gợi mở cho những phần giả thích,
tóm tắt, đề bạt ý tưởng về một vấn đề.
Hoạt động này yêu cầu học sinh nghe và trả lời các câu hỏi để lấy những
thông tin có thể thấy ngay trong bài đọc và những thông tin không nằm ngay
trong bài mà học sinh phải biết suy luận ra từ nội dung bài mà các em vừa

đọc. Đây là một hoạt động rất khuyến khích sử dụng và có thể sử dụng cho
bất cứ bài đọc trong giáo trình nào.
1.5. DISCUSSION
Thủ thuật này có thể được sử dụng để:
• - Xác định nội dung bài đọc và nêu ra ý nghĩa của nó.
- Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi học bài đó.
• - Kết hợp kĩ năng nói.
Example:
Unit 8: Places
Read - page 59
Discuss the advantages and disadvantages of citylife and countrylife.
• - schools
• - hospitals
• - food
• - air
• - means of transport
• - water
• - electricity
• - entertainment
• - Accommodation.
1.6. MULTIPLE CHOICES.
Hoạt động này yêu cầu học sinh đọc chọn đáp án đúng là A, B , C hoặc
D cho từng câu hỏi. Đây là 1 trong những thủ thuật nhằm kiểm tra kĩ năng
xác định những thông tin cụ thể trong bài mà các em đã được đọc. Tuy nhiên
để dạy đọc hiểu theo đúng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy
đồng thời để giúp học sinh đọc hiểu toàn diện một bài đọc, giáo viên cần phải
lưu ý sử dụng thủ thuật này một cách hợp lý và cần coi đây chỉ là một trong
số nhiều các hoạt động để quá trình dạy đọc hiểu đạt hiệu quả như mong
muốn. Với thủ thuật này học sinh có thể được kiểm tra việc hiểu nội dung
chính của bài, của từng đoạn, nắm được nghĩa của từ hoặc cấu trúc mới

Example. Facts and Fingures - Unit4: History of Jeans
Read page 32-33
Circle the correct answer
1- liked to wear jeans because the material could hardly wear out.
a.Students b. Teachers c. Doctors d. Workers
2. The worldwide economic situation became worse in the
a. 1980s b. 1970s c. 1990s d. 1960s
3. The 1960s' fashions were
a. painted jeans b. casual clothes
c. embroidered jeans d. both
a
and
c
are correct.
4. Jeans became so many people started wearing jeans in the 1970s'
a. more fashionable b. cheaper c. more and more expensive d. shorter.
1.7. ANSWER GIVEN.
Chúng ta có thể sử dụng thủ thuật này để kiểm tra đọc hiểu chi tiết
đặc biệt là về hình ảnh và sư kiện. Chúng ta cũng có thể cho học sinh làm các
dạng bài đánh dấu vì nó còn giúp giáo viên giảm được thời gian chuẩn bị bài.
Example:
Prepare questions for the following answers. .
a. 7th October 1952
b. In 1975
c. 14
th
March 2004
Example of students' answer
a. When was Putin born?
b ?

1.8 GAP FILLING
Giáo viên viết phần tóm tắt bài đọc lên bảng (ngắn gọn) với những từ
đang còn thiếu và yêu cầu học sinh điền những từ thiếu đó vào chỗ trống.
Dạng bài này giúp học sinh nắm được bài đọc một cách cô đọng nhất và thực
hành các từ đã học hiệu quả nhất.
Example:
Basic English - Unit 8: How long ago?
Read - page 97
Complete the paragraph with one suitable word .
Two American, Jacob Davis and Levi Straus Jeans in 1873. Davis
bought from Levi's shop. He told Levi that he had a way to make
strong for workmen. The first jeans were In 1935 jeans became for
women
1.9. RE-WRITE
Bài đọc có thể được viết dưới dạng giống hoặc khác một bài đọc: ví
dụ: dưới dạng bài quảng cáo, bức thư, bài phỏng vấn. Loại bài này có thể sử
dụng để thực hành giúp mở rộng kĩ năng từ đọc sang viết
Ví dụ: Lifelines Pre-intermediate- Reading page 38
Hoàn thành bức thư của Tom viết cho mẹ mình từ Bulgaria để nói cho
mẹ biết chuyện gì đã xảy ra với mình
Bulgaria
21
st
November,
1990.
Dear Mum,
Tell her about how two girls cheated him from Zagrab to Bela
Palakataking
I'm afraid that I have some bad news for you.
Tell her about how he was arrested by Police and in prision now

