Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của hai tổ hợp lai (landrace x móng cái)x duroc và (landrace x móng cái)x pidu nuôi trong điều kiện trang trai huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.4 MB, 70 trang )

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌN G ÂẢI HC SỈ PHẢM
KHOA SINH HC
------

NGUÙN THË THANH HÀỊN G

NGHIÃN CỈÏU MÄÜT SÄÚ CHÈ TIÃU SINH L
MẠU CA
HAI TÄØ HÅÜP LAI (LANDRACE X MỌNG CẠI) X
DUROC V (LANDRACE X MỌNG CẠI) X PIDU
NI TRONG ÂIÃƯU KIÃÛN TRANG TRAI HUÛN
PHONG ÂIÃƯN, TÈNH THỈÌA THIÃN HÚ

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP
Ngành học: SƯ PHẠM SINH HỌC
Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY

Hú, Khọa hc 2012-2016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..............................................................................1
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
II. Mục đích của đề tài...................................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
IV. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2


V. Đặc điểm tự nhiên, xã hội huyện Phong Điền..........................................................2
VI. Tình hình nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn ở Việt Nam........................9
PHẦN 2:..........................................................................................................................17
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................17
I. Thời gian nghiên cứu................................................................................................17
II. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................17
III. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................17
3.1 Lấy mẫu máu.....................................................................................................17
3.2 Kỹ thuật phân tích các thông số tế bào máu......................................................17
3.3. Tham khảo các số liệu liên quan đã có.............................................................18
3.4. Xử lý số liệu.....................................................................................................18
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................19
I. Đặc điểm tình hình của trang trại thực hiện đề tài...................................................19
1.1. Điều kiện chăn nuôi của trang trại....................................................................19
1.1.1. Quy mô chăn nuôi......................................................................................19
1.1.2. Thức ăn chăn nuôi, nguồn giống, chuồng trại 2........................................19
1.1.3. Mục đích chăn nuôi...................................................................................20
1.2. Những thuận lợi và khó khăn của trang trại.....................................................20
1.2.1. Thuận lợi....................................................................................................20
1.2.2. Khó khăn....................................................................................................21
II. Các chỉ tiêu về hồng cầu.........................................................................................22
2.1. Số lượng hồng cầu............................................................................................22
2.1.1. Số lượng hồng cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................22
2.1.2. Số lượng hồng cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................24
2.1.3. Số lượng hồng cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................26
2.1.4. Số lượng hồng cầu 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu.............................................................27

2.2. Hàm lượng hemoglobin....................................................................................29
2.2.1. Hàm lượng hemoglobin lợn sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng
Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu..................................................29
2.2.2. Hàm lượng hemoglobin lợn 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu........................................31
2.2.3. Hàm lượng hemoglobin lợn 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu........................................32
2.2.4. Hàm lượng hemoglobin lợn 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu........................................34
III. Các chỉ số về bạch cầu...........................................................................................36

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

3.1. Số lượng bạch cầu............................................................................................36
3.1.1. Số lượng bạch cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................36
3.1.2. Số lượng bạch cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................38
3.1.3. Số lượng bạch cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................39
3.1.4. Số lượng bạch cầu 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu............................................................40
3.2. Công thức bạch cầu..........................................................................................43
3.2.1. Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn sơ sinh............................................43

3.2.1. Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 2 tháng tuổi.....................................45
3.2.1. Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 4 tháng tuổi.....................................47
3.2.1. Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 6 tháng tuổi.....................................49
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................57

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1. Tỷ lệ khẩu phần ăn của lợn tại trang trại.........................................................19
Bảng 2.1: Số lượng hồng cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc
và Landrace × Móng Cái) × Pidu....................................................................................22
Bảng 2.2: Số lượng hồng cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu........................................................................24
Bảng 2.3: Số lượng hồng cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.............................................26
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu.............................26
Bảng 2.4: Số lượng hồng cầu 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.............................................27
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu...............................27
Bảng 2.5: Hàm lượng hemoglobin lợn sơ sinh của 2 tổ hợp lai......................................29
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu...............................29
Bảng 2.6: Hàm lượng hemoglobin lợn 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng

Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................................................31
Bảng 2.7: Hàm lượng hemoglobin lợn 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng
Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................................................32
Bảng 2.8: Hàm lượng hemoglobin lợn 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng
Cái) × Duroc và Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................................................34
Bảng 3.1: Số lượng bạch cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai.....................................................36
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................36
Bảng 3.2: Số lượng bạch cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.............................................38
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................38
Bảng 3.3: Số lượng bạch cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.............................................39
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................39
Bảng 3.4: Số lượng bạch cầu 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.............................................40
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................40
Bảng 3.5: Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn sơ sinh........................................................43
Bảng 3.6: Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 2 tháng tuổi.................................................45
Bảng 3.7 Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 4 tháng tuổi.................................................47
Bảng 3.8 Công thức bạch cầu của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và
(Landrace × Móng Cái) × Pidu ở giai đoạn 6 tháng tuổi.................................................49

BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: số lượng hồng cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc
và (Landrace × Móng Cái) × Pidu...................................................................................23
Biểu đồ 2.2: số lượng hồng cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.........................................25
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................25
Biểu đồ 2.3: số lượng hồng cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) ×
Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu........................................................................26
Biểu đồ 2.4: số lượng hồng cầu 6 tháng tuổi của tổ hợp lai............................................28

(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................28

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

Biểu đồ 2.5: hàm lượng hemoglobin ở lợn sơ sinh của 2 tổ hợp lai (Landrace × Móng
Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu.............................................................30
Biểu đồ 2.6: hàm lượng hemoglobin ở lợn 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..................................................31
Biểu đồ 2.7: hàm lượng hemoglobin ở lợn 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..................................................33
Biểu đồ 2.8: hàm lượng hemoglobin ở lợn 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai (Landrace ×
Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..................................................34
Biểu đồ 3.1: Số lượng bạch cầu sơ sinh của 2 tổ hợp lai.................................................37
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................37
Biểu đồ 3.2: Số lượng bạch cầu 2 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.........................................38
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................38
Biểu đồ 3.3: Số lượng bạch cầu 4 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.........................................39
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................39
Biểu đồ 3.4: Số lượng bạch cầu 6 tháng tuổi của 2 tổ hợp lai.........................................40
(Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × Pidu..............................40

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs


: Cộng sự

DTL

: Dịch tả lợn

M.M.A

: Mastitis – Metritis – Agalactia
(Hội chứng viêm vú, viêm tử cung và mất sữa)

