ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ VĂN QUÍ
GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU PHẦN VĂN
HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
Thừa Thiên Huế, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Ngô Văn Quí
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
PGS.TS Nguyễn Quang Ninh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luận
văn này.
Trân trọng cảm ơn qúy Thầy, Cô Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
và thầy cô khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã truyền thụ cho tôi những kiến
thức quý báu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập nghiên
cứu chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - tiếng Việt.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường cùng qúy thầy cô trường THCS
Phú Hòa, THCS Núi Sập, THCS Vọng Đông tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn
thành công tác thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính thiết thực, hiệu quả,
khoa học của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Trân trọng!
Huế, tháng 6 năm 2016
Họ và tên tác giả
Ngô Văn Quí
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.................................................................................................................i
Lời cam đoan................................................................................................................ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................iii
MỤC LỤC....................................................................................................................1
Trang phụ bìa i..............................................................................................................1
Lời cam đoan ii.............................................................................................................1
Lời cảm ơn iii................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................4
MỞ ĐẦU......................................................................................................................5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...............................................................5
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................6
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................12
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................12
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................13
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN........................................................................13
NỘI DUNG.................................................................................................................14
Chương 1 ....................................................................................................................14
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................14
1.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................14
1.1.1. Cơ sở tâm lí - giáo dục học......................................................................14
1.1.2. Cơ sở lí luận dạy học bộ môn..................................................................16
1.1.3. Cơ sở lý luận dạy học văn học dân gian..................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................18
1.2.1. Nội dung chương trình văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn
lớp 6, lớp 7..........................................................................................................18
1.2.2. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ đối với học sinh
ở chương trình môn Ngữ văn cấp THCS...........................................................19
1.2.3. Thực trạng giáo dục lòng lòng yêu thương con người và tình yêu quê
hương đất nước cho HS qua việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và
tác phẩm văn học dân gian ở THCS nói riêng...................................................22
Chương 2 ....................................................................................................................24
TỔ CHỨC GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH ............................24
QUA VIỆC DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ.............................24
2.1. Nội dung lòng yêu thương trong những tác phẩm văn học dân gian ở chương
trình Ngữ văn THCS có thể giáo dục cho HS qua hoạt động đọc hiểu.................24
2.1.1. Tình yêu quê hương, đất nước, con người...............................................24
2.1.1.1. Yêu thương, tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc.......................24
2.1.1.2. Yêu quý đất nước, quê hương..........................................................26
2.1.1.3. Yêu quý phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam......................27
1
2.1.1.4. Tình cảm đối với đồng bào...............................................................28
2.1.2. Tình yêu gia đình (tình yêu ông bà, cha mẹ, anh, chị, em,…)..............28
2.1.3. Thương yêu, xót xa đối với những con người bất hạnh..........................29
2.1.4. Lòng yêu thương, trân trọng những di sản văn học đặc sắc thể hiện qua
vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật cả văn học dân gian..........................31
2.2. Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước
cho HS qua việc dạy học phần văn học dân gian ở THCS....................................34
2.2.1. Một số nguyên tắc giáo dục lòng thương yêu thông qua dạy học tác
phẩm văn học dân gian trong nhà trường THCS...............................................34
2.2.2. Một số lưu ý khi dạy đọc hiểu phần văn học dân gian trong nhà trường
THCS..................................................................................................................35
2.2.3. Những biện pháp cụ thể giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu
quê hương đất nước cho học sinh qua việc dạy học phần văn học dân gian ở
trường THCS......................................................................................................41
2.2.3.1. Xác định nội dung lòng yêu thương sẽ giáo dục cho HS trong mỗi
bài học.............................................................................................................41
2.2.3.2. Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương
đất nước cho học sinh qua việc dạy học phần văn học dân gian ở THCS....41
2.2.3.3. Hướng dẫn, tổ chức cho HS sưu tầm những tác phẩm văn học dân
gian thể hiện lòng yêu thương ở địa phương HS đang sống.........................52
2.2.3.4. Khởi động và kết thúc giờ dạy đọc hiểu tác phẩm...........................53
Chương 3.....................................................................................................................56
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................................................56
3.1. Những vấn đề chung........................................................................................56
3.1.1. Mục đích của TN sư phạm (TNSP)........................................................56
3.1.2. Nội dung, kế hoạch TN............................................................................56
3.1.3. Đối tượng TN, địa bàn TN.......................................................................57
3.2. Tiến trình thực nghiệm....................................................................................57
3.2.1. Tổ chức dạy thực nghiệm.........................................................................57
3.2.1.1. GA ĐC và GA TN.............................................................................57
3.2.1.2. Tiến hành dạy TN..............................................................................80
3.2.2. Đánh giá kết quả TN...............................................................................81
3.2.2.1. Đánh giá quá trình dạy TN và ĐC....................................................81
3.2.2.2. Đánh giá kết quả của HS...................................................................81
3.3. Phân tích và nhận xét kết quả TN ...............................................................82
3.4. Kết luận chung về tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài.........................82
KẾT LUẬN.................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................87
2
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Đối chứng :
ĐC
- Giáo án:
GA
- Giáo án đối chứng:
GAĐC
- Giáo án thực nghiệm:
GATN
- Giáo viên:
GV
- Học sinh :
HS
- Tác phẩm văn học:
TPVH
- Thực nghiệm :
TN
- Trung học cơ sở:
THCS
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lòng thương yêu là một trong những phẩm chất quan trọng của con
người, góp phần hình thành nhân tính, đạo đức của mỗi người. Từ khi xã hội loài
người hình thành đến nay, những chuẩn mực về con người với phẩm chất lòng
thương yêu - một thuộc tính tất yếu của con người luôn được đề cao. Theo quy luật
phát triển, con người được sinh ra nhưng lòng thương yêu chỉ được hình thành và
phát triển trong quá trình hoạt động xã hội. Có thể khẳng định, lòng yêu thương
không phải là thứ có sẵn, một con người sinh ra không thể có ngay lòng thương yêu.