Finish the letter

1.10. RETELLING
Nếu bài đọc là 1 đoạn văn trần thuật, để trình bày lại được bằng khẩu ngữ thì
sau khi đọc, học sinh được yêu cầu kể lại chi tiết và càng chính xác càng tốt
về những nội dung của bài đọc.
Example:
Basic English Unit 7 - My neighborhood
Read - page 67.
Retell about the new shopping mall in Nam's neighborhood .The following
questions may help you.
• 1. What is special about it?
• 2. What facilities are available there?
• 3. How often does it open?
• 4. How many stores are there?
• 5. Is it comfortable to shop?
2. Để tổ chức thực hiện được giải pháp 2, tôi xin đưa ra một số biện pháp
sau
:
Trong một bài giảng, giáo viên phải phân loại được từ mới. Cách phân loại này
sẽ giúp học sinh sớm nhận biết được những từ nào cần tập trung để hiểu bài.
Từ mới sẽ được phân loại theo các nhóm.
2.1. Nhóm từ phải tra từ điển (Từ chủ động - Active/ Productive vocabulary):
Những từ thuộc nhóm này là các từ và cụm từ chủ chốt (Keywords and
phrases) trong bài đọc mà thiếu những từ và cụm từ chủ chốt này học sinh
không thể hiểu được nội dung của bài đọc. Muốn học sinh nắm được các từ
này, giáo viên phải lựa chọn trúng từ vựng để dạy cho học sinh. Đồng thời các
từ này phải phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với các từ quan trọng nhưng
quá khó thì giáo viên chỉ nên dạy bằng hình thức dịch thuật hay giải thích
ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu mà thôi.

2.2. Nhóm từ có thể đoán theo ngữ cảnh của bài: Những loại từ này, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh đoán nghĩa dựa vào những từ đã biết và
thông qua ngữ cảnh của bài học. Các kỹ thuật gợi mở (eliciting techniques) là
cần thiết và quan trọng trong khâu này và nó nên được xuyên suốt quá trình
dạy đọc vì nó giúp giáo viên gợi lại vốn từ vựng của các em, tránh dạy lại
những từ mà học sinh đã biết và khuyến khích học sinh tham gia vào quá
trình dạy học. Một trong những kĩ thuật gợi mở được dùng hiệu quả là:
Giới
thiệu ngữ cảnh (Set the scene)
Đây là bước đưa ra chủ đề bài đọc (Topic) cho
học sinh, tạo cho các em tâm lý sẵn sàng, huy động vốn hiểu biết sẵn có của
học sinh về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và những vốn hiểu biết chung
(General knowledge) để các em sẵn sàng, dễ dàng tiếp cận với bài đọc. Đồng
thời dùng ngữ cảnh để giới thiệu từ vựng giúp học sinh hiểu từ đó trong ngữ
cảnh chứ không hiểu theo nghĩa đơn, nghĩa từ điển của nó.
2.3. Nhóm từ không nhất thiết phải hiểu nghĩa của chúng (Passive/Receptive
vocabulary): Những nhóm từ này có thể là giới từ, phụ từ, các trạng từ nhấn
mạnh. Nghĩa của chúng không làm ảnh hưởng tới việc hiểu ý nghĩa của bài
đọc nên giáo viên không nên dạy các từ này. Việc dạy chúng sẽ làm sao lãng
việc nhớ các từ chính trong bài, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng tới việc nhớ nội dung
chính của bài. Nên với những từ này, giáo viên sẽ gợi ý học sinh về nhà xem
lại và bổ xung vốn từ vựng bằng cách tự học và đọc thêm.
3. Để tổ chức thực hiện được giải pháp 4
: Những hoạt động mang tính khách
quan như: dự giờ, thăm lớp, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn đổi mới phương
pháp dạy học giáo viên phải tham gia một cách tích cực, chủ động. Những
hoạt động mang tính chủ quan, do mình có thể làm được thì việc đầu tiên
giáo viên phải làm đó là: nắm bắt tình hình thực tế của học sinh. Việc nắm bắt
này nên được bắt đầu từ việc tìm hiểu khả năng tiếp thu bài của học sinh,
phân loại đối tượng học sinh và nắm bắt sĩ số lớp học từ đó đưa ra phương