PRRS

: Porcine respiratory and reproductive syndrome
(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn)

g%

: Gam %

Hb

: Hemoglobin

HC

: Hồng cầu

HCT


: Hematocrit (Thể tích khối hồng cầu)

(L×M) × Duroc : (Landrace × Móng Cái) × Duroc
Nxb

: Nhà xuất bản

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng nước ta đã tiến hành nhập một số giống lợn ngoại như Duroc,
Pietrain, Pidu..và các giống lợn này được lấy làm giống và phối với các giống
lợn nội trong nước cho ra các sản phẩm lợn ngoại lai. Qua quá trình cải tiến
với nhiều đặc tính tốt khả năng thích nghi và chống chịu tốt với điều kiện thời
tiết, yêu cầu về kĩ thuật nuôi không cao, ít bệnh tật, sản phẩm đầu ra chất
lượng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) có rất nhiều nông hộ

đã tiến hành nuôi giống lợn ngoại lai này theo mô hình trang trại mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thành công dự
án hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại sản xuất lợn ¾ máu ngoại. Mô hình
kinh tế trang trại, đã có những kết quả từ thực tiễn, cho thấy khả năng vượt
trội so với kinh tế nông hộ về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, vốn đầu
tư trong dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành vùng sản
xuất hàng hóa. Việc xây dựng mô hình trang trại sản xuất lợn giống và nuôi
lợn thịt F2 ¾ máu ngoại góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai
thác được các đặc điểm quý của giống lợn nội và lợn ngoại, phục vụ sản xuất
và mang tính phổ biến, dễ áp dụng và nhân rộng, phù hợp với định hướng
chăn nuôi của tỉnh nói chung và huyện Phong Điền nói riêng.Tuy nhiên, tình
hình dịch bệnh vẫn xảy ra và ngày nghiêm trọng. Vấn đề sử dụng vaccin tại
các địa phương hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Các bệnh truyền nhiệm vẫn
còn đe dọa người chăn nuôi [20]. Khi nghiên cứu các chỉ số lâm sàng về huyết
học ở lợn mắc một số bệnh như phù đầu( Phạm Ngọc Thạch, 2004) [18], viêm
ruột cấp và mãn tính ( Chu Đức Thắng & cs, 2011) [21], viêm vú, viêm tử
cung, mất sữa ( Nguyễn Thị Hồng Minh & cs, 2013) [12] cho thấy các chỉ số
huyết học thay đổi đáng kể so với lợn bình thường. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

số sinh lý máu trong điều kiện nuôi ở nông hộ là cần thiết. Xuất phát từ các
vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý

máu của hai tổ hợp lai (Landrace x Móng Cái)x Duroc và (Landrace x Móng
Cái)x Pidu nuôi trong điều kiện trang trai huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
II. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của con lai trong 2 tổ hợp lai
(Landrance x Móng Cái) x Duroc và (Landrance x Móng Cái) x Pidu tại trang
trại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
III. Đối tượng nghiên cứu
Con lai trong 2 tổ hợp lai (Landrance x Móng Cái) x Duroc và
(Landrance x Móng Cái) x Pidu
IV. Nội dung nghiên cứu
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý máu từ lúc sơ sinh, 2 tháng, 4 tháng,
6 tháng tuổi của con lai trong 2 tổ hợp lai (Landrance x Móng Cái) x Duroc
và (Landrance x Móng Cái) x Pidu tại trang trại huyện Phong Điền, Thừa
Thiên Huế.
4.1. Các chỉ số về hồng cầu
- Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu (triệu/mm 3).
- Hàm lượng hemoglobin (Hb) có trong một thể tích máu (g%).
4.2 Các chỉ số của bạch cầu
+ Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (nghìn/mm 3).
+ Lập công thức bạch cầu (%): xác định tỉ lệ bạch cầu (bạch cầu trung
tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu lympho, bạch cầu mono)
trên tổng số bạch cầu trong máu.
V. Đặc điểm tự nhiên, xã hội huyện Phong Điền
Phong Điền là huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía
Bắc và Tây giáp tỉnh Quảng Trị. Phía Nam giáp huyện A Lưới và Hương
Trà. Phía Đông giáp biển Đông và huyện Quảng Điền. Hành chính huyện
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

Phong Điền bao gồm thị trấn Phong Điền và 15 xã là: Phong Hải, Điền Hải,
Điền Hoà, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương, Phong Bình, Phong Chương,
Phong Hoà, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Sơn, Phong Mỹ,
Phong Xuân.
5.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Phong Điền
5.1.1. Vị trí địa lí của huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có diện tích tự nhiên 950,8 km 2, là một huyện đồng
bằng ven biển nằm ở cực Bắc của tỉnh TT Huế cách thành phố Huế 30 km.
Phía Tây và Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp Biển
Đông, phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà, phía
Nam giáp với huyện A Lưới.
Phong Điền có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua
quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt và nằm trong tuyến hành lang kinh
tế Đông – Tây tạo điều kiện cho Phong Điền có điều kiện khá thuận lợi trong
việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và với cả nước, trong khu vực.
Huyện nằm trên một dãi đất hẹp được giới hạn bởi hai con sông lớn là
Ô Lâu ở phía Bắc và sông Bồ ở phía Nam với đầy đủ các dạng địa hình đồi
núi, đồng bằng và ven biển – đầm phá. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính,
trong đó có 15 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Phong Điền là trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, được định hướng là đô thị trung tâm cửa
ngõ phía Bắc, phát triển đô thị sinh thái về phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng
bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Vùng đồi núi bao gồm các xã Phong Mỹ,
Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An và một phần của Phong Thu và thị trấn
Phong Điền. Gồm những dãy núi cao với độ cao trung bình khoảng 1000 m,

