BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRẦN VŨ QUANG HƯNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Buôn Ma Thuột, năm 2009
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRẦN VŨ QUANG HƯNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THỦY
Buôn Ma Thuột, năm 2009
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Trần Vũ Quang Hưng
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp “ Nghiên cứu một số ñặc tính nông sinh học
của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông” ñược hoàn thành nhờ có sự quan tâm
giúp ñỡ của quý thầy cô giáo, ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và kính trọng ñến:
Tiến sĩ Trần Văn Thủy, trưởng Khoa Nông Lâm nghiệp – Trường Đại học
Tây Nguyên, người ñã trực tiếp tận tình giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tiến sĩ Phan Văn Tân, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng và quý thầy
cô giáo, cán bộ Khoa Nông Lâm nghiệp; Phòng Đào tạo sau ñại học - Đại học
Tây Nguyên.
Quý cấp lãnh ñạo, các ñồng nghiệp ở cơ quan Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn tỉnh Đăk Nông, bạn bè, gia ñình và người thân ñã luôn luôn ñộng viên
khích lệ, tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu
ñể tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Buôn Ma Thuột, ngày tháng 8 năm 2009
Tác giả luận văn
Trần Vũ Quang Hưng
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn ñề 1
2 Mục tiêu của ñề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa 3
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa 3
1.1.1.1 Nơi xuất phát lúa trồng 3
1.1.1.2 Tổ tiên lúa trồng 4
1.1.2 Phân loại cây lúa 4
1.1.2.1 Theo ñặc tính thực vật học 4
1.1.2.2 Theo sinh thái học ñịa lý 4
1.1.2.3 Theo ñiều kiện môi trường canh tác 5
1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước 5
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 6
1.2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Đăk Nông 8
1.2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới 9
1.2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam . 10
v
1.3 Một số biểu hiện ưu thế lai về các ñặc tính nông học ở lúa lai F1 so với
lúa thuần . 13
1.3.1 Ưu thế về khả năng hấp thụ nước khi ngâm ủ hạt giống . 13
1.3.2 Ưu thế lai về bộ rễ . 13
1.3.3 Ưu thế lai về khả năng ñẻ nhánh của lúa lai . 14
1.3.4 Ưu thế lai về một số ñặc tính sinh lý . 15
1.3.5 Ưu thế lai về khả năng chống chịu . 15
1.3.6 Ưu thế lai về năng suất hạt . 16
1.4 Hiện tượng bất dục ñực và các phương pháp khai thác ưu thế lai ở cây lúa 16
1.4.1 Hiện tượng bất dục ñực ở cây lúa . 16
1.4.2 Phương pháp tạo giống lúa lai “ ba dòng” . 17
1.4.2.1. Khái niệm và ñặc ñiểm . 17
1.4.2.2. Ưu ñiểm và hạn chế của phương pháp “ ba dòng” . 17
1.4.3. Phương pháp lai “ hai dòng ’’ . 18
1.4.3.1. Bất dục ñực di truyền nhân cảm ứng với môi trường (Environmental
Sensitive Genic Male Sterile- EGMS) . 18
1.4.3.2 Ưu ñiểm và hạn chế lai của phương pháp lai hai dòng . 19
1.5. Những nghiên cứu về một số ñặc ñiểm nông sinh học của cây lúa . 19
1.5.1 Thời gian sinh trưởng . 19
1.5.2 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp . 20
1.5.3 Thân lúa và khả năng ñẻ nhánh . 21
1.5.4 Những nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho lúa . 22
1.5.5 Cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa năng suất cao . 24
1.5.6 Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết ñến sinh trưởng cây lúa 24
1.5.6.1 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ . 24
1.5.6.2 Ảnh hưởng của ánh sáng . 25
1.5.6.3 Ảnh hưởng của nước tới cây lúa . 25
vi
1.5.7 Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan . 26
1.5.7.1 Chất khô tích luỹ và năng suất lúa . 26
1.5.7.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa . 27
1.6 Các nghiên cứu về chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng . 28
1.6.1 Chất lượng xay xát . 28
1.6.2 Chất lượng thương mại . 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 31
2.1. Đối tượng, thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm . 31
2.1.1. Đối tượng thí nghiệm . 31
2.1.2. Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm . 31
2.2. Nội dung nghiên cứu . 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 32
2.3.1. Bố trí thí nghiệm . 32
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm . 33
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện . 33
2.3.4. Xử lý số liệu: . 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 38
3.1. Điều kiện khí hậu và thời tiết tại khu vực nghiên cứu . 38
3.2 Kết quả nghiên cứu một số ñặc tính nông sinh học của các giống lúa lai . . 40
3.2.1 Thời gian sinh trưởng . 40
3.2.2 Đặc ñiểm cây mạ khi cấy . 43
3.2.3 Chiều cao cây . 45
3.2.4 Khả năng ñẻ nhánh . 50
3.2.5 Chỉ số diện tích lá cúa các giống lúa ở các thời kỳ sinh trưởng . 55
