Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.33 KB, 6 trang )

Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?
Ứ đọng nước tiểu được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi
bàng quang. Ngày nay, không hiếm gặp những trường hợp có sỏi trong bàng
quang nhưng do thói độ chủ quan của con người đã khiến bệnh ngày càng trở
nên nghiêm trọng vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bàng quang là phần chứa đựng nước tiểu do 2 thận tiết ra và từ đó thoát ra ngoài
qua tiểu tiện. Sự ứ đọng do không thể đào thải hết nước tiểu khỏi bàng quang lâu
ngày sẽ gây sỏi bàng quang. Các sỏi bàng quang luôn chỉ là hậu quả của bệnh lý
tắc nghẽn gây cản trở sự đào thải nước tiểu từ phần dưới bàng quang, hay gặp nhất
là do tắc (xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo…) hoặc
bàng quang thần kinh. Việc điều trị không đơn giản là chỉ lấy sỏi bàng quang mà
quan trọng nhất là phải điều trị bệnh lý tắc nghẽn gây ứ đọng nước tiểu để tránh
sỏi tái phát và tổn thương chức năng thận. Có dị vật trong bàng quang, những bất
thường về giải phẫu cũng có thể gây sỏi bàng quang.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Sỏi bàng quang là gì
Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, bệnh có thể khỏi
một cách sớm nhất mà không gây ra các triệu chứng đáng tiếc nếu như phát hiện
bệnh sớm. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng đối với bệnh nhân vì khi sỏi
chưa thể gây viêm cho bàng quang thì việc điều trị sẽ khỏe hơn cho cả bệnh nhân
lẫn bác sĩ điều trị. Các viên sỏi hình thành qua thời gian, có thể ban đầu các viên
sỏi nhỏ thì còn có thể tự ra ngoài được nhưng khi sỏi đã lớn thì mắc lại trong bàng
quang lâu dần sẽ gây chèn ép các mô mềm bên trong gây đau đớn cho bệnh nhân
và có thể gây viêm nếu không điều trị sớm.
2. Đặc điểm của sỏi ở bàng quang
Các dạng bệnh ở thận, chúng có thể tác động lẫn nhau. Nếu như mắc phải một căn
bệnh nào ở thận mà không có hướng giải quyết tốt thì rất dễ dẫn tới biến chứng đó
là gây nên các bệnh khác.



Khi gặp phải sỏi ở bàng quang người ta dễ nhầm lần với u xơ tuyến tiền liệt, u
bàng quang, chứ không mấy người nghĩ đó là sỏi ở bàng quang. Vì sỏi ở bàng
quang có thể gây nên bệnh suy thận nên chúng ta cần chú ý tới các triệu chứng và
nên đi chuẩn đoán một cách chính xác để có phương pháp chữa bệnh thận có sỏi ở
bàng quang hợp lý tránh tính trạng gây nên suy thận.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là sỏi từ thận và niệu
quản rơi xuống, là sỏi nhỏ bệnh nhân có thể thải ra ngoài được theo nước tiểu
nhưng là sỏi lớn sẽ bị tắc lại, lâu ngày sẽ to dần lên do bị các cặn sỏi tiếp tục bám
vào hình thành nên sỏi có một kích thước lớn. Cũng có thể sỏi bàng quang hình
thành do quá trình người bệnh sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác có nhiều chất
làm kết tủa, lắng đọng gây ra sỏi. Một số trường hợp lại do các bệnh gây chít tắc
cổ bàng quang như u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang
hoặc do có dị vật trong bàng quang, từ các dị vật đó cặn sỏi dần dần bám vào tích
tụ thành sỏi.
4. Triệu chứng của sỏi bàng quang

Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với
các bệnh như u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang. Chính vì thế, để chẩn đoán chính
xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:


Nếu trường hợp gặp phải sỏi nhỏ, chưa viêm bàng quang, chưa có bít tắc
đường niệu thì hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt. Nhiều người tình cờ
phát hiện ra bệnh khi chụp X-quang bụng, xương chậu vì một bệnh lý khác.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí





Sỏi to sẽ gây kích thích, chèn ép, bít tắc chỗ nối bàng quang và niệu đạo, làm
cho bệnh nhân bị đau buốt vùng hạ vị, lan dần ra phía đầu bộ phận sinh dục
hoặc tầng sinh môn, cơn đau trội lên về cuối bãi tiểu tiện. Bệnh nhân nam phải
thường bóp chặt lấy đầu dương vật để đỡ đau. Nhiều người còn bị tiểu rắt, tiểu
khó, bí tiểu ngắt quãng từng đợt trong một lần đi tiểu. Thậm chí một số trường
hợp bí tiểu hoàn toàn làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, bàng quang căng
phồng lên tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.

