Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tăng cường sự liên kết nhằm phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.7 KB, 24 trang )

Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Khoa Du lịch học
_______________

BÀI TỔNG KẾT
Môn: Niên luận
Tên đề tài: Tăng cường “ sự liên kết” nhằm phát triển du lịch làng
gốm Bát Tràng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang
Vinh
Họ và tên: Phan Thị Yến
MSSV: 13030639
Ngày sinh: 07/10/1995
K58 du lịch học


Hà Nội,2015


Mục Lục


4

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay du lịch làng nghề là một loại hình khá được ưa chuộng, thu
hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hiện nay cả nước có hơn 3000
làng nghề thủ công, trong đó có đến 40% làng nghề có tuổi đời trên 100
năm tuổi, 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề, sản xuất ra


khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau (1); trong đó nhiều sản
phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Các nhóm nghề chính
được nhiều người biết đến như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói,
dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó có rất nhiều làng nghề
phát triển mạnh và có những sản phẩm tạo nên thương hiệu nổi tiếng, có
sức hấp dẫn lớn như: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội); Làng gốm Phù
Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh); Đồ gỗ Đồng Kỵ; Chiếu Nga Sơn (Thanh Hóa);
Làng đá Non Nước (Đà Nẵng); Làng nghề vàng bạc Châu Khê; Làng nghề
chạm bạc Đồng Xâm; Làng Lụa Vạn Phúc, (Hà Đông, Hà Nội); Làng Nghề
Sơn Đồng (Hà Nội); Gốm xứ Bình Dương… (…)Có thể thấy, lợi thế chung của
các làng nghề nước ta là có vị trí nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả
đường bộ lẫn đường sông nên khá phù hợp để xây dựng các chương trình
du lịch kết hợp.
Rõ ràng, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn. Bên cạnh đó,
du lịch làng nghề cũng là một trong những vấn đề được ưu tiên trong Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam. Mặc dù nhiều địa phương đã nhận thấy
được lợi ích khi phát triển làng nghề kết hợp du lịch, nhưng việc khai thác,
đầu tư phát triển du lịch làng nghề hiện nay còn khá hạn chế. Dân làng
nghề làm du lịch theo kiểu tự phát, “manh mún”; còn khách du lịch thì vẫn
tự tìm đến làng nghề theo những thông tin và sở thích của mình là chính,
chưa khai thác được thông tin theo các kênh tuyên truyền, quảng bá, kênh
tour du lịch làng nghề chuyên nghiệp. Trong khi đó, ở nhiều làng nghề
truyền thống có những sản phẩm độc đáo nhưng chưa khai thác được thậm
chí có nơi không có sự xuất hiện của khách du lịch. (…)
Cùng với đó bài toán trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường làng
nghề đặt ra từ lâu nhưng chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Văn hóa
cũng như cơ cấu làng nghề bị biến đổi mạnh bởi quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, cộng với nhiều bất cập khác làm hạn chế sự phát triển du lịch



5

làng nghề, trong khi đó chất lượng phục vụ du khách còn yếu đã phản ánh
một thực trạng trong phát triển du lịch làng nghề còn nhiều “lỗ hổng” và
chưa thực sự phát huy được tiềm năng và thế mạnh.
Và du lịch Bát tràng cũng là một địa điểm như vậy. Là một làng nghề
với truyền thống lâu đời ở Hà Nội, sở hữu những tài nguyên du lịch phong
phú song Bát Tràng vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình phát triển du
lịch của mình. Là một điểm du lịch nhưng ở Bát Tràng vẫn còn nghèo nàn
về cơ sở vật chất hạ tầng, quá ít các dịch vụ du lịch, nếu có thì hầu hết dưới
hình thức tự phát không có sự quản lý, không có sự phối hợp liên kết thành
một hệ thống. Đó là lý do tại sao du lịch Bát Tràng cứ ì ạch mà khó phát
triển được.
Để phát triển du lịch Bát Tràng không phải là câu chuyện ngày một
ngày hai, hay là câu chuyện của riêng một ai. Nó cần sự phối hợp, liên kết,
sự cố gắng của nhiều bên để khắc phục những yếu ké, dần hoàn thiện phát
huy những tiềm năng du lịch của vùng.
Đứng trước thực trạng như vậy, nó đã thôi thúc tôi làm đề tài: Tăng
cường “ sự liên kết” nhằm phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng
Trong đề tài tôi sẽ đưa ra những phân tích về thực trạng sự liên kết tại
bát Tràng cùng những vẫn đề còn tồn tại và đề xuất một vài giải pháp
nhằm phát triển du lịch ở nơi đây.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài tôi sẽ nghiên cứu về: tính liên kết trong phát triển
du lịch ở Bát Tràng.
Nghiên cứu trong phạm vi làng gốm Bát Tràng, cùng một số điểm du
lịch quanh Bát tràng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tại này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu:

-

Phương pháp nghiên cứu, tìm tài liệu
Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế.
Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phương pháp thu thập số liệu


6

4. Lịch sử nghiên cứu
Tham khảo các đề tài nghiên cứu về “thực trạng phát triển du lịch tại
Bát Tràng”; đề tài “ thực trạng mô hình xe trâu ở Bát Tràng”
Theo tôi tìm hiểu thì chua có đề tài nào chính thức làm về tính liên kết
trong phát triển du lịch tại Bát Tràng. Đây chỉ là một vấn đề được đề cập
đến sơ qua trong một số đề tài, và được nhắc tới trong một số cuộ họp, hội
thảo của tổng cục du lịch về phát triển du lịch làng nghề tại thành phố Hà
Nội.
5. Bố cục
Gồm có 4 phần chính:
Phần 1. Khái niệm :
Phần 2. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Phần 3. Thực trạng sự liên kết trong phát triển du lịch tại Bát Tràng
Phần 4. Một số biện pháp tăng cường sự liên kết nhằm góp phần vào
việc phát triển du lịch làng gốm Bắt Tràng
a) Tăng cường sự liên kết giữa cơ quan quản lý và người dân làng Gốm
Bát Tràng
b)Tăng cường sự liên kết giữa công ty du lịch và cơ quan quản lý của
làng Gốm
c) Tạo sự liên kết giữa các khu du lịch sinh thái xung quanh và du lịch

làng gốm để tạo một khu du lịch với nhiều loại dịch vụ đa dạng.

