Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN THIÊN VĂN HỌC BẰNG PHP LIÊN KẾT THEO THƯ MỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT



CÔNG TẰNG TÔN NỮ THỊ DIỆU LINH

XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN THIÊN VĂN HỌC
BẰNG PHP LIÊN KẾT THEO THƯ MỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ KỸ THUẬT

ÑAØ LAÏT – 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN THIÊN VĂN HỌC
BẰNG PHP LIÊN KẾT THEO THƯ MỤC
Chuyên ngành: Vật Lý Kỹ Thuật
Mã số:

60.44.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ KỸ THUẬT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS PHÙ CHÍ HÒA
NGƯỜI THỰC HIỆN: CÔNG TẰNG TÔN NỮ THỊ DIỆU LINH

Đà Lạt, 2009




Lời cảm ơn!
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám hiệu trường
Đại học Đà Lạt, lãnh đạo Khoa Sau đại học và các phòng ban trong trường
đã hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời
gian tham gia học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Vật Lý trường Đại học Đà Lạt, quý
thầy cô thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nhiệt tình giảng dạy
chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến só Phù Chí Hòa đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Tiến só Lê Cao Phan đã
góp ý cho bản đề cương, giúp tôi hoàn thành luận văn này tốt hơn.
Tôi chân thành cảm ơn Sở Giáo dục- Đào tạo Lâm Đồng, Ban giám
hiệu trường THPT Xuân Trường- Đà Lạt và quý thầy cô, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn
bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tham gia học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn!
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Lạt, tháng 11 năm 2009
Tác giả
Công Tằng Tôn Nữ Thò Diệu Linh


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

MỤC LỤC
Mở đầu.......................................................................................................... trang 1

I.

Lý do chọn đề tài: .............................................................................. trang 1

II. Mục đích của đề tài:........................................................................... trang 3
III. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................. trang 3
IV. Đối tượng và phạm vi khảo sát: ......................................................... trang 4
V. Đóng góp của luận văn: ..................................................................... trang 4
Chương 1: Lược sử thiên văn học:............................................................... trang 6
1.1 Thiên văn học qua các thời kỳ............................................................. trang 6
1.1.1 Thiên văn học cổ đại:.................................................................. trang 6
1.1.2 Thiên văn học trung đại:.............................................................. trang 7
1.1.3 Thiên văn học cận đại: ............................................................... trang 8
1.1. 4 Thiên văn học hiện đại: ............................................................ trang 10
1.1.5 Thiên văn học thế kỷ XX: ......................................................... trang 12
1.1.6 Thiên văn học thế kỷ XXI: ........................................................ trang 17
1.1.7 Năm Thiên Văn Quốc Tế 2009 ................................................. trang 17
1.1.8 Thiên văn học ở Việt Nam ........................................................ trang 19
1.2 Hệ địa tâm và hệ nhật tâm.................................................................. trang 20


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

1.2.1 Quan niệm của Aristotle về vũ trụ ............................................ trang 20
1.2.2 Hệ địa tâm của Ptolemy ............................................................ trang 21
1.2.3 Hệ nhật tâm của Copernicus...................................................... trang 22
1.2.4 Kepler và sự hồn thiện hệ nhật tâm ......................................... trang 23
1.2.5. Galileo và kỷ ngun mới trong thiên văn ................................ trang 24
1.2.6. Newton và các định luật cơ bản của cơ học cổ điển. ................. trang 26
1.3. THIÊN HÀ ....................................................................................... trang 26

1.3.1. Vài nét về thiên hà ................................................................... trang 26
1.3.2. Thiên hà của chúng ta_ Ngân Hà. ............................................ trang 27
1.3.3. Các thiên hà khác..................................................................... trang 28
1.4. NGUỒN GỐC VŨ TRỤ ................................................................... trang 28
1.4.1 Mẫu vũ trụ của Friedmann ........................................................ trang 28
1.4.2 Các quan niệm về nguồn gốc vũ trụ .......................................... trang 29
1.4.3 Một số hiệu ứng thiên văn......................................................... trang 29
Tiểu kết .................................................................................................. trang 31
Chương 2: Ngơn ngữ PHP và hệ quản trị CSDL MySQL........................ trang 32
2.1 Giới thiệu và sử dụng PHP.................................................................. trang 32
2.1.1 Giới thiệu................................................................................. trang 32


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

2.1.2 Sử dụng PHP............................................................................ trang 34
2.2 Giới thiệu MySQL ............................................................................ trang 46
2.2.1 MySQL là gì? .......................................................................... trang 46
2.2.2 Nơi cung cấp MySQL .............................................................. trang 47
2.2.3 Các kiểu dữ liệu trong CSDL MySQL...................................... trang 47
2.2.4 Phát biểu SQL.......................................................................... trang 50
2.2.5 Một số hàm thơng dụng trong MySQL ..................................... trang 52
2.2.6 Một số đoạn mã minh họa của PHPLD..................................... trang 53
2.3 Giới thiệu VertrigoServ.................................................................... trang 57
Tiểu kết .................................................................................................... trang 60
Chương 3. Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo
thư mục ............................................................................................... trang 62
3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................ trang 62
3.2 Xây dựng website “Từ điển thiên văn học” .................................. trang 65
3.2.1 Nội dung trang chủ................................................................. trang 65

3.2.2 Nội dung của từ điển Anh-Việt, Việt-Việt.............................. trang 67
3.2.3 Chức năng tìm kiếm của trang web ........................................ trang 68


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

3.2.4 Chức năng liên kết của trang web........................................... trang 69
3.2.5 Chức năng liên kết với trang web khác................................... trang 71
3.3 Khảo sát thực tế .............................................................................. trang 73
Tiểu kết ................................................................................................... trang 76
Kết quả và nhận xét: .................................................................................. trang 77
Tài liệu tham khảo: .................................................................................... trang 79
Phụ lục: ....................................................................................................... trang 81


