Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài tập nhóm quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.8 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu hỏi:
Mục đích và nội dung thâm nhập thâm nhập thị trường quốc tế
thông qua hình thức hợp đồng BOT và BT? Hãy phân tích ưu nhược
điểm và cách thức áp dụng qua một ví dụ cụ thể.

GVHD : PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM
NHÓM THỰC HIỆN:
1. TRẦN THỊ ĐỨC HẠNH
2. PHÙNG HỮU MINH
3. NGUYỄN NGỌC MINH
4. NGUYỄN THỊ HỒNG LĨNH
5. ĐÀO THỊ THU TRINH
6. NGUYỄN HOÀNG TUẤN
Lớp
: CH K23.QTR.ĐN-NG

Đà Nẵng, tháng 6/2012


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Câu 12 : Mục đích và nội dung thâm nhập thâm nhập thị trường quốc tế thông
qua hình thức hợp đồng BOT và BT? Hãy phân tích ưu nhược điểm và cách thức áp
dụng qua một ví dụ cụ thể.


BÀI LÀM
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự
phát triển của cơ sở hạ tầng giúp nâng cao mức sống của xã hội thông qua việc mang lại
những sản phẩm, dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời, cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho sự
tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh của các nước trên thị trường quốc tế. Vì
vậy, tất cả các nước đều có nhu cầu đầu tư để phát triển và nâng cấp hệ thống cơ
sở hạ tầng của nước mình. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất khó khăn do đặc điểm
của lĩnh vực đầu tư này là yêu cầu nguồn vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm. Chính vì thế
mà ở rất nhiều nước phải đối mặt với nhiều thử thách khi đầu tư vào lĩnh vực này cho dù
có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Ra đời với mục tiêu là giải quyết những thử thách này,
phương thức BOT, BT đã nhanh chóng được chấp nhận và áp dụng rộng rãi và được biết
đến như một phương thức đầu tư hiệu quả nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm hợp đồng BOT, BT

Tại Việt Nam, theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về khái niệm
đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng xây
dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao như sau:
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là
hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn,
nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.


Bài tập nhóm

Trang 2


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Trong phạm vi của đề bài, chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích mục đích, nội dung và
ưu nhược điểm của hợp đồng BOT, BT của chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài.
2.

Mục đích

Các hình thức BOT, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào cơ
sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải…).
Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng này, Chính
phủ đã áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống hạ tầng cơ sở
thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các công trình bằng những phương thức
chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư nhằm:
Cải thiện thực trạng, nâng cấp và xây dựng thêm nhiều công trình cơ cấu hạ tầng,
từng bước tạo ra hệ thống cơ sở hiện đại, đồng bộ với nhiều công trình thiết yếu phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư
của các nước khác.
Thông qua việc hợp tác đầu tư với nước ngoài, chính phủ không chỉ tranh thủ được
vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ mà còn tiếp thu được những kinh nghiệm, năng lực
cũng như trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước và tạo

việc làm cho người lao động
3.
3.1.

Nội dung
Nội dung của hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao ( BOT)

Chủ thể ký kết hợp đồng: Chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng dự án bao
gồm cơ quan Nhà nước của nước chủ nhà và nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức đầu tư vốn
thực hiện dự án.
Đối tượng của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT là các công trình kết cấu hạ
tầng. Các dự án trong lĩnh vực này có thể là xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình.
Nội dung của bất kỳ dự án nào cũng là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các
bên liên quan đến những nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng vì quyền lợi
của bên kia.
Trong hợp đồng BOT, bao gồm sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
và Chính phủ nước chủ nhà liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công
trình cho Chính phủ. Nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
Bài tập nhóm

Trang 3


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

tầng trong một thời gian cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi hết thời hạn, công trình
này được chuyển giao không bồi hoàn cho Chính phủ.