B. NỘI DUNG CHI TIẾT:
1. Khái niệm:
- Khái niệm du lịch
Hiện nay du lịch là một ngành rất được chú trọng góp phần to lớn vào
sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du
lịch. Vậy du lịch là một khái niệm có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Sau
đây chúng ta sẽ cùng tham khảo một vài định nghĩa:
Theo bách khoa toàn thứ năm 1995: “ Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng
sức tham quan tích cực của con ngườingoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ
ngơi, giải trí, xem danh lám thắng cảnh, di tích lịch hóa, công trình văn hóa
nghệ thuật..


7

Theo WTO: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với
mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Hay trong điều 4 luật du lịch có ghi: “ Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngời nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” . Trong bài viết này chúng ghi nhận khái niệm
theo quan điểm của luật du lịch
- Khái niệm liên kết: Trong phạm vi đề tài này chúng ta hiểu liên kết đơn
giản có nghĩa là: sự gắn kết, kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ
chức riêng rẽ nhằm hỗ trợ nhau cùng thực hiện một mục tiêu.
2. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng

2.1. Vị trí địa lý.
Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia
Lâm - Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là 2 xã riêng biệt.
Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện
Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã
Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn , huyện Gia Lâm, phủ Thuận An,
tỉnh Bắc Ninh. Thời hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận
An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1922 trấn Kinh Bắc đổi
thành trấn Bắc Ninh, năm 1931 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng
thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An.
Bát Tràng nằm ở tả ngạn dòng sông Hồng. Từ Hà Nội, có thể theo
đường thủy từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến
bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu
Long Biên) rồi theo đê tả sông Hồng (tuyến đê Long Biên - Xuân Quan) đến
dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng khoảng 15km tới cống Xuân Quan (công
trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải khoảng 1km sẽ tới trung
tâm làng cổ Bát Tràng, hoặc theo quốc lộ 5 đến Trâu Quỳ rẽ về tay phải
theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng khoảng hơn 20km.


8

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng.
2.2.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng.
Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng:
Theo kí ức và tục lệ dân gian thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân
bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng
như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng, năm 1010 khi mà vua Lý Thái
Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì dòng
họ Nguyễn Ninh Tràng ở trường Vĩnh Ninh (Ninh Bình) đã cùng theo về để

sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh
thành mới. Bạch Thổ Phường (phường đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên
của làng gốm Bát Tràng vào thời sơ khai, hiện nay đình Bát Tràng vẫn còn
lưu giữ bức hoành phi "Bạch thổ danh sơn" ghi dấu mốc son này. Nếu tính
từ cái mốc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng di cư ra đất Bát Tràng ngày nay thì
làng Bát Tràng đã có gần 1000 năm lịch sử.
Một giả thuyết khác cho rằng, vào thời Lý có 3 vị Thái học sinh là Hứa
Vĩnh Kiều ( hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh
Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở
về nước qua Thiều Châu (nay là Triều Châu - Quảng Đông - Trung Quốc)
gặp bão phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến học được một
số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều
truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà
(Việt Yên - Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền
cho Phù Lãng (Quế Võ - Bắc Ninh) nước men màu đỏ vàng thẫm. Câu
chuyện này cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai
biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy thì nghề gốm ở Bát Tràng đã có từ thời Lý,
ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi râu tóc đã
bạc trắng, từ làng Bồ Bát (Thanh Hóa) đến Bát Tràng hành nghề rồi truyền
lại nghề gốm bàn xoay cho làng. Gọi là gốm bàn xoay bởi cách nặn, chuốt
đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn. Câu chuyện về
nghệ nhân tóc bạc trắng này chỉ là truyền khẩu.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của 3 nhân
vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Theo sử biên niên có
thể xem thế kỉ 14 - 15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng:


9


Đại Việt sử kí toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12
(1352) mùa thu tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má
chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã
Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị sông Hồng ngày nay.
Cũng theo Đại Việt sử kí toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc nam
chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long
xuôi theo sông Nhị Hà đi qua bến sông xã Bát tức bến sông Hồng thuộc xã
Bát Tràng.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và
còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn
Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung quốc là 70 bộ bát đĩa, 200
tấm vải thâm..."
Theo gia phả của một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Trịnh, Vương,
Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là
Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên
và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyệnYên Mô, phủ Trường Yên,
trấn Thanh Hoa. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là 2 thôn của xã Yên
Thành - Tam Điệp - Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp
với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả của một số họ như họ Vũ
ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều
này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken
dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
Cái tên Bát Tràng được xuất hiện lần đầu tiên đầy đủ và chính xác như
ngày nay là trong tác phẩm "Dư địa chí của Nguyễn Trãi" vào thế kỉ 15. Cái
tên này là tên ghép của hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát.
Cùng với sự ra đời của làng là sự ra đời của nghề gốm sứ. Từ xưa, dân
Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ với việc khai thác "72
gò đất trắng" của phường Bạch Thổ.
Đến cuối thời Lê nguồn đất sét để làm đồ gốm đã cạn, người Bát Tràng
phải mua đất từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc

Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kì đầu là gốm trắng, mãi sau mới chuyển
sang gốm đàn. Gốm đàn là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp.


10

Hiện nay Bát Tràng vẫn sử dụng đất của vùng Dâu Canh nhưng đồng
thời họ cũng sử dụng cả đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hổ Lao và Trúc
Thôn (Đông Triều - Quảng Ninh) để sản xuất đồ sành trắng.
2.2.2. Các sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng.
Những thành tựu sáng chế đặc sắc nhất trong lịch sử nghề gốm sứ Việt
Nam phần lớn đều xuất hiện từ Bát Tràng, hoặc được thợ gốm Bát Tràng
thử nghiệm rồi sản xuất hàng loạt. Những loại gốm quý và độc đáo nhất
của nước ta, nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là: Gốm men ngọc thời (Lý Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối Trần đầu Lê), gốm men rạn
(thời Lê - Trịnh), gốm men trắng ngà (thế kỉ 17 - 19). Có thể xác nhận đều
được sản xuất ở Bát Tràng, trừ gốm men nâu do làng gốm Thổ Hà ( Bắc
Ninh) làm là chính.
Nhiều sản phẩm gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam của thợ gốm Bát
Tràng rất hoàn mỹ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật gốm
Việt Nam. Nhưng đáng tiếc một thời gian khá dài gốm men ngọc của ta bị
thất truyền, mãi đến những năm gần đây cố họa sĩ lão thành Nguyễn Văn Y
và một số thợ gốm Bát Tràng đã khôi phục được công nghệ làm men ngọc
cổ. Ngoài men trắng ngà cổ truyền, thợ gốm Bát Tràng cũng biết dùng men
màu và vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo hiệu quả huyền ảo
cho người thưởng thức sản phẩm.
Các sản phẩm gốm Bát Tràng gồm có:
Đồ gốm gia dụng: Gồm các loại bát, đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, khay
trà, ấm, điếu, bình vôi, nậm rượu, bình, lọ, chóe, hũ.
Đồ gốm dùng làm đồ thờ: Gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương,
đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.