3.2.6 Khối lượng chất khô tích luỹ của các giống lúa thí nghiệm . 56
3.2.7. Hàm lượng Chlorophyll trong lá của các giống lúa thí nghiệm . 58
3.2.8 Một số ñặc ñiểm nông học của các giống lúa thí nghiệm . 60
vii
3.2.9 Tình hình sâu bệnh hại . 62
3.2.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống lúa . 65
3.3 Chất lượng gạo . 69
3.3.1 Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm . 69
3.3.2 Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm . 71
3.4 Mối liên hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan . 73
3.4.1 Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng suất thực thu . 73
3.4.2 Tương quan giữa khối lượng chất khô và năng suất thực thu . 74
3.4.3 Tương quan giữa hàm lượng diệp lục với các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu . 75
3.4.4 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu . . 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ñ/c Đối chứng
IRRI International rice research institute
(Viện nghiên cứu lúa quốc tế)
KL Khối lượng
NXB
Nh
à xuất bản
NSLT
N
ăng suất lý thuyết
NSTT
N
ăng suất thực thu
TB Trung bình
TL Tỷ lệ
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 7
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Đăk Nông qua các năm 8
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai ở Việt Nam từ 1991-2001 . . 11
Bảng 1.4. Lượng phân bón cho lúa . 23
Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa lai ñưa vào thí nghiệm . 31
Bảng 3.1. Các yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu năm 2008 và 2009 . 39
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm . 41
Bảng 3.3. Một số ñặc ñiểm cây mạ khi cấy của các giống lúa thí nghiệm…… 44
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm . 46
Bảng 3.5. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm . 49
Bảng 3.6. Động thái ñẻ nhánh cúa các giống lúa thí nghiệm . 51
Bảng 3.7. Tốc ñộ ñẻ nhánh cúa các giống lúa thí nghiệm . 54
Bảng 3.8. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm(số m
2
lá/1m
2
ñất) . . 55
Bảng 3.9 Khối lượng chất khô tích lũy . 57
Bảng 3.10. Hàm lượng Chlorophyll trong lá của các giống lúa thí nghiệm . 59
Bảng 3.11. Một số ñặc ñiểm nông học của các giống lúa thí nghiệm . 61
Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm . 63
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống lúa . 66
Bảng 3.14. So sánh NSTT của các giống lúa thí nghiệm với giống ñối chứng 67
Bảng 3.15. Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm . 70
Bảng 3.16. Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm . 72
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu ñồ 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ở vụ
Đông Xuân (A) và Hè Thu (B) . 47
Biểu ñồ 3.2. Động thái ñẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ở vụ Đông Xuân
(A) và Hè Thu (B) . 52
Biểu ñồ 3.3. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm . 67
Biểu ñồ 3.4. Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng suất thực thu của các
giống lúa thí nghiệm . 74
Biểu ñồ 3.5. Tương quan giữa khối lượng chất khô và năng suất thực thu của các
giống lúa thí nghiệm . 75
Biểu ñồ 3.6. Tương quan giữa hàm lượng diệp lục với các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm . 76
Biểu ñồ 3.7. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực
thu của các giống lúa thí nghiệm . 78
1
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn ñề
Lúa gạo là một loại lương thực chính, cung cấp lương thực cho hơn một
nửa dân số thế giới. Hiện nay, dân số của thế giới là hơn 6 tỷ người, dự báo con
số này sẽ ñạt tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích ñất
canh tác bị thu hẹp dần do ñất ñược chuyển sang các mục ñích sử dụng khác,
gây áp lực lên sản xuất lương thực của thế giới ngày càng gia tăng. Cách duy
nhất ñể con người giải quyết tốt vấn ñề này là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất ñể nâng cao năng suất các loại cây trồng.
Về mặt lý thuyết, cây lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu ñiều
kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, tính chất lý hóa của ñất, biện pháp thâm
canh và giống ñược cải thiện. Trong các yếu tố ñó, giống ñóng vai trò rất quan
trọng. Thành công trong những nghiên cứu về lúa lai ñã mở ra một triển vọng
mới giúp thế giới có một cái nhìn lạc quan hơn về vấn ñề lương thực trong
tương lai [27].
Đăk Nông là một tỉnh nằm trên cao nguyên Nam Trung bộ, có ñiều kiện
khí hậu, ñất ñai phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng
nói chung và cây lúa nước nói riêng. Về tiềm năng phát triển, cây lúa là một
cây trồng quan trọng - ñáp ứng nhu cầu lương thực của ñịa phương và tiến tới
sản xuất lúa gạo hàng hoá ở các vùng sản xuất lúa tập trung của các huyện
trong tỉnh như: Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk GLong và một số tiểu vùng khác.
