Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận đạo đức kinh doanh mối quan hệ đạo đức giữa công ty VEDAN và các đối tượng hữu quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.95 KB, 20 trang )

Mục Lục

Mục Lục..............................................................................................................................0
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VEDAN...........................................................2
1.

Sơ lược về công ty VEDAN.............................................................................................. 2

2.

Thực trạng của công ty VEDAN...................................................................................... 3

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC GIỮA VEDAN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN. . .3
1.

Chủ sở hữu:..................................................................................................................... 5

2.

Nhà cung cấp:.................................................................................................................. 7

3.

Cộng đồng........................................................................................................................ 7

4.

Khách hàng.................................................................................................................... 11

5.


Môi trường..................................................................................................................... 13

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT....................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................18


LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2008 là năm đáng nhớ cho mỗi chúng ta với sự khủng hoảng kinh tế lan rộng ra
toàn cầu. Đó cũng là 1 năm đặc biệt cho công ty VEDAN với vụ việc xả nước thải trực tiếp ra
sông Thị Vải bị phát tác, khi những sai phạm ảnh hưởng đến môi trường được phơi bày ra ánh
sáng, gây chấn động dư luận một thời gian dài. Vụ việc được VEDAN thực hiện một cách có
hệ thống, có chủ ý trong một thời gian dài.Bằng cách bí mật xả thẳng hơn 4.000 m3 nước thải
không qua xử lý mỗi ngày, VEDAN đã kiếm lời không nhỏ. Số tiền đó, mặc nhiên trở thành
lợi nhuận, làm giàu bất chính cho doanh nghiệp.Nhưng cũng chính nguồn lợi nhuận phi pháp
đó đã để lại những dòng sông chết, ảnh hưởng đến cuộc sống và nguồn mưu sinh của hàng
trăm nghìn hộ gia đình, và đầu độc hằng ngày, hằng giờ bao nhiêu người khác. Xét về khía
cạnh đạo đức ở mức tối thiểu, đó là điều không thể chấp nhận.Một doanh nghiệp chân chính
không thể kiếm lời bất chính dựa trên sinh mạng của cộng đồng, một doanh nghiệp đa quốc
gia càng không thể vô lương tâm, cố tình chà đạp lên quy chuẩn đạo đức tối thiểu đó.
Trong bài tiểu luận này của chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn những ảnh hưởng mà công ty
VEDAN đã gây ra không chỉ với môi trường mà còn với cộng đồng và nhiều khía cạnh khác
Bài tiểu luận của chúng tôi gồm ba phần:
Chương I: Thực trạng của công ty VEDAN
Chương II: Mối quan hệ đạo đức giữa công ty VEDAN với các đối tượng hữu quan
Chương III: Đánh giá và nhận xét
Bài tiểu luận được hoàn thành nhờ sự cố gắng của tất cả các thành viên trong nhóm cùng
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo AO THU
HOÀI, giảng viên – người hướng dẫn trực tiếp cho nhóm.
Do sự hiểu biết còn hạn chế cùng với thời gian hoàn thành gấp rút, nên bài tiểu luận của

chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý của
cô.
Xin chân thành cảm ơn cô!

1
Nhóm 3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VEDAN

1. Sơ lược về công ty VEDAN:
Công ty VEDAN Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổng diện
tích 120 hecta.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút
(NaOH), axit (HCl), Lysin (Axit amin), thức ăn chăn nuôi, phân bón, các sản phẩm công nghệ
sinh học… và được người tiêu dùng việt nam biến đến nhiều nhất là sản phẩm bột ngọt
VEDAN.
Công ty VEDAN Việt Nam có khối lượng nước thải 4.150 m3/ngày
Công ty đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) sản xuất với tổng công
suất là 5.800 m3/ngày, trong đó HTXLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB,
kết hợp bùn hoạt tính (1.500 m3/ngày); HTXLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh
học tự nhiên (2.500 m3/ngày) và HTXLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh
học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương oxy hoá (1.800 m3/ngày).
Mặc dù vậy, ngày13-9, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối
hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của
Công ty cổ phần Hữu hạn VEDAN Việt Nam đang xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý
ra sông Thị Vải.