độ dốc trung bình 35 o, nhiều nơi có địa hình hiểm trở. Địa hình từ Tây Nam
xuống Đông Bắc, với vị trí là khu vực đầu sông Ô Lâu, sông Bồ nên thảm
thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu….và cũng là khu vực có
nhiều tiềm năng các vùng chuyên canh, cây công nghiệp...Vùng đồng bằng
bao gồm các xã Phong Hòa, Phong Chương, Phong Hiền và một phần xã
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Đây là vùng đất hẹp, bằng phẳng chạy dài
theo quốc lộ 1A và phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp.
Vùng ven biển – đầm phá các xã vùng ngũ Điền.
5.1.2. Đặc điểm về thời tiết và khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu của tỉnh TT Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm
lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lí và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến,
kết hợp với hướng địa hình và hoàn lưu khí quyển đã tác động hình thành một
kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa,
chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.
Nhiệt độ trung bình 250C. Giờ nắng hàng năm: 1.700 – 2.000 giờ. Tổng
lượng bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao
động từ 110 – 140 kcal/ cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng
lượng bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng 5 và lần thứ hai vào tháng
7, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Do tác động của vị trí, địa hình và
hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian.
Phân bố theo không gian: theo chiều Đông – Tây nhiệt độ vùng núi

trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 0,5 0C đến 30C.
Riêng trong mùa lạnh thì sự phân hóa nhiệt sâu sắc hơn.
Phân bố theo thời gian: do tác động của gió mùa nên đã hình thành hai
mùa rõ rệt. Mùa lạnh là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn
định dưới 200C. Thời gian lạnh của TT Huế tùy theo vùng có thể kéo dài từ 30
– 60 ngày. Mùa nóng là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25 0 C, mùa
nóng bắt đầu từ tháng 6 – 9. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên
các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng 7 và giảm dần cho đến tháng 1 năm sau,
từ tháng 5 – 9 thì có hiệu ứng gió phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ
ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và các
hoạt động khác.
Biên độ nhiệt trung bình hằng năm gần 10 0 C, đây là một đặc điểm rất
đặc biệt vì tính cách khắc nhiệt của khí hậu gần giống với những lãnh thổ nằm
sâu trong lục địa.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

Gió mùa gồm gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 – 6 năm sau, bắt
nguồn từ cao áp lục địa châu Á mang theo không khí lạnh và tăng ẩm khi
qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùng hoạt động của không khí lạnh làm
nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho tỉnh vào mùa đông, lượng mưa tập trung
lớn ở các vùng phía Nam. Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 – 9 gió khi vượt
qua dãy Trường Sơn đã tạo nên hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp
độ ẩm của tỉnh.

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 – 2.000 mm. Mùa mưa tập
trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 73% tổng lượng mưa.
Độ ẩm tương đối là: 85%. Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và
hướng dịch chuyển của các khối khí theo mùa nên tỉnh có thời kỳ khô và ẩm
bị lệch pha so với cả nước. Từ tháng 9 – 3 năm sau độ ẩm không khí cao trên
90% trùng với mùa mưa và thời gian hoạt động của khối không khí lạnh biến
tính từ biển Đông tràn vào lãnh thổ. Từ tháng 6 – 8 độ ẩm dưới 90% tùy theo
cường độ hoạt động của gió mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống dưới
45%, sự hạ thấp độ ẩm cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt
động của sinh vật bị ức chế, đất kiệt nước bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại
nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Huyện Phong Điền địa hình trải rộng trên cả 3 vùng: đồi núi, đồng bằng
và vùng cát ven biển, trong đó vùng gò đồi và vùng cát nội đồng có diện tích
tương đối lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển loại
hình kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi lợn.
5.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
5.2.1. Kinh tế
Tính đến nay nền kinh tế của huyện Phong Điền ngày càng có những
chuyển biến mạnh mẽ. Những yếu tố cơ bản tạo được tạo dựng và kết tinh, đã
và đang tạo dáng cho Phong Điền trở thành địa phương năng động của tỉnh
Thừa Thiên-Huế. Phong Điền là huyện có diện tích trồng cây công nghiệp lớn
nhất tỉnh gần 3000 ha. Các cây công nghiệp chủ lực là mía và lạc. Xã Điền
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy


Lộc huyện Phong Điền là địa phương đầu tiên và duy nhất có mô hình trồng
rau trên động cát ven biển đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phong Điền cũng có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng nước mặn, nước lợ và nước
ngọt từ biển, phá, sông, đồng ruộng. Sản lượng khai thác ngày càng cao và
bền vững. Vùng gò đồi trồng các loại cây công nghiệp như cao su, lồ ô, hồ
tiêu, mở rộng đầu tư thâm canh cây sắn cao sản, hình thành các vùng trồng
cây ăn quả tập trung đặc biệt là cây đặc sản thanh trà. Bên cạnh đó, tiềm năng
về các làng nghề truyền thống cũng được khai thác mạnh như mộc mĩ nghệ,
điêu khắc…Phong Điền cũng đang tập trung phát triển các đàn gia súc, gia
cầm giúp người dân ở đây xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
5.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Phong Điền là huyện trải dài từ vùng núi ra đến vùng phá Tam Giang
của tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh thổ trải dài lại giáp Quảng Trị nên về văn hóaxã hội cũng có nhiều nét đặc sắc thể hiện tính vùng miền.
- Về giáo dục:
+ Huyện đang tăng cường đầu tư nâng cấp các trường lớp, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học, bộ mặt trường lớp trong toàn huyện
đã thay đổi vượt bậc.
+ Đội ngũ giáo viên từ Mầm non đến phổ thông được bổ sung về số
lượng lẫn trình độ đào tạo.Tỷ lệ phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và
dần dần được nâng cao.
+ Toàn huyện có 17 trường Mẫu giáo, Mầm non; 27 trường Tiểu học;
14 trường trung học cơ sở với cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, đội ngũ
giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm đứng lớp.
- Về văn hóa:
Phong Điền là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống đang được
huyện đầu tư phát triển như làng mộc mỹ nghệ (Mỹ Xuyên). Ngoài ra nơi đây
cũng có nhiều lễ hội đặc sắc thu hút nhiều người dân địa phương cũng như

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

người dân ở các vùng lân cận tham gia. Trong đó lễ hội đặc sắc nhất là lễ hội
Việt Tiếu được các tộc họ của làng Kế Môn tổ chức kéo dài khoảng 2 tuần.
5.3. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện
5.3.1. Nguồn vốn chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta đa phần chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại, theo
kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013), thì tổng số trang
trại của cả nước là 23774 trang trại, nhưng bên cạnh đó chăn nuôi lợn theo
quy mô hộ gia đình vẫn chiếm một con số lớn, trong vấn đề về nguồn vốn
chăn nuôi nói chung hay là chăn nuôi lợn nói riêng thì chủ yếu là tự cá nhân
hoặc một tổ chức hợp tác giữa những người thân quen với nhau và trong số đó
thì có sự xây dựng hợp tác lấy lợi nhuận. Đối với hộ gia đình thì nguồn vốn bỏ
ra để chăn nuôi thường là vay ngân hàng hoặc thế chấp. Sau thời gian nuôi thì
không ít hộ nuôi đã trả đủ và vươn lên làm giàu nhưng bên cạnh đó có một số
hộ cũng đã phá sản. Ngày nay người ta hợp tác xây dựng trang trại giữa những
tổ chức để thu lợi nhuận nghĩa là người ta cùng nhau bỏ tiền ra xây dựng
chuồng trại, mua con giống và thức ăn chăn nuôi, cùng thực hiện quá trình
chăn nuôi sau đó bán thành phẩm và thu lợi nhuận dựa trên nguồn vốn đầu tư
của mình.
Theo số liệu thống kê đến thời điểm 1/10/2014 của sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh TT Huế thì tổng đàn lợn có 201708 con( tăng 1.37 % so với cùng
kì), trong đó đàn lợn nạc có 86032 con ( tăng 8,52% so với cùng kì) chiếm
42,65% tổng đàn. Đàn lợn nái ngoại và nái F1( MC x ngoại) có 18939 con