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

DANH MỤC BẢNG BIỂU- HÌNH ẢNH
SỐ
THỨ
TỤ

KÝ HIỆU

TÊN

TRANG

01


Bảng 2.1

Thống kê số trang web dùng các ngơn
ngữ khác nhau

33

02

Hình 2.1

Phần header của website

53

03

Hình 2.2

Khởi động VertrigoServ

58

04

Hình 2.3

Menu của VertrigoServ

59


05

Hình 3.1

Nội dung của từ “Helium” trong từ điển

62

06

Hình 3.2

Gởi bài viết

64

07

Hình 3.3

Nội dung trang chủ

65

08

Hình 3.4

Nội dung của từ điển Anh-Việt


66

09

Hình 3.5

Chức năng tìm kiếm của trang web

67

10

Hình 3.6

Chức năng liên kết của trang web

68

11

Hình 3.7

Sau khi liên kết

69

12

Hình 3.8


Kích chọn danh mục các trang web khác
trong nước

70

13

Hình 3.9

Kích chọn địa chỉ web khác được liên
kết

71

14

Hình 3.10

Kết quả sau khi kích chọn web liên kết

72


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại của cơng nghệ thơng tin, thời đại mà

thơng tin được chia sẻ một cách nhanh chóng và thuận lợi. Các thiết bị cơng nghệ
thơng tin đang ngày càng hiện diện nhiều hơn trong các hoạt động của đời sống xã
hội và ngày càng thể hiện vai trò và tính ưu việt của mình. Đặc biệt là đối với ngành
giáo dục. Qua mạng internet, chúng ta có thể tìm kiếm được rất nhiều thơng tin bổ
ích một cách nhanh chóng và đơn giản, có thể trao đổi ý kiến với nhau mà khơng
cần quan tâm đến khoảng cách địa lý. Từ đó, thời gian của người học ở trường được
sử dụng hiệu quả hơn, người học có thời gian nhiều hơn cho việc trao đổi và trình
bày ý kiến cá nhân. Ngồi ra, với sự hỗ trợ của mạng internet và các thiết bị cơng
nghệ, người dạy cũng có điều kiện hơn để truyền tải nội dung bài giảng của mình
một cách hiệu quả. Trong thời gian gần đây thì số lượng người đăng ký học qua
mạng internet đang ngày càng tăng lên. Điều đó đã cho thấy tính thuận tiện, khả
năng hấp dẫn của mạng internet đối với việc học tập. Và đưa thơng tin lên mạng
internet là hình thức chia sẻ nhanh nhất và đến được với nhiều người nhất.
Thiên văn học được coi là một trong những mơn khoa học ra đời sớm nhất
của nhân loại, cùng với những mơn khoa học đầu tiên như tốn học, triết học. Thiên
văn học ra đời rất sớm tại các nền văn minh cổ đại như Babylon, Trung Quốc, Ai
Cập, Hy Lạp …và đã sớm thể hiện vai trò của mình trong việc dự đốn và giải thích
các hiện tượng thiên nhiên cơ bản, đặt ra các cơ sở đầu tiên cho tri thức con người
về vũ trụ, khơng gian và thời gian. Thiên văn học có mối liên quan mật thiết với các
ngành khoa học khác như vật lý, hố học, tốn học, sinh học,…. Ngày nay, con
người đã có thể đặt chân lên Mặt trăng, có thể dự đốn chính xác các hiện tượng
thời tiết, các chuyển động của các thiên thể và những ảnh hưởng của chúng tới Trái
đất. Những hệ thống thơng tin liên lạc vững chắc qua những vệ tinh nhân tạo vẫn
đang khơng ngừng chuyển thơng tin đến khắp mọi nơi trên mặt đất . Tất cả những
Trang

1



Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

đóng góp đó đã đưa thiên văn học trở thành ngành khoa học quan trọng được nghiên
cứu mũi nhọn tại nhiều nước trên thế giới. Khác với suy nghĩ qn tính của nhiều
người, thiên văn học ngày nay khơng chỉ là những hiện tượng trên bầu trời, sự xuất
hiện và biến mất của các ngơi sao, mà là một ngành khoa học nghiên cứu về tồn bộ
vũ trụ trên quy mơ từ vi mơ đến vĩ mơ với cơ sở chính là vật lý học. Lượng thơng
tin và kiến thức khổng lồ ngày nay lồi người đã có được về thiên văn học là kết
quả quan sát và nghiên cứu của suốt 6000 năm qua, tính từ những quan sát đầu tiên
vào khoảng 4000 năm trước Cơng Ngun (TCN).
Mặc dù ra đời từ rất sớm và đã đạt được những thành tựu quan trọng cho
nhân loại nhưng thiên văn học là một ngành còn chưa được phổ biến rộng rãi,
khơng chỉ ở Việt Nam. Việc Liên Hiệp Quốc chọn năm 2009 là Năm Thiên văn
quốc tế (International year of Astronomy 2009- IA 2009) đã cho thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của thiên văn học đối với khoa học và đời sống. Hàng loạt các
hội thảo, các “Ngày hội thiên văn”, các chương trình hành động hưởng ứng Năm
Thiên văn quốc tế đã diễn ra sơi nổi ở nhiều nước và thu hút rất nhiều người trên
khắp thế giới tham gia.
Ở Việt Nam, thiên văn học là một giáo trình đã được chọn để giảng dạy
trong một số trường đại học và cao đẳng. Năm 2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã quyết định đưa một phần kiến thức thiên văn vào trong chương trình giáo dục
phổ thơng đại trà. Bên cạnh đó, sự gia tăng liên tục số lượng thành viên của các câu
lạc bộ thiên văn cũng như số lượng đơng đảo người tham gia tìm hiểu thiên văn đã
phản ánh nhu cầu muốn khám phá về bầu trời, muốn tìm hiểu về vũ trụ, về thiên văn
của người Việt Nam nói chung và của giới trẻ Việt Nam nói riêng là rất lớn. Tuy
nhiên, do sự hạn chế về tài liệu tham khảo nên việc tìm hiểu về kiến thức thiên văn
của mọi người vẫn còn gặp khó khăn. Từ đó, tơi đã chọn đề tài “Xây dựng từ điển
thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục” nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu
tra cứu thơng tin về thiên văn và tìm hiểu ngữ nghĩa thiên văn mang tính hệ thống,

dựa trên ưu điểm thuận lợi và nhanh chóng của mạng internet.
Trang

2


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

II.

Mục đích của đề tài
Đề tài hướng đến việc xây dựng một từ điển thiên văn học trên mạng internet

bằng cách sử dụng PHP Link Directory (PHPLD) và có sự hỗ trợ của phần mềm
VertrigoServ. Khơng dừng lại ở việc giải thích nghĩa của từ, chúng tơi cố gắng chọn
lọc và cung cấp nhiều thơng tin thiên văn khác có liên quan đến từ cần tra cứu.
Ngồi ra, các hình ảnh minh họa cho từ sẽ mang lại tính trực quan sinh động cho
người sử dụng. Nhờ thế mạnh nổi bật của PHPLD, các từ trong từ điển được liên
kết với nhau một cách thống nhất trong một logic đa dạng. Hy vọng rằng website
tudienthienvan.com sẽ góp phần nhỏ để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết về thiên
văn của mọi người được thuận lợi và nhanh chóng hơn, đồng thời cũng sẽ hữu ích
đối với việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu mơn thiên văn học ở trong các nhà
trường.
III.