2



2. Thực trạng của công ty VEDAN
Trước khi xảy ra sự cố VEDAN từng là công ty bột ngọt lớn nhất Việt Nam,từng được
Chính Phủ VIệt Nam trao tặng huy chương vàng vì chất lượng tuyệt vời của nó.Sản phẩm của
công ty không chỉ bán ở Việt Nam mà còn bán sang các nước trên thế giới.
Từ ngày 13/9/2008, khi sự việc bị phát giác công ty VEDAN đã gặp rất nhiều khó
khăn. Mặc dù sản phẩm của Công ty VEDAN VN không có tội, quy trình, công nghệ sản xuất
gây ô nhiễm chứ sản phẩm ấy không gây độc hại, nhưng chính cách hành xử của ban lãnh đạo
công ty đã gây bức xúc cho dư luận. Từ đó đã làm dấy lên phong trào “ tẩy chay” VEDAN.
Phong trào này không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng tạp hóa ở
TPHCM, sản phẩm của công ty này cũng bị các tiểu thương ngưng bán hoặc đang tiếp tục
“đình chỉ”, còn người tiêu dùng thì “quay lưng”.
Đã nhiều năm kể từ ngày VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải bị phát giác, các sản phẩm
của VEDAN vẫn chưa tìm lại được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Niềm tin bị “đánh
cắp”, nhiều người dân quay lưng lại với sản phẩm vốn một thời là gia vị không thể thiếu trong
bữa cơm mỗi gia đình. Đó chính là cái giá mà VEDAN phải trả vì đã làm trái với đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC GIỮA
VEDAN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN
3


Sau khi vụ việc công ty VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải được đưa ra ánh sáng, ngày
19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của
VEDAN, bao gồm:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột
biến tính của công ty.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt

và lysin của công ty.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho
cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với trại chăn nuôi heo.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt
động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên
6.600 tấn/tháng.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt
động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000
tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng
lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000
tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi
trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
4


Rõ ràng với những hành vi nêu trên của công ty VEDAN, vấn đề đạo đức kinh doanh
đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác vì mục tiêu lợi nhuận, VEDAN sẵn sàng chà đạp
lên lợi ích cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Có thể nói VEDAN là một doanh nghiệp lớn
nhưng chưa phải là doanh nghiệp có thiện chí trong đạo đức kinh doanh vì việc xả chất thải
độc hại ra môi trường là một hành vi vi phạm pháp luật nhưng công ty vẫn làm cho đến khi bị
phát hiện nhưng việc khắc phục hậu quả thì họ lại “cò cưa” từng tí một.
Hành động của công ty VEDAN đã vi phạm nghiêm trọng đến các yếu tố đạo đức
trong kinh doanh.


1. Chủ sở hữu:
14 năm gạt bỏ đạo đức kinh doanh,VEDAN đặt lợi ích lợi nhuận lên hàng đầu mà
không màng đến pháp luật và lợi ích cộng đồng, giết chết dòng sông Thị Vải và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân sống dựa vào dòng sông.Chỉ bỏ ra 1,5/100 triệu
USD kinh phí để xử lý môi trường phần còn lại VEDAN lại dành để xây dựng hệ thống cống
xả nước thải trái phép ra sông Thị Vải. Hàng nghìn mét khối nước thải chứa hàm lượng
Cyanure cao gấp 5600 lần mức cho phép và chỉ số BOD cao gấp 7-12 lần mức cho phép được
đổ thẳng ra dòng sông bất chấp hậu quả mà nó mang đến.
Các nhà khoa học đã chứng minh Cyanure là một trong các chất độc có tác dụng
nhanh nhất và dễ gây chết người nhất. Hít cyanure có thể gây tử vong trong vòng vài phút.
Trong khi đó nhu cầu ôxy sinh hóa hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong
tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand), là một chỉ số và đồng thời là
một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay
chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như
trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về
mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước.

5


Đôi cánh tay của cán bộ môi trường bị bám đầy "hóa chất" sau khi thò xuống sông Thị Vải,
đoạn sau lưng nhà máy VEDAN, để lấy mẫu nước.