Lòng thương yêu chỉ được hình thành và phát triển theo những quy luật của sự lĩnh
hội, của sự hấp thụ tâm lý, đạo đức, sự tác động trong những hoạt động xã hội. Chính
con người sống và hoạt động trong những mối quan hệ với thế giới xã hội và tự nhiên
mà lòng thương yêu được hình thành và phát triển. Trong các hoạt động xã hội, giáo
dục là một hoạt động chủ yếu để hình thành lòng thương yêu của con người.
1.2. Thực trạng hiện nay, ngoài xã hội cũng như trong học đường, hiện tượng
HS suy thoái về đạo đức, vô cảm với nỗi đau của người khác trở thành nỗi trăn trở
âu lo của những người tâm huyết với ngành giáo dục, với truyền thống dân tộc. Bạo
lực học đường diễn ra khá nghiêm trọng. Tình yêu đất nước, quê hương, gia đình
phai nhạt trong một bộ phận không nhỏ học sinh (HS). Thị hiếu thẩm mỹ lệch lạc,
lối sống cá nhân, ích kỷ, hưởng thụ tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ. Để xảy ra những hiện
tượng này, trách nhiệm của nhà trường là không nhỏ, vì nhà có một vai trò quan
trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong nhà
trường, nếu thực hiện mục tiêu giáo dục thiếu toàn diện, phương pháp giáo dục
không khoa học thì hậu quả là xã hội sẽ phải tiếp nhận những thế hệ công dân kém
chất lượng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển vững bền của đất nước. Vì vậy, nhà
trường đã chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ, lý tưởng,…thì không
thể nào không quan tâm đến giáo dục lòng thương yêu cho người học.
1.3. Trong các môn học ở nhà trường Trung học, môn Ngữ văn có một thế
mạnh đặc biệt trong việc giáo dục lòng thương yêu cho HS. Có thể nói, dạy Văn
học, mà trọng tâm là dạy tác phẩm văn học, là “dạy cái hay cái đẹp”, là dạy người.
5
“Văn học là thứ vũ khí vô song” trong việc giáo dục tình cảm, tâm hồn con người.
Trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (THCS), bộ phận văn học dân
gian chiếm một dung lượng khá lớn và được cơ cấu vào chương trình Ngữ văn lớp 6
và lớp 7. Chương trình Ngữ văn 6, phần đọc hiểu có 16 tác phẩm văn học dân gian
bao gồm các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Chương trình
Ngữ văn 7 có 6 bài đọc hiểu bao gồm thể loại ca dao, dân ca và tục ngữ. Đây là
những tác phẩm văn học dân gian đặc sắc, có khả năng hun đúc tâm hồn, đời sống
tình cảm cao đẹp cho HS.
1.4. Hiện nay chương trình sách giáo khoa được soạn theo hướng đổi mới
nhằm hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS để các em trở thành
những con người tốt. Những phẩm chất cần thiết là: yêu gia đình, quê hương đất
nước; nhân ái khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tự
chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; nghĩa vụ công
dân. Môn văn sẽ là một trong những môn có thế mạnh để thực hiện nhiệm vụ này.
Trong nội dung chương trình môn văn ở Trung học cơ sở, phần văn học dân
gian chiếm một tỉ lệ không nhỏ, có nhiều bài có khả năng bồi dưỡng tâm hồn, nhân
cách học sinh, trong đó có lòng yêu thương gia đình, con người, quê hương đất
nước nhưng từ trước đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống việc giáo dục lòng yêu thương cho HS qua việc đọc hiểu phần văn học dân
gian ở cấp học này. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Giáo dục lòng yêu thương con
người và tình yêu quê hương đất nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học
dân gian ở THCS” để nghiên cứu. Chúng tôi mong muốn qua việc dạy học phần văn
học này sẽ góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện về tri thức, tư tưởng tình
cảm, được góp tiếng nói của mình trong việc thay đổi quan niệm, phương pháp về
dạy học Ngữ văn nói chung và phần văn học dân gian nói riêng: một bộ môn vừa
mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giáo dục nhân cách, tâm hồn, tư tưởng tình cảm cho con người
không còn là vấn đề của một thời mà là vấn đề của mọi thời đại.
Ở Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu - Chiến quốc (770 - 221 tr.CN), nhằm
mục đích ổn định cục thế xã hội, duy trì và phát triển những giá trị nhân cách,
6
Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) cùng các môn đồ đã đề xuất một cốt cách làm người
mẫu mực, lấy chữ nhân làm nền tảng, lấy chữ hiếu làm gốc rễ, lấy các phẩm hạnh
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chuẩn mực để hành xử các mối quan hệ trong xã hội [12,
tr.107] . Bên cạnh việc giáo dục trí tuệ, giáo dục nhân cách cũng đóng một vai trò
rất quan trọng trong lý thuyết và hoạt động giáo dục của Khổng Tử. Một HS của
ông nói rằng: "Có bốn vấn đề trong nội dung dạy học của Khổng Tử: văn hoá, hành
vi đạo đức, sự thật thà, và sư trung thành, như vậy là có ba vấn đề liên quan tới đạo
đức " [12, tr.18].
Khi bàn về giáo dục nhân cách cho tuổi mẫu giáo trong cuốn "Sự ra đời của
một công dân" nhà giáo dục mẫu mực V.A.Xukhômlinki cũng đã xác định: điều cơ bản
trong giáo dục nhân cách là làm sao để các em trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu
tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, vị tha, can đảm,
khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự giả dối. Ông nhấn mạnh :
"Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành người con chân chính của
Tổ quốc nếu trước hết không thực sự là đứa con của cha mẹ mình..." [60, tr.20].
