Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Luận văn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khiếu nại ở PJICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.59 KB, 57 trang )

Lời mở đầu
Trên thế giới, bảo hiểm là một ngành đã có từ rất lâu đời. Tại các nớc phát
triển bảo hiểm đã cho thấy đợc vài trò qua trọng trong nền kinh tế và cả trong đời
sống của mọi ngời dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho
nền kinh tế mà nó còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia
đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản
xuất kinh doanh mỗi khi gặp rủi ro. ở Việt Nam ngành bảo hiểm cũng đã có hơn
40 năm hoạt động nhng vẫn còn là một ngành rất mới. Nhng theo xu thế phát
triển chung và nhu cầu của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã đợc quan tâm phát
triển một cách đúng đắn. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây bảo hiểm mới dần
trở nên quen thuộc đối với đa số ngời dân Việt Nam. Và ngành bảo hiểm cũng
ngày một chứng tỏ đợc tầm quan trọng của mình đối với ngành kinh tế và đang
dần đi vào cuộc sống của mỗi ngời dân.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc, vấn đề quan
trọng hàng đầu đợc đặt ra đó là việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và vận
tải. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải ở nớc ta hiện nay vẫn còn thấp
kém cha đáp ứng đợc sự gia tăng của các phơng tiện giao thông. Vấn đề tai nạn
giao thông đang trở thành vấn đề quan tâm của tất cả mọi ngời mọi nhà và toàn
xã hội. Nhà nớc ta đã có rất nhiều những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất do
tai nạn giao thông và hỗ trợ những trờng hợp bị tai nạn sớm hồi phục sức khoẻ,
phục hồi tài chính hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Một trong số những biện pháp
đó là việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo
hiểm, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Và khâu quan trọng
nhất trong nghiệp vụ này là giải quyết khiếu nại. Trong thời gian thực tập tại
PJICO em thấy công tác này trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đợc
công ty thực hiện khá hiệu quả. Giải quyết khiếu nại trong nghiệp vụ này có vai
trò rất lớn, không chỉ với công ty mà quan trọng hơn là với những ngời bị tai nạn.
Công tác này đợc thực hiện càng hiệu quả thì tác dụng của nó càng to lớn. Vì
1



vậy em đã quyết định chọn đề tài Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở
PJICO và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khiếu nại ở PJICO
với mục đích nghiên cứu kỹ hơn công tác giải quyết khiếu nại ở đây. Sau đó, với
những kiến thức đã học nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này tại
công ty, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và góp phần vào sự phát triển
chung của công ty.
Phần nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
Chơng I:

Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

Chơng II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới và công tác giải quyết khiếu nại nghiệp vụ này tại
PJICO.
Chơng III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ
giới ở PJICO.

2


Nội dung
Chơng I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe

cơ giới.
I - Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới.
Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự mở cửa, kinh tế nớc ta đã có đợc tăng trởng khá. Sự tăng trởng đó đã tạo điều kiện cho ngành giao thông vận
tải phát triển, đặc biệt là giao thông đờng bộ. Những cây cầu, những con đờng
cao tốc, đờng nhựa, đờng đá, đợc xây dựng với số lợng và chất lợng ngày càng

cao trên khắp mọi miền của đất nớc. Tính tới năm 2002 mạng đờng bộ Việt
Nam dài 221.115 km. Trong đó quốc lộ chiếm 15.824 km ( 7,16%); đờng liên
tỉnh và tỉnh lộ là 19.916 km ( 9,00%); đờng huyện lộ 37.947 km (17,16%); đờng
địa phơng chung 134.463 km (60,8%); đờng đô thị 5.944 km (2,69%); đờng
chuyên dùng 7021 km (3.18%). Cùng với đó, các phơng tiện giao thông vận tải
đờng bộ ngày càng nhiều đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận
chuyển của con ngời. Các doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều và số lợng ô tô để vận chuyển hàng hoá cũng tăng theo. Một số gia đình giàu có thì có
thể mua xe ô tô gia đình. Một số gia đình khá giả với số tiền khoảng 50 triệu
đồng tích luỹ cộng thêm tiền vay ngân hàng là có thể kinh doanh vận tải hàng
hoá hay hành khách. Còn những gia đình với thu nhập trung bình cũng chỉ cần 5
7 triệu đồng là có thể mua đợc xe máy để đáp ứng nhu cầu đi lại. Do đó, số lờng xe cơ giới ở nớc ta tăng lên không ngừng và rất nhanh chóng. nhng bên cạnh
đó số vụ tai nạn giao thông đờng bộ và số ngời chết vì tai nạn cũng tăng nhanh.
Nh vậy, tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và số vụ tai nạn tăng theo số
lợng xe cơ tham gia giao thông cùng với số kilômet đờng mới đợc đa vào sử
dụng là điều chăc chắn. Điều này đợc thể hiện rõ qua số liệu thống kê trong hai
bảng sau:

3


Bảng 1: S lng xe tham gia giao thụng.
Nm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

2000
2001
2002
2003

Tng s
1.974.261
2.720.062
3.330.000
3.918.935
4.595.250
5.244.978
5.643.000
6.051.000
6.965.562
8.916.134
10.880.401
12.054.000

ụ tụ
270.036
292.899
330.000
340.779
386.976
417.768
443.000
465.000
486.608
557.092

607.401
675.000

Mụ tụ
1.704.225
2.427.163
3.000.000
3.578.156
4.208.274
4.827.210
5.200.000
5.586.000
6.478.954
8.359.042
10.273.000
11.379.000
(Nguồn:Cục Đờng bộ)

Qua bảng trên ta thấy từ năm 1992 đến năm 2003 tốc độ tăng lợng xe cơ
giới ở nớc ta là rất lớn. Số lợng xe đã tăng hơn 6 lần, trung bình mỗi năm tăng
hơn 900.000 xe các loại. Đặc biệt là trong ba năm 2000, 2001 và 2002, mỗi năm
tăng khoảng 2 triệu xe. Trong đó, ôtô mỗi năm tăng khoang 37.000 xe, gấp
khoảng 2.5 lần. Còn xe máy tăng gần 7 lần, mỗi năm tăng khoảng 880.000 xe.

