Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 84 trang )

2ƯE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÁN LINH KIỆN MÁY TÍNH TRỰC TUYẾN

GVHD:

ThS. (TS.) Lê Thanh Long

LỜI CẢM ƠN

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2012


Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường
Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã hỗ trợ mọi điều kiện giúp chúng tôi có được một
môi trường học tập tốt nhất. Cảm ơn tất cả các quý thầy cô đã hết lòng quan
tâm và dạy dỗ, trang bị cho tôi cũng như tất cả sinh viên thuộc Khoa CNTT
những kiến thức và hành trang quí báu cho chặng đường phía trước.
Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Lê Thanh Long đã
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Và để có được kết quả như ngày hôm nay, chúng tôi rất biết ơn gia đình và bạn
bè đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình
học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.


Và để có được kết quả như ngày hôm nay, chúng tôi rất biết ơn gia đình và bạn
bè đã động viên, khích lệ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình
học tập cũng như quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Đà Nẵng ngày 15/10/2012
Sinh viên thực hiện


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong báo cáo tốt nghiệp này là do chúng tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths. Lê Thanh Long
2 Mọi tham khảo dùng trong báo cáo đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................1
.I Tổng quan......................................................................................................................1
.II Đặt vấn đề....................................................................................................................2
.III Bối cảnh thực hiện đề tài............................................................................................2
.IV Mục tiêu của đề tài......................................................................................................3
.V Hướng nghiên cứu của đề tài.......................................................................................4
Về mặt lý thuyết........................................................................................................4
Công cụ xây dựng đề tài...........................................................................................4

.VI Dự kiến kết quả đạt được...........................................................................................5
Phần dành cho quản trị..............................................................................................5
Phần dành cho khách hàng........................................................................................6
Đối với khách hàng khách hàng là thành viên của website.....................................7

CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................9
.I Lý thuyết thương mại điện tử........................................................................................9
Định nghĩa.................................................................................................................9
Phân loại thương mại điện tử..................................................................................12
Các hình thức của thương mại điện tử....................................................................13
Cửa hàng trực tuyến................................................................................................14
Ưu điểm của Thương mại điện tử...........................................................................15
Các yêu cầu trong thương mại điện tử....................................................................17
.II Lý thuyết về công nghệ..............................................................................................18
AJAX.......................................................................................................................18
SQL Server 2000.....................................................................................................21
Framework và công nghệ .NET..............................................................................22
Giới thiệu ASP.NET...............................................................................................25
ASP.NET cấu hình và phân phối ứng dụng............................................................28
Mô hình 3 lớp..........................................................................................................29
CSS..........................................................................................................................31
Một số công cụ của AJAX Control ToolKit...........................................................32
Những vấn đề liên quan đến việc mua hàng qua mạng..........................................33

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG........................................................36
.I Phân tích yêu cầu của hệ thống...................................................................................36
Sơ đồ và các quy tắc quản lý đặt hàng...................................................................36
Các quy tắc quản lý và sơ đồ dòng dữ liệu............................................................37
.I.2. Quan hệ kết hợp giữa các thực thể...................................................................40
.II Thiết kế hệ thống........................................................................................................44

Xây dựng các chức năng.........................................................................................44
Tổ chức dữ liệu........................................................................................................48
Danh sách các bảng dữ liệu....................................................................................48

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................52
.I Kết quả đạt được.........................................................................................................52
Màn hình giao diện trang chủ.................................................................................52
Màn hình trang xem chi tiết sản phẩm khi click chuột vào sản phẩm...................53

i


Màn hình khi click vào nút xem chi tiết và cập nhật sản phẩm.............................54
Màn hình trang tìm kiếm.........................................................................................56
Màn hình trang giỏ hàng.........................................................................................57
Màn hình trang đơn hàng khi khách hàng thực sự mua hàng................................57
Trang màn hình đăng nhập khi mua hàng..............................................................58
Trang Màn hình đăng ký khi mua hàng..................................................................59
Màn hình sau khi bấm vào nút mua hàng...............................................................60
Trang màn hình quản trị hệ thống...........................................................................61
Trang màn hình cập nhật loại sản phẩm.................................................................62
Trang màn hình cập nhật nhà sản xuất...................................................................62
Trang màn hình thêm sản phẩm..............................................................................63
Trang hiệu chỉnh sản phẩm.....................................................................................64
Trang quản trị khách hàng......................................................................................65
Trang quản trị khởi tạo người quản trị hệ thống....................................................67
Màn hình trang đơn đặt hàng của khách hàng........................................................68
Màn hình giao diện trang thống kê theo quý..........................................................68
Thống kê theo ngày.................................................................................................69


KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN....................................................73
.I Kết luận........................................................................................................................73
Về mặt lý thuyết......................................................................................................73
Về mặt thực nghiệm................................................................................................73
.II Hướng phát triển của đề tài........................................................................................74
[1] Adomavicius, G. and Tuzhilin, A. (2005), Towards the next generation of
recommender systems: A survey of the state-of-the-art and possible extensions, IEEE
Trans. On Knowledge & Data Engineering....................................................................75
[2] Đề tài tốt nghiệp “Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn cho thương mại điện tử”. Đặng
Ngọc Công, Ngô Thanh Hữu, lớp 05TLT.......................................................................75
[3] Trang web: />[4] Trang web: />[5] Trang web: />[6] Trang web: />[7] Trang web : ...................................................................75
[8] Trang web: ........................................................................75
[9] Trang web: ........................................................................75
[10] Trang web: />[11] Trang web: ..............................................................75

ii


Mục lục

iii

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


Mục lục

iv



CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
.I Tổng quan
Trong những năm gần đây sự phát triển của thương mại điện tử (E-Commerce) đã
đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Thông qua thương mại điện tử,
nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành, trong đó có mua bán hàng trên
mạng. Với hình thức này người tiêu dùng có thể tiếp cận với hàng hóa một cách dễ
dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với hình thức mua bán hàng truyền thống.
Với những thế mạnh của mình, những trang web bán hàng sẽ dần thay thế các gian
hàng hay các siêu thị truyền thống. Nhưng trên thực tế người tiêu dùng vẫn còn rất
“mặn mà” với phương pháp mua bán cũ. Một phần vì hình thức mua bán cũ đã dần
dần từng bước chuyển từ thói quen thành một nếp văn hóa – văn hóa mua sắm. Khi
đó người tiêu dùng xem hoạt động mua sắm là hoạt động không thể thiếu trong đời
sống hằng ngày. Mặc khác các trang web bán hàng hiện nay dù đã được phát triển rất
nhiều nhưng thực sự vẫn chưa thể thay thế được các gian hàng thực. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự thua kém này là yếu tố con người - một yếu tố mà mà chắc
hẳn các trang web bán hàng khó có thể bù đắp được.
Ngoài yếu tố về con người ra, còn những yếu tố nào dẫn đến sự thua kém của các
gian hàng trực tuyến so với các gian hàng thực? Người tiêu dùng nhận xét gì về
những nổ lực mà các trang web bán hàng đã và đang mang lại? Làm thế nào để nâng
cao hiệu quả của những gian hàng trực tuyến?

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 1



.II Đặt vấn đề
Trong một vài năm trở lại đây, với sự phát triển của nền công nghệ thông tin thế
giới. Internet đã trở nên quen thuộc với mọi người, mọi nhà và không thể thiếu cho
sự phát triển của một quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc quảng bá thương hiệu và
cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng là một vấn đề hết sức cần thiết đối
với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp.Vì thế để tồn tại và phát triển, mục tiêu của các
doanh nghiệp hướng đến đầu tiên là nâng cao dịch vụ hỗ trợ khách hàng.Chính vì vậy
đề tài “Xây dựng website bán linh kiện máy tính trực tuyến” nhằm giúp các công ty
chuyên doanh thiết bị công nghệ thông tin quảng bá thương hiệu của mình và đưa sản
phẩm và thương hiệu của mình đến với khách hàng một cách nhanh nhất