Về phía nhà đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và kí kết hợp đồng
BOT thì có các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản như: quyền thực hiện dự án theo hợp đồng,
quyền quản lý kinh doanh công trình, quyền được hưởng các ưu đãi, đảm bảo đầu tư song
song với các nghĩa vụ vận hành, công trình cung ứng sản phẩm dịch vụ chuyển giao cho
nhà nước. Theo đó, Chính phủ nước chủ nhà với tư cách là một bên chủ thể của hợp đồng
dự án cũng phải thực hiện các cam kết với nhà đầu tư, tôn trọng và hỗ trợ trong việc thực
hiện các lợi ích của họ.
-

Về phương thức thực hiện hợp đồng:
Sau khi kí kết hợp đồng nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
mới hay cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có. Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu
tư phải thành lập Doanh nghiệp BOT để tổ chức quản lý, kinh doanh dự án. Doanh nghiệp
này có thể trực tiếp quản lý, kinh doanh công trình dự án hoặc thuê tổ chức quản lý với
điều kiện doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn liền với quyền quản lý, vận
hành, khai thác của nhà đầu tư cho nhà nước và phương thức thanh toán đền bù của Chính
phủ cho nhà đầu tư:
Đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng khi xây dựng
xong công trình, nhà đầu tư tiến hàng quản lý và kinh doanh công trình này trong một thời
hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh nhà
đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Chính phủ. Điều này tạo niềm tin cho
các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
Dự án đầu tư BOT đầu tiên được cấp phép vào tháng 3/1995 ở Việt Nam là hợp
đồng triển khai nhà máy nước Bình An được kí kết giữa UBND TP HCM và tập đoàn
Emas Utilities Sadec Malaysia với công suất 100.000m 3/ ngày. Tập đoàn này sẽ đầu tư
100% vốn ( 30 triệu USD) sau 25 năm hoạt động toàn bộ nhà máy sẽ chuyển giao cho Việt
Nam với giá tượng trưng là 1 USD.
Trong hơn một thập kỷ qua, nhu cầu điện ở Việt nam đã tăng tốc độ 14%/ năm.
Nguồn cung cấp điện hiện nay của Việt Nam chủ yếu dựa vào thủy điện, rất phụ thuộc vào

thời tiết. Vì vậy cần có thêm các nguồn từ các nhà máy nhiệt điện khác như tuốc bin khí,
diesel để cung cấp nguồn điện và ngày càng gia tăng. Trong dự án tại Việt Nam hỗ trợ giải
quyết vấn đề thiếu điện, một nhà máy điện tuốc bin khí hỗn hợp công suất 716,8 MW gần
thị trấn Phú Mỹ đươc xây dựng theo mô hình BOT giữa Bộ Công Nghiệp và Công ty BOT
Bài tập nhóm

Trang 4


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Phú Mỹ 3, một công ty được thành lập tại Việt Nam bởi các Công ty BP Holdings BV
(một đơn vị trực thuộc của hãng BP pls), SembCorpUtilities Private Limited và tập đoàn
gồm KyushuElectric Power Co., Inc và Nissho Iwai Corporation. Tổng công ty Điện lực
Việt Nam sẽ mua điện do nhà máy điện mới sản xuất theo hợp đồng 20 năm, có tổng kinh
phí là 412 triệu USD, mang lại nhiều lợi ích phát triển cho Việt Nam. Khi hợp đồng BOT
chấm dứt, nhà máy sẽ được chuyển giao lại cho Chính phủ Việt Nam. Dự án là một giải
pháp thích hợp cho môi trường để giải quyết vấn đề cung cấp điện. Nó sẽ cung cấp điện sử
dụng cho quốc gia, cho các khu vự sản xuất công nghiệp và khu dân cư ở TPHCM. Như
vậy, những khu vực được dự án cung cấp điện sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu
tư từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế. tạo công ăn việc làm, mua sắm hầu hết vật liệu xây
dựng trong nước đồng thời thu hút thêm nguồn vốn đầu tư để phát triên cơ sở hạ tầng ở
Việt Nam.
3.2.

