Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh tại xã phú dương, huyện phú vang, thừa thiên huế năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.27 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY

NGHIÊN CỨU TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH
TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG,
THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn luận văn:
ThS.TRẦN THỊ ANH ĐÀO

Huế, 2016


Lời cảm ơn !
Sau khi cuốn luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, từ tận đáy lòng
mình, tôi chân thành tri ân đến:
Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Dược Huế và các thầy, cô giáo
trong khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ
tôi hoàn thành chương trình học tập.
ThS. Trần Thị Anh Đào, người đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi từ xác
định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và góp ý giúp
tôi hoàn thành khóa luận này.
Các bác, cô, chú đang công tác tại Trạm y tế xã Phú Dương. Đặc biệt
là bác Dương Mạnh Hưng – Trưởng trạm y tế xã cùng các bác,các cô cộng
tác viên dân số của 9 thôn đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi xuống tiến hành điều


tra thu thập số liệu tại địa bàn.
Toàn thể nhân dân xã Phú Dương đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập 6 năm
qua và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới bố mẹ và những người thân
trong gia đình, những người đã quan tâm, chăm sóc và là nguồn động viên
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 25 tháng 04 năm
2016
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở
bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thúy


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TSGTKS

Tỷ số giới tính khi sinh


MCBGTKS

Mất cân bằng giới tính khi sinh

GT

Giới tính

DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

TP

Thành phố

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

UNFPA

United Nations Population Fund
(Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3

1.1.Một số khái niệm liên quan..........................................................................................3
1.2.Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam:............................................................................4
1.3.Báo động mất cân bằng giới tính ở miền Trung...........................................................5
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh.................................................6
1.4.1. Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc trưng nhân khẩu học của người mẹ.................6
1.4.2. Tỷ số giới tính khi sinh theo sự khác biệt vùng miền..........................................7
1.4.3. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh..............................................................7
1.4.4. Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc điểm kinh tế xã hội.........................................8
1.5. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam.........................................8
1.5.1.Nhóm nguyên nhân cơ bản...................................................................................8
1.5.2. Nhóm nguyên nhân phụ trợ.................................................................................9
1.5.3.Nguyên nhân trực tiếp.........................................................................................10
1.6. Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh...............................................................11
1.7. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.........................11
1.8. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...................................................................................13

Chương 2........................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................15
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu............................................................................15
2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................15
2.3.2. Cỡ mẫu...............................................................................................................15
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................16
2.3.3.1. Công cụ thu thập thông tin.....................................................................................16
2.3.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp.........................................................................................16
2.3.3.3.Thu thập số liệu sơ cấp............................................................................................16

2.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................17
2.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................................17

2.4.2. Hiểu biết và hành vi của đối tượng trong việc lựa chọn giới tính khi sinh........18
2.4.3. Một số yếu tố có liên quan đến hành vi của đối tượng trong việc lựa chọn giới
tính khi sinh.................................................................................................................19


2.5. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................19
2.6. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................................19
2.7. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................19

Chương 3........................................................................................................20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................20
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..........................................................................20
3.2. Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương...............................................................21
3.3. Hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh
..........................................................................................................................................23
3.3.1. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh......23
3.3.2. Hành vi của đối tượng trong việc lựa chọn giới tính thai nhi............................25
3.4. Một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng
nghiên cứu........................................................................................................................26

Chương 4........................................................................................................30
BÀN LUẬN....................................................................................................30
4.1. Bàn luận về tỷ số giới tính khi sinh...........................................................................30
4.2. Bàn luận về hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới
tính khi sinh......................................................................................................................31
4.2.1. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh......31
4.2.1.1. Mong muốn có con trai và lý do sinh con trai.........................................................31
4.2.1.2. Hiểu biết về các biện pháp sinh con theo ý muốn...................................................32
4.2.1.3. Hiểu biết về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh......................................33
4.2.1.4. Hiểu biết về qui định cấm lựa chọn giới tính thai nhi.............................................33


