Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Chính sách giáo dục của anh tại myanmar (1854 – 1948) và malaysia (1824 – 1941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.1 KB, 75 trang )

Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Chương - người Thầy, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, hoàn thành khóa luận.
Xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế,
khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Huế, Quý thầy cô giáo đã quan tâm,
tận tình giảng dạy.
Dù rất cố gắng, song khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý Thầy cô vui lòng góp ý, chỉ dẫn để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề
tài trong quá trình nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Dương Thị Bảo Ngọc

1


2


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
- EIC: The English East India Company. Công Ty Đông Ấn Anh
- SS: Straits Settlements. Khu định cư Eo biển
- FMS: Federated Malay States: Liên bang Malay
- UMS: Unfederated Malay States: Xứ bảo hộ ngoài Liên bang

3


MỤC LỤC



4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến nước Anh, đặc biệt vào cuối thế kỷ XVIII, mặc dù cuộc cách
mạng công nghiệp chỉ mới là bước khởi đầu song nó đã góp phần rất lớn trong sự
phát triển của nền kinh tế Anh. Khối lượng hàng hóa do máy móc chế tạo đã tăng
lên rõ rệt. Trong vòng quay sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dưới những tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tìm kiếm về nguyên liệu, thị trường cũng
như thuộc địa của người Anh ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn
này, với sự mở rộng của các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ,
chính là những yếu tố cơ bản đã thúc đẩy Anh “bày tỏ” sự quan tâm sâu sắc của
mình đến vấn đề thị trường và thuộc địa qua đó cũng giành nhiều sự chú ý trở lại
đối với khu vực Đông Nam Á.
Myanmar - một quốc gia nằm ở phía Tây của khu vực Đông Nam Á lục địa,
và Malaysia - một quốc gia giàu có bật nhất trong khu vực, cũng không nằm ngoài
“mối quan tâm” của người Anh. Với vị trí chiến lược quan trọng của những đất
nước này, Myanmar được xem như là một “chiếc cầu trên bộ” nối Ấn Độ với khu
vực Đông Nam Á, là cửa ngõ để xâm nhập vào vùng Tây Nam Trung Quốc. Còn
Malaysia lại nằm trên tuyến đường giao thương có vai trò phục vụ cho thương mại,
cộng thêm có vị trí then chốt – nằm trên tuyến đường biển từ Ấn Độ đến Trung
Quốc, đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của chính quyền Anh. Không chỉ dừng
lại ở đó, sự giàu có về lúa gạo và tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là gỗ tếch, các mỏ
kim loại và dầu lửa, đồng hay vàng…) của Myanmar và Malaysia càng thôi thúc
hơn nữa dã tâm xâm lược của thực dân Anh.
Sau quá trình giao tranh quyết liệt Anh đã xây dựng được cho mình một hệ
thống thuộc địa rộng lớn trong đó Myanmar và Malaysia đóng vai trò là những mắt

xích quan trọng trong hệ thống này. Song song với quá trình xâm nhập của mình
thực dân Anh đã nhanh chóng thiết lập được phạm vi ảnh hưởng bằng nhiều chính
sách có tác động to lớn đến các nước thuộc địa thông qua việc xây dựng các mối
quan hệ về kinh tế, chính trị - quân sự, văn hóa - giáo dục trong đó những “quan
tâm” về mặt giáo dục được thể hiện rất rõ vì giáo dục được xem là “vũ khí cơ bản”
để thực dân Anh có thể thực hiện ý đồ của mình một cách thuận lợi và dễ dàng.
5


Trên cơ sở đó, người Anh có thể duy trì được sự hiện diện của mình một cách lâu
dài, thu được nhiều lợi ích nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất.
Một điểm khác biệt trong việc thực hiện chính sách giáo dục của Anh ở các
nước thuộc địa là nền giáo dục của người Anh đã sớm thoát khỏi hệ thống giáo dục
thần quyền nên những chính sách giáo dục cũng đã mang lại những tác động tích
cực đối với các nước thuộc địa. Tuy nhiên, để thực hiện ý đồ trên thực dân Anh
cũng đã gặp phải rất nhiều “vật cản đường”, Myanmar vốn có một nền giáo dục tồn
tại qua nhiều thế kỷ - giáo dục nhà chùa. Còn ở Malaysia lại tồn tại một nền giáo
dục Hồi giáo có vai trò to lớn trong đời sống văn hóa nơi đây. Chính sự tồn tại của
những yếu tố truyền thống này đã khiến cho chính sách giáo dục của thực dân Anh
phải nỗ lực tích cực hòa nhập với các yếu tố truyền thống trên chứ không thể dẹp bỏ
đi được. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một nền giáo dục mới theo mô hình phương
Tây đã tạo nên những màu sắc đầy mới mẻ cho bức tranh tình hình giáo dục của cả
Myanmar và Malaysia thời thuộc Anh.
Trong bối cảnh chung, các nước Đông Nam Á đang cùng nhau xúc tiến cho
việc hình thành cộng đồng các nước ASEAN với ba trụ cột chính là An ninh –
Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt
Nam và Myanmar, Malaysia đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước, trước hết với các nước trong khu vực là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh thời sự hiện nay. Nên việc nghiên cứu về các nước ASEAN và cụ thể

là Myanmar và Malaysia là một động thái cần thiết và có tác động tích cực giúp nhà
nước ta đưa ra những chính sách ngoại giao phù hợp. Do đó, đề tài nghiên cứu
Chính sách giáo dục của Anh tại Myanmar (1854 – 1948) và Malaysia (1824 –
1941) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
* Về mặt khoa học:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu được những nét cơ bản
về tình hình giáo dục truyền thống ở Myanmar và Malaysia trước khi bị thực dân
Anh xâm lược, quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân
Anh và cụ thể với hai nước là Myanmar và Malaysia, hiểu được một cách tương đối
đầy đủ về những biến đổi sâu sắc của tình hình giáo dục ở cả Myanmar và

6


Malaysia. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn vai trò của chính quyền thuộc địa đối với những
biến đổi trong tình hình giáo dục ở Myanmar và Malaysia từ giữa thế kỷ XIX đến
nửa đầu thế kỷ XX cũng như tác động hai chiều trong chính sách cai trị của thực
dân Anh ở Myanmar và Malaysia, đặc biệt là trên lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, đề
tài sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về một giai đoạn trong lịch sử cận đại của
Myanmar và Malaysia.
* Về mặt thực tiễn:
Việt Nam và Myanmar và kể cả Malaysia đều là các quốc gia cùng nằm ở
khu vực Đông Nam Á lục địa. Chính sự gần gũi về vị trí địa lý trên đây đã tạo nên
những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa giữa ba nước. Đồng thời Việt Nam,
Myanmar và Malaysia đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Do đó, với kết quả
nghiên cứu, những nhận xét của đề tài sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết
lẫn nhau giữa Việt Nam và Myanmar và Malaysia dựa trên sự tương đồng về mặt
lịch sử - văn hóa. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết, thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác giữa các nước trên khu vực. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hợp tác và xây dựng một cộng đồng ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác và