( tăng 36,87%), chiếm 45,63% tổng đàn lợn nái.
Ở tỉnh TT Huế chủ yếu chăn nuôi là tự bỏ vốn ra chăn nuôi nhằm mục
đích tăng thêm thu nhập cho gia đình, trang trải các chi phí sinh hoạt trong
cuộc sống gia đình, phục vụ việc học tập của con cái họ. Nhờ vào việc chăn
nuôi mà các gia đình đã có thêm một nguồn thu nhập để trang trải các chi phí
sinh sinh hoạt, lo cho việc học tập của con cái, không những thế nhờ chăn

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

nuôi mà một số hộ gia đình đã vươn lên làm giàu và họ còn góp phần tạo một
số công ăn việc làm cho những người khác trong thôn, xã…
Về chăn nuôi lợn nói riêng, để phát triển ngành chăn nuôi lợn thì
UBND đã thực hiện dự án "Hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại sản xuất lợn ¾
máu ngoại tại huyện Phong Điền”. Dự án được thực hiện với mục tiêu là hỗ
trợ xây dựng 1 mô hình trang trại chăn nuôi 30 con lợn nái F1 sản xuất 500
con lợn giống và nuôi 200 lợn thịt ¾ máu ngoại và hoàn thiện quy trình kỹ
thuật nuôi nái F1 sản xuất lợn giống, nuôi lợn thịt ¾ máu ngoại trong điều
kiện chăn nuôi trang trại. Trong quá trình thực hiện, dự án đã được triển khai
ở 3 trang trại của ông Phan Văn Hóa và Hoàng Phương Tứ Bình (xã Phong
Chương), trang trại ông Nguyễn Công Giếng (xã Phong Hòa). Qua đó tiến
hành nuôi nái lai F1 (Landrace × Cái Móng Cái) và nái lai F1 (Yorkshire ×
Cái Móng Cái) sau đó phối với tinh Pietrain và Duroc tạo con lai F2 ¾ máu
ngoại. Lợn nái được chọn phải đạt tiêu chuẩn, có ngoại hình cân đối, nhanh

nhẹn, chân khỏe, mông nở, vú đều, có 12 vú trở lên, có nguồn gốc rõ ràng bảo
đảm yêu cầu về thú y. Kết quả là sau 18 tháng (8/2010 – 2/2012) triển khai dự
án đã nuôi 30 nái trong 2 lứa đẻ và nuôi 273 con lợn thịt F2 ¾ máu ngoại.
Toàn bộ lợn nái có khả năng sinh trưởng phát triển và sinh sản tốt, trong 2 lứa
đã sản xuất được 617 lợn con. Nhờ thành công của dự án mà phong trào nuôi
lợn theo quy mô trang trại đã được nhân rộng ra toàn huyện. Do đó ngành
chăn nuôi lợn ở Phong Điền ngày càng phát triển với chất lượng và năng suất
ngày càng cao.
5.3.2. Thu nhập của hộ nuôi
Thu nhập của hộ chăn nuôi theo hộ gia đình thì thường chỉ đủ chi tiêu
cho sinh hoạt, phục vụ đời sống tinh thần, đủ tiền cho con đi học và trang trải
các việc khác. Còn riêng đối với các trang trại gia đình thì thu nhập được tạo
ra cũng đáp ứng và phục vụ cho đời sống của gia đình, làm nguồn vốn xoay
vòng để mua thức ăn, chích thuốc phòng ngừa bệnh tật, mua tinh giống… bên
cạnh đó còn với mục đích làm giàu. Đối với dạng chăn nuôi theo quy mô
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

trang trại hợp tác thì chia lợi nhuận theo từng đợt xuất hoặc quý hoặc năm sau
khi đã trừ đi các khoản chi phí chăn nuôi.
5.3.3. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
Cơ sở vật chất thì chủ yếu xây dựng chuồng trại tùy theo là nuôi theo
hộ gia đình hay trang trại vừa và lớn. Nếu nuôi theo hộ gia đình thì người
chăn nuôi lợn xây dựng chuồng bê tông, có sự hạn chế về không gian, gia đình

có điều kiện thì xây dựng hệ thống chuồng có xử lí chất thải. Theo quy mô
trang trại thì người ta xây dựng trang trại theo quy mô phổ biến đạt tiêu chuẩn
về thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông và hệ thống máng ăn đạt tiêu
chuẩn và hệ thống xử lí chất thải đảm bảo môi trường. Trang trại được xây
dựng cách xa khu dân cư nên không làm ảnh hưởng đến những người khác
trong vùng. Hiện nay người ta xây dựng trang trại theo quy mô đạt tiêu chuẩn
do đó có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi
cũng như hạn chế những ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi gây ra. Chính nhờ
xây dựng mô hình này mà nhiều hộ dân đã không những vươn lên làm giàu
cho gia đình mà còn tạo việc làm cho một số người khác trong thôn, xóm…
VI. Tình hình nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn ở Việt Nam.
6.1. Các chỉ số hồng cầu
6.1.1. Số lượng hồng cầu
Theo Phạm Ngọc Thạch & cs (2010) số lượng hồng cầu của lợn
Pietrain trung bình ở lợn 2 tháng tuổi 6,52 triệu/ mm 3 ; ở lợn 5,5 tháng tuổi
6,55 triệu/ mm3 .Theo Hoàng Toàn Thắng & Cao Văn (2006) [20] số lượng
hồng cầu của lợn lớn là 5, 0 triệu/ mm 3, ở lợn con 4,7 -5,8 triệu/ mm3 máu. Số
lượng hồng cầu trên một số giống lợn như giống lợn Móng Cái là 5 – 6 triệu/
mm3, lợn Lang Hồng 5,2 – 5,8 triệu/ mm3. Nghiên cứu trên lợn Yorkshire ở
giai đoạn 3 tháng tuổi thu được số lượng hồng cầu là 6,46 triệu/ mm 3 (Bùi
Trần Anh Đào & cs (2009) [4]. Theo Hồ Thị Nga & cs (2008) [12] số lượng
hồng cầu của lợn nuôi thịt bị nhiễm vi rút gây rối loạn hô hấp và sinh sản
được bổ sung β – glucan là rất cao 8,75 triệu/ mm 3, số lượng hồng cầu tăng
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