4.2.2. Hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh........34
4.2.2.1. Sự chủ định muốn biết giới tính thai nhi trước khi sinh của đối tượng nghiên cứu 34
4.2.2.2. Hành vi sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn trong lần sinh 2015...................34
4.2.2.3. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với giới tính thai nhi trong lần sinh 2015.. .35

4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối
tượng nghiên cứu..............................................................................................................35
4.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng kinh tế đến hành vi
lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu.................................................35
4.3.2. Mối liên quan giữa số con trai hiện có và hành vi lựa chọn giới tính khi sinh
của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................38
4.3.3. Mối liên quan giữa thứ tự lần sinh và hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của
đối tượng nghiên cứu....................................................................................................38
4.4. Bàn luận về hậu quả xã hội.......................................................................................39

KẾT LUẬN....................................................................................................40


1. Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương..................................................................40
2. Hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh
..........................................................................................................................................40
3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng nghiên
cứu....................................................................................................................................40

KIẾN NGHỊ...................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................43


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 [24] ..5
Bảng 1.2. Tỷ số giới tính khi sinh theo thành thị/nông thôn, thời kì 20062012 [26]..........................................................................................................5
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................20
Bảng 3.2. Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu...................................21
Bảng 3.3. Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương năm 2015..............21
Bảng 3.4. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự lần sinh..............................22
Bảng 3.5. Số con trai mong muốn................................................................23
Bảng 3.6. Lý do muốn có con trai................................................................23
Bảng 3.7. Hiểu biết của đối tượng về các biện pháp sinh con theo ý muốn
.........................................................................................................................24
Bảng 3.8. Hiểu biết của đối tượng về hậu quả của mất cân bằng giới tính
khi sinh...........................................................................................................24
Bảng 3.9. Hiểu biết của đối tượng về luật cấm lựa chọn giới tính thai nhi
.........................................................................................................................25
Bảng 3.10. Sự chủ định muốn biết giới tính thai nhi của các đối tượng...25
Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tượng sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn trong
lần sinh 2015..................................................................................................25
Bảng 3.12. Sự hài lòng của đối tượng đối với giới tính thai nhi trong lần
sinh 2015........................................................................................................25
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi
.........................................................................................................................26
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với hành vi lựa chọn giới
tính thai nhi....................................................................................................27
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tôn giáo với hành vi lựa chọn giới tính thai
nhi...................................................................................................................27


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với hành vi lựa chọn giới tính
thai nhi............................................................................................................27

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kinh tế gia đình với hành vi lựa chọn giới
tính thai nhi....................................................................................................28
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số con trai hiện có với hành vi lựa chọn
giới tính thai nhi.............................................................................................28
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tthứ tự lần sinh với hành vi lựa chọn giới
tính thai nhi....................................................................................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới tính có vai trò quyết định cân bằng sinh thái của cộng đồng trong
các mối liên hệ xã hội và kinh tế. Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học
phản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số, trong đó giới tính khi sinh
được các nhà nhân khẩu học quan tâm nhiều nhất. Tỷ số này thông thường là
104-106/100. Một điểm lưu ý là giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian
và không gian, giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất
kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học bình
thường này đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác
nhau đến sự cân bằng tự nhiên này [17].
Trong vài thập kỷ trở lại đây, mất cân bằng giới tính khi sinh đã ảnh
hưởng đến một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thời gian gần
đây Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh.
Cho đến năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh vẫn còn ở mức bình thường là
106,2 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái nhưng theo kết quả cuộc Tổng điều
tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 tỷ số này đã tăng lên nhanh chóng
đến 110,6. Ở cấp độ quốc tế cũng như ở Việt Nam, sự mất cân bằng của tỷ số
giới tính khi sinh được coi như chỉ báo nhân khẩu học cho thấy sự bất bình
đẳng giới vì nó phản ánh tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái
ngay từ trước khi họ được sinh ra [20].