Đồ gốm trang trí: Gồm mô hình nhà, long đình, các tranh gốm, các loại
tượng như tượng nghê, ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng voi,
tượng hổ.....
Đồ gốm xây dựng: Nổi tiếng với gạch Bát Tràng cổ, gạch hoa kính hiện
đại, các loại ngói như ngói lưu ly, ngói mũi hài, ngói ống....
Bát Tràng hiện nay song song phát triển sản xuất hai chủng loại gốm
lớn: Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền; gốm hiện
đại gần gũi với kỹ thuật đồ sứ.


11

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng thể hiện qua mỗi thời kỳ khác
nhau để tạo nên những dòng sản phẩm đặc trưng khác nhau. Trên sản
phẩm người thợ không chỉ tạo dáng uyển chuyển mà còn trang trí rồng uốn
khúc, đắp nổi những hoa lá tinh tế, những đồ án hoa văn khắc chìm trổ
thủng rất sinh động tế nhị như đồ ren bằng tơ sợi muôn màu.
2.3. Tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Bát Tràng.
2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Sông Hồng là dòng sông mẹ đã bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng một trong 36 nền văn minh của thế giới. Dòng sông được bắt nguồn từ dãy
núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đây là hệ thống sông lớn
nhất miền Bắc nước ta, đoạn chảy qua Hà Nội dài 91km, thuộc phần hạ lưu
nên có lẽ là nơi hội tụ được những gì trù phú nhất. Đồng thời, đây cũng là
dòng sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước ta, nó đã
từng chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng, bao sự đổi thay của
đất nước. Hiện nay, dòng sông không chỉ được khai thác để phát triển kinh
tế, giao thông mà nó còn mới được đưa vào khai thác để phát triển du lịch
Bát Tràng nằm ở tả ngạn dòng sông Hồng, xưa kia dòng sông này được
người dân khai thác phát triển giao thông thủy nội địa, xây dựng các cảng
bốc dỡ hàng hóa thì hiện nay nó lại đem lại cho Bát Tràng một tiềm năng

mới: Tiềm năng phát triển du lịch. Khi các tour du lịch Bát Tràng bằng
đường thủy được lập ra du khách sẽ được ngắm nhìn dòng sông Hồng, các
làng ven sông, nghe thuyết minh về dòng sông cùng các dấu tích lịch sử mà
nó mang trong mình, sau đó là ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Đây chính là
một tiềm năng góp phần thúc đẩy du lịch tại làng gốm Bát Tràng phát triển
đặc biệt khi mà cảng du lịch ở Bát Tràng được hoàn thành vào năm 2009.
2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
2.3.2.1. Đình làng:
Đình nằm trong quần thể di tích của làng gốm Bát Tràng, được xây
dựng vào năm 1720 dưới đời vua Lê Dụ Tông, với kiến trúc nguy nga, bề
thế. Đình quay về hướng Tây nhìn ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Đình
có kiến trúc kiểu chữ Nhị: Phía sau là hậu cung - nơi thờ 6 vị thần được suy
tôn là Lục Vị Thành Hoàng, phía trước là tòa Đại Bái gồm 5 gian 2 chái.
Chính giữa tòa Đại Bái là hương án thờ Công đồng, bên trên treo 2 bức đại


12

tự sơn son thếp vàng: "Thiên địa kì hợp đức" - trong cuộc sống luôn lấy chữ
Đức làm đầu, đây cũng chính là tôn chỉ của làng bao đời nay. Và bức đại tự:
"Hiếu nghĩa cấp công" - đây là tấm biển vua Tự Đức ban cho dân làng Bát
Tràng khi nhà Nguyễn xây thành Hà Nội vì nghĩa lớn dân làng Bát Tràng đã
cạy gạch sân đình đem nộp cho triều đình. Hai bên hương án có đôi câu đối
ghi dấu tích con dân làng Bát: "Bồ di thủ nghệ khai đình vũ - Lan nhiệt tâm
hương bái thánh thần" (Đem nghề từ làng Bồ ra khởi dựng đền miếu Lòng thành như hương lan dâng cúng thánh thần).
Hai bên trái là ban thờ Vách Tả, Vách Hữu, theo các cụ trong làng kể lại,
hai bên vách đình thờ những người trong làng không có con cái. Đây là một
nét đẹp trong văn hóa thể hiện đức hiếu sinh của người dân Bát Tràng.
Bục thấp nhất và sân đình được lát bằng gạch Bát - thứ gạch đã đi vào
thơ ca, huyền thoại của dân tộc, thứ gạch xe duyên xây bể, thứ gạch bền

chắc không một loại rêu nào bám vào được và đã được ưa dùng từ cung
đình đến làng xã.
Bốn mái đình cong vút, lượn sóng, phía trên đắp hình nghê vừa mềm
mại, vừa khỏe khoắn, uy nghiêm. Trên cửa chính bước vào tòa Đại Bái treo
bức hoành phi 4 chữ "Bạch thổ danh sơn", gợi nhớ cái khung cảnh sơ khai
của vùng đất sét trắng - Bạch Thổ phường (Bát Tràng ngày nay) khi dòng
họ Ninh Tràng mới theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
2.3.2.2. Chùa Kim Trúc:
Chùa còn có tên gọi khác là chùa Bát. Đây là ngôi chùa chính của làng
Bát Tràng, chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có kiến trúc kiểu
nội công ngoại quốc với 74 chiếc cột đá, trong chùa có bức tượng hộ pháp
cao hơn 5m. Năm 1958 hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước vì nghĩa lớn cả
làng Bát Tràng đã di dời chùa đến một vị trí khác để nhường đất cho công
trình đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho 3 tỉnh - công
trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải.
Ngoài ra, trên đất làng cổ Bát Tràng còn có hai ngôi chùa lớn nữa là
chùa Am và chùa Bảo Minh (nơi đây còn lưu giữ được quả chuông quý
"chuông Bảo Minh Tự" đúc năm Ất Mão (1795), một di vật thời Tây Sơn.
Hiện nay, chùa Am và chùa Bát được sát nhập vào làm một tại vị trí của
chùa Am như ngày nay.


