Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN - Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.77 KB, 5 trang )

Đề tài: Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng
I. Lý do chọn đề tài:
+ Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào
hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục.
Thực tế đã chứng minh, công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả rất lớn trong quá
trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy
trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập.
+ Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi
mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ
giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Hiện nay trong hệ thống nhà trường
công nghệ thông tin đã được áp dụng vào hầu hết các bộ môn như: Toán, lí, hoá,
địa, sử, giáo dục công dân...với các phần mềm: VCD Cutter, Powerpoint, Proshow
gold...
+ Violet là phần mềm thiết kế bài giảng có giao diện được thiết kế trực quan và
dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp
với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Violet cho phép nhập các dữ liệu văn
bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim,
hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh,
tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng.
Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này,
giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng
là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
+ Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để
đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả
các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi
chọn đề tài: “ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng”
II. Nội dung:
1
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng
* Violet cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) giáo viên có thế lựa chọn
các giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào bài học, môn học và ý thích


của giáo viên (trên 10 giao diện).
* Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải để
chuyển đổi giữa các trang màn hình.(chức năng tương đương như Microsoft
Powerpoint), các tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo
dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
* Các kiểu giao diện khác sẽ hiện rõ các hoạt động ở trên cùng của giao diện
và các phần mục trong từng hoạt động phía bên trái của giao diện, tạo điều kiện dễ
dàng cho thao tác của giáo viên khi giảng dạy.
* Violet sử dụng Font Unicode nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng
đều đẹp, dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
* Trong quá trình soạn giáo án bằng phần mềm Violet còn cung cấp sẵn
nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập
như:
+ Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều
đáp án đúng, câu hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,...
+ Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm
ra ô chữ hàng dọc.
+ Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các
đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc
một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết
hoặc ẩn/ hiện.
Ngoài ra Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module cho từng môn học,
giáo viên có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
+ Vẽ đồ thị hàm số
+ Vẽ hình học
+ Ngôn ngữ lập trình mô phỏng
2
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Violet giáo viên có thể xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa file .EXE chức năng này xuất bài giảng đang

soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc
đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần cài phần mềm Violet. Với
chức năng này ta có thể liên kết với các bài giảng được tạo bằng Microsoft
Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết. Ngoài ra phần mềm còn có
chức năng đóng gói bài giảng dạng HTML phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện
Web và có thể đưa lên Website của trường hay của cá nhân nhờ vậy giáo viên có
thể truy cập sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi mọi lúc mà
không cần mang theo đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD.
* Cũng giống như thiết kế bài giảng trong Power Point, khi sử dụng phần
mềm Violet để thiết kế bài giảng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Tạo trang bìa:
- Tạo trang bìa giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng
dạy...) đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to toàn màn
hình). Vào phần đầu của tiết học, bài giảng chỉ hiện trang bìa, khi tiết dạy bắt đầu
chỉ cần click chuột, lúc đó nội dung bài giảng sẽ hiện ra.
- Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các file hình ảnh, âm thanh
(nhạc) có sẵn, sử dụng tranh vẽ, video, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách
giáo khoa (đã qua sử lý màu sắc, hình ảnh bằng photoshop) làm nền cho trang bìa.
2. Nội dung bài giảng:
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động
+ Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
+ Hoạt động 2. Giới thiệu bài mới
+ Hoạt động 3. Tổng kết (hoặc luyện tập)
+ Hoạt động 4. Củng cố dặn dò
Ví dụ:
Kiểm tra bài cũ
3
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng
*Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

- Dùng tổ hợp phím nóng Ctrl + ..... để đổi font chữ cho đoạn văn bản.
- Tiến trình khởi động chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word: Start
--> ...................--> Microsoft.............--> Microsoft Word.
Hoặc dùng kiểu bài tập trắc nghiệm “ghép đôi”
Ví dụ: Hãy lối các ý giữa hai cột với nhau để có được đáp án đúng.
1. Ctrl + A
2. Ctrl + B
3. Ctrl + C
4. Ctrl + D
5. Ctrl + E
a. Chọn font chữ
b. Căn lề giữa
c. Sao chép từ, cụm từ, đoạn văn bản.
d. Chế độ chữ in đậm
e. Chọn toàn bộ văn bản.

Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh có
liên quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho học sinh
xem, quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài định dạng văn bản. Tôi sử dụng đoạn Video ghi lại thao
tác thực hiện các bước định dạng văn bản.
Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt
gây hứng thú cho học sinh đi vào thực hiện các bước định dạng văn bản.
Giáo viên có thể đưa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình để học sinh
tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
3. Đóng gói bài giảng
Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng. Xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc đĩa
CD để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
III. Kết quả đạt được:

4
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng
Qua một thời gian sử dụng phần mềm Violet để thiết kế bài giảng cũng như
hỗ trợ thiết kế một số mẫu bài tập như: bài tập trắc nghiệm, kéo thả chữ, điền
khuyết, trò chơi ô chữ...bản thân tôi nhận thấy giờ dạy luôn đạt hiệu quả cao, kích
thích sự hứng thú trong tiết học của học sinh còn giáo viên chủ động lựa chọ nội
dung thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học.
IV. Bài học kinh nghiệm:
- Sử dụng phần mềm Violet vào thiết kế và giảng dạy Tin học là một trong
những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất
trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy
tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của
cả giáo viên và học sinh.
- Khi thiết kế bài giảng nên sử dụng kiểu chữ, fonts chữ, màu nền hoặc chụp
thêm các hình ảnh thực, ghi lại các thao tác dưới dạng file video để minh hoạ cho
phù hợp với bài dạy nhằm mục đích nhấn vào những nội dung quan trọng của vấn
đề, qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản.
- Lựa chọn kiểu hiệu ứng đơn giản, để học sinh tập trung trong tiết học, tránh
sử dụng nhiều hiệu ứng sẽ tạo cho học sinh cảm giác xem trình diễn chứ không phải
ngồi học.
Điền Hoà, ngày 20 tháng 03 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Đăng Hiếu
5

×