Sau khi sự việc bị phát hiện,Tổng giám đốc của VEDAN đã phải cúi mình xin lỗi người
dân nhưng lời xin lỗi này đến quá muộn.Vị tổng giám đốc này có nghĩ đến ngày này khi quyết
định để cho nhà máy phá hoại môi trường sống của những sinh vật sống trong dòng sông và
đời sống sức khỏe của người dân sống dọc theo sông Thị Vải hay ông ta chỉ nghĩ đến những
con số sẽ “tiết kiệm” được từ việc làm phi pháp này. Số tiền bất chính đó liệu có cứu được
VEDAN thoát khỏi sự kiện tụng và số tiền bồi thường lên tới hàng trăm tỉ. Đó là trên mặt

kinh tế,về mặt xã hội,VEDAN đã để lòng tin của người tiêu dùng với mình trôi theo dòng
nước chết của sông Thị Vải. Người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của VEDAN vì thế mà nhiều
hệ thống siêu thị cửa hàng lớn không còn bầy bán sản phẩm của VEDAN gây tổn thất lớn cho
công ty. Hình ảnh của VEDAN càng xấu đi trong mắt cộng đồng khi mà công ty không xử lí
rõ ràng,thích đáng cho những người dân chịu ảnh hưởng của chất thải độc hại đó và chần chừ
trong việc bồi thường làm trì trệ cuộc sống của người dân,kì kèo mức đóng góp ô nhiễm cho
dòng sông. Sau đó hàng loạt những chiêu thức PR nhắm xoa dịu dư luận,lấy lại uy tín đã được
VEDAN sử dụng như tặng học bổng,cam kết bồi thường 100% cho người dân,rồi cá quay trở
lại Thị Vải một cách đầy bất ngờ và đặc biệt là giải thưởng sản phẩm vì sức khóe người tiêu
dùng. Nhưng không cách nào có hiệu quả và còn có khi phản tác dụng.Sự việc đó đã trở thành
một vết đen khó xóa đối với VEDAN trong lòng người tiêu dùng.
6


Khi mà doanh nghiệp đã làm xấu hình ảnh của mình trong mắt công chúng, làm mất
lòng tin vào doanh nghiệp thì không thể tiếp tục hoạt động tốt được. Doanh nghiệp hoạt kinh
doanh không tuân thủ đạo đức kinh doanh, bỏ qua trách nhiệm với xã hội cộng đồng môi
trường sống thì không thể phát triển bền vững.

2. Nhà cung cấp:
Việc quyết định cho VEDAN tồn tại và tiếp tục sản xuất với “lý do nhân đạo” có liên
quan đến công ăn việc làm của hàng ngàn công nhân trực tiếp sản xuất và người dân đang
trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy của VEDAN. Tuy sắp bước vào vụ thu
hoạch mì nhưng người dân chẳng thấy lái mì đặt cọc, hỏi mua. Sau khi hay tin VEDAN bị
đình chỉ sản xuất, lái mì cũng lặn biệt tăm. Đáng nhẽ thời điểm này mọi năm lái mì đã bỏ tiền
đặt cọc, và tiến hành chặt mì tươi tại ruộng. Khi hỏi có ký kết hợp đồng với VEDAN không,
người dân cho hay lâu nay không ký, chỉ biết cung cấp cho lái mì và nhà máy chế biến tinh
bột địa phương. Nếu hỏi nông dân có ai ký hợp đồng bán mì cho VEDAN thì chắc chắn là
không. VEDAN không đứng ra kí kết trực tiếp với dân, mà chỉ có các nhà máy vệ tinh tổ chức
thu mua, sản xuất rồi bán nguyên liệu cho VEDAN thôi.

Chuyện đến đây mới thấy VEDAN luôn "nắm đằng chuôi". Mặc dù Thanh tra Bộ TN-MT đã
yêu cầu VEDAN sau khi bị đình chỉ hoạt động sản xuất vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho các
cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu. Thế nhưng, hầu hết nông dân
trồng mì ở vùng Đông Nam bộ lâu nay đâu có ký hợp đồng với VEDAN. Do vậy, thông tin
tạm đình chỉ hoạt động của VEDAN khiến nông dân lo lắng cho sản phẩm của mình.