Phương pháp nghiên cứu

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu: mang đặc thù của một từ điển, website bao gồm
cơ sở dữ liệu lớn với số lượng từ tra cứu, hình ảnh và các đoạn phim trước khi đưa
vào PHPLD và thực hiện liên kết. Cơ sở dữ liệu này được tạo thành từ các bước:

 Tổng hợp tư liệu về thiên văn.
 Dịch nghĩa các từ thiên văn từ các từ điển thiên văn của nước ngồi.
 Chọn lọc, sắp xếp và liệt kê các từ theo thư mục.
 Tra cứu về từ ngữ và ngữ nghĩa của các từ có trong thư mục.
 Lựa chọn hình ảnh minh họa.
2. Nghiên cứu sử dụng mã nguồn PHPLD và phần mềm hỗ trợ là
VertrigoServ để cập nhật cơ sở dữ liệu.

Trang

3


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

3. Thiết kế website tudienthienvan.com với giao diện tiếng Việt, thực hiện
các liên kết bên trong trang web và liên kết với các trang web khác để đưa từ điển
này lên mạng internet.
IV.

Đối tượng, phạm vi khảo sát
Trong q trình xây dựng từ điển này, tơi khảo sát tài liệu thiên văn và mã

nguồn PHPLD. Đối với tài liệu, tơi quan tâm đến các giáo trình thiên văn, đặc biệt
là các sách từ điển thiên văn trong nước và ngồi nước. Ngồi ra, việc tham khảo
thêm các website về thiên văn cũng giúp từ điển có được nhiều thơng tin cập nhật
hơn. Để tạo web, tơi tập trung tìm hiểu về PHP và VertrigoServ; đặc biệt là PHPLD
để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất khả năng liên kết của PHPLD vào việc
xây dựng từ điển.
V.


Đóng góp của luận văn

Thể hiện nỗ lực với mong muốn đáp ứng một phần nhu cầu rất lớn về tìm hiểu
thiên văn của mọi người, website “tudienthienvan.com” ra đời sẽ hỗ trợ đắc lực cho
mọi người trong khi tìm hiểu, học tập, giảng dạy và nghiên cứu về thiên văn. Đồng
thời, website này cũng sẽ tạo ra một khơng gian để trao đổi, chia sẻ những kiến thức
và thơng tin về thiên văn trên mạng internet; góp phần vào việc đưa kiến thức thiên
văn đến nhiều người hơn nữa trong Năm Thiên văn quốc tế 2009 và những năm tiếp
theo của cộng đồng thiên văn Việt Nam.
Luận văn gồm có 80 trang, được phân thành 3 chương chính, và phần mở đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo.


Chương I: Lược sử thiên văn học. Nội dung của chương này là trình bày sơ
lược về q trình hình thành, phát triển cũng như những thành tựu nổi bật
của thiên văn học qua từng giai đoạn lịch sử. Từ đó có cái nhìn tổng quan
về cơ sở dữ liệu của từ điển thiên văn học.

Trang

4


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục



Chương II: Ngơn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Những
phần được trình bày trong chương này là kết quả của q trình khảo sát

PHPLD và phần mềm hỗ trợ là VertrigoServ để kết nối, quản lí cơ sở dữ
liệu tạo nên từ điển.



Chương III: Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư
mục. Đây là chương gắn kết giữa kết quả tìm hiểu về lược sử thiên văn học
và khảo sát mã nguồn PHPLD. Dựa vào khả năng ứng dụng và liên kết
mạnh của PHPLD để thiết kế website tudienthienvan.com với cơ sở dữ liệu
được tổng hợp trong q trình tìm hiểu về lược sử thiên văn học.

Bên cạnh đó, luận văn còn có danh mục của 26 tài liệu tham khảo, 13 hình minh
họa, 01 bảng biểu và 8 phụ lục.

Trang

5


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

CHƯƠNG 1

LƯỢC SỬ THIÊN VĂN HỌC:
1. 1 THIÊN VĂN HỌC QUA CÁC THỜI KỲ
1.1.1. Thiên văn học cổ đại
Thời cổ đại, thiên văn học ra đời trước tiên với mục đích giải thích các hiện
tượng của tự nhiên. Con người cổ đại muốn có một cách giải thích các hiện tượng
thường làm họ hoảng sợ như mưa, bão, nhật thực, nguyệt thực, sự thay đổi của bầu
trời …. Ban đầu các hiện tượng thường được gán cho các vị thần, các thế lực siêu

nhiên. Tuy nhiên những sự giải thích theo cách này chỉ có tính tình thế, nó ni
dưỡng những niềm tin thiếu cơ sở thực tế, và thiên văn học ra đời chính từ mong
muốn tìm ra những cơ sở để giải thích cho các hiện tượng thiên nhiên, các qui luật
của trời đất, vũ trụ. Những quan sát cổ nhất về thiên văn học mà con người được
biết ngày nay là những quan sát từ 4000 năm TCN tại Ai Cập và Trung Mĩ. Từ thời
đồ đá, con người đã xây dựng những cơng trình thiên văn. Một trong những kiến
trúc cổ nhất liên quan đến thiên văn học ở châu Âu là Newgrange ở gần thủ đơ
Dublin của Ailen [4]. Đây là cơng trình khổng lồ bằng đá với niên đại khoảng 3200
năm trước Cơng ngun (TCN). Văn bản cổ nhất ghi chép lại những quan sát thiên
văn được tìm thấy là những văn bản tồn tại từ những năm 3000 TCN tại Trung Mĩ,
Ai Cập và Trung Quốc. Năm 2697 TCN, người Trung Quốc đã có những quan sát
và ghi chép đầu tiên về nhật thực. Vào khoảng những năm 2000 TCN, đã xuất hiện
những cuốn lịch đầu tiên về chu kì của Mặt trời và Mặt trăng và các nhà thiên văn
cổ đã vẽ được những chòm sao đầu tiên. Khoảng thế kỉ thứ VII TCN, thiên văn học
bắt đầu được nhiều nhà triết học và tốn học quan tâm đến khi họ bắt đầu sử dụng
các tư duy tốn học đầu tiên của mình để giải thích thiên văn. Thế kỉ thứ VI TCN,
Pytagor và Thales là những người đầu tiên nêu lên ý tưởng rằng Trái đất có dạng
cầu. Thales cũng đã tính được chính xác chu kì thời tiết là 365 ngày, dự đốn tương
Trang 6


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

đối chính xác chu kì nhật - nguyệt thực. Anaximandre (610- 547 TCN) đưa ra mơ
hình vũ trụ đầu tiên trong đó Trái đất như một hình trụ ngắn như một cái đĩa ở trung
tâm, quay xung quanh là 3 vành bánh xe có gắn các hành tinh, Mặt trời và Mặt
trăng. Vào khoảng thế kỉ thứ V TCN trường phái Pytagor cho rằng Trái đất có dạng
cầu quay quanh một ngọn lửa trung tâm cùng với các thiên thể theo thứ tự từ trong
ra ngồi là Đối Trái đất, Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời và 5 hành tinh là Thủy tinh,
Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh.