pháp tiếp cận phù hợp. Nếu lớp học đông, học sinh là những người lớn tuổi,
khả năng tiếp thu chậm thì việc áp dụng các kĩ thuật gợi mở nên được cân
nhắc cẩn thận, các hoạt động sau đọc cũng chỉ nên tập trung vào những chi
tiết đơn giản, dễ làm, dễ có kết quả. Còn với những lớp sĩ số ít, học sinh năng
động thì kĩ thuật gợi mở nên được áp dụng triệt để, tối đa, các hoạt động sau
khi đọc nên được khai thác phong phú và đa dạng để phát huy hết khả năng
độc lập, sáng tạo của học sinh.
C: KẾT LUẬN
I. Kết qủa thực hiện:
Trong suốt quá trình giảng dạy của mình, tôi đã tiến hành áp dụng các
kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy đọc hiểu tiếng Anh nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong giờ học ngoại ngữ cũng như
những tiết dạy thực nghiệm để các đồng nghiệp. Kết quả thu được như sau:
- Giáo viên không phải giảng giải hay thuyết trình dài dòng, không phải làm
thay cả phần việc dành cho học sinh. Giáo viên đóng vai trò làm người tổ
chức, hướng dẫn, giúp đỡ, bổ sung kiến thức. Nói cách khác, giáo viên đóng
vai trò người thiết kế.
- Đối với học sinh được chủ động tiếp thu kiến thức, được làm chủ thể
của hoạt động. Các em học tập hăng say, hào hứng, chủ động tìm tòi, khám
phá, khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy và ý chí tự học hỏi, nghiên
cứu kiến thức. Học sinh nắm được nội dung bài ngay trên lớp. Hơn nữa sau
mỗi giờ học, kiến thức của học sinh về các lĩnh vực văn hoá, khoa học được
mở rộng hơn. Do đó học sinh có được sự hứng thú trong học tập. Cụ thể là:
+ Đối với sinh viên lớp K1: Là khoá đào tạo sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh
đầu tiên liên kết với trường ĐHNN- ĐHQGHN nhưng đầu vào của các em rất
thấp , kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, việc áp dụng được phương pháp
tiếp cận mới vào giảng dạy chưa nhuần nhuyễn nên hầu như sinh viên có hiểu
bài nhưng số sinh viên tham gia vào các hoạt động tái tạo được ngôn ngữ sau
khi đọcb không nhiều. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc đọc được bài, đọc được từ
mới nhưng không tái tạo lại được nội dung của bài học. Kết quả sau mỗi bài

dạy là: 30-35% (40hv/1 lớp)
+ Đối với sinh viên lớp K2, K3: Hai khoá sau, đầu vào của các em có tốt hơn
khoá 1, tôi mạnh dạn tiếp cận phương pháp mới với một số thủ thuật luyện
sau đọc (Post Reading). Ban đầu rat hiệu quả có khoảng 65-70% số sinh viên
hiểu bài và có khả năng tái tạo ngôn ngữ.( sĩ số 30-35 sv/1 lớp)
+ Lớp kế toán K11 và Luật từ xa: Đây là hai lớp đào tạo theo hệ từ xa liên kết
với Viện đại học Mở Hà Nội. Giáo trình dạy hai lớp này chủ yếu là giáo trình
đọc hiểu (chuyên ngành Kế Toán và Luật). Tôi và giáo viên cùng khoa rất vất
vả khi dạy hệ này vì đa số học viên tuổi đời cao, thời gian lên lớp ít, giáo trình
lại khó, lượng từ vựng nhiều. Với một số thủ thuật áp dụng trong bài dạy, tôi
đã giúp học viên đơn giản hoá bài giảng và giứp họ nhớ được đa số các từ
chuyên ngành cần thiết. Tuy vậy, do những điều kiện nhất định, khả năng tái
tạo ngôn ngữ của học viên cũng không đạt được như mong muốn: 45%
( 50hv/1 lớp)
+ Lớp tiếng Anh nâng cao- Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Đây là lớp học của các
Bác sĩ chuyên khoa học giao tiếp và chuyên ngành y. Những bài đọc thuộc
chuyên ngành rất nhiều từ mới và lượng kiến thức rất lớn. Với cách làm trên
tôi đã giúp các học viên có được những kĩ năng cơ bản trong quá trình học
đọc tài liệu, phát triển thêm được kĩ năng nghe- nói và đặc biệt vốn từ được
cải thiện rất nhiều. Kết quả 80% học viên có thể nói- nghe và đọc thực hành
sau đọc tốt.
II. Đề xuất và kiến nghị :
• - Nên có những buổi học tập, giao lưu giữa các lớp với nhau để tạo môi
trường giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh.
• - Sở Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức nhiều hơn những khoá tập huấn
về đổi mới phương pháp dạy học có sự góp mặt của các chuyên gia.
• - Trung tâm trang bị thêm những phòng học có đầy đủ các phương tiện
dạy học hiện đại để đáp ứng nhu cầu của giáo viên và người học.
Trên đây là những đóng góp của tôi trong quá trình giảng dạy, Tôi rất mong
tiếp thu mọi ý kiến đóng góp xây dựng từ phí đồng nghiệp để kinh nghiệm

này được hoàn thiện và có hiệu quả trong thực tế giảng dạy, góp phần nâng
cao hơn nữa chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở tất cả các bậc học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
II. Thực trạng
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
C. Kết luận
I. Kết qủa thực hiện
II. Đề xuất và kiến nghị

×