13

2.3.2.3. Đền làng (hay còn gọi là đền Mẫu)
Đền ra đời muộn hơn so với đình và chùa, đền được xây dựng vào cuối
thế kỉ XVIII. Đền thờ Mẫu Bản Hương - mẫu nghi của làng. Theo truyền
thuyết dân gian hiện còn lưu giữ tại làng "Mẫu là người con gái họ Trần
Đồng Tâm - Bát Tràng, dung nhan xấu xí. Bà mất khi còn rất trẻ, sau khi
mất thường hiển linh hiện lên giúp đỡ dân làng. Xác bà được thiêu thành

tro rồi thả giữa dòng sông Hồng, tro trôi dạt vào đâu người dân ở đấy hớt
tro đem về đắp thành tượng để thờ. Mẫu được vua Quang Trung sắc phong
công chúa, tên thụy Trần Mỹ Tín. Hiện làng Bát Tràng còn lưu giữ được sắc
phong vào đời vua Khải Định (1921). Đền được dựng ở đầu làng quay về
phía Tây Nam nhìn ra sông Nhị Hà (sông Hồng). Đền được chia làm hai
khu: Khu nhà mẫu và phủ chúa.
Nhà mẫu: Chính giữa là ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, phía sau là
ban thờ Mẫu Bản Hương (Đệ Tứ Khâm Sai), bên trái là Tam tòa Thánh
Mẫu, bên phải là thờ Vương Phụ, Vương Mẫu - những bậc có công sinh
thành ra Mẫu Bản Hương. Hậu cung là nơi đặt long đình và võng thờ bằng
gỗ sơn son thếp vàng cổ và đẹp.
Phủ chúa: Chính giữa là ban thờ chúa Sơn Trang, hai bên trái phải lần
lượt là ban thờ Chầu Đệ Nhị, chầu Đệ Tam.
Trước năm 1942, làng có hai ngôi đền tục gọi là đền trên và đền dưới
nhưng sau vụ lở đất năm 1942 hiện nay làng chỉ còn ngôi đền trên. Hàng
năm làng tổ chức hội vào ngày 22, 23, 24 tháng 9 âm lịch. Tại lễ hội có tục
rước nước và thả đèn hoa đăng.
2.3.2.4. Văn chỉ làng Bát Tràng
Được dựng ở phía sau đình làng. Trên tam quan có ba chữ lớn bằng đá
"Ngưỡng di cao" (trông cao vời vợi), giáo dục răn dạy các thế hệ dân làng
phải luôn luôn biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi. Văn chỉ có kiến trúc
theo kiểu chữ Nhị đều 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72
học trò xuất sắc nhất của ông. Bên trên bệ là bức hoành phi sơn son thếp
vàng "Thiên địa đồng lưu" ( đất trời cùng luân chuyển).
Xưa kia, mỗi năm văn chỉ mở hội một lần, các quan viên coi việc văn chỉ
thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của


14


làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên khuyến
khích các thế hệ con cháu đời đời chuyên tâm học hành tấn tới.
Hiện nay, văn chỉ chính là nơi làng tổ chức phát phần thưởng cho
những con em trong làng có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc trong
năm học, hoặc những con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố
gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện. Buổi lễ thường được tổ chức vào
ngày 4/9 hàng năm - trước ngày khai giảng 1 ngày nhằm tạo khí thế phấn
khởi để con em trong làng cố gắng học tập vươn lên.
2.3.2.5. Lễ hội của làng
Hàng năm, làng gốm Bát Tràng tổ chức lễ hội làng từ 14 đến 16 tháng 2
Âm lịch. Lễ hội làng gốm Bát Tràng còn có sự tham gia của 3 làng xung
quanh: Nam Dư thượng, Nam Dư hạ, Thủy Lĩnh. Lễ hội gồm có phần lễ và
phần hội với rất nhiều các nghi lễ và trò chơi dân gian độc đáo.
Phần lễ gồm các nghi thức tế lễ theo phong tục truyền thống như lễ
rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Theo nghi thức này thì nước
được rước từ giữa sông Hồng về đền Mẫu ở ven sông để làm lễ Mộc Dục cho
các bài vị đặt tại đền, sau đó mới rước bài vị về sân đình tế lễ. Đây là một
nghi thức nông nghiệp cổ truyền của rất nhiều làng nghề khác ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, còn có nghi lễ dâng cúng thành hoàng một con trâu
tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn
mâm xôi. Sau khi lễ xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ
cùng hưởng lộc.
Sau khi phần lễ kết thúc sẽ đến phần hội, làng sẽ tổ chức đua tài bằng
những sản phẩm tinh xảo do các thợ trong làng chế tác ra. Giải thưởng tuy
không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình
để tạo ra những sản phẩm có giá trị vĩnh hằng. Ai cũng háo hức tham gia
và họ có niềm tin rằng, người được giải chính là đã được Tổ nghề ban lộc,
làm ăn sẽ khá giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là một vinh
dự vô giá, là cơ hội để mỗi người thợ tự nâng cao tay nghề hơn đến năm
sau lại có dịp đua tài. Sau đó là các trò chơi dân gian vô cùng vui nhộn và

đầy ý nghĩa như cờ người, chọi gà.... Đặc biệt, là trong đêm 15/2 có phần
thả đèn hoa đăng trên sông rất đông vui, náo nhiệt.
Ngoài hội làng tại làng Bát Tràng còn có hội đền Mẫu diễn ra từ 23 đến
25 tháng 9 Âm lịch, cũng với những nghi lễ và trò chơi như trong hội làng.