Nội dung của hợp đồng xây dựng - chuyển giao ( BT)

Hợp đồng BT cũng tương tự như hợp đồng BOT về chủ thể ký kết, đối tượng hợp

đồng. Chỉ khác là nếu như hình thức BOT thì nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của
ḿnh liên quan đến cả 3 hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình thì ở hình
thức này nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao các công
trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính công trình này. Vì vậy
thỏa thuận và quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp đồng cũng như cam kết
thực hiện sẽ ít hơn trong hợp đồng BOT nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà
đầu tư.
Về thời điểm và phương thức chuyển giao, sau khi xây dựng xong công trình nhà
đầu tư sẽ phải chuyển giao ngay công trình cho Chính phủ nước chủ nhà, Chính phủ có thể
bồi hoàn cho nhà đầu tư toàn bộ hoặc một phần giá trị theo sự thỏa thuận trong hợp đồng
có thể từ một dự án khác mà Chính phủ đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho
nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý. Hay nói cách khác,
việc quy định mô hình đầu tư này cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chính sách
đầu tư của Chính phủ, hiệu quả kinh tế, xã hội của những dự án đầu tư đồng thời vẫn đảm
bảo nhà đầu tư có được lợi nhuận gián tiếp từ chính dự án đầu tư này.
Hiện nay ở nhà nước ta thì hình thức đầu tư theo hợp đồng BT cũng đã được một số
nhà đầu tư lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư của mình. Tuy nhiên số lượng lại không
nhiều.

Bài tập nhóm

Trang 5


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

So sánh giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT.
Giống nhau:

Chủ thể của hợp đồng đều gồm một bên là Chính phủ của nước chủ nhà và một bên
là nhà đầu tư
Đối tượng của hợp đồng là các công trình kết cấu hạ tầng
Cả hai phương thức đầu tư này đều có sự chuyển giao công trình kết cấu hạ tầng từ
nhà đầu tư sang cho Chính phủ nước chủ nhà
Khác nhau:
Hình thức
Quyền và nghĩa vụ của nhà
đầu tư trong hợp đồng

Thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu

Tính bồi hoàn của dự án
đầu tư

BOT
Có đủ cả quyền và nghĩa vụ
liên quan đến ba hành vi Xây
dựng – Kinh doanh – Chuyển
giao công trình
NĐT được xây dựng, kinh
doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời hạn nhất
định, sau khi hết thời hạn thì
nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn công trình đó
cho CP

BT

Chỉ có hai quyền và nghĩa vụ
chính là xây dựng và chuyển
giao công trình cho CP

Sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư chuyền giao công trình
cho CP, CP sẽ tạo điều kiện
cho NĐT thực hiện dự án
khác để thu hồi vốn và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thỏa thuận
trong hợp đồng.
NĐT sẽ được hưởng lợi CP có thể bồi hoàn cho nhà
nhuận từ chính công trình mà đầu tư toàn bộ hoặc một phần
họ thực hiện, CP không bồi giá trị theo sự thỏa thuận
hoàn chi phí cho NĐT
trong hợp đồng.

Phân biệt hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng BOT với hình thức liên doanh:
- Đều là những hình thức thâm nhập thị trường quốc tế
- Có sự hình thành 1 pháp nhân độc lập để thực hiện hoạt động kinh doanh. Mục đích của nhà đầu
tư là tìm kiếm lợi nhuận thông qua pháp nhân này:
TIÊU CHÍ
1. Bản chất

2. Chủ thể

HỢP ĐỒNG BOT

HÌNH THỨC LIÊN DOANH


Là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và NĐT để xây
dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời hạn nhất định; hết
thời hạn, NĐT chuyển giao không bồi
hoàn công trình đó cho Nhà nước
Luôn phải có sự tham gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
trong nước hoặc nước ngoài, nếu không
có sẽ không hình thành quan hệ đầu tư
theo hợp đồng BOT.

Được hình thành bởi sự cam kết giữa
các bên – trên cơ sở đồng góp vốn,
đồng sở hữu và quản lý. Hệ quả của
quá trình này là một doanh nghiệp
liên doanh ra đời.

Bài tập nhóm

Bắt buộc phải có sự kí kết của một
hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với
một hoặc nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư
trong nước là điều kiện cần thiết để
Trang 6


Quản trị kinh doanh quốc tế


GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm
hình thành nên hợp đồng liên doanh.

