Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn tiểu học tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn vẽ theo mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.72 KB, 19 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo
mẫu
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Mĩ thuật ở tiểu học
3. Tác giả:
Họ và tên: Trương Sơn Hà ( Nam)
Ngày tháng/năm sinh: 29/01/1972
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Chí Minh
Điện thoại: 0943605693
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Chí Minh.
Địa chỉ: Khu dân cư Khang Thọ- phường Chí Minh- thị xã Chí Linh- HD
Điện thoại: 03203.882.704
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên chuyên dạy Mĩ thuật.
- Học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, giấy vẽ, giá vẽ…
- Có phòng học chuyên cho bộ môn Mĩ thuật.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Tìm hiểu nghiên cứu áp dụng trong học kì 1 năm học 2014 - 2015.
- Tổng kết viết sáng kiến tháng 2 năm 2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

1




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1- HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Môn học Mĩ thuật trong trường Tiểu học có vai trò rất quan trọng. Hiểu
biết về Mĩ thuật hay học tốt môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học giúp các em
học sinh hướng tới nhận thức được tiêu chuẩn về cái đẹp. Các em biết nhận xét,
biết phản ảnh, đánh giá về các sản phẩm của các bài học nói riêng và cái đẹp của
Mĩ thuật trong cuộc sống nói chung. Bên cạnh đó các em còn biết tự mình làm ra
những sản phẩm đẹp trong các môn học và tạo cái đẹp, hay không gian đẹp nhằm
giúp cho môi trường học tập, cuộc sống sinh động hơn.

Môn Mĩ thuật trong

trường tiểu học có các phân môn: Thường thức Mĩ thuật, Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh,
Vẽ trang trí. Bên cạnh đó các em còn được Tập nặn tạo dáng các sản phẩm theo
ý thích. Phân môn Vẽ theo mẫu khó vẽ. Mặc dù đòi hỏi mỗi bài vẽ chỉ cần hình
gần giống với mẫu, nhưng do yếu tố tâm lí là người vẽ cứ muốn vẽ sao cho thật
giống với mẫu nên có cảm tưởng khó học. Bên cạnh đó những đồ dùng dạy học
đơn giản, bài minh họa không thực sự hấp dẫn mắt nhìn nên không gây được
hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu sáng
kiến Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu với mục đính
cải thiện việc giảng dạy và nâng cao chất lượng đồng đều đối với bộ môn nói
chung và phân môn nói riêng.
2- ĐIỀU KIỆN THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
2.1. Điều kiện:
- Giáo viên chuyên dạy Mĩ thuật. Giảng dạy nhiệt tình, nghiên cứu các phương
pháp, thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế, tích cực học tập nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
- Học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, giấy vẽ, giá vẽ…

- Có phòng học chuyên cho bộ môn Mĩ thuật.
2.2. Thời gian:
- Tìm hiểu nghiên cứu áp dụng trong học kì 1 năm học 2014 - 2015.
2


- Tổng kết viết sáng kiến tháng 2 năm 2015.
2.3. Đối tượng áp dụng: Học sinh khối lớp 5.
3- NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Kết hợp các phương pháp giảng dạy (cũ & mới) để gây hứng thú cho học sinh.
- Thiết kế nơi bày mẫu vẽ và lựa chọn mẫu vẽ hợp lí.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến:
* Sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu có khả
năng áp dụng thuận lợi mang tính khả thi cao trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật
nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng. Qua áp dụng thử nghiệm, tôi thấy
sáng kiến đã mang lại kết quả một cách thiết thực trong việc dạy và học. * Với
tính khả thi trên. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong giảng dạy cho các đối
tượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Sáng kiến có thể làm tài liệu cho các giáo viên
dạy chuyên môn Mĩ thuật, đặc biệt là trong thời điểm các trường đang dần áp
dụng việc giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp mới ở Việt Nam.
3.4. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
* Qua việc thử nghiệm cho thấy : Sáng kiến đã mang lại kết quả một cách
thiết thực. Sáng kiến dễ áp dụng đối với việc giảng dạy của giáo viên và sự tiếp
thu, hứng thú với học sinh.
4- GIÁ TRỊ, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN:
* Về ý thức: Các em học sinh rất hứng thú với phân môn, thi đua nhau học
tập để làm lên những sản phẩm vẽ đẹp, phong phú. Hiệu quả bài học được
nâng cao rõ rệt.