cao nhằm cung cấp oxi cho cơ thể, còn đối với lợn không bổ sung β – glucan
thì số lượng hồng cầu là 7,49 triệu/ mm3. Với các giống lợn miền núi, lợn
Mường Khương trưởng thành có số lượng hồng cầu khoảng 8,43 triệu/ mm 3 ở
lợn đực, 8,05 triệu/ mm3 ở lợn cái (Lù Thị Lừu, 2007) [10]. Lợn Bảo Lạc,
giống lợn bản địa của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng khi trưởng thành có số
lượng hồng cầu ở các giai đoạn 4, 8, và 12 tháng tuổi lần lượt là 6,55; 6,81;
7,47 triệu/ mm3 (Mộng Thị Xuyến, 2009) [24]. Lợn Cỏ được nuôi trong các
nông hộ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, số lượng hồng cầu của lợn
đực lúc 2 tháng và 4 tháng tuổi là 6,10 và 6,95 triệu/ mm 3, số lượng hồng cầu
lợn cái 2 tháng và 4 tháng tuổi là 4,99 và 6,26 triệu/ mm 3 (Nguyễn Đức Hưng
& cs, 2010) [7]. Lợn Cỏ nuôi ở huyên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, số lượng
hồng cầu lúc 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi tương ứng là 5,51 và 6,37 triệu/ mm 3
(Nguyễn Đức Hưng & cs, 2010) [8]. Theo Nguyễn Thị Hồng Minh & cs
(2013) [11] số lượng hồng cầu của nhóm lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử
cung, mất sữa (M. M. A) cao hơn so với nhóm lợn bình thường không mắc
bệnh. Cụ thể đối với nhóm lợn mắc hội chứng này số lượng hồng cầu là 6,20
triệu/ mm3 còn nhóm lợn bình thường số lượng hồng cầu là 5, 57 triệu/ mm 3.
Theo Đàm Văn Phải (2008) [13] số lượng hồng cầu của lợn con theo mẹ khỏe
mạnh là 5,24 triệu/ mm3, ở lợn bị mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS) cao hơn không đáng kể là 5,69 triệu/ mm 3. Lợn con sau cai sữa, lợn
vỗ béo, lợn nái hậu bị, lợn nái nuôi con mắc hội chứng PRRS đều có số lượng
hồng cầu cao hơn so với lợn khỏe, số lượng hồng cầu lần lượt là: 7,33; 7,4;
7,44; 7,21 triệu/ mm3 trong khi số hồng cầu của lợn khỏe là 7,12; 7,09; 7,03;
7,17 triệu/ mm3. Theo Chu Đức Thắng & cs (2011) [19] số lượng hồng cầu
của lợn con sau cai sữa (30 – 60 ngày) thuộc giống lợn Đại Bạch là 7,18 ±
0,23 triệu/ mm3, các giống lợn Móng Cái, F2 có số lượng hồng cầu ít hơn
tương ứng là 6,24 ± 0,14 triệu/ mm 3 và 6,45 ± 0,05 triệu/ mm 3 máu. Khi lợn
bị tiêu chảy cấp thì số lượng hồng cầu tăng lên ở tất cả các giống lợn, số lượng

hồng cầu của lợn Đại Bạch và Móng Cái khi bị tiêu chảy cấp lần lượt là 8,56
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

± 0,02 và 7,25 ± 0,21 triệu/ mm 3. Sau khi bị tiêu chảy cấp 1 tuần thì số lượng
hồng cầu giảm đáng kể ở các mức độ khác nhau từ 1,08 triệu/ mm 3 ở giống
lợn Đại Bạch đến 2,6 triệu/ mm3 ở lợn F2. Số lượng hồng cầu của lợn Đen địa
phương trưởng thành nuôi tại huyện Trảm Tấu, tỉnh Cao Bằng là 7,35 triệu/
mm3 tại Pá Lau, ở xã Hát Lừu là 7,25 triệu/ mm 3, ở xã Bản Mù là 7,55 triệu/
mm3 (Dương Thị Thu Hoài, 2010) [9]. Theo Tiêu Quang An (2012) [1] số
lượng hồng cầu của lợn mắc hội chứng PRRS là 6,53 ± 0,07 triệu/ mm 3 cao
hơn không đáng kể so với lợn khỏe là 6,22 ± 0,06 triệu/ mm 3. Số lượng hồng
cầu của giống lợn Yorkshire lúc mới sinh là 5,63 ± 0,14 triệu/ mm 3 (theo
Waddill & cs, 1962) [30]. Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) [18] số lượng hồng
cầu trung bình của lợn khỏe ( 6.55 ± 0,16) triệu/ mm 3 .
6.1.2. Hàm lượng hemoglobin
Theo Trần Cừ & cs (1985) [3] khi nghiên cứu lợn Ỉ từ khi mới sinh đến
cai sữa hàm lượng hemoglobin lúc mới đẻ 10,8g%, 10 và 20 ngày sau giảm
xuống 8,3g%, ngày thứ 30 lại tăng lên 9,3g%, ngày thứ 40 là 10g%, sau đó
tăng lên 10,7g%, ngày thứ 50 và 60 là 10,6g%, ngày thứ 75 lại giảm 10,1g%.
Theo Lưu Trọng Hiếu & cs (1978) [3] nghiên cứu ở lợn Ba Xuyên cho thấy
hàm lượng hemoglobin trung bình là 13,0g% và thay đổi theo tuổi: 1 tháng
tuổi là 12,3g%, 8 tháng tuổi là 13,6g%. Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Nga,
Trần Thị Dân (2008) [12] hàm lượng hemoglobin của lợn xuất chuồng 6 tháng

tuổi là 14,62 g%. Theo kết quả nghiên cứu của Lù Thị Lừu (2007) [10] hàm
lượng hemoglobin trong máu lợn Mường Khương đực trưởng thành là 14,20g
%, chỉ số này ở lợn cái là 14,35g%. Nghiên cứu hàm lượng hemoglobin của
máu ở lợn Móng Cái vào các tuần tuổi còn bú sữa Trần Cừ và cs (1972) [2] đã
cho thấy ở 1 tuần tuổi là 7,95g%, ở 2 tuần tuổi là 7,0g% sau đó tăng dần lên
và cao nhất là ở 2 tháng tuổi 11,4g%. Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc
Thạch (2004) [16] trên lợn con 2 tháng tuổi có hàm lượng hemoglobin là
12,16g%, dao động từ 11-13 g%. Lợn con 3 tháng tuổi trong nghiên cứu của
Hoàng Thị Phượng, Trần Thị Hạnh (2004) [14] có hàm lượng hemoglobin là
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