Ngoài ra có thể kể đến cuốn "Đạo đức học" của G.Bandzeladze, cuốn "Chủ
nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể tác giả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.
Ở trong nước, việc nghiên cứu về giáo dục nhân cách cũng rất được quan
tâm, đặc biệt là giáo dục nhân cách trong nhà trường phổ thông.
G.S Phạm Minh Hạc trong cuốn "Góp phần đổi mới tư duy giáo dục" đã
nhấn mạnh vai trò của giáo dục (giáo dục đạo đức, luân lí, giá trị): Thời đại ngày
nay là thời đại công nghệ, đồng thời là thời đại nhân văn; xã hội loài người cần tinh
thần nhân văn, cần sự thông thái không kém tri thức kĩ thuật, công nghệ. "Hơn lúc
nào hết, tất cả các nước phải quan tâm vấn đề giáo dục giá trị, giáo dục đạo đức ở
tất cả các cấp học, ngành học, tạo ra một tinh thần mới trong con người và loài
người để giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực, quốc gia, giai cấp, gia đình và
bản thân " [15, tr.143].
Khi bàn về giáo dục nhân cách cho HS THPT, trong chương trình khoa học
cấp nhà nước KX - 07 " Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội ", có một số đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đạo
7
đức và nhân cách con người Việt Nam nói chung, HS nói riêng, một số kết quả
nghiên cứu: "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường" [13]; "Giá trị - định hướng nhân cách giá trị" [13].
Dưới một góc độ khác, các tác giả như: Lương Quỳnh Khuê có bàn về "Văn
hoá thẩm mỹ và nhân cách" [31]; Nguyễn Văn Phúc: "Quan hệ giữa cái thẩm mỹ
và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật" [48].
Trong công trình nghiên cứu rất công phu "Giáo dục thẩm mỹ - món nợ lớn
đối với thế hệ trẻ", tác giả Đỗ Xuân Hà đã khẳng định : "Nghệ thuật và những giá
trị thẩm mỹ cần được tận dụng như là phương tiện giáo dục quan trọng để hình
thành ở con người một nhân cách giàu chất nhân văn, là những công cụ giúp nhân
loại cải tạo cuộc sống của mình theo những quy luật của cái đẹp" [17, tr.4].
2.2. Vấn đề giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách trong dạy học Ngữ
văn phổ thông, Từ xa xưa, cha ông ta đã từng tâm niệm : "Văn dĩ tải đạo, thi dĩ
ngôn chí", với chức năng này, trong các phương pháp tạo ra ý niệm, nhân cách, Văn
học có một vị thế đặc biệt. Trong bài viết " Mấy suy nghĩ về giáo dục nhân cách
HS qua việc giảng dạy môn Văn", PGS.TS Trần Đăng Xuyền khẳng định: "Văn học
phản ánh con người và cuộc đời bằng nghệ thuật ngôn từ, thông qua sự sáng tạo độc
đáo của nhà văn. Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh hướng gắn
liền với một quan niệm về con người và cuộc đời, một chỗ đứng, một thái độ, tình
cảm của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả. Do vậy, văn học có tác dụng
giáo dục nhân cách sâu sắc với quan điểm, tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhân
cách của con người. Tuy nhiên, văn học giáo dục con người không phải như một
nhà thuyết giáo khô khan mà thông qua những hình tượng nghệ thuật lay động sâu
xa tình cảm người đọc. Văn học giáo dục con người với tư cách là người bạn đồng
hành, đối thoại tâm tình với người đọc, để cho người đọc tự chiêm nghiệm, tự soi
mình, nên đã chuyển quá trình giáo dục từ bên ngoài thành quá trình tự giáo dục
bên trong một cách tự giác " [51, tr.42].
Trong bài viết Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ và giao tiếp xã hội cho
HS trong việc học văn ở trung học phổ thông, TCGD, số 1 (4/2001), PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Hương trình bày khá kĩ vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho HS qua
8
dạy học tác phẩm văn học. PGS cho rằng, giáo dục và giáo dưỡng thẩm mĩ chỉ đạt
được hiệu quả, đạt được ý nghĩa đặc biệt của nó khi mối quan hệ giữa sự phát triển
nhân cách và việc giáo dục nghệ thuật được sử dụng một cách có ý thức. Qua việc
học và đọc tác phẩm văn học, HS sẽ hiện thực thông qua các hình tượng nghệ thuật.
Các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em khả năng nếm trải, ứng
xử nghệ thuật, phát triển nhu cầu, thị hiếu, hứng thú thẩm mĩ cũng như năng lực
đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. Và
qua giờ văn, các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em những tư
tưởng, tình cảm và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội đặt ra.
Các tác giả Phương Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hoà, Lê Lưu Oanh
khi bàn về chức năng của văn học cũng khẳng định : Nghệ thuật ngôn từ không
những tìm kiếm, phản ánh sáng tạo cái đẹp mà còn rèn luyện bồi dưỡng cảm xúc thị
hiếu thẩm mỹ, lý tưởng, nhận thức và năng lực sáng tạo.
GS. Vũ Ngọc Khánh với vấn đề " Để dạy và học tốt môn Văn" sau khi tìm
hiểu : Thế nào là dạy Văn đúng? Thế nào là dạy Văn hay? cũng đi đến lời khẳng
định : "Dạy Văn, chính thật là dạy người. Hình như khá nhiều môn học, yêu cầu và
biện pháp dạy người, ít có điều kiện thuận lợi như ở môn Văn. Cung cấp kiến thức
là điều tất nhiên, nhưng luyện sao cho con người ấy có trình độ quan sát, tưởng
tượng, có phương pháp suy tư, có khả năng biện chiết, để trở thành một con người
toàn diện, đúng là cho con người được "thành nhân" một cách trọn vẹn. Và thành
nhân không chỉ ở mặt trí tuệ, thành nhân còn ở ngay trong tâm hồn " [28, tr.82].
