Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn nhà ở xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 104 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển
mạnh mẽ theo đà tăng trƣởng kinh tế. Nhu cầu nhà ở của ngƣời dân đô thị là rất lớn. Từ
nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nƣớc có khoảng 1.740.000 ngƣời có khó
khăn về nhà ở và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Thủ đô Hà Nội là một
trong những điểm nóng trong cả nƣớc về vấn đề này, đặc biệt là bài toán về nhà ở cho
các đối tƣợng có thu nhập thấp chƣa có chỗ ở ổn định. Để giải quyết nhu cầu đó, chính
quyền thành phố đã chấp thuận cho phép triển khai 66 dự án NOXH, tƣơng đƣơng
37.800 căn hộ căn hộ và sẽ còn mở rộng trong tƣơng lai.
Phát triển NOXH là hƣớng đi đúng đắn của Hà Nội, tuy nhiên sự phát triển ồ ạt
và chú trọng vào giá thành đã khiến cho hầu hết nhà ở xã hội hiện nay chƣa tạo lập một
môi trƣờng sinh sống tốt cho con ngƣời. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng các giải
pháp Kiến trúc xanh vào NOXH là điều hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ môi trƣờng,
tạo sự phát triển cân bằng cho hệ sinh thái đô thị và một môi trƣờng phát triển bền
vững.
Đề tài "Quy hoạch - Kiến trúc nhà ở xã hội cho ngƣời thu nhập thấp tại Hà
Nội theo hƣớng Kiến trúc xanh" nghiên cứu các giải pháp trong việc tổ chức không
gian NOXH phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc biệt chú trọng
đến yếu tố phát triển bền vững trong điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị của Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho NOXH theo hƣớng Kiến trúc xanh nhằm
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống, tiết kiệm năng lƣợng, phù hợp với điều kiện khí
hậu Hà Nội. Đảm bảo chi phí xây dựng, quản lý, vận hành thấp và tiết kiệm tối đa diện
tích theo đúng tiêu chí của NOXH.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


2



Đối tƣợng nghiên cứu là Quy hoạch - Kiến trúc NOXH cho ngƣời thu nhập thấp
theo hƣớng Kiến trúc xanh, qua đó đƣa ra giải pháp thiết kế mới.
Phạm vi nghiên cứu là NOXH nhiều tầng và cao tầng tại Hà Nội đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát chụp ảnh thực địa, nghiên cứu về đặc điểm NOXH và điều
kiện sống của ngƣời dân tại các khu NOXH đã xây dựng tại Hà Nội
- Thu thập tài liệu từ các cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng và trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng kết hợp phƣơng pháp nhận thức về vấn đề quy hoạch, kiến trúc
các khu NOXH.
- Thống kê, phân tích tổng hợp và đƣa ra đề xuất.
5. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý của đề tài
- Khái niệm, vai trò của nhà ở xã hội trong điều kiện hiện nay.
- Những quy định của nhà nƣớc về NOXH.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế Hà Nội.
- Định hƣớng và nhu cầu phát triển NOXH.
- Thực trạng NOXH trên địa bàn Hà Nội.
- Cơ sở lý luận về vật lý kiến trúc, kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững.
- Kinh nghiệm và các giải pháp kiến trúc xanh trên thế giới.
6. Kết quả đạt đƣợc và vấn đề tồn tại
- Đánh giá thực trạng NOXH trên địa bàn Hà Nội hiện nay, đƣa ra các giải pháp
quy hoạch - kiến trúc NOXH theo xu hƣớng kiến trúc xanh, nâng cao chất lƣợng môi
trƣờng sống, tiết kiệm năng lƣợng và tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành.
- Mở đƣờng cho việc nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc xanh và ứng dụng của nó
trong việc xây dựng các công trình tại Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn


3



4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC THEO HƢỚNG KIẾN TRÚC XANH
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Nhà ở xã hội
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của hộ gia đình hoặc cá nhân, có hai thuộc tính là thuộc tính hàng hóa và thuộc
tính phúc lợi. Do có thuộc tính hàng hóa nên việc sản xuất và lƣu thông nhà ở tuân theo
cơ chế thị trƣờng, mặt khác do nhà ở không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời nên
Nhà nƣớc cần có chính sách giúp đỡ những ngƣời không đủ khả năng tiếp cận thị
trƣờng nhà ở. Đây chính là cơ sở ra đời của loại hình nhà ở xã hội, loại hình mang lại
những lợi ích to lớn cho cộng đồng (hình 1.1).
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 188/2013 Chính phủ ban hành tháng 11/2013
định nghĩa Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nƣớc hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế đầu tƣ xây dựng cho các đối tƣợng có thu nhập thấp thuê và mua, thuộc
một trong các nhóm đối tƣợng sau: (1) Ngƣời có công với cách mạng; (2) Cán bộ, công
chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hƣởng
lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; (3) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lƣợng
vũ trang nhân dân hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; (4) Công nhân, ngƣời lao động
thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu
kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp của tất cả các ngành, nghề; (5) Ngƣời có thu
nhập thấp và ngƣời thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; (6) Đối tƣợng bảo
trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã
hội, ngƣời cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nƣơng tựa; (7) Các đối tƣợng trả lại nhà
ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ; (8) Ngƣời thu nhập thấp trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp; (9) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cƣ mà chƣa
đƣợc bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cƣ (10) Học sinh, sinh viên các trƣờng đại học,



5

cao đăng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trƣờng dạy nghề
cho công nhân.
Ngƣời thu nhập thấp là khái niệm đƣợc sử dụng để hình dung một cách tƣơng
đối về ngƣời nghèo đô thị - đối tƣợng khó khăn và không có đủ khả năng chi trả cho
nhà ở. Đối chiếu theo Nghị định trên, ngƣời thu nhập thấp thuộc nhóm (5), (6), (8),
(9).

Hình 1.1. Những lợi ích của NOXH
- Công trình xanh


6

Cuối thế kỷ 20, tình hình môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên
nhiên suy thoái, năng lƣợng bị khủng hoảng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu. Tại
Mỹ, tỷ lệ phát thải CO2 của nhà ở và nhà thƣơng mại là 39%, cộng thêm năng lƣợng tự
thân để chế tạo vật liệu, vận chuyển và lắp đặt thì tổng năng luợng tiêu thụ của nhà cửa
là 48% (hình 1.2). Năm 1993, một số chuyên gia xây dựng, kiến trúc và môi trƣờng đã
phối hợp với nhau đứng ra thành lập “Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ” (US. Green
Building Counil – USGBC) và phát động phong trào phát triển công trình xanh (CTX).
Công trình xanh là công trình đạt đƣợc hiệu quả cao trong sử dụng năng lƣợng
và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trƣờng; đồng thời đƣợc thiết kế để có
thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trƣờng xây dựng tới sức khỏe con
ngƣời và môi trƣờng tự nhiên. Các tiêu chí của công trình xanh theo định nghĩa của
USGBC (hình 1.3) bao gồm: Địa điểm bền vững; Hiệu quả sử dụng nƣớc; Hiệu quả
năng lƣợng; Vật liệu và tài nguyên; Chất lƣợng môi trƣờng trong nhà.


Hình 1.2. Tỉ lệ phát thải CO2

Hình 1.3. Định nghĩa công

ở Mỹ cuối thế kỷ 20

trình xanh của USGBC

- Kiến trúc bền vững và kiến trúc xanh


7

Có thể nói, cụm từ “phát triển bền vững” đã đƣợc đề cập và chính thức từ năm
1987 trong tuyên bố “Tƣ tƣởng chung của chúng ta” của Ủy ban Môi trƣờng và phát
triển thế giới (WCED). Tính bền vững tạo ra và duy trì các điều kiện mà con ngƣời và
thiên nhiên có thể tồn tại hài hòa, đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại và các thế hệ
tƣơng lai. Kiến trúc bền vững là nghiên cứu và thực hành kiến trúc nhằm hạn chế tối đa
các tác động xấu của công tác quy hoạch, giao thông, kiến trúc, xây dựng và vận hành
công trình, cùng các hoạt động văn hoá, xã hội, dịch vụ do kiến trúc đem lại.
Kiến trúc xanh đƣợc hiểu là kiến trúc với sự góp phần của sinh thái, bảo tồn,
bền vững và cộng sinh môi trƣờng. Mục tiêu chính của kiến trúc xanh vẫn là xoay
quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trƣờng xây dựng nhân tạo với sức
khỏe con ngƣời và môi trƣờng thiên nhiên với nguyên tắc xuyên suốt là những gì kiến
trúc lấy của thiên nhiên, phải cố gắng trả lại nhiều nhất cho thiên nhiên.
Trong cuốn sách "Thiết kế với thiên nhiên", Ken Yeang viết: "Kiến trúc xanh
hoặc kiến trúc bền vững đơn thuần là những thuật ngữ khác nhau về vấn đề thiết kế với
thiên nhiên và thiêt kế với môi trường". Kiến trúc xanh gắn liền, thậm chí đồng nhất
với khái niệm kiến trúc bền vững nhằm đạt đƣợc các mục đích về môi trƣờng - tƣơng
ứng với các xu hƣớng kiến trúc sinh thái từ giữa thế kỉ 20 đến nay (bảng 1.1):

Bảng 1.1. Các mục đích thực hành kiến trúc bền vững/ xanh
(Nguồn: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên)
Mục đích của kiến trúc bền vững/xanh

Xu hƣớng kiến trúc tƣơng ứng

- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học; Kiến trúc sinh thái (Ecological
khôi phục/ tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.

Architecture)

- Tạo ra công trình thích ứng tốt nhất với khí hậu Kiến trúc khí hậu và sinh khí hậu
bản địa: Đón nhận, chắt lọc môi trƣờng tự nhiên tốt (Climatic Architecture, Biođẹp; Giảm thiểu, hạn chế môi trƣờng bất lợi; Tạo Climatic Architecture)
lập môi trƣờng tốt nhất cho con ngƣời sinh sống và
hoạt động.


8

- Bảo tồn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Kiến trúc sinh thái (Ecological
Architecture)

- Áp dụng công nghệ mới để xử lý, tái sinh, tái chế, Kiến trúc môi trƣờng
tái sử dụng chất thải đô thị, giảm tối thiểu tác động (Environmental Architecture)
của công trình lên môi trƣờng, giữ môi trƣờng trong
lành.
- Công trình tạo đƣợc điều kiện tốt nhất cho con Kiến trúc có hiệu quả năng
ngƣời bằng cách sử dụng nhiều nhất năng lƣợng tự lƣợng (Energy Efficiency

nhiên, thiết bị sử dụng có hiệu quả cao nhất để Architecture).
giảm tiêu thụ năng lƣợng hóa thạch, áp dụng công
nghệ sản xuất năng lƣợng tái tạo từ mặt trời, gió,
sinh khối...
- Nhà ở xã hội theo hƣớng Kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh đã trở thành xu thế tất yếu, dần phổ biến trong mọi loại công
trình. KTS Võ Trọng Nghĩa chia sẻ quan điểm :“Bây giờ người ta không còn dùng từ
kiến trúc xanh theo nghĩa thời trang nữa mà đó là yêu cầu của thực tế...Mọi người hay
kêu ca về việc không có tiền để làm kiến trúc xanh nhưng thực tế chúng ta có thể làm
được một số việc mà không cần đến tiền hay kỹ thuật phức tạp. Tức là có nhiều cách để
làm kiến trúc xanh”. Rõ ràng có thể áp dụng kiến trúc xanh vào nhiều thể loại công
trình mà không tốn nhiều chi phí, nhằm đạt đƣợc mục đích tối ƣu.
Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình NOXH đã có những thay đổi chức năng của
nó, không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho ngƣời có thu nhập thấp mà còn nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của họ. Kết quả là sự ra đời của mô hình NOXH theo hƣớng Kiến
trúc xanh, trong đó các giải pháp về kiến trúc xanh đƣợc áp dụng vào thiết kế NOXH,
nhằm cải thiện điều kiện sống, đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng, không gian kiến trúc cảnh
quan, mà vẫn đảm bảo yếu tố kinh tế trong xây dựng và vận hành (hình 1.4).


9

Cải thiện
điều kiện
sống

Đảm bảo
chi phí
XD, vận
hành


Green
social
housing

Tiêu
chuẩn về
môi
trường

Không
gian kiến
trúc cảnh
quan

Hình 1.4. Mô hình NOXH theo hướng Kiến trúc xanh
1.2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Lịch sử phát triển của nhà ở xã hội trên thế giới
Nguồn gốc ra đời của NOXH bắt nguồn từ sự gia tăng dân số tại các thành phố
lớn xuất phát từ cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ 19. Tình trạng nghèo khổ, bệnh tật
và thiếu nhà ở nảy sinh ở khắp nơi. Trong bối cảnh đó, một số nhà hảo tâm đã cho xây
dựng các khu nhà ở tập thể nhƣ khu Saltaire (1853) hay khu Port Sunlight (1888). Vào
năm 1885, hoàng gia Anh ban hành "Đạo luật nhà ở cho tầng lớp lao động", hỗ trợ
khuyến khích tầng lớp lao động cải thiện điều kiện ở của họ. Dự án NOXH đầu tiên
đƣợc khởi xƣớng năm 1890 tại phố Boundary và hoàn thành năm 1900 (hình 1.5).


10

Hình 1.5. Phố Boundary năm 1890

Thành công của dự án đã thúc đẩy nhiều địa phƣơng xây dựng những công trình
tƣơng tự trong những năm đầu thế kỷ 20. Chiến tranh thế giới thứ nhất gián tiếp cung
cấp một động lực mới, khi nhu cầu nhà ở cho nhân dân và binh sĩ trở nên đáng báo
động. Điều này dẫn đến chiến dịch xây dựng nhà ở cho những ngƣời lính trở về từ
chiến trƣờng thông qua các khoàn trợ cấp, đƣợc ghi vào Luật nhà ở năm 1919 tại Anh.
Các dự án NOXH cũng bắt đầu đƣợc thử nghiệm ở các quốc gia Châu Âu và Mỹ trong
những năm 1930, và trở nên phổ biến trên toàn thế giới sau chiến tranh tế giới thứ hai.
Những KTS đầu tiên nghiên cứu vấn đề NOXH có thể kể đến KTS Le Corbusier
(ngƣời Pháp), KTS Vesni và KTS Lomoxop (ngƣời Nga) KTS Walter Gropius (ngƣời
Đức)...Họ nghiên cứu những không gian sống tối thiểu nhất cho con ngƣời từ những
không gian đơn giản nhƣ phòng ngủ, khu vệ sinh, bếp... Theo KTS Le Corbusier chiều
cao tối đa cho WC, phòng ngủ là 2,25m, còn đối với phòng khách là 3,5m. Một trong
những dự án đáng chú ý nhất là khu nhà Corbusierhaus ở Berlin, Đức. Hoàn thành vào
năm 1959, nó đƣợc coi nhƣ một biểu tƣợng về nhà ở thời bấy giờ, và cũng là mô hình
kinh điển cho các dự án về NOXH sau này (hình 1.6).

Hình 1.6. Khu nhà Corbusierhaus ở Berlin, Đức
Đặc điểm NOXH thế kỷ 20 là mặt bằng theo kiểu hành lang giữa, mỗi căn hộ
chỉ có từ 1-2 phòng ngủ. Mặt đứng đơn điệu, vuông vắn theo đúng lý tƣởng của chủ
nghĩa công năng. Hình 1.7 giới thiệu khu NOXH tại Philadelphia (Mỹ) và Salford
(Anh) đƣợc xây dựng trong thời kì này.


11

Hình 1.7. Nhà ở xã hội tại Philadelphia (Mỹ) và Salford (Anh)
Bƣớc sang thế kỉ 21, NOXH đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, góp phần
giải quyết bài toán nhà ở vốn nan giải ở hầu hết mọi quốc gia. NOXH trở thành một mô
hình kiểu mẫu giúp giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, phát triển từ ngay cả ở
những nƣớc công nghiệp nhƣ Mỹ, Đức, Pháp hay ở các nƣớc châu Á lân cận nhƣ

Philippines, Malaysia...Kinh nghiệm ở các nƣớc làm tốt việc phát triển NOXH là Nhà
nƣớc đƣa ra đƣợc các khoản hỗ trợ tài chính và quan trọng nhất là tăng cƣờng khả năng
tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp và ngƣời dân tham gia phát triển NOXH. Do đó
những công trình NOXH mới ngày càng hiện đại, đem lại tiện nghi cho ngƣời sử dụng.
1.2.2. Tình hình xây dựng NOXH và NOXH theo hƣớng kiến trúc xanh tại một số
nƣớc trên thế giới
1.2.2.1. Châu Âu - Mỹ
a) Mỹ
Tại Mỹ, Chính phủ liên bang bắt đầu các chƣơng trình hỗ trợ phát triển NOXH
từ những năm đầu thế kỷ 20, trong đó nổi bật là chính sách thuế và chính sách trợ cấp
cho ngƣời thuê nhà. NOXH có thiết kế đa dạng, hƣớng đến nhu cầu ở của nhiều nhóm
ngƣời khác nhau nhƣ: sinh viên, ngƣời độc thân, gia đình đơn thân, gia đình nhiều thế
hệ. Về kiến trúc, NOXH tại Mỹ chú trọng tự do ở mặt bằng và mặt đứng, với các
không gian đƣợc tính toán chi tiết, hợp lý nhằm tối đa không gian sử dụng. Các khu
nhà cao tầng ngoài chức năng ở còn kết hợp văn phòng, dịch vụ (hình 1.8).


12

Hình 1.8.Một số nhà ở xã hội mới được xây dựng tại Mỹ
Hình 1.8a. Khu nhà ở xã hội Rene Cazenave - San Francisco (2013)

Đặc điểm: - Mặt bằng kiểu hành lang giữa truyền thống, có khoảng mở lƣu thông gió
- Các không gian chính đều tiếp xúc với thiên nhiên
- Mặt đứng lồi lõm sinh động
Hình 1.8b. Tổ hợp nhà 5 tầng Kennedy Homes - Florida (2013)

Đặc điểm: - Mặt bằng tự do, chia thành từng cụm căn hộ
- Thiết kế mở, thông thoáng, có nhiều không gian công cộng.
- Mặt đứng đơn giản, sinh động

Hình 1.8c. Tổ hợp nhà ở 474 Natoma - San Francisco


13

Đặc điểm: - Mặt bằng kiểu hành lang giữa, đảm bảo thông thoáng
- Có không gian công cộng sinh hoạt cộng đồng
- Mặt đứng trẻ trung, sinh động
* NOXH Via Verde - New York, Mỹ -2012 (Hình 1.9)
Nằm trên diện tích 294.000 m2, bao gồm 222 căn hộ, Via Verde đánh dấu một
thế hệ mới về xây dựng nhà ở xã hội tại Mỹ, thiết lập một môi trƣờng sống tiện nghi,
bền vững. Những điểm nổi bật trong thiết kế:
- Mặt bằng trải dài, các căn hộ thông thoáng, sử dụng ánh sáng và thông gió tự
nhiên, tăng tuần hoàn của không khí trong lành, tiết kiệm năng lƣợng (hình 1.9c).
- Toàn bộ mái đƣợc bao phủ bởi tấm quang điện cung cấp năng lƣợng mặt trời,
vừa mang tính thẩm mỹ vừa đem lại hiệu quả năng lƣợng cao (hình 1.9b).
- Thiết kế thúc đẩy lối sống lành mạnh, khuyến khích các hoạt động thể chất với
hệ thống cầu thang mở, đƣờng dạo và các khu vui chơi, trồng cây xanh ở sân trong và
trên mái (hình 1.9d).

Hình 1.9a. tòa nhà Via Verde

Hình 1.9b. Hệ thống Pin mặt trời trên mái

Hình 1.9c. Mặt bằng và mặt cắt công trình


14

Hình 1.9d. Đường dạo trên mái

b) Pháp
* NOXH Cornebarrieu - Lyon - 2011 (hình 1.10)
NOXH đƣợc thiết kế 3 tầng, gồm 20 căn hộ nằm trong khu dân cƣ mới của xã
Cornebarrieu. Điểm đặc biệt là khu nhà sử dụng những bức tƣờng đá vôi rộng 40cm.
Những khối đá hoạt động nhƣ hệ thống điều hoà không khí tự nhiên, hấp thụ giải
phóng nhiệt thừa và độ ẩm. Vật liệu đá có thể sử dụng trong những công trình ngân
sách eo hẹp, yêu cầu tiết kiệm năng lƣợng. Hệ cửa đi và khung cửa sổ chớp chạy xuyên
suốt khu nhà tạo sự thông gió tự nhiên, thông thoáng từ mặt này sang mặt khác. Các
phòng ngủ nằm ở hƣớng Bắc để tận dụng gió mát vào mùa hè, cầu thang nằm trong
khoảng không gian mở dẫn vào căn hộ hoặc các logia. Rèm che lấy khu sân tạo ra bƣớc
đệm không khí với khí hậu bên ngoài.
c) Tây Ban Nha
* NOXH Carabanchel – Madrid - 2007 (hình 1.11)
Công trình NOXH này nằm tại quận Carabanchel của thành phố Madrid đƣợc
thiết kế bởi Văn phòng Kiến trúc sƣ Quốc tế tại London. Ngoại thất công trình đƣợc
bao phủ bởi các tấm ván bằng tre giúp điều hòa vi khi hậu cho toàn công trình: giữ
nhiệt vào mùa đông và làm khoảng đệm cách li ánh sáng mặt trời gay gắt của Tây Ban
Nha vào mùa hè. Công trình cũng bao gồm một kết cấu rỗng “Air tree” đƣợc làm từ
các vật liệu và đồ tại chế nhƣ tấm năng lƣợng mặt trời, cây leo, quạt, vòi phun
nƣớc…mang lại cho cƣ dân sống trong công trình bóng mát và không khí sạch.


15

Hình 1.10. Nhà ở xã hội Cornebarrieu - phối cảnh, mặt bằng, mặt đứng

Hình 1.11. Nhà ở xã hội Carabanchel
1.2.2.2. Châu Á
a) Trung Quốc



16

Tại Trung Quốc, NOXH chủ yếu có mặt bằng dạng đơn nguyên, bố cục chặt
chẽ, tiết kiệm giao thông và không gian công cộng (bảng 1.2). Mặt bằng căn hộ liên
hoàn giữa phòng khách và ăn, ƣu tiên phòng khách và phòng ngủ chính giáp với mặt
thoáng ngoài nhà (bảng 1.3).
Bảng 1.2.Một số giải pháp tổ chức mặt bằng nhà ở xã hội tại Trung Quốc
Mặt
bằng
nhà

Đặc
điểm

- Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có - Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có
từ 7-11 tầng, mỗi tầng 4 căn hộ;
từ 12-18 tầng, mỗi tầng 4 căn hộ;
- Diện tích trung bình căn hộ: 66,9m2 - Diện tích trung bình căn hộ: 56,8m2

Mặt
bằng
nhà

Đặc
điểm

- Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có - Mặt bằng dạng tháp, nhà cao trên
từ 12-18 tầng, mỗi tầng 5 căn hộ;
18 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ;

- Diện tích trung bình căn hộ: 75,6m2 - Diện tích trung bình căn hộ: 62,6m2
Bảng 1.3.Một số mẫu thiết kế căn hộ tại nhà ở xã hội Trung Quốc

Mặt
bằng
căn
hộ


17

Đặc  Căn hộ 1 phòng
điểm  Diện tích: 54 - 57m²

 Căn hộ 1 phòng
 Diện tích: 48 - 54m²

 Căn hộ 2 phòng
 Diện tích: 78 - 79m²

 Căn hộ 2 phòng
 Diện tích: 77 - 78m²

 Căn hộ 3 phòng (ít)
 Diện tích: 90 - 91m²

Mặt
bằng
căn
hộ


Đặc  Căn hộ 2 phòng
điểm  Diện tích: 75 - 76m²

Nguồn: Shanghai Pudong New Area People's Government, 2013

* NOXH Tulou – Quảng Châu - 2007 (hình 1.12)
Các KTS Trung Quốc đã thiết kế một khu nhà 220 căn hộ cho ngƣời thu nhập
thấp dựa trên mẫu nhà truyền thống có từ 300 năm trƣớc ở phía Nam Trung Quốc. Ý
tƣởng chủ đạo là tạo nên một ngôi nhà chung, nơi các gia đình sống và sinh hoạt nhƣ
một cộng đồng .Công trình đƣợc xây dựng bởi những bức tƣờng dày cách nhiệt, đồng
thời thêm vào ban công các hệ thông lƣới gỗ nhƣ lớp bảo vệ bên ngoài để chống ánh
nắng mặt trời trực tiếp. Sân trong rộng cung cấp ánh sáng và thông gió tự nhiên.
b) Nhật Bản
Tại Nhật Bản, nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp đều đƣợc xây cao tầng tại các
vùng ven đô thị. Các thiết kế của ngƣời Nhật luôn thể hiện sự hiện đại bên ngoài và
tính truyền thống, tối ƣu bên trong từng căn hộ: Hệ thống vách ngăn nhẹ, nội thất đơn
giản, gọn gàng tiết kiệm diện tích tối đa. Bên cạnh đó Nhật Bản luôn là một trong
những nƣớc đi đầu trong việc đƣa khoa học kĩ thuật vào công trình, nhằm mục tiêu
phát triển bền vững và tiết kiệm chi phí vận hành, sử dụng. Hình 1.13 giới thiệu
NOXH East Core Hikifune, một trong những thiết kế điển hình của chung cƣ cao tầng
tại Nhật.


18

Hình 1.12. Nhà ở xã hội Tulou với thiết kế xanh lấy ý tưởng từ mẫu nhà truyền thống
có từ 300 năm trước tại Trung Quốc

Hình 1.13. NOXH East Core Hikifune (2009) gồm nhiều căn hộ có gác xép

c) Singapore
Chính sách NOXH của Singapore đem lại thành công lớn, với sự can thiệp
chính sách của Chính phủ đã dần đƣa đến kết quả là cả xã hội đƣợc hƣởng quyền lợi về
nhà ở. Khoảng 85% dân số của Singapore sống trong NOXH kể cả ngƣời nghèo.


19

Về kiến trúc, nhà ở xã hội tại Singapore đƣợc thiết kế chủ yếu theo dạng tấm,
mật độ xây dựng thấp, dành nhiều diện tích cho giao thông và các không gian xanh.
Các căn hộ có nhiều mặt thoáng, thông gió và ánh sáng tự nhiên rất tốt. Giữa các tòa
nhà đều có vƣờn cây xanh, sân chơi cho thiếu nhi, không khí trong lành, yên tĩnh khiến
cho con ngƣời luôn có cảm giác dễ chịu khi sinh sống ở đây (hình 1.14). Đây cũng là
tiêu chí mà chính phủ Singapore luôn hƣớng đến, đó là chất lƣợng cuộc sống gắn liền
với môi trƣờng bền vững.
* Tổ hợp nhà ở Pinnacle @ Duxton - Singapore - 2010 (hình 1.15)
Dự án nhà ở xã hội Pinnacle @ Duxton mở cửa vào năm 2010, có tất cả 1.848
căn hộ nằm trong 7 tòa nhà. Các tòa nhà đƣợc kết nối với nhau bằng một bằng cầu nối
ở tầng thứ 50 và tầng 26 (hình 1.15b); trong đó có phòng tập thể dục, phòng thu âm,
sân chơi; tầm nhìn bao quát quang cảnh thành phố và bến cảng, và rất nhiều cây xanh
(hình 1.15c). So với các khu nhà ở công cộng cũ, Pinnacle @ Duxton có phần cao cấp
hơn, nhƣng đây cũng chính là định hƣớng tiêu chuẩn phát triển nhà ở xã hội của
Singapore.
Hình 1.14. Một số khu nhà ở xã hội tiêu biểu ở Singapore
Hình 1.14a. Khu nhà ở Linear Green @ Bedok N4 C6

Đặc điểm: - Nhà tấm, mặt bằng trải dài, mỗi cụm thang kết nối với 6 căn hộ
- Tất cả các căn hộ đều có 3 mặt thoáng
- Mặt đứng sinh động
Hình 1.14b. Khu nhà ở Sri Geylang Serai N5 C27



20

Đặc điểm: - Nhà tấm, mặt bằng trải dài, kiểu hành lang giữa, sân trong
- Thiết kế mở, thông thoáng
- Mặt đứng sinh động
Hình 1.14c. Khu nhà Commonwealth View N4 RC26

Đặc điểm: - Mặt bằng tự do
- Thiết kế mở, mỗi căn hộ đảm bảo ít nhất 2 mặt thoáng
- Mặt đứng sinh động
Hình 1.14d. Khu nhà ở Atrina N2 C34

Đặc điểm: - Mặt bằng tự do, các căn hộ bố trí theo hình vòng cung
- Thiết kế mở, mỗi căn hộ đảm bảo ít nhất 2 mặt thoáng
- Mặt đứng đơn giản, hiện đại


21

Hình 1.15. Khu nhà ở Pinnacle @ Duxton

Hình 1.15a. Toàn cảnh Pinnacle @ Duxton

Hình 1.5c. Rất nhiều không gian xanh

Hình 1.15b. Đường dạo nối các tòa nhà

Hình 1.5d. Góc thư giãn trên sân thượng


1.3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình nhà ở xã hội ở Việt Nam
Từ sau năm 1954, ở Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện loại hình nhà ở chung cƣ ở
một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu...Ở miền Bắc, ngay
từ những năm 1960-1970, nhà nƣớc đã có chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho
ngƣời dân, trong đó tập trung việc phát triển các nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc cho cán
bộ công nhân viên chức thuê với mức giá rẻ. Trong thời gian này nhà nƣớc đã cho xây
dựng khá nhiều khu tập thể tại Hà Nội nhƣ tiểu khu Kim Liên, khu tập thể Giảng Võ,
Bách Khoa, Trung tự, Thành Công, Thanh Xuân Băc...( hình 1.16, 1.17), với đặc điểm:
nhà bê tông lắp ghép kiểu block, chiều cao tối đa 5 tầng, mặt bằng dạng tấm, kiểu hành
lang giữa hoặc bên, các căn hộ độc lập tƣơng đối khép kín, diện tích khoảng 20-40m2,
chỉ tiêu diện tích 6m2/ ngƣời.


22

Hình 1.16. Tiểu khu nhà ở Kim Liên - mặt bằng tầng điển hình

Hình 1.17. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc - mặt bằng tầng điển hình, mặt cắt
Khái niệm NOXH đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong văn bản pháp luật
là Luật Nhà ở 2005 với định nghĩa NOXH là “Nhà ở do Nhà nƣớc hoặc tổ chức, cá
nhân đầu tƣ xây dựng để cho các đối tƣợng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật
này thuê hoặc thuê mua”. Hiện này, sau cơn bão chứng khoán, rồi bất động sản, rồi
chung cƣ cao cấp, hơn lúc nào hết, NOXH đang là mối quan tâm hàng đầu. Không chỉ
có ngƣời nghèo và ngƣời thu nhập thấp, ngay cả những cán bộ công chức có thu nhập
ổn định ở mức trung bình đều mong muốn sở hữu một không gian sống tối thiểu. Đó là
mong muốn chung của toàn xã hội.
Về kiến trúc, NOXH tại Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn theo kiểu hành lang
giữa hoặc hành lang bên. Mỗi căn hộ có diện tích 30-70m2, gồm 1 - 3 phòng ngủ. Đa

số các căn hộ chỉ có 1 mặt thoáng, thiếu các không gian xanh, sinh hoạt cộng đồng.
Mặt đứng đơn điệu, chủ yếu trang trí bằng màu sắc. Hình 1.18 đƣa ra một số dạng
NOXH hiện đang đƣợc xây dựng ở Việt Nam.


23

Hình 1.18. Một số khu NOXH ở Việt Nam hiện nay
Hình 1.18a. NOXH Lilama SHB - TP. Hồ Chí Minh

Đặc điểm: - Mặt bằng dạng hành lang giữa
- Căn hộ 2-3 phòng ngủ, diện tích 50-72 m2
- Tất cả các phòng ngủ và phòng khách đều tiếp xúc với thiên nhiên
- Không có diện tích trồng cây xanh
Hình 1.18b. NOXH An Binh Tower - Hà Nội

Đặc điểm: - Mặt bằng dạng tháp
- Căn hộ 1-2 phòng ngủ, diện tích 43-65 m2
- Tất cả các phòng ngủ và phòng khách hầu hết đều tiếp xúc với thiên nhiên
- Phần sảnh tƣơng đối rộng, không có diện tích trồng cây xanh


24

Hình 1.18c. NOXH Becamex - Bình Dương

Đặc điểm: - Căn hộ dạng gác xép, 1-2 phòng ngủ, diện tích 30-60 m2
- Tất cả các phòng đều tiếp xúc với thiên nhiên
1.3.2.Một số công trình kiến trúc Việt Nam áp dụng các giải pháp Kiến trúc xanh
* Dự án Tháp Vietinbank - Hà Nội (hình 1.19)

Dự án Tháp Vietinbank cao 68 tầng, gồm 2 tòa tháp đƣợc thiết kế bởi Foster &
Partners, dự kiến xây dựng làm trụ sở của ngân hàng VietinBank, trung tâm, khách sạn

và khu vui chơi giải trí, đặt tại khu đô thị Ciputra - Hà Nội. Công trình đƣợc thiết kế
theo hƣớng bền vững, với các giải pháp chính:
- Bố cục của các dải cây xanh làm các khối không gian chức năng luôn tiếp cận
với hệ thống cây xanh; tạo ra những khe ánh sáng để đƣa ánh sáng tự nhiên vào sâu
trong công trình, tiết kiệm năng lƣợng chiếu sáng nhân tạo (hình 1.19b).
- Không khí tự nhiên đƣợc lọc, làm mát và làm khô theo yêu cầu về tiện nghi
nhiệt. Khí thải dẫn xuống khu xử lý, ví nhƣ “lá phổi xanh” của tòa nhà (hình 1.19c).
- Bố trí các tấm năng lƣợng mặt trời trên mặt đứng. Mặt tiền công trình sử dụng
vật liệu kính để tận dụng ánh sáng tự nhiên nhƣng đã đƣợc tính toán góc và hƣớng lắp
đặt, hạn chế trực xạ, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính (hình 1.19d).


25

Hình 1.19a. Tháp Vietin bank

Hình 1.19b. Giải pháp cây xanh và lấy sáng tự nhiên

Hình 1.19c. Hệ thống trao đổi không khí

Hình 1.19d. Pin năng lượng mặt trời

* Đại học FPT - Hà Nội (hình 1.20)
Với chiều cao 7 tầng, tòa nhà Đại Học FPT với vỏ bọc nhƣ một bàn cờ hình
dáng uốn lƣợn nhƣ 1 con rồng cùng kiến trúc phủ xanh thông thoáng đƣợc thực hiện
bởi nhóm KTS Võ Trọng Nghĩa. Các khối bê tông đúc sẵn đặc rỗng đƣợc đặt xen kẽ
với nhau tạo điều kiện thuận lợi cung cấp bầu không khí thoải mái dễ chịu, điều hòa

nhiệt độ và tận dụng tối đa ánh sáng vào ban ngày. Ở mỗi ô trống đƣợc trồng cây xanh
che chắn để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu rọi vào những buổi trƣa nắng nóng.
*The EverRich 2 - TP. Hồ Chí Minh (hình 1.21)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×