Thế kỉ thứ IV TCN, Aristotle đưa ra mơ hình vũ trụ trong đó Trái đất là trung
tâm, vũ trụ được chia làm 2 phần phân cách bởi mặt cầu chứa Mặt trăng. Phía dưới
là Trái đất và Mặt trăng, phía trên là Mặt trời, các hành tinh và các sao cố định. Đây
là mơ hình địa tâm đầu tiên của nhân loại. Democrite đưa ra ý tưởng rằng Trái đất là
trung tâm của vũ trụ, tuy nhiên ngồi Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng còn có vơ số
các thiên thể khác hợp lại thành Ngân Hà. Khoảng năm 280 TCN, 2 nhà thiên văn là
Aristarchus và Samos đã đưa ra ý tưởng cho rằng Trái đất chuyển động tròn quanh
Mặt trời. Năm 130 TCN, Hipparchus khám phá ra hiện tượng tiến động của các
điểm xn phân và thu phân, ơng cũng đã đưa ra danh mục sao đầu tiên của nhân
loại với sự liệt kê khoảng 1000 ngơi sao sáng [10]. Năm 140 sau Cơng Ngun
(SCN), Claudius Ptolemy, một nhà tốn học lớn của Hi Lạp cổ, cho ra đời tác phẩm
“Mathematike Syntaxis”, sau này dịch ra là “Almagest”, trong đó có danh mục của
48 chòm sao đầu tiên trong thiên văn học, sự mơ tả chuyển động của Mặt trời, Mặt
trăng và các hành tinh trên thiên cầu. Mơ hình của Ptolemy cho biết Trái đất nằm ở
trung tâm vũ trụ. Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh và các ngơi sao chuyển động
trên những mặt cầu quanh Trái đất. Mơ hình này lộ rõ nhiều điểm bất hợp lí nhưng
vẫn được duy trì dưới sự bảo vệ rất vững chắc của Nhà thờ.
1.1.2. Thiên văn học trung đại
Thiên văn học trung đại được tính từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ XII SCN.
Đây là thời kì nhận thức và tư tưởng của con người về vũ trụ phần nhiều là khơng
có mấy tiến bộ do phải núp dưới cái bóng của mơ hình địa tâm Ptolemy được bảo vệ
Trang 7


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

bởi nhà thờ tơn giáo. Từ đầu thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ XI là thời kì phát triển khá
mạnh của thiên văn học tại các nền văn minh Ả rập và Ba Tư. Các nhà thiên văn của
các nền văn minh này đã đưa ra được danh mục sao tương đối đầy đủ, mơ tả khá
chính xác chuyển động biểu kiến của Mặt trăng và các hành tinh, …[23]. Năm 813,

một nhà thiên văn là Al Mamon lập ra trường học thiên văn Bagdad, dịch tác phẩm
“Mathematike Syntaxis” của Ptolemy ra tiếng Arập là Al–Majisti, sau này tiếng
Latin gọi nó là “Almagest”. Năm 903, Al Sufi lập ra danh mục sao của mình đầy đủ
hơn Ptolemy cùng với hình vẽ mơ tả vị trí các ngơi sao và chòm sao [23]. Năm
1054, các nhà thiên văn cổ Trung Quốc quan sát được hiện tượng xuất hiện một sao
siêu mới trong chòm sao Taurus mà ngày nay sao siêu mới này được biết đến chính
là tinh vân Con Cua M1.
1.1.3. Thiên văn học cận đại
Thiên văn học thời kì cận đại đánh dấu những bước tiến quan trọng nhất
trong nhận thức của con người về Trái đất và Hệ Mặt trời. Năm 1543, một nhà thiên
văn học người Ba Lan là Nicolaus Copernicus (1473-1543) cho xuất bản tác phẩm
“Về sự quay của thiên cầu” trong đó ơng mơ tả lại tồn bộ cấu tạo của Hệ Mặt trời
hồn tồn khác với mơ hình trước đây của Ptolemy. Trong mơ hình của Copernicus,
Mặt trời nằm ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt trời trên các
quĩ đạo tròn theo thứ tự từ trong ra ngồi là Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái đất, Sao Hoả,
Sao Mộc và Sao Thổ. Ngồi ra Trái đất còn tự quay quanh trục của nó sinh ra ngày
và đêm, còn Mặt trăng là một vệ tinh chuyển động tròn quanh Trái đất còn các sao
rất xa cố định trên thiên cầu [24]. Năm 1572, Tycho Brahe phát hiện và quan sát sự
xuất hiện của một sao siêu mới trong chòm sao Cassiopeia. Năm 1576, Brahe thành
lập đài thiên văn Uraniborg. Jordano Bruno là người đầu tiên dũng cảm bảo vệ đến
cùng mơ hình nhật tâm. Ơng cho rằng mỗi sao là một mặt trời và quanh các sao
cũng có thể có các hành tinh, và như vậy sự sống khơng chỉ có trên Trái đất. Những
tư tưởng này làm Bruno bị đưa lên giàn thiêu vào năm 1600 [5]. Mơ hình nhật tâm
sau khi ra đời vẫn bị phản đối dữ dội từ phía nhà thờ do nó đối lập lại với mơ hình
Trang 8