Tác giả Nguyễn Duy Bình trong chuyên luận Dạy văn, dạy cái hay, cái
đẹp, xuất bản 1983, có đề cập đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học về nội
dung và hình thức và bàn về cách giảng, phương pháp giảng của thầy sao cho
đúng, cho hay. Tác giả đề cao vai trò cảm thụ văn học của GV và truyền đạt
những cảm thụ ấy cho HS.
PGS Trương Dĩnh, TS Nguyễn Viết Chữ cũng là những người có những
quan niệm mới mẻ, sâu sắc về dạy học văn, trong đó có vấn đề giáo dục HS cảm
nhận cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn ở
trường phổ thông trung học, PGS Trương Dĩnh một lần nữa khẳng định “văn
9
chương trong nhà trường, sức mạnh đào tạo và giáo dục “vô song”. Đặc biệt, PGS
đã đưa ra “tầm đón nhận” và “khoảng cách thẩm mĩ” của lứa tuổi HS khi tiếp nhận
tác phẩm văn học và đề ra yêu cầu GV phải nắm bắt “tầm đón nhận” của HS trong
dạy học văn. Với công trình Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại
thể), TS Nguyễn Viết Chữ nhấn mạnh : “Công việc dạy - học văn phải định hướng
được những rung động thẩm mĩ của HS”; xây dựng lí thuyết câu hỏi cảm thụ tác
phẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo loại thể như một phương tiện
thiết yếu và đề ra các biện pháp khởi động và kết thúc trong giờ dạy tác phẩm văn
chương kết hợp với hoạt động liên ngành,…[5]. Cũng ở trong công trình này, vì
mục đích nghiên cứu theo góc độ phương pháp dạy học, Nguyễn Viết Chữ xây dựng
phương pháp dạy học tác phẩm tự sự dân gian, dạy học tác phẩm trữ tình dân gian
một cách chung nhất chứ không đi sâu vào những giá trị giáo dục cụ thể của tác
phẩm văn học dân gian.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu
về khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách (trong đó có giáo dục về lòng
thương yêu) của môn Văn (giảng văn, đọc văn) thì khá nhiều, tuy nhiên, về giáo dục
tư tưởng, tình cảm, lòng thương yêu trong dạy học phần văn học dân gian thì quá ít.
Phần tiếp theo, chúng tôi điểm qua một số công trình tiêu biểu.
2.3. Vấn đề giáo dục tư tưởng, tình cảm (trong đó có lòng thương yêu)
của những tác phẩm thuộc phần văn học dân gian.
Bàn về việc dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông,
trong đó nhấn mạnh đến việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ phải kể đến hai
công trình nghiên cứu là “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn
học dân gian” của Hoàng Tiến Tựu và “Văn học dân gian Việt Nam trong nhà
trường” của Nguyễn Xuân Lạc. Nếu như tác giả Hoàng Tiến Tựu đưa ra các vấn đề
giảng văn tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường như vấn đề vận dụng các
thuộc tính cơ bản của văn học dân gian vào việc giảng dạy; vấn đề phân kỳ, phân
loại, phân vùng văn học dân gian và mối quan hệ của chúng đối với việc xây dựng
phương pháp nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian; mấy vấn đề cụ thể về nghiên
cứu và giảng dạy ca dao, tục ngữ, truyện dân gian,… thì tác giả Nguyễn Xuân Lạc
10
khi nói về giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường theo quan điểm thi pháp
học đã lưu ý “văn học dân gian với việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ”.
Trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường”, Nguyễn
Xuân Lạc nói: “Văn học nói chung và đặc biệt là văn học dân gian sẽ góp phần
tích cực vào việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ khi họ còn ngồi trên ghế
nhà trường, và sẽ biến thành những hành trang tinh thần theo họ đi suốt cuộc đời
trên những nẻo đường xây dựng đất nước”. Bồi đắp tâm hồn dân tộc trước hết là
bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nguồn gốc dân tộc đẹp đẽ, sức mạnh quật cường của
dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như chinh phục tự nhiên. Tự hào về
dân tộc trong cốt lõi của nó là tự hào về truyền thống Nhân, Trí, Dũng của dân tộc,
trong đó Nhân là lòng thương người, là đạo dức cơ bản của con người trong gia
đình và xã hội. Chữ Nhân kết tụ trong những con người tràn đầy lòng yêu thương,
…Đặc biệt, Nguyễn Xuân Lạc đề cập tới giá trị thẩm mỹ phong phú của văn học
dân gian ở các phương diện tư duy nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, sự hài hòa
giữa nội dung và hình thức,v.v…sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn con người.
Trên Tạp chí nghiên cứu giáo dục (số tháng 10-1984), Bùi Công Thuấn có đề
cập đến “Giáo dục truyền thống dân tộc qua văn học dân gian”. Khi HS cảm nhận
được vẻ đẹp truyền thống dân tộc, các em sẽ có lòng tự hào về dân tộc và thêm yêu
đất nước, yêu dân tộc mình.
