Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÁO dục ATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.95 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2
3
3
3

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG: 3
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO
4
THÔNG
 BIỆN PHÁP 1: GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
4
 BIỆN PHÁP 2: KẾT HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC THAM GIA 10
GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA GIA ĐÌNH VÀ
XÃ HỘI
C/ KẾT LUẬN
I. TÓM TẮT NỘI DUNG – KẾT QUẢ
II. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

11
11
12


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
a. Cơ sở pháp lý
Quyển luật giao thông đường bộ, sách giáo khoa về an toàn giao thông trong
trường Tiểu học.
b. Cơ sở lý luận
Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho
học sinh Tiểu học, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016.
Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học
sinh Tiểu học.
2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN .
Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm đặc biệt và
trở thành hiểm họa với bất kì ai khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông đã lấy
đi hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2016, cả
nước xảy ra 1.904 vụ, làm chết 856 người, làm bị thương nặng 749 người và 1068
người bị thương nhẹ.
Với số liệu trên và hàng ngày nghe tin thời sự mục an toàn giao thông hẳn ai
cũng thấy bàng hoàng đau xót, bởi vì tai nạn giao thông đã làm tổn thất lớn lao về

tính mạng và tài sản của nhiều gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà khẩu hiệu “ An
toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà” luôn nhắc nhở mọi người
phải chấp hành tốt luật giao thông. Làm thế nào để mọi người nói chung và học
sinh Tiểu học nói riêng chấp hành tốt luật giao thông, góp phần làm giảm bớt tai
nạn giao thông.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi cùng các đồng nghiệp đã làm được một số
việc giúp các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm và học sinh trong trường hiểu,
thực hiện tốt luật An toàn giao thông đường bộ, giúp các em phòng tránh được
những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Trong phạm vi bài viết này tôi xin đưa ra: Một số
biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh Tiểu
học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng và áp dụng các biện pháp nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành
giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học.
2


III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Để làm rõ được mục đích trên, tôi đã lấy đối tượng nghiên cứu là học sinh ở lớp 1
(lớp do tôi chủ nhiệm) trong những năm học gần đây và học sinh trong toàn trường
trong năm học 2015 – 2016.
- Nội dung các các bài dạy ATGT trong trường học.
- Tập trung nghiên cứu tìm hiểu về việc chấp hành luật giao thông của học sinh
trong nhà trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Nghiên cứu lý luận
Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học.
b. Điều tra
Kết hợp phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu, trò chuyện, điều tra phỏng vấn học
sinh, phụ huynh và các cơ quan có liên quan.


B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG
Nơi tôi công tác là ngôi trường nằm ngay trên trục đường giao thông liên xã.
Đặc biệt, khi tham gia giao thông trên đường nông thôn mới hiện nay, nhận thức
của một số người dân chưa cao, lấn chiếm lòng lề đường làm sân phơi. Một số
thanh, thiếu niên đã lợi dụng trục đường giao thông liên xã trước cửa trường học để
đua xe trái phép. Một vài tai nạn giao thông cũng xảy ra bắt nguồn từ đó.
Để giúp các em hiểu rõ nguyên nhân tai nạn giao thông trong xã và của cả
nước, tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh các vụ tai nạn do các phương tiện giao
thông gây ra mà tôi đã sưu tầm được. Các em được quan sát hình ảnh qua hệ thống
máy chiếu và có kèm theo lời bình cùng số liệu cụ thể để các em thảo luận và chỉ ra
được nguyên nhân của các vụ tai nạn. Sau đó tôi chốt lại cho học sinh biết: Có hai
nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông đó là nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan.
1. Nguyên nhân khách quan
- Do đường giao thông còn nhỏ hẹp, chật chội, mặt đường lại có nhiều ổ gà chưa
được sửa chữa kịp thời.
- Phương tiện giao thông kém chất lượng.
- Thời tiết xấu như mưa gió, sương mù…
2. Nguyên nhân chủ quan
- Do người tham gia giao thông chưa hiểu rõ luật ATGT đường bộ, không chấp
hành đúng luật quy định. Đi xe không có giấy phép lái xe. Không đội mũ bảo hiểm
khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Sang đường không xin đường còn phóng
nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đu bám xe, đi sai phần đường của mình, chở
hàng cồng kềnh, chở quá số người quy định, uống bia rượu, sử dụng điện thoại di
3


động khi đi xe…

- Do ý thức người dân chưa cao lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán, họp
chợ, phơi rơm rạ, để nguyên vật liệu xây dựng , đổ phế thải, thả trâu bò gia súc trên
đường ...
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường
học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách hiện nay. Mục đích của việc
giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc
xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi
tự giác, chấp hành luật ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho
chính mình. Giáo dục ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì
vậy GV cần phải tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài
nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và
góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT cho
các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng
tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc, mọi nơi. Và để việc giáo dục các em có hiệu
quả tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
 BIỆN PHÁP 1: GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Cho học sinh làm quen với phương tiện giao thông và đường giao thông
+ Việc cho học sinh nắm được đặc điểm của các phương tiện giao thông và
đường giao thông là một việc làm quan trọng, bởi vì khi các em nắm được đặc
điểm của mỗi loại phương tiện và đường giao thông thì các em sẽ thấy được
phương tiện nào hay gây ra tai nạn, đường nào hay xảy ra tai nạn nhất? Ý thức
được việc đó nên vào giờ sinh hoạt của lớp tôi đã cho các em quan sát các tranh
ảnh, cộng với kiến thức các em đã học trong chương trình của lớp và vốn hiểu biết
thực tế để các em thấy được, có 4 loại đường giao thông chính: Đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không. Đường bộ gồm các phương tiện giao thông
như : xe đạp, xe máy, xe gắn máy, xe ô tô…
Trong đó đường bộ là đường hay xảy ra tai nạn giao thông nhất vì có nhiều
loại xe khác nhau, người tham gia giao thông ý thức chưa cao, đi với tốc độ nhanh.
2. Kết hợp với đội : Đội đã tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu về

pháp luật an toàn giao thông dưới hình thức rung chuông vàng với 30 câu hỏi .Vào
những giờ chào cờ đầu tuần cô tổng phụ trách thường xuyên tuyên truyền luật an
toàn giao thông tới các em
3. Dạy về ATGT qua các tiết Sinh hoạt tập thể của lớp.
a. Tôi đã lên kế hoạch dạy nội dung về ATGT trong 6 tiết sinh hoạt tập thể
của tháng 8 và tháng 9.
* Tiết 1: Tìm hiểu đường giao thông
Mục tiêu:
+ Kiến thức
- HS kể tên và mô tả một số đường giao thông nơi em ở hoặc đường giao thông
4


mà các em biết (rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè , ....)
- HS biết được sự khác nhau của đường giao thông, ngã ba, ngã tư, ...
+Kĩ năng
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường giao thông (hoặc đường giao thông nơi
HS sinh sống )
- HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường giao thông an toàn và
không an toàn.
+Thái độ
- HS thực hiện đúng qui định đi trên đường giao thông.
* Tiết 2: Phương tiện giao thông đường bộ
Mục tiêu:
+ Kiến thức:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe
lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Xe cơ giới
gồm : xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy
kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các

loại xe tương tự đồng thời biết tác dụng của phương tiện giao thông.
+ Kỹ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm
+ Thái độ:
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
* Tiết 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Mục tiêu:
+ Kiến thức
- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi
lại trên đường, các chỉ dẫn của biển báo giao thông.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm và một số biển báo gần
gũi với các em như : biển báo có trạm y tế, bệnh viện, biển báo có chợ, có trường
học…

Đường cấm

Cấm đi ngược chiều

Cấm người đi bộ

5

Cấm đi xe đạp


Biển dành cho
người đi bộ


Chợ

Đường người đi bộ
sang ngang

Bệnh viện

Biển trẻ em

Trạm cấp cứu

+ Kỹ năng:
- Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Phân biệt nội dung 4 biển báo cấm 101, 102, 112, 110a và các biển báo gần gũi
với các em…
+ Thái độ:
- Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
* Tiết 4: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
Mục tiêu
 Kiến thức
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe
đạp, xe máy trên đường.
- HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường (không có vỉa hè,
vỉa hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh…)
 Kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường .
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi lề đường bị lấn chiếm, qua ngã ba, ngã tư…
 Thái độ
- Đi bộ trên vỉa hè, đi sát lề đường bên phải, đi hàng một, qua khu vực ngã ba,

ngã tư dừng lại quan sát , không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
* Tiết 5: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe đạp điện, xe máy
Mục tiêu
 Kiến thức
Biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
 Kỹ năng
6


Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản: mũ bảo hiểm..
 Thái độ:
- Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp, xe đạp điện, xe
máy…
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết
bám chắc người ngồi đằng trước.
* Tiết 6: Văn hóa giao thông
Mục tiêu
 Kiến thức
- Nhận biết khái niệm về văn hóa giao thông.
- Các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa giao thông.
- Nhận biết những hành vi thiếu văn hóa trong giao thông để tránh.
 Kỹ năng
Nhận biết: Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp
luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thông”.
 Thái độ
Biết ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã
hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến
giao thông để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân
thiện và hiệu quả.

b. Cung cấp cho học sinh một số luật giao thông cần thiết trong từng tiết dạy
Tôi đã đọc quyển luật giao thông đường bộ cho các em trong các tiết sinh hoạt
lớp. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng góp phần làm giảm bớt tai nạn giao
thông. Hàng ngày các em thường đi học qua các đoạn đường có nhiều ngã ba, ngã
tư lại có nhiều xe cộ đi lại do vậy mà tôi cho các em học một số luật thiết thực với
các em:
+ Không nô đùa chạy nhảy dưới lòng, lề đường.
+ Khi đi trên đường phải đi đúng phần đường của mình, đi vào mép đường
bên phải, không đi hàng 2 hàng 3 trở lên.
+ Không đi xe đạp đến trường (Vì các em còn nhỏ).
+ Ngồi trên xe mô tô ,xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
+ Không mang ô dù, không kéo, bám tay nhau, không đứng hay ngồi ngược
khi ngồi sau xe đạp hoặc xe máy.
+ Không đu, bám đuổi theo các loại xe đang lưu thông trên đường.
+ Khi sang đường hoặc đến ngã ba, ngã tư, rẽ phải hoặc rẽ trái cần phải quan
sát và xin đường để các phương tiện giao thông chủ động được tốc độ và nhường
đường cho ta sang đường một cách an toàn.
- Cho các tổ theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn vi phạm những
điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt cuối tuần. Từ đó khuyến khích các em tự
giác, có thói quen tốt khi tham gia giao thông.
7


- Khi đi trên đường phải quan sát các biển báo giao thông . Ngoài các biển mà
các em đã được học trong chương trình, tôi còn giúp học sinh hiểu thêm tác dụng
của các loại biển thường gặp.
Ví dụ 1:
Biển ngược chiều là biển hình tròn nền đỏ có hình chữ nhật nền trắng ở giữa.
Nhằm chỉ dẫn cấm không được đi vào đường ngược chiều. Nếu ai đi vào đường có
cắm biển này là bị vi phạm. Đồng thời tôi đưa hình ảnh tham gia giao thông để các

em quan sát, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông. Từ đó các em có
ý thức tránh không vi phạm.

Biển cấm đi ngược chiều.
.
Ví dụ 2: Các biển hình tam giác nền vàng ở giữa có vẽ các hình màu đen biểu thị
nội dung sự nguy hiểm cần biết. Biển báo này báo cho người đi đường cần chú ý
những nguy hiểm, trở ngại có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước nên phải đi chậm
lại và quan sát tốt…

Chỗ ngoặt nguy
hiểm

Chỗ ngoặt nguy
hiểm liên tiếp

Đường hẹp cả
hai bên

Giao nhau chạy
theo vòng xuyến

giao nhau có tín
Cầu hẹp
Dốc lên nguy
Công trường
hiệu đèn
hiểm
- Khi tham gia giao thông đến ngã tư có tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng thì chấp hành
tốt hiệu lệnh của đèn. Đèn xanh đi bình thường, đèn vàng đi chậm lại để chuẩn bị

dừng. Đèn đỏ thì dừng hẳn không được đi.
8


- Giúp các em nắm được luật và nhớ lâu. Tôi cho các em quan sát các bức tranh về
thực hiện luật giao thông để các em phát hiện được những tranh nào thể hiện đúng
luật giao thông, tranh nào chưa thể hiện đúng luật giao thông .
- Tôi tổ chức cho các em thực hành giao thông trên sân trường hoặc trò chơi
Đèn xanh đèn đỏ vào các tiết Sinh hoạt tập thể. Kẻ sẵn trên sân trường ngã tư
đường có các mô hình tín hiệu đèn. Khi cho các em tham gia chơi, có các học sinh
thay nhau làm cảnh sát điều khiển giao thông và các lớp chia thành 4 ngả đường
với các phương tiện đi bộ và xe đạp. Khi được thực hành các em nắm luật và dễ
nhớ hơn. Với sự đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt
tôi đã tạo hứng thú cho các em học tập sôi nổi và nhớ, nắm luật ATGT đường bộ
nhanh hơn.
c. Các phương pháp cụ thể khi dạy tiết ATGT
* Phương pháp thảo luận nhóm
Khi dạy các em xếp hàng ra về, từ cổng trường các em đi về các ngả đường.
Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an
toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với
mình, sau đó tôi mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã
học.
* Phương pháp hồi tưởng
Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Tôi cho
học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi
phạm những điều cấm). Tôi ghi lại những ý chính sau đó cho học sinh nhắc lại
những hành vi vi phạm giao thông, để học sinh nhớ và không vi phạm những điều
đó.
* Phương pháp trắc nghiệm
Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú

học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng,
theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ
thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải
nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ
những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy
học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp,
có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.
* Phương pháp thực hành
Cho các em thực hành ngay trên sân trường, tôi dạy lồng ghép trong các buổi
sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải
đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải dừng lại quan sát,
giơ tay xin đường, sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo
9


viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia
giao thông.

*

Phương pháp trò chơi Trong các tiết học ,phần khởi động tôi thường lồng
ghép các biển báo an toàn giao thông vào trò chơi hoặc áp dụng lồng ghép
trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho
các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau,
đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:

- Khi vượt xe đỗ bên đường.
- Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.
- Khi đi ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ
là đúng.

 BIỆN PHÁP 2: KẾT HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
1. Kết hợp với gia đình
- Ngay từ đầu năm khi họp phụ huynh tôi đưa việc an toàn giao thông lên
hàng đầu để mỗi bậc phụ huynh có trách nhiệm kết hợp với nhà trường nhắc nhở
con em mình có ý thức tốt trong việc thực hiện an toàn giao thông.
- Cho phụ huynh và học sinh ký cam kết thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Thường xuyên phối hợp theo dõi phát hiện những học sinh có ý thức chưa
chấp hành tốt luật giao thông báo cho nhà trường để có biện pháp giáo dục kịp thời.
2. Kết hợp với chính quyền địa phương
- Bằng hệ thống loa truyền thanh thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở
những người dân không lấn chiếm lòng, lề đường để bán hàng quán, không để
đống rơm rạ, không đổ vật liệu, chất thải ra đường gây cản trở giao thông ...
- Không thả gia súc ra đường, bởi vì những con vật này nhiều khi gây ra
những vụ tai nạn rất thương tâm.
- Tổ chức sửa chữa san lấp những đoạn đường hỏng…
- Có hệ thống biển báo ở những khu vực nguy hiểm…
3. Kết hợp với công an
Cấm các loại phương tiện giao thông cũ nát không đủ quy định có nguy cơ
gây tai nạn nhất là các loại xe có gắn máy do người dân tự chế ra …
- Xử phạt thật nghiêm đối với những người chưa thực hiện đúng luật giao
thông, đối với những người đua xe, đánh võng trên đường, những người chạy quá
tốc độ…
- Tuyên truyền tất cả mọi người thực hiện tốt luật giao thông kể cả người đi
bộ và người ngồi trên xe. Đặc biệt là phụ huynh đưa đón con đến trường và khi
đứng đợi con trước cổng trường.

C/ KẾT LUẬN
I TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
10



a . Tóm tắt nội dung biện pháp


BIỆN PHÁP 1: Giáo dục trong nghà trường
1. Cho học sinh làm quen với phương tiện giao thông và đường giao thông
2. Kết hợp với bên đội
3. Dạy về ATGT qua các tiết Sinh hoạt tập thể của lớp.

 BIỆN PHÁP 2: Kết hợp giáo dục ý thức tham gia giao thông của học sinh
thông qua gia đình và xã hội
1. Kết hợp với gia đình
2 . Kết hợp với chính quyền địa phương
3. Kết hợp với công an
b . Kết quả đạt được
Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên ở
lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được thành tích khá cao về thực hiện an toàn giao thông
và đặc biệt trong năm học 2015 – 2016 áp dụng biện pháp đó với học sinh toàn
trường chúng tôi đã thu được kết quả sau:
+ Cuộc thi tìm hiểu về pháp luật an toàn giao thông dưới hình thức rung
chuông vàng với 30 câu hỏi ,lớp tôi đã có 2em trả lời xuất sắc với 30 câu,10 em trả
lời đến câu 29,còn lại các em đều trả lời đến câu thứ 25
+ Nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm không có em nào vi phạm giao thông.
+ Phần lớn các em đã biết phát hiện những hành vi chưa đúng của bạn khi
tham gia giao thông như: nô đùa trên đường đi học về, ngồi sau xe máy không đội
mũ bảo hiểm, một số bạn đi trái đường... Các em còn có ý thức tuyên truyền tới
gia đình và người thân về thực hiện tốt luật giao thông đường bộ bằng cách kể lại
những nội dung mà cô giáo đã dạy cho các em ở lớp.
+ Các em có kỹ năng, thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát

trước, sau khi muốn sang đường.
+ Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông không cần bố
mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học.
+ Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình
huống giao thông khi đi học đi chơi, biết phòng tránh các tình huống không an toàn
ở những vị trí nguy hiểm trên đường, tránh tai nạn xảy ra, làm tiền đề cho việc phát
triển ý thức chấp hành luật giao thông sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia
giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên.
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1.. Đối với giáo viên
Cần phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc tham gia tổ chức các hoạt
11


động nhằm giúp công tác giáo dục ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả.
Ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật giao thông,
có ý thức chấp hành luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với
nguy hiểm là an toàn, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an toàn trong các
tình huống khi tham gia giao thông, đồng thời phải nắm đươc những quy định để
đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
2. Đối với trường và ngành
Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động về
ATGT vào các hoạt động khác, phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh.
3. Đối với ban an toàn giao thông các cấp
- Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, các địa phươnghành tháng phải có bài viết
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
của người tham gia giao thông.
Rà soát bổ sung thiết bị cảnh báo an toàn giao thông trên các tuyến đường giao
thông nông thôn.
Phối hợp nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục về luật an toàn giao thông, đổi

mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng để
có kết quả tốt nhất.
- Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc
biệt là các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Giáo dục về trật tự an toàn giao thông ở trường học .
- Hỏi và đáp pháp luật giao thông đường bộ
-Hướng dẫn giảng dạy Pokemon cùng em học an toàn giao thông
Với những biện pháp và kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình
đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương
lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi
tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông vì bất kỳ ai khi tham
gia giao thông đều hướng tới: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người,
mọi nhà”.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn giao thông đường
bộ cho học sinh Tiểu học. Tôi rất mong sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và hội
đồng khoa học ngành để tôi làm tốt hơn ở những năm học sau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUỲNH PHỤ
…………………………………………………………………..................................
12


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

...................................
…………………………………………………………………..................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................
…………………………………………………………………..................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
................................................................................................
…………………………………………………………………..................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Điểm bằng số:...........................................................................................................
Điểm bằng chữ :........................................................................................................

13




×