Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những quan niệm sai lầm về ung thư vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.28 KB, 6 trang )

Những quan niệm sai lầm về ung thư vú
Ung thư vú là một căn bệnh hay gặp, trong đó các tế bào ác tính (ung thư)
được phát hiện trong các mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ
các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan sang các mô, cơ quan và
các bộ phận khác của cơ thể. Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu
trong số các ung thư của nữ giới. Chính vì độ nguy hiểm của bệnh ung thư vú
nên nhiều người cũng vô cùng lo lắng, sợ hãi đã có những quan niệm không
đúng về bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu đúng về bệnh ung thư vú.
Ung thư vú là căn bệnh ung thư khá phổ biến. Đây là căn bệnh ung thư gây tử
vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ. Ngày nay người ta đã có
cách điều trị ung thư vú này. Tuy nhiên để có thể chữa bệnh ung thư vú hiệu quả
thì bệnh nhân cần được phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, nếu phát hiện bệnh quá
muộn thì có thể sẽ dẫn đến tử vong.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hiện nay bệnh ung thư vú cũng xuất hiện trên khắp thế giới và ung thư vú xuất
hiện nhiều ở châu Âu. Tại Việt Nam ung thư vú ở nữ giới là loại ung thư có tần
xuất cao nhất. Tỉ lệ người mắc ung thư vú dẫn đến tử vong là cao nhất trong số các
loại ung thư ở phụ nữ. Những biểu hiện ung thư vú cũng khá giống với các loại u,
bướu nên nếu ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy có vật cứng không đau trên
bầu ngực. Thường khi phát hiện ung thư thì chính người bệnh là người phát hiện
sớm nhất. Do khối u bất thường trên bầu ngực.
Những biểu hiện của ung thư vú đều được phát hiện bởi chính bệnh nhân. Từ
những thay đổi trên bầu ngực, hay núm vú. Bệnh nhân đều cảm thấy sự khác biệt.
Những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những
người dưới độ tuổi này.
Những biểu hiện thường thấy khi bị ung thư vú:



Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.



Núm vú bị loét, rỉ dịch.



Núm vú bị co kéo tụt vào trong.



Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.



Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.



Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.



Đau vú một hay nhiều nơi.

Một số người có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người khác.
Các bạn cũng nên để tâm đối với những trường hợp dưới đây:



Phụ nữ ở độ tuổi 45-50.



Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi.



Không có con, có con đầu lòng trên 35 tuổi, không cho con bú.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Đã bị ung thư vú một bên.



Trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Khoảng 5-10% ung
thư do di truyền.



Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình.



Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.




Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ.



Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá,
uống nhiều rượu.



Phụ nữ béo phì sau mãn kinh.



Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Dưới đây là một số quan niệm về bệnh ung thư vú mà mọi người vẫn tin là đúng,
nhưng thực chất thì nó lại không hoàn toàn chính xác.
1. Chỉ những phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư vú mới có nguy cơ mắc bệnh
Trên thực tế, có khoảng 70% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú mà
không có các yếu tố nguy cơ do di truyền. Nhưng những người mà gia đình có tiền
sử mắc bệnh này là người thân có quan hệ huyết thống gần (cha mẹ, anh chị em,
hoặc con cái) đã hoặc đang bị ung thư vú thì nguy cơ phát triển căn bệnh này gần
như gấp đôi.
2. Mặc áo lót có gọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Trước đây có một số người cho rằng áo lót có gọng ức chế sự lưu thông của hạch

bạch huyết, làm tích tụ độc tố bên trong các mô vú, gây ra bệnh ung thư vú. Tuy
nhiên các nghiên cứu gần đây đã phủ nhận lý thuyết này vì thiếu cơ sở chứng
minh mối liên hệ giữa áo lót có gọng với nguy cơ ung thư vú.

3. Hầu hết các khối u ở vú là ung thư
Đây là một quan niệm sai lầm vì gần 80% các khối u ở ngực của phụ nữ là u nang
lành tính (không phải ung thư) hoặc là các bệnh khác. Tuy nhiên, chị em phụ nữ
nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu thấy có những thay đổi bất thường ở tuyến vú,
vì phát hiện ung thư vú sớm là rất có lợi. Bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh và điều trị
kịp thời nhờ các biện pháp công nghệ như chụp nhũ ảnh, siêu âm, hoặc sinh thiết.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Cấy ghép vú có thể làm tăng nguy cơ ung thư
Theo nghiên cứu, phụ nữ phẫu thuật cấy ghép vú thì nguy cơ bệnh mắc bệnh ung
thư vú cũng không lớn hơn. Đối với những trường hợp này, chụp X-quang tuyến
vú không phải luôn chính xác, tuy nhiên vẫn cần phải thực hiện để kiểm tra các mô
vú một cách đầy đủ.
5. Tất cả phụ nữ đều có 1/8 khả năng bị ung thư vú
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ tăng lên khi bạn già đi. Khả năng mắc bệnh của
phụ nữ là khoảng 1/233 khi ở độ tuổi 30 và tăng lên đến 1/8 khi đến tuổi 85.
6. Sử dụng chất chống mồ hôi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Trong một số chất chống mồ hôi có sử dụng Paraben làm chất bảo quản. Chất hóa
học này có thể làm tăng lượng estrogen, điều này có thể liên quan đến nguy cơ ung
thư vú. Nhưng các nghiên cứu đang tiến hành đều cho thấy không có mối liên
quan giữa Paraben và ung thư vú, cũng không xác định chắc chắn nguồn gốc
Paraben được tìm thấy trong các khối u.
7. Phụ nữ ngực nhỏ ít có nguy cơ bị ung thư vú
Trên thực tế thì không có mối liên hệ giữa kích thước của bộ ngực và nguy cơ mắc
bệnh ung thư vú. Cho dù kích thước như thế nào thì tất cả phụ nữ đều có nguy cơ

bị ung thư vú. Vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra ngực.
8. Không thể bị ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Một số phụ nữ bị ung thư vú tái phát sau khi cắt bỏ tuyến vú, ngay tại chính vị trí
phẫu thuật. Điều này có thể là do ung thư nguyên phát đã lan rộng. Đối với phụ nữ
có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao, mặc dù đã sử dụng biện pháp cắt bỏ tuyến
vú để phòng ngừa nhưng vẫn có khả năng bị tái phát. Sau khi cắt bỏ tuyến vú để
phòng bệnh thì rủi ro phát triển ung thư vú giảm đi trung bình là 90%.
9. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là do di truyền từ mẹ nhiều hơn từ cha
Thực tế là việc đánh giá rủi ro từ cả hai phía đều quan trọng như nhau, kể cả các
bệnh ung thư khác có liên quan ở nam giới, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt
khởi phát hoặc ung thư ruột kết.
10. Uống cà phê nhiều gây ra ung thư vú
Trên thực tế thì không thấy có mối liên hệ nào giữa việc uống cà phê và ung thư vú.
Một số nghiên cứu cho rằng cà phê còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×