Lựa chọn giới tính thiên về con trai là một biểu hiện của sự bất bình
đẳng phổ biến đối với phụ nữ về mặt xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, đồng
thời là biểu hiện của sự vi phạm nhân quyền của phụ nữ. Số lượng phụ nữ
thiếu hụt ngày càng tăng (theo ước tính mới nhất là 117 triệu phụ nữ bị thiếu
hụt) là biểu hiện của một nền văn hóa trong đó tồn tại sự bất bình đẳng giới
sâu sắc. Các chế độ mang tính gia trưởng củng cố thêm tâm lý chuộng con


2

trai và môi trường bạo lực, phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái
trong xã hội. Mức sinh giảm và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cho
phép cha mẹ biết trước giới tính thai nhi là những yếu tố làm trầm trọng thêm
vấn đề [20].
Ở Việt Nam, vấn đề lựa chọn giới tính trước khi sinh để sinh con trai
được xem là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi
sinh. Tâm lý ưa thích con trai là điểm mấu chốt của các hành vi sinh sản có
tính lựa chọn. Hiện tượng này đã trở thành đề tài trong nhiều nghiên cứu ở
Việt Nam và nó mô tả cho cái gọi là hệ thống gia đình phụ hệ mang nặng giá
trị tư tưởng Nho giáo thịnh hành ở hầu hết các vùng của miền Bắc Việt Nam
[20]. Do vậy để tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh tại xã Phú Dương, huyện
Phú Vang, Thừa Thiên Huế năm 2015” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ số giới tính khi sinh của trẻ sinh ra và sống trong năm
2015 tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
2. Mô tả hiểu biết và hành vi của phụ nữ độ tuổi 18-49 sinh con
trong năm 2015 trong việc lựa chọn giới tính khi sinh.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi của phụ nữ độ tuổi
18-49 sinh con năm 2015 trong việc lựa chọn giới tính khi sinh.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Một số khái niệm liên quan
Tỷ số giới tính: Tỷ số giới tính là số nam so với nữ trong một dân số,
thông thường được biểu thị số nam trên 100 nữ trong một dân số. Tỷ số giới
tính của toàn bộ dân số trung bình trong khoảng 95 đến 100. Do ảnh hưởng
sinh lý và các nhân tố khác nhau, cơ cấu giới tính, tuổi tác và tử vong không
đồng đều nên tỷ số giới tính của các nhóm tuổi có sự khác nhau [13].
Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS): là số trẻ trai sinh ra so với 100 trẻ
gái sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại một
quốc gia, một vùng hay một tỉnh.
Công thức tính tỷ số giới tính khi sinh: tỷ số giới tính khi sinh được
tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái.
Số bé trai sinh/1 năm
*100
Số bé gái sinh/1năm
Công thức trên cho ta thấy, cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu

(SBR)

=

bé trai được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương
ứng khoảng 103 đến 107 bé trai và nhìn chung là rất ổn định qua thời gian và
không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ
sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số giới tính khi sinh chệnh lệch khỏi mức sinh
học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó

và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số
toàn cầu.
* Một số lưu ý khi tính toán xác định tỷ số giới tính khi sinh
 Số sinh trong cùng một năm.
 SRB là một chỉ báo thống kê nhạy với cỡ mẫu và cần được tính toán
trên số lượng lớn các ca sinh,


4

- Cỡ mẫu có thể là 10.000 ca sinh hoặc lớn hơn.
SRB thực tế là một tỷ số, chứ không phải là một tỷ lệ phần trăm,
khoảng biến thiên của SRB khá lớn. Một minh chứng đơn giản là khoảng tin
cậy 5% của SRB ở mức 105/100 (mức sinh học bình thường) tính cho 10.000
ca sinh sẽ dao động từ 101 đến 109/100.
- Cỡ mẫu bằng một nửa, 5.000 ca sinh, khoảng tin cậy sẽ dao động
rộng hơn từ 99 đến 111/100.
- Cỡ mẫu lớn hơn nhiều, 100.000 ca sinh, khoảng biến thiên sẽ hẹp từ
103,7 đến 106,3/100.
Khái niệm mất cân bằng giới tính khi sinh: là số trẻ trai sinh ra còn
sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCB
GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so
với 100 trẻ nữ.
1.2.Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam:
Theo báo cáo của Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ). Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam bắt đầu gia tăng vào khoảng
đầu những năm 2000, (sau các nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Azerbaijan, Armenia... khoảng 20 năm), trùng với việc nở rộ các dịch
vụ siêu âm, mở rộng các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân cùng với việc nạo
phá thai thuận lợi. Tuy muộn hơn nhưng tốc độ gia tăng TSGTKS của Việt
Nam lại hết sức nhanh chóng. Từ 105 năm 1979, tăng lên 110 năm 2006, 111