Hiện nay, các giống lúa gieo trồng ở tỉnh Đăk Nông gồm có một số
giống lúa thuần như IR64, VND 95-20, OM 1490…Những giống lúa thuần do
ñược trồng trong thời gian khá dài, nên ñang có hiện tượng thoái hóa giống làm
cho năng suất giảm và sâu bệnh tăng. Giống lúa lai gieo trồng phổ biến trong
tỉnh là lúa lai 3 dòng Nhị Ưu 838 ñược nhập từ Trung Quốc, tuy có năng suất
cao nhưng chất lượng gạo không ngon, không chủ ñộng về giống cũng như giá
2
thành hạt giống còn khá cao so với thu nhập của người nông dân ở tỉnh
Đăk Nông.
Nhân rộng diện tích lúa lai là một giải pháp hữu hiệu ñể nâng cao năng
suất, sản lượng lúa; ổn ñịnh lương thực, tăng thu nhập cho người dân ở giai
ñoạn hiện nay và trong tương lai. Tuyển chọn một số giống lúa lai ñược chọn
tạo trong nước có năng suất cao và chất lượng tốt, phù hợp với ñiều kiện tự
nhiên và xã hội của tỉnh Đăk Nông là việc làm rất thiết thực, nên chúng tôi thực
hiện ñề tài “Nghiên cứu một số ñặc tính nông sinh học của một số giống lúa
lai tại tỉnh Đăk Nông”.
2 Mục tiêu của ñề tài
- Đánh giá ñược ñặc ñiểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả năng
chống chịu sâu bệnh, năng suất và phẩm chất hạt của các giống lúa lai trong vụ
Hè Thu năm 2008, Đông Xuân 2008-2009 tại tỉnh Đăk Nông.
- Tìm ra ñược mối quan hệ giữa một số yếu tố nông sinh học và năng
suất hạt của các giống lúa lai thí nghiệm tại tỉnh Đăk Nông.
- Bước ñầu xác ñịnh ñược một số giống lúa lai có năng suất cao, chất
lượng tốt và phù hợp với ñiều kiện sản xuất lúa gạo tại tỉnh Đăk Nông.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Nắm bắt và cung cấp thông tin về ñặc ñiểm hình thái, sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, mối quan hệ
giữa một số yếu tố nông sinh học và năng suất hạt của các giống lúa lai gieo
cấy trong vụ Hè Thu năm 2008, Đông Xuân 2008-2009 tại tỉnh Đăk Nông.
- Góp phần tuyển chọn ñược một số giống lúa lai có năng suất cao, chất
lượng tốt và khả năng thích ứng tốt với ñiều kiện sinh thái của vùng ñể bổ sung
vào cơ cấu giống của tỉnh.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
1.1.1.1 Nơi xuất phát lúa trồng
Cây lúa trồng hiện nay ñã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá
phức tạp, với nhiều thay ñổi rất lớn về ñặc ñiểm hình thái, nông học, sinh lý và
sinh thái ñể thích nghi với ñiều kiện khác nhau của môi trường. Sự tiến hóa này
bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai quá trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo.
Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất ñược tìm thấy trên các di
chỉ ñào ñược ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách
ñây khoảng 2000 năm.
Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ ñó lan dần lên phía
Bắc. Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông
Dương là cái nôi của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn
Độ mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Đĩnh (Trung Quốc) dựa vào
lịch sử phát triển lúa hoang ở nước ta cho rằng lúa trồng xuất xứ ở Trung Quốc.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở miền nam
nước ta và Campuchia.
Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở
Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là
nơi xuất xứ của lúa trồng, Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở
Ấn Độ, Việt Nam và Miến Điện.
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguồn gốc cây lúa, nhưng căn cứ
vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, ñặc ñiểm sinh thái học, của cây lúa
trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, lịch sử
và ñời sống các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo ñã minh chứng
4
với nguồn gốc của lúa trồng và nhiều người ñồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở
vùng ñầm lầy Đông Nam Á, rồi từ ñó lan dần ñi khắp nơi [20].
1.1.1.2 Tổ tiên lúa trồng
Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryza
glaberrima Steud ở châu Phi, mà xuất xứ của nó còn có nhiều nghi vấn.
Chang ( 1976) ñã tổng kết nhiều tư liệu nghiên cứu và ñưa ra cơ sở tiến
hóa của các lúa trồng hiện nay ở Châu Á và Châu Phi. Theo ông, cả hai loài lúa
trồng ñều có chung một thủy tổ, do quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên lâu
ñời, ñã phân hóa thành hai nhóm thích nghi với ñiều kiện ở hai vùng ñịa lý xa
rời nhau là Nam- Đông Nam Châu Á và Châu Phi nhiệt ñới [20].
1.1.2 Phân loại cây lúa
1.1.2.1 Theo ñặc tính thực vật học
Lúa là cây hằng năm có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại
thực vật học, cây lúa thuộc họ Gramineae (Hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza.
Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu vùng nhiệt ñới ẩm của Châu Phi,
Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần
ở Úc Châu ( Chang, 1976 theo Đe Datta, 1981). Trong ñó, chỉ có hai loài là lúa
trồng, còn lại là lúa hoang. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi
và chiếm ñại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. Loài này hầu như
có mặt khắp nơi từ ñầm lầy ñến sườn núi, từ vùng xích ñạo, nhiệt ñới ñến ôn
ñới, từ khắp vùng phù sa nước ngọt ñến vùng ñất cát sỏi ven biển nhiễm mặn
phèn…Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud, chỉ ñược trồng giới
hạn ở một số quốc gia tây châu Phi và hiện ñang bị thay thế dần bởi Oryza
sativa L [20].
1.1.2.2 Theo sinh thái học ñịa lý
Nhóm Indica bao gồm các giống lúa từ Sri Lanka và Nam Trung Quốc,
Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Philipines, Đài Loan và nhiều nước khác ở vùng
nhiệt ñới. Trong khi nhóm Japonica bao gồm các giống lúa từ miền Bắc và
5
Đông Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, nói chung là tập trung ở các vùng
á nhiệt ñới và ôn ñới. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản sau ñó ñã thêm một nhóm
thứ 3 là Javanica ñể ñặt tên cho giống lúa cổ truyền của Indonesia là bulu và
gundil. Từ “Janvanica” có nguồn gốc từ chữ Java là tên của một ñảo của
Indonesia. Từ “Japonica” xuất xứ từ chữ Japan là tên nước Nhất Bản. Còn
“Indica” có nguồn gốc từ India (Ấn Độ). Như vậy, tên gọi của ba nhóm thể
hiện nguồn gốc xuất phát của các giống lúa từ ba vùng ñịa lý khác nhau [20].
1.1.2.3 Theo ñiều kiện môi trường canh tác
Quan ñiểm canh tác học chia lúa trồng O.sativa thành 4 loại hình thích
ứng với ñiều kiện canh tác khác nhau.
- Lúa cạn (upland rice) là loại ñược gieo trên ñất cao thoát nước, không
có bờ ngăn ñể dự trữ nước và sống nhờ chủ yếu vào nước mưa tự nhiên.
- Lúa có tưới (irrigated rice or flooded rice): ñược trồng trên những
cánh ñồng có công trình thủy lợi, nên chủ ñộng ñược tưới tiêu theo yêu cầu
của từng thời kỳ sinh trưởng.
- Lúa nước sâu (rainfed or lowland rice): ñược gieo trồng ở vùng ñất
thấp không có ñiều kiện rút nước khi mưa lớn hoặc rút nước chậm nên bị ngập
trong thời gian ngắn và nước ngập không quá sâu.
- Lúa nước nổi (deepwater or flooing rice): là loại hình gieo trước mùa
mưa, khi mưa lớn lúa ñã ñẻ nhánh, nước dâng cao, cây lúa vươn lóng rất
nhanh (khoảng 10cm/ngày) ñể ngoi theo, vượt lên trên mực nước [46].
1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả
các châu lục. Diện tích trồng lúa trên thế giới chiếm 1/5 diện tích trồng trọt
nhưng phân bố không ñều, trên 90% diện tích lúa tập trung ở châu Á, các châu
lục khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương có trồng lúa nhưng
với diện tích không nhiều [50].
6
Diện tích trồng lúa trên thế giới ñã gia tăng rõ rệt từ năm 1955 ñến 1980.
Trong vòng 25 năm nay, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và ñạt cao nhất vào năm
1999 (156,77 triệu ha) với tốc ñộ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
năm 2000 trở ñi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến ñộng và có xu hướng
giảm dần, ñến 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha[20].
Năng suất lúa ở các châu lục khác nhau rất xa. Châu Úc có năng suất
ñứng ñầu thế giới (81,70 tạ/ha) sau ñó là châu Âu 55,9 tạ/ha rồi ñến Bắc Mỹ.
Những khu vực có năng suất cao nhất có thể giải thích như sau: Đây là những
nơi có ñất ñai, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước. Hầu hết các khu vực
này có nền công nghiệp phát triển ñã hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, hơn
nữa diện tích trồng lúa không lớn nên buộc họ phải thâm canh ñể có ñủ sản
lượng lương thực ñáp ứng nhu cầu trong khu vực, mặt khác trình ñộ dân trí,
trình ñộ canh tác cao, các tiến bộ kỹ thuật ñược ñáp ứng ñầy ñủ nên năng suất ở
những khu vực này cao hơn. Châu Mỹ Latinh, châu Phi có năng suất lúa thấp
nhất thế giới. Năng suất lúa châu Á ñược xếp vào hàng thứ 4 sau châu Úc, châu
Âu và Bắc Mỹ [19].
Sản xuất gạo toàn cầu ñã tăng lên ñều ñặn từ khoảng 200 triệu tấn vào
năm 1960 tới 605 triệu tấn vào năm 2004. Hiện nay có 3 quốc gia sản xuất lúa
gạo hàng ñầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%), Indonesia
(9%). Ba nước xuất khẩu gạo hàng ñầu thế giới là: Thái Lan (26% sản lượng
gạo xuất khẩu),Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%) và những nước nhập khẩu
gạo nhiều là: Indonesia (14%), Bangladesh (4%), Brazil (3%)…[56].