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

Ptolemy đã đứng vững hơn 1000 năm, hơn thế nữa nó “chống lại sự sắp đặt của

Chúa trời”. Năm 1603, Johanne Kepler xác lập danh mục sao của mình, hồn chỉnh
hơn các danh mục đã có trước đó. Năm 1604 ơng quan sát và phát hiện một sao siêu
mới trong chòm sao Ophiuchus. Năm 1608, Lippershey, một thợ kính người Hà Lan
khám phá ra cách ghép 2 thấu kính với nhau để tăng độ phóng đại, chiếc kính thiên
văn đầu tiên ra đời. Năm 1609, áp dụng cơng trình của Lippershey, Galileo Galilei
đã trở thành người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Các quan
sát của Galilei bằng chiếc kính có độ phóng đại 30 lần đã giúp ơng tìm ra 4 vệ tinh
lớn nhất của Sao Mộc mà ngày nay gọi là 4 vệ tinh Galilei–Galilean, các lỗ thiên
thạch trên Mặt trăng và sự tồn tại của dải Ngân Hà với rất nhiều sao. Cũng trong
năm 1609, Kepler tìm ra 2 định luật đầu tiên của mình về quĩ đạo và vận tốc chuyển
động của các hành tinh quanh Mặt trời. Năm 1619, Kepler khám phá ra định luật
cuối cùng là định luật 3 Kepler về chuyển động hành tinh, trong đó nêu lên mối liên
hệ giữa bán trục lớn quĩ đạo với chu kì quĩ đạo của hành tinh. Năm 1632, Galilei
cho xuất bản cuốn sách “Đối thoại giữa 2 hệ thống thế giới” trong đó sử dụng các
cuộc đối thoại giữa 2 mơ hình Ptolemy và Copernicus để chứng minh sự đúng đắn
của mơ hình nhật tâm [12]. Tác phẩm này của Galilei sau này đã khiến nhà thờ nổi
giận và ơng phải chịu khá nhiều hình phạt. Năm 1656, Huygens khám phá ra các
tính chất của vành đai của Sao Thổ và vệ tinh lớn nhất của nó – Titan. Năm 1668,
Newton chế tạo ra chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên. Khác với kính thiên văn
khúc xạ của Galilei, kính thiên văn phản xạ sử dụng gương cầu lõm làm vật kính,
cho độ phân giải cao hơn kính khúc xạ rất nhiều.
Trong lĩnh vực quan trắc, giai đoạn này cũng có những thành tựu nổi bật.
Giovanni Cassini, giám đốc đài thiên văn Paris đã khám phá ra 4 vệ tinh của Sao
Thổ là Iapetus(1671), Rhea(1672), Tethys(1684) và Dione(1684) và khoảng tối giữa
vành đai của hành tinh này. Bằng phương pháp quan sát Sao Hỏa ở hai điểm
Cayenne và Paris rồi từ hiệu tọa độ giữa chúng, ơng đã xác định được khoảng cách
tương đối chính xác từ Mặt trời đến Trái đất. Ở Nga, Lomonosov tìm ra khí quyển
của Sao Kim còn ở Anh, Bradley phát hiện hiện tượng tinh sai do chuyển động của
Trang 9



Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

Trái đất và tính hữu hạn của vận tốc ánh sáng; hiện tượng chương động (sự lắc của
trục Trái đất với chu kì 18,6 năm đồng bộ với hiện tượng quay đảo của quỹ đạo Mặt
trăng). Nhà quan trắc xuất sắc trong giai đoạn này là Wilhelm Herschel [10]. Với
những chiếc kính thiên văn khổng lồ của mình, trong 20 năm quan sát, ơng đã phát
hiện được khoảng 2500 tinh vân và chùm sao; đồng thời đưa ra mơ hình các tinh
vân dạng Ngân Hà. Về sự hình thành vũ trụ và Hệ Mặt trời, vào đầu thế kỷ XVIII,
giả thuyết tinh vân do Emanuel Swedenborg đề xuất cho rằng mọi cơ cấu trong tự
nhiên đều được tạo thành theo những ngun lý giống nhau. Các ngun tử cũng
như những ngơi sao đều được tạo ra bởi luồng xốy cố hữu của vật chất. Ngun tử
là một cơ cấu phức tạp của các hạt tương tự như Hệ Mặt trời. Tuy nhiên ơng khơng
cơng nhận lực hấp dẫn của Newton mà cho rằng các ngơi sao, hành tinh được từ lực
giữ [8]. Nhà triết học nổi tiếng Immanuel Kant đã tiếp tục phát triển giả thuyết này
nhưng theo thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, chính lực hấp dẫn làm cho vật chất
ở trạng thái lỗng ban đầu chuyển động xốy. Dần dần, lực hóa học đã tạo ra sự cơ
đặc ban đầu của vật chất ngun thủy và dưới tác dụng của lực hấp dẫn, khối lượng
cơ đặc ở tâm tăng lên. Tinh vân chuyển động xốy ngày càng đặc và phần trung tâm
hình thành nên Mặt trời còn vành khun tạo thành các hành tinh. Độc lập với Kant,
Laplace cũng có một số ý tưởng trùng hợp trong tác phẩm “Trình bày hệ thống thế
giới”.
1.1.4. Thiên văn học hiện đại
Thiên văn học hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời của cơ học cổ điển hay
còn gọi là cơ học Newton qua việc Newton (1642 – 1727) đưa ra 3 định luật cơ bản
của động lực học và định luật vạn vật hấp dẫn [8]. Cơ học cổ điển với nền tảng là
các định luật của Newton có những ảnh hưởng và đóng góp quan trọng nhất cho hầu
hết các thành tựu vật lý và thiên văn trong suốt các thế kỉ XVII, XVIII và XIX,
thậm chí ngày nay (thế kỉ XXI) thì các định luật Newton vẫn có những đóng góp
khơng thể thiếu trong nhiều cơng trình vật lý hiện đại. Năm 1687, Newton cho ra

đời tác phẩm “Các ngun lí tốn học của triết học tự nhiên” trong đó ơng nêu ra
Trang 10


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

các nghiên cứu của mình về chuyển động của các vật thể và tương tác giữa chúng.
Các khám phá của Newton được thể hiện trong 3 định luật chuyển động mang tên
ơng và thuyết hấp dẫn vũ trụ. Năm 1705, Halley dự đốn chính xác chu kì của một
sao chổi và tiên đốn sự quay lại của nó vào năm 1758. Sao chổi đó sau này được
gọi là sao chổi Halley [3]. Năm 1725, Flamsteed đưa danh mục sao của mình trong
đó ơng đánh số các sao theo từng chòm sao. Năm 1728, Halley khám phá ra sự
chuyển động của các ngơi sao trên thiên cầu. James Bradley đề xuất ý kiến về lí
thuyết quang sai của các sao cố định. Năm 1744, sao chổi 6 đi Cheseaux được
phát hiện. Năm 1750, Thomas Wright nghiên cứu và đề xuất ý tưởng về sự ra đời
của Hệ Mặt trời. Năm 1755, Immanuel Kant đề xuất giả thuyết hình thành các hành
tinh và các thiên thể khác trong vũ trụ. Năm 1781, Charles Messier quan sát và
thành lập danh mục 103 tinh vân, đánh số từ M1 – M103, gọi là danh mục tinh vân
Messier. Cũng trong năm 1781, Herschel tìm ra Sao Thiên Vương [13]. Năm 1784,
Goodricke tìm ra chu kì của sao biến quang Delta Cepheid. Năm 1789, Herschel sử
dụng chiếc kính thiên văn phản xạ với gương cầu 1,2m và tiêu cự 12,2 m để quan
sát các ngơi sao trong nhiều tinh vân khác. Năm 1796, Laplace đề xuất giả thuyết
tinh vân, theo đó Hệ Mặt trời đã được hình thành từ một đám tinh vân tiền hành
tinh, sau đó các vành vật chất tách ra tạo thành các hành tinh có quĩ đạo chuyển
động quanh Mặt trời. Năm 1802, William Hyde Wollaston phát hiện ra các vạch
sẫm rất mảnh cắt ngang phổ của ánh sáng Mặt trời. Sau đó 12 năm, Joseph von
Fraunhofer đã giải thích được ngun nhân của những vạch tối đó là do chất khí của
Mặt trời đã hấp thụ ánh sáng. Ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, ơng đã đo
được bước sóng của những vạch quan sát được và tên ơng được đặt cho những vạch
hấp thụ này. Năm 1839 – 1840, bức ảnh thiên văn đầu tiên được chụp bởi Draper,