phát triển.
Với những ý nghĩa về khoa học và thực tiễn trên đây, tôi chọn vấn đề
“Chính sách giáo dục của Anh tại Myanmar (1854 – 1948) và Malaysia (1824 –
1941)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Myanmar:
Nhìn chung, có nhiều tác giả đã từng đề cập vấn đề nghiên cứu liên quan đến
Myanmar. Trong số các công trình khoa học nghiên cứu đó không thể không kể đến
luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Quý Đức: “Tình hình giáo dục ở Miến Điện thời
thuộc Anh (1854 - 1948)” đã trình bày một cách hết sức cụ thể và chi tiết đầy đủ về
giáo dục ở Miến Điện dưới thời thuộc địa và cụ thể là giai đoạn 1854 -1948. Trong
quá trình nghiên cứu của mình, tác giả khóa luận đã tiến hành kế thừa có chọn lọc
công trình luận văn của tác giả Lê Thị Quý Đức về mảng nghiên cứu Myanmar.

7


Nghiên cứu về Malaysia:
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu này, hiện nay đã có một số công trình
nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đề cập đến, trong đó có thể kể đến
một số công trình sau:
Trong số các công trình đó, có một số công trình đã được dịch sang tiếng
Việt như “Lịch sử Đông Nam Á” của D. G. E. Hall (Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái
Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng dịch), ấn hành năm
1997. Công trình này đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quốc
gia ở khu vực Đông Nam Á từ thời cổ đại cho đến giữa thế kỷ XX. Trong tác phẩm
này, D. G. E. Hall đã dành một phần nội dung để làm rõ về sự khởi đầu của Anh ở
Mã Lai và bối cảnh về Singapore, về sự hình thành của Khu định cư eo biển và tác
giả đã khái quát được toàn bộ quá trình người Anh xâm nhập vào các tiểu quốc
Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

Về tình hình nghiên cứu trong nước: Có thể khái quát về tình hình nghiên cứu
Malaysia và tình hình nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” (tập IV) do Trần Khánh chủ biên, xuất bản
năm 2012 đã đề cập đến lịch sử các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Myanmar
từ thế kỷ XVI đến năm 1945 và cũng đề cập đến thực dân Anh đã dùng một hệ
thống giáo dục kép tại Malaysia. Lịch sử Malaysia còn được đề cập trong một số
công trình nghiên cứu các vấn đề rộng lớn hơn. Có thể kể đến một số tác phẩm như:
“Lịch sử Đông Nam Á” của Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh xuất bản
năm 2008.
Tác phẩm “Malaixia trên đường phát triển” của Phạm Đức Thành (1993) là
tác phẩm ghi lại một cách khái quát về vùng đất Malaysia qua các thời kỳ trên nhiều
lĩnh vực đời sống.
Luận án tiến sĩ của tác giải Lí Tường Vân (2014) – “Con đường đấu tranh
giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1957” đã đưa ra nhận
định giáo dục dưới thời thuộc địa đã tạo nên những chuyển biến quan trọng về
chính trị, tác động to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc.
Về các tạp chí nghiên cứu: Trong tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số
5/2011, với bài “Chính sách giáo dục của Anh đối với cộng đồng người Malay bản

8


địa (từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)” của tác giả Lí Tường Vân phân tích
một cách sâu sắc sự đối lập trong chính sách giáo dục của người Anh dành cho tầng
lớp tinh hoa quý tộc và những người nông dân, ngư dân bản địa Malay.
Ngoài ra, liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi đề tài khóa luận với
những mức độ khác nhau, có một số công trình công bố trong những năm gần đây.
Năm 2005, Đỗ Thanh Bình, Trịnh Nam Giang có viết bài “Chính sách “chia để
trị” của thực dân phương Tây ở Đông Dương, Mã Lai và Miến Điện” (Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 6).

Về tình hình nghiên cứu nước ngoài: các công trình nước ngoài viết bằng
tiếng Anh nghiên cứu về tình hình Malaysia nói chung và giai đoạn từ nửa cuối thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX nói riêng là khá phong phú.
Chuyên khảo của William R.Rof (1967), “The Origins of Malay Nationalism
(Nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc ở Mã Lai)” – University Malaya Press, Kuala
Lumpur, có thể được coi là nghiên cứu chuẩn mực về sự hình thành và phát triển
chủ nghĩa dân tộc của người Malay trong những năm 1930. Trong đó, ông đã đề cập
đến nguồn gốc xuất thân và nền giáo dục mà các nhóm trí thức được hưởng.
Philip Loh F.S (1975) với tác phẩm “Cultivatiors and Administrators: British
educational policy towards the Malays, 1875 - 1906 (Những người nông dân và các
nhà cầm quyền: chính sách giáo dục của Anh dành cho người Malay, 1875 - 1906 )”
tiếp tục nghiên cứu chính sách giáo dục của thực dân Anh và hệ quả xã hội của nó.
Các công trình của Rex Stevenson, Philip Loh F.S, William R. Roff được
đánh giá cao trở thành những tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong các nghiên
cứu về giáo dục thực dân ở Malaya.
Hai chuyên khảo của Khasnor Johan: “The Emergence of the modern Malay
administrative elite (Tình trạng khẩn cấp của các nhà cầm quyền mới người
Malay)” – Oxford University Press, Singapore, 1984 và “Educating the Malay elite:
the Malay College Kuala Kangsar”, 1905 – 1941.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu có nhiều giá trị như về nhóm tác
giả Francis H.K Wong và Gwee Yee Hean là “Offcial Reports on Education: Straits
Settlements and the Federated Malay States, 1870 – 1939 (Báo cáo chính thức về
giáo dục ở Khu định cư Eo biển và Liên bang các bang Malay)”. Tác phẩm có nhiều

9


tư liệu gốc quý.
Có một số tác phẩm tuy không đề cập đến trực tiếp giáo dục ở Malaysia như
tác phẩm “A History of Malaysia” (Lịch sử Malaysia) của Andaya, Leonard Y and