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Gạo là lương thực chính và lâu ñời của người dân Việt Nam nên cây lúa
ñược trồng trên khắp mọi miền của ñất nước.
Năm 1982, nước ta ñã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm
sang tự túc ñược lương thực[17]. Năng suất lúa ñã gia tăng vượt bậc từ dưới
7
30 tạ/ha trong những năm thập niên 1980, lên ñến 51,2 tạ/ha vào năm 2007 và
sản lượng lúa năm 2007 ñã tăng hơn 3 lần so với năm 1975.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
1975 4,94 21,6 10,54
1980 5,54 21,1 11,68
1985 5,70 27,8 15,87
1990 5.96 32,1 19,14
1995 6.77 36,9 24,96
2000 7.67 42,4 32,53
2001 7,49 42,9 32,11
2002 7,50 45,9 34,45
2003 7.45 46,4 34.57
2004 7.45 48,6 36.15
2005 7.33 48,9 35.79
2006 7.30 49,5 36.20
2007 7.20 51,2 36.90
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2008)
Năm 1989, gạo Việt Nam (VN) tái hòa nhập vào thị trường lương thực
thế giới và chiếm lĩnh ngay vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo ñứng hàng
thứ 3 rồi thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Từ năm 1997 ñến nay, hằng năm
nước ta xuất khẩu trung bình dưới 4 triệu tấn gạo, ñem về một nguồn ngoại tệ
rất ñáng kể cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, Việt Nam ñứng hàng thứ 6 thế
giới về diện tích gieo trồng lúa và ñứng hàng thứ 5 về sản lượng lúa [20].
Hiện tại, dân số nước ta khoảng 86 triệu người. Sau năm 2020, quy mô
dân số sẽ ổn ñịnh ở mức 130 triệu người. Để bảo ñảm an ninh lương thực quốc
gia, với quy mô dân số như trên, Việt Nam phải duy trì diện tích trồng lúa
khoảng 3,8 - 3,9 triệu ha và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Hạt gạo Việt Nam góp phần rất quan trọng trong thị trường lúa
gạo thế giới. Theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, khủng hoảng
8
lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra trong vòng ít nhất 10 - 15 năm nữa,
nên người dân hoàn toàn yên tâm khi trồng lúa [30].
1.2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Đăk Nông
Đăk Nông có diện tích ñất tự nhiên 651.438 ha, trong ñó diện tích các
loại cây trồng nông nghiệp chiếm 238.290 ha (năm 2008) [16].
Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện có nhiều vùng ñất bằng
phẳng, nguồn nước thuận lợi như: Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Glong.
Trong ñó Krông Nô là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất, hằng năm giao
ñộng ở mức 1/3 diện tích sản xuất lúa của toàn tỉnh.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Đăk Nông qua các năm
Năm Diện Tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2004 11.914 38,88 46.372
2005 12.973 39,73 51.543
2006 12.109 43,03 52.109
2007 11.378 43,71 49.735
2008 11.590 44,50 51.578
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2008)
Diện tích trồng lúa của tỉnh liên tục giảm từ năm 2005 – 2007. Năm
2005, diện tích trồng lúa ñạt 12.973 ha, năm 2007 giảm còn 11.378 ha. Năm
2008 diện tích lúa có tăng so với năm 2007 nhưng không ñáng kể (11.590 ha).
Diện tích lúa của tỉnh giảm trong vài năm gần ñây nhưng năng suất lúa tăng
theo từng năm nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, diện
tích lúa lai có năng suất cao ngày càng ñược mở rộng. Sản lượng lúa gạo năm
2004 ñạt 46.372 tấn với năng suất bình quân 38,88 tạ/ha; năm 2008 sản lượng
tăng lên 51.578 tấn và năng suất bình quân ñạt 44,50 tạ/ha.
Trước thực trạng diện tích lúa có chiều hướng không tăng, tiềm năng mở
rộng diện tích trồng lúa của tỉnh là hết sức hạn chế. Do vậy, cần phải nhân rộng
diện tích lúa lai trên toàn tỉnh; ñây là giải pháp hết sức thiết thực ñể nâng cao
9
năng suất, sản lượng lúa gạo, ñáp ứng tốt hơn cho an ninh lương thực của tỉnh ở
giai ñoạn hiện nay và trong tương lai.
1.2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới
“Lúa lai” là một thuật ngữ chỉ ưu thế lai (ƯTL), ñây là tiến bộ kỹ thuật
về di truyền học của thế kỷ XX ñã và ñang ứng dụng trên thế giới.