đó là một bức ảnh chụp bề mặt Mặt trăng [13]. Năm 1842, Doppler khám phá ra
hiện tượng dịch bước sóng của các nguồn phát sóng đang chuyển động. Năm 1846,
Galilei phát hiện ra hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt trời là Sao Hải Vương nhờ áp dụng
các kết quả tính tốn về sự lệch quĩ đạo Sao Thiên Vương của Leverrier. Năm 1851,
lần đầu tiên có một thí nghiệm chứng minh sự tự quay của Trái đất. Foucault sử
Trang 11


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

dụng một con lắc với dây treo rất dài treo lên trần nhà điện Pantheon ở Paris, mặt
phẳng dao động của con lắc xoay đi theo đúng chu kì tự quay của Trái đất đã tính
được, điều này đã chứng minh cho sự tự quay của Trái đất. Giữa thế kỷ XIX, các
nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ về phổ của các chất khí nóng sáng. Gustav
Kirchhoff và Robert Bunsen đã so sánh bước sóng của những vạch Frauhofer và
phát hiện ra natri, sắt, magiê, calcium, crom và những kim loại khác trên Mặt trời.
Trong những thí nghiệm này, họ cũng phát hiện ra hai ngun tố mới là caesium và
rubidium. Năm 1862, Anders Angstrom phát hiện Hydro trên Mặt trời và năm 1869
lập bản đồ phổ Mặt trời với hàng ngàn vạch. Năm 1868, Pierre Janssen khi quan sát
nhật thực tồn phần đã để ý thấy một vạch màu vàng sáng trong phổ Mặt trời gần
những vạch kép của natri và sau đó ít lâu, Norman Lockyer đã khẳng định đó là
ngun tố mới_ Heli mà mãi đến năm 1895 mới tìm thấy trên Trái đất [12]. Những
kết quả nghiên cứu phổ Mặt trời đã kích thích sự chuyển hướng sang các ngơi sao
và các hành tinh khác. Angelo Secchi đã nghiên cứu phổ của khoảng 4000 ngơi sao
và được coi là cha đẻ của hệ thống phân loại phổ sao. Một người Ý khác là
Giovanni Donati cũng là người đầu tiên thu được phổ của các tinh vân khí gồm
những vạch phát xạ riêng biệt. Năm 1890, đài thiên văn Harvard đã xuất bản danh
mục phổ sao gồm 10.350 sao đến cấp 8, bản danh mục này sau đó thường xun
được bổ sung.
1.1.5. Thiên văn học thế kỷ XX

Thế kỷ XX chứng kiến những bước tiến nhanh chóng và mạnh mẽ của thiên
văn học, con người đã hiểu được bản chất vật lý, q trình tiến hóa của những ngơi
sao; tìm hiểu các thiên hà xa xơi và lịch sử phát triển của vũ trụ; đã đến được các
hành tinh lân cận. Nhiếp ảnh thiên văn và phân tích quang phổ đã được đẩy lên một
trình độ rất cao so với máy thu ánh sáng điện tử, thiên văn học nghiên cứu, phân
tích mọi loại sóng điện từ: tia X, tia  , tia hồng ngoại, tia tử ngoại và những tia vũ
trụ khác. Những tiến bộ trong vật lý cũng tạo cho thiên văn học những phương pháp
và khả năng mới. Thế kỷ XX cũng là thế kỷ mà con người đã tìm được lời giải đáp
Trang 12


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

về những đặc trưng quan trọng nhất của ngơi sao. Những năm đầu thế kỷ, Ejnar
Hertzprung và Henry Norris Russel đã tìm ra mối quan hệ giữa độ trưng với màu
sắc và nhiệt độ của các ngơi sao và lập ra họa đồ Hertzprung- Russel. Stanley
Eddington là người đã lập ra mơ hình lý thuyết về các ngơi sao [9]. Ơng phát hiện ra
tương quan giữa khối lượng và độ trưng của chúng đồng thời đưa ra lý thuyết về sao
lùn trắng, một loại sao mới lúc bấy giờ. Vào thập niên 1920, Eddington cũng chỉ ra
rằng phản ứng nhiệt hạch chính là nguồn năng lượng của các sao, đồng thời mơ tả
sự cân bằng trọng lượng của chúng: lực hấp dẫn có xu hướng làm ngơi sao co lại
trong khi lực đàn hồi lại khiến cho nó có xu hướng nở ra. Q trình tiến hóa của các
ngơi sao, những đối tượng dị thường như sao notron, lỗ đen, .. cũng được biết đến
và tìm hiểu. Năm 1904, Swan Leavitt đã phát hiện ra một dạng sao biến quang và là
sao Cepheid. Sau đó ơng cũng đã tìm được tương quan giữa chu kỳ thay đổi độ sáng
với độ trưng của chúng; nhờ vậy mà có thể xác định được khoảng cách đến những
thiên hà xa xơi bằng cách đo độ sáng trung bình và chu kỳ biến quang của sao
Cepheid trong đó. Cũng trong thế kỷ XX này, con người đã mở mang những hiểu
biết của mình về các thiên hà xa xơi. Trước hết là thiên hà của chúng ta, từ những
ước lượng ban đầu của Herschel, kích thước thật của nó đã được xác định tương đối