15

Đây là dịp để những người con xa quê về thăm lại quê hương, họ hàng,
làng xóm, thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất quê hương. Đồng thời,
đây cũng là một dịp để du khách thập phương, đặc biệt là nhưng du khách
quốc tế có dịp được tham dự, hòa mình vào không khí buổi lễ hội để phần
nào hiểu được những nét độc đáo, đặc sắc trong lễ hội truyền thống Việt
Nam nói chung và trong lễ hội làng nghề Việt Nam nói riêng.
2.3.2.6.Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
(còn gọi là chợ gốm)
Chợ gốm được xây dựng và đưa vào khai trương vào tháng 10 năm
2004 với hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hộ kinh
doanh trên khuôn viên rộng khoảng 5000m 2. Với sản phẩm hàng hóa vô
cùng phong phú và đa dạng đủ các mặt hàng kích cỡ kiểu dáng khác nhau
từ những đồ gia dụng hàng ngày như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa .... đến những
sản phẩm dùng để trang trí nội thất như tranh, phù điêu, các chậu hoa,
những tượng trang trí bằng gốm (bộ tượng Tam Đa, tượng Quan Công,
tượng Di Lặc ...) v.v....
Ngoài ra, chợ gốm còn có tòa nhà hội trường 2 tầng, trong đó không
gian tầng 2 là giành riêng cho những du khách muốn thử tài làm một thợ
gốm với một số khâu đơn giản trong quá trình sản xuất gốm như đắp nặn,
tô vẽ.
2.3.2.7. Bảo tàng gốm Vạn Vân.
Địa chỉ: Số 4 Giang Cao - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.

Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Nội do ông Trần Ngọc Lâm hội viên hội sưu tập gốm và cổ vật Thăng Long - lập ra vào tháng 2/2006.
Hiện nay, bảo tàng trưng bày và giới thiệu khoảng 400 hiện vật gốm cổ Bát
Tràng thế kỷ 15 - 19 trong một ngôi nhà gỗ 200 tuổi mua từ Thái Bình
chuyển lên.
Bảo tàng mở cửa từ 8h sáng tới 5h chiều, khách tới tham quan bảo
tàng không mất tiền vé. Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng, nghe hướng
dẫn thuyết minh về các sản phẩm gốm cổ khách còn được thư giãn, nghỉ
ngơi trong khung cảnh yên bình của làng quê, thưởng thức các món đặc
sản của một vùng quê nông thôn Việt Nam.


16

3. Thực trạng sự liên kết trong phát triển du lịch tại Bát Tràng
Để phát triển một làng nghề trở thành một điểm du lịch chắc chắn cũng
không phải là một việc đơn giản. Du lịch làng nghề muốn phát triển được
phải phụ thuộc vào nhiều bên khác nhau cùng xây dựng, những người trực
tiếp quản lý, lao động sinh sống ở đây, các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp du lịch…
3.1. Công tác quản lý tại làng gốm Bát Tràng
Trước hết chúng ta nói về các hoạt động quản lý tại Bát Tràng. Hiện tại
Bát Tràng không có một cơ quan chuyên trách về phát triển, quản lý du lịch
tại địa phương mà chủ yếu là sự quản lý của các cán bộ xã, phường, thị trấn
tự quản lý. Hiện nay, trên địa bàn xã Bát Tràng (Gia Lâm) có hơn 1.000 lò
gốm lớn, nhỏ. Trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với
Bát Tràng chiếm khoảng 6 - 7%. Mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng
6000 - 7000 khách quốc tế đến đây để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực
hiện các giao dịch thương mại với các nhà sản xuất và người bán lẻ. Và
hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu
tìm hiểu. Với quy mô lượng khách như vậy thì các cán bộ ở đây rất khó để

quản lý. Hơn nữa, họ là những người không được đào tạo, học tập ở một
trường lớp nào về du lịch thì thử hỏi làm sao để quy hoạch và quản lý Bát
Tràng thành một điểm đến du lịch chuyên nghiệp.
Ông Đào Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: khách đến
với Bát Tràng chủ yếu là tham quan, mua hàng tại chợ gốm, các dịch vụ
giới thiệu về lịch sử văn hóa, giá trị làng nghề, dịch vụ mới hình thành chưa
có tính chuyên nghiệp, chưa kết nối được các điểm tham quan. Điểm yếu
của Bát Tràng là các dịch vụ du lịch mới hình thành vẫn mang tính tự phát.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là các dự án đầu
tư cho phát triển du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu…
Ở Bát Tràng có thành lập một ban quản lý, là ban quản lý chợ gốm.
Song công việc của ban quản lý chợ gốm chỉ là quản lý an ninh, trật tự
trong chợ, quản lý các quầy hàng mà thôi.
3.2. Người dân địa phương tại làng gốm Bát Tràng
Trong khi các cấp quản lý đang loay hoay chưa biết làm sao thì người
dân cứ cứ bước vào làm du lịch. Những người dân tại làng gốm Bát Tràng


17

chủ yếu là làm nghề gốm, nghề nông cũng không qua đào tạo, tập huấn gì
về du lịch cả. Họ làm du lịch theo cách tự phát, làm dịch vụ theo cách của
họ. Các lều quán được dựng lên ven đường rất đơn sơ. Ở Bát Tràng thì
không có đặc sản gì khác biệt so với các vùng khác, thực phẩm bày bán bên
đường chủ yếu là nước giải khát, ngô khoai nướng, bún… Tại đây chỉ có duy
nhất cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là nhà hàng Lan Anh là có đủ khả
năng phục vụ các đoàn khách du lịch và tối đa cũng chỉ phục vụ được
khoảng 100 khách một lúc. Còn một số cửa hàng ăn uống khác như cửa
hàng "Phở 139" thì chỉ phục vụ các khách lẻ và người dân trong làng. Bên
cạnh đó chất lượng phục vụ và trình độ chuyên môn của nhân viên ở nhà

hàng còn thấp.
Đặc biệt ở Bát Tràng trong những năm gần đây người dân còn mở ra
dịch vụ “ xe trâu” (2) để phục vụ khách du lịch.
Các nghệ nhân của làng: Làng gốm Bát Tràng hiện nay có khoảng 14 15 người được nhà nước phong danh hiệu nghệ nhân như nghệ nhân Lê
Quang Chiến, Lê Văn Cam, Lê Minh Châu, Lê Minh Ngọc, Trần Độ, Lê Xuân
Phổ...
Đội ngũ thợ lành nghề của làng tương đối đông đảo. Ngoài những lao
động trong làng thì Bát Tràng còn có một lực lượng lao động từ các địa
phương khác tới làm việc khoảng 3000 - 5000 người. Nhưng hiện nay có
một thực trạng đáng báo động đối với làng gốm Bát Tràng là đội ngũ thợ
thủ công lành nghề là người dân làng ngày càng ít đi và thay vào đó là
những người từ nơi khác đến học việc và trở thành thợ tại làng.
3.3.