3. Cộng đồng:
Thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là hướng đến sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Nhưng để thu được nhiêu lợi nhuận công ty VEDAN lại chọn cách làm ngược
lại khi đặt ra mục tiêu thu nhiều lợi nhuận gian dối, bất chấp đạo đức kinh doanh. Khi sự việc
xảy ra, những người điều hành VEDAN lại tìm mọi cách để đối phó, càng làm cho hình ảnh
của doanh nghiệp này xấu đi một cách tệ hại trong mắt người tiêu dùng và cả cộng đồng xã
hội.
7


Từ nhiều năm nay công ty VEDAN đã xả hàng nghìn mét khối nước thải không qua xử lý
khiến con sông Thị Vải trở nên đen ngòm, nổi váng với mùi hôi thối bốc lên khó chịu gây hủy
hoại môi sinh trên sông khiến hơn 7000 hộ dân đang sống ở vùng ven sông rơi vào tình trạng
sống dở chết dở.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (gọi tắt là Cảng Đồng Nai), ông
Nguyễn Mạnh Tiến còn cho rằng nước sông Thị Vải ô nhiễm làm sức khỏe của hầu hết cán
bộ, công nhân viên làm việc tại khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ thường xuyên
mắc các chứng bệnh như viêm xoang, nhức đầu, sức khỏe giảm sút dẫn đến đau ốm liên tục vì
mùi hôi thối của nước sông. Cũng theo ông Tiến, các hãng tàu nước ngoài cũng khẳng định
nước ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ, thuyền viên của họ.

Anh Quách Trung Quân (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) lội xuống ao vớt xác
tôm, 5 phút


sau hai bàn

chân anh bị

phồng dộp,

10 móng

chân đen

sạm, có mùi

hôi.

8


Không chỉ sát hại môi trường, độc chất của VEDAN còn
khiến nhiều người dân sống dọc lưu vực sông Thị Vải mắc
các chứng bệnh lở loét chân tay… kéo dài.

Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai cho biết do tình trạng ô nhiễm tại khu vực sông Thị Vải,
các cầu cảng và tài sản do công ty xây dựng bị hao mòn rất nhanh do ô nhiễm xâm nhập vào
bêtông, sắt thép làm giảm tuổi thọ cầu cảng. Công ty phải liên tục sửa chữa, sơn sửa thường
xuyên gây nhiều tốn kém. Không chỉ vậy, một số tàu nước ngoài (Nhật, Singapore) đã từ chối
cập cảng Thị Vải vì lo sợ nước sông ô nhiễm chứa nhiều axit sẽ làm hỏng thân tàu.

Nước thải trên mặt sông Thị Vải

Nước sông ô nhiễm khiến các hộ dân ven sông Thị Vải sống khó khăn hơn khi “đánh bắt

bấp bênh, nuôi trồng thất bát”. Ngày trước khi dòng sông này còn chưa bị ô nhiễm thì các hộ
9


dân sông ven sông Thị Vải sinh sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
nhưng từ khi nguồn nước của sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng khiến cho cuộc sống của họ trở
nên khó khăn rất nhiều. Sông Thị Vải bị ô nhiễm khiến cho các sinh vật sống trên con sông
này chết dần chết mòn, tôm cá ngày càng khan hiếm. Cuộc sống của những người dân sông
bằng nghề đánh bắt trên sông Thị Vải trở nên bấp bênh. Họ phải chật vật xoay xở, phải đi tìm
những công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình. Với những hộ dân xây đầm để nuôi
trồng thủy sản ở vùng ven sông Thị Vải thì việc nước sông bị ô nhiễm đã gây nên tổn thất
nặng nề cho họ. Họ điêu đứng vì cá của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng bờ. Cá không bán
được phải đi cho người khác làm phân hoặc phải đốt gây thiệt hại nặng nề cho người dân đẩy
họ rơi vào cảnh nợ nần khó trả. Nhiều hộ dân vì bức bách kế sinh nhai trong khi tiền bồi
thường còn chưa thấy nên họ liều quay trở lại làm tôm nhưng lại thất bại, tiếp tục thua lỗ.
Chính vì thế, thật không ngoa để nói rằng hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của công
ty VEDAN là hành vi vô đạo đức khi học họ chỉ nghĩ đến cái lợi của công ty mình mà không
nghĩ cho cộng đồng. Công ty hành xử hoàn toàn vô trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả.
Họ đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho các hộ dân ven sông Thị Vải dựa trên những giá trị
thực tế được xác định nhưng khi được đưa ra số liệu xác thực thì họ lại “cò kè, trả giá” với số
tiền phải bồi thường. Hành động này của họ cho thấy được bản chất con buôn của công ty
VEDAN gây bất bình trong cộng đồng các doanh nghiệp và toàn xã hội. Tuy nhiên, do người
dân khiếu kiện quá nhiều nên sau khi thỏa thuận riêng rẽ với đại diện của người dân tại 3 tỉnh,
VEDAN đã chấp nhận bồi thường 220 tỷ cho hơn 7000 hộ dân. Hiện nay tuy nguồn nước đã
bớt ô nhiễm, không còn đen nữa nhưng người dân nơi đây lại phải đối mặt với sự ô nhiễm
không khí khi mà bốn ống khói từ nhà máy VEDAN cứ phảng phất, cay nồng khiến những
người dân sống quanh đó cảm thấy rất ngột ngạt, gây thiệt hại cho cây trồng.
Những khoản lợi mà VEDAN bỏ túi chính được đánh đổi bằng sức khoẻ, sinh mạng của
người dân không những ở khu vực này mà còn lan rộng khi nước sông Thị Vải được chảy đi
khắp nơi. Sự ô nhiễm này nó đã giết chết môi trường sống của các loài thủy sản và thực vật