Trung Quốc là nước ñầu tiên ứng dụng thành công ƯTL ở lúa. Ở Trung
Quốc, năm 1964 Yuan Long Ping (Viên Long Bình) cùng với một số thành
viên nghiên cứu của ông ñã bắt ñầu sự nghiệp nghiên cứu lúa lai ở ñảo Hải
Nam. Năm 1973, Yuan hợp tác với những người khác ñể ñưa vào trồng thử
nghiệm loại lúa lai có những ñặc tính tốt. Lúa của ông ñã cho năng suất cao
hơn 20% so với những giống thường khác [65].
Lô hạt giống lúa lai F1 ñược sản xuất ñầu tiên với sự tham gia của ba
dòng bố mẹ là: Dòng bất dục ñực di truyền tế bào chất (CMS), dòng duy trì bất
dục (Maintainer) và và dòng phục hồi (Restorer) vào năm 1974 và ñược giới
thiệu cho sản xuất tổ hợp lúa lai cho ƯTL cao, ñồng thời quy trình sản xuất hạt
lai ba dòng cũng ñược ñưa vào năm 1975 (Yuan và Virmani, 1988). Yuan Long
Ping ñã góp phần ñưa Trung Quốc trở thành nước sản xuất lúa lai ñầu tiên và
ñứng hàng ñầu thế giới. Với thành công và ñóng góp này, Ông ñược coi là "cha
ñẻ của lúa lai" [15].
Đồng thời với việc phát triển lúa lai 3 dòng với các tổ hợp có năng suất
cao. Năm 1980, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu lúa lai
hai dòng với việc phát hiện ra gen ñiều khiển tính bất dục chức năng di truyền
nhân mẫn cảm với ñiều kiện môi trường.
Malaysia, năm 1984 ñã bắt ñầu nghiên cứu lúa lai và ñã thu ñược năng
suất cao hơn giống truyền thống như IR5852025A/IR54791-19-2-3R ñạt năng
suất 4,86 tạ/ha so với giống lúa MR84 là cao hơn 58,6%; IR62829A/IR46R có
năng suất cao hơn MR84 26,1%, ñã chọn tạo ñược một số dòng CMS ñịa
10
phương như MH805A, MH1813A, MH1821A. Đến năm 1999, Malaysia ñã
xác ñịnh ñược 131 dòng phục hồi ñể sản xuất hạt lai [4].
Indonesia, theo Suprihetno B và cs (1994) nghiên cứu và phát triển lúa
lai ñược bắt ñầu từ năm 1983 và ñánh giá sử dụng nhiều dòng CMS vào
chương trình chọn tạo lúa lai. Cũng theo Suprihetno B và cs (1997) ở vụ xuân
năm 1994, ba tổ hợp lúa lai 3 dòng là IR5988025A/BR827,
IR58025A/IR53942 và IR5802A/IR54852 ñã ñược thử nghiệm ở Kunigon ñã
cho năng suất trên 7tấn/ha, cao hơn IR64 từ 20-40% [62].
Năm 1979, IRRI ñã tiến hành nghiên cứu lúa lai một cách hệ thống. Từ
năm 1980-1985 ñã có 17 quốc gia nghiên cứu và sản xuất lúa lai. Diện tích gieo
trồng lúa lai ñạt tới 10% tổng diện tích lúa toàn thế giới chiếm khoảng 20%
tổng sản lượng [31].
Ấn Độ, năm 1970-1980 ñã nghiên cứu về lúa lai và ñược tiến hành ở các
trường ñại học, các viện nghiên cứu. Đến năm 1989, chương trình nghiên cứu
lúa lai mới ñược phát triển. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 ở Ấn Độ ñã
ñược hoàn thiện, trong những năm gần ñây [61].
Bangladesh bắt ñầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1993 tại Viện nghiên cứu
lúa Bangladesh (BRRI).
Ở Mỹ, lúa lai ñược trồng ñại trà năm 2000. Đến năm 2004, diện tích lúa
lai ñã lên tới 43.000 ha, các nước Srilanca, Ai Cập, Nhật Bản, Braxin cũng ñã
trồng lúa lai tuy nhiên diện tích còn ở mức khiêm tốn [32].
1.2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Việt Nam bắt ñầu nghiên cứu lúa lai vào giữa những năm 80 tại Viện
khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Viện di truyền Nông nghiệp, Viện lúa ñồng
bằng sông Cửu Long. Nguồn vật liệu dùng cho nghiên cứu ñược nhập từ Viện
lúa Quốc tế(IRRI), song ñây chỉ là những bước nghiên cứu mới ở giai ñoạn ñầu
tìm hiểu về lúa lai. Năm 1990, Bộ Nông nghiệp ñã nhập một số tổ hợp lúa lai
gieo trồng thử ở ñồng bằng Bắc bộ, ña số các tổ hợp này cho năng suất cao hơn
11
lúa thường, nếu so với lúa thuần như giống CR203 thì cao hơn từ 200-
1500kg/ha/vụ[43].