Các công ty du lịch

Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông
lẫn đường bộ, không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây
dựng tuor, tuyến du lịch. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không
chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản
xuất, hơn nữa còn có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm.
Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống, là
những yếu tố để công ty du lịch xây dựng các tour.
Nhiều công ty du lịch đã tổ chức các tuor tuyến du lịch có Bát Tràng,
chủ yếu là một ngày và du lịch các điểm trong Hà Nội rồi đến Bát Tràng


18

hoặc ngược lại. Sau đây là một số chương trình đã được áp dụng ngoài ra

còn nhiều chươm trình du lịch khác:
Chương trình 1: Đình Chèm - chùa Bồ Đề - Bát Tràng,(1 ngày).
Chương trình 2: Hà Nội - Bát Tràng - Hà Nội,(1 ngày).
Chương trình 3: Làng gỗ Đồng Kỵ - làng rắn Lệ Mật - làng gốm Bát
Tràng. (1 ngày)
Chương trình 5: Lăng Bác - Hồ Gươm - Văn Miếu - làng gốm Bát Tràng
(2 ngày)
3.4.

Thực trạng liên kết

Chúng ta có thể thấy dù là cơ quan quản lý, người dân hay công ty du
lịch đều mong muốn phát triển du lịch nơi đây. Khi ấy du lịch mới thực sự
mang lại nguồn lợi cho địa phương, cho người dân và cho cả các công ty lữ
hành. Đánh giá mối quan hệ, sự liên kết của các bên trong việc phát triển
du lịch ở Bát Tràng ta nhận thấy những điều đã đạt được và cả những điều
chưa đạt được.
* Tại Bát Tràng đã bắt đầu có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương
và người dân trong hoạt động du lịch. Đặc biệt là ý thức của người dân
trong việc phát triển du lịch, đó là thái độ niềm nở, thân thiện của người
dân với khách du lịch, không có hiện tượng “ chặt chém” khách du lịch. Tuy
nhiên, theo nhận xét của những chuyên gia du lịch, người dân Bát Tràng
mới chỉ quan tâm đến việc bán các sản phẩm hàng hóa của làng nghề cho
khách mà chưa quan tâm đến việc thu hút khách từ chính hoạt động tạo ra
sản phẩm của làng nghề.
* Cơ quan quản lý chưa có sự hướng dẫn cho người dân trong việc làm
du lịch, không có quy hoạch địa điểm, các khu vực được bán hàng, chưa có
chính sách giúp người dân xây dựng các dịch vụ nhằm làm phong phú cung
ứng phục vụ khách du lịch.
Nhà quản lý cũng chưa khai thác được tối đa nguồn lực của người dân

địa phương như các nghệ nhân, sự tham gia đóng góp của thế hệ trẻ vào
công cuộc xây dựng của địa phương.
* Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của loại hình
du lịch làng nghề là các công ty lữ hành. Ông Đào Xuân Hùng, chủ tịch
UBND xã bát tràng thi hiện tại, làng gốm Bát Tràng đang liên kết với các


19

đơn vị du lịch để triển khai nghiên cứu, xây dựng các tour đưa khách đến
tham quan, giới thiệu về lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, tham
quan mua hàng gốm sứ tại địa phương.Nhưng Bát Tràng chưa thật sự có
những hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty lữ hành trong việc sắp
xếp, tổ chức các chương trình du lịch đến với làng gốm. Hầu hết các công ty
lữ hành đều khai thác du lịch làng gốm theo kiểu hời hợt, dẫn khách đến
mua sắm để kiếm tiền hoa hồng là chính, mà chưa nghiên cứu, đầu tư, khai
thác một cách khoa học, bài bản để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo
giàu hàm lượng văn hóa. Những hướng dẫn viên theo đoàn của các công ty
thường có kiến thức rất sơ sài về làng gốm, với cách giải thích vòng vo đôi
khi tạo cho du khách những hiểu biết không đầy đủ về làng, về nghề gốm ở
đây.
* Bên cạnh đó, đê phát triển du lịch trong khi điều kiện cơ sở vật chất
chưa cho phép như vậy, Bát Tràng rất cần sự liên kết với các khu du lịch,
khu sinh thái quanh vùng. Việc kết hợp giữa làng gốm Bát tràng và các
điểm tham quan du lịch phụ cận đã được thiết lập nhưng chưa được xúc
tiến, tuyên truyền quảng bá mạnh, chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực
từ các công ty lữ hành nên việc xây dựng các tour, tuyến vẫn còn rất manh
mún, nhỏ lẻ.
Quanh khu vực khu du lịch Bát Tràng có khu sinh thái Minh Hải hay khu
đô thị xanh Ecopark. Nhưng thực tế thì chưa có sự liên kết nào chính thức

để hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu vực này để cũng phát triển du lịch.
Câu chuyện tìm “tiếng nói chung” giữa ngành du lịch và các làng nghề
không mới, nhưng vẫn luôn khiến những người trong cuộc đau đầu. Nhiều
năm qua, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức nhằm tìm giải pháp
cho vấn đề này, nhưng đến tận bây giờ, vẫn … du lịch một đằng, làng nghề
một nẻo
4. Một số biện pháp tăng cường sự liên kết nhằm góp phần vào việc
phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng
Dựa vào những phân tích ở trên về thực trạng sự liên kết trong phát
triển du lịch Bát Tràng thì tôi có đưa ra một vài giải pháp nhằm giải quyết
các tình trạng trên:


20

4.1. Tăng cường sự liên kết giữa cơ quan quản lý và người dân
làng Gốm Bát Tràng
Đầu tiên cần thành lập một cơ quan quản lý chuyên về phát triển du
lịch tại Bát Tràng. Họ cần là những người được đào tạo, có hiẻu biết về du
lịch. Từ đó mở các chương trình tập huấn cho bà con trong địa phương để
mọi người có những kĩ năng, kiến thức, chuẩn bị căn bản cho việc làm du
lịch. Việc tập huấn có thế với các chủ đề về thái độ, về cách phục vụ , định
hướng các dịch vụ kinh doanh, những tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt được.
Cần đào tạo những hướng dẫn viên có trình độ hiểu biết về vùng để
hướng dẫn cho khách du lịch về những nét đẹp, những giá trị văn hóa, sự
độc đáo ở nơi đây. Những người này chúng ta có thể tận dụng nguồn nhân
lực trẻ trong địa phương, đặc biệt là những người có được đào tạo về du
lịch. Để làm được điểu này thì cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cần
có những chính sách thiết thực khuyến khích những trị thức trở về với làng.
Tiếp đó, chính quyền địa phương cần có kế hoạch phân chia các khu vực

tham quan, khu vực được phép bán hàng, khu vực bãi đậu xe, làm các biển
hướng dẫn, bảng giới thiệu để khách du lịch dễ dàng hơn khi tới trong lần
đầu tiên. Mỗi người dân với sự tập huấn thì họ có những kiến thức căn bản,
cùng những am địa phương thì họ chính là nguồn hướng dẫn thường trực
nhất.
Cùng với đó thì cơ sở vật chất hạ tầng cũng là vẫn đề cần được quan
tâm và chú trọng. Trong khi chờ đợi các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, các
chính sách từ phía nhà nước thì ban quản lý khu du lịch Bát Tràng có thể
khai thác những nguồn lực từ trong chính địa phương mình. Với những
doanh nghiệp, có nhân có tiềm lực trong địa phương, tạo điều kiện cho họ
mở thêm các dịch vụ du lịch cùng với đó là sự xây dựng cơ sở vật chất như
đường xá, các lán nghỉ chân cho khách… Hiện nay các cá nhân đầu tư vào
du lịch Bát Tràng còn chưa nhiều vẫn còn rất nhiều đất để các doanh
nghiệp thỏa sức phát triển. Song để họ bắt đàu vào đầu tư phát triển thì các
cơ quan quản lý chính là những người cần mở cửa, cần khuyến khích và
hơn hết là cho họ thấy được những tiềm năng to lớn khi đầu tư. Tôi tin rằng
để một người, một đơn vị làm thì khó nhưng có sự chung tay của cả các cấp
lãnh đạo và người dân thì những hạn chế kia sẽ dần được khắc phục.


21

Cuối cùng trong việc tăng cường mối liên kết giữa các cơ quan quản lý
và người dân thì tôi thấy cần có sự hai chiều. Ngừoi dân cũng cần được
phản hồi, đóng góp ý kiến vào các kế hoạch của địa phương. Bởi những kế
hoạch đó sẽ gắn với đời sống, lợi ích sát sườn của họ.
4.2. Tăng cường sự liên kết giữa công ty du lịch và cơ quan quản
lý của làng Gốm
Tuy nhiên phát triển du lịch chúng ta không chỉ quan tâm tới các vẫn
đề, nguồn lực tại địa phương. Bởi như vậy sẽ rất dễ dẫn tới thực trạng như

tôi đã nói ở trên đóa là hiện tượng du lịch một đằng, làng nghề thì một nẻo.
Du lịch Bát Tràng mốn phát triển được cần phải tìm hiểu xem khách du lịch
đến đây họ mong muốn điều gì, họ thích thù với điều gì nhất, họ còn chưa
hài lòng ở đâu??? Có như vậy du lịch mới tiến bộ lên được. Muốn có được
những thông tin đó không ai khác chúng ta phải khai thác từ chính các
công ty du lịch. Cũng như đã phân tích ở trên, hiện nay Bát Tràng cũng đã
bắt đầu liên kết với một số các công ty lữ hành mở nhiều tour tuyến du lịch
ở đây bằng cả đường bộ và đường sông. Song sự liên kết đó còn quá ít, vậy
làm thế nào để tăng cường sự hợp tác liên kết đó???
Đầu tiên, các cấp quản lý du lịch Bát Tràng cần mở buổi hội thảo, gặp
mặt với các doanh nghiệp du lịch. Từ đó có những trao đổi với họ, tìm hiểu
về những ý kiến, xem xét những đánh giá góp ý của họ cho vấn đề du lịch tại
địa phương. Nhờ nhưng buổi hội thảo, gặp mặt như vậy sẽ giúp cho du lịch
và làng nghề phát triển cùng hướng. Giải quyết vẫn đề tìm điểm chung cho
du lịch và làng nghề.
Tiếp theo đó là tăng cường sự phối hợp trong quá trình khách du lịch
đến thưm quan tại làng. Liên hệ với các doanh nghiệp du lịch về các dịch vụ
tại địa phương, cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ để họ dễ dàng
trong việc lên lịch trình tour.
Các doanh nghiệp du lịch khi có các tour du lịch. Trước đó nên liên hệ,
đặt trước các dịch vụ tại Bát Tràng như: người giới thiệu, dịch vụ nghỉ
chân, ăn uống, dịch vụ trải nghiệm.. để ban quản lý có những sắp xếp vị trí
sao cho phù hợp, có sự chuẩn bị trước thì công tác phục vụ sẽ chu đáo hơn.


22

4.3. Tạo sự liên kết giữa các khu du lịch sinh thái xung quanh và
du lịch làng gốm để tạo một khu du lịch với nhiều loại dịch vụ đa
dạng