3. Lĩnh vực Thường được thực hiện trong các lĩnh
đầu tư
vực như: xây dựng, vận hành công trình
kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở
rộng, hiện đại hoá, vận hành, quản lý
các công trình giao thông, kinh doanh
điện, cấp thoát nước và xử lý chất thải...
3. Nội dung NĐT kinh doanh trong thời hạn nhất
hợp đồng
định sau đó mới chuyển giao cho nhà
nước. Vì vậy nội dung hợp đồng cần có:
quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể,
phương thức thực hiện hợp đồng, việc
thành lập doanh nghiệp BOT, thời điểm
chuyển giao công trình…
4. Triển khai NĐT phải thành lập doanh nghiệp BOT
hoạt động
để tổ chức, quản lý, có tư cách pháp
nhân để thực hiện các hoạt động kinh
doanh công trình. Hết thời hạn phải
chuyển giao không bồi hoàn cho nhà
nước quản lý

Có quyền được đầu tư vào tất cả các
lĩnh vực mà pháp luật không cấm.


Vì việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc
thành lập một pháp nhân độc lập theo
Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội
dung của sự thỏa thuận phải có: loại
hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh
doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể
doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh được hình
thành trên vốn góp của các bên nên
cùng có sự tham gia quản lý điều
hành. Tính hiệu quả trong quá trình
đầu tư của nhà đầu tư sẽ được phản
ánh qua chính tình hình hoạt động của
doanh nghiệp liên doanh đó.

Xu hướng hiện nay các nước thường sử dụng hình thức hợp đồng BOT – BT thay
cho hình thức liên doanh vì thời gian hiện diện của nhà đầu tư ngắn thường 20 – 30 năm,
còn hình thức liên doanh là lâu dài nước chủ nhà khó kiểm soát và quản lý.
4.

Ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng BOT, BT

4.1 Đối với nước chủ nhà:

Ưu điểm:
Hình thức BOT, BT cho các dự án cơ sở hạ tầng có rất nhiều lợi thế tiềm năng. Đây
là một phương pháp lựa chọn có tính sống còn đối với hầu hết các quốc gia so với phương
pháp truyền thống có sử dụng vốn vay của Chính phủ hoặc các nguồn từ ngân sách. Nước
chủ nhà có thể tiến hành tiếp nhận đầu tư mà không làm tăng thêm nợ hiện tại, do ở giai
đoạn chuyển giao, có thể tiết kiệm được tiền lãi để trả cho các khoản vay, đồng thời huy

động tính hiệu quả của các thành phần kinh tế khác. Khai thác mọi tiềm năng kinh tế phục
vụ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển toàn diện và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
Riêng với các nước đang phát triển thì giải quyết được những eo hẹp về nguồn vốn,
kinh nghiệm và nguồn nhân lực dồi dào. Sử dụng vốn, sáng kiến và bí quyết công nghệ
của khu vực tư nhân để làm giảm chi phí xây dựng dự án, rút ngắn thời gian và nâng cao
Bài tập nhóm

Trang 7


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

hiệu quả hoạt động. Khai thác được luồng đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở
hạ tầng. Các nguồn vốn này cho phép nước chủ nhà thúc đẩy nhanh việc xây dựng các dự
án quan trọng mà không phải chờ đợi các nguồn vốn hạn chế từ Chính phủ. Đồng thời
giảm chi phí xây dựng, vận hành do có sự tham gia của khu vực tư nhân với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận từ các công trình này. Cam kết bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn thu
từ chính sản phẩm từ vốn đầu tư tạo cho các nhà đầu tư tư nhân những động lực khuyến
khích nhằm phát triển, thiết kế, xây dựng và vận hành dự án một cách hiệu quả nhất. Qua
đó, chuyển giao công nghệ mà không mất thêm chi phí chuyển giao, đào tạo nhân sự của
địa phương và phát triển thị trường vốn quốc gia.
Nếu như trước đây Chính phủ độc quyền trong các dự án cơ sở hạ tầng thì đồng
nghĩa với việc gánh chịu mọi rủi ro và chi phí, với sự tham gia của khu vực tư nhân thì rủi
ro sẽ được phân bổ cho cả khu vực tư nhân và Chính phủ.
Không giống như phương pháp tư nhân hoá hoàn toàn, ở đây Chính phủ vẫn duy trì
quyền kiểm soát có tính chiến lược đối với dự án. Hơn nữa khi công trình chuyển giao cho
Chính phủ thì vẫn có một thời hạn bảo lãnh của nhà đầu tư đối với lợi ích thu được từ dự