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai ở Việt Nam từ 1991-2001
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng(tấn)
1991 100.000 68,0 680
1992 11.137 66,6 74.172
1993 34.828 67,1 233.969
1994 60.007 58,5 350.440
1995 75.503 61,4 451.308
1996 137.700 63,5 874.395
1997 187.700 63,5 1.191.895
1998 201.000 64,5 1.236.000
1999 230.000 64,8 1.490.000
2000 340.000 64,5 2.193.000
2001 480.000 65,0 3.120.000
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2002)
Vụ mùa năm 1991, cả nước trồng khoảng 100ha thí ñiểm và cho kết quả
rất khả quan, ñến năm 1992 ñã tăng lên 11.137ha và ñã ñạt ñược năng suất
trung bình là 66,6 tạ/ha. Năm 2002, diện tích lúa lai tăng lên gần 500.000ha và
năng suất bình quân ñạt 63tạ/ha; năm 2004 diện tích cả nước là 572104 ha.
Hiện nay, diện tích lúa lai cả nước giao ñộng trong khoảng 600.000 ha và ñược
gieo trồng chủ yếu ở miền bắc và Trung bộ. Ở các ñịa phương, năng suất lúa lai
ñều cao hơn lúa thuần phổ biến từ 20-30% và nhiều nơi cao hơn 50-60%
[15],[34],[41].
Từ năm 1993 ñến 2004 sản lượng lúa lai ñều tăng, bình quân tăng
28,07%, vụ xuân sản lượng tăng nhiều hơn so với vụ mùa.
Hiện Việt Nam ñược xem là một trong ba quốc gia có diện tích lúa lai
hàng ñầu thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Ưu thế của lúa lai là năng suất
cao (cao hơn lúa thuần khoảng 15-20%) và ñược xem là ñích ñến của an ninh
lương thực, tăng năng suất [34],[35].
12
Hướng tới ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sẽ phát triển thành ngành
sản xuất hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và có
tiềm năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những năm qua, cây lúa lai ñã trở
thành một trong những giống lúa cho năng suất và hiệu quả khá cao ñược Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến xây dựng thành chương trình
phát triển một triệu ha lúa lai vào năm 2010. Để ñạt mục tiêu này ñòi hỏi phải
có một sự nỗ lực rất cao của ngành nông nghiệp cũng như chính quyền các ñịa
phương [5],[27].
Công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa lai ở Việt Nam cũng
ñược thúc ñẩy mạnh mẽ, tập trung vào việc thu thập, ñánh giá các dòng bất
dục ñực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống như lai hữu tính, ñột
biến ñể tạo các dòng bố mẹ mới. Từ năm 1997 ñến năm 2005 có 55 giống lúa
lai trong nước ñược khảo nghiệm, trong ñó có 3 giống ñược công nhận chính
thức: Việt lai 20 [12], HYT83 [18], TH3 – 3 [39], một số giống ñược công
nhận tạm thời (HYT57, TM4, HYT100, HYT92, TH3 – 4, HC1) và một số
giống triển vọng khác. Ngoài ra chúng ta cũng tích cực nhập nội các giống lúa
lai nước ngoài, chọn lọc các tổ hợp lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích
ứng với ñiều kiện Việt Nam ñể phục vụ sản xuất. Cho ñến nay Việt Nam ñã
có ñược một cơ cấu giống lai khá ña dạng, ngoài các giống ñược sử dụng phổ
biến trong sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu 527, Bồi tạp sơn thanh,
Bác ưu 903…[2],[3].
Mặc dù sản xuất hạt lai F1 trong nước ñược chú trọng, nhưng từ năm
1998 ñến 2004 mới sản xuất ñược 14392 tấn, chiếm 20,8% tổng khối lượng
giống lúa lai ñã sử dụng. Chi phí cho nhập khẩu lúa lai từ 1998 ñến 2005 là
112,96 triệu USD [35],[37].
Trong những năm gần ñây, ở một số tỉnh phía bắc diện tích lúa lai tăng
lên rất nhanh ở các tỉnh như: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà
Nam và Phú Thọ Hiện nay, diện tích gieo trồng lúa lai còn ñược mở rộng ra
13
khắp các vùng miền trong cả nước. Ở một số vùng có trình ñộ thâm canh cao,
năng suất lúa lai ñã ñạt 13-14 tấn/ha/vụ [35],[37].
Trên cơ sở những thành tựu ñã ñạt ñược trong quá trình nghiên cứu và
phát triển lúa lai, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam phần lớn các công trình
nghiên cứu và phát triển lúa lai tập trung ở các tỉnh phía bắc. Ở Tây Nguyên
công trình nghiên cứu về lúa lai chưa nhiều, ñặc biệt Đăk Nông là tỉnh mới
thành lập, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu về cơ cấu lúa lai một
cách có hệ thống. Do vậy, từ thực tế trên, cần phải có nhiều nghiên cứu khoa
học ñể phát triển nhân nhanh lúa lai ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh
Đăk Nông nói riêng.
1.3 Một số biểu hiện ưu thế lai về các ñặc tính nông học ở lúa lai F1 so với
lúa thuần.
1.3.1 Ưu thế về khả năng hấp thụ nước khi ngâm ủ hạt giống
Theo Nguyễn Công Tạn [37], hạt giống lúa lai ñược thu trên cây mẹ nên
có kiểu hình hạt giống như mẹ. Sản xuất hạt lai sử dụng phương pháp giao
phấn. Hạt lúa lai có một số ñặc trưng có thể phân biệt với lúa thuần như hai
mảnh vỏ trấu ñóng không kín, có vết ñầu nhụy ở mép ngoài ngoài hai vỏ. Như
vậy, khối lượng riêng của lúa lai nhẹ hơn lúa thuần ñáng kể khi ñổ hạt vào nước
ña số các hạt bị nổi hoặc nửa nổi nửa chìm. Do vỏ trấu ñóng không kín nên khi
ngâm nước, hạt lúa lai hút nước rất nhanh so với lúa thuần. Đối với vụ mùa thì
thời gian ngâm giống là từ 10-18 giờ, vụ Xuân từ 20- 30 giờ là hạt lúa ñã
no nước.
1.3.2 Ưu thế lai về bộ rễ
Trong kết quả nghiên cứu của Lin và Yuan (1980), ñã xác nhận hạt lai F1
ra rễ sớm, số lượng nhiều và tốc ñộ ra rễ nhanh hơn với bố mẹ của chúng. Khi
lá thứ nhất xuất hiện thì có 3 rễ mới hình thành, sau ñó số lượng rễ tăng lên rất
nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ không chỉ thể hiện qua số lượng rễ
trên cây lúa mà còn to hơn so với lúa thường ( Crovinda và Sidiqq, 1998). Chất
14
lượng rễ ñược ñánh giá thông qua ñộ dày của rễ, rễ lúa lai có thể ra từ 4-5 lần
so với lúa thuần. Rễ nhánh tạo ra một lớp rễ ñan xen dày ñặc trong tầng ñất,
càng gần sát mặt ñất khối lượng chất khô, số lượng rễ phụ, số lượng lông hút và
hoạt ñộng hút chất dinh dưỡng từ rễ lên cây càng lớn. Số lượng rễ lúa lai ở các
thời kỳ sinh trưởng ñều nhiều hơn lúa thuần, lông hút của rễ lúa lai nhiều và dài
hơn lúa thuần (0,1- 0,25mm ở lúa lai và ở lúa thuần là 0,01- 0,13mm). Rễ lúa
lai ăn dài và ăn sâu tới 22-23 cm. Vì số lượng rễ nhiều nên diện tích tiếp xúc
lớn làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng cao gấp 2-3 lần so với lúa thuần
(Virmani, 1981). Nhờ bộ rễ khỏe, phát triển trên ñất giàu dinh dưỡng thì lúa lai
có thể ñáp ứng ñược 50-55% nhu cầu về ñạm, 47%- 78% nhu cầu về kali từ ñất
và phân chuồng còn trên ñất nghèo dinh dưỡng như ñất bạc màu thì khả năng
huy ñộng thấp hơn và chỉ tương ứng khoảng 30- 35% và 40-42%. Hệ rễ của lúa
lai hoạt ñộng mạnh nhất vào thời kỳ ñẻ nhánh [49]. Chính vì thế mà lúa lai có
tính thích ứng rộng với những ñiều kiện bất thuận như ngập úng, hạn, ñất phèn
mặn. Bộ rễ lúa lai tuy phát triển mạnh nhưng sau khi thu hoạch lại giảm nhanh
[2],[37], [44].
1.3.3 Ưu thế lai về khả năng ñẻ nhánh của lúa lai
Lúa lai ñẻ nhánh sớm, sức ñẻ nhánh mạnh hơn lúa thuần, ñẻ tập trung và
tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn với lúa thuần [52]. Quá trình ñẻ nhánh của lúa lai
cũng tuân theo quy luật ñẻ nhánh chung của cây lúa, khi lá thứ 4 xuất hiện thì
nhánh ñầu tiên vươn ra từ bẹ lá thứ nhất, sau ñó là lần lượt các nhánh tiếp theo
xuất hiện, tức là khi lá thứ 5 xuất hiện thì nhánh con thứ 2 cùng xuất hiện từ bẹ
lá thứ 2. Nhánh ñẻ sớm thường to mập, có số lá nhiều hơn các nhánh ñẻ sau
nên bông lúa to ñều nhau, xấp xỉ như bông chính. Sức ñẻ nhánh lúa lai trung
bình là từ 12- 14 nhánh hoặc có thể ñạt 20 nhánh/khóm [37].
Lúa lai có tỷ lệ nhánh thành bông cao hơn lúa thường. Kết quả nghiên
cứu các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thành bông của lúa lai ñạt
khoảng 60-70% ở cùng ñiều kiện thí nghiệm [37].