*Kết quả kiểm tra các bài vẽ cho thấy sáng kiến Tạo hứng thú cho học
sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
các sản phẩm do chính các em làm ra và tạo nên. Đồng thời các em biết
vận dụng kĩ năng và sự khéo léo của mình để học tập một cách tích cực.
5- KIẾN NGHỊ: Nhà trường: Có phòng học chuyên cho bộ môn Mĩ thuật.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1- HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Qua giảng dạy thực tế tôi nhận thấy:
* Học sinh: Trong các phân môn của bộ môn Mĩ thuật thì cơ bản là học
sinh đều yêu thích và hứng thú học tập, song có phân môn Vẽ theo mẫu là phân
môn các em thường không thích học so với các phân môn khác. Thực tế thì Vẽ
theo mẫu là một phân môn tương đối khó mà lại có vị trí tương đối quan trọng
của bộ môn. Khi học sinh học phân môn này ngoài việc các em tự mình tạo được
sản phẩm của bài học theo yêu cầu thì phân môn này còn rèn cho các em có khả
năng tư duy, so sánh, đối chiếu các sự vật trong không gian.
* Mẫu vẽ: Mẫu vẽ do phòng thiết bị cung cấp không có, chủ yếu là do
giáo viên tự tìm kiếm nên cũng hạn chế để có được số lượng mẫu nhiều và kém
hấp dẫn.
* Giáo viên: Thường đi sâu theo ý thích học sinh khi các em hứng thú với
các phân môn khác, chưa thực sự đầu tư nghiên cứu giảng dạy cho phân môn
này.
1.1. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Mĩ thuật phân môn Vẽ theo mẫu.
1.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5
1.3. Mục đích nghiên cứu: Gây hứng thú cho học sinh, nâng cao chất
lượng đồng đều đối với môn học nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng.
2- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

Đối với phân môn vẽ theo mẫu giáo viên không nhiệt tình và không có sự
sáng tạo trong giảng dạy thì giờ học bị khô cứng nếu giáo viên cứ giảng dạy theo
cách rập khuôn máy móc. Tiến trình bài dạy Vẽ theo mẫu là: Giáo viên chuẩn bị
mẫu, bày mẫu - Hướng dẫn học sinh quan sát - Hướng dẫn học sinh cách vẽ: +
Vẽ khung hình của mẫu (vẽ khung hình riêng cho từng mẫu đối với bài có 2 hoặc
3 vật mẫu). + Phác hình bằng nét thẳng + Sửa hình vẽ chi tiết. + Hoàn thành
bằng cách tả đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Học sinh làm bài thực hành. Bên cạnh đó
4


thì mẫu vẽ thường sơ sài. Với cách dạy trên tôi thấy chất lượng học sinh rất hạn
chế. Không gây được hứng thú học tập của học sinh mà đây là điều rất quan
trọng trong phân môn này.
3- GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để dạy tốt phân môn này, điều cơ bản là giáo viên phải nhiệt tình, biết tạo
hứng thú cho các em. Tạo ra những cái mới chủ yếu làm sao gây được không khí
hào hứng say mê để thu hút sự học tập của học sinh. Vẽ theo mẫu là phân môn
khó vẽ, không hấp dẫn học sinh, không gây được hứng thú như những phân môn
khác. Các em thường không thích học.
3.1. Kết hợp các phương pháp giảng dạy (cũ & mới) để gây hứng thú
cho học sinh.
* Phương pháp giảng dạy cũ: Là phương pháp hướng dẫn học sinh quan
sát mẫu vẽ - Tìm ra tỉ lệ các bộ phận của mẫu vẽ đơn - So sánh tìm ra tỉ lệ của
của mẫu ghép - Dựng khung hình chung - Phác hình - Sửa hình - Hoàn chỉnh.
Sắp xếp bố cục hợp lí mẫu vẽ trên giấy. Quan sát mẫu khi vẽ.
* Phương pháp mới: Vẽ biểu cảm; vẽ cùng nhau.
Học sinh tạo hình cá nhân theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát mẫu,
Tưởng tượng, nhớ lại, biểu cảm. Gợi ý Hs phát triển ý tưởng sáng tạo nên các
bức tranh tĩnh vật theo ý thích của các cá nhân, hoặc nhóm.
* Khi kết hợp hai phương pháp này với nhau học sinh cảm thấy phân môn

Vẽ theo mẫu hấp dẫn, không nhàm chán khi môn học được cải thiện bởi phương
pháp mới. Các em được tự do thể hiện theo các cách vẽ khác nhau, không bị bó
hẹp bởi yêu cầu của môn học. Đặc biệt là khi được giới thiệu cách vẽ "Biểu cảm"
sẽ rất hấp dẫn cuốn hút các em. Những hình vẽ, nét vẽ ngộ nghĩnh mang lại cho
các em những nụ cười vui, những cách nhìn khác nhau về một sản phẩm. Bên
cạnh đó các em được nghe giới thiệu sâu hơn về thể loại tranh Tĩnh vật, được tự
mình thiết kế nên những bức tranh tĩnh vật từ ngân hàng hình ảnh. Điều này
cũng làm tăng thêm tâm tư tình cảm của các em đối với môn học, tăng thêm tính
5


tư duy, sáng tạo cho các em trong và sau mỗi giờ học Vẽ theo mẫu.
3.2. Lựa chọn mẫu vẽ:
* Giáo viên chuẩn bị về mẫu vẽ phải biết lựa chọn những mẫu có đặc
điểm dễ vẽ, dễ so sánh, phong phú về hình dáng và có nhiều mẫu để thay đổi khi
vẽ những đồ vật cùng dạng.
Lựa chọn những mẫu cùng dạng nhưng khác đặc điểm.
- Khối hộp ( Lựa chọn thêm đồ vật dạng khối hộp)
- Khối cầu ( Lựa chọn thêm đồ vật dạng khối cầu)
- Khối trụ ( Lựa chọn thêm đồ vật dạng khối trụ)
- Lọ hoa ( Lựa chọn thêm nhiều lọ hoa có đặc điểm sinh động)
- Bình hoa ( Lựa chọn thêm nhiều bình hoa có đặc điểm sinh động)
- Các loại ca, cốc nhựa, quả bóng nhựa.
- Các loại quả nhựa, hoa nhựa...
* Về trực quan, cần chuẩn bị đồ dùng đẹp, khái quát được chỗ cần minh
họa, hấp dẫn.
* Thiết kế một giá để mẫu vẽ có khả năng nâng cao hoặc hạ thấp sao cho
vừa với tầm nhìn của học sinh. Giá bày mẫu có thể xoay tròn để các em có thể
ngồi tại chỗ mà vẫn biết sự khác nhau ở mỗi vị trí ngồi. Điều này giúp các em
cảm thấy phòng học mang tính chuyên môn hơn.


6


3.3. Giáo viên:
3.3.1. Sự hiểu biết về phân môn và lòng nhiệt tình với môn học.
- Để thực hiện tốt việc dạy phân môn này tôi đã dành thời gian tìm hiểu
sâu hơn về phân môn Vẽ theo mẫu, sưu tầm nhiều tranh tĩnh vật có nội dung
khác nhau để làm tư liệu và đồ dùng minh họa. Các bài tham khảo có chọn lọc,
phong phú về hình thức, cách thể hiện có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề gây hứng
thú học tập cho học sinh. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển việc tìm các
bài minh họa cũng dễ dàng, hơn nữa việc học tập để nâng cao kiến thức và nhận
thức đối với phân môn cũng thuận lợi. Chỉ cần giáo viên bỏ ra chút thời gian đầu
tư nghiên cứu thì vốn kiến thức để truyền tải khi giảng dạy sẽ lôi cuốn và hấp
dẫn đối với học sinh.
3.3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức lớp học và giảng dạy:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn hình thức tổ chức sao
cho hợp lí với phân môn. Vị trí ngồi để vẽ phải đúng với quy định để khoảng
cách từ nơi ngồi đến mẫu không quá xa hoặc không hợp lí với tầm nhìn. Có thể
7


đặt nhiều mẫu ở các vị trí hợp lí với lớp học. Các em có thể tham gia đặt mẫu
cho nhóm của mình.
- Nhiệt tình với việc hướng dẫn các em trong quá trình các em vẽ bài. Gợi
ý, hướng dẫn cụ thể các đối tượng học sinh sao cho em nào cũng có thể hoàn
thiện bài ở mức độ phù hợp với khả năng.
- Gợi ý để các em đều hoàn thành, không để em nào hoàn thành bài một
cách quá sơ sài về hình, hoặc quá sai về bố cục.
- Nhận xét nhiều bài vẽ theo nhóm bài và mức độ hoàn thành tương đối

với nhau. Tránh nhận xét có sự so sánh giữa bài hoàn thành tốt với bài còn kém.
Tuyên dương, động viên khích lệ những điểm các em đã đạt được về kiến thức
và kĩ năng vẽ.
- Tích cực bồi dưỡng cho các em có khả năng học phân môn này. Cần chú
trọng hơn trong việc bồi dưỡng khả năng tư duy, sáng tạo và cảm nhận cái đẹp
đối với thể loại tranh tĩnh vật.
- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các em việc tìm và sưu tầm mẫu vẽ
cũng như tranh tĩnh vật. Dùng những bài vẽ đẹp để trang trí góc học tập và lớp
học.
- Kết hợp nói chuyện tăng thêm sự hiểu biết qua phương pháp cũ và mới
để các em có thêm nhận thức về thể loại tranh hay cách thể hiện bài vẽ.
3.3.3. Chuẩn bị bài soạn:
- Nghiên cứu đối tượng học sinh để soạn bài có nội dung phù hợp với từng
đối tượng. Câu hỏi đưa ra có chọn lọc để các em cùng hăng hái tham gia phát
biểu. Biết nhận xét so sánh và ghi nhớ mẫu vẽ theo cảm nhận của mình.
- Bài soạn cần chi tiết về kiến thức,cần truyền tải theo các bước chuẩn bị
của tiến trình bài học.
3.3.4. Cấu trúc giáo án:

8


Giáo án 1: Bài 4 lớp 5
VẼ THEO MẪU: VẼ KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp h/s hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết phân tích, so
sánh tỉ lệ của mẫu ghép. Biết cách vẽ biểu cảm.
- KN: Học sinh vẽ một bài biểu cảm trên giấy A4. Vẽ được khối hộp và
khối cầu gần giống mẫu, bố cục hợp lý, diễn tả được đậm nhạt.
- GD: Có thói quen quan sát giữ gìn mọi vật xung quanh. Yêu môn học.

II. Chuẩn bị:
1- Phương pháp:
- Phương pháp trực quan; Quan sát; Vấn đáp gợi mở; Minh họa. Luyện tập
thực hành.
2- Đồ dùng:
- Một khối hộp và khối cầu, một số đồ vật dạng khối hộp và khối cầu, bài
vẽ của học sinh; bài tham khảo.
- Hướng dẫn các qui trình vẽ.
III- Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1- Ổn định tổ chức. (1p)

Hoạt động của trò

2- KT bài cũ: (1p)
3- Bài mới: (1p) Giới thiệu bài học:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p)
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ ( 7p)
1- Vẽ biểu cảm:
2- Vẽ quan sát:
Hoạt động 3: Thực hành(20p)
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p)
* Củng cố, dặn dò: Sưu tầm thể loại tranh9


trang trí góc học tập hoặc lớp học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Giáo án 2: Bài 12 lớp 5
VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ 2 VẬT MẪU
I. Mục tiêu:

KT- Hiểu được hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu.
- Biết cách vẽ biểu cảm, vẽ quan sát.
KN- Vẽ biểu cảm một bài trên giấy A4 . Vẽ quan sát được bài gần giống
mẫu.
- Có thói quen quan sát mọi vật xung quanh. Hứng thú với môn học.
II. Chuẩn bị:
1- Phương pháp:
- Phương pháp trực quan; Quan sát; Vấn đáp gợi mở; Minh họa. Luyện tập
thực hành.
2- Đồ dùng:
- Một Ấm pha trà. Một cốc nước, một số đồ vật khác có đặc điểm khác
nhau, bài vẽ của học sinh; bài tham khảo.
- Hướng dẫn các qui trình vẽ.
III. Hoạt đông dạy - học chủ yếu:
1- Ổn định tổ chức. (1p)
2- KT bài cũ: (1p)
3- Bài mới: (1p) Giới thiệu bài học:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p)
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ ( 7p)
1- Vẽ biểu cảm:
2- Vẽ quan sát:
Hoạt động 3: Thực hành(20p)
10


Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p)
* Củng cố : Cách vẽ theo mẫu.
- Dặn dò: Xem bài 14.
4- GIÁ TRỊ, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN:
4.1. Kết quả:

"Sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu "
mà tôi đã làm, nghiên cứu và áp dụng trong năm học gần đây, nhất là học
kì II năm học 2013- 2014 và học kì I năm học 2014 - 2015. Việc áp dụng
sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu
trong giảng dạy cho thấy kết quả đạt được là:
4.2. Kết quả đạt được từ khảo sát:
- Tổng số học sinh được khảo sát: 101em/ 3 lớp
- Kết quả kiểm tra đánh giá cuối kỳ 2 năm 2014 và kỳ 1 năm 2015:
Mức độ

Số học sinh

Kết quả đạt được ở đầu

đạt
được KS
kì 1- 2015
HTT
101
9/101 = 8.9 %
HT
101
86/101 = 85 %
CHT
101
6/101 = 5.9 %
* Với kết quả khảo sát trên tôi thấy:

Kết quả đạt được ở
cuối kì 1- 2015

13/101 = 12.9%
88/101 = 87.1%
0

- Kết quả đạt được rất khả quan. Đầu kì 1 các em còn chưa có tinh thần
hào hứng với phân môn, còn có em chưa hoàn thành được yêu cầu bài học theo
chuẩn kiến thức kĩ năng. Còn có những em chưa hoàn thành, tỉ lệ học sinh ở mức
hoàn thành còn cao, số lượng em đạt hoàn thành tốt còn ít.
- Cuối kì 1 số lượng học sinh đạt hoàn thành tốt được tăng thêm, không
còn có em nào chưa hoàn thành yêu cầu của môn học.
5- ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:
* Do sáng kiến được viết trên cơ sở thực tế việc giảng dạy của giáo viên , nhận
thức của học sinh và đặc thù về điều kiện của nhà trường. Bản thân tôi đã tham
11


khảo một số trường trong thị xã, nên việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy có
nhiều thuận lợi, chỉ cần một số yếu tố cơ bản sau:
- Có giáo viên chuyên giảng dạy cho bộ môn.
- Thời khóa biểu được bố trí hợp lý theo chương trình.
- Có phòng học chuyên cho bộ môn càng tốt.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để giáo viên mua sắm
và sưu tầm đồ dùng dạy học.
- Làm một số phương tiện dạy học như giá để mẫu vẽ.

12


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận: Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành sáng kiến tôi đã

nhận thấy: sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Vẽ theo mẫu
là sáng kiến dễ thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Qua từng bài dạy
người giáo viên cần tìm ra những điểm tồn tại và những điểm đạt được để kịp
thời bổ sung trong việc truyền tải kiến thức. Đặc biệt người giáo viên phải luôn
học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để có được những phương pháp truyền
thụ kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Kkhông nhất
thiết hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa hay một phương pháp nào nhất
định.
Sau khi hoàn thành sáng kiến ngoài việc mở rộng hiểu biết về phương
pháp dạy tôi còn rút ra những kinh nghiệm trong các bài học cho bản thân mình.
Sáng kiến đã mang lại được những hiệu quả thiết thực nhất định, song không thể
tránh khỏi những điểm cần bổ sung. Bản thân tôi thấy mình cần phải học hỏi
nhiều hơn, tham khảo nhiều hơn nữa các bạn đồng nghiệp trong quá trình áp
dụng . Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn
thiện hơn nữa.
2- Khuyến nghị - đề xuất:
2.1. Nhà trường: Để có hiệu quả cao trong việc giảng dạy phân môn Vẽ
theo mẫu, cần có một phòng học đủ rộng và đảm bảo ánh sáng cần thiết.
2.2. Phòng GD: Cần tổ chức các cuộc chuyên đề về phương pháp giảng
dạy bộ môn, về phương pháp kiểm tra đánh giá tạo ra tính đồng bộ trong quá
trình giáo dục của bộ môn giữa các đơn vị .
2.3. Phòng thiết bị dạy học: Số lượng mẫu vẽ hiện nay chủ yếu là do giáo
viên tự làm và sưu tầm. số lượng cần nhiều để làm phong phú cho giờ học. Vì
vậy cần tạo ra những đồ dùng dạy học, mẫu vẽ phong phú để đảm bào cho việc
giảng dạy của giáo viên.

13


* Tài liệu tham khảo

1- Phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật hiện hành.
2- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật.
3- Phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật mới.

14


GIÁO ÁN MINH HỌA CHI TIẾT
Giáo án 1: Bài 4 lớp 5
VẼ THEO MẪU: VẼ KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp h/s hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết phân tích, so
sánh tỉ lệ của mẫu ghép. Biết cách vẽ biểu cảm.
- KN: Học sinh vẽ một bài biểu cảm trên giấy A4. Vẽ được khối hộp và
khối cầu gần giống mẫu, bố cục hợp lý, diễn tả được đậm nhạt.
- GD: Có thói quen quan sát giữ gìn mọi vật xung quanh. Yêu môn học.
II. Chuẩn bị:
1- Phương pháp:
- Phương pháp trực quan; Quan sát; Vấn đáp gợi mở; Minh họa. Luyện tập
thực hành.
2- Đồ dùng:
- Một khối hộp và khối cầu, một số đồ vật dạng khối hộp và khối cầu, bài
vẽ của học sinh; bài tham khảo.
- Hướng dẫn các qui trình vẽ.
III- Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1- Ổn định tổ chức. (1p)

Hoạt động của trò
- Ổn định vị trí ngồi


2- KT bài cũ: (1p)

- Đồ dùng học tập phục vụ cho

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

bài học.

3- Bài mới: (1p) Giới thiệu bài học:

- HS xem tranh mẫu để nhận

* Gv giới thiệu thể loại tranh tĩnh vật. Một số thấy nội dung một số tranh có
mẫu vẽ dạng khối hộp và khối cầu.

cách thể hiện khác nhau.
* Quan sát.
- Học sinh quan sát mẫu, nhận
15


Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p)

xét

* Giới thiệu khối hộp và khối cầu, bày mẫu
- Khối hộp, khối cầu.
- Đọc tên mẫu?


- 3 HS trả lời.

- Ở vị trí của mình em nhìn thấy mẫu nào
trước, mẫu nào đứng sau?

- 5 HS nêu.

- Ở vị trí của mình em nhìn thấy mấy mặt của - HS so sánh
khối hộp?
- So sánh chiều cao, chiều ngang của từng mẫu - 2 HS trả lời.
với nhau?
- So sánh độ đậm nhạt của từng mẫu, từng mặt - Các vị trí.
của khối hộp?
- Tìm hướng ánh sáng soi vào mẫu?
* GV củng cố và cho học sinh thấy được sự đa
dạng về đặc điểm hình dáng của khối hộp và
các đồ vật dạng khối cầu.

- HS quan sát.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ ( 7p)

- Hs vẽ bài trên giấy A4 (2P)

1- Vẽ biểu cảm:
- GV hướng dẫn minh họa:

- H/s theo dõi giáo viên vẽ

- Yêu cầu HS thực hiện bài vẽ


mẫu.

2- Vẽ quan sát:
* Gv hướng dẫn và vẽ mẫu
- Vẽ khung hình chung, khung hình từng khối.
- Vẽ phác bằng nét thẳng.
- Sửa hình cho giống mẫu.

- H/s làm bài tập

- Vẽ đậm nhạt bằng bút chì hoặc màu.
Hoạt động 3: Thực hành(20p)

- HS thấy được sự phong phú,

- G/v quan sát lớp, hướng dẫn cụ thể từng đa dạng trong cách thể hiện
16


đối tượng HS.

bài vẽ.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p)

- H/s tự nhận xét

* So sánh sự khác nhau giữa 2 bài vẽ của mình.
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ của mình.

- G/v bổ sung, nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò: Sưu tầm thể loại tranhtrang trí góc học tập hoặc lớp học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Giáo án 2: Bài 12 lớp 5
VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ 2 VẬT MẪU
I. Mục tiêu:
KT- Hiểu được hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu.
- Biết cách vẽ biểu cảm, vẽ quan sát.
KN- Vẽ biểu cảm một bài trên giấy A4 . Vẽ quan sát được bài gần giống
mẫu.
- Có thói quen quan sát mọi vật xung quanh. Hứng thú với môn học.
II. Chuẩn bị:
1- Phương pháp:
- Phương pháp trực quan; Quan sát; Vấn đáp gợi mở; Minh họa. Luyện tập
thực hành.
2- Đồ dùng:
- Một Ấm pha trà. Một cốc nước, một số đồ vật khác có đặc điểm khác
nhau, bài vẽ của học sinh; bài tham khảo.
- Hướng dẫn các qui trình vẽ.
III. Hoạt đông dạy - học chủ yếu:
1- Ổn định tổ chức: 1p
2- KT bài cũ: 1p
17


3- Giới thiệu bài mới: 1p
Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét (5p)
* Giới thiệu các mẫu vật đã chuẩn bị
- Nêu chất liệu, tả hình dáng ,đặc điểm, màu


- H/s quan sát , trả lời câu hỏi

sác của từng vật mẫu?

- 2 HS nêu.

- Vật nào đứng trước?
- So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu?

- 3-4 HS trả lời.

* Gv chốt ý: Vẻ đẹp chính là ở hình dáng,
màu sắc, chất liệu, cách trang trí của mẫu.
Hoạt động 2: cách vẽ (7p)

- Theo dõi giáo viên vẽ minh hoạ
lên bảng

1- Vẽ biểu cảm: 2p

- HS quan sát và vẽ trong thời

- Giáo viên hướng dẫn:

gian 2p

2- Vẽ quan sát: 5p
- Vẽ khung hình chung trước,khung hình

- HS quan sát GV vẽ minh họa


từng vật, trục đối xứng

- Xem bài tham khảo.

- Vẽ phác các nét chính.
- Vẽ chi tiết đặc điểm của từng vật.
- Vẽ trang trí và vẽ màu tự do hoặc vẽ đậm
nhạt bằng chì đen.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành 20p

- H/s nhìn mẫu vẽ vào vở

- G/v hướng dẫn từng h/s quan sát
mẫu , sắp xếp bố cục cho hợp lý.
- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 6p
- G/v nhận xé bổ sung, xếp loại bài vẽ
của h/s.
* Củng cố : Cách vẽ theo mẫu.
- Dặn dò: Xem bài 14.
18

- H/s nhận xét bài của bạn.


MỤC LỤC
NỘI DUNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1- HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:

2- ĐIỀU KIỆN THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
3- NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
4- GIÁ TRỊ, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN:
5- KIẾN NGHỊ:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
3- GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo án 1: Bài 4 lớp 5

TRANG
1
2
2
2
3
3
3
4
4
5
9

VẼ THEO MẪU: VẼ KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
Giáo án 2: Bài 12 lớp 5

10

VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ 2 VẬT MẪU
4- GIÁ TRỊ, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN:
5- ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
GIÁO ÁN MINH HỌA CHI TIẾT

11
11
13
15

Giáo án 1: Bài 4 lớp 5
VẼ THEO MẪU: VẼ KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
Giáo án 2: Bài 12 lớp 5
VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ 2 VẬT MẪU

19

17



×