Hiện tại do cơ sở vật chất còn kém, chưa thể nâng cấp được ngay nên ở
Bát Tràng các dịch vụ còn ít. Dịch vụ nghỉ ngơi, lưu trú hay vui chơi giải trí
bằng các trò chơi chưa có. Chính vì vậy đây cũng là một điểm thiếu sót
trong phát triển du lịch vùng. Mọi người đến du lịch Bát Tràng thường chỉ
đi tròng ngày cũng chính vì lí do đó. Bở vậy trước mắt để cải thiện vấn đề
này theo tôi Bát Tràng nên có sự phối kết hợp với các khu sinh thái, nghỉ
dưỡng quanh vùng. Cụ thể, cách làng gốm Bát Tràng không xa khoảng gần
2km là khu sinh thái Minh Hải resort và khoảng hơn 3km là đến khu đô thị
ecopark.
Khu du lịch sinh thái Minh Hải Resort là một quần thể nghỉ dưỡng,ăn
uống, vui chơi, giải trí...rộng gần 6 ha. Nó nằm ở Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
(cách Bát Tràng 500m về phía bên trái đê từ Hà Nội về). Mở cửa từ 09h00
đến 21h00 (tất cả các ngày trong tuần). Trong minh Hải resort có nhiều
dịch vụ như: triển lãm các đồ thủ công mỹ nghệ, có khu nhà nghỉ dưỡng
tiện nghi. Bên cạnh đó còn có các loại hình giải trí khác như : câu cá, làm đồ
gốm, bi-a, ẩm thực phong phú đa dạng…
Khu đô thị ecopark nằm tại Khu vực Đông Nam của Thành phố Hà Nội
liền kề với làng gốm Bát Tràng,
Tại Ecopark có các nhà sàn, các bạn có thể thuê theo giờ hoặc cả ngày
để nghỉ ngơi tùy nhu cầu. Ecopark cũng cung cấp dịch vụ cho thuê lều bạt
cắm trại ngay tại các công viên của khu đô thị.
Nếu bạn mong muốn được trải nghiệm các khu căn hộ sang trọng và
đẳng cấp tại Ecopark thì có thể đăng kí ở theo ngày tại các căn hộ trải
nghiệm với mức giá ưu đãi. Dịch vụ này sẽ cung cấp trọn gói phòng ở cho
cá nhân hoặc gia đình như một khách sạn 4 sao. Tại đây có nhiều điểm vui
chơi: công viên Mùa Hạ, công viên Mùa Xuân: bạn thả sức hòa mình vào
không gian xanh mát nơi đây. Những công viên xanh đúng nghĩa với thảm
cỏ trải dài, những hàng cây cổ thụ mà bạn khó tìm thấy ở một đô thị hiện
đại quanh Hà Nội. Tại đây, gia đình bạn có thể tổ chức cắm trại, nướng BBQ
hay đơn giản nằm đó hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài ra Ecopark còn có

khu phức hợp vui chơi dành cho trẻ em rộng hơn 2000 m2. Nếu là người


23

thích vận động, hãy dành thời gian cho các hoạt động thể thao ngoài trời
như bơi, tennis, đạp xe. Các dịch vụ này được phục vụ tại các club house
trong khu đô thị với giá phù hợp.
Có thể nói Minh Hải resort và Ecopark cung cấp những dịch vị mà Bát
tràng đang còn thiếu. Chính vì vậy nếu có sự liên kết với nhau thì quả sẽ là
một điều tuyệt vời.
Khách du lịch sau khi đi tham quan tại Bát Tràng hoàn toàn có thể đến
Minh Hải resort để vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn hoặc tới ecopark hít thở
bầu không khí trong lành, vui chơi cắm trại tại công viên mùa hè, mùa
đông..tại đây, đắm mình vào thiên nhiên với những hàng cây mát rượi.
Chắc chắn rằng những điều đó sẽ mang lại cho khách du lịch những trải
nghiệm thoải mái.
Và đây cũng là sự lựa chọn lý tưởng đối với những khách du lịch đi qua
đêm.
Để tạo được sự liên kết đó thì các cấp quản lý cần có sự gặp gỡ với nhau
để trao đổi và đưa ra những chương trình phù hợp. Có thể tạo những
chuyến xe du lịch đi từ điểm du lịch Bát Tràng đến các khu resort và ngược
lại. Đây cũng là dịch vụ đã được áp dụng ở nhiều điểm du lịch khác và khá
được ưa chuộng. Tôi nghĩ rằng quá trình xây dựng hợp tác giữa các điểm
trên không quá khó khăn bởi đây là một hương án mà các bên cùng có lợi.
Nhờ đó không chỉ tăng tính hài lòng, thỏa mãn cho du khách khi đến Bát
tràng mà các điểm du lịch kia cũng được nhiều người biết đến hơn, sử dụng
các dịch vụ nhiều hơn, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
C. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập, các nước đều chạy đua trong quá trình phát

triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ hóa thì những điều tạo nên
sự khác biệt, tạo nên bản sắc của từng quốc gia đó chính là những giá trị
truyền thống. Làng nghề truyền thống luôn mang giá trị không chỉ là vật
chất mà là giá trị tinh thần, giá trị văn hóa vô cùng lớn. Song những giá trị,
bản sắc ấy nếu không được bảo tồn và phát huy thì nó sẽ dần bị mai một, bị
mất dần. Chính vì vậy những công tác xây dựng, bảo về, gìn giữu và phát
huy những giá trị ấy trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. nó cần có sự quan
tâm của các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân và xã hội.


24

Để đem nét văn hóa cổ truyền Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế
thì hiện nay các làng thường kết hợp với hoạt động du lịch. Điều này đã
mang lại nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm và lượng khách du
lịch không nhỏ. Tuy nhiên nhưng hạn chế của nó thì chúng ta vẫn phải thừa
nhận. Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục. Tôi mong rằng với những đề xuất
của mình trong việc tăng cường sự liên kết trong du lịch Bát Tràng sẽ có
ích, được thực hiện trong thực tế, hi vọng nó sẽ mang lại những kết quả khả
quan. Tạo ra một bước phát triẻn mới cho du lịch làng nghề ở nước ta.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bùi Văn Vượng. Làng nghề truyền thống Việt Nam. NXB Văn hóa
thông tin, 2002
2. Phan Huy Lê - Nguyễn Đình Chiến - Nguyễn Quang Ngọc. Gốm Bát
Tràng thế kỷ XIV - XIX. NXB Thế Giới, 1995.
3 . Mai Thế Hởn. Bảo tồn và phát triển làng nghề trong công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa. NXB Quốc gia, 2003.
4. Số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam.
5. Giáo trình nhập môn du lịch _ PGS.TS Trần Đức Thanh
5.


Các trang web:

Battrang.infor
Ecopark.com
vietnamtourism.gov.vn
CHÚ THÍCH:
(1)
(2)

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Dịch vụ “ xe trâu” là dịch vụ mà khách du lịch sẽ được ngồi trên xe
do trâu kéo đi thăm quan làng. Người khởi xướng ra loại hình này
là anh Hải_ Giám đốc công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải, cũng là đơn
vị chủ quản độc nhất của phương tiện này.



×