12,06g%. Theo Craft và Moe (1994) [27] hàm lượng hemoglobin trung bình
của lợn khỏe là 13g%, dao động 10-15g%. Kết quả nghiên cứu của Trần Sáng
Tạo (1987) [15] hàm lượng hemoglobin của lợn trắng Phú Khánh 9-10 tháng
tuổi là 11,22 g%. Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch & cs (2010) [17]
trên lợn Pietrain kháng stress lúc 2 tháng tuổi có hàm lượng hemoglobin trong
máu là 12,35g%, lợn 5,5 tháng tuổi chỉ số này là 19,39g%, ở lợn đực giống là
13.32g%, lợn nái 11,41g%. Theo Nguyễn Đức Hưng & cs (2010) [7] hàm
lượng hemoglobin trong máu của lợn Cỏ ở các giai đoạn như sau: ở lợn đực
lúc lợn 2 tháng tuổi: 10,40g%, lợn 4 tháng tuổi: 11,82g%. Ở lợn cái lúc lợn 2
tháng tuổi: 8,32 g% và lợn 4 tháng tuổi là 10,88g%. Theo Nguyễn Thị Hồng
Minh & cs (2013) [11] hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn mắc hội
chứng M.M.A là 12,11g% cao hơn so với nhóm lợn bình thường là 10,8g%.

Theo Đàm Văn Phải (2008) [13] hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn
mức hội chứng PRRS thấp hơn so với lợn bình thường, cụ thể ở lợn con theo
mẹ, lợn con sau cai sữa, lợn vỗ béo, lợn nái hậu bị, lợn nái nuôi con lần lượt là
8,65; 11,77; 12,05; 12,05; 12,45g%; ở lợn bình thường lần lượt là 8,5; 11,62;
11,68; 11,52; 11,84g%. Theo Chu Đức Thắng & cs (2011) [19] khi bị viêm
ruột cấp có hàm lượng hemoglobin trong máu của các giống lợn đều tăng lên
rõ rệt. Ở giống lợn Đại Bạch hàm lượng hemoglobin của lợn khỏe là 11,55 ±
0,17g% khi bị bệnh tăng lên 13,20 ± 0,15g%, lợn Móng Cái hàm lượng
hemoglobin của lợn khỏe là 10,52 ± 0,04g% khi bị bệnh tăng lên 12,18 ±
0,03g%. Khi bệnh viêm ruột cấp kéo dài thì hàm lượng hemoglobin của các
giống lợn giảm nhanh, giảm nhiều nhất là giống lợn F2 từ 10,88 ± 0,12g%
giảm xuống còn 5,75 ± 0,4g%, lợn Móng Cái từ 10,52 ± 0,04g% xuống 7,15 ±
0,23g%. Hàm lượng hemoglobin trong máu của giống lợn Đen địa phương
trưởng thành nuôi ở huyện Trảm Tấu, tỉnh Yên Bái là 14,45 g% tại xã Pá
Lau, 13,36g% tại xã Hát Lừu, 14,48 g% ở xã Bản Mù (Dương Thị Thu Hoài,
2010) [9]. Theo Tiêu Quang An (2012) [1] hàm lượng hemoglobin của lợn
mắc triệu chứng PRRS là 13,85 ± 0,51g% cao hơn so với lợn đối chứng là
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

12,10 ± 0,31g%. Hàm lượng hemoglobin trong máu lợn Yorkshire mới sinh là
11,7 ± 0,3g% (Theo Waddill và cs, 1962) [30]. Theo Miller & cs (1961)
[29] hàm lượng hemoglobin của lợn đực mới sinh, 3 tuần, 3 tháng tuổi và 4
tháng tuổi lần lượt là: 12,6; 10,3; 12,2; 12,2 g%, chỉ số này ở lợn cái là

12,5; 10,6; 12,4; 12,1g%. Theo Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2009)
[18] hàm lượng hemoglobin của lợn con mắc hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản là 14,54g%.
6.2. Các chỉ số về bạch cầu
6.2.1. Số lượng bạch cầu
Số lượng bạch cầu của lợn con 2 tháng tuổi theo nghiên cứu của Phạm
Ngọc Thạch (2004) [16] là 14,70 nghìn/mm 3. Theo Maxine & cs (1985) [28]
số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, điều kiện sinh lý và trong một số bệnh
lý. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Nga & cs (2008) [12] số lượng bạch
cầu của lợn nuôi thịt bị nhiễm vi rút gây rối loạn hô hấp và sinh sản không
được bổ sung β – glucan trong khẩu phần ăn là 17,62 nghìn/ mm 3máu còn đối
với lợn trong khẩu phần ăn có bổ sung β – glucan thì có số lượng bạch cầu
thấp hơn là 12,74 %. Theo Hoàng Thị Phượng & cs (2004) [14] thì số lượng
bạch cầu của lợn 3 tháng tuổi là 20,04 nghìn/ mm 3. Lợn Yorkshire ở giai đoạn
3 tháng tuổi có số lượng bạch cầu là 16,15 nghìn/mm3 (Bùi Trần Anh Đào &
cs, 2009) [4]. Theo Phạm Ngọc Thạch & cs (2010) [17] số lượng bạch cầu của
lợn cai sữa khỏe mạnh là 14,21 nghìn/ mm 3 và số lượng bạch cầu có xu hướng
tăng lên khi lợn bị bệnh. Ở lợn Mường Khương trưởng thành số lượng bạch
cầu của lợn đực là 16,15 nghìn/ mm3, chỉ số này ở lợn cái là 21,10 nghìn/ mm 3
(Lù Thị Lừu, 2007) [10]. Lợn Bảo Lạc trưởng thành có số lượng bạch cầu là
20,90 nghìn/ mm3 (Mộng Thị Xuyến, 2008) [24]. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Đức Hưng & cs (2010) [8] trên đối tượng lợn Cỏ thì số lượng bạch
cầu của lợn đực ở các giai đoạn 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi lần lượt là 21,24 ±
3,74 và 30,86 ± 8,55 nghìn/ mm3 và chỉ số này của lợn cái ở các giai đoạn lần
lượt là: 18,78 ± 2,54 và 26,36 ± 5,87 nghìn/ mm 3. Theo Nguyễn Thị Hồng
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