4


B¶ng 2:Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam: Từ năm 1992-2003:
Năm


Số vụ

1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

8.165
11.678
13.118
15.376
19.075
19.159
19.975
20.733
22.486
25.04
27.134
19.852

Số
người

chết
2.755
4.35
4.533
5.43
5.581
5.68
6.067
6.67
7.5
10.477
12.8
11.319

Số người bị T/L số người chết
thương
trên 10.000 xe
9.04
13,9
12.59
15,9
13.056
13,6
16.92
13,8
21.556
12,1
21.905
10,8
22.723

10,7
23.911
10,9
25.4
10,7
29.188
11,7
30.733
11,8
20.4
9,4
(Nguån:” Côc §êng bé”)

Qua b¶ng trªn ta thÊy, tai nạn giao thông Đường bộ ở Việt Nam
liên tục tăng về số vụ, số người bị chết và số người bị thương. Năm 1995, số vụ
tai nạn xảy ra hơn 15.000, năm 1996 số vụ tăng khá cao, lên đến hơn 19.000, từ
năm 1997 đến năm 2000, tai nạn tiếp tục tăng tới hơn 22.000 vụ làm chết bình
quân 6.500 người, riêng năm 2001 tuy số vụ tăng không cao nhưng số người bị
chết tăng đột biến (10.866 người). Năm 2003, số người chết về tai nạn giao
thông đường bộ đã bước đầu giảm xuống (-9,4%), số người bị thương giảm
xuống (-35,2%). Số lượng xe máy tham gia giao thông tăng cao làm tai nạn giao
thông đường bộ tăng đột biến. Thể hiện: Số vụ tai nạn do xe máy gây ra chiếm
tỷ lệ cao trong tai nạn giao thông đường bộ:
+ Năm 1993: xe máy tăng 42,42% (tăng 722.938 xe, trước đó mỗi năm
chỉ tăng dưới 200.000 xe), số người chết vì TNGT tăng 29,9%.
+ Năm 2000: xe máy tăng 11,6% và số người bị chết bắt đầu tăng cao:
12,44%
+ Năm 2001: xe máy tăng 29,61% (1.880.088 xe), số người bị chết vì tai
nạn giao thông đường bộ tăng đột biến: 39.69%.
5



Tai nạn giao thông xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả
những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Nhng dù cho
nguyên nhân nào thì một điều chắc chắn là khi tai nạn xảy ra thì cả ngời bị nạn,
ngời chủ xe, ngời thân của họ hay doanh nghiệp đều phải chịu những tổn thất
nhất định. Những tổn thất đó đôi khi rất nhỏ nhng có những lúc nó để lại hậu quả
rất nặng nề, có thể là khiến cho một gia đình bị lâm vào tình trạng khó khăn hay
thậm chí khiến cho một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. Vì thế tham
gia bảo hiểm xe cơ giới là hết sức cần thiết. Để khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại
lớn về tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thờng cho những thiệt hại đó,
đảm bảo cho cuộc sống gia đình hay hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ xe.
2.Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm xe cơ giới đã đem lại những tác dụng to lớn cho mỗi cá nhân,
mỗi tổ chức kinh tế-xã hội.
2.1.Đối với cá nhân và doanh nghiệp.
Chủ phơng tiện giao thông vận tải khi tham gia bảo hiểm sẽ nộp cho nhà
bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, các khoản phí này sẽ hình thành
quỹ tiền tệ tập trung. Các công ty bảo hiểm sử dụng quỹ này để chi trả cho hoạt
động quản lý kinh doanh và phần lớn là chi bồi thờng cho ngời đợc bảo hiểm khi
có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Nh vậy, khi có các tổn thất xảy ra
thuộc phạm vi bảo hiểm chủ phơng tiện giao thông vận tải sẽ đợc bồi thờng. Do
vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời góp phần ổn định tái chính, khắc phục những hậu
quả khó khăn về vật chất cũng nh tinh thần cho ngời bị nạn, giúp họ nhanh
chóng khôi phục sau rủi ro tai nạn.
2.2.Đối với xã hội.
Bảo hiểm xe cơ giới giúp cho ngời tham gia nhanh chóng khắc phục nhng
khó khăn về tài chính, giải quyết nhng tranh chấp phát sinh giữa ngời bị thiệt hại
và ngời có trách nhiệm tring thiệt hại đó.. Qua đó góp phần đảm bảo trật tự an
toàn xã hội. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm còn tham gia vào các hoạt động xã

hội giúp nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thông, xây dựng
6


những công trình đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng, mua sắm trang thiết bị
an toàn nh rải nhựa, làm lan can hai bên đờng, xây dựng đờng tránh nạn trên các
đèo dốc, tăng thêm các biển báo nguy hiểm các biện pháp này cả chủ xe và
nhà bảo hiểm đều có lợi.
2.3.Đối với Nhà nớc.
Thông qua thuế, các công ty bảo hiểm còn góp phần tăng doanh thu cho
ngân sách Nhà nớc. Ngoài ra bảo hiểm là kênh huy động vốn quan trọng đối với
nền kinh tế và góp phần tạo thêm việc làm cho ngời lao động, góp phần giảm
gánh nặng về việc làm.

II - Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới.
1. Đối tợng và phạm vi bảo hiểm.
1.1. Đối tợng bảo hiểm.
Xe cơ giới đợc hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đờng bộ
và chỉ có thể chuyển động bằng động cơ của chính mình. Các loại xe cơ giới bao
gồm ôtô, môtô và xe máy. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài
sản và đợc thực hiện dới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Qua đó, chủ xe tham gia
bảo hiểm vật chất xe sẽ đợc bồi thờng cho những thiệt hại vật chất xảy ra với xe
của mình do những rủi ro đợc bảo hiểm gây nên. Nhng xe cơ giới chỉ đợc bảo
hiểm khi có đủ những điều kiện cơ bản nh: xe phải có giá trị sử dụng; xe phải
xác định đợc về mặt giá trị hay lợng hoá đợc bằng tiền; xe phải đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn giao thông theo quy định của pháp luật;
xe phải là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Nh vậy, đối tợng bảo hiểm vật chất xe cơ
giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và đợc phép lu hành trên lãnh thổ
quốc gia.

Trên thực tế, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe, thờng là với
môtô, xe máy hoặc chỉ tham gia bảo hiểm cho một số bộ phận của xe, th ờng là

7


với xe ôtô. Bộ phận xe hay tổng thành xe, đối với ôtô có các tổng thành nh: thân
vỏ, động cơ, hộp số, hệ thống lái,
1.2. Phạm vi bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thoả thuận
nếu những rủi ro đó xảy ra thì nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thờng cho
chủ phơng tiện. Cũng nh các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm vật chất xe cơ
giới cũng chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ gây thiệt hại
phần vật chất thân xe. Thông thờng, những rủi ro đợc bảo hiểm bao gồm:
+ Tai nạn do đâm va, lật đổ;
+ Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, ma đá;
+ Mất cắp toàn bộ xe;
+ Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thờng thiệt hại trong
những trờng hợp sau:
+ Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lợng, hỏng hóc do khuyết tật
hoặc h hỏng thêm do sửa chữa;
+ H hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp mà không do
tai nạn gây ra;
+ Mất cắp bộ phận xe;
+ Chủ xe, lái xe cố ý gây thiệt hại;
+ Chủ xe lái xe vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông(xe
không có giấy phép, lái xe không có bằng lái,);
+ Xe không đủ điều kiện kĩ thuật và thiết bị an toàn để lu hành theo quy
định của luật an toàn giao thông đờng bộ;

+ Những thiệt hại gián tiếp nh: giảm giá trị thơng mại, làm đình trệ sản
xuất kinh doanh;
+ Thiệt hại do chiến tranh.
Ngoài ra, cũng nh các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm còn chịu trách
nhiệm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm đề phòng và hạn chế tổn
8


thất xảy ra thêm, các chi phí phát sinh khi đa xe về nơi sửa chữa, chi phí giám
định nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm đã đợc quy định trớc trong hợp đồng.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe
mới thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới, nếu chủ xe cũ
không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chũ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn
lại phí cho họ.
2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trờng của xe tại
thời điểm chủ xe tham gia bảo hiểm cho xe. Việc xác định đúng giá trị của xe
tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thờng. Giá trị xe thờng
đợc xác định dựa vào nhữn yếu tố nh: loại xe, năm sản xuất, mức độ sử dụng xe,

Tuy nhiên, trên thực tế, để đơn giản trong việc xác định giá trị bảo hiểm
của xe, các công ty bảo hiểm thờng tính trên cơ sở giá mua mới (nguyên giá) và
khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu(nguyên giá) - Khấu hao

Khi tính khấu hao phải theo những nguyên tắc sau:
+ Chỉ sử dụng nguyên tắc khấu hao đều;
+ Khấu hao tính so với nguyên giá;
+ Khấu hao tính theo tháng, nếu tham gia bảo hiểm từ ngày 15 trở về đầu
tháng, tháng đó không tính khấu hao, còn từ ngày 16 đến cuối tháng thì tháng đó

phải tính khấu hao.
Giá trị bảo hiểm là cơ sở để ngời tham gia bảo hiểm xác định số tiền bảo
hiểm. Vì đây là loại hình bảo hiểm tài sản nên về nguyên tắc, chủ xe có thể tham
gia với số tiền bảo hiểm lớn nhất bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, chủ xe cơ
giới có thể tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm theo điềm
khoản giá trị thay thế mới nếu đợc công ty bảo hiểm chấp nhận. Nhng các chủ xe
thờng tham gia bảo hiểm dới giá trị dới hình thức bảo hiểm cho một số tổng
thành của xe mà không bảo hiểm cho toàn bộ xe.
9


3. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là nhân tố đầu tiên quyết định sự lựa chọn của khách hàng.
Vì vậy việc xác định chính xác phí bảo hiểm sẽ bảo đảm cho hoạt động của
Công ty đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho Công ty trên thị trờng bảo hiểm.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tợng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công
ty bảo hiểm thờng căn cứ vào những nhân tố sau:
- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, xác suất
rủi ro cũng khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất cũng sẽ đợc tính riêng cho từng
loại xe. Thông thờng, các công ty bảo hiểm đa ra các biểu xác định phí bảo hiểm
phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân các loại xe
thành nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc,
chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng khi thay
thế.Đối với những loại xe hoạt động không thông dụng nh xe kéo rơ moóc, xe
chở hàng nặng, do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thờng đợc công thêm
một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe, mỗi loại xe đợc tính theo công
thức sau:
P = f + d
Trong đó P: Phí bảo hiểm mồi đầu xe

f: Phí thuần
d: Phụ phí
Căn cứ vào tình hình tổn thất năm trớc. Căn cứ vào số liệu thống kê công
ty bảo hiểm sẽ thực hiện tính toán phí thuần f cho mỗi đầu xe nh sau:
n

f =

Si * Ti
i =1

n

Ci
i =1

Trong đó : Si : Số vụ tai nạn xảy ra năm thứ i
Ti : Thiệt hại bình quân một vụ tai nạn năm i
Ci : Số xe hoạt động năm i
10


Phụ phí d bao gồm chi phí quản lý, phí đề phòng hạn chế tổn thất. Phần
phí này thờng đợc tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thờng.
Ngoài ra, khi tính phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm còn dựa vào những
nhân tố sau :
- Khu vực giữ và để xe: Thông thờng thì các công ty bảo hiểm ít quan tâm
đến nhân tố này nhng cũng có một số công ty bảo hiểm lại rất coi trọng nhân tố
này. Đây là nhân tố liên quan đến những rủi rjo nh cháy nổ, mất cắp,...
- Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí

bảo hiểm vì nó giúp công ty bảo hiểm biết đợc mức độ rủi ro có thể xảy ra. Rõ
ràng là những xe chỉ phục vu cho mục đích đi lại thì có xác suất rủi ro thấp hơn
so với những xe dùng vào mục đích kinh doanh vì xe dùng vào mục đích kinh
doanh thơng phải đi nhiều và trên một diện rộng hơn xe dùng cho mục đích đi lại
thông thờng.
- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của ngời yêu cầu bảo hiểm và những ngời thờng xuyên sử dụng chiếc xe đợc bảo hiểm. Theo số liệu thống kê cho thấy các
lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Do vậy, thờng các
công ty bảo hiểm thờng áp dụng giảm phí cho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi.
Tuy nhiên, Với những lái xe quá lớn tuổi thờng phải có giấy chứng nhận sức
khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lợng lớn tham gia
bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thờng áp dụng mức giảm phí so
với mức phí chung theo số lợng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các
công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những ngời tham gia bảo
hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có
khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ
giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là xe chỉ hoạt
động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ đóng phí cho những ngày hoạt động
theo công thức sau:

11


Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm

*

Số tháng xe hoạt động trong năm
12 tháng


- Biểu phí đặc biệt: Khi khách hàng có số lợng xe tham gia bảo hiểm
nhiều, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó.
Việc tính toán biểu phí riêng cũng tơng tự nh cách tính phí đợc đề cập ở trên, chỉ
khác là chỉ dựa trên các số liệu thống kê về bản thân khách hàng đó, cụ thể:
+ Số lợng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
+ Tình hình bồi thờng tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách

hàng

ở những năm trớc đó;
+ Tỷ lệ phí theo quy định của công ty.
Trong trờng hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công
ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt, còn nếu cao hơn (hoặc bằng) thì
công ty bảo hiểm sẽ áp dụng méc phí chung.
- Hoàn phí bảo hiểm: Có những trờng hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả
năm, nhng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó thì
thông thờng trong trờng hợp này công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của
những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại đợc tính theo công
thức sau:
Phí
hoàn
lại

=

Phí
cả
năm


Số tháng không hoạt động
*

Tỷ lệ
* hoàn lại phí

12 tháng

Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ hoàn phí khác nhau nhng thông thờng tỷ lệ này là
80%.
Trong trờng hợp chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng vảo hiểm khi cha hết thời
hạn hợp đồng thì thông thờng công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho
thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhng với điều kiện là chủ xe cha có lần
nào đợc công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
4.Giám định và bồi thờng.

12


4.1.Tai nạn và giám định.
Theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm
xảy ra, công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thờng hoặc chi trả
tiền bảo hiểm cho ngời thụ hởng quyền lợi bao hiểm. Nhng trớc khi yều cầu
công ty bảo hiểm bồi thờng hay chi trả tiền bảo hiểm thì khi tai nạn xảy ra, chủ
xe hoặc láI xe phải có trách nhiệm tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt
khác phải nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết. Chủ xe không đợc di
chuyển, tháo dỡ hay sửa chữa xekhi cha chó ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trờng hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng đợc
thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và ngời tham gia bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm.
Ngay khi có thông báo tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành giám định

tổn thất với sự có mặt của chủ xe, lái xe hay ngời đại diện hợp pháp nhằm xác
định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Trong trờng hợp hai bên không đạt đợc sự
thống nhất thì giám định viên chuyên môn sẽ đợc chỉ định làm trung gian.