Barbara Watson Andaya (1982). Hay tác phẩm “British Malay” cũng có đề cập đến
giáo dục truyền thống Malaysia.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm hiểu các nguồn tài liệu tiếng Anh và tiếng
Việt trên mạng Internet phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài như: asiatours.net,
en.wikipedia.org... để nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
giáo dục của Malaysia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Chính sách giáo dục của Anh tại
Myanmar (1854 – 1948) và Malaysia (1824 – 1941).
- Về sử dụng thuật ngữ: Đề tài sử dụng Malaysia theo đúng tên gọi của
nước Malaysia trong bối cảnh hiện đại ngày nay cũng là tên gọi phổ biến chính thức
của Malaysia. Ngoài ra trong đề tài của mình tôi còn sử dụng các tên gọi khác như
Mã lai, Malaya, Malay... – là những tên gọi trước kia của Malaysia trong các thời kì
lịch sử để phù hợp với nội dung tài liệu tiếp cận.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian, chủ yếu nghiên cứu tình hình giáo dục ở Myanmar
giai đoạn 1854 - 1948 và Malaysia giai đoạn 1824 - 1941.
+ Về phạm vi thời gian, chủ yếu là từ năm 1854 đến năm 1948 đối với
Myanmar và từ năm 1824 đến năm 1941 đối với Malaysia .
Đối với Myanmar, tôi tiến hành tham khảo và kế thừa có chọn lọc từ luận văn
nghiên cứu đã được công bố của tác giả Lê Thị Quý Đức. Với mốc thời gian đã được
công bố, thời gian bắt đầu là năm 1854 và kết thúc vào năm 1948.
Còn đối với Malaysia, tôi tiến hành chọn mốc bắt đầu nghiên cứu là từ năm
1824. Đây là mốc thời gian mà người Anh đã bắt đầu có những quan tâm và vạch
ra những chính sách đầu tiên về giáo dục bản địa của thuộc địa Malaysia nhằm
mục đích “chia để trị” đối với các quốc gia đa dân tộc này. Đồng thời chính năm
1824, với những toan tính đã nuôi dưỡng từ trước, Hiệp định Anh – Hà Lan về
hoạch định khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á được kí tại London ngày 17/3. Từ

10



thời điểm này Malaysia chính thức tồn tại dưới cái tên “Malaya thuộc Anh” “British Malaya”. Với mốc kết thúc, tôi chọn năm 1941 làm mốc kết thúc trong
khoảng thời gian nghiên cứu về Malaysia dưới thời thuộc Anh. Với mốc thời gian
năm 1941- trong Chiến tranh thế giới thứ hai kể từ khi Nhật Bản xâm chiếm
Malaysia cũng là mốc chấm dứt quyền thống trị của Anh Quốc. Sau khoảng thời
gian này đến năm 1946 thực dân Anh lấy lại quyền kiểm soát đối với Malaysia
trong khoảng thời gian 1946 - 1956 cho đến khi Malaysia được trao trả độc lập,
tuy nhiên trong giai đoạn cầm quyền này những chính sách giáo dục của người
Anh không còn mấy “mặn mà” như trước.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng một bức tranh tương đối đầy đủ về tình hình
giáo dục ở Myanmar và Malaysia thời thuộc Anh. Trên cơ sở đó, tác giả rút ta một
số nhận xét về tình hình giáo dục ở Myanmar và Malaysia trong giai đoạn trên.
Để thực hiện mục tiêu trên, tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày về tình hình giáo dục của Myanmar dưới thời thuộc Anh (1854 - 1948).
- Trình bày quá trình hoàn thành xâm lược Malaysia của thực dân Anh.
- Tìm hiểu về tình hình giáo dục ở Malaysia trước khi trở thành thuộc địa của Anh.
- Trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về tình hình giáo dục
ở Malaysia giai đoạn 1824 - 1941.
- Rút ra một số nhận xét và so sánh giữa tình hình giáo dục ở Myanmar giai đoạn
1854 - 1948 và Malaysia giai đoạn 1824 - 1941.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: trong quá trình thực hiện đề tài, tôi quán triệt
phương pháp luận Sử học mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện,
nhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan của lịch sử.
- Về phương pháp nghiên cứu: để đảm bảo tính khách quan và khoa học
trong quá trình nghiên cứu, tôi kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
trong khoa học Lịch sử như: phương pháp phân tích, chọn lọc, phân loại, tổng hợp,

so sánh, đối chiếu... nhằm xử lý nguồn tư liệu, và phương pháp nghiên cứu liên
ngành dân tộc học và ngôn ngữ học cũng được vận dụng để phân tích về thành
11


phần, tình trạng tộc người và ngôn ngữ của các dân tộc.
6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt khoa học: theo tôi, đề tài có thể sẽ có những đóng góp sau:
- Đề tài góp phần nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về lịch sử
Myanmar và Malaysia từ giữa thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Qua việc thực
hiện đề tài sẽ bước đầu xác lập một hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ (ở mức độ
cho phép) liên quan đến đề tài, đến lịch sử Myanmar và Malaysia.
- Trình bày một cách có hệ thống tình hình giáo dục ở Myanmar và Malaysia
trước khi trở thành thuộc địa của Anh và tình hình giáo dục ở cả Myanmar (1854
-1948) và Malaysia thời thuộc Anh (1824 - 1941) - tái hiện bức tranh đa dạng, đan
xen giữa giáo dục truyền thống của Myanmar và Malaysia với nền giáo dục theo mô
hình phương Tây của chính quyền thuộc địa.
- Rút ra một số nhận xét về đặc điểm hệ quả của nền giáo dục thuộc Anh đối với
các nước thuộc địa và so sánh giữa tình hình giáo dục ở Myanmar giai đoạn 1854 - 1948
và Malaysia giai đoạn 1824 - 1941.
Về mặt thực tiễn: khóa luận là công trình tập hợp nhiều nguồn tư liệu khá
phong phú về tình hình giáo dục ở Myanmar (1854 - 1948) và Malaysia (1824 1941) thời kỳ thuộc Anh. Cùng với những đóng góp nói trên, khóa luận sẽ là tài liệu
tham khảo bổ ích, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Myanmar và Malaysia nói
riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Giáo dục Myanmar dưới thời thuộc Anh (1854 - 1948)
Chương 2: Giáo dục Malaysia dưới thời thuộc Anh (1824 - 1941)
Chương 3: Một số nhận xét về chính sách giáo dục của Anh ở Myanmar

(1854 – 1948) và Malaysia (1824 – 1941) dưới thời thuộc địa

12


CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC MYANMAR THỜI THUỘC ANH
(1854 – 1948)

1.1. Giáo dục Myanmar thời thuộc Anh (1854 – 1948)
1.1.1. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược Myanmar (1852 - 1885)
Trong quá trình tìm kiếm thị trường, thuộc địa, thực dân Anh đã tìm thấy ở
Miến Điện1 (Myanmar hiện nay) những thứ mà người Anh đang khao khát nhất. Từ
cuối thế kỷ XVIII, hoạt động giao thương buôn bán cùng với các đợt truyền đạo tại
Miến Điện đã được thực dân Anh tiến hành. Đứng trước nguy cơ bị Pháp thôn tính
mảnh đất màu mỡ này khi Pháp giúp đỡ người Mon đánh chiếm kinh đô của người
Miến, thực dân Anh càng quyết tâm thực hiện dã tâm của mình. Để hoàn thành việc
thôn tính Miến Điện hay Myanmar hiện nay, trong lịch sử giữa Anh và Miến Điện
vào thời gian ấy đã trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài và cụ thể hơn là trải qua ba
lần cuộc chiến tranh Anh - Miến và sau hơn 60 năm chinh phục. Khi ấy thực dân
Anh mới thực sự hoàn thành xâm lược Miến Điện.
Cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất kéo dài gần hai năm (1824 - 1826)
đã kết thúc bằng việc hai bên tham chiến cùng ký kết hiệp ước Yandabo (24 - 2 1826). Có thể nói, hiệp ước Yandabo là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên của triều
đình Konbaung Miến Điện ký với thực dân Anh.
Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XIX, ở Miến Điện tình hình trong nước
có những biến động theo chiều hướng xấu đi. Sự tan vỡ quyền kiểm soát nhà nước
của chính quyền trung ương Miến Điện đã trở thành chất xúc tác quan trọng cho ý
đồ tiếp tục chiến tranh của Anh với quốc gia Đông Nam Á này.
* Cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ hai (1852 - 1853):
Chiến tranh Anh - Miến lần thứ hai chính thức bắt đầu. Vào ngày 18 - 2 1852, Toàn quyền Dalhousie đã gửi tối hậu thư cho triều đình Miến Điện. Nhưng đến
ngày 1 - 4 - 1852, bản tối hậu thư hết hạn mà người Anh vẫn không nhận được