13



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

Minh & cs (2013) [11] số lượng bạch cầu của lợn mắc hội chứng M.M.A là
20,30 nghìn/ mm3 cao hơn đáng kể so với nhóm lợn bình thường có số lượng
bạch cầu là 18,19 nghìn/ mm 3. Theo Đàm Văn Phải (2008) [13] số lượng bạch
cầu của lợn mắc hội chứng PRRS cao hơn so với lợn bình thường, số lượng
bạch cầu của lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa, lợn vỗ béo, lợn nái hậu bị, lợn
nái nuôi con mắc hội chứng PRRS lần lượt là: 6,97; 14,28; 17,09; 17,54;
17,57 nghìn/ mm3; còn ở nhóm lợn bình thường số lượng bạch cầu lần lượt là
6,57; 15,31; 14,72; 14,89; 15,19 nghìn/ mm 3. Theo Chu Đức Thắng & cs
(2011) [19] số lượng bạch cầu của lợn con sau cai sữa (30 – 60 ngày) bị viêm
ruột cấp tính cao hơn so với lợn khỏe. Ở lợn Móng Cái từ 22,50 ± 0,34 nghìn/
mm3 tăng lên đến 26,30 ± 0,50 nghìn/ mm 3, lợn Đại Bạch từ 17,20 nghìn/ mm 3
lên 23,18 ± 0,60 nghìn/ mm3, giống F2 từ 20,62 ± 0,45 nghìn/ mm 3 tăng lên
25,48 ± 0,3 nghìn/ mm3. Số lượng bạch cầu của giống lợn Đen địa phương
trưởng thành nuôi tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là 16,44 nghìn/ mm 3 tại
xã Pá Lau, 16,28 nghìn/ mm3 tại xã Hát Lừu, 16,46 nghìn/ mm 3 tại xã Bản Mù
(Dương Thị Thu Hoài, 2010) [9]. Theo Tiêu Quang An (2012) [1] số lượng
bạch cầu của nhóm lợn mắc hội chứng PRRS là 15,75 ± 0,48 nghìn/ mm 3 cao
hơn so với nhóm lợn đối chứng là 12,25 ± 0,18 nghìn/ mm3. Theo Waddill và
cs (1962) [30] số lượng bạch cầu của lợn Yorkshire mới sinh là 6,269 nghìn/
mm3 máu.
6.2.2. Công thức bạch cầu
Theo Trần Cừ & cs (1996) [2] công thức bạch cầu của lợn Móng Cái là
bạch cầu trung tính: 25,58%, bạch cầu ưa axit: 1,96%, bạch cầu ưa bazơ:
0,25%, bạch cầu mono: 1,13%, bạch cầu lympho: 70,55%. Theo Bùi Trần
Anh Đào & cs (2009) [4] thì công thức bạch cầu của lợn Yorkshire 3 tháng
tuổi là: bạch cầu trung tính: 37,6%, bạch cầu ưa axit: 5,05%, bạch cầu ưa

bazơ: 0,65%, bạch cầu lympho: 49,40%, bạch cầu mono: 5,20%. Theo Hồ Thị
Nga & cs (2008) [12] ở lợn nuôi thịt nhiễm virút gây rối loạn hô hấp và sinh
sản không bổ sung β – glucan vào khẩu phần ăn có tỷ lệ ba loại bạch cầu
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

chính là: bạch cầu trung tính: 19,11%, bạch cầu mono: 16,78%, bạch cầu
lympho: 61,78%. Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) [16] công thức bạch cầu của
lợn con 2 tháng tuổi là: bạch cầu trung tính: 42,72%, bạch cầu ưa axit: 2,44%,
bạch cầu mono: 4,78%, bạch cầu lympho: 50,06%. Theo Nguyễn Đức Hưng
& cs (2010) [7] công thức bạch cầu của lợn Cỏ trong các giai đoạn 2 tháng và
4 tháng tuổi là ở lợn đực lúc 2 tháng tuổi có công thức bạch cầu là: bạch cầu
trung tính: 41,64%, bạch cầu ưa axit: 3,52%, bạch cầu ưa bazơ: 0,7%, bạch
cầu lympho: 52,22%, bạch cầu mono: 2,92%, ở con cái có công thức bạch cầu
lần lượt là: 40,02%, 3,52%, 0,54%, 53%, 2,92%. Công thức bạch cầu của lợn
4 tháng tuổi ở con đực là: bạch cầu trung tính 44,42%, bạch cầu ưa axit
4,10%, bạch cầu ưa bazơ 0,46%, bạch cầu lympho 48,32, bạch cầu mono
2,70%; công thức bạch cầu của con cái lần lượt là 43,86%, 3,86%, 0,74%,
49,08%, 2,46%. Theo Nguyễn Thị Hồng Minh & cs (2013) [11] công thức
bạch cầu của nhóm lợn mắc hội chứng M.M.A thay đổi so với nhóm lợn bình
thường. Cụ thể ở nhóm lợn bình thường có công thức bạch cầu là bạch cầu ưa
axit 4,11%, bạch cầu ưa bazơ 2,02%, bạch cầu trung tính 41,18%, bạch cầu
mono 6,17%, bạch cầu lympho 48,16%. Còn đối với nhóm lợn mắc chứng
M.M.A có công thức bạch cầu là bạch cầu ưa axit 2,02%, bạch cầu ưa bazơ

3,02%, bạch cầu trung tính 48,17%, bạch cầu mono 4,07%, bạch cầu lympho
44,33%. Theo Đàm Văn Phải (2008) [13] công thức bạch cầu của lợn con theo
mẹ mắc hội chứng PRRS là bạch cầu trung tính 57,1%, bạch cầu ưa axit
0,6%, bạch cầu ưa bazơ 0,2%, bạch cầu lympho 41,20%, bạch cầu mono
1,50%; lợn con sau cai sữa mắc hội chứng này có công thức bạch cầu là bạch
cầu trung tính 61,43%, bạch cầu ưa axit 2,05%, bạch cầu ưa bazơ 0,36%,
bạch cầu lympho 37,21%, bạch cầu mono 0%; lợn vỗ béo có bạch cầu trung
tính 56,30%, bạch cầu ưa axit 2,28%, bạch cầu ưa bazơ 0,25%, bạch cầu
lympho 39,84%, bạch cầu mono 1,3%; lợn nái hậu bị là bạch cầu trung tính
58,46, bạch cầu ưa axit 2,14%, bạch cầu ưa bazơ 0,38%, bạch cầu lympho
37,77%, bạch cầu mono 1,25%; lợn nái nuôi con có bạch cầu trung tính
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