quanh đây.
Vậy mà vào năm 2009, công ty VEDAN đã được nhận giải thưởng “sản phẩm vì sức
khỏe cộng đồng” do cơ quan đại diện Bộ KH-CN tại TPHCM phối hợp với Trung tâm Tư vấn
Phát triển Thương hiệu và Chất lượng TPHCM (Natusi) trao tặng. Sự việc này khiến dư luận
sửng sốt. Bởi đó là một điều phi lý khi mà công ty này vẫn chưa giải quyết xong hậu quả của
10


việc xả thải bẩn ra môi trường. Nhưng sau đó, công ty đã bị thu hồi giải. Công ty chấp nhận
trả lại giải và cho rằng sản phẩm của họ không có lỗi với cộng đồng. Tuy nhiên, một sản
phẩm được hình thành và đưa ra thị trường là kết tinh của nhiều giá trị, ngoài công sức của
người lao động nó còn mang những thông điệp khác về chất lượng. Những sản phẩm được
đưa ra thị trường phải vừa sạch, vừa có chất lượng cao, vừa bảo đảm an toàn cho người sử
dụng, vừa thân thiện với môi trường, thể hiện được ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã
hội. Do đó, việc công ty VEDAN cho rằng sản phẩm của họ không có lỗi với cộng đồng là
một nhận định sai lầm.
Rõ ràng, với những hành vi của Công ty VEDAN vấn đề đạo đức kinh doanh đã hoàn
toàn bị bỏ qua. Vì mục tiêu lợi nhuận, VEDAN đã sẵn sàng chà đạp lợi ích của cộng đồng,
gây hại cho cộng đồng. Nghịch lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi nuôi sống VEDAN,
là nguồn cung cấp nguyên liệu và là người tiêu dùng sản phẩm của họ. Vì vậy, như một tờ báo
đã nói ”phản bội lợi ích của cộng đồng cũng có nghĩa là VEDAN tự tìm cho mình con đường
diệt vong ở Việt Nam. “

4. Khách hàng:
Có lẽ đến giờ, mặc dù sản phẩm của Công ty VEDAN được tiêu thụ trên thị trường vẫn
đảm bảo chất lượng, không gây độc hại gì cho cơ thể con người. Nhưng đứng trong siêu thị,
hẳn người ta sẽ suy nghĩ khi nhìn thấy sản phẩm bột ngọt của Công ty này, sau scandal xả
nước ra sông Thị Vải .Rõ ràng, với những hành vi của Công ty VEDAN và một số doanh
nghiệp khác, vấn đề đạo đức kinh doanh đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác, vì mục
tiêu lợi nhuận, VEDAN đã gây tổn hại đến lòng tin của khách hàng. . Trên khía cạnh đạo đức

,người tiêu dùng cảm thấy mình bị công ty VEDAN lừa dối bởi dường như với số tiền họ bỏ
ra để mua sản phẩm của VEDAN thì đồng thời cũng đang mua sự hủy hoại môi trường nói
chung và sông Thị Vải nói riêng .
Với người Việt Nam đạo đức kinh doanh thường được thể hiện qua những câu ngạn ngữ
như: “Bán buôn gìn giữ ngay lòng, chớ cho ai lận chớ hòng lận ai “hay “Mãi mại thuận nhân
tình,” nghĩa là việc buôn bán phải phù hợp với tình người, với đạo làm người. Với những
người liên quan đến những vụ việc kể trên, đạo đức kinh doanh như một món hàng quá xa xỉ.

11


Trước thông tin công ty VEDAN xả nước thải ra sông Thị Vải, nhiều người dân quay
lưng lại với sản phẩm vốn một thời là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm mỗi gia đình. Làn
sóng dư luận bức xúc, phản đối hành vi của công ty VEDAN ngày càng lan rộng. Hàng loạt
các diễn đàn kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay hàng của VEDAN, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý
kiến về các tòa soạn tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ và đề nghị xử lý nghiêm vụ việc này. . Nhiều
trang diễn đàn đã mở một topic riêng với lời kêu gọi cùng nhau tẩy chay các sản phẩm của
VEDAN. "Tẩy chay là sự phản đối mạnh nhất của người tiêu dùng. Nó đồng nghĩa với việc
phá sản”, một cư dân mạng nói. Không dừng lại ở các khẩu hiệu hô hào trên mạng Internet,
phong trào quay lưng lại với VEDAN đã thực sự đi vào nhiều gia đình tại Việt Nam khi các
bà nội trợ từ chối loại bột ngọt này.

Điều đó cho thấy sai phạm trong vấn đề đạo đức kinh doanh của VEDAN thực sự
nghiêm trọng, người tiêu dùng không thể tha thứ cho sự lừa dối ,sự ngụy trang che giấu tội ác
mà VEDAN tạo ra trong suốt một thời gian dài. Chính VEDAN đã làm sụp đổ hoàn toàn niềm
tin ,thương hiệu trong mắt người tiêu dùng .
Sau đây là một vài ý kiến của người tiêu dùng :

12



- Tôi vô cùng bất bình khi nghe tin Cty VEDAN, với nhiều quảng cáo ấn tượng về bột ngọt lại
là kẻ thù đang tàn phá môi trường của chúng ta .Người ta có thể đi vay được tiền để phát triển,
nhưng người ta không thể đi vay môi trường để tồn tại.Đề nghị hãy xử lý nghiêm và tăng
nặng khung hình phạt đối với loại tội phạm không mới này. Hãy bảo vệ môi trường cho các
thế hệ tương lai. Nếu không có môi trường thì phát triển sẽ là vô nghĩa. Và con cháu chúng ta
sẽ còn gì để sống nữa, nếu không có môi trường? (Hùng Lê)
- Tôi rất bức xúc trước cảnh những dòng sông ở Việt Nam đang gồng trên mình bao nhiêu là
chất thải, dòng sông đen kịt và bốc mùi hôi thối. Thật đau lòng khi để tiết kiệm mà doanh
nghiệp bất chấp môi trường sống của mọi người và chỉ biết lợi riêng cho mình.
- Tôi đề nghị nên xử thật nghiêm và thật nặng Công ty VEDAN để răn đe. Trên thế giới người
tiêu dùng còn có thể tẩy chay sản phẩm của Công ty nào sản xuất gây ô nhiễm môi trường,
VEDAN không sợ điều đó sao? (Lê Trung Hữu).
VEDAN đã phải trả giá đắt về những sai phạm của mình đối với xã hội ,với cộng đồng
,đặc biệt là với người tiêu dùng – những người đã tin tưởng ,ủng hộ công ty trong thời gian
trước khi vụ việc VEDAN bị phát giác .

5. Môi trường:

13


Chất thải chưa qua xử lý của Công ty VEDAN đổ trộm ra sông Thị Vải.
Việc Công ty VEDAN xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều
chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị
Vải, vốn dĩ không còn xa lạ gì với công luận và dư luận người dân quanh khu vực này.
Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành, sẽ
đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư luận
người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào quá nửa khuya, lúc mọi
người đã yên giấc.

Vào giữa năm 2006, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đã phát hiện dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là
nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương.
Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần
thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không nói là làm cho có.

VEDAN đã “đóng góp” những gì cho môi trường ?

14


Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đoạn
từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ
lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất
rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp
dưới giới hạn cho phép làm cho các sinh vật nước giảm hoạt động hoặc chết.Trong đó, COD
(Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp
chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ, DO là lượng oxy hoà tan trong nước
cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...)
thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Vùng hạ lưu cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử
dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm,
và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và
v.v… Nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn
đêm, cả khi thủy triều.
Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước thải hàng ngày vào
khoảng hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm cỡ như VEDAN, nếu “không thèm” xử lý
một ngày, có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng. Vậy mà VEDAN còn kì kèo mức độ “đóng góp”
ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải
Theo phân tích số liệu, các nhà khoa học của VEDAN đã đưa ra mức độ thiệt hại trên lưu

vực sông Thị Vải, do VEDAN gây ra là 65%. Còn trước đó, Viện Môi trường và Tài nguyên
(Đại học Quốc gia TP.HCM) đã đưa ra con số thiệt hại do VEDAN gây ra là 89%.
Sau khi Viện MT&TN cung cấp kết quả, VEDAN đã liên tục phản biện và đề nghị cung
cấp chứng cứ xác định con số này và chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý về kết luận, đánh giá chi
tiết về những tác động ảnh hưởng bởi chất thải của VEDAN Việt Nam. Sau đó, VEDAN đã
dùng những số liệu thử nghiệm lại, xác định mức ảnh hưởng của VEDAN đóng góp ô nhiễm
cho sông Thị Vải là 65%.
Cuối cùng, 2 bên đi đến thống nhất phương án xác định "đóng góp" của VEDAN đối với
sông Thị Vải bằng cách lấy trung bình cộng giữa 89% + 65% chia đôi là 77%. Còn vùng ảnh
hưởng của VEDAN trên sông Thị Vải vẫn giữ nguyên như trước gồm 9 xã: Phước An, Long
15


Thọ (Nhơn Trạch) và Long Phước, Phước Thái (Long Thành, Đồng Nai); Mỹ Xuân, thị trấn
Phú Mỹ, Tân Phước, Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) và xã Thạnh An (Cần Giờ,
TP.HCM).

16


CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
Vụ việc VEDAN xả thải ra sông Thị Vải đã gây nhức nhối trong dư luận trong một thời
gian dài, nhưng theo Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng: "Xử
phạt hành chính VEDAN hơn 200 triệu đồng, không bõ bèn gì, chẳng mua nổi một chiếc xe
ôtô cho quan chức địa phương đi công tác. Quá nhẹ, nhưng cũng không thể nặng hơn vì thiếu
luật”.
Khâu quản lý nhà nước cũng có phần trách nhiệm lớn trong việc để cho doanh nghiệp
không bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính quá nhẹ, không sắc sảo trong khâu lập và thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không chặt chẽ trong khâu cấp phép cũng như
chồng chéo và chậm trễ trong khâu thanh tra kiểm tra,… tạo nhiều khe hở cho không ít doanh

nghiệp vi phạm môi trường.
Do đó giải pháp cấp bách trước mắt là tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách,kiện toàn
tổ chức thể chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp quy đủ đáp ứng các yêu cầu của công tác
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Năng lực của các cơ quan
quản lý, cơ quan khoa học và công nghệ liên quan phải được nâng cao và kiện toàn.Ngoài ra
cần hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là chính sách mở rộng đào tạo nhân lực; chuyển giao công
nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch. Cần có những quy hoạch và xây
dựng cơ sở hạ tầng cho từng khu vực theo hướng coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là
nguyên tắc chủ đạo, trong đó đặc biệt coi trọng việc áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích
hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Cần phải gắn kết các hoạt động về bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khỏe con người ở nước ta nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về
sức khỏe cộng đồng hiện nay và thực hiện tốt hơn, với hiệu quả cao hơn các mục tiêu về bảo
vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường đã được xác định trong các văn bản của Đảng và
Nhà nước. Bên cạnh đó, phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa bảo vệ sức
khỏe và bảo vệ môi trường của các cơ quan Nhà nước, của cán bộ, của các tổ chức của nhân
dân và đông đảo nhân dân. Những rủi ro do ô nhiễm môi trường được dự báo sớm, giải quyết
sớm và nhanh chóng những vấn đề nóng về sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường…

17


Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể tách rời lợi ích của công ty với
lợi ich của cộng đồng,doanh nghiệp hoạt động nếu không có đạo đức kinh doanh thì không
thể gây dựng được lòng tin với khách hàng,tạo hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng.Sự
khủng hoảng sẽ ghé thăm công ty đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18



 Một số trang web:


/>






/>


/>


/>


/>


/>
19



×