2.4. Định hướng giáo dục trong giảng dạy văn học dân gian
Để giúp HS đọc hiểu tốt văn học dân gian trong nhà trường, cần có phương
pháp đọc hiểu loại tác phẩm này. Nhìn chung, từ trước đến nay chưa có công trình
nào đưa ra phương pháp, biện pháp đọc hiểu văn học dân gian nhằm mục đích giáo
dục lòng thương yêu cho HS. Chỉ có những công trình bàn về phương pháp giảng
dạy văn học dân gian trong nhà trường. Và tất nhiên là khi đọc hiểu tốt văn học dân
gian trong nhà trường thì cũng đã hoàn thành mục đích giáo dục, giáo dưỡng tâm
hồn HS, trong đó có lòng yêu thương. Những công trình bàn về phương pháp dạy
học văn học dân gian thì rất nhiều, trong đó có những công trình tiêu biểu của
Hoàng Tiến Tựu và Nguyễn Xuân Lạc như vừa kể trên.
11
Nhìn chung, từ trước đến nay, nhân loại đã rất quan tâm đến việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm, tâm hồn con người, ý thức được vai trò quan trọng của môn văn
trong việc giáo dục nhân cách con người, nhìn ra khả năng bồi đắp tâm hồn con
người của tác phẩm văn học dân gian, xây dựng được hệ thống phương pháp đọc hiểu
văn học dân gian trong nhà trường,v.v… Tuy nhiên, vấn đề giáo dục lòng yêu thương
cho HS bậc THCS thì gần như chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, thấu
đáo. Và việc xây dựng một hệ thống phương pháp biện pháp đọc hiểu văn học dân
gian nhằm giáo dục lòng yêu thương cho HS THCS cũng chưa có ai thực hiện.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất
nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS” có đối tượng
nghiên cứu là nội dung liên quan đến lòng yêu thương trong những tác phẩm văn
học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS và những phương pháp, biện pháp
để giáo dục lòng yêu thương ấy cho HS. Người thực hiện đề tài sẽ nghiên cứu cơ sở
lý luận, cơ sở thực tiễn của việc giáo dục lòng yêu thương cho HS, xác định những
nội dung về lòng yêu thương có thể giáo dục trong những tác phẩm văn học dân
gian đồng thời đề ra những biện pháp, phương pháp giáo dục lòng yêu thương qua
việc dạy đọc hiểu những tác phẩm ấy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các tác phẩm thuộc phần
văn học dân gian của chương trình Ngữ văn THCS mà cụ thể là ở lớp 6 và lớp 7.
Hoạt động “đọc hiểu” văn học dân gian được chúng tôi đồng nhất là hoạt động dạy
học văn học dân gian.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi sẽ tiến hành TN (thực
nghiệm) sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết khoa học. Đối tượng chúng tôi TN là HS
của ba trường THCS trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu, nhưng những phương pháp sau đây là chủ yếu:
12
- Phương pháp phân tích: giúp tìm hiểu các vấn đề lí luận thu nhận được
nhằm rút ra những kết luân cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: giúp tìm hiểu thực tiễn giáo dục lòng yêu
thương cho HS THCS hiện nay. Kết quả sẽ được xử lí, đánh giá nhằm đề xuất các
biện pháp giáo dục.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để kiểm định giả thuyết; nghiên cứu,
so sánh, đối chiếu các số liệu và kết quả TN, ĐC (đối chứng) trong kết quả học tập
của HS nhóm TN và ĐC nhằm khẳng định các biện pháp đề xuất là khả thi.
- Phương pháp TN: TN sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá hiệu quả qua các
thiết kế thể nghiệm.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định rõ mục đích nghiên
cứu là hệ thống lại cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục lòng yêu thương cho HS, đề
xuất những biện pháp, phương pháp cụ thể giáo dục lòng yêu thương trong quá trình
dạy học phần văn học dân gian trong chương trình ngữ văn THCS, trên cơ sở đó,
chúng tôi giáo dục lòng yêu thương cho HS khi dạy học tác phẩm văn học nói chung,
góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển toàn diện nhân cách của HS.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước
cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS” gồm có ba phần: phần
mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê
hương đất nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS
Chương 3: TN sư phạm
Sau cùng là phần kết luận tài liệu tham khảo.
13
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí - giáo dục học
Từ cuối thế kỉ XIX, nhà giáo dục Nga Plêkhanốp đã chứng minh rằng, mọi
cảm xúc và cảm giác của con người đều có bản chất xã hội, trong đó có cảm xúc
thẩm mĩ . Con người được sinh ra còn tư tưởng, tình cảm chỉ được hình thành và
phát triển trong quá trình hoạt động xã hội. Để để tư tưởng, tình cảm, nhân tính (gọi
chung là nhân cách) được phát triển, điều kiện tiên quyết là con người phải tham gia
vào quá trình giao tiếp, hoạt động xã hội. Có thể khẳng định, nhân cách không phải
là những thứ có sẵn. Một con người khi sinh ra không thể đã có ngay nhân cách.
Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển theo những quy luật của sự lĩnh hội,
của sự hấp thụ tâm lý, đạo đức, sự tác động trong những hoạt động xã hội. Chính do
con người sống và hoạt động trong những mối quan hệ với thế giới xã hội và tự
nhiên mà nhân cách được hình thành và phát triển.
Sự hình thành và phát triển nhân cách (trong đó có lòng yêu thương) gắn liền
với sự phát triển của con người qua quá trình giáo dục (trong đó có tự giáo dục).
Đây là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành đời sống tâm hồn con người.
Người xưa từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, Hồ Chí Minh cũng có quan
niệm:“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Bên
cạnh môi trường sống, giáo dục là nhân tố quyết định tư tưởng, tình cảm con
người. Con người từ thuở ấu thơ nếu sống trong môi trường thiếu tình thương
yêu hoặc không được vun đắp lòng nhân ái thì lớn lên sẽ khó có lòng thương
yêu.