67,20%, bạch cầu ưa axit 0,3%, bạch cầu ưa bazơ 0,1%, bạch cầu lympho
31,3%, bạch cầu mono 1,1%. Theo Chu Đức Thắng & cs (2011) [19] công
thức bạch cầu của lợn bị viêm ruột cấp tính và mãn tính đều thay đổi so với
lợn khỏe mạnh. Lợn bị viêm ruột cấp và mãn tính số lượng bạch cầu trung
tính tăng lên rõ rệt. Công thức bạch cầu của lợn mắc hội chứng PRRS là bạch
cầu trung tính 63,75%, bạch cầu ưa axit 5,8%, bạch cầu ưa bazơ 0,65%, bạch
cầu đơn nhân 1,4%, bạch cầu lympho 28,3%. Thay đổi so với lợn bình thường
có bạch cầu trung tính 37,55%, bạch cầu ưa axit 5,05%, bạch cầu ưa bazơ
0,65%, bạch cầu đơn nhân 5,20%, bạch cầu lympho 49,50%. Công thức bạch
cầu của lợn Yorkshire mới sinh là bạch cầu trung tính 60,6%, bạch cầu ưa axit

\ 0,2%, bạch cầu ưa bazơ 0,2%, bạch cầu đơn nhân 0,9%, bạch cầu lympho
38,1% (Theo Waddill & cs, 1962) [30].

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

PHẦN 2:
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài là từ 1/10/2015 – 25/4/2016
II. Địa điểm nghiên cứu
Trang trại thực hiện đề tài tại gia đình của Ông Nguyễn Công Giếng, xã
Phong Hòa, huyện Phong Điền tỉnh TT Huế
III. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Lấy mẫu máu
Lợn được lấy máu từ sơ sinh, 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi đến 6 tháng
tuổi. Ở mỗi tổ hợp lai chọn ra 60 con gồm 30 lợn đực và 30 lợn cái tương đối
đồng đều về khối lượng để lấy máu. Máu được lấy ở tĩnh mạch tai (lợn lớn),
hay tĩnh mạch cổ (lợn nhỏ) vào lúc sáng sớm, trước khi cho lợn ăn. Máu lấy
xong đưa nhanh vào ống chống đông rồi lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh và
chuyển đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
3.2 Kỹ thuật phân tích các thông số tế bào máu
- Các chỉ tiêu về hồng cầu và số lượng bạch cầu được xác định theo quy
trình xét nghiệm của máy đếm tế bào máu tự động 18 thông số, hiệu KX21,

hãng Sysmex (Nhật Bản), tại bệnh viện Trung Ương Huế
- Xác định công thức bạch cầu bằng cách: Máu được phết lên tiêu
bản,cố định bằng cồn, nhuộm giemsa, định công thức bạch cầu trên kính hiển
vi phóng đại 100 lần bằng dầu soi kính. Đếm 100 bạch cầu liên tiếp nhau ở 4
góc và 2 đầu của tiêu bản theo nguyên tắc hình chữ chi. Mỗi mẫu đếm 3 lần
rồi lấy trung bình chung của mẫu đó.Tại phòng thí nghiệm động vật, khoa
Sinh học, trường Đại học Sư Phạm Huế.
Xác định các chỉ tiêu:
+ Các chỉ số về hồng cầu: Số lượng hồng cầu (triệu/ mm 3), hàm lượng
hemoglobin.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

+ Các chỉ số về bạch cầu: Số lượng bạch cầu (nghìn/ mm 3), công thức
bạch cầu (% bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu
lympho, bạch cầu mono).
3.3. Tham khảo các số liệu liên quan đã có
3.4. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được quản lý trên phần mềm Microsoft Excell
và xử lý theo phần mềm SAS 9.1 để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) của các thông số liên quan và độ tin cậy.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Vy

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Đặc điểm tình hình của trang trại thực hiện đề tài
1.1. Điều kiện chăn nuôi của trang trại
1.1.1. Quy mô chăn nuôi
Đề tài này được thực hiện tại trang trại của gia đình của Ông Nguyễn
Công Giếng, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế. Trang trại có
quy mô dành cho chăn nuôi lợn khoảng 1500 m 2 ở đây được thả nuôi lợn ở
giai đoạn từ sau khi cai sữa lợn đạt từ 6 – 7 kg. Trong thời điểm nghiên cứu
thì trang trại có hơn 15 con lợn nái, trong đó có hơn 150 con lợn gồm chủ yếu
2 giống lợn (Landrace x Móng Cái) x Duroc và (Landrace x Móng Cái) x
Pidu. Ngoài quy mô dành cho chăn nuôi lợn thì trang trại còn có diện tích để
chăn nuôi bò, gà, vịt và có hồ thả cá và trồng một số loại cây rau màu.
1.1.2. Thức ăn chăn nuôi, nguồn giống, chuồng trại 2
Thức ăn chăn nuôi chủ yếu mà trang trại đang sử dụng là của cơ sở
phân phối sản phẩm bột của công ty bột Cargill. Trang trại sử dụng một số
loại bột như bột 80, 1012, 1034, 11, 1202, 1202-S…Tỷ lệ thức ăn mà trang
trại dùng cho lợn ở từng giai đoạn khác nhau.
Bảng 1.1. Tỷ lệ khẩu phần ăn của lợn tại trang trại
Tên bột

Tỷ lệ
80
Khoảng 14 con / 11 bao; 1 con / 0,78 bao

1012
Khoảng 20 con / 2 bao ; 1 con / 0,1 bao
1034
1 con / 2 bao
11
1 con / 2 bao
1202,1202-S
1 con / 0,6 bao
Khi tiến hành thực hiện đề tài chúng tôi cũng áp dụng cách thức cho ăn
theo trang trại đã áp dụng từ trước. Từ lúc lợn thả nuôi đến lúc xuất chuồng
chỉ sử dụng các loại bột của công ty bột Cargill.
Nguồn giống: trên cơ sở trang trại tự cung cấp giống, thời gian thực
hiện đề tài có 15 lợn nái mẹ có hai máu lai từ Móng Cái và Landrace. Cứ
theo định kì thì trang trại phối tinh và tự cung cấp giống nuôi. Trên cơ sở đó
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

19


×