Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tiểu luận chọn tạo giống ngô chịu hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.66 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

DI TRUYỀN – CHỌN GIỐNG

Câu hỏi: Anh (chị) hãy tổng quan tình hình nghiên cứu chọn giống
chịu hạn trên thế giới và ở Việt Nam?

Giảng viên: Ts. Trần Văn Điền
Học viên:

Đào Thanh Tùng

Lớp:

CHK19 – Trồng trọt

Thái Nguyên, 2011


I. MỞ ĐẦU
Cây ngô (Zea mays. L) là cây lương thực được phát hiện cách đây
7000 năm tại Mêxicô và Pêru. Từ đó đến nay, cây ngô đã nuôi dưỡng 1/3
dân số thế giới và được coi là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều dân tộc
như Mêxicô, Ấn Độ, Philippin và một số nước Châu Phi khác. Có tới 90%
sản lượng ngô của Ấn Độ và 66% ở Philippin được dùng làm lương thực cho
con người. Ngay như ở nước ta nhiều vùng như Tây Bắc, Việt Bắc và Tây
Nguyên người dân đã dùng ngô làm lương thực chính. Ngoài việc cung cấp
lương thực nuôi sống con người, cây ngô còn là thức ăn cho gia súc, hiện


nay ngô là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi cung cấp thịt, trứng, sữa...
Những năm gần đây ngô còn là cây có giá trị thực phẩm cao như, ngô nếp,
ngô đường, ngô rau và là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp chế
biến. Từ ngô có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau: Rượu, cồn,
nước hoa . . . giá trị sản lượng ngô rất lớn đã tạo ra 670 mặt hàng khác nhau
của ngành lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược.
Ngô là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, luôn đứng đầu trong
danh sách những mặt hàng có khối lượng hàng hoá ngày càng tăng, thị
trường tiêu thụ rộng. Trong đầu thập kỷ 90, lượng ngô buôn bán trên thế giới
chiếm khoảng 75- 85 triệu tấn. Trên thế giới, ngô xếp thứ ba sau lúa mì và
lúa nước về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng và đứng đầu về năng suất.
Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó
khăn đã gây ảnh hưởng lớn trong việc điều hoà và lưu thông lương thực
cùng với điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa phân bố không
đều, do vậy hạn hán xẩy ra thường xuyên, đây là 1 yếu tố làm giảm năng
suất ngô. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 25% diện tích ngô bị hạn, năm
1991 hạn làm năng suất giảm 1,4tạ/ha so với năm 1990, năm 2004 Đắc Lắc
có > 28000 ha ngô bị hạn, mất trắng 60% và giảm 40% năng suất. Do đó


lương thực vẫn là nỗi lo thường nhật của đồng bào miền núi, vùng xa xôi,
hẻo lánh, việc giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ là một nhiệm vụ cấp bách
thì việc trồng ngô là giải pháp thiết thực.
Hiện nay, đã và đang có những công trình nghiên cứu chọn tạo ra
những giống ngô chịu hạn trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
II. Tổng quan các nghiên cứu
1. Trên Thế giới:
- Mexico: Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp quốc gia
Mexico (CINVESTAV) vừa lai tạo và thử nghiệm thành công giống ngô
mới, có khả năng chịu khô hạn cao hơn 20% so với các giống hiện hành tại

nước này. Thành công trên mang lại niềm hy vọng góp phần giải quyết vấn
đề lương thực tại các vùng khô cằn hiện chiếm tới trên 50% diện tích đất
trồng. Theo nữ giáo sư Beatriz Xoconostle, người đứng đầu dự án, Mexico
là nước đầu tiên trên thế giới đạt được kết quả ấn tượng này, vì cho đến nay
nhiều nước mới chỉ lai tạo thành công trong phòng thí nghiệm, chưa đưa ra
trồng trong điều kiện tự nhiên. Điều đáng nói ở đây là giống ngô mới lai tạo
không phải là dạng biến đổi gen và có thể sinh trưởng trong điều kiện thời
tiết nóng trên 40 độ C, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của các bang miền
Tây Bắc Mexico. Giáo sư Beatriz Xoconostle cho biết việc phát hiện ra khả
năng chịu hạn của giống ngô này dựa trên cơ chế và tính năng một loại
đường có tên gọi là trehalosa cho phép giữ nước trong các tế bào thân cây.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng trong tự nhiên lại có chất
men trehalasa làm nhiệm vụ phân hủy chất đường trehalosa và như vậy làm
giảm khả năng chịu hạn của cây ngô. Trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành đưa vào bản đồ gen ngô một loại vi trùng, tên khoa học là
tumefaciens hiện tồn tại trên thềm đất trồng lãnh thổ Mexico, làm nhiệm vụ
vô hiệu hóa hoạt động của chất men trehalasa, và như vậy bảo tồn được