năm 2007, năm 2008 đã tới mức 112,1; năm 2009 là 110,5 và thời điểm
01/4/2010 là 111,2. Trong khi các nước nói trên tốc độ gia tăng TSGTKS
khoảng 0,4 - 0,5 điểm phần trăm thì trong mấy năm vừa qua, tốc độ gia tăng
TSGTKS của Việt Nam lên tới khoảng 1 điểm phần trăm [4].
TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên 110,2, điều này hiếm khi
được ghi nhận ở các quốc gia khác. Đặc biệt ở lần sinh thứ 3 trở lên (chiếm


5

khoảng 16% tổng số trẻ được sinh ra) TSGTKS là 115,5. Khu vực Đồng bằng
sông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước), TSGTKS đã tăng vọt từ mức
110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai, lên tới 152 trong lần sinh thứ 3
trở lên [1]. Theo nhiều nghiên cứu, TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh
các thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong đó cao nhất là
các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hải Dương,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định... Đây là những địa phương mà người dân
có điều kiện tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chọn lọc giới tính trước khi sinh [1].
Bảng 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 [24]
Năm

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

điều tra
TSGTKS 109,8

111,6

112,1

110,5

111,2

111,9

112,3

113,8

Bảng 1.2. Tỷ số giới tính khi sinh theo thành thị/nông thôn, thời kì 2006-2012 [26]
Năm
2006
Toàn quốc 109,8
Thành thị
109,0

Nông thôn
110,0
Vấn đề mất cân

2007 2008
2009
2010
2011
2012
111,6 112,1
110,5 111,2 111,9 112,3
112,7 114,2
110,6 108,9 114,2 116,8
111,3 111,4
110,5 112,0 111,1 110,4
bằng TSGTKS trở nên "nóng" và thực sự thu hút sự

chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội từ năm
2006 [4].
1.3.Báo động mất cân bằng giới tính ở miền Trung
Theo thống kê năm 2006, TSGTKS của tỉnh Nghệ An là 118 bé
trai/100 bé gái; năm 2010 tỷ lệ đó tăng đột biến lên 123 bé trai/100 bé gái [5].
Tại tỉnh Hà Tĩnh, năm 2010 tỷ số giới tính là 115 bé trai/100 bé gái. Tỷ
lệ này vượt quá xa theo quy luật sinh sản tự nhiên hiện nay và cao hơn bình
quân của cả nước [5].
Nếu như năm 2007, chỉ có 6 trong số 14 huyện của tỉnh Quảng Ngãi
mất cân bằng giới tính khi sinh, thì đến nay, 12 huyện này đã có số nam sinh


6


ra nhiều hơn nữ, trong đó 3 địa phương cao nhất là Lý Sơn (cứ 100 bé gái có
đến 160 bé trai), kế đến là Bình Sơn và TP Quảng Ngãi (theo khảo sát của Chi
cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh) [6].
Theo thống kê tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi năm 2010, có hơn
11.000 trẻ sinh ra đời tại đây. Trong đó, cứ 100 bé gái sinh ra thì có đến 124
bé trai ra đời, tỷ lệ nam/nữ là 124/100, cao hơn mức trung bình cả nước là
110/100 [6].
Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo năm 2010 cho thấy TSGTKS khá
cao (110/100) [7], theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Thừa
Thiên Huế năm 2015, thì TSGTKS tại đây là 117/100 [29]. Xã Phú Dương
năm 2014 cũng có TSGTKS rất cao là 129/100 [27].
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh
1.4.1. Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc trưng nhân khẩu học của người
mẹ
Mức độ mất cân bằng giới tính được phân tích theo một số đặc điểm
nhân khẩu học của người mẹ. Các nhóm có TSGTKS thấp gồm nhóm phụ nữ
là chủ hộ gia đình (108,8) và các phụ nữ độc thân hoặc đã ly hôn (100,0),
ngay cả khi số lần sinh ít. Ngược lại, TSGTKS cao được quan sát thấy ở
nhóm phụ nữ trên 30 tuổi (112,6). Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể là do tác động
của thứ tự sinh cao trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi này hơn là tác động đơn
thuần của tuổi người mẹ [25].
Trình độ học vấn thường là một trong những nhân tố quyết định đến
hành vi nhân khẩu học. TSGTKS phân theo trình độ giáo dục của người mẹ
có sự khác biệt đáng kể. Tỷ số này tăng dần từ 107,4 ở nhóm phụ nữ không
biết chữ (chiếm 7% mẫu) và 107,1 ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, lên
đến 111,4 ở nhóm có trình độ trung học, và cuối cùng là 113,9 ở nhóm các bà
mẹ có trình độ cao đẳng trở lên [25].



7

Khi trình độ học vấn của phụ nữ có liên quan với TSGTKS, TSGTKS
tăng từ 106 đến 111 ở trình độ tiểu học, lên đến 113 cho trình độ phổ thông
trung học, và cuối cùng là 115 ở trình độ đại học trở lên. Một phân tích tương
tự là theo số năm đi học cũng đưa ra kết quả chênh lệch tương ứng với
TSGTKS tăng từ 105 ở những phụ nữ hầu như không được đi học lên đến 113
cho những phụ nữ học hết 12 năm hoặc hơn nữa [22].
1.4.2. Tỷ số giới tính khi sinh theo sự khác biệt vùng miền
Ở nước ta, MCBGTKS đã xảy ra ở cả nông thôn và thành thị, cả đồng
bằng và miền núi và ở hầu hết các vùng địa lý. Phân tích TSGTKS theo vùng
địa lý cho thấy, Tây Nguyên (mật độ dân số và trình độ phát triển thấp hơn
các vùng khác) có TSGTKS thấp nhất trong cả nước (105,6), tương đương
với mức sinh học bình thường quan sát được trên thế giới. Nhưng 5 vùng còn
lại có TSGTKS cao hơn, làm cho tỷ số này của toàn quốc tăng lên và ở mức
110,6. Trong số đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có TSGTKS vào khoảng
115,4 cao hơn hẳn so với mức trung bình cả nước [25].
1.4.3. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh
Lựa chọn giới tính ở châu Á phần lớn để đáp ứng nhu cầu có con trai.
Do vậy những gia đình đã có từ một con trai trở lên ít quan tâm tới vấn đề này
hơn so với những gia đình không có con trai. Kết quả là TSGTKS ở châu Á
có xu hướng thay đổi theo thứ tự sinh (hay số lần mang thai). Ở phần lớn các
quốc gia có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ trọng trẻ em trai
được sinh ra ở lần sinh thứ nhất là bình thường, và tăng lên nhanh chóng ở
những lần sinh sau: các cặp vợ chồng có con gái có xu hướng sinh thêm con
và tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra cũng tăng lên ở những lần sinh này [25].
Tại Việt Nam, TSGTKS năm 2008 ở tất cả các lần sinh đều cao hơn
hẳn mức sinh học bình thường. Điều này có nghĩa là một số cặp vợ chồng có
thể đã thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh ngay trong lần sinh thứ nhất.



8

Đáng ngạc nhiên là TSGTKS lại thấp hơn ở lần sinh thứ 2. Tuy nhiên,
TSGTKS là 115,5 cho các lần sinh từ thứ 3 trở lên, cao hơn hẳn các lần sinh
trước đó. Như vậy, mong muốn có con trai sau khi đã sinh con gái thường là
lý do chính để các cặp vợ chồng sinh thêm con. Với những cặp vợ chồng đã
có 2 con, là số con trung bình hiện nay ở Việt Nam, thì có thêm con thứ 3 là
quyết định của cả gia đình và lựa chọn giới tính trở thành một công cụ để
tránh sinh ra trẻ em gái trong lần sinh này [25].
Có sự khác biệt rất rõ về TSGTKS giữa nhóm “có” và “không có” anh
trai. Trong số trẻ em có anh trai, TSGTKS gần ở mức sinh học bình thường
(106-107). Trong nhóm trẻ em không có anh trai, TSGTKS tăng lên mức 110
cho lần sinh thứ 2, và tới 132 cho lần sinh thứ 3 trở lên [25].
1.4.4. Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc điểm kinh tế xã hội
TSGTKS thấp nhất ở nhóm nghèo nhất (107,5) và tăng lên mức 112,8
ở nhóm trung bình. TSGTKS ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, không khác nhau
nhiều và xoay quanh giá trị 112. Sự khác biệt rõ rệt về TSGTKS giữa các
nhóm nghèo và các nhóm giàu hơn cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh
có liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế-xã hội [25].
Sự khác biệt của TSGTKS theo năm nhóm kinh tế xã hội xét theo thứ
tự sinh: TSGTKS của nhóm nghèo nhất và nhóm nghèo gần như không có
sự khác biệt theo thứ tự sinh. TSGTKS ở nhóm trung bình, nhóm giàu và
nhóm giàu nhất ở các lần sinh đều cao hơn mức bình thường và tăng cao ở
lần sinh thứ 3 [25].
1.5. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
Kết quả các nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, có ba nhóm
nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như sau:
1.5.1.Nhóm nguyên nhân cơ bản



9

Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hoá truyền thống, trong
đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Tâm lý ưa thích con trai ăn sâu
trong tâm thức nhiều người.
 Coi con trai là người nối dõi tông đường, gia phả dòng họ ở nhiều
nơi chỉ có tên con trai, tập quán con trai thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
 Coi đàn ông là trụ cột gia đình, con mang họ cha, con trai là người
kế thừa tài sản của gia đình.
 Coi con trai làm chỗ dựa cho bố mẹ khi về già, “nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô”, coi con gái sau khi kết hôn về nhà chồng là "con người ta"…
Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt cho
mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Tất cả những
điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, và trở thành một phần của
nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân
gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam [4].
1.5.2. Nhóm nguyên nhân phụ trợ
 Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ cũng tạo áp
lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con.
Điều này dường như xung đột với giá trị văn hoá truyền thống là phải
có con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp
vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con
trai. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ
lựa chọn giới tính trước sinh [4].
 Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển
Ở các khu vực nông thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống. Người
già hầu hết không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc về y
tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái, mà theo quan
niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai.



10

Người già vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu
không có con trai [4].
 Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình
Ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc
trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển
đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới.
Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho
cả gia đình.
Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bất
bình đẳng giới chưa thật thỏa đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữ
chủ động tìm kiếm các dịch vụ lựa giới tính trước sinh [4].
1.5.3.Nguyên nhân trực tiếp
Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn
giới tính trước sinh như:
 Áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn
ngày phóng noãn…);
 Áp dụng một số kỹ thuật trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng
noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang
nhiễm sắc thể Y,…);
 Áp dụng một số kỹ thuật sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt
mạch, chọc hút dịch ối,…) để chẩn đoán giới tính thai nhi, sinh kết hợp với phá
thai chọn lọc giới tính (nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi) [4].


11


1.6. Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh
Nhiều chuyên gia cảnh báo, với đà tăng dân số và sự chênh lệch giới
tính ngày càng cao như hiện nay, trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với nhiều vấn đề khó khăn:
Thứ nhất là tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu có con trai,
sự phân bố dân cư giữa các vùng chênh lệch lớn sẽ xảy ra tình trạng có nơi
thiếu lao động, có nơi lại thừa lao động, từ đó dẫn đến sự di dân kéo về các
tỉnh, thành phố lớn [32].
Thứ hai là sự chênh lệch giới tính ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng
thừa nam, thiếu nữ, cùng với xu hướng lấy chồng ngoại ở nhiều tỉnh miền
Tây, nạn buôn phụ nữ sang Trung Quốc ở các tỉnh phía Bắc… trong tương lai
có thể Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu cô dâu”, kéo theo việc gia tăng của tội
phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em gái hay phụ nữ kết hôn sớm, thậm chí bỏ học
giữa chừng và tệ nạn mại dâm [32].
Thứ ba là sự mất cân bằng giới tính sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số trong
lương lai; thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình dẫn đến một tỷ lệ nam giới
sẽ phải trì hoãn việc xây dựng gia đình, đặc biệt là nam giới nghèo, vị thế xã
hội thấp; cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể (một số nam giới có thể phải lựa
chọn hay rơi vào tình trạng sống độc thân); gia tăng tội phạm liên quan đến
lạm dụng tình dục; tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở việc nâng cao địa
vị của họ trong xã hội...[32].
1.7. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên và hạn chế sự
mất cân bằng giới tính khi sinh, theo chúng tôi cần triển khai đồng bộ các giải
pháp sau đây:
- Trước hết, cần tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá lại tình trạng mất
cân bằng về giới tính của trẻ sơ sinh, qua đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn


12


đến tình trạng này [2].
- Cấp Ủy, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh quán triệt và kiểm tra
việc thực hiện quy định tại khoản 2, điều 7 của Pháp lệnh dân số về việc sinh
con thứ ba; quy định nghiêm và chặt chẽ hơn nữa trong việc công bố giới tính
thai nhi tại các bệnh viện cũng như phòng khám tư, xử nghiêm các Đảng viên,
cán bộ, công nhân viên cố tình sinh con thứ ba [12]. Sẽ có hình phạt cho
những cơ sở y tế nào vi phạm qui định [33].
- Các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên
truyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân về
giới, hậu quả mất cân bằng giới khi sinh nhằm hạn chế các hành vi không phù
hợp với sinh đẻ theo qui luật tự nhiên [15].
- Việc tuyên truyền được áp dụng không những đối với các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà còn đối với các cán bộ y tế nói chung và cán
bộ làm công tác siêu âm, xét nghiệm, tư vấn, nạo thai nói riêng. Đối tượng
này cần phải tuyên truyền vận động đầu tiên và liên tục bởi họ vừa là trực tiếp
vừa là gián tiếp tham gia vào việc làm mất cân bằng giới tính. Nếu không có
sự tham gia của cán bộ y tế thì các đối tượng mang thai không thể thực hiện
hành vi lựa chọn giới tính, nghĩa là họ không thể nào biết để xử lý thai nhi
theo ý muốn. Nhưng theo các nhà chuyên môn, rất khó để phát hiện hành vi
này vì nó đang được thực hiện khá “tinh vi”. “Trường hợp nếu phát hiện vi
phạm sẽ có thể rút giấy phép hành nghề” [12].
- Tuyên truyền để người dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ,
“gái hay trai chỉ hai là đủ”. Để giải quyết vấn đề này không thể một sớm một
chiều và không thể bằng một biện pháp đơn lẻ nào, mà phải bằng sự lồng
ghép của nhiều chương trình, nhiều cấp, nhiều ngành và kiên trì với giải pháp
quan trọng là tuyên truyền vận động thay đổi hành vi của cộng đồng, đồng



13

thời với việc tăng cường sự quản lý của nhà nước bằng các biện pháp hành
chính [15], [12].
- Về lâu dài, cần xây dựng Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh. Mục tiêu của Đề án là từng bước khống chế tốc độ gia tăng
mất cân bằng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh. Theo đó, tăng
cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho
người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người
cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín
trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo
quy luật tự nhiên. Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung
liên quan đến giới tính khi sinh. Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái
trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất [5], [19].
Nhưng có lẽ, trước khi có các chính sách, đối tượng cần được "giác
ngộ" mạnh mẽ chính là những người cao tuổi trong xã hội và đối tượng tiềm
năng là vị thành niên và thanh niên. Bởi chỉ khi họ hiểu, chia sẻ, cảm thông
với người phụ nữ, thì gánh nặng sinh con trai theo ý muốn mới có thể "giảm
tải" tốt nhất và tình trạng mất cân bằng giới tính. Ngoài ra, cũng cần có chính
sách nâng cao phúc lợi, bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt, những
người chỉ sinh con gái, từ đó giải tỏa tâm lý cha mẹ về già phải sống dựa vào
con trai [19].
1.8. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Xã Phú Dương nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Vang, cách trung
tâm huyện 20 km và nằm về phía Đông Bắc thành phố Huế, cách trung tâm
thành phố 6 km. Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh, phía Nam giáp với xã Phú
Mỹ và xã Phú Thượng, phía Đông giáp với thị trấn Thuận An và xã Phú An
và phía Tây giáp với xã Phú Mậu.
Xã có diện tích đất tự nhiên là 585,57 ha, có 2370 hộ gia đình với nhân



14

khẩu được phân bố theo 9 thôn: Lưu Khánh, Dương Nỗ Cồn, Thạch Căn,
Dương Nỗ Nam, Phú Khê, Dương Nỗ Tây, Dương Nỗ Đông, Phò An, Mỹ
An. Tổng số nhân khẩu của xã là 11.217 người. Trong đó nữ chiếm 4826
người. Số phụ nữ trong độ tuổi 15-19 là 2610 người [27].
Nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán
nhỏ lẻ, bên cạnh đó còn có thế mạnh là các nghề tiểu thủ công nghiệp như
may thêu, chắm nón, làm bánh in, nghề mộc,…


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Phụ nữ trong độ tuổi 18-49 có chồng, sinh con còn sống trong năm
2015 hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa
Thiên Huế.
Sổ sách báo cáo thống kê lưu trữ tại Trạm Y tế xã Phú Dương và Ủy
ban nhân dân xã Phú Dương.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi 18-49 có chồng, sinh con còn sống trong
năm 2015 ở xã Phú Dương.

- Tiêu chuẩn lựa chọn
Những Phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi sinh con từ ngày 01/01/2015 đến
ngày 31/12/2015, hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương, huyện Phú
Vang, Thừa Thiên Huế.
- Tiêu chuẩn không lựa chọn
Phụ nữ không sinh con trong năm 2015.
Phụ nữ không có hộ khẩu thường trú tại xã Phú Dương.
Những đối tượng từ chối phỏng vấn hoặc không có mặt tại thời điểm
nghiên cứu.


16

Tổng số phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi sinh con từ ngày 01/01/2015
đến ngày 31/12/2015, hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương là 172.
Dựa vào tiêu chuẩn không chọn lựa, chúng tôi chỉ chọn được 162 phụ nữ.
Vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu là: n = 162
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.3.1. Công cụ thu thập thông tin
Phiếu thu thập số liệu thứ cấp từ sổ sách của Trạm Y tế xã và Ủy ban
nhân dân xã.
Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1).
2.3.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp về số phụ nữ sinh con và số trẻ sinh sống từ
ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 từ sổ sách lưu trữ của xã để tính toán
tỷ số giới tính khi sinh.
2.3.3.3.Thu thập số liệu sơ cấp
Lập danh sách phụ nữ theo tiêu chuẩn lựa chọn từ số liệu của Trạm y tế
xã. Sau đó phân các đối tượng theo 9 thôn của xã và tiến hành phỏng vấn trực
tiếp đối tượng nghiên cứu tại hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị theo

từng thôn.


×