5. Hậu quả sỏi bàng quang có thể gây ra
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng
quang cấp, mạn tính, teo bàng quang, rò bàng quang, làm nước tiểu chảy vào tầng
sinh môn hoặc âm đạo, nước tiểu chảy rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất
tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó còn hai biến chứng
rất nguy hiểm khác là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Hai
biến chứng này điều trị tốn kém và rất nguy hiểm cho tính mạng.
6. Phẫu thuật sỏi bàng quang
Nguyên tắc điều trị sỏi bàng quang bao gồm: Lấy sỏi + Điều trị nguyên nhân gây
tắc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Lấy sỏi bàng quang có thể dùng phương pháp nội soi tán sỏi hoặc mổ mở tuỳ theo
số lượng và kích thước của sỏi.



Mở bàng quang lấy sỏi: Dưới gây mê toàn thân, rạch da ngắn vùng trên xương
mu, mở bàng quang lấy sỏi, khâu lại bàng quang và thành bụng, đặt ống dẫn
lưu bàng quang và dẫn lưu cạnh bàng quang. Phẫu thuật điều trị nguyên nhân
gây tắc đường tiểu được thực hiện cùng trong cuộc mổ.



Nội soi tán sỏi bàng quang: Đặt ống nội soi bàng quang qua niệu đạo. Tán vỡ
sỏi và gắp sỏi ra ngoài. Phối hợp phẫu thuật điều trị nguyên nhân gây tắc, hay
gặp nhất là nội soi cắt tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.

Diễn biến sau mổ


Các ống dẫn lưu được rút sau vài ngày theo chỉ định của bác sĩ.



Thuốc kháng sinh và giảm đau được sử dụng theo chỉ định.



Thời gian nằm viện từ 3-5 ngày. Nếu vết mổ liền tốt, nước tiểu trong, không
sốt, tiểu tiện bình thường… bệnh nhân sẽ được ra viện. Sau mổ nên tránh lao
động nặng trong 1 tháng.



Nếu sau mổ còn sốt, đau, tiểu buốt kéo dài, tiểu khó hoặc rỉ dịch qua vết mổ,
bệnh nhân cần khám lại. Nếu tiểu nhiều máu và có máu cục trong bàng quang

cần nhập viện để lấy máu cục.



Trong mọi trường hợp cần khám lại sau mổ 1 tháng.

Các nguy cơ và biến chứng
Đa số các trường hợp sau mổ lấy sỏi bàng quang và sử lý nguyên nhân gây tắc đều
cho kết quả tốt và diễn biến thuận lợi. Tuy nhiên, tất cá các phẫu thuật đều có thể
gặp 1 số nguy cơ biến chứng sau:
Trong mổ:


Nguy cơ tổn thương, thủng thành bàng quang.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Nguy cơ chảy máu.

Sau mổ:


Đau: Thường đau nhẹ vài ngày sau mổ. Có thể gặp tình trạng đau sâu trong
tiểu khung kéo dài vài tuần sau mổ.



Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tiết niệu hay nhiễm trùng vết mổ.




Máu tụ trong khung chậu.



Thành bàng quang liền sẹo không tốt: Gặp sau mổ mở, thành bàng quang
không thể liền sẹo tốt dẫn đến việc nước tiểu tràn ra quanh bàng quang, trong
khung chậu. Tình trạng này cần lưu ống thông bàng quang hàng tháng trời
hoặc mổ lại.



Rò bàng quang – da: Gặp trong mổ mở, lỗ rò tạo thành giữa bàng quang với da,
gây chảy nước tiểu thường xuyên. Cần lưu ống dẫn lưu bàng quang thêm hàng
tháng hoăc mổ lại.



Rối loạn tiểu tiện thương gặp ở dạng tiểu gấp, thường chỉ tạm thời. Nếu tiếp
tục kéo dài cần phải có những kiểm tra sâu của chuyên khoa tiết niệu.



Hẹp niệu đạo thường gặp sau mổ nội soi.



Suy giảm tình dục: Các phẫu thuật này không gây rối loạn tình dục.


Nhìn chung, các biến chứng này thường do các phẫu thuật điều trị nguyên nhân
gây tắc đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×