chính xác với bán kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và gồm hàng trăm tỷ ngơi
sao. Trái với quan niệm trước đây cho rằng Mặt trời ở trung tâm của thiên hà,
Harlow Shapley bằng các tính tốn của mình đã cho rằng nó ở khá xa vị trí đó.
Ngày nay đã xác định được Mặt trời ở cách tâm thiên hà khoảng 23.000 đến 28.000
năm ánh sáng, ở khoảng giữa của tâm và mép. Cũng như các ngơi sao gần đó, Mặt
trời cũng quay xung quanh tâm thiên hà và hồn thành một vòng quay trong
khoảng 200 triệu năm. Trong vũ trụ mênh mơng có vơ số thiên hà với những hình
dạng, tính chất khác nhau, từ thiên hà bất định, thiên hà elip, thiên hà xoắn ốc, ..
Các nhà khoa học cũng nhận ra rằng ngồi hằng hà sa số những ngơi sao, hành tinh
nhìn thấy được thì còn có những vật chất tối khơng quan sát được kể cả trong thiên
hà của chúng ta. Phát hiện này bắt nguồn từ các tính tốn của Fritz Zwicky khi ơng
nhận thấy vận tốc xun tâm của một quần thể thiên hà trong chòm sao Tóc Tiên
Trang 13


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

q lớn so với khối lượng của vật chất thấy được. Điều đáng ngạc nhiên là khối
lượng khơng nhìn thấy được lại gấp nhiều lần những gì mà hiện nay chúng ta có thể
nhìn thấy [16]. Năm 1905, Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp với cơng
thức nổi tiếng về quan hệ giữa năng lượng và khối lượng của vật thể E = mc2. Ơng
cũng chỉ ra rằng tốc độ ánh sáng là một hằng số và hệ quả của nó là thời gian trong
một hệ quy chiếu chuyển động nhanh sẽ trơi chậm hơn so với trong một hệ quy
chiếu chuyển động chậm. Năm 1916, ơng tiếp tục cơng bố thuyết tương đối tổng
qt và dùng nó để xác định cấu trúc, mơ hình của vũ trụ trong tác phẩm “Những
vấn đề của vũ trụ học và thuyết tương đối tổng qt” (xuất bản năm 1917). Vũ trụ
theo mơ hình này có khơng - thời gian bị uốn cong do lực hấp dẫn và khép kín. Vũ
trụ có một khối lượng nhất định, hữu hạn nhưng khơng có biên, ánh sáng trong đó
sẽ lan truyền theo con đường ngắn nhất của khơng gian bị uốn cong rồi quay về
điểm xuất phát. Độ cong của khơng thời gian được kiểm định bằng kết quả thực

nghiệm do Eddington tiến hành khi xảy ra nhật thực tồn phần ngày 25 tháng 5 năm
1919 tại đảo Principe . Một trong những mơ hình có thể có của vũ trụ theo thuyết
tương đối là vũ trụ giãn nở. Edwin Hubble đã tìm cách chứng minh bằng thực
nghiệm mơ hình này. Một số nhà thiên văn học đã quan sát thấy hiện tượng phổ của
thiên hà xa xơi dịch chuyển về phía màu đỏ. Hubble xác định được rằng mức độ
dịch chuyển tỉ lệ thuận với khoảng cách đến các thiên hà. Năm 1929 ơng cơng bố
bài báo “Mối liên hệ giữa khoảng cách và tốc độ bức xạ ánh sáng của các tinh vân
ngồi Thiên Hà”. Trong bài báo này, sau khi so sánh dữ liệu về tốc độ bức xạ và
khoảng cách của 46 tinh vân, ơng đi đến kết luận rằng các thiên hà đang rời xa
chúng ta với tốc độ tỉ lệ thuận với khoảng cách tới chúng. Đó chính là định luật
Hubble, hệ số tỷ lệ thuận được mang tên là hằng số Hubble. Khi giải các phương
trình tổng qt về vũ trụ, chính cha đẻ của thuyết tương đối thấy rằng nó có thể giản
nở hoặc co lại. Điều này trái với niềm tin của ơng về một vũ trụ định tĩnh; để giải
quyết vấn đề này, Einstein đã thêm vào những phương trình một tham số gọi là
hằng số vũ trụ. Ủng hộ và phát triển thuyết vũ trụ định tĩnh là Fred Hoyle, theo ơng
thì vũ trụ giãn nở nhưng khơng có bất kỳ một sự khác biệt nào khi quan sát từ
Trang 14


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

những điểm khác nhau và thời điểm khác nhau. Đối lập lại, trường phái thứ hai cho
rằng vũ trụ khơng tĩnh. Nhà bác học người Nga Alexander Friedmann là người đầu
tiên giải quyết các phương trình vũ trụ mà khơng dùng đến hằng số của Einstein. Từ
năm 1922 cho đến 1924, các phương trình nổi tiếng mang tên ơng đã chỉ ra rằng vũ
trụ theo thuyết tương đối có thể có ba khả năng, trường hợp của Einstein chỉ là một
trong số đó, đặc biệt còn có một khả năng mà mật độ cong của khơng_ thời gian
mang giá trị âm. Với cơng trình này, Friedmann được gọi là người khiến cho vũ trụ
giãn nở. Năm 1927, Georges Lemaitre đã đưa ra giả thuyết ngun tử ngun thủy
mà sau này chính Hoyle khi phê phán nó đã gọi là giả thuyết Vụ nổ lớn (BigBang)

[19]. Theo Lemaitre, vũ trụ khởi thủy rất đậm đặc với mật độ vơ cùng lớn. Sau đó,
năm 1948, George Gamow cùng với Ralph Alpher và Robert Herman đã tiếp tục
phát triển giả thuyết này và đưa ra quan niệm tổng qt hơn về một vũ trụ đồng nhất
và đẳng hướng. Họ cho rằng tại thời điểm của Vụ nổ lớn, vật chất có nhiệt độ vơ
cùng cao và tiên đốn cho đến nay sóng tàn dư của nó vẫn tồn tại tuy rất yếu (nhiệt
độ chỉ khoảng 5K) vì đã nhiều tỷ năm trơi qua. Khoảng năm 1964, Arno Penzias và
Robert Wilson đã thu được một loại sóng bằng kính thiên văn vơ tuyến mà sau đó
được xác định chính là sóng tàn dư; đây được coi là bằng chứng thực tế khẳng định
giả thuyết Vụ nổ lớn. Năm 1989, những dữ liệu được vệ tinh Cobe thu thập được đã
cho phép xác định nhiệt độ của sóng tàn dư là vào khoảng 2,728K [20]. Đầu thập
niên 1980, Alan Guth và một vài người khác, độc lập với ơng, đã đưa ra lý thuyết
vũ trụ lạm phát. Tại thời điểm ngay sau khi Vụ nổ lớn xảy ra, với nhiệt độ vơ cùng
cao, vũ trụ có thể đã ở trong trạng thái phình to khi năng lượng của một đơn vị thể
tích khơng thay đổi. Ở trạng thái đặc biệt này, áp suất có giá trị âm và lực hấp dẫn
lại là lực đẩy lẫn nhau của các hạt vật chất. Giai đoạn lạm phát chỉ diễn ra trong
khoảng thời gian rất nhỏ và sau đó vũ trụ tiếp tục giãn nở theo qn tính. Và đến
năm 1998, nhóm vũ trụ học sao siêu mới (Supernova Cosmology Project) do Saul
Perlmutter đứng đầu khi quan sát các sao siêu mới thì phát hiện rằng vũ trụ đang
giãn nở với gia tốc ngày càng tăng, và như thế thì vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi.