4.2.Hồ sơ bồi thờng.
Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thờng thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải
cung cấp những tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của công ty bảo hiểm, thông thờng gồm có các giấy tờ sau:
- Tờ khai tai nạn của chủ xe;
- Bản sao của giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe,
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môI trờng phơng tiện xe
cơ giới đờng bộ, giấy phép lái xe;
- Kết luận kiểm tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: biên
bản khám nghiệm hiện trờng, biên bản khám nghiệm liên quan đến tai nạn, biên
bản giải quyết tai nạn;
- Các biên bản xác định trách nhiệm của ngời thứ ba;
13


- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn nh chi phí sủa chữa xe, chi phí
thuê cẩu kéo,
4.3.Nguyên tắc bồi thờng tổn thất.
Bồi thơng tổn thất cũng phải tuân theo một số quy tắc sau:
Thứ nhất: Trong trờng hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dới giá trị thực tế,
số tiền bồi thờng đợc tính nh sau:

Số tiền
bồi thờng

=


Thiệt hại
thực tế

*

Số tiền bảo hiểm
Giá trị thực tế của xe

Thứ hai: Xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế.
Theo nguyên tắc chung của bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận số
tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Nhng nếu ngời tham gia bảo
hiểm cố tình hoặc vô tình tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm
thì khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm chỉ bồi thờng số tiền bằng gia trị thực
tế và luôn nhỏ hơn giá trị thực tế của xe. Ví dụ, một chiếc xe ôtô có giá trị thực
tế tại thời điểm ký hợp đồng là 300 triệu đồng nhng chủ xe lại tham gia bảo hiểm
với số tiền là 400 triệu đồng. Nh vậy, khi có tổn thất xảy ra, giả sử là tổn thất bộ
phận là 50 triệu đồng thì số tiền bồi thờng ở đây cũng chỉ là 50 triệu đồng. Hay
giả sử là tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi thờng cũng chỉ là 300 triệu đồng.
Trong trờng hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị, trờng
hợp này gọi là bảo hiểm theo giá trị thay thế mới. Ví dụ, một chiếc xe ôtô có giá
trị thực tế là 3500 triệu đồng nhng chủ xe lại muốn tham gia bảo hiểm với số tiền
là 500 triệu đồng, để khi có tổn thất toàn bộ xảy ra thì chủ xe đó sẽ nhận đợc số
tiền bồi thờng là 500 triệu đồng để có thể mua chiếc xe ôtô mới có giá trị là 500
triệu đồng. Tuy nhiên, để đợc bảo hiểm theo giá trị thay thế mới thì chủ xe phải
chấp nhận những điều kiện rất chặt chẽ của công ty bảo hiểm và phải đóng một
mức phí cao hơn.
Thứ ba: Trong trờng hợp tổn thất bộ phận.

14



Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ đợc giải quyết bồi thờng theo một
trong hai nguyên tắc trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thờng giới hạn mức
bồi thờng đối với tổn thất bộ phận bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
Ví dụ:
Chủ xe A tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế một chiếc xe ôtô
giá trị thực tế trên thị trờng Việt Nam là 300 triệu đồng. Trong thời hạn bảo hiểm
xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm thiệt hại nh sau:
+ Thân vỏ: 70 triệu đồng
+ Động cơ: 50 triệu đồng.
Theo quy định của các công ty bảo hiểm tỷ lệ giá trị tổng thành nh sau: Tỷ lệ
tổng thành thân vỏ 53,5% động cơ 15,5%.
Nh vậy trong trờng hợp này công ty bảo hiểm sẽ bồi thờng nh sau:
+ Thân vỏ = 300 * 53% = 170 triệu đồng, lớn hơn phạm vi bảo hiểm nên
sẽ bồi thờng 70 triệu đồng
+ Động cơ = 300 * 15,5% = 46,5 triệu đồng, bồi thờng 46,5 triệu đồng.
Thứ t:Trờng hợp tổn thất toàn bộ.
Xe đợc coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc bị thiệt hại
nặng đến mức không thể sửa chữa đợc hoặc chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc
lớn hơn giá trị thực tế của xe. Nếu tổn thất toàn bộ, chủ xe sẽ đợc bồi thờng theo
giá trị ghi trong đơn bảo hiểm.
Ví dụ:
Chủ xe A có chiếc xe ôtô giá trị thực tế 200 triệu đồng tham gia bảo hiểm
toàn bộ với số tiền bảo hiểm là 200 triệu đồng. Theo quy định của công ty chỉ đợc coi là tổn thất toàn bộ ớc tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc lớn hơn 90% giá
trị thực tế xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, chi
phí sửa chữa nh sau:
+ Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 100 triệu đồng.
+ Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa:
Tổng cộng thiệt hại:


40 triệu đồng.
140 triệu đồng

15


Giá trị thiệt hại này nhỏ hơn 90% giá trị thực tế xe (140/200=0,7) nên
không đợc bồi thờng toàn bộ ớc tính mà chỉ đợc bồi thờng bộ phận nh trên.
Các công ty bảo hiểm thờng quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị
thực tế của xe đạt tới hoặc vợt qua một tỷ lệ giới hạn nhất định nào đó thì đợc coi
nh là tổn thất toàn bộ ớc tính tuy nhiên giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe.
Ngoài ra, khi tính toán số tiền bồi thờng còn phải tuân theo những nguyên
tắc sau:
- Những bộ phận thay thế mới, khi bồi thờng phải trừ khấu hao đã sử dụng
hoặc chỉ tính giá trị tơng đơng với giá trị của bộ phận đợc thay thế mới ngay trớc
khi xảy ra tai nạn. Khấu hao theo nguyên tắc khấu hao nh đã nói ở trên.
- Công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận đợc thay thế hoặc đã bồi thờng toàn bộ giá trị.
- Nếu thiệt hại liên quan đến trách nhiệm của ngời thứ ba, công ty bảo
hiểm bồi thờng cho chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lu quyền khiếu nại và chuyển
quyền đòi bồi thờng cho công ty bảo hiểm kèm theo hồ sơ, chứng từ có liên
quan.
Bảo hiểm trùng: Có những trờng hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất
xe theo nhiều đơn bảo hiểm. Trong trờng hợp này, khi thiệt hại xảy ra thì tổng số
tiền bồi thờng mà chủ xe nhận đợc chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế. Giới hạn trách
nhiệm của mỗi công ty bảo hiểm thông thờng dựa vào tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm
ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng số tiền bảo
hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm.
III - Giải quyết khiếu nại đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
1. Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại.

Công tác giải quyết khiếu nại là khâu cuối cùng và quyết định chất lợng
của một sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.
Giải quyết khiếu nại một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, hợp lý là sự
16


biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với
khách hàng của mình. Giải quyết khiếu nại bao gồm hai nội dung chính là giám
định tổn thất và giải quyết bồi thờng.
Giám định tổn thất là quá trình xem xét phân tích đánh giá rủi ro xảy ra
dẫn đến tổn thất. Từ đó, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để từ đó đo l ờng tổn thất. Kết quả giám định tổn thất là cơ sở để xem xét giải quyết bồi thờng một cách chính xác và thoả đáng. Giám định đúng, chính xác sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm bồi thờng một cách chính xác và thoả
đáng nhất, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Qua đó làm tăng uy tín của doanh
nghiệp đối với khách hàng, ngoài ra còn giúp ngăn chặn và giảm bớt đợc hiện tợng trục lợi trong bảo hiểm.
Giải quyết bồi thờng là việc nhà bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền nhất
định hay hiện vật cho ngời tham gia bảo hiểm khi có thiệt hại thuộc phạm vi bảo
hiểm xảy ra. Bồi thờng đợc thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng không
chỉ khách hàng sẽ nhanh chóng vợt qua đợc những khó khăn về tài chính mà còn
giúp doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng, và
nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng bảo hiểm, là cách
quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm.

17


2.Giám định tổn thất.
2.1.Yêu cầu của công tác giám định.
Công tác giám định đợc thực hiện bởi các chuyên viên giám định hay
giám định viên bảo hiểm. Các giám định viên bảo hiểm do doanh nghiệp lựa
chọn nhng thờng là chính nhân viên của bản thân các doanh nghiệp. Công việc

chính của chuyên viên giám định bao gồm:
+ Ghi nhận thiệt hại:Khi ngời tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro thuộc
phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất họ sẽ thông báo cho nhà bảo hiểm biết. Nhà
bảo hiểm sẽ chỉ định một giám định viên đến tiến hành giám định, giám định
viên sẽ ghi lại những tổn thất, mức độ tổn thất và lập thành biên bản .
+ Đề xuất biện pháp bảo quản và đề phòng thiệt hại:Khi thiệt hại xảy ra
các giám định viên phải có nghĩa vụ can thiệp nhằm giảm thiểu tổn thất.
Ngoài ra, chuyên viên giám định còn phải phân tích thông tin từ những
ngời có liên quan để kết hợp rồi đa ra những kết quả giám định chính xác nhất.
Chuyên viên giám định là trung gian nên có vai trò rất quan trọng, một
chuyên viên giám định phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải công minh, cẩn thận, hiểu biết thấu đáo về đối tợng đợc bảo hiểm.
- Khi tiến hành giám định, giám định viên đợc lựa chọn phải độc lập về lợi
ích với các bên liên quan.
- Giám định viên do công ty bảo hiểm chỉ định đợc uỷ nhiệm có giới hạn,
sự uỷ nhiệm này không đợc tự tiện trao cho ngời khác.
Giám định viên phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình thu
thập và cung cấp cho các bên.
2.2.Quy trình giám định tổn thất.
Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định khi có tai nạn, có
tổn thất xảy ra thuộc pham vi trách nhiệm của bảo hiểm. Tuỳ từng nghiệp vụ bảo
hiểm mà tổ chức giám định tổn thất cho phù hợp nhng nhìn chung có thể khái
quát quy trình giám định theo các bớc: Chuẩn bị giám định,tiến hành giám định

18


và lập biên bản giám định. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì
quy trình giám định thờng bao gồm các bớc sau:
Bớc 1: Tiếp nhận và xử lý sơ bộ các thông tin về tai nạn:

Trong bớc này nhà bảo hiểm sẽ nhận thông tin về tai nạn từ phía khách hàng, từ
những ngời có liên quan để kiểm tra tính xác thực của thông tin nhằm xác định
sơ bộ về trách nhiệm giám định và nội dung giám định.
Các thông tin về tai nạn bao gồm:
- Ngày, giờ, địa điểm xảy ra tai nạn
- Các thông tin về xe gặp nạn : biển số xe, tên, chủ xe
- Số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi cấp bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm, loại hình bảo hiểm tham gia.
Bớc 2: Dự kiến phơng án và chuẩn bị giám định :
Các giám định viên sau khi nhận đợc thông tin và xử lý các thông tin sẽ lựa chọn
các phơng án giám định phù hợp để chuẩn bị cho quá trình tiến hành giám định.
Đồng thời nhà bảo hiểm hớng dẫn giúp đỡ chủ xe thu nhập và hoàn thành hồ sơ
khiếu nại.
Bớc 3: Tiến hành giám định:
Đây là khâu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ tổn thất của xe gặp tai nạn.
Chủ xe có nghĩa vụ bảo vệ xe nhằm hạn chế thiệt hại nếu có tổn thất phát sinh
thêm do các nguyên nhân khách quan, ngời đợc bảo hiểm phải thông báo chính
xác, cụ thể cho Công ty Bảo hiểm biết.
Việc tiến hành giám định đợc giám định viên thoả thuận trớc với ngời đợc bảo
hiểm về thời gian và địa điểm giám định. Quá trình giám định phải có mặt của
chủ xe, ngời điều khiển xe, hay ngời đại diện hợp pháp của họ.
Việc giám định phải đợc lập biên bản giám định, xác định các bộ phận tổn thất,
mức độ tổn thất và dự trù các phơng pháp xử lý thiệt hại. Đối với những xe bị tổn
thất có nhiều chi tiết cấu thành, cần tiến hành giám định và lập biên bản giám
định riêng cho các bộ phận cấu thành. Đồng thời quá trình giám định phải chụp
ảnh về các bộ phận tổn thất để phục vụ cho quá trình đánh giá thiệt hại, chứng
minh cho tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất.
19



- Chụp ảnh: Phải chụp ảnh cả tổng thể và chi tiết trong đó chụp cả biển số
xe, số máy, số khung, hiện trờng xảy ra tổn thất, ảnh các chi tiết gãy hỏng bên
trong. ảnh chụp phải bộc lộ rõ thiệt hại. Có thể chụp ảnh những chi tiết nhằm
chứng minh nguyên nhân tai nạn.Sau khi chụp ảnh cần phải đa ảnh vào hồ sơ
giám định trong đó phải ghi rõ tên ngời chụp, chú thích
- Lập biên bản giám định: Đây là một khâu công việc quan trọng đòi hỏi tỉ
mỉ, không bỏ sót, phải liệt kê chính xác đợc những thiệt hại và đồng thời cũng
phải thể hiện đợc mối quan hệ nhân quả và hậu quả thiệt hại. Biên bản giám định
có thể đợc thực hiện một hay nhiều lần tuỳ mức độ phức tạp. Nội dung biên bản
giám định gồm:
+ Thời gian giám định;
+ Họ tên, chức vụ, cơ quan của ngời tham gia giám định;
+ Biển số xe, số khung, số máy, nhãn hiệu, loại xe, trọng tải của xe bị
tai nạn;
+ Tên chủ xe, tên ngời lái xe.
Các nội dung khác về tổn thất nh bộ phận bị thiệt hại, mức độ, kích thớc
(kèm ảnh chụp liên quan). Nếu nh h hỏng nhiều bộ phận thì có thể sử dụng bản
phụ lục kèm theo (mẫu sau)
Bản phụ lục giám định

Số
TT

Bộ phận h hỏng

Mức độ
h hỏng

Đề xuất giám định
Sửa


20

Thay


3. Bồi thờng và chi trả tiền bảo hiểm.
3.1.Mở hồ sơ khách hàng.
Khi nhận đợc biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan, bộ
phận giải quyết bội thờng phải mỏ hồ sơ khách hàng và ghi lại theo thứ tự hồ sơ
(số hợp đồng) và thời gian. Sau đó, đối chiếu với bản hợp đồng gốc về các thông
tin liên quan đến bản kê khai tổn thất. Tiếp theo phải thông báo cho khách hàng
là đã nhận đợc đầy đủ giấy tờ cần thiết, thiếu loại giấy tờ nào cũng phải thông
báo cho khách hàng để nhanh chóng bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
3.2.Xác định số tiền bồi thờng.
Sau khi hoàn tất hồ sơ bồi thờng, bộ phận giải quyêt bồi thờng phải tính
toán số tiền bồi thờng trên cơ sở khiếu nại của ngời đợc bảo hiểm. Căn cứ xác
định số tiền bồi thờng:
- Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất;
- Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm;
- Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp;

3.3.Thông báo bồi thờng.
Sau khi số tiền bồi thờng đợc xác định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thông
báo chấp nhận bồi thờng và đề xuất các hình thức bồi thờng.
3.4.Truy đòi ngời thứ ba.
Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thờng phải áp dụng các biện pháp để
tiến hành truy đòi ngời thứ ba nếu họ có trách nhiệm trong trờng hợp tổn thất
xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trờng tái bảo hiểm.


21


Chơng II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo

hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giải quyết
khiếu nại nghiệp vụ này tại Pjico.
I - Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của
công ty Pjico.
1. Sự ra đời của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Ngày 27/05/1995, Công ty đã đợc Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận số
06-TC/GCN công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm. Ngày
08/06/1995, Công ty đợc UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số
183/GP-UB và ngày 15/06/1995, Uỷ ban kế hoạch (nay là Sở Kế hoạch - đầu t)
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
- Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Join-stock Insurance Company
- Tên viết tắt: PJICO
- Hình thức hoạt động: Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ khi thành lập: 55 tỷ đồng (VND)
- Thời gian hoạt động: 25 năm
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đợc thành lập bởi 7 cổ đông sáng
lập là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam,
Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công
ty vật t và thiết bị toàn bộ, Công ty điện tử Hà Nội, Công ty Thiết bị An toàn và
1.251 cổ đông thể nhân.

22



Bảng 3: Cơ cấu vốn đăng ký ban đầu của các cổ đông:
TT Đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8

Tcty Xăng dầu Việt Nam
(PETROLIMEX)
Ngân hàng Ngoại thơng Việt
Nam (VIETCOMBANK)
Cty TBH Quốc gia Việt Nam
(VINARE)
Tcty Thép Việt Nam
(VSC)
Cty vật t thiết bị toàn bộ
(MATEXIM)
Cty Điện tử Hà Nội
(HANEL)
Công ty thiết bị an toàn
(A-T)
Thể nhân

Vốn góp
(Triệu đồng)

28.050

Tổng cộng

Tỷ trọng Số
(%)
cổ phiếu
51
14.025

5.500

10

2.750

4.400

8

2.200

3.300

6

1.650

1.650


3

825

1.100

2

550

275

0,5

138

10.275

19,5

5.362

55.000

100

27.500

Bảy cổ đông sáng lập trên đều là các doanh nghiệp nhà nớc, với số vốn
góp chiếm 80,5% tổng số vốn góp khi thành lập, trong đó TCT Xăng dầu Việt

Nam là cổ đông có vốn góp cao nhất (51%). Số còn lại là của các cá thể và phần
lớn là của cán bộ công nhân viên của các cổ đông sáng lập.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn trong thực tế, khi thành lập Công ty chỉ
huy động 31,2 tỷ đồng vốn cổ phần, đảm bảo cao hơn vốn pháp định quy định
trong nghị định 100/C P ngày 18/03/1994.
Đến ngày 15/04/2004, PJICO đã tăng mức vốn điều lệ của mình lên 70 tỷ
đồng (theo giấy phép số 06/GPDC-12/KDBH), đáp ứng đúng yêu cầu về mức
vốn pháp định và thời gian điều chỉnh vốn đợc quy định trong Luật Kinh doanh
bảo hiểm có hiệu lực ngày 01/04/2001. Kể từ đây, PJICO bắt đầu bớc sang một
thời kỳ mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Pjico ra đời là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh
tế và ngành bảo hiểm nói riêng. Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh
vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong những ngày đầu hoạt động, công ty gặp không
ít khó khăn. Các điều kiện về cơ chế pháp luật còn cha đầy đủ, khách hàng còn ít
23


lòng tin, công ty khi mới thành lập chỉ có 8 cán bộ nhân viên và một số ít phòng
ban tại Hà Nội. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, của các ban
ngành liên quan, đồng thời cùng với sự ủng hộ, hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của
các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn
thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bớc phát triển và tạo dựng đợc chỗ
đứng trên thị trờng bảo hiểm Việt Nam. Đến nay, sau gần 10 năm hoạt động,
công ty đã có 51 chi nhánh và hơn 1.000 văn phòng đại diện, đại lý trên khắp các
tỉnh thành từ Bắc chí Nam, công ty PJICO đã triển khai hơn 70 loại hình bảo
hiểm trong các lĩnh vực xây dựng - lắp đặt, tài sản hoả hoạn, hàng hóa, con ngời,
xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn khách hàng trong n ớc và ngoài nớc. Công ty đã vơn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm nh bảo
hiểm xây dựng các công trình giao thông vận tải (cầu, đờng), công trình năng lợng, công nghiệp, xăng dầu, dân dụng Cùng với đội ngũ nhân viên đông đảo,
đợc đào tạo kĩ càng và hầu hêt đều có trình độ đại học. Đa số họ đợc đào tạo
chính quy, còn rất trẻ, năng động.

2.Cơ cấu tổ chức của Pjico.
Công ty PJICO tổ chức và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần, dới sự sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 12/6/1999. Là một công ty cổ phần có
t cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính và hạch toán độc lập, PJICO rất chú
trọng tới việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty sao cho chặt chẽ đồng thời
vẫn tuân thủ theo trật tự cơ cấu của một công ty cổ phần. Bộ máy tổ chức của
Pjico bao gồm các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc
- Các phó tổng giám đốc
- Các phòng ban nghiệp vụ:
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng tổng hợp
24


+ Phòng thị trờng và quản lý nghiệp vụ
+ Ban thanh tra pháp chế
+ Phòng BH hàng hải
+ Phòng BH phi hàng hải
+ Phòng BH tài sản hoả hoạn
+ Phòng tái bảo hiểm
+ Phòng kế toán
+ Phòng đầu t tín dụng và thị trờng chứng khoán
+ Phòng giám định bồi thờng
+ Bộ phận quản lý đại lý
- Các văn phòng bảo hiểm tại Hà Nội: khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu
vực 4, khu vực 5, khu vực 6, khu vực 7,
- Các chi nhánh tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây,
Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, An

Giang, Cà Mau,
- Các tổng đại lý và đại lý.
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Dới Hội đồng quản trị là ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là ngời điều hành
hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ đợc giao. Các Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ
Tổng Giám đốc điều hành, quản lý Công ty. Dới Ban giám đốc có các phòng ban
chức năng có vai trò trực tiếp quản lý nghiệp vụ và thực hiện chức năng kinh
doanh.

25


×