án. Các dự án đầu tư dưới dạng BOT, BT thường là các dự án có kỹ thuật cao, công nghệ
tiên tiến do đó tạo cơ hội học hỏi về kỹ thuật, bí quyết, trình độ quản lý cho các cán bộ,
chuyên gia cũng như người lao động của nước nhận đầu tư.


Nhược điểm:

Các dự án BOT, BT là vô cùng phức tạp về cả phương diện pháp lý cũng như tài
chính. Các dự án này cần thời gian dài để đàm phán và phát triển. Sự tham gia của Chính
phủ, môi trường và tính ổn định của nền kinh tế, pháp lý và nhiều yếu tố khác đều có ảnh
hưởng lớn đến dự án. Sự phức tạp của dự án này còn thể hiện ở chỗ có nhiều bên tham
gia: Chính phủ, các nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà cung cấp, các nhà thầu, các nhà cho
vay và sự phụ thuộc giữa các bên càng làm tăng tính phức tạp của dự án. Quy trình phức
tạp, nhiều bên tham gia vào quá trình đàm phán với thời gian dài đã làm cho dự án chứa
đựng rất nhiều rủi ro.
Các dự án BOT, BT thường tập trung vào khai thác tối đa những vùng, địa phương
và lĩnh vực đầu tư có lợi thế tốt, tỷ suất lợi nhuận cao nên dễ gây ra tình trạng mất cân đối
về đầu tư và cơ cấu kinh tế giữa các vùng, giữa các lĩnh vực kinh tế. Do đặc điểm của dự
án là vốn đầu tư lớn, thời gian dài, lại nhiều rủi ro do vậy Chính phủ cần có nhiều ưu đãi
để có thể thu hút được các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án này. Điều này tạo ra một môi
trường kinh doanh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác, những ưu đãi về thuế khiến
cho Chính phủ nước chủ nhà sẽ mất đi một nguồn thu thuế lớn.
Bài tập nhóm

Trang 8


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm


Đặc biệt, đối với Hợp đồng BT là nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng, hoàn thành rồi thì
chuyển giao cho Chính phủ nước chủ nhà và Chính phủ nước chủ nhà thanh toán trở lại
cho công trình xây dựng đó thường là đất đai thuận lợi để khai thác dự án mới. Dẫn đến tài
nguyên đất đai bị coi rẻ và bị thất thu. Nhà đầu tư sẽ thắng rất lớn, hình thành các đối thủ
cạnh tranh trong tương lai cho các doanh nghiệp nước chủ nhà nếu không có cơ chế quản
lý chặt chẽ.
Chính phủ nước chủ nhà có thể gặp khó khăn trong việc vận hành công trình sau
khi nhận chuyển giao từ các nhà đầu tư đầu tư do hạn chế về trình độ quản lý và vận hành
của đội ngũ cán bộ trong nước. Do vậy, sau thời điểm chuyển giao, công trình có thể vẫn
phụ thuộc vào các nhà đầu tư.
Một bất cập khác là công trình dự án không còn sinh lợi vào thời điểm chuyển giao,
thậm chí có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước chủ nhà.
4.2 Đối với nhà đầu tư