.III Bối cảnh thực hiện đề tài
Để khách hàng có thể tìm và mua được một sản phẩm ưng ý thì một lời khuyên,
một sự trợ giúp là rất quan trọng. Một người bán trong phương thức mua bán truyền
thống là một lợi thế rất lớn. Do đó để hình thức mua bán qua mạng thực sự phát triển
thì bên cạnh các lợi thế vốn có của mình việc có thêm một “người trợ giúp” là hết sức
cần thiết. Hệ tư vấn được hình thành và phát triển không nằm ngoài mục đáp ứng
những yêu cầu trên. Một hệ thống tư vấn tốt có thể đóng vai trò như người trung gian
hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định chọn hàng. Tiện ích này đóng vai trò như một
người hàng có khả năng thu thập thông tin về sở thích của khách hàng, sau đó tìm
trong kho hàng vô tận của mình những mặt hàng thích hợp nhất với sở thích đó. Thực
chất của một hệ thống tư vấn này là quá trình hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định
(Hệ hỗ trợ ra quyết định).

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 2


Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến


.IV Mục tiêu của đề tài
Bất kỳ một vấn đề gì đặt ra thì mục tiêu của vấn đề đó bao giờ cũng đáng quan
tâm. Đối với “ Website bán linh kiện máy tính trực tuyến” cũng vậy, mục tiêu của
Website là làm sao giải quyết được vấn đề mà chúng ta quan tâm. Mà Vấn đề của
chúng ta quan tâm ở đây là gi ? Là quảng bá được thương hiệu và sản phẩm của công
ty tới các đối tượng khách hàng..tiết kiệm thời gian cho khách hàng và nhân viên
trong công ty.
Tóm tắt các mục tiêu chính của đề tài:


Đối với công ty
Công ty có thể giới thiệu về mình, về thương hiệu của mình cho khách hàng, khách

tham quan được biết, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí.
Công ty có thể trưng bày những sản phẩm hiện bán của mình trên website để
khách hàng thoải mái lựa chọn và tham khảo.
Công ty có thể nhận đơn đặt hàng của khách hàng được gởi qua mạng.
Công ty biết được những sản phẩm nào bán chạy nhất để đầu tư.
 Đối với khách hàng:
Giúp khách hàng chọn được những sản phẩm ưng ý mà không phải làm phiền tới
bất kỳ nhân viên bán hàng nào.
Tiết kiệm được thời gian vừa mua hàng, vừa làm công việc khác.
Giúp khách hàng ngày càng gần gủi với thương hiệu của công ty cũng như các sản
phẩm của công ty hơn.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 3



Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến

.V Hướng nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý thuyết
Tìm hiểu lý thuyết về hệ thống tư vấn khách hàng (Recommender System). Bao
gồm nghiên cứu một số website nổi tiếng, thành công nhờ áp dụng Recommender
System, từ đó rút ra sự cần thiết của việc sử dụng hệ thống này trong các website
thương mại điện tử.
Tìm hiểu các công nghệ mới nhằm hổ trợ xây dựng một website bán hàng hiệu
quả với tốc độ truy cập nhanh, có khả năng tích hợp hệ thống tư vấn, giúp khách
hàng tiếp cận sản phẩm một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Đưa ra một số định hướng để phát triển đề tài.

Công cụ xây dựng đề tài
Công cụ nghiên cứu cơ sở lý thuyết: các tài liệu thao khảo như các sách ngôn ngữ
lập trình; các giáo trình, các Ebook, các trang web…về cách thức và phương pháp
xây dựng một website bán hàng có hổ trợ tư vấn khách hàng, về công nghệ Ajax...
Công cụ thiết kế phần mềm: Microsoft Visual Studio .NET 2005,
Poseidon.for.UML.Professional.v5.0.0, SQL Server

2000, MindManager Pro

v6.0.664…

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 4



Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến

.VI Dự kiến kết quả đạt được
Xây dựng một website giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tư vấn khách hàng và quản lý
đặt hàng trực tuyến với những chức năng sau:

Phần dành cho quản trị
• Cập nhật nhóm sản phẩm
Một website bán hàng thì có nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, với chức năng
này người quản trị có thể thêm mới, sửa, xóa một nhóm sản phẩm đồng thời người
quản trị có thể thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm sản phẩm.
• Cập nhật nhà sản xuất
Với chức năng này người quản trị có thể thêm mới, sửa, xóa một nhà sản xuất
• Cập nhật sản phẩm
Chức năng này giúp người quản trị có thể thêm mới, sửa, xóa thông tin của
một sản phẩm. Khi thêm mới một sản phẩm người quản trị có thể chọn nhóm cho
sản phẩm, chọn nhà sản xuất của sản phẩm và có thể upload hình ảnh của sản
phẩm lên server.
• Quản trị khách hàng
Với chức năng này người quản trị có thể quản lý danh sách khách hàng của
website. Có thể xem, sửa thông tin của khách hàng nếu được khách hàng đó yêu
cầu. Có thể xóa những khách hàng đăng ký không hợp lệ .
• Theo dõi đơn hàng
Đây là chức năng quan trọng trong phần quản trị website, với chức năng này
người quản trị có thể thực hiện các tác vụ như xem danh sách các đơn đặt hàng,
duyệt đơn đặt hàng (gởi mail giao dịch với khách hàng), thống kê doanh thu theo
quý, theo ngày…
• Khởi tạo admin:


Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 5


Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến
Đây là chức năng chỉ dành cho người quản trị tối cao của website, người này
có thể khởi tạo thêm một số tài khoản quản trị khác và cũng có khả năng xóa, sửa
các tài khoản này.

Phần dành cho khách hàng
.VI.1.1. Đối với khách hàng vãng lai ( không phải kà thành viên của website)
• Xem danh mục sản phẩm :
Khách hàng có thể duyệt qua danh mục tất cả sản phẩm của công ty hoặc
duyệt theo nhóm sản phẩm, nhà sản xuất…
• Tìm kiếm sản phẩm:
Hệ thống hổ trợ cho khách hàng hai chức năng tìm kiếm. Thứ nhất là chức
năng tìm kiếm nhanh (Quick search), chức năng này sẽ giúp cho khách hàng tìm
được mặt hàng ưng ý mà không cần phải nhớ chính xác tên của sản phẩm, khách
hàng chỉ cần đánh một hoặc nhiều kí tự đầu tiên của tên sản phẩm cần tìm, hệ
thống sẽ tự động liệt kê ra tất cả những sản phẩm có tên bắt đầu bằng kí tự mà
khách hàng đánh vào ô tìm kiếm. Khách hàng chỉ cần chọn sản phẩm mình thích
và nhấn enter thì hệ thống sẽ hiển thị chi tiết sản phẩm đó cho khách hàng xem.
Thứ hai là chức năng tìm kiếm nâng cao, với chức năng này thì khách hàng có thể
tìm kiếm sản phẩm theo nhóm, theo nhà sản xuất với từ khóa được đánh vào ô tìm
kiếm. Kết quả trả về có thể là một sản phẩm hay danh sách nhiều sản phẩm.
• Xem chi tiết một sản phẩm:
Khi chọn được một sản phẩm trong danh sách khách hàng có thể xem chi tiết
sản phẩm này (tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm)
 Top những sản phẩm mới.

 Top những sản phẩm bán chạy.
• Thêm sản phẩm vào giỏ hàng:

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 6


Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến
Khi duyệt danh mục sản phẩm hay xem chi tiết một sản phẩm, khách hàng có
thể nhấn nút “Thêm vào giỏ hàng” để đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng của họ. Giỏ
hàng này sẽ được hiển thị bên phải màn hình trong suốt quá trình mua hàng của
khách hàng. Khách hàng có thể xóa mặt hàng trong giỏ hàng này.
• Xem chi tiết giỏ hàng:
Khách hàng có thể chọn xem chi tiết giỏ hàng, tại đây khách hàng có thể sửa
số lượng của sản phẩm, có thể xóa một hoặc tất cả các mặt hàng, có thể quay lại
tiếp tục mua hàng, có thể tiến hàng đặt hàng.
• Đặt hàng:
Khi khách hàng đã hài lòng với giỏ hàng của mình thì khách hàng có thể tiến
hành đặt hàng, hệ thống sẽ hiển thị chi tiết đơn hàng, bao gồm họ tên khách hàng,
email, chi tiết giỏ hàng… để khách hàng xác nhận lại một lần nữa trước khi nhấn
nút đồng ý để đặt hàng với công ty. Quá trình đặt hàng sẽ hoàn tất nếu khách
hàng đó là thành viên của website, nếu chưa là thành viên thì hệ thống sẽ đưa ra
cửa sổ đăng ký để khách hàng điền các thông tin của mình vào.
• Đăng ký:
Đây là chức năng dùng cho khách hàng cung cấp những thông tin của mình
cho hệ thống để hệ thống ghi nhận khách hàng chính thức trở thành thành viên của
website.

Đối với khách hàng khách hàng là thành viên của website

Ngoài những chức năng cung cấp cho khách hàng vãng lai , đối với khách hàng là
thành viên của website còn có những chức năng sau:

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung

Trang 7


Xây dựng website thương mại điện tử bán linh kiện máy tính trực tuyến
• Đăng nhập:
Là chức năng giúp hệ thống xác nhận khách hàng nào là thành viên của
website. Mỗi thành viên sẽ có một tài khoản gồm tên truy cập và mật khẩu.
• Thực hiện mua hàng:
Thực hiện các thao tác giống với khách hàng vãng lai.
Chỉ có khách hàng là thành viên thực sự của website mới được mua hàng.
Với kết quả dự kiến đạt được của chương trình, luận văn được tổ chức thành bốn
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan đề tài: giới thiệu sơ lược đề tài, hướng nghiên cứu và dự kiến
kết quả đạt được của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: giới thiệu tổng quan về lý thuyết về TMĐT bao gồm
các khái niệm cơ bản, các phương pháp tư vấn, và các thuật toán liên quan.
Chương 3. Phân tích và thiết kế hệ thống: phân tích các chức năng của hệ thống,
từ đó thiết kế cho các chức năng và tổ chức dữ liệu của hệ thống.
Chương 4. Xây dựng chương trình và kết quả thực hiện: cài đặt chương trình và
trình bày kết quả thử nghiệm.
Phần kết luận và hướng phát triển: nêu ra các nhận xét về kết quả đạt được và
một số phương hướng phát triển tiếp theo của đề tài.

Lớp D16TPMB – Phan Ngọc Trung


Trang 8


CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
.I Lý thuyết thương mại điện tử
Định nghĩa
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm
thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và
Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự
tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công
nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm
1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái
niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (EBusiness). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong
nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply Chain
Management, thu mua điện tử- E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh
nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...).
Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàng
thông qua trang Web trong Internet của một thương nhân.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra
song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng
quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào
quan điểm:
.I.1.1.

Hiển thị theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong
việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua

Internet và các mạng liên thông khác.


Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
.I.1.2.

Hiển thị theo nghĩa rộng

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các
hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt
động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn
giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất
thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại
[commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao
dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại
diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing);
xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn,
ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình
thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách
bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất
rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán
hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.

Trang 10


Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu
điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động
mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển
tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác
thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu
dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng,
thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin,
dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo
dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại
điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông
thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại
điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính
đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán
hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống
là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối
tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập
khách hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại
các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và
vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.

Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các
phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện
tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong
Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên
quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền
thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác
Trang 11


động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu.
Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through
Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng
kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay
liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lãnh
vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung
doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong
những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện Tử.

Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể phân loại theo tính cách của người tham gia
.I.1.3.

Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng .
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp.
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ .

.I.1.4.


Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng .
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ.
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên.

.I.1.5.

Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng.
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp.

Trang 12


G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ.

Các hình thức của thương mại điện tử
.I.1.6.

Thư tín điện tử

Là phương pháp trao đổi thông tin qua mạng và dùng thông tin phi cấu trúc để
truyền nhận thông tin
.I.1.7.

Thanh toán điện tử

Là hình thức thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tận
tay bằng tiền mặt.Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả

tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng .
.I.1.8.

Trao đổi thông tin

Là hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng cấu trúc từ máy tính này đến máy tính
khác, giữa các công ty với tổ chức đã thỏa thuận mua bán với nhau một cách tự động.
Dịch vụ này chỉ phục vụ chủ yếu phân phối hàng (gởi đơn hàng, các xác nhận, các tài
liệu gởi hàng, hóa đơn ...)
.I.1.9.

Thông tin điện tử

Là phương tiện truy cập thông tin điện tử bằng các hình ảnh, tin tức về các lĩnh
vực: thể thao, sách báo, phim, truyện, ca nhạc ... Hiện nay nó không còn giới hạn
trong lĩnh vực nào và phát triển ngày càng rộng rãi hơn.
.I.1.10.

Mua bán trên mạng

Đây là hình thức mua bán xảy ra hoàn toàn tại cửa hàng ảo mà người bán muốn
trưng bày sản phẩm của họ bằng các hình ảnh thực tế sinh động trên một Website.
Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm, đặt mua và thanh toán bằng hình thức điện
tử. Sau đó họ sẽ có được những mặt hàng này tại nhà. Hình thức này tận dụng nhiều
ưu điểm như giảm việc chi phí thuê nhân viên, thuế ...
Có thể nói một điều thuận tiện nhất mà các nhà mua bán đã vận dụng được là tận
dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, để trang trí trang Web sao cho

Trang 13



thật hấp dẫn và thuận tiện trong việc trưng bày sản phẩm dưới các hình thức khác
nhau.

Cửa hàng trực tuyến
Cửa hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để bán. Đây là một chương trình
phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng
vào giỏ hàng. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật
sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng
này.
Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem
món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong lãnh vực
hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác
của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu
hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù
hợp với tưởng tượng cá nhân của từng khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay
người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về ý thích của khách hàng.
Các hình thức được biết nhiều của thương mại điện tử là mua bán sách và nhạc
cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối
thập niên 1990, cửa hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những
người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng
thật sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa
hàng trực tuyến cũng thường hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì
thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt
hàng theo nhu cầu. Lợi thế do tiết kiệm được những phí tổn cố định này có thể được
tiếp tục chuyển tiếp cho khách hàng. Ngay cả những người bán sách trong Internet tại
Đức, bắt buộc phải bán sách theo giá cố định, cũng vẫn có lợi thế là - thông qua việc
không thu tiền cước phí gửi - tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến nhà
bán sách mà vẫn có cùng một giá.
Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến, đặc biệt

là các doanh nghiệp tiếp vận và các dịch vụ phân phối, trong khi các doanh nghiệp
Trang 14


bán hàng nhỏ lẻ thường là những người thua cuộc trong biến đổi này. Ngành công
nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của thương mại Internet thông
qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ thuật cũng như bảo trì các cửa
hàng trực tuyến.

Ưu điểm của Thương mại điện tử
.I.1.11.

Thu nhập được nhiều thông tin

TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường, đối tác,
giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố
quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị
trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với
xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được
nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển kinh tế.
.I.1.12.

Giảm chi phí sản xuất

TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng
không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm
chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn); theo
số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%.
Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải

phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa
đến những lợi ích to lớn lâu dài.
.I.1.13.

Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch

TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách
hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và
thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn
lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng

Trang 15


đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi
ngày giảm bán được 600 cuộc gọi điện thoại.
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc
ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet
chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian
giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ
bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.
Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn, nhờ
đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
.I.1.14.

Xây dựng quan hệ với đối tác

TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên

tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web) các thành viên
tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ...) có thể giao tiếp
trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có
khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được
tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh
mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới,
và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
.I.1.15.

Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức

Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ
sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước
đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng
một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích
này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước
công nghiệp hóa.

Trang 16


Các yêu cầu trong thương mại điện tử
Có thể hiểu được rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích cho người
sử dụng môi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác, nắm bắt được thông tin trên thị
trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch ... nhằm mở rộng qui mô sản xuất hoạt động
kinh doanh trong thương trường.
.I.1.16.

Cơ sở hạ tầng


Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thông tin thì trước hết phải có
một kĩ thuật máy tính điện tử hiện đại, server, phần mềm hỗ trợ vững chắc những
trang thiết bị tương đối hoàn thiện và đảm bảo thông tin bảo mật chống virut và cách
phòng chống những nguy cơ bị xâm nhập ảnh hưởng quốc gia ... phù hợp với từng
doanh nghiệp và theo đúng chuẩn mực do doanh nghiệp đề ra.
.I.1.17.

Nhân lực

Để có thể theo kịp và nắm bắt thông tin kịp thời trong thời đại thông tin thì phải
xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học, kỹ thuật điện tử, khả
năng tiếp cận nhanh chóng các phần mềm mới.Bên cạnh đó ngoài khả năng giao tiếp
ngôn ngữ trong nước, nhân viên còn phải trang bị vốn tiếng Anh (ngôn ngữ giao tiếp
toàn cầu) để có thể tiến xa hơn.Đây là cách cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong hệ
thống và giáo dục ngày nay.
.I.1.18.

Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy

Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào, không những thể hiện
giữa các phòng ban, thực hiện đúng luật pháp của các doanh nghiệp mà còn với
khách hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn, khiếu nại. Đó là yếu
tố tất yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài.
.I.1.19.

Bảo mật và an toàn

Trong thương trường giao dịch bằng Internet là yếu tố không mấy đảm bảo rằng
vấn đề bảo mật và an toàn là cao.Với sự mạnh mẽ của Internet thì việc xâm nhập tài
liệu cá nhân, các hợp đồng, tín dụng, dữ liệu... sẽ bị lộ và tin chắc rằng sẽ không có

người nào sẽ tham gia vào công việc mua bán qua mạng nữa.
Trang 17


Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mất dữ liệu, một hệ thống được xem là an toàn
nhất vẫn có thể bị tấn công.Vì thế việc xây dựng một hệ thống an toàn và bảo mật là
vấn đề hàng đầu là trọng tâm để có thể cho mọi người, nhất là các doanh nghiệp có
khả năng mua bán mà không thể đổ lỗi lẫn nhau.
.I.1.20.

Bảo vệ quyền lợi của khách hàng và bản quyền kinh doanh

Trong môi trường Internet là nơi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng, trình bày sản
phẩm, mua bán trao đổi thông tin hàng hóa thì vấn đề bản quyền là cần thiết giúp
cho các doanh nghiệp an tâm, đảm bảo trong công việc phát triển và đồng thời ngăn
chặn việc xâm phạm bản quyền, phiên dịch trái phép hay ăn cắp”chất xám”. Do vấn
đề mua bán trên mạng, việc xem hàng hóa thông qua sử dụng hình ảnh thì chất lựơng
và vấn đề thực tế bên trong sản phẩm đó là như thế nào thì không ai biết được do đó
phải đề ra luật lệ và qui định đối với những người mua bán qua mạng.
.I.1.21.

Hệ thống thanh toán điện tử

Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện một cách trọn vẹn nếu có một hệ thống
thanh toán điện tử tự động. Nếu không có hệ thống này thì tính cách thương mại sẽ bị
giảm thấp và chỉ mang tính ứng dụng trao đổi thông tin .Theo tiêu chuẩn và mẫu của
quốc tế thì việc mã hóa các hàng hóa theo mã vạch là 13 và mỗi công ty có một địa
chỉ riêng của mình bằng một mã có số từ 100 đến 100.000. Nếu việc hội nhập và thiết
lập hệ thống mã sản phẩm và mã công ty (mã thương mại) cho một công ty nói riêng
và cho một nền kinh tế nói chung là không đơn giản.


.II Lý thuyết về công nghệ
AJAX
.II.1.1.

Định nghĩa

Ajax : Tiếng Anh là Asynchronous JavaScript and XML (JavaScript và XML
không đồng bộ), là bộ công cụ cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ
dữ liệu và chỉ hiển thị những gì cần thiết, thay vì tải đi tải lại toàn bộ trang web.
AJAX không phải một công nghệ đơn lẻ mà là sự kết hợp một nhóm công nghệ với

Trang 18


×