Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KỸ THUẬT NỘI SOI DẠ DÀY CAN THIỆP CẤP CỨU TẠI GIƯỜNG CHO BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.9 KB, 2 trang )

kỹ thuật Nội soi dạ dày can thiệp cấp cứu tại giờng
cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá cao

I. Máy và phơng tiện sủ dụng
- ống nội soi dạ dày Olympus
- Nguồn sáng Xenon
- Các phơng tiện, vật liệu khác: kim tiêm cầm máu, thuốc, máy hút, nớc
cất, bơm tiêm, phơng tiện cấp cứu (bóng, mask, oxy...)...
II. Tổng quan :
Kỹ thuật nội soi dạ dày ra đời đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị
cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá cao đợc nhanh chóng, chính xác và hiệu
quả. Đặc biệt nội soi dạ dày can thiệp làm thay đổi tiên lợng cho bệnh nhân,
giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm bớt chi phí và làm giảm hẳn số lợng
bệnh nhân phải mổ, cải thiện tỷ lệ tử vong. Tại các khoa cấp cứu, số bệnh
nhân bị xuất huyết tiêu hoá cao ngày một nhiều, trong đó có rất nhiều bệnh
nhân có huyết động hoặc hô hấp không ổn định không thể đa lên phòng nội
soi tiêu hoá đợc, do đó cần phải tiến hành soi dạ dày can thiệp ngay tại giờng
cấp cứu để nhanh chóng ổn định bệnh nhân.
III. Mục đích
Triển khai kỹ thuật nội soi dạ dày can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân
xuất huyết tiêu hoá cao tại khoa cấp cứu.
IV. Chỉ định
- Các trờng hợp đợc chẩn đoán xuất huyết đờng tiêu hoá cao không thể
đa bệnh nhân lên phòng nội soi tiêu hoá đợc .
V. Chống chỉ định
- Huyết áp tâm thu < 90 mmHg (cần phải hồi sức nhanh chóng để
nâng huyết áp lên).
- Suy hô hấp (cần đảm bảo hô hấp ổn định trớc khi soi).
VI. Cách tiến hành kỹ thuật
6.1. Chuẩn bị
1




Bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về lợi ích và tai biến có thể xẩy
ra.
- Thở oxy hoặc đặt nội khí quản thở máy nếu cần.
- Đặt đờng truyền tĩnh mạch chắc chắn hoặc catête tĩnh mạch trung
tâm nếu bệnh nhân suy tim, truyền dịch máu đảm bảo huyết áp tâm thu > 90
mmHg.
- Rửa sạch dạ dày.
- Mắc máy monitor theo dõi.
- Gây tê họng bằng lidocain 2%.
- An thần (Hynovel 5 mg hoặc seduxen 10 mg tiêm tĩnh mạch) nếu
bệnh nhân kích thích.
- T thế tốt nhất: bệnh nhân nằm nghiên trái, chân phải co chân trái
duỗi, miệng ngậm canun. Nếu bệnh nhân thở máy có thể nằm ngữa.
6.2. Tiến hành thủ thuật:
- Đa ống soi qua miệng họng vào thực quản, dạ dày, tá tràng.
- Luôn quan sát để tìm tổn thơng trên đờng đi của ống soi.
- Bơm rửa hút sạch các chất dịch máu bẩn để tránh bỏ sót tổn thơng.
- Đánh giá mức độ thơng tổn ở dạ dày tá tràng (theo phân loại Forrest)
hay giãn tĩnh mạch thực quản (theo 4 mức độ).
- Tiến hành tiêm cầm máu bằng adrenalin 1/10 000 nếu ổ loét ở dạ dày
hoặc tá tràng, hoặc tiêm xơ bằng polidocanol hay thắt búi giãn bằng vòng
cao su nếu giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
- Luôn theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, hô hấp,
SpO2...) trong quá trình nội soi can thiệp.
VII. Hiệu quả:
- Giúp nhanh chóng chẩn đoán đợc nguyên nhân.
- Hiệu quả cầm máu sau can thiệp cao.

VII. Tai biến:
- Kỹ thuật tơng đối an toàn, tuy nhiên có thể xảy ra các biến chứng
hiếm gặp nh loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp nếu không chuẩn bị và
theo dõi bệnh nhân đợc tốt.

2



×