Ưu điểm:
Đối với các chủ đầu tư có nguồn vốn nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư sinh lời thì
BOT, BT là lĩnh vực đầu tư mới, có khả năng sinh lời cao, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn
và khá an toàn do có các cam kết bảo lãnh từ phía Chính phủ nước chủ nhà như các hợp
đồng hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm đầu ra của công trình (ví dụ như hợp đồng mua lại điện,
nước của Chính phủ với doanh nghiệp trong trường hợp đầu tư vào các nhà máy điện hoặc
nước) đối với hình thức BOT. Đối với hình thức BT thì nhà đầu tư được Chính phủ hỗ trợ
về chính sách, đất đai…để thực hiện dự án khác nhằm thu lại vốn đầu tư.
Dưới phương thức đầu tư này, doanh nghiệp được hưởng một số đặc quyền mà các
hình thức đầu tư khác không có, như các ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, được bảo hộ
về vốn và các bảo lãnh, cam kết của nước chủ nhà đối với đầu ra hoặc đầu ra của công
trình.
Đối với hình thức BOT, doanh nghiệp chủ động quản lý, điều hành, tự chủ kinh
doanh lợi nhuận trong một thời gian để thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý, tránh
được những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. Không giống như các hình thức

đầu tư khác, nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh và hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm và rủi ro
đối với kết quả kinh doanh của mình và Chính phủ cùng chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư.


Nhược điểm:
Bài tập nhóm

Trang 9


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Việc đàm phán và thực thi hợp đồng thường gặp nhiều khó khăn, tốn kém về thời
gian, tiền bạc như chi phí lập nghiên cứu khả thi, thuê chuyên gia tư vấn, chi phí quản
lý… Dự án BOT, BT vốn phức tạp và có nhiều rủi ro nên nếu không được Chính phủ
nước chủ nhà bảo trợ thì việc vận hành công trình để thu lợi là khó khăn. Ví dụ, đối với
nhà đầu tư BOT có thể gặp khó khăn về việc tiêu thụ đầu ra nếu không có cam kết mua lại
sản phẩm thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm của Chính phủ, hoặc những đảm bảo
nhất định về hạn mức đầu ra của công trình, hay những hạn chế đối với những đối thủ
cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư đó.
Vốn đầu tư lớn cũng là một khó khăn đối với các nhà đầu tư, chỉ có các nhà đầu tư
có tiềm lực vốn lớn mới có thể tham gia vào các dự án. Dự án có thể được tài trợ từ nguồn
vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn vay, tuy nhiên, hầu hết các luật điều chỉnh phương thức
này đều quy định một tỷ lệ vốn tối thiểu của các nhà đầu tư (Ví dụ như Nghị định Số:
108/2009/NĐ-CP của Việt Nam quy định tỷ lệ này là 15%), tỷ lệ này phải đủ để ràng buộc
lợi ích của nhà đầu tư vào sự thành công của dự án.
Tuy phương thức BOT, BT vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế, nhưng đây vẫn là
một lựa chọn tốt đối với các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm phát triển và

nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, theo kịp với trình độ phát
triển kinh tế của các nước khác.
Ở Việt Nam, đơn cử như Dự án cầu Yên Lệnh do liên danh Tổng công ty Xây dựng
Thăng Long và Tổng công ty XDCTGT 4 làm chủ đầu tư. Mặc dù dự án đã thực hiện thu
phí để hoàn vốn được 3 năm nhưng hiện tại khả năng hoàn vốn là rất khó. Đường 2 đầu
cầu thi công chậm tiến độ 2 năm so với dự tính ban đầu, lưu lượng xe giảm do phải chia sẻ
với nhiều tuyến đường được xây dựng sau đó, xe ô tô qua trạm thu phí chủ yếu là các xe
chở vật liệu thường mua vé tháng là những lý do chính ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn
của dự án. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng tăng cao đột biến trong thời gian vừa qua cũng là
nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư của chủ đầu tư giảm đi rất nhiều.
Tháng 7/2008, Bộ GTVT đã phải tổ chức cuộc họp để bàn giải pháp tháo gỡ khó
khăn tài chính cho liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng công ty
XDCTGT 4 tại Dự án BOT cầu Yên Lệnh. Khả năng kéo dài thời gian thu phí và tăng
nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước có thể phải tính đến để gỡ khó cho các nhà đầu
tư.