Trang 15


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

Thế kỷ XX cũng là thế kỷ mà con người đã bắt đầu và đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trong lĩnh vực chinh phục khơng gian. Với nền móng được
Konstantin Tsiolkovsky tạo ra, kỷ ngun chinh phục khơng gian bắt đầu bằng việc
Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất, tên là Sputnik 1,
vào ngày 04 tháng 10 năm 1957. Ngày 12/4/1961 nhà du hành đầu tiên bay lên vũ

trụ Gagarin đã bay vào khoảng khơng gian vũ trụ trong 108 phút trên tàu Vostok 1.
Ngày 16/7/1969 tàu Apolo 11 cùng tên lửa rời bệ phóng. Trạm đổ bộ của phi thuyền
Apolo đã hạ cánh xuống Mặt trăng vào lúc 3h51ph (GMT) ngày 21/7/1969. Neil
Amstrong đã đặt chân trái của mình lên nền đá cứng của Mặt trăng cùng với câu
nói: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là một bước đi dài của
nhân loại”. Năm 1974, Mĩ đã phóng tàu vũ trụ bay cách Sao Thủy 756 km và chụp
ảnh Sao Thủy đưa về Trái đất. Tháng 12/1978 tàu Pioneer đã đưa 2 chiếc máy
chun dụng lên Sao Kim để đo thành phần chủ yếu trong khí quyển. Kết quả cho
thấy khí quyển Sao Kim chủ yếu gồm CO2.
Năm 1977 – 1986, các tàu Voyager 1 và 2 được phóng lên và lần lượt chụp
ảnh các hành tinh nhóm ngồi của Hệ Mặt trời, chúng cũng là hai tàu du hành đầu
tiên đã ra khỏi biên giới của Hệ Mặt trời. Tháng 8 và tháng 9 năm 1979 tàu thăm dò
Pioneer 11 đã bay quanh và chụp ảnh Sao Thổ. Năm 1981, Alan Guth nêu ra lí
thuyết lạm phát để mơ tả và giải thích sự giãn nở có gia tốc của vũ trụ. Ngày
24/4/1990 tàu vũ trụ con thoi Discovery đã chở và phóng kính viễn vọng Hubble có
đường kính 2,4 m ở độ cao 610 km để quan sát trong vùng quang phổ tử ngoại và
quang phổ thấy được.
Tiếp theo Mặt trăng, các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cũng lần lượt
được các thiết bị của con người tiếp cận, từ hành tinh gần Mặt trời nhất là Sao Thủy
cho đến Sao Hải Vương xa xơi. Hiện nay các chương trình nghiên cứu kỹ hơn về
các hành tinh này vẫn đang được tiếp tục triển khai. Những tiến bộ trong ngành
hàng khơng vũ trụ cũng tạo ra khả năng quan sát thiên văn tốt hơn nhờ các thiết bị
quan sát bay trong khoảng khơng vũ trụ. Những kính thiên văn hồng ngoại, tử
Trang 16


Xây dựng từ điển thiên văn học bằng PHP liên kết theo thư mục

ngoại, tia X, tia gamma, kính viễn vọng khơng gian Hubble … đã mở rộng rất nhiều
khả năng quan sát do tầm hoạt động cũng như khắc phục được những trở ngại do

bầu khí quyển Trái đất gây ra.
1.1.6. Thiên văn học thế kỷ XXI
Sau thế kỷ XX vẫn còn nhiều câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Việc giải thích
được mọi tính chất của những ngơi sao chưa hồn thiện. Những đối tượng dị thường
như lỗ đen, vật chất tối vẫn chưa được vén màn bí mật. Hệ Mặt trời, các thiên hà và
cả vũ trụ bao la đã được hình thành như thế nào và sẽ phát triển ra sao vẫn chưa
được hiểu biết tường tận. Lồi người vẫn kiên trì phóng tầm mắt vào khoảng khơng
bí ẩn. Ngồi khao khát khám phá, con người đang nỗ lực tìm kiếm sự sống hay
những nền văn minh ngồi Trái đất để khơng cảm thấy cơ đơn trong vũ trụ bao la.
Những lý thuyết mới, cơng cụ mới về thiên văn với hy vọng sẽ mở ra một tương lai
tốt đẹp cho thiên văn học trong thế kỷ XXI. Hiện nay thiên văn học tập trung vào
hai mũi nhọn cơ bản. Thứ nhất là vũ trụ học, nghiên cứu cấu trúc và sự tiến hóa của
vũ trụ trên nền tảng là các lí thuyết vật lý hiện đại mà chủ yếu là cơ học lượng tử.
Hướng mũi nhọn thứ hai là hàng khơng vũ trụ, ứng dụng các cơng nghệ hàng khơng
để nghiên cứu các thiên thể trong Hệ Mặt trời.
1.1.7. Năm Thiên văn Quốc Tế 2009 (IA 2009)
Thiên văn học là một trong những mơn khoa học ra đời sớm nhất và cũng là
mơn khoa học ít nhận được sự đánh giá đúng mức nhất. Nhưng giờ đây, hơn lúc nào
hết, thiên văn học đang là một trong những mơn khoa học vươn xa nhất và đóng
góp những thành tựu khơng thể thay thế cho nhân loại. Liên Hiệp Quốc đã chọn
năm 2009 là “Năm Thiên văn Quốc tế” (International year of Astronomy 2009IA2009) để kỉ niệm 400 năm sự kiện Galileo đã sử dụng chiếc kính thiên văn đầu
tiên để quan sát bầu trời. Đây cũng là dịp để Tổ chức UNESCO và Hội Thiên văn
Quốc tế (IAU) phối hợp với nhau tổ chức những hoạt động nhằm phổ biến rộng rãi
về kiến thức thiên văn trên tồn cầu. Đối với UNESCO, cơng việc giáo dục trong
Trang 17


×