tín hiệu gì từ triều đình Miến Điện. Vì vậy, ngay lập tức, quân Anh được lệnh
đánh chiếm Martaban, Rangoon và sau đó là Bassein, Pegu, Prôm. Sau khi người
1 Miến Điện: tên gọi trước kia của nước Myanmar trong các thời kì lịch sử, tác giả khóa luận sử dụng tên gọi
Miến Điện để phù hợp với nội dung tài liệu tiếp cận

13


em trai cùng cha khác mẹ của Pagan Min là Mindon Min đã lên ngôi vua ở Miến
Điện (1853 - 1878). Vua Mindon đã ra lệnh cho quân đội ngừng chiến sự. Do đó,
Toàn quyền Dalhousie cũng tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh. Như vậy,
cuộc đàm phán Anh - Miến đã rung hồi kết thúc cuộc chiến lần thứ hai 1852 - 1853.
* Cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ ba (1885): Sau hai cuộc chiến tranh
đầu tiên với người Anh (1824 - 1826, 1852 - 1853), Miến Điện đã mất đi tất cả các
cảng, nhiều thành phố, phần lớn dân cư và những khu vực đất đai màu mỡ. Các
thuộc địa của Anh đã bao bọc phần còn lại của Miến Điện từ phía Tây và phía Nam
- gọi là xứ Miến Điện thuộc Anh (British Burma).
Anh đã bắt vua Mindon phải ký hiệp ước nô dịch mới tại Mandalay ngày 20
- 10 - 1862. Yêu cầu quốc vương Miến Điện trao cho Anh kiểm soát những quan hệ
đối ngoại của Miến Điện. Điều này đồng nghĩa với việc Miến Điện phải từ bỏ nền
độc lập.
Anh tiến hành tuyên chiến với Miến Điện. Ngày 5 - 11 - 1885, quân Anh
vượt qua biên giới Ấn Độ - Miến Điện. Ngày 28 - 11 - 1885, ba lữ đoàn Anh đổ bộ
chiếm Mandalay. Ngày 29 - 11 - 1886, Toàn quyền Dufferin tuyên bố sáp nhập
Miến Điện vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh.
Như vậy, sau hơn 60 năm chinh phục, xâm lược Miến Điện (1824 - 1886),
thực dân Anh đã biến nước này thành thuộc địa của mình. Myanmar từ một nước
phong kiến độc lập, từng một thời là vương quốc hùng mạnh ở Đông Nam Á, đã trở
thành thuộc địa của đế quốc Anh trong gần một thế kỷ.
1.2. Tình hình giáo dục Myanmar trước năm 1854

Trước khi người Anh thực hiện chính sách giáo dục ở Myanmar thì giáo dục
của đất nước này được thực hiện dưới hai hình thức: giáo dục trong nhà chùa - đóng
vai trò chủ đạo trong nền học vấn truyền thống của Myanmar, và giáo dục tại nhà.
Trong đó, nam giới được giáo dục trong các nhà chùa, còn nữ giới - chỉ được phép
đến các đền miếu trong những dịp đặc biệt - được giáo dục tại tư gia [4, tr. 35].
Hệ thống giáo dục nhà chùa ở Myanmar tập trung trong các kyaung - trường học
tăng viện. Học sinh trong các kyaung được gọi là kyaung-tha. Nói cách khác, kyaung
đảm nhận hai vai trò, vừa là trường học vừa là các ngôi chùa. Vì vậy, nó thu hút sự tham
gia học tập của cả những đứa trẻ không hoặc chưa có ý định trở thành nhà sư.

14


Ở Myanmar, trong mỗi làng bản hay thành thị đều có trường học nhà chùa
(kyaung), độc lập với sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Vì vậy, chương
trình giáo dục cũng như chất lượng của nội dung kiến thức được truyền dạy ở đây là
không hoàn toàn đồng nhất. Bởi trong các kyaung, hoạt động giảng dạy được tiến
hành mà không có bất cứ một giáo trình giảng dạy hay một hình thức kiểm tra đánh
giá tập trung nào. Tất cả đều nằm trong tay các sư trụ trì (abbot) cũng đồng thời là
hiệu trưởng của trường học nhà chùa.
Về độ tuổi đến trường: Theo truyền thống, độ tuổi đi học của trẻ em Myanmar
là từ 8 tuổi và kết thúc lúc 20 tuổi - khi người học hoàn thành chương trình giáo dục
cơ bản. Sau đó, họ có thể lựa chọn một trong hai con đường: một là, trở về cuộc sống
bình thường của người dân; hai là, tiếp tục cuộc sống tu học tại chùa với tư cách là
một nhà sư thực sự .
Về hệ thống giáo dục: Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục nhà chùa ở Myanmar. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học ở các kyaung
với những bước chuẩn bị ban đầu cho cuộc sống tu hành, người học sẽ chuyển lên
giai đoạn trung học (ko-yin) [4, tr. 37]. Cả hai bậc tiểu học và trung học đều được
tiến hành đồng thời ở thành thị và nông thôn Myanmar.

Về nội dung giáo dục: giáo dục truyền thống ở Myanmar đồng nghĩa với
việc nghiên cứu về đạo đức, giáo lý Phật giáo, về đặc điểm, sự phát triển của đạo
đức và tinh thần. Do đó, trong nền giáo dục Phật giáo (nhà chùa), nội dung chủ
yếu là “nghiệp” (kamma), răn dạy về những gì xảy ra sau hành động của con
người. Các môn học liên quan đến Phật giáo thường được giảng dạy ở bậc tiểu học
bao gồm:
1. Những bài thơ mô tả về chiến thắng của Đức Phật đối với Mara “ma quỷ”.
2. Kinh Mangala-sutta (Kinh Điềm lành - Phước đức - Hạnh phúc).
3. Kinh Singalovada-sutta: là lời khuyên của Đức Phật dành cho những
người đàn ông trẻ.
4. Lokaniti: đề cập đến những quy tắc và nguyên tắc đạo đức người tu hành.
5. Shin kyint wut: đề cập đến những quy tắc, quy định đối với một Samabera
- người mới tu.
6. Parritta: là một tập hợp các bài diễn thuyết được lựa chọn trong kinh điển Pali.

15


Để việc tìm hiểu, học tập, tiếp thu những nội dung của các văn bản Phật giáo
trên được diễn ra thuận lợi, các kyaung-tha sau khi vào học ở kyaung, đầu tiên, họ
sẽ được dạy đọc và viết chữ Myanmar hay là chữ Miến Điện khi đó.
Một điều đáng lưu ý là do các trường chùa mở ra cho tất cả nam giới
Myanmar. Ở bậc tiểu học, môn số học được đưa vào giảng dạy. Vì vậy, ngoài
những văn bản liên quan đến Phật giáo, các môn học thế tục cơ bản của kyaung ở
bậc tiểu học được thể hiện trong công thức 3 R (read, write, arithmetic - đọc,
viết, số học).
Đến bậc trung học, người học sẽ có cơ hội được tìm hiểu những văn bản
quan trọng của Phật giáo bao gồm: ngữ pháp Kaccayana, Abhidhamma
tthassangaha và Patimokkha. Chương trình giảng dạy này cung cấp cho người học
những điều kiện cần thiết trong việc tiếp tục học ở bậc cao hơn. Nhiều môn học thế

tục được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc trung học, ngoài 3 R còn có các
môn: thiên văn học (astrology), y học (medicine), toán học (mathematics), phép
thuật (magic) và pháp luật (law). Nhưng số lượng kyaung cung cấp những môn học
này ở Myanmar là rất hạn chế (chỉ có trường Lokuttara ở Toungoo và trường
Bagaya ở Amarapuran) [4, tr. 40].
Đối với những người có kế hoạch ở lại lâu dài trong các kyaung sẽ được
cung cấp một chương trình học mang tính chuyên biệt, tập trung chủ yếu vào giáo
pháp (Dhamma) và giới luật (Vinaya). Thiên văn học và y khoa vẫn tiếp tục được
nhấn mạnh trong chương trình giảng dạy ở bậc học này. Ngoài các kiến thức trên,
các trường học ở thành thị còn cung cấp những kiến thức về lễ nghi hoàng gia, xây
dựng và các hoạt động sản xuất khác. Đây được xem là những môn học rất cần thiết
trong cuộc đời của một nhà sư Myanmar. Một ngày học của học sinh trong các
kyaung diễn ra một cách khoa học và cụ thể. (Xem phụ lục 1)
Về phương pháp học tập - đánh giá: học sinh thường học một văn bản nhiều lần
dưới sự hướng dẫn của một hoặc nhiều giáo viên khác nhau cho đến khi nắm vững nó.
Sau quá trình “đào xới” và nắm vững các văn bản đó, người học được gọi là
Kyangyipauk. Một trong những đặc trưng của phương pháp nghiên cứu văn bản không
chính thức trong nền giáo dục truyền thống ở Myanmar là việc không có hình thức
kiểm tra, đánh giá chính thức nào được áp dụng cho các trường chùa trong toàn quốc.

16


Về cách thức quản lý: Giáo dục nhà chùa ở Myanmar luôn nhận được sự
bảo trợ của hoàng gia Myanmar. Nhưng các sư trụ trì - hiệu trưởng các kyaung
vẫn hoàn toàn có quyền kiểm soát về cả hoạt động hành chính lẫn công tác giáo
dục trong các cơ sở giáo dục.
Về giáo dục nghề nghiệp: Các kyaung nhận thấy rằng không cần thiết để đưa giáo
dục nghề nghiệp vào nội dung giảng dạy chính thức ở các trường học. Thay vào đó,
người học sẽ tự tìm hiểu thông qua việc học nghề ngay tại các cơ sở nghề khác nhau.

Về giáo dục thể chất: Trước thế kỷ XIX, cuộc sống cộng đồng trong xã hội
Myanmar đã cung cấp những điều kiện thích hợp để thanh niên Myanmar có thể rèn
luyện về thể chất. Hầu như mọi thanh niên Myanmar lúc bấy giờ đều thành thạo các
môn bơi lội, cưỡi ngựa, đấu kiếm, đấu vật, đấm bốc kiểu Miến….
Về giáo dục cho nữ giới: Ở Myanmar người Miến đề cao một người phụ nữ
chu toàn việc nội trợ hơn là một người phụ nữ biết đọc viết. Vì vậy, ở Myanmar, tỷ lệ
về trình độ văn hóa của phụ nữ là rất thấp.
Đến thế kỷ XVII, giáo dục truyền thống Myanmar chứng kiến một sự thay
đổi mang tính bước ngoặt. Đó là sự chuyển đổi từ phương pháp nghiên cứu không
chính thức (như đã đề cập ở trên) sang phương pháp đánh giá chính thức với các
giáo trình chung và các kỳ thi tập trung. Dưới thời cai trị của Thalun, nhà vua đã
phải ra lệnh áp dụng các kỳ thi - kiểm tra chính thức nhằm loại khỏi Sangha – cộng
đồng Phật giáo, những thành viên không đủ trình độ, qua đó, bổ sung nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ.
Đến thời trị vì của vua Bodawpaya (1782 - 1819), một lần nữa, việc áp dụng
các kỳ thi chính thức được nhà vua đưa ra với hoàn cảnh và mục đích tương tự như
dưới thời vua Thalun. Thí sinh tham dự kỳ thi được gọi là Pathamasar taw pyan “thí sinh tuyệt vời của kỳ thi hoàng gia”. Đồng thời, vua Miến còn ra lệnh khen
thưởng cho các thí sinh tham gia kỳ thi cả về vật chất lẫn địa vị xã hội.
Như vậy, từ thế kỷ XVII cho đến trước khi Anh kiểm soát hoàn toàn
Myanmar, hình thức giáo dục truyền thống trong các tăng viện vẫn được duy trì
khá mạnh, song song với sự phát triển hạn chế của hình thức giáo dục do nhà nước
kiểm soát. Tóm lại, trong suốt thời gian dài trước khi Myanmar bị Anh sáp nhập,
giáo dục truyền thống Myanmar đã được hình thành. Nền giáo dục ấy phù hợp với

17


cuộc sống xã hội Myanmar ngày đó. Nói cách khác, cuộc sống khi ấy là giáo dục
đồng thời là nền tảng cho những đứa trẻ bước vào cuộc sống sau này.
1.3. Tình hình giáo dục Myanmar thời thuộc Anh (1854 - 1948)

1.3.1. Giáo dục nhà chùa ở Myanmar thời thuộc Anh
Nếu trong thời kỳ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, việc áp dụng
các kỳ thi chính thức trong nền giáo dục nhà chùa ở Myanmar luôn vấp phải sự
phản đối của Sangha, thì cục diện đó đã hoàn toàn thay đổi trong thời gian cầm
quyền của vua Mindon (1853 - 1878).
Mindon không chú trọng thay đổi về giáo trình của kỳ thi mà chủ yếu tập
trung vào hình thức của nó. Từ hai cấp độ: Laung Pazin cho nhà sư và Laung
Slzin cho người mới tu dưới thời Bodawpaya, Mindon đã chuyển thành bốn cấp
độ: Pathanagne (cơ bản), Pathamalat (trung bình), Pathamagyi (nâng cao) và
mức cao nhất, Pathamakyaw. Trong đó, Pathamakyaw không có giáo trình riêng
biệt. Đây là danh hiệu được trao cho người vượt qua và giành được điểm cao nhất
trong kỳ thi cấp Pathamagyi. Các giáo trình của kỳ thi Pathamapyan được thiết kế
để học sinh hoàn thành bậc tiểu học có được một nền tảng vững chắc về tiếng Pali
và Abhidamma-pitaka (Vi diệu pháp tạng). Trong kỳ thi Pathamapyan diễn ra vào
năm 1874, có gần một nghìn thí sinh tham dự.
Đến thời Thibaw (1878 - 1885), các kỳ thi Pathamapyan tiếp tục được tổ
chức. Và lần đầu tiên, Thibaw áp dụng thêm hình thức kiểm tra viết bên cạnh hình
thức đọc thuộc lòng và vấn đáp trước đây, tuy nhiên các kỳ thi này chỉ tồn tại đến
năm 1884.
Trong giai đoạn đầu thôn tính được Myanmar người Anh đã bỏ đi kì thi
Pathamapyan nhưng đến năm 1895, chính quyền Anh đã cho khôi phục lại kỳ thi
Pathamapyan vì nhận thấy tầm quan trọng của Phật giáo trong hệ thống giáo dục
bản địa.
Trong thời kỳ Myanmar thuộc Anh vào năm 1905, số lượng thí sinh là hơn
400 người, đến năm 1912 là 1200 người. Trong những năm 1930, số lượng thí
sinh tham gia vào kỳ thi Pathamapyan là khoảng 3500 người mỗi năm. Trong số
đó có 1/4 đến 1/3 thí sinh vượt qua kỳ thi này.
Hình thức của kỳ thi Pathamapyan thời thuộc Anh vẫn giữ nguyên như

18



trong triều đại của Mindon và Thibaw với bốn cấp độ. Người đạt được danh
hiệu Pathamakyaw sẽ được trao bằng chứng nhận có chữ ký của Phó Toàn
quyền, và các quan chức thực dân cao nhất ở Miến Điện. Bên cạnh đó còn có
phần thưởng bằng tiền: 50; 75; 100 và 150 rupi tương ứng cho thí sinh vượt qua
từng cấp độ trong kỳ thi Pathamapyan.
Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục kỳ thi Pathamapyan, chính quyền thuộc
địa còn muốn thành lập một viện đại học hiện đại phục vụ cho việc học tập, nghiên
cứu của các nhà sư Myanmar vào thời gian ấy. Điểm đáng lưu ý là người Anh không
những không cản trở việc dạy và học chữ Pali, mà còn khuyến khích chúng. Ngoài
ý nghĩa duy trì nền học vấn chữ Pali và những giá trị văn hóa của nó, người Anh
muốn người Miến theo học chữ Pali để họ gắn bó hơn với văn hóa Ấn Độ. Đây
chính là mục đích sâu xa trong chính sách mà chính quyền thực dân thực hiện tại
Myanmar.
Như vậy, ở Miến Điện hay Myanmar thời thuộc Anh, nền giáo dục nhà chùa
vẫn tiếp tục tồn tại và có những thay đổi quan trọng khi toàn bộ lãnh thổ trở thành
thuộc địa của Anh, với những toan tính của chính quyền thực dân, nền giáo dục nhà
chùa vẫn tiếp tục được duy trì và thậm chí còn đạt được những kết quả lớn hơn so
với thời kỳ trước đó.
1.3.2. Quá trình thành lập hệ thống giáo dục theo mô hình phương Tây của
chính quyền thuộc địa Anh ở Myanmar
1.3.2.1. Giai đoạn 1854 - 1898
Trước cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai (1852 - 1853), người Anh đã
thực hiện chính sách không can thiệp (laissez - faire) trong lĩnh vực giáo dục ở
Myanmar. Nhưng từ năm 1854, khi đã làm chủ được khu vực Hạ Miến, lần đầu
tiên, nhà cầm quyền Anh tìm cách mở rộng ảnh hưởng của họ đối với hệ thống
giáo dục ở Myanmar. Đây chính là sự thay đổi cơ bản đánh dấu việc từ bỏ chính
sách không can thiệp đối với giáo dục trước đây.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của các kyaung đối với giáo dục

Myanmar, thực dân Anh sau khi chiếm được Hạ Miến Điện năm 1854 đã không vội
vàng xóa bỏ hệ thống giáo dục nhà chùa (kyaung). Thay vào đó, họ sử dụng chúng
như một công cụ để truyền bá kiến thức xây dựng nền giáo dục theo phong cách

19


phương Tây ngay trong các kyaung, trong đó, có việc thế tục hóa những kiến thức
khoa học tự nhiên và luật pháp phương Tây.
Đến năm 1866, chính sách giáo dục của Anh ở Myanmar có một số thay
đổi. Theo đó, sẽ tiến hành kết hợp học các môn học thế tục ở bậc tiểu học với
việc giảng dạy và rèn luyện đạo đức, kỷ luật - những trụ cột của giáo dục kyaung
ở Myanmar. Phayre - Ủy viên trưởng của Miến Điện thuộc Anh đã cung cấp giáo
trình của các môn học thế tục như số học, bảng chữ cái, ngữ pháp cơ bản cho
các nhà sư để thêm vào chương trình giảng dạy ở các kyaung. Để thuận lợi hơn
cho các nhà sư, Phayre còn sử dụng các giáo sĩ truyền giáo dòng Baptist của Mỹ
dịch những giáo trình trên sang tiếng Miến. Đồng thời, nhà nước còn cung cấp
tiền, thiết bị để xây dựng trường sở.
Tuy nhiên rất ít nhà chùa ở Myanmar chấp nhận sự trợ giúp này hoặc đồng ý
đưa các môn học thế tục vào chương trình giảng dạy của họ. Mãi đến năm 1871
mới chỉ có 46 kyaung thông qua kế hoạch của Phayre. Sau thất bại này Anh đã
cho thành lập các trường công và trường tư tồn tại độc lập, song song với trường
chùa. Các môn học trong hệ thống giáo dục mới này cũng bao gồm 3 R, và đặc biệt
không cung cấp những giáo trình về đạo đức và kỷ luật. Trước sức ép công việc
trong tình hình mới, ngày càng có nhiều con em người Miến theo học các trường
phổ thông với nền giáo dục thế tục công lập.
Hệ thống trường học thế tục tiếp tục được hoàn thiện năm 1880 với những nỗ
lực của Ban Giáo dục Ấn Độ (Educational Department of the Indian Government).
Theo đó, hệ thống trường học được tổ chức theo chín tiêu chuẩn (nine standards) và
chia thành hai bậc: tiểu học và trung học.

Bậc tiểu học, từ tiêu chuẩn I đến tiêu chuẩn IV, dành cho trẻ em từ 6 đến 10
tuổi. Các trường tiểu học được thành lập với hai nhiệm vụ: 1. tiến hành giảng dạy
các môn đọc, viết, số học và đo đạc đất đai - những môn học dạy người nông dân
những kỹ năng để họ có thể tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi
hơn; 2. cung cấp cho người học các cơ hội và phương tiện để tiếp tục tham gia vào
những bậc học cao hơn trong bậc thang giáo dục.
Bậc trung học được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1, từ tiêu chuẩn V
đến tiêu chuẩn VII, dành cho trẻ em từ 10 đến 13 tuổi và giai đoạn 2, từ tiêu chuẩn

20


VIII đến tiêu chuẩn IX, dành cho trẻ em từ 13 đến 15 tuổi. Ở các trường này, ngoài
3 R, trong nội dung giảng dạy còn giới thiệu các môn học về lịch sử nước Anh và
nghiên cứu hiến pháp Anh [4, tr. 52].
Ngoài nội dung giảng dạy thì sự khác biệt giữa bậc tiểu học và bậc trung học
còn ở ngôn ngữ và giáo viên giảng dạy. Ở bậc tiểu học, các môn học được giảng dạy
bằng tiếng Miến. Tiếng Anh được dạy như một môn học đặc biệt dành cho những
người có kế hoạch tiếp tục theo đuổi việc học ở bậc trung học. Những người Anh bản
địa được giao nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh. Trong khi, tất cả các tài liệu giảng dạy
ở bậc trung học đều bằng tiếng Anh. Những giáo viên người Miến chỉ được dạy ở bậc
tiểu học, còn bậc trung học, giáo viên là người Anh hoặc người Ấn Độ.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhu cầu phát triển thị
trường việc làm và lao động làm cho chính phủ thuộc địa quan tâm nhiều hơn vào giáo
dục và đào tạo, trong đó có việc mở rộng trường dạy song ngữ Anh - Miến. Trường
song ngữ kiểu này đầu tiên được chính phủ thành lập ở Rangoon vào năm 1873.
Từ đó, ở Myanmar tồn tại ba loại hình trường học do chính quyền thuộc địa
xây dựng:
1. Trường bản ngữ, trong đó ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Miến.
2. Trường song ngữ Anh - Miến, trong đó ngôn ngữ được sử dụng trong

giảng dạy là tiếng Anh và tiếng Miến.
3. Trường Anh ngữ, trong đó ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh, còn tiếng
Miến là ngôn ngữ thứ hai.
Ngoài hệ thống trường học do chính phủ cung cấp, còn có các trường học của
các phái bộ truyền giáo như nhà thờ Công giáo La mã, hội truyền bá kinh Phúc âm ...
được thành lập. Việc vào học ở các trường này cũng dành cho cả nam và nữ. Tỷ lệ nữ
giới tham gia vào các trường học truyền giáo trên ít nhất là ngang bằng với tỷ lệ nữ
giới ở các trường thế tục của Anh là 5,36%. Tất cả các trường học này, ở mức độ
ngày càng nhiều, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi để dự thi các kỳ thi tốt nghiệp
cấp III ở Calcutta. Từ những năm 1880, các kỳ thi cấp tỉnh đã được tổ chức hàng
năm. Do đó, dẫn đến sự sa sút đáng kể của hệ thống giáo dục tăng viện.
Hệ thống giáo dục trên đây của chính quyền thuộc địa tiếp tục được duy
trì cho đến năm 1898. Nó được xem là xương sống của nền giáo dục phương Tây
ở Myanmar.

21


Một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục mới của Anh ở
Myanmar là giáo dục đại học. Các biện pháp nhằm cải tổ giáo dục, được Hội đồng
thanh tra thuộc Ban Giáo dục của chính phủ Anh tại Ấn Độ ban hành năm 1880.
Cùng với việc tổ chức hệ thống giáo dục ở Myanmar thành chín tiêu chuẩn, Hội
đồng đã quyết định tạo điều kiện để phát triển trường trung học chính phủ Rangoon
thành một “khoa Đại học”. Đến năm 1884, khoa này phát triển lên trở thành trường
cao đẳng công lập đầu tiên ở Rangoon với tên gọi trường Cao đẳng Rangoon.
Nội dung giảng dạy của trường Cao đẳng Rangoon bao gồm các môn học về
nghệ thuật tự do (liberal arts), luật pháp, và tiếng Anh. Đến năm 1918, tức là 34
năm sau khi trường được thành lập, chỉ có 400 sinh viên từ Myanmar trúng tuyển
vào trường Đại học Calcutta. Trong số đó, có nhiều sinh viên là người Ấn Độ hoặc
những người lai hai dòng máu Ấn - Anh sinh sống ở Myanmar.

1.3.2.2. Giai đoạn 1898 - 1942
Trải qua gần nửa thế kỷ tồn tại, đến năm 1898, hệ thống giáo dục của Anh ở
Myanmar đã có sự thay đổi. Chính sách giáo dục do G. Curzon ban hành nhằm mục
đích tăng cường cơ sở hạ tầng cho giáo dục cũng như mở rộng sự quan tâm của
chính phủ đối với giáo dục nghề nghiệp. Kết quả của những biện pháp đó là sự gia
tăng trở lại số lượng của học sinh, cũng như các trường thế tục vào đầu thế kỷ XX.
Trong đó, số lượng trường học đã tăng từ 4250 trường lên 5316 trường, số lượng
học sinh tăng từ 127.066 em lên 280.990 em trong giai đoạn 1901 -1911.
Đến năm 1900, chính quyền thuộc địa đã thành lập được mười trường dạy
nghề và kỹ thuật, trong đó có năm trường đào tạo giáo viên, hai trường khảo sát trắc
địa thuộc Cục quản lý đất đai và nông nghiệp, một trường lâm nghiệp, một trường
đào tạo nữ hộ sinh và trường kỹ sư. Năm 1907, một trường y khoa đã được thành
lập ở Rangoon. Đến năm 1924, trường dạy nông nghiệp đầu tiên của Miến Điện mới
được thành lập. Và đến đầu thế kỷ XX, các nhà chức trách Anh đã thành lập các
trường học khác phục vụ cho giáo dục đại học, và theo đó các trường đào tạo giáo
viên, kỹ sư, lâm nghiệp viên, nữ hộ sinh được thành lập. Các nhà truyền giáo dòng
Baptist cũng mở một trường cao đẳng nhỏ cho người Karen - trường Cao đẳng
dòng American Baptist, ở Rangoon.
Chính quyền thuộc địa đã ban hành Đạo luật Đại học Rangoon năm 1920. Sự

22


ra đời của đạo luật năm 1920 mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Chương trình giảng dạy
ở trường đại học Rangoon bao gồm những những môn học về nghệ thuật, khoa học,
pháp luật, lâm nghiệp, kỹ thuật và y khoa. Năm 1924, trường bổ sung thêm chương
trình giảng dạy về nông nghiệp. Cũng trong năm này, chính quyền Anh đã thức tỉnh
họ thông qua giáo dục, chính quyền thuộc địa đã phải thông qua Đạo luật đại học bổ
sung. Sự thành công của đại học Rangoon, một mặt được thể hiện thông qua số lượng
sinh viên vào học, mặt khác lại thể hiện qua số lượng bằng cấp được trao. Đến năm

1926, Đại học Rangoon đã cấp 103 bằng, trong đó có 85 bằng đại học Nghệ thuật và
Khoa học, và 18 bằng đại học Luật.
Ngoài ra, chính sánh giáo dục của Curzon cũng có những tác động tích cực
đối với giáo dục dành cho nữ giới. Trình độ đọc viết của nữ sinh Myanmar dù thấp
hơn so với nam giới nhưng đã có bước tiến đáng kể. Nếu như giữa nhiệm kỳ của G.
Curzon, tỷ lệ nữ giới biết chữ ở Miến Điện là 44/1000 người thì đến năm 1941, con
số này đã tăng lên 61/1000 người.
Từ năm 1942, Myanmar bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng, người Anh đã
quay trở lại, đưa đến một số thay đổi trong tình hình giáo dục ở Myanmar trong giai
đoạn sau.
1.3.2.3. Giai đoạn 1945 - 1948
Ngay sau khi Chính phủ Anh quay trở lại Myanmar tháng 7 - 1945, Bộ Giáo
dục đã được thành lập để thực hiện Đề án Simla, nhằm khôi phục lại nền giáo dục ở
Myanmar. Theo Đề án này, 42 trường trung học và 2.060 trường tiểu học được mở
ra. Năm 1947, Ủy ban tái thiết giáo dục dưới sự chủ trì của Htoon Aung Gyaw đã
báo cáo về hệ thống giáo dục mới ở Myanmar.
Hệ thống trường học được tổ chức lại theo đề án Simla với các bậc học như sau:
• Trường tiểu học (Từ tiêu chuẩn I đến V) dành cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi;
• Trường trung học (Từ tiêu chuẩn VI đến IX) dành cho trẻ em từ 11 - 15 tuổi;
• Trường dự bị đại học (Từ tiêu chuẩn X để XII) dành cho trẻ em từ 15 - 18 tuổi.
Giáo dục ở các bậc tiểu học và trung học hoàn toàn miễn phí và học lớp dự
bị đại học được trợ cấp [4, tr. 60]. Chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục
mới này cung cấp những kiến thức thực tế liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp.
Các môn học cơ bản trong các trường tiểu học và trung học giai đoạn này là những

23


môn như kiến thức tôn giáo, số học, lịch sử, giáo dục thể chất … (Xem phụ lục 2)
Một điểm khác biệt trong chính sách giáo dục của chính quyền thuộc địa giai

đoạn 1945 - 1948 so với những giai đoạn trước là trong các trường tiểu học và trung
học, cả tiếng Anh và tiếng Miến đều có vai trò quan trọng ngang nhau và được giảng
dạy chuyên sâu từ tiêu chuẩn I (từ 6 tuổi). Trong giai đoạn dự bị đại học và đại học,
tiếng Anh tiếp tục là ngôn ngữ chính dùng trong giảng dạy, các ngôn ngữ bản địa
ngoài tiếng Miến cũng đã được đưa vào giảng dạy trong các trường tiểu học.
Như vậy, qua gần một thế kỷ thực hiện chính sách giáo dục ở Myanmar,
chính quyền thuộc địa đã có những sự bổ sung, hoàn thiện cho nền giáo dục mới
theo mô hình phương Tây ở đất nước này, từ hệ thống bậc học, đội ngũ giáo viên,
đến giáo trình giảng dạy. Những sự thay đổi đó nhằm phù hợp với lợi ích của người
Anh cũng như đáp ứng với những thay đổi của xã hội Myanmar. Từ đó, hệ thống
giáo dục mới này đã góp phần làm cho tình hình giáo dục ở Myanmar thời thuộc
Anh (1854 - 1948) có những biến chuyển sâu sắc.

24


CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC MALAYSIA DƯỚI THỜI THUỘC ANH
(1824 – 1941)

2.1. Malaysia trở thành thuộc địa của Anh (1786 – 1941)
Từ xưa đến nay, trong lịch sử phát triển của mình, Malaysia luôn đóng một
vai trò quan trọng, với eo Malacca nắm giữ vị trí địa chiến lược trên con đường
hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, vương quốc Malacca nhanh
chóng được hình thành và phát triển thành một trung tâm thương mại xuất nhập
khẩu hàng đầu thế giới với các nguồn thương phẩm đặc biệt hấp dẫn. Tuy nhiên,
chính sự hấp dẫn đó lại là lý do khiến cho bán đảo Malaya được ví như một “cánh
cửa quay” của những cuộc “đến” rồi “đi” của nhiều thực dân trong suốt hơn 4 thế
kỉ. Các quốc gia phương Tây trên con đường tìm kiếm những vùng đất mới, những
vùng nguyên liệu mới luôn “để mắt” đến vùng đất này. Chính vì thế mà ngay từ thế
kỉ XVI và sớm hơn thế nữa Malacca - cửa ngõ then chốt ra vào vùng biển Đông

Nam Á - được Bồ Đào Nha coi là địa bàn chiến lược quan trọng nhất cả về quân sự,
chính trị lẫn kinh tế. Đến năm 1511, quân đội của Bồ Đào Nha đã đánh chiếm
Malacca.
Sức mạnh hàng hải và thuộc địa của Anh đã được khẳng định từ cuối thế kỉ
XVI. Những nhu cầu mãnh liệt về ngoại thương cùng với thị trường và thuộc địa đã
trở thành động lực cho sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh (British East India
Company - EIC) vào năm 1600. Quá trình xác lập quyền cai trị của thực dân Anh
được bắt đầu tính từ năm 1786, khi Công ty Đông Ấn Anh (East Indian Company –
EIC) ký với vương quốc Kedah một hiệp ước liên quan đến vấn đề chuyển nhượng
đảo Penang vào ngày 11/8/1786 [13, tr. 12].
Trong bối cảnh, đảo Singapo nằm ở cực Nam của bán đảo được xem là địa
điểm lý tưởng có thể trở thành một thương cảng của thế giới, nó cũng có thể là một
pháo đài lớn ở vùng biển Đông Nam Á. EIC đã chiếm đảo Singapo bằng một Thỏa
thuận với Quốc vương Johore vào ngày 6/2/1819. Và sau đó, là hai bản hiệp ước
vào năm 1823 và 1824.
Từ những căn cứ được xác lập ở Penang và Singapo, Anh tiến lên kí với Hà
Lan Hiệp ước Anh - Hà Lan ngày 17/3/1824. Theo đó, chính phủ Hà Lan công nhận
Singapo và phần lãnh thổ phía Bắc của nó là khu vực ảnh hưởng của Anh, đổi lại
25


×