5. Những chính sách khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT, BT của Việt Nam
Bài tập nhóm

Trang 10


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Để khuyến khích, thu hút đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ - CP về đầu tư theo
hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT), Hợp đồng
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Hợp đồng BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển

giao (Hợp đồng BT).
Những nội dung cơ bản của nghị định này là:
Nghị định này ra đời nhằm tạo khung pháp lý hoàn thiện cho việc hợp tác giữa Nhà
nước và tư nhân, tạo nên các chính sách chung nhất quán nhằm khuyến khích, thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Theo đó, Chính phủ khuyến khích thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO,
BT các dự án xây dựng và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc dự án
cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh
vực: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, đường sắt, cầu đường
sắt, hầm đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hệ thống cung cấp nước sạch,
hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà máy điện, đường
dây tải điện.
Danh mục dự án BOT, BTO và BT của ngành, địa phương sẽ được các bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh tổ chức lập danh mục dự án và công bố trong tháng 1 hàng năm. Trong
vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày danh mục dự án được đăng tải lần cuối, nhà đầu tư lựa
chọn và đăng ký thực hiện dự án mà mình quan tâm.
Đối với dự án trong danh mục dự án đã công bố, nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên
cùng đăng ký thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức đấu thầu rộng rãi
trong nước hoặc quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính.
Việc chỉ định nhà đầu tư chỉ áp dụng khi:
- Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án;
- Nhà đầu tư đề xuất dự án và được phê duyệt
- Dự án cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc sử dụng công trình kết
cấu hạ tầng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành, ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Để đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện dự án, Nghị định đã ràng buộc doanh
nghiệp dự án phải đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và số tiền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.


Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Bài tập nhóm

Trang 11


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Nếu dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp dự án không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của dự án.
Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau: (i). Đối với
phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không
được thấp hơn 15% của phần vốn này; (ii). Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 10% của phần vốn này.


Về số tiền bảo đảm nghĩa vụ
Nếu dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng dự án không được thấp hơn 2% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn
đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án được xác
định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau: (i). Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ
đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án không thấp hơn 2% của phần
vốn này; (ii). Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng dự án không thấp hơn 1% của phần vốn này.


Các ưu đãi về thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 10% lợi nhuận thu được và

được thực hiện suốt thời gian thực hiện dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp BOT được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4
năm tiếp theo. Trường hợp đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế trong
8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đuợc áp dụng thuế suất 5% lợi nhuận chuyển
ra nước ngoài. Doanh nghiệp BOT và nhà thầu phụ được miễn thuế nhập khẩu để thực
hiẹn dự án BOT, BTO, BT đối với: Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định
( kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công
trình); Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ để tạo tài sản cố
định và để đưa rước công nhân; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn
mẫu, phụ kiện đi kèm thiết bị, phương tiện vận chuyển; Nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để thực hiện dự án BOT,BTO,BT kể cả để phục vụ sản xuất, vận hành công
trình.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật,
quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật để thực hiện dự án được miễn các loại thuế có liên
quan đến chuyển giao công nghệ.


Biện pháp bảo đảm đầu tư:
Bài tập nhóm

Trang 12


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp BOT được thực hiện như quy định
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cho doanh nghiệp BOT được chuyển đổi tiền Việt
Nam thu được do thực hiện dự án BOT,BTO,BT và dự án khác ra tiền nước ngoài để đáp
ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, trả nợ vốn và lãi các khoản vay, chuyển lợi nhuận và
vốn ra nước ngoài.
Trong qúa trình thực hiện dự án, doanh nghiệp được cầm cố, thế chấp các tài sản
sau đây: Thiết bị, nhà xưởng, công trình kiến trúc và bất động sản được mua sắm, xây
dựng bằng vốn đầu tư của mình, Các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp BOT, Giá trị
quyền sử dụng đất, Các quyền tài sản của doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam bảo đảm cho doanh nghiệp được sử dụng đất đai, đường giao
thông và các công tŕnh phụ trợ công cộng khác để thực hiện dự án
Doanh nghiệp BOT được miễn tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án .
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc đền bù,
giải phóng mặt bằng, hoàn thành thủ tục giao đất cho doanh nghiệp. