THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ GÌN GIỮ
VẺ ĐẸP DÂN TỘC QUA CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc.
3. Tác giả
Họ và tên: Dương Thị Hoa
Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 11/09/1986
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Âm nhạc
Chức vụ: Giáo viên dạy Âm nhạc Tiểu học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1
Điện thoại: 0902 196 896
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu.
Trường Tiểu học Sao Đỏ 1- Phố Hùng Vương- Phường Sao Đỏ
Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203 882 668.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Cơ sở vật chất: Phòng học Âm nhac
+ Một số đồ dùng phục vụ cho việc nghiên cứu như: Tranh ảnh, bản
nhạc dân ca…
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Năm học 2013-2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
(KÝ TÊN)
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Dương Thị Hoa
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Việt Nam có 54 dân tộc như 54 bông hoa đua nở với nhiều màu sắc và
hương khác nhau. Âm nhạc cũng vậy, ở mỗi vùng miền lại có những lời ca,
âm điệu riêng, là những món ăn tinh thần không thể thiếu ở địa phương của
họ. Đó chính là những tinh hoa văn hóa mà mỗi người dân đất Việt cần phải
bảo tồn và phát huy, song để thực hiện được điều đó thì phải đưa các giá trị
văn hóa qua các làn điệu dân ca tới mọi tầng lớp, đặc biệt là các em học sinh
ở bậc tiểu học.
Việc đưa dân ca vào trường Tiểu học là phù hợp và là một trong những
biện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Vì vậy là một giáo viên
âm nhạc qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra “Một số sáng kiến giúp học sinh
yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” nhằm giúp các
em hiểu và biết gìn giữ vẻ đẹp dân tộc sau mỗi tiết học hát dân ca.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Là giáo viên giảng dạy âm nhạc nhiều năm ở Trường tiểu học Sao Đỏ 1 . Tôi
đã nghiên cứu toàn bộ các bài hát dân ca trong trường Tiểu học cũng như sưu
tầm nhiều bài hát dân ca ở các vùng miền khác nhau để hướng dẫn học sinh
học hát vào các tiết tự chọn.
Đối tượng áp dụng: Giáo viên âm nhạc và học sinh bậc tiểu học.
Từ năm học 2013-2014 đến nay, tôi đã áp dụng giải pháp này thì tôi
nhận thấy học sinh yêu thích và có hứng thú tìm tòi để hiểu về nguồn gốc
cũng như vẻ đẹp của các làn điệu dân ca.
3. Nội dung của sáng kiến
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy “Giúp học sinh yêu thích và
gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” có vai trò rất lớn trong việc
phát triển và rèn luyện tư duy yêu thích các làn điệu dân ca cho học sinh
song chưa có một tài liệu nào nghiên cứu sâu về vần đề này gây cho giáo
viên không chú trọng đến dân ca, học sinh chỉ biết hát 1 số bài hát dân ca
trong chương trình mang tính hình thức mà không hiểu được tầm quan trọng
2
của dân ca đối với cuộc sống như thế nào? Từ đó các em chưa biết giữ gìn và
yêu quý. Vậy nên khi nghiên cứu và viết về vấn đề này tôi mạnh dạn chia sẻ
cùng đồng nghiệp một số các điểm mới sau :
- Giúp giáo viên và học sinh:
+ Hiểu được nguồn gốc dân ca
+ Nắm được vẻ đẹp về tinh thần và vật chất được thể hiện qua các làn điệu
dân ca.
+ Biết được bài dân ca đó thuộc (vùng) dân tộc nào ?
+ Được giáo dục qua các buổi giao lưu văn nghệ tập thể của trường, lớp.
+ Có phần thưởng khích lệ cho các em thực sự hiểu và yêu thích dân ca bằng
việc xây dựng quỹ hỗ trợ tài năng trẻ.
- Qua quá trình nghiên cứu, từ những bài hát dân ca đơn giản nhưng lại giáo
dục được học sinh ý thức trách nhiệm phải biết gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn
hóa của dân tộc bởi đích cuối cùng của học âm nhạc không chỉ giúp các em
biết hát những bài hát đó mà thông qua bài hát để giáo dục kĩ năng sống cho
các em, giúp các em phát triển trí thông minh sáng tạo một cách toàn diện
hơn mà một số sáng kiến “Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân
tộc qua các làn điệu dân ca” có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát
triển toàn diện của trẻ. Giúp các em hiểu về cái hay, cái đẹp của dân ca và
yêu thích dân ca thì các em sẽ rất tự tin, phấn khởi và các buổi sinh hoạt văn
nghệ ở lớp, ở trường sẽ được các em chú trọng hơn về các bài dân ca, các nội
dung bài dân ca sẽ in sâu trong tâm trí mỗi người. Đạt được điều đó học sinh
sẽ có cơ sở ban đầu để yêu thích dân ca.
Đối với giáo viên giảng dạy âm nhạc trường tiểu học thi có thể tham
khảo trong các tiết dạy bài hát dân ca, các tiết dạy bài hát do địa phương tự
chọn, qua đó thấy được cái thực trạng và rút ra kịnh nghiệm để nâng cao
kiến thức cho mình.
Thực tế cho thấy hoạt động âm nhạc nói chung và học các bài dân ca
nói riêng ở trường Tiểu học là rất tốt giúp cho các em có độ nhanh nhạy,
phấn khởi, luôn vui tươi, yêu đời, tự hào về quê hương đất nước và giúp cho
3
các em học các môn học khác cũng tốt hơn, bớt đi những căng thẳng tính
toán, tránh được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội. Vì vậy phân
môn học hát, đặc biệt là học các bài hát dân ca trong trường Tiểu học là rất
quan trọng góp phần hình thành phát triển nhân cách con người để mai này
các em trở thành công dân có ích cho đất nước .
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau khi áp dụng một số sáng kiến “Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ
vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” thì tôi nhận thấy học sinh có nhiều
chuyển biến các em dần yêu thích các làn điệu dân ca hơn. Sau mỗi tiết học
hát dân ca ở miền nào thì các em đã biết tự tìm hiểu về nguồn gốc cũng như
sưu tầm nhiều bài hát dân ca ở những vùng miền đó.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến
Chúng ta luôn biết rằng Âm nhạc trong trường Tiểu học nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng
lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân
bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
Đó là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong Chương
trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc. Trong mỗi phân môn, mỗi bài học
lại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn. Thông qua những mục tiêu cụ thể đó,
nhằm đạt được mục tiêu của môn học. Mà kiến thức âm nhạc của học sinh là
cả một quá trình học tập và rèn luyện. Kiến thức về âm nhạc nhất là lĩnh vực
dân ca thì rất rộng lớn, mênh mông, vô tận. Bởi thế sáng kiến “ Giúp học
sinh yêu thích và giữ gìn bản sắc dân tộc qua các làn điệu dân ca là một
vấn đề nhỏ mà tôi đề cập đến trong lĩnh vực âm nhạc nhằm giúp học sinh
yêu thích dân ca và hát dân ca mà thôi còn việc rèn luyện để học sinh có chất
giọng hát dân ca hay thì cần phải có thời gian, còn đối với việc tìm hiểu kĩ
về các thể loại dân ca trong các vùng miền của đất nước thì quả là vấn đề
rộng lớn so với khuôn khổ học sinh trường Tiểu học. Chính vì vậy rất mong
sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có thể được
áp dụng rộng rãi và có kết quả cao hơn.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật kết hợp âm thanh theo một quy luật
riêng tạo thành những hệ thống có tính logic diễn ra trong khoảng thời gian
nhất định để thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Nội dung của Nội
dung của âm nhạc chân chính thường phản ánh những tình cảm tốt đẹp, vươn
tới lý tưởng và đạo đức của thời đại, của dân tộc...
Tiến sĩ Gi. Sunde (Đức) khẳng định: “Âm nhạc có khả năng xây dựng
ý chí, tính tình và nhân cách của con người. Đứng về mặt giáo dục, âm nhạc
có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người về các mặt:
trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, trực cảm, tính tích cực, tính tập thể và sự
hào hứng”.
Thật vậy, âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống bởi vẻ đẹp của âm
nhạc sẽ giúp ta biết vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Với các
em học sinh tiểu học, âm nhạc với các bài hát dân ca đặc biệt có vai trò to
lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, góp phần hình hành và phát triển
nhân cách các em. Và các bài hát dân ca đã được ông cha ta ứng dụng hữu
hiệu trong việc xây dựng thế giới tâm hồn cho trẻ em. Từ những lời ru mượt
mà của bà, của mẹ đến những câu hát đồng dao dễ nghe, dễ thuộc, giàu hình
ảnh…Thế giới tinh thần đẹp đẽ đã đi vào tiềm thức và trở thành lối sống tốt
đẹp, nhân bản của con người.
Chính vì vậy để gìn giữ và giúp học sinh hiểu được và yêu thích
những lời ru, những câu hát đồng dao ấy có ý nghĩa rất quan trọng đối với
người giáo viên giang dạy âm nhạc trong trường Tiểu học hiện nay.
Từ xưa tới nay vẻ đẹp của dân tộc ta đã đi vào trong các câu ca dao,
tục ngữ, những bài đồng dao và đi vào những làn điệu dân ca một cách tự
nhiên, cái hồn dân tộc được lắng đọng sâu sắc ở đó. Ai ai khi đi xa quê
hương đều không thể quên được các điệu hò, điệu lí với hình ảnh cánh cò
bay, luỹ tre làng... tất cả các hình ảnh đó được ông cha ta đưa vào dân ca rất
5
rõ nét, nhưng đến nay dân ca cái hồn dân tộc đang dần bị lãng quên bởi các
loại hình âm nhạc khác và đặc biệt ảnh hưởng tới lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Khi giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học tôi nhận thấy các
em rất thích âm nhạc, đặc biệt hào hứng với phong trào ca hát và các buổi
sinh hoạt tập thể ở trường. Đây là dấu hiệu đáng mừng các em đã phát huy
được tinh thần học tập và tự tin thể hiện mình, nhưng một điều đáng buồn tôi
nhận thấy ở đây là:
Trong quá trình học tập âm nhạc cũng như các ca khúc các em biểu
diễn phần nào đã vắng bóng những ca khúc dân ca, đâu rồi cái hồn đất Việt,
thay vào đó là những loại hình âm nhạc khác như Híp hop, nhạc Ráp, nhạc
trẻ, bây giờ nếu những làn điệu dân ca mượt mà kia được các em chú trọng
hơn và biểu diễn xen kẽ, kết hợp thì thật là tuyệt vời - như vậy cái hồn vĩ đại
của âm nhạc dân gian Việt Nam sẽ được thấm sâu vào mỗi chúng ta, bản sắc
dân tộc Việt Nam sẽ được trọn vẹn và mãi mãi và như vậy dân ca sẽ là món
ăn tinh thần cần thiết với mỗi chúng ta và đặc biệt với các em học sinh Tiểu
học, đó chính là suối nguồn “sữa mẹ” để nuôi dưỡng các em trong quá trình
học tập và phát triển. Kho tàng kiến thức quý giá này các em có thể học hỏi
và tìm tòi , là động lực học tập lớn với các em.
Nhưng làm thế nào để các điều trên trở thành hiện thực thì đó quả là
vấn đề mà chúng ta cần quan tâm giáo dục dần dần các em để các em thấy
được vai trò của các làn điệu dân ca trong cuộc sống và trong học tập .
Để khắc phục tình trạng trên tôi mạnh dạn trình bày một số sáng kiến:
“Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu
dân ca ở trường Tiểu học” .
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trường Tiểu học luôn là trường có phong trào văn hoá văn nghệ tốt. Các
hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt
thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy
để các em học tốt và có hứng thú học tập cũng như biết yêu thích gìn giữ vẻ
đẹp dân tộc qua các điệu dân ca đòi hỏi người giáo viên phải có một phương
6
pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em, đặc biệt qua
các bài học hát dân ca hoặc các bài do điạ phương tự chọn. Đại bộ phận các em
do ít được tiếp xúc với các bài hát dân ca trong trường tiểu học nên còn nhược
điểm rất phổ biến là thích hát các bài hát người lớn với những dòng nhạc như:
Nhạc trẻ, hip hốp… Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em làm
quen với các bài hát dân ca, giúp các em hiểu được nguồn gốc của dân ca…để
từ đó giúp các em thích hát các bài dân ca, yêu các làn điệu dân ca. Thông qua
đó để giáo dục các em yêu quê hương đất nước của mình.
Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trang
thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu
kiến thức Âm nhạc là nói chung và kiến thức về các bài hát dân ca nói riêng hết
sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng.
Việc truyền thụ các bài hát dân ca chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý,
mà các em không hiểu được nguồn gốc ra sao. Do đó không tạo được sự thu
hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thực trạng chung
Xuất phát từ thực trạng việc day – học âm nhạc ở trường Tiểu học tôi
nhận thấy các em rất thích âm nhạc, đặc biệt hào hứng với phong trào ca hát
và các buổi sinh hoạt tập thể ở trường. Đây là dấu hiệu đáng mừng các em đã
phát huy được tinh thần học tập và tự tin thể hiện mình, nhưng một điều
đáng buồn tôi nhận thấy ở đây là:
Trong quá trình học tập âm nhạc cũng như các ca khúc các em biểu
diễn phần nào đã vắng bóng những ca khúc dân ca, đâu rồi cái hồn đất Việt,
thay vào đó là những loại hình âm nhạc khác như Híp hop, nhạc Ráp, nhạc
trẻ, bây giờ nếu những làn điệu dân ca mượt mà kia được các em chú trọng
hơn và biểu diễn xen kẽ, kết hợp thì thật là tuyệt vời, như vậy cái hồn vĩ đại
của âm nhạc dân gian Việt Nam sẽ được thấm sâu vào mỗi chúng ta, bản sắc
dân tộc Việt Nam sẽ được trọn vẹn và mãi mãi và như vậy dân ca sẽ là món
ăn tinh thần cần thiết với mỗi chúng ta và đặc biệt với các em học sinh Tiểu
7
học, đó chính là suối nguồn “sữa mẹ” để nuôi dưỡng các em trong quá trình
học tập và phát triển. Kho tàng kiến thức quý giá này các em có thể học hỏi
và tìm tòi , là động lực học tập lớn với các em. Nhưng làm thế nào để các
điều trên trở thành hiện thực thì đó quả là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm
giáo dục dần dần các em để các em thấy được vai trò của các làn điệu dân ca
trong cuộc sống và trong học tập, bằng những kinh nghiệm và hiểu biết của
bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến giúp học sinh yêu thích và gìn giữ
được những vẻ đẹp của dân ca, và từ những kiến thức, kĩ năng, thái độ ấy sẽ
làm cơ sở để giáo dục các em thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.
3.2. Thực trạng nội dung - chương trình, dạy – học.
3.2.1. Thực trạng nội dung chương trình.
Trong chương trình Âm nhạc ở tiểu học không có tiết học nào nói về
tìm hiểu về dân ca riêng mà chỉ có dạy một bài hát về dân ca, số lượng bài
hát dân ca trong chương trình còn ít.
- Ở lớp 1: Học bài Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng; Bài Lí cây
xanh – Dân ca Nam Bộ
- Ở lớp 2: Học bài: Xòe hoa – Dân ca Thái; Bài Bắc kim thang – Dân
ca Nam Bộ.
- Ở lớp 3: Học bài: Gà gáy – Dân ca Cống(Lai Châu); Bài Ngày mùa
vui – Dân ca Thái
- Ở lớp 4: Học bài: Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba-na; Bài Cò lả - Dân
ca Đồng bằng Bắc Bộ.
- Ở lớp 5: Học bài: Hát mừng – Dân ca Hrê(Tây Nguyên); Bài Màu
xanh quê hương – Dân ca Khmer (Nam Bộ)
3.2.2. Thực trạng nội dung dạy- học.
* Về giáo viên: Do không có tiết tìm hiểu về dân ca riêng và số lượng
bài hát dân ca trong chương trình còn ít dẫn đến đại đa số giáo viên không
chú trọng vào tìm hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của các bài hát dân ca
trong chương trình mà chỉ dạy cho học sinh biết hát được bài hát
* Về học sinh:
8
Trước khi áp dụng kinh nghiệm này tôi đã điều tra thực trạng nghiên cứu:
Điều tra học sinh từ khối 1 đến khối 5, mỗi khối lớp 40 học sinh.
Câu 1:
Em yêu thích những dòng nhạc nào sau đây:
A. Nhạc trẻ
B. Dân ca
C. Nhạc cách mạng
D.Nhạc hải ngoại
Kết quả:
Số lượng
( Học sinh )
Loại hình
Câu 2:
Em hãy hát bài hát Đi cấy và cho biết nguồn gốc ý nghĩa của bài ( Dân ca
Thanh Hoá). Đây là một bài hát rất quen thuộc
Kết quả :
Hát tốt bài hát
Khối
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Số
lượng
5
7
8
6
5
%
12.5
17.5
20
15
12.5
Nêu được nguồn
gốc, Ý nghĩa
Số
%
lượng
0
0
1
2.5
2
5
1
2.5
3
7.5
9
Ghi chú
Còn lại là
chưa nắm rõ
Qua thực trạng điều tra về sự yêu thích cũng như sự hiểu biết về dân ca
tôi thấy dân ca trong trường Tiểu hoc đang dần bị thay thế bởi các loại hình
âm nhạc khác như nhạc trẻ, Hiphop, Ráp…vì:
- Do các em chưa biết được nguồn gốc và ý nghĩa của các bài dân ca
nên các em chỉ biết hát thuộc bài hát một cách thụ động nên các em rất
chóng quên.
- Các em chưa hiểu được những vẻ đẹp về tinh thần và vật chất được
thể hiện qua các làn điệu dân ca.
- Các buổi giao lưu văn nghệ tập thể của trường, lớp về dân ca còn hạn
chế.
- Chưa xây dựng được quỹ hỗ trợ tài năng trẻ nhằm khích lệ kịp thời
cho các em thực sự hiểu và yêu thích dân ca.
4. Các biện pháp thực hiện
Xuất phát từ cơ sở khoa học và những thực trạng tồn tại, hạn chế nêu
trên cũng như qua thực tế 07 năm trực tiếp làm giáo viên giảng dạy bộ môn
âm nhạc ở trường Tiểu học tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp nhằm giúp
học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca ở trường
Tiểu học như sau:
4.1. Đối với giáo viên:
+ Phải có kiến thức âm nhạc vững vàng.
+ Có phương pháp tổ chức phù hợp và linh hoạt.
+ Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt giáo dục
học sinh lên hàng đầu.
4.2. Đối với học sinh:
Để học sinh nhìn nhận một cách đúng đắn và yêu thích dân ca, yêu
thích vẻ đẹp của quê hương đất nước qua các bài dân ca thì các em cần phải
nắm bắt một số vấn đề sau:
.
4.2.1. Tìm hiểu về nguồn gốc của dân ca
10
Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp học sinh thấy được dân ca là do
nhân dân sáng tác ra không rõ tác giả là ai, bài dân ca đó được hình thành
trong quá trình lao động hoặc vui chơi mỗi người nghĩ ra một câu, một từ,
mỗi người thêm bớt một ít theo năm tháng gọt giũa trở thành những làn điệu
dân ca .
Hiểu được xuất xứ của các dân ca học sinh sẽ rất thích và tự tin khi thể
hiện bài hát, từ đó các em có thể biểu lộ, tái hiện được cho người nghe hình
ảnh trong các ca từ của bài hát, điều này sẽ giúp học sinh tự tin khi hát dân
ca rất nhiều và như vậy vốn quý của dân tộc ta sẽ phát triển mạnh mẽ .
Để học sinh hiểu rõ được nguồn gốc, trong mỗi tiết học hát Dân ca,
giáo viên cần đưa hoạt động trò chơi để giúp học sinh sưu tầm thêm các bài
dân ca ở những vùng miền đã học.
4.2.2. Vẻ đẹp của tinh thần và vật chất được tái hiện qua các bài
dân ca
Đất nước ta từ lâu đời là một đất nước nông nghiệp, chính vì vậy nền
âm nhạc nói chung đều ảnh hưởng từ đó, sâu sắc hơn đó là những làn điệu
dân ca - trong lao động và sản xuất những bài dân ca được hình thành làm
cho con người quên đi mệt nhọc, vất vả và họ đã hăng say lao động cùng với
những bài đồng dao, những bài dân ca mượt mà, năng xuất lao động đựơc
nâng lên rõ rệt đó chính là những cái đẹp về tinh thần, cái đẹp về vật chất mà
ông cha ta tạo dựng lên.
Ví dụ1 : Bài hát Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ) và Bài hát Lí kéo
chài ( Dân ca Nam Bộ ).
11
Đây là 2 bài hát dân ca Nam Bộ, bài hát Lí cây xanh là bài mô tả hình
ảnh của quê hương thật giản dị với những ca từ gần gũi, dễ hiểu. Bài hát Lí
kéo chài mô tả những con người đôn hậu và rất anh hùng. Cuộc sống ven biển
nên công việc chủ yếu là đánh bắt cá tôm chính vì vậy những giai điệu âm
nhạc thường mang âm hưởng của công việc chài lưới. Trong quá trình bà con
kéo cá về khoang rất mệt nhọc vất vả thì những câu từ như “Dô hò, ơ hò ” đó
chính là những động lực thúc đẩy họ làm việc hăng say quên đi khó khăn cực
nhọc - Họ đồng lòng vừa hát vừa làm việc mỗi người thêm bớt một câu một
12
từ và như vậy bài ca dần được hình thành và truyền miệng từ người này qua
người khác, từ đời này qua đời khác, thường thường ai ra khơi đánh bắt cá
hoặc kéo cá là người ta lại hát“ Lí kéo chài” như vậy năng xuất lao động tăng
lên và giảm đi những mệt nhọc của cuộc sống .
Qua 2 bài hát "Lí cây xanh” và bài “Lí kéo chài” học sinh biết phân
tích, tổng hợp cùng với sự giảng giải của giáo viên các em sẽ hiểu được
nguồn gốc sự ra đời và tác dụng của bài hát thì các em sẽ yêu thích bài hát
này và những bài dân ca khác, các em sẽ thường xuyên hát dân ca hơn, cái
vẻ đẹp của dân tộc được giữ gìn lâu đời .
Ví dụ 2: Bài hát
Lí cây đa
( Dân ca quan họ Bắc Ninh)
Đây là một bài hát sinh hoạt vui chơi của bà con đồng bằng Bắc Bộ, cụ
thể là vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây có truyền thống hát quan họ lâu đời.
Những làn điệu quan họ duyên dáng trữ tình mang phong cách riêng biệt.
13
Với làn điệu “Lí cây đa” thuộc Dân ca Quan họ Bắc Ninh thì chỉ có một giai
điệu ấy thôi nhưng hàng trăm lời ca quen thuộc khác nhau như:
"Trèo lên quán dốc
Ngồi gốc ơi à cây đa
Rằng tôi lí ơi à cây đa"
Với các câu thơ đơn giản đã được các ông cha ta mượn thêm các ca từ
như “ ơi à” rất gần gũi với đời sống của người dân để sáng tác thành những
giai điệu mượt mà, vui tươi mang đậm không khí của ngày hôi quan họ.
Từ bài hát trên giáo viên có thể hướng các em để các em thấy được
nguồn gốc, hình ảnh, nội dung của bài dân ca, tạo cho các em hứng thú để
hát bài dân ca này .
Hiểu được những thông tin trên về bài hát "Lí cây đa " nói riêng và một
số làn điệu quan họ nói chung thì nhất định học sinh sẽ yêu thích dân ca, một
“đặc sản” của Việt Nam .
Ví dụ 3: Bài hát: Cò lả
14
Đây là bài hát phổ biến đối với mọi lứa tuổi đặc biệt các em học sinh
Tiểu học. Với những ca từ rất đỗi giản dị ,thể hiện thể hiện tinh thần lạc quan
của người dân lao động rất dễ đi vào tiềm thức của các em.
Ví dụ 4:
Bài hát Đi cấy
( Dân ca Thanh Hoá )
Đây là bài hát dân ca Thanh Hoá học sinh sẽ hình thành được 3 vùng
địa dư Bắc -Trung -Nam, bài hát này thuộc miền Trung của địa phận Thanh
Hoá nơi đây có truyền thống anh dũng trong công cuộc đấu tranh dựng nước
và giữ nước.
Nơi đây là quê hương của bà Trưng, bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai.... và còn
có rất nhiều những điệu hò, điệu lí. Bài hát "Đi cấy" nằm trong tổ khúc múa
đèn gồm nhiều chương và thường được tổ chức vào các dịp đầu năm và đây
là một hình thức nghệ thuật phản ánh lịch tiết của người nông dân trong một
thời vụ trồng lúa. Bài hát "Đi cấy" với tính chất vui tươi nhịp nhàng uyển
chuyển được phổ trên câu thơ lục bát:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng trăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm
15
Giáo viên hướng dẫn học sinh cho thấy được hình ảnh trong bài ca ( Vì
sao lại "ăn cơm bằng đèn ") Vì công việc rất nhiều nên có thể làm tranh thủ
vào ban đêm lúc sáng trăng, xưa kia vì không có phương tiện thắp sáng như
bây giờ mà ông cha ta chỉ có thể dùng đèn dầu hoặc đèn mỡ để thắp sáng,
nên lấy ánh sáng để ăn cơm, khi có áng trăng sáng bà con lại tranh thủ ra
đồng cấy lúa, sau khi công việc cấy xong thì họ lại ca hát cầu cho "trong ấm
ngoài êm " cùng với cuộc vui đó luôn có ánh trăng
Qua đây học sinh sẽ hiểu về xuất xứ và nội dung bài dân ca này một
cách cụ thể và khi hát sẽ rất tự tịn và “ thả “ được hồn bài hát đến tai người
nghe, khi được sự ủng hộ của khán giả thì các em sẽ có một động lực để yêu
dân ca và có sự tò mò tìm hiểu các làn điệu dân ca khác, cứ dần như vậy các
em sẽ thấy được nét đẹp của dân ca Việt Nam và yêu thích vẻ đẹp vốn quý
của dân tộc mình .
Ví dụ 5 : Bài hát Lí dĩa bánh bò ( Dân Ca Nam Bộ )
Một bài hát Nam Bộ rất vui tươi dí dỏm, bài ca rất súc tích lắng đọng
được hình thành trên câu lục bát :" Hai tay bưng dĩa bánh bò
Dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi ".
Từ câu lục bát trên đã hình thành lên bài hát "Lí dĩa bánh bò" bài hát
như gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng thương anh học trò nghèo ở trọ, nên
16
giấu cha mẹ mang đĩa bánh tới cho anh, chắc hẳn đây là lần đầu làm việc
này nên cô còn lúng túng chân bước ngập ngừng, nhưng với tình thương
chân thật, cô gái đang vượt qua sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho bài hát này nếu học sinh đã
nắm được như vậy thì ắt hẳn các em sẽ hát và yêu thích dân ca và thích hát
này.
Ví dụ 6: Bài hát: “Hát mừng” và bài “Đi cắt lúa”
17
Đây là 2 bài hát do nhạc sĩ Lê Toàn Hùng sưu tầm và đặt lời mới
nhưng vẫn dựa trên dân ca Tây Nguyên. Nơi đây là mảnh đất thiêng liêng
huyền bí, con người nơi đây rất anh hùng và chịu khó làm ăn. Bài hát "Đi cắt
lúa" và bài “Hát mừng ”là một bài hát lao động của người dân Tây Nguyên,
2 bài hát này được hình thành trong quá trình thu hoạch lúa, một mùa lúa bội
thu, một mùa thay đổi buôn làng mới, người dân rất vui sướng, họ đang hò
reo cùng với tiếng chiêng, tiếng cồng cùng vui mừng nhảy múa, mỗi người
thêm vào một câu tạo thành những bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên đầy
niềm vui tươi hào hứng .
Khi học sinh đã hiểu được nhiều làn điệu dân ca ở nhiều vùng miền và
đặc biệt có sự yêu thích dân ca thì các bài hát dân ca sẽ có sự tìm tòi nguồn
gốc cũng như sự hiểu biết sơ giản vốn có trong ca từ của bài hát. Như vậy
khi biểu diễn những ca khúc dân ca các em sẽ gửi tới người nghe hình ảnh,
nguồn gốc và giai điệu đặc trưng của quê hương mình.
4.2.3. Đẩy mạnh các phong trào ca hát dân ca trong trường Tiểu
học.
Để học sinh yêu thích dân ca chúng ta luôn tạo ra cho các em những
sân chơi, những cuộc giao lưu hát dân ca trong các ngày lễ lớn hoặc kết hợp
cùng với các ban văn hoá tổ chức các cuộc nói chuyện về dân ca để các em
có dịp tiếp xúc và am hiểu thấy được cái hay, cái đẹp trong dân ca và như
vậy dân ca sẽ có tác dụng với các em trong học tập và trong cuộc sống .
Trong những năm vừa qua Cồng chiêng Tây Nguyên, Hát ca trù, Nhã
nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh ….. đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đó chính là nét đẹp văn hoá
của quê hương mình.
Qua đây cho các em thấy được đất Việt có một trong những di sản
vốn quý như vậy tại sao với lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh Tiểu học
lại đang bị mai một thay thế bằng bới các loại hình âm nhạc khác, đang quên
đi vẻ đẹp của dân tộc - chính vì vậy ta phải hướng dẫn và dẫn dắt các em am
hiểu và yêu thích phong tục cũng như nét đẹp của quê hương đất nước mình
18
- đạt được những hiệu quả trên ta phải luôn tổ chức cho học sinh những buổi
sinh hoạt văn nghệ mang đậm chất liệu dân ca .
4.2.4. Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ.
Với thực tế hiện nay, không chỉ trong các hội thi cấp trường mà cả các
cấp khác, để đầu tư cho một tiết mục hoàn chỉnh tốn kém rất nhiều vật chất
và sức lực nhưng vấn đề giải thưởng chỉ mang tính chất khích lệ cho có giải
thưởng.
Để có động lực cao hơn nữa là phải có những quỹ hỗ trợ tài năng trẻ
qua các cuộc thi hát, phát hiện những tài năng trẻ qua các cuộc giao lưu, có
những giải thưởng cao, đáp ứng được phần nào công sức của các trò tham
gia, đặc biệt các em chọn những tiết mục mang dân ca thì các em sẽ vui hơn
và hào hứng hơn nhiều - đó là một trong những động viên khuyến khích các
em yêu thích dân ca.
5. Kết quả đạt được
Tôi đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy trong 2 năm học
2013- 2014 và 2014- 2015. Tôi nhận thấy: các em hào hứng hát dân ca rất
nhiều và hát rất hay, nền văn hoá của dân tộc như được toát lên trong những
giai điệu đằm thắm mượt mà của dân ca trong các buổi diễn văn nghệ tập
thể, đặc biệt với các tiết học Âm nhạc của tôi các em rất hào hứng nhất là
trong những bài học dân ca - không chỉ thế các em đã biết tìm tòi những bài
dân ca của các vùng miền khác.
Đến nay dân ca thực sự được các em chú trọng và yêu thích :
5.1. Trong các buổi sinh hoạt văn nghệ, những hoạt động kỉ niệm
các ngày lễ lớn.
Một điều đáng mừng ở đây là các em đã yêu thích dân ca và trong
chương trình Hoạt dộng ngoại khóa tháng 11 vừa qua đã tổ chức Hội thi
“Liên hoan văn nghệ”. Mặc dù chủ đề của Hội thi không phải là thi hát dân
ca nhưng tôi thấy các tiết mục văn nghệ là dân ca hoặc mang âm hưởng dân
ca đã được các lớp lựa chọn để tham gia Hội thi rất nhiều như:
1. Bài hát: Liên khúc dân ca 3 miền - chi đội 5A
19
2. Bài hát: Mái đình làng biển - chi đội 3E
3. Bài hát: Lí kéo chài - Lớp 1B
4. Bài hát: Cây trúc xinh – Lớp 1G
5. Bài hát: Trống cơm – Lớp 1E
6. Bài hát: Làng quan họ quê tôi – Giáo viên Tổ 4-5
Ngoài ra, ở một số lớp các em còn lựa chọn những bài hát được đặt lời mới
cho những làn điệu dân ca .
5.2. Trong tuần 16 -17 tiết âm nhạc ở các khối lớp có tiết: Học hát do địa
phương tự chon. Tôi đã khảo sát thực tế 24 lớp ở trường tôi với câu hỏi:
* Nếu được lựa chọn 1 bài hát để học thì các con sẽ lựa chọn bài hát ở thể
loại nào?
a. Dân ca
b. Cách mạng
c. Hải ngoại
d. Nhạc trẻ
Và kết quả thật đáng mừng khi cả 24 lớp đều lựa chọn thể loại Dân ca.
Và tôi đã cho các em sưu tầm các bài hát dân ca được yêu thích để tôi hướng
dẫn. Trong quá trình hướng dẫn, các em tỏ ra rất yêu thích, chăm chú nghe
giảng và tìm hiểu. Qua các ví dụ, tôi thấy các em thuộc dân ca với số lượng
tương đối nhiều ở các thể loại bài hát, đa số các bài hát các em hiểu được
nguồn gốc và thể hiện hát rất truyền cảm.Tiết học đó như là một dịp để cô trò
chúng tôi tìm hiểu những vẻ đẹp của dân tộc qua các bài hát dân ca.
Trên đây là điều đáng mừng và thành công trong phương pháp giúp học sinh
yêu thích và giữ gìn vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca ở sáng kiến này
của tôi, tôi thấy các em đã yêu thích dân ca một cách rõ rệt và đã biểu lộ hiệu
quả rõ nét trong các hoạt động tập thể ở trường và lớp học.
5.3. Điều tra học sinh sau khi áp dụng sáng kiến.
Tôi điều tra 40 học sinh với mỗi khối lớp 1;2;3;4;5.
Câu hỏi 1:
Em yêu thích loại nhạc nào sau đây:
20
A. Nhạc cách mạng
B . Dân ca
C. Nhạc trẻ
D. Nhạc hải ngoại
Kết quả:
Số lượng
( học sinh )
Loại hình
Câu hỏi 2: Em hãy hát bài hát Lí cây xanh và cho biết nguồn gốc ỹ nghĩa
của bài dân ca này (Đây cũng là một bài hát rất là quen thuộc với các
em).
Kết quả :
Hát tốt bài hát
Nêu được nguồn
gốc, ý nghĩa
Ghi chú
Số
Số
%
%
lượng
lượng
Lớp 1
35
87.5
30
75
Lớp 2
38
95
32
80
Còn lại là
Lớp 3
37
92.5
33
82.5
chưa nắm rõ
Lớp 4
38
95
35
87.5
Lớp 5
39
97.5
36
90
Qua cuộc điều tra trên tôi thấy các em đã có một góc nhìn tổng thể về
Khối
âm nhạc và đặc biệt rất ưu ái về các làn điệu dân ca, có thể thấy rất rõ nét
trên biểu đồ. Qua đây tôi thấy sáng kiến này của tôi bước đầu đã có những
thành công.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
21
- Là người giáo viên không chỉ đơn thuần là trang bị cho các em những
tri thức cơ bản, cần thiết theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà còn dạy phân hóa
đối tượng tới từng đối tượng học sinh nhất là học sinh có năng khiếu để phát
huy tính chủ động tích cực sáng tạo của học sinh rèn cho các em thói quen tự
lập, sáng tạo, tự tìm tòi về nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của các bài dân ca.
- Giáo viên phải chú trọng khâu soạn bài, chú trọng đến phần liên hệ và
giáo dục học sinh.
- Giáo viên cần phải duy trì vượt khó, tìm tòi sáng tạo, thực sự say mê
với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều hoạt động học tập một cách
chủ động, tạo không khí học tập sôi nổi.
- Cơ sở vật chất: Có phòng học âm nhạc riêng, có âm thanh, nhạc cụ...
22
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhìn vào kết quả đạt được, một lần nữa có thể khẳng định Sáng kiến
giúp các em học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đệp dân tộc qua các làn điệu dân
ca đã có những thành công nhất định. Điều này đã góp phần không nhỏ trong
việc thực hiện tốt các phong trào của trường cũng như của địa phương.
Các giải pháp được trình bày trong sáng kiến này đã thật sự đem lại
những hiệu quả thiết thực trong việc tổ chức dạy và học các bài hát dân ca
trong trường tiểu học. Trong hai năm gần đây khi tham gia các hoạt động ngoại
khóa cũng như các hội thị văn nghệ thì các bài hát dân ca rất được các em quan
tâm và lựa chọn cho phần thi của mình.
Thông qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm liên tục, qua nghiên cứu và
trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp là một giáo viên giảng dạy âm nhạc
ở một ngôi trường có nhiều hoạt động phong trào, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng
các bạn đồng nghiệp một số sáng kiến nhằm giúp các đồng chí giáo viên âm
nhạc nâng cao hiệu quả việc giáo dục các em yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân
tộc qua các làn điệu dân ca. Để từ đó giáo dục các em thêm yêu quê hương đất
nước của mình.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên
- Cần nghiêm túc nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, hệ thống được
nội dung các bài dân ca từ lớp1 đến lớp 5.
- Kết hợp các phương pháp dạy học một cách khéo léo, tổ chức tốt các hình
thức dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Trong mỗi tiết dạy bài hát dân ca giáo viên phải giúp học sinh hiểu được
nguồn gốc, ý nghĩa của từng bài dạy, cần động viên khuyến khích sự tự tin
cũng như hứng thú học tập của học sinh, tạo không khí học tập sôi nổi.
23
- Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt giáo dục học
sinh lên hàng đầu. Tạo nên hình ảnh đẹp và niềm tin ở thầy cô cho các em.
2.2. Đối với các cấp quản lí
- Cần bổ sung thêm các bài hát dân ca vào chương trình âm nhạc, đồng thời
bổ sung nhiều những tuyển tập dân ca của các vùng miền trên đất nước ở thư
viện để học sinh có thể tham khảo và tìm tòi.
- Tổ chức nhiều cuộc nói chuyện và giao lưu hát dân ca trong các buổi sinh
hoạt tập thể.
- Cần có phòng học bộ môn để việc dạy - học âm nhạc (dân ca) diễn ra
thuận lợi.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Với những sáng kiến có tính thiết thực cao, các cấp quản lí nên tổ chức các
buổi báo cáo sáng kiến để phổ biến rộng rãi cho mọi giáo viên tham khảo và
học tập. Có như vậy việc tổ chức viết sáng kiến hàng năm mới có ý nghĩa
thiết thực và sâu rộng.
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách nghệ thuật lớp 1; 2; 3.
2. Sách giáo viên âm nhạc lóp 4; 5.
3. Tập bài hát lớp 1; 2; 3.
4. Sách âm nhạc lớp 4; 5.
5. Tuyển tập các bài hát dân ca Việt Nam.
6. Sơ lược về dân ca Việt Nam.
25