Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

vuon nguoi tien hoa nhu the nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.54 KB, 2 trang )

Vượn người đã tiến hóa để đi bằng 2 chân như thế
nào?
Ở đâu đấy trong quá khứ tối tăm, khoảng từ 4 đến 7 triệu năm về trước, tổ tiên loài linh
trưởng ngày nay, trong đó có cả loài người chúng ta, đã thực hiện một điều mới lạ. Khi tạm
thời đứng trên hai chi sau để với một chùm hoa quả, người nguyên thủy này nhìn thấy một
chùm khác ở một cây gần đấy rồi bắt đầu lê tới đó thay vì sử dụng cả bốn chân, lê đến cái
cây rồi lại đứng dậy.
Một số lý do đã được đưa ra để giải thích cho sự phát triển hoạt động trên hai chân, hay đi lại
bằng hai chân. Hiện các nhà nghiên cứu thuộc đại học Washington và đại học Johns Hopkins đã
xây dựng một mô hình toán học chỉ ra rằng lê là tiền thân của việc đi bằng hai chân, đây là cách
tiết kiệm năng lượng trao đổi chất.
Patricia Kramer, giáo sư nhân loại học thuộc UW - đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Năng
lượng trao đổi chất được tạo ra bởi những gì con vật ăn vào, cho phép nó di chuyển. Nhưng
nguồn thức ăn có hạn, đặc biệt đối với những con cái có mang vì chúng phải chăm sóc, bồi dưỡng
cho đứa con trong bụng. Tìm kiếm thức ăn có ý nghĩa sống còn, con vật phải sử dụng và tiết kiệm
năng lượng một cách hợp lý”.
Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình chỉ ra rằng hành động lê, xuất hiện hàng triệu năm trước, là tiền
thân của việc đi bằng 2 chân, đây cũng là cách tiết kiệm năng lượng trao đổi chất của tổ tiên loài linh trưởng
ngày nay
Bà tin tưởng rằng dạ dày kích cỡ lớn, cùng với nhu cầu tiết kiệm năng lượng là những yếu
tố thúc đẩy loài người nguyên thủy lê bằng hai chân.
Kramer nói: “Đói. Luôn luôn là đói. Không có gì có thể khiến bạn làm một việc mà bạn không muốn
ngoài thức ăn. Đó là lý do chúng ta dụ động vật bằng thức ăn để huấn luyện chúng”.
Có một khoảng trống lớn trong hồ sơ về thời kỳ đồ đá che giấu thời điểm con người tách ra từ các
loài linh trưởng. Kramer và đồng tác giả Adam Sylvester, nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ tại đại
học Johns Hopkins, đã sử dụng tinh tinh như một cách để nghiên cứu về quá khứ đồng thời kiểm
tra ý tưởng của các nhà nghiên cứu khác về nguồn gốc của hoạt động đi bằng hai chân. Tinh tinh
là họ hàng gần nhất của loài người. Về cơ bản chúng di chuyển bằng cả 4 chi, trọng lượng cơ thể
dồn một phần vào khớp ngón tay.
Kramer cho biết: “Cơ thể của tinh tinh rất giống với với loài khỉ không đuôi cổ đại, tổ tiên của chúng
ta có thể có cơ thể giống tinh tinh. Người hiện đại khác ở đôi chân dài và đầu to hơn. Vì vậy tinh


tinh là một điểm khởi đầu tốt.”
Sử dụng mô hình sáng chế, Kramer và Sylvester tính toán rằng đối với một con tinh tinh, dùng hai
chân để di chuyển một quãng đường dài hơn hoặc bằng 50 fit không mang lại hiệu quả cho trao
đổi chất. Nhưng sẽ hiệu quả hơn với khoảng cách ngắn hơn 30 fit. Hầu hết hành động lê xuất hiện
ở khoảng cách này. Thêm vào đó, đi lại trên hai chân có thể được sử dụng thường xuyên nhất với
khoảng cách ngắn hơn 3 fit.
Bà nhận định: “Đây là dự đoán có thể thẩm định được. Chúng ta hiếm khi thấy một con tinh tinh di
chuyển với tư thế đứng thẳng ở một khoảng cách dài. Việc một con tinh tinh di chuyển một quãng
ngắn rồi quay trở lại tư thế với 4 chi sẽ không xảy ra. Chúng ta có thể thấy điều này qua việc học
đi của trẻ. Nếu chúng đi từ cái ghế đến bàn café, chúng sẽ đi bằng hai chân. Nhưng nếu chúng di
chuyển khoảng cách dài hơn, chúng sẽ cúi xuống và bò”.
“Chúng tôi cho rằng năng lượng trao đổi chất là cực kỳ quan trọng. Nhưng chúng tôi mới chỉ có
được thông tin ban đầu thu thập được từ nghiên cứu. Mô hình này cho phép con người mang đặc
điểm cơ thể của bất cứ loài linh trưởng nào, vì vậy người làm nghiên cứu có thể thay đổi thông số
cho một loài nhất định”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Physical Anthropology.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×