lượng đường trehalosa, đồng nghĩa với việc tăng khả năng chịu hạn của cây
ngô. Theo kế hoạch, giống ngô mới này sẽ được thâm canh đại trà tại các
bang Tây Bắc cằn cỗi. Trong thời gian tới, cũng dựa trên công nghệ này,
CINVESTAV sẽ tiến hành thử nghiệm với một số cây lương thực khác tại
Mexico.
- CIMMYT : Trong chọn giống ngô chịu hạn, các nhà khoa học CIMMYT
coi các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất là các tính trạng trực tiếp,
còn các tính trạng đóng góp vào việc cải thiện năng suất như diện tích lá, số
lá, tốc độ dài lá, … được gọi là các tính trạng gián tiếp. Tính trạng gián tiếp
có thể cải thiện độ chính xác của việc xác định vật liệu cho môi trường cần
chọn; thể hiện được mức độ bất thuận mà cây trồng đang gặp phải. Tùy vào

từng giai đoạn sinh trưởng và ảnh hưởng của nó mức độ chống chịu hạn
khác nhau mà người nghiên cứu các tính trạng khác nhau: Như giai đoạn cây
con trước trỗ; Mật độ gieo trồng; tốc độ tăng trưởng của bộ rễ (tổng lượng
chất khô, chiều dài và rộng của bộ rễ); tốc độ dài của lá; khả năng điều chỉnh
áp suất thẩm thấu. Giai đoạn trỗ cờ - kết hạt, các chỉ tiêu được nghiên cứu
như: Sự trùng khớp giữa tung phấn và phun râu; số bắp/cây; tuổi thọ của lá;
mức độ héo của lá; diện tích lá tại đốt mang bắp; tỷ lệ hạt/bắp, ngoài ra một
số chỉ tiêu khác cũng được dùng để đánh giá tính chịu hạn đó là nhiệt độ bề
mặt lá giảm khi hạn, tính kháng sại sự đóng khí khổng hay hàm lượng ABA
trong lá khi gặp hạn. Hiện nay đã chọn tạo được một số giống ngô chịu hạn
cho năng suất tương đối cao C919, DK414, DK171, C919 … tuy nhiên năng
suất vẫn chưa thực sự cao và ổn định, chưa tìm ra cụ thể gen chịu hạn của
cây ngô.
- Syngenta - hợp tác phát triển giống ngô chịu hạn tại châu Á. Quỹ Phát
triển Nông nghiệp bền vững của Công ty Syngenta (gọi tắt là Quỹ Syngenta)
ngày 17/12/2010 đã công bố chương trình hợp tác với Trung tâm cải thiện


ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) để phát triển dự án mang tên "Giống ngô
với giá cả hợp lý và dễ tiếp cận dành cho các hộ nông dân nhỏ tại châu Á".
Giống ngô châu Phi chịu hạn được phát triển bởi CIMMYT sẽ được lai với
những loại giống của Syngenta dành cho khu vực châu Á và áp dụng công
nghệ bản đồ di truyền tiên tiến của Syngenta để thúc đẩy nhanh và sàng lọc
các giống ngô chịu hạn có năng suất cao. Cả hai tổ chức trên sẽ đóng góp
vào dự án những kinh nghiệm quý báu trong việc gieo trồng các loại cây có
khả năng chịu hạn tốt. Các loại giống và thông tin về dự án sẽ được cung cấp
cho các công ty giống cây trồng địa phương và những chương trình gieo
trồng công cộng sử dụng tại khắp khu vực Nam và Đông Nam Á.
- Châu Phi: Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Trung tâm cải tiến
Ngô và Lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) có trụ sở tại Mexico, phân phối các

giống ngô chịu hạn cho người nông dân châu Phi có thể giúp tiết kiệm trên
1,5 tỷ USD nhờ thúc đẩy sản lượng tăng thêm 1/4 và xóa đói giảm nghèo.
Nghiên cứu trên tập trung chủ yếu tại 15 quốc gia châu Phi đã thử nghiệm
trồng giống ngô chịu hạn trong vòng bốn năm qua. CIMMYT khẳng định,
ngô là loại ngũ cốc quan trọng nhất tại châu Phi vì đây là nguồn lương thực
nuôi sống 300 triệu người. Mục tiêu của CIMMYT là cải tạo một giống ngô
chịu hạn mới vào năm 2016, giúp tăng sản lượng trung bình thêm 20-30%
trong điều kiện gieo trồng tại các trang trại nhỏ. Trên thực tế, tình hình hạn
hán tại châu Phi đang diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều nhà khoa học cho
rằng biến đổi khí hậu, bắt nguồn từ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
tăng cao, là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Hạn hán nghiêm trọng
và kéo dài đã ảnh hưởng tới sản lượng lương thực của hàng triệu hécta đất
trồng từ Môritani cho tới Sudan. Trong khi đó, Niger và Chad cũng bị tác
động nặng nề do lượng mưa sụt giảm mạnh trong năm nay và đẩy hàng triệu
người đứng trước nguy cơ thiếu lương thực. CIMMYT ước tính, Kenya,


Zambia và Zimbabwe sẽ là ba quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về sản
lượng khi sử dụng đại trà giống ngô chịu hạn.
- Đông Nam Á: hạn hán khiến người nông dân thiệt hại sản lượng tới 6/10
vụ. Hiện nay ngô chịu hạn đang tới với nông dân ở nhiều vùng, đó là nhờ
vào một dự án của Trung tâm Cải thiện Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT).
“Chúng tôi đã đưa ra nhiều giống lai sử dụng sinh chất mầm, nhờ nó chúng
tôi đã tạo ra những giống lai tốt cho người nông dân và có tác động lớn tới
thu nhập hay sự phát triển”, theo lời Fan Xingming, một người gây giống
ngô và là Tổng giám đốc Viện Cây lương thực, Viện Khoa học Nông nghiệp
Vân Nam (YAAS), Trung Quốc. Ngô ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á,
vừa là lương thực chủ yếu vừa là thức ăn cho động vật. Ngô được trồng và
tiêu thụ bởi rất nhiều người nông dân nghèo, thường trong những vùng dễ
xảy ra hạn hán nghiêm trọng. Ở đó những vụ thu hoạch cũng bị tổn hại bởi

dịch bệnh và đất đai cằn cỗi. Với suy nghĩ về những người nông dân đó,
Mạng lưới Ngô Châu Á (AMNET), được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB), do CIMMYT đứng đầu, hoạt động từ tháng 03/2005 tới
tháng 10/2008, đã tụ họp các nhà khoa học từ 5 quốc gia Đông Nam Á –
Trung Quốc, Inđônêsia, Phillipine, Thái Lan và Việt Nam – để phát triển và
phân phối giống ngô chịu hạn.
2. Ở Việt Nam:
- Sơn La: nghiên cứu đánh giá khả năng chịu hạn của 8 giống ngô lai của
Viện nghiên cứu ngô: LVN61, VN8960, LVN14, LVN15,LVN37, LVN885,
LVN14, CH1 trên vùng đất Sơn La.
- Hà Giang: Triển vọng của giống ngô lai chịu hạn VN 885 ở huyện Xín
Mần. Trong vụ xuân hè vừa qua tại huyện Xín Mần đã đưa vào trồng khảo
nghiệm giống ngô lai chịu hạn VN 885 tại 3 xã Cốc Rế, Tả Nhìu và Bản
Ngò với diện tích trên 60 ha. Hội nghị đầu bờ giống ngô lai chịu hạn VN


885 tại xã Cốc Rế- huyện Xín Mần.Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn
tại hội nghị đầu bờ cho thấy giống ngô VN 885 có khả năng sinh trưởng khá
trong điều kiện hạn hán, thiếu nước so với các giống ngô lai khác.Trong vụ
xuân hè ngô VN 885 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 110- 120 ngày,
có khả năng thích ứng rộng với nhiều tiểu vùng sinh thái, đất đai, thổ
nhưỡng khác nhau của huyện Xín Mần. Ngoài ra giống ngô VN 885 có độ
đóng bắp đầy, lá bi kín bắp tạo điều kiện tốt cho công tác bảo quản sau thu
hoạch, rất phù hợp với phương thức bảo quản “ treo bắp” của đồng bào địa
phương.Một điểm vượt trội của giống ngô VN 885 là có tỷ lệ 2 bắp/cây lên
tới 17- 20 %. Cũng theo đánh giá của cơ quan chuyên môn mặc dù mức đầu
tư cho 1 ha ngô chịu hạn VN 885 cao hơn giống ngô thuần địa phương 200
nghìn đồng/ha nhưng năng suất sau thu hoạch của ngô VN 885 lại cao hơn
ngô địa phương 1,28 tấn/ha.
- Hòa Bình: Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc (Hoà Bình)

cùng Viện Nghiên cứu Ngô tiến hành thí nghiệm, khảo sát tuyển chọn trên
15 giống ngô lai mới tại hai xã Cao Sơn và Hào Lý. Đây là một trong những
nội dung của Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác và công
nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng ngô hàng hoá cho
đồng bào dân tộc tỉnh Hoà Bình”. Kết quả theo dõi và đánh giá cho thấy,
LVN 154 là một trong những giống ngô có triển vọng tốt. Theo bà Quách
Thị Khiếu, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm Đà Bắc, mô
hình thử nghiệm nhằm đánh giá tiềm năng năng suất, sự thích ứng của giống
ngô LVN 154 với điều kiện sinh thái trên các loại đất đồi, đặc tính chịu hạn,
từ đó chuyển giao cho nông dân, giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng
hiệu quả. LVN 154 có thời gian sinh trưởng trung bình; trồng vào vụ xuân
thì thời gian sinh trưởng 118-125 ngày, vụ hè thu khoảng 90-95 ngày, vụ
đông khoảng 110-120 ngày. Cây con khoẻ, sinh trưởng mạnh, chịu hạn tốt,


cây cao khoảng 190cm, chiều cao đóng bắp 90cm. Đặc biệt, lá bi mỏng, bao
kín bắp, ngay cả khi chín thân lá vẫn còn xanh; hạt múp đầu, màu bán đá đỏ
đẹp. Tỷ lệ hạt/bắp cao, mỗi bắp có tới 500 hạt trở lên, năng suất ổn định từ
7-9 tấn/ha.
Từ năm 2009 đến nay, giống ngô lai LVN 154 đã được triển khai sản
xuất tại nhiều tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Thái
Nguyên, Hoà Bình... Hầu hết bà con nông dân ở các địa phương đều cho
rằng, LVN 154 có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc, chống đổ tốt, bắp to, nhiều
hàng hạt, lá bi bao kín, tiềm năng năng suất cao. LVN 154 cũng phù hợp với
các chân đất không có điều kiện tưới, chống chịu thời tiết bất thuận tốt.
- Nam Trung bộ là một trong 8 vùng trồng ngô lớn của cả nước, diện tích
trồng ngô toàn vùng trên 42 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 42 tạ/ha. Để
nâng cao vị thế cây ngô cần phải có giống ngô lai phù hợp với điều kiện, khí
hậu của vùng này. Giống ngô lai T7 do TS. Lê Quý Tường và cố PGS. TS
Trương Đích (Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và

phân bón Quốc gia lai tạo từ năm 1998). Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm
và sản xuất thử giống ngô T7 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận
giống Quốc gia năm 2006. Là giống có nhiều triển vọng cho sản xuất tại các
tỉnh vùng Nam Trung bộ. Diện tích gieo trồng hàng năm trên 1.500 ha, năng
suất từ 60-70 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Là giống ngô chín trung ngày,
vụ đông xuân 110-115 ngày, cây sinh trưởng mạnh, bắp to dài, kín bao bắp,
chống đổ tốt, chịu hạn khá, ít nhiễm sâu bệnh; thích ứng rộng, giá hạt giống
rẻ. Tại huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành, Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi), giống ngô
T7 được sản xuất trên diện tích từ 2-5 ha, trong 6 vụ liên tiếp từ vụ ĐX
2002-2003 đến ĐX 2005-2006, năng suất từ 66 – 71 tạ/ha, vượt giống ngô
khác từ 9-15%. Tại huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hoà), vụ hè
thu 2007 trong điều kiện không chủ động nước tưới, giống ngô lai T7 sản


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA SAU ĐẠI HỌC

xuất trên diện tích 120 ha, năng suất 50-60 tạ/ha, trong khi giống sản xuất
đại trà (TSB1) đạt 40-45 tạ/ha; trong vụ hè thu 2008 cũng tại 2 huyện này,
giống T7 được sản xuất trên 400 ha trong điều kiện nước trời, năng suất đạt

MÔN

60 tạ/ha...Nhìn chung tại các tỉnh Nam Trung bộ, giống ngô lai T7 thích ứng
rộng và có thể chịu được hạn như giống C919.

DI TRUYỀN – CHỌN TẠO GIỐNG

III. KẾT LUẬN


Hiện nay đã có nhiều giống ngô có khả năng chịu hạn tốt, chi phí đầu
tư thấp mà năng suất lại cao rất thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, thâm canh tăng vụ. Xưa nay, việc trồng ngô trên đồi không phải là
hiếm, tuy nhiên trồng xen canh với các loại cây lâm nghiệp khác có lẽ chưa
có nhiều người làm.

BÀI TIỂU LUẬN

Nhiều giống ngô được nghiên cứu và thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế
Câu hỏi: Anh (chị) hãy tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài
giới: Châu phi, châu Á, Mexico…. Và ở Việt Nam ngô chịu hạn được trồng
nước về chọn tạo giống táo chịu hạn.
tại những vùng khí hậu khắc nghiệt, vùng núi khô hạn như: Sơn La, Hà
Giang, Hòa Bình….

Giảng viên:

TS. Trần Văn Điền

Học viên:

Hà Văn Tuyển

Lớp:

CHK19 – Trồng trọt

Thái Nguyên, tháng 12/2011



I. Nghiên cứu nước ngoài
Cây táo ta, thuộc về họ Táo ta (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó
được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân
Nam. Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12
mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ)
mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín nó
mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt.
Chi Ziziphus có khoảng 40 loài, bao gồm cả loài Ziziphus jujuba(táo
Tàu). Cây táo sinh trưởng phổ biến ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới
khô hạn trên thế giới. Nguồn gốc thì chưa được rõ nhưng có thể xuất xứ ở
vùng nhiệt đới châu Á, từ đó nó được di thực đến châu Phi và châu Úc. Cây
táo có thể chống chịu tốt với điều kiện khô hạn và bán khô hạn.
Năm 1994-1995, Ấn Độ sản xuất được 0.9 triệu tấn táo quả trên diện
tích khoảng 88 nghìn hecta. Tại các nước châu Phi, táo được thu hoạch từ
những vườn quả tự nhiên và đem bán tại các chợ. Ấn Độ, Thái Lan và
Pakistan là những nước xuất khẩu táo sang Trung Đông, Malaysia nhưng chỉ
có Thái Lan là nước xuất khẩu mạnh nhất.
Vì có nguồn gốc ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nơi
mà táo được trồng và tiêu thụ nhiều ở khu vực. Táo chỉ đạt năng suất cao khi
được chặt đốn hàng năm. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, táo được đốn tỉa
sớm sẽ làm tăng sinh trưởng của chồi, cho thu hoạch sớm, tăng năng suất và
chất lượng của quả táo.
II. Nghiên cứu trong nước
Nước ta là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu đa dạng nên
có rất nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo ra sự đa dạng trong các giống cây
ăn quả. Hơn thế nữa với su thế hội nhập kinh tế quốc tế, cây ăn quả cũng trở
thành hàng hóa có vai trò quan trọng, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể và


tiêu thụ trong nước. Kết quả của quá trình hội nhập, thương mại hóa ngành

nông nghiệp nên diện tích và sản lượng cây ăn quả ngày một nâng cao. Năm
1999 diện tích trồng cây ăn quả của cả nước là 370 nghìn ha, đến năm 2004
là 550 nghìn ha, sản lương tương ứng các năm tăng từ 2,2 triệu tấn lên đến
4,2 triệu tấn( Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Ngoài việc
tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu cây ăn quả ngày càng mở rộng tới
các thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Âu, Mỹ...
Ninh Thuận là tỉnh khô hạn nhất cả nước, lượng mưa bình quân trên
dưới 700mm, cao nhất là 1.100mm, thấp nhất là 540mm (2004, 2005), lượng
bốc hơi lớn(1.670 – 1.827mm), nền nhiệt cao, bức xạ lớn(160 kcl/m2), số
giờ nắng bình quân/năm cao(2.860 giờ với hơn 200 ngày nắng),… Do đó
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nhưng điều
kiện khí hậu và đất đai Ninh Thuận lại rất phù hợp để phát triển một số sản
phẩm đặc thù: cây nho, thuốc lá, mía đường, bắp lai và các loại cây ăn quả
đặc sản khác( táo, lựu). Hiện nay, theo định hướng của tỉnh ủy và UBND
tỉnh, Ninh Thuận đang phát triển mạnh các loại cây trồng này để vừa tiết
kiệm nước, vừa đảm bảo hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo
hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích cây ăn quả của tỉnh Ninh Thuận hiện nay khoảng 4.500 ha
(Kim Yến - Sở NNPTNT Ninh Thuận, 2/2009), chiếm khoảng 6% tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp). Tuy nhiên diện tích đất hoang hoang hóa và
đất chưa sử dụng có tới hàng nghìn ha (khoảng 8.000 ha, trong đó có khoảng
4.000 ha đất chủ động tưới - báo cáo sở NN& PTNT, 2007) chưa thể trồng
cây do chưa có được những giống cây và biện pháp canh tác phù hợp. Vì
vậy, việc nghiên cứu tuyển chọn những giống cây ăn quả có khả năng thích
nghi với điều kiện đất cát khô hạn là rất cần thiết.


.Cây táo ta có thể là một trong hai loài có danh pháp khoa học sau: Ziziphus
mauritiana (đồng nghĩa: Rhamnus jujuba L., Ziziphus jujuba (L.) Gaertn.,
nay không được dùng do là tên khoa học của táo tàu) và Ziziphus

nummularia (Burm. f.) Wight & Arn. (đồng nghĩa: Ziziphus rotundifolia
Lam.). Đây là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo ta
(Rhamnaceae).Quả táo giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C.
Táo hiện trồng ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, táo
trồng ở tất cả các vùng trên cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 25 –32 0C, cần
nhiều ánh sáng.
Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo
Gia Lộc, táo xuân 21, giống số 12, số 32, táo Đào Tiên, Đại táo, táo Lào,
giống táo mới nhập của Thái Lan.
Các nghiên cứu cho thấy, cây táo được trồng với khoảng cách 4 x 5m,
trồng vào đầu mùa mưa. Ở phía Nam có thể trồng từ tháng 5 – 11 hàng năm.
Bón phân với liều lượng 400 -500kg urê + 200 kg kali + 500 kg supe
lân/ha/năm.
Táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu đục trái phá hai; Phun phòng
trừ bằng các loại thuốc Wofatox 0.1 -0.15%, Bi58 0.1%..; và các loại bệnh
như phấn trắng, sương mai dùng Bayleton 0.1 %, Boocđo 1% để phun
phòng.
Hiệu quả từ việc trồng táo ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay là rất rõ (thu lãi
từ 70 triệu- 80 triệu đồng/ha – hộ anh Nguyễn Ngọc Minh, xã Phước Thái,
huyện Ninh Phước, năm 2007-2008) Tuy nhiên, mô hình này đang còn mang
tính tự phát của người dân, ai có kinh nghiệm gì áp dụng nấy, kiến thức về
qui trình canh tác của đa số hộ dân còn thấp, nhất là kỹ thuật chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh cho người dân, vì thế rất cần sự nghiên cứu một cách cụ
thể và khoa học để phổ biến rộng rãi cho người dân.


III. Tài liệu tham khảo
1.

.Vĩnh Long tìm hướng phát triển bền


vững cho cây ăn trái.
2. Ngọc Khanh. Ninh Thuận-Tiến bộ kỹ thuật giúp nông nghiệp phát triển,
Báo Ninh Thuận 3/2008.
3. Kim Yến - Thực trạng cây ăn quả tại tỉnh Ninh Thuận , Sở NNPTNT
Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận, 2/2009.
4. Phạm Dũng - Trạm KN huyện Ninh Phước. Trang trại trồng táo và chăn
nuôi heo trên vùng gò đồi ở huyện Ninh Phước. Báo Ninh Thuận, 2008.
5. Trung tâm thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia. Kỹ thuật trồng và
chăm sóc cây táo ta.
6. Taota.
7. Văn Thanh. Cây Táo – Niềm hy vọng của người dân Văn Hải. Báo Ninh
Thuận, 2008.
8. A.Blumenfeld, F.Shaya and R.Hillel. Cultivation of Pomegranate.
Institute of Horticulture, Agricultural Research Organization. The Volcani
Center, Bet Dagan, Israel
9. POMEGRANATE Fruit
Facts.
10. Pomegranate.
11. technologies
Ltd.



×