Giáo dục xuất hiện cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài
người. V.I.Lênin gọi giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu. Con người lớn lên và trưởng
thành qua quá trình tiếp nhận và thẩm thấu các tri thức văn hóa, xây dựng kỹ năng,
biến thành phẩm chất Người của mình trước hết bằng con đường giáo dục và tự giáo
14
dục. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng,
tình cảm con người với tư cách sự tác động khách quan của chủ thể giáo dục đến đối
tượng tiếp nhận giáo dục được thể hiện qua nội dung và hình thức giáo dục. Vai trò ấy
thể hiện trước hết ở giáo dục - cái vạch ra phương hướng, tạo dựng lên những hình
mẫu tư tưởng, tình cảm phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua nội
dung giáo dục giá trị nhân cách, qua mục tiêu giáo dục mẫu hình nhân cách của nhà
trường và xã hội. Sau nữa, giáo dục là sự truyền thụ các vốn văn hóa truyền thống của
dân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền
thống tốt đẹp (tất nhiên có truyền thống nhân ái, nhân đạo). Cuối cùng, qua giáo dục
và bằng giáo dục hướng thế hệ trẻ đến một tương lai tốt đẹp. Giáo dục có khả năng
uốn nắn những hành vi lệch chuẩn, hình thành ở con người những tình cảm tốt đẹp,
tạo dựng những mẫu hình nhân cách mới đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Hệ thống
giáo dục của xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng những
phẩm chất tốt đẹp của con người. Những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội (cộng
đồng, giai cấp, dân tộc) không thể trực tiếp áp đặt vào con người những phẩm chất cá
nhân phù hợp với các yêu cầu, các chuẩn mực ấy. Những phẩm chất tốt đẹp của con
người được hình thành chủ yếu là do quá trình giáo dục và tự giáo dục.
Nói cách khác, tình cảm tốt đẹp của con người trong sự hình thành và phát
triển, một mặt, chịu sự tác động có mục đích của quá trình giáo dục; mặt khác, cũng
là kết quả của quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện trong bản thân mỗi con người. Sự
tự giáo dục biểu hiện ở chỗ mỗi chủ thể tự giáo dục hướng toàn bộ năng lực, hành
động của mình vào sự hình thành thế giới nội tâm bắt đầu từ sự tự ý thức cho đến
quá trình tham gia tích cực và tự giác vào việc tạo ra cho mình những điều kiện,
môi trường, hoàn cảnh để trong đó họ tồn tại. Trong quá trình hoạt động tự giác ấy,
mỗi con người đã biết tách mình ra thành hai phần riêng biệt: Cái tôi - chủ thể và
cái tôi - đối tượng để tự giác phấn đấu, cải tạo, xây dựng thế giới quan, nhân sinh
quan và những phẩm chất tích cực trong nhân cách. Chính sự phát triển của tình
cảm, lý trí và ý chí, tức là sự phát triển của ý thức trong mỗi chủ thể hoạt động là
yếu tố trực tiếp quy định khả năng xác định, lựa chọn và thực hiện hành vi.
Sự hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm của con người là quá trình
15
thống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Đó là sự thống
nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Như đã trình bày, nếu con
người bị tách ra khỏi môi trường và các hoạt động xã hội thì tư tưởng, tình cảm người
không thể hình thành và phát triển được. C.Mác và Ph.Ăngghen, trên cơ sở kế thừa
quan niệm của các nhà duy vật Pháp về sự tác động của môi trường xã hội đến cá
nhân, đã khẳng định rằng nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì
do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và
cần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực
lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội. Nói cách khác,
đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội, nhưng suy cho cùng,
xã hội hóa cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển tính cách con
người. Vì thế, có thể khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành và
phát triển tư tưởng, tình cảm con người như sự hình thành và phát triển nhân cách
trước hết bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhân tố văn hóa của xã hội.
1.1.2. Cơ sở lí luận dạy học bộ môn
Môn Văn (hợp phần Văn học) trong nhà trường có sức mạnh “vô song” trong
việc giáo dục HS. Môn Văn có tác dụng đào tạo toàn diện không những về ý chí, trí
tuệ, kỹ năng mà còn là tư tưởng, cảm xúc, nhân cách. Môn Văn trong nhà trường
tiếp cận không chỉ với cái “chân”, cái “thiện” mà còn là cái “mĩ”. Năng lực thẩm mĩ
vững chắc do môn Văn vun đắp không chỉ giúp HS xây dựng tâm hồn cao đẹp mà
còn có khả năng chống đỡ với mọi cái xấu xa, dung tục của đời sống. Trong hợp
phần Văn học, TPVH chiếm một vị trí quan trọng. Có thể nói, cốt lõi của dạy học
văn trong nhà trường là dạy học TPVH.
Hình tượng văn chương trong TPVH được nghệ sĩ sáng tạo nên có tác dụng
lâu bền và sâu sắc trong tâm hồn người đọc, vượt mọi thử thách của không gian và
thời gian. TPVH chân chính nói chung và TPVH nhà trường nói riêng dạy cho HS
có niềm tin vào cuộc sống dù cảnh có éo le đến đâu đi nữa, trân trọng con người dù
họ bị tha hóa đến mức nào, tấm lòng nhân hậu đối với những con người khốn khổ, ý
thức công dân, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, lòng yêu thương gia đình, sự
rung động trước cảnh thiên nhiên của quê hương, …Sức mạnh của TPVH chính là ở
16
mặt tình cảm. Nó đánh thức, khêu gợi tâm hồn rung động của người đọc. Tác giả
đốt cháy lên trong lòng người đọc những ngọn lửa cảm xúc. Mặt khác, TPVH trong
nhà trường luôn có sự thống nhất giữa cảm xúc và tư tưởng. Nó luôn đề cao vấn đề
chính trị, đạo đức và tư tưởng, tình cảm tiến bộ.
1.1.3. Cơ sở lý luận dạy học văn học dân gian
Văn học nói chung và đặc biệt là văn học dân gian sẽ góp phần tích cực vào
việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, và
sẽ biến thành những hành trang tinh thần theo họ đi suốt cuộc đời trên những nẻo
đường xây dựng đất nước. Dạy học văn học dân gian trong nhà trường mục đích
quan trọng là bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ, trước hết là bồi đắp lòng tự
hào dân tộc, nguồn gốc dân tộc đẹp đẽ, sức mạnh quật cường của dân tộc trong
công cuộc chống ngoại xâm cũng như chinh phục tự nhiên. Tự hào về dân tộc trong
cốt lõi của nó là tự hào về truyền thống Nhân, Trí, Dũng của dân tộc, trong đó Nhân
là lòng thương người, là đạo đức cơ bản của con người trong gia đình và xã hội.
Chữ Nhân kết tụ trong những con người tràn đầy lòng yêu thương, “thương người
như thể thương thân”, thương đến cả con trâu ngoài đồng và ngọn rau trong vườn;
còn tục ngữ thì lấp lánh ánh sáng của trí tuệ- nó đúc kết kinh nghiệm của cha ông
trong lao động sản xuất, trong quan hệ gia đình và xã hội. Truyện cổ có nhiều biểu
tượng đẹp về cái dũng, trong đó ngời sáng lên hai hình tượng tiêu biểu: cuộc giao
tranh quyết liệt của Thần Núi thắng Thần Nước nói lên sức mạnh và ước mơ chinh
phục tự nhiên của cha ông ta thời xưa và hình tượng Thánh Gióng hào khí ngất trời
đánh tan giặc Ân biểu thị ý chí chống ngoại xâm dũng mãnh của dân tộc. Hồn dân
tộc còn là khí thiêng sông núi, cội nguồn đất nước, hương sắc đồng quê. Một thanh
gươm thần tỏ sáng, một bọc trăm trứng nở trăm con, một nụ tầm xuân xanh biếc,
một chiếc khăn rơi trong nỗi nhớ thầm, một cô tấm dịu hiền từ quả thị bước ra, một
cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng quê cho đến bát canh rau muống quả cà dầm
tương, tình nghĩa vợ chồng sắt son chung thủy “gừng cay muối mặn”,…tất cả đều
thắm đượm hồn dân tộc.
Dạy đọc hiểu văn học dân gian (cũng như dạy học tác phẩm văn học nói
chung) còn là khám phá giá trị thẩm mỹ phong phú của văn học dân gian ở các
17
phương diện tư duy nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, sự hài hòa giữa nội dung và
hình thức,v.v…Những nội dung này cũng sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn con người tình yêu đối với vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung chương trình văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn
lớp 6, lớp 7.
Lớp
6
Tên tác phẩm
- Con Rồng, cháu Tiên
Thể loại
- Truyền thuyết
- Bánh chưng, bánh giày
- Truyền thuyết
- Thánh Gióng
- Truyền thuyết
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Truyền thuyết
-Sự tích Hồ Gươm
- Truyền thuyết
- Sọ Dừa
- Truyện cổ tích
- Thạch Sanh
- Truyện cổ tích
- Em bé thông minh
- Truyện cổ tích
- Cây bút thần
- Truyện cổ tích
-Truyện cổ tích Trung Quốc
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện cổ tích
-Truyện cổ tích của
- Ếch ngồi đáy giếng
- Truyện ngụ ngôn A. Pu-skin
- Thầy bói xem voi
- Truyện ngụ ngôn
- Đeo nhạc cho mèo
- Truyện ngụ ngôn
-Chân, Tay, Mắt, Miệng
- Truyện ngụ ngôn
- Treo biển
- Truyện cười
- Lợn cưới, áo mới
- Truyện cười
- Những câu hát về tình cảm gia - Ca dao, dân ca
đình
- Những câu hát về tình yêu quê - Ca dao, dân ca
hương, đất nước, con người
7
- Những câu hát than thân
- Ca dao, dân ca
- Những câu hát châm biếm
- Ca dao, dân ca
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao - Tục ngữ
động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã - Tục ngữ
hội
18
Ghi chú
1.2.2. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ đối với học sinh ở
chương trình môn Ngữ văn cấp THCS
Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn
THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2010 đã xác định mục tiêu môn
Ngữ văn ở THCS nhằm giúp học sinh:
- Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt,
bao gồm: kiến thức về những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho một số thể loại cơ
bản của văn học Việt nam và một số tác phẩm, trích đoạn văn học nước ngoài; kiến
thức sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm lý luận văn học thông dụng;
kiến thức về các đơ vị tiêu biểu của tiếng Việt; kiến thức về các loại văn bản.
- Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn, bao gồm: năng lực sử dụng
tiếng Việt thể hiện ở 4 kỹ năng cơ bản (đọc, viết, nghe, nói); năng lực tiếp nhận văn
học, cảm thụ thẩm mỹ; năng lực tự học và năng lực thực hành, ứng dụng.
- Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất
nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường; lý tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh
thần dân chủ nhân văn; ý thức trách nhiệm công dân, tin thần hữu nghị và hợp tác
quốc tế, ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại
(Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS, trang 11)
Như vậy, giáo dục lòng yêu thương cho học sinh qua việc dạy học môn Ngữ
văn đã được xác định rất rõ. Tuy nhiên, ở phần đọc hiểu văn học dân gian, nội dung
giáo dục lòng yêu thương chưa được xem như là một mục tiêu quan trọng. Lẽ ra,
khi dạy học truyện dân gian, có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước, dân
tộc (Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm), lòng thương yêu
những con người nghèo khổ, bất hạnh, bị đối xử bất công (Thạch Sanh; Cây bút
thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng). Cụ thể, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
cần đạt trong dạy học phần văn học dân gian ở lớp 6 (trang 30 Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS):
19
CHỦ ĐỀ
- Văn bản văn
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
học
+ Truyện dân - Hiểu, cảm nhận được những - Nhớ được cốt truyện, nhân
gian Việt Nam nét chính về nội dung và nghệ vật, sự kiện, một số chi tiết
và nước ngoài
thuật của một số truyền thuyết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa
Việt nam tiêu biểu (Sơn Tinh, của từng truyện: giải thích
Thủy Tinh; Thánh Gióng; Con nguồn gốc giống nói (Con
Rồng cháu Tiên; Bánh chưng Rồng cháu Tiên); giải thích các
bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm): hiện tượng tự nhiên và xã hội
phản ánh hiện thực đời sống, (Sơn Tinh, Thủy tinh; Bánh
lịch sử đấu tranh dựng nước và chưng, bánh giầy); khát vọng
giữ nước, khát vọng chinh độc lập và hòa bình (Thánh
phục tự nhiên, cách sử dụng Gióng; Sự tích Hồ Gươm)
các yếu tố hoang đường, kỳ ảo. - Nhận biết nghệ thuật sử dụng
các yếu tố hoang đường, mối
quan hệ giữa các yếu tố hoang
- Hiểu, cảm nhận được những đường với sự thực lịch sử.
nét chính về nội dung và nghệ - Nhớ được cốt truyện, nhân
thuật của một số truyện cổ tích vật, sự kiện, ý nghĩa và những
Việt Nam và nước ngoài đặc sắc nghệ thuật của từng
(Thạch Sanh; Cây bút thần; truyện cổ tích về kiểu nhân vật
Ông lão đánh cá và con cá dũng sĩ tiêu diệt cái ác (Thạch
vàng; Em bé thông minh): mâu Sanh), nhân vật có tài kỳ lạ
thuẫn trong đời sống; khát (Cây bút thần), nhân vật thông
vọng về sự chiến thắng của cái minh mang trí tuệ nhân dân
thiện, về công bằng, hạnh phúc (Em bé thông minh).
của nhân dân lao động, về
phẩm chất và năng lực kỳ diệu
của một số kiểu nhân vật; nghệ
thuiật kỳ ảo, kết thúc có hậu.
20
- Hiểu, cảm nhận được những - Nhớ được cốt truyện, nhân
nét chính về nội dung và nghệ vật, sự kiện và những đặc sắc
thuật của một số truyện ngụ nghệ thuật khi đúc kết các bài
ngôn Việt Nam (Ếch ngồi đáy học về sự đoàn kết, hợp tác
giếng; Chân, Tay, Mắt, Miệng): (Chân, Tay, Mắt, Miệng), về
các bài học, lời giáo huấn về cách nhìn sự vật một cách
đạo lý và lối sống, nghệ thuật khách quan, toàn diện (Ếch
nhân hóa, ẩn dụ, mượn chuyện ngồi đáy giếng).
loài vật, đồ vật để nói chuyện
con người.
- Kể lại tóm tắt hoặc chi tiết
các truyệndân gian được học.
- Bước đầu biết nhận diện thể
loại, kể lại cốt truyện và
nêunhận xét về nội dung và
nghệ
thuật
những
truyền
thuyết, cổ tích, truyện cười,
truyện ngụ ngôn không được
học trong chương trình.
Ở phần văn học dân gian trong chương trình Văn lớp 7, học sinh được học
nhiều bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước nhưng yêu cầu
về thái độ học sinh chỉ là “hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật” những bài ca dao này chứ không nhấn mạnh yêu cầu học sinh biết yêu quê
hương mình, gia đình mình:
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
+ Thơ dân - Hiểu, cảm nhận được những đặc
21
GHI CHÚ
gian Việt Nam
sắc về nội dung và nghệ thuật của
một số bài ca dao về tình cảm gia
đình, tình yêu quê hương đất nước,
những câu hát than thân, châm
biếm: đời sống sinh hoạt và tình
cảm của người lao động, nghệ
thuật sử dụng thể thơ lục bát, cách
xưng hô phiếm chỉ, các thủ pháp
nghệ thuật thường dùng, cách diễn
xướng.
- Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản
ca dao, phân biệt sự khác nhau
giữa ca dao với các sáng tác thơ
bằng thể lục bát.
- Biết cách đọc - hiểu bài ca dao
theo đặc trưng thể loại.
1.2.3. Thực trạng giáo dục lòng lòng yêu thương con người và tình yêu quê
hương đất nước cho HS qua việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và
tác phẩm văn học dân gian ở THCS nói riêng
Trên cơ sở khảo sát thực tế một số tiết dạy của GV trên một số địa bàn huyện
Thoại Sơn, An Giang, chúng tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên khi hướng dẫn học
sinh đọc hiểu phần văn học dân gian trong chương trình đều bám sát vào sự hướng
dẫn của sách giáo viên một cách máy móc, ít liên hệ giáo dục, bồi đắp tư tưởng, tâm
hồn học sinh qua những bài học. Trong GA soạn giảng, mục yêu cầu cần đạt của bài
học có ghi rõ những chuẩn cần đạt về thái độ, tuy nhiên, trong quá trình giờ học,
GV ít chú trọng đến việc hình thành thái độ, tình cảm cho HS hoặc nếu có thì thực
hiện một cách qua loa, chiếu lệ. Chúng tôi khảo sát 87 HS lớp 6, sau khi học xong
truyện Thạch Sanh bằng câu hỏi: “Sau khi học xong truyện cổ tích Thạch Sanh, em
yêu yêu nhân vật Thạch Sanh ở những điều gì và ghét mẹ con Lí Thông ở những
điều gì ?” thì có đến 49 HS không trả lời được hoặc trả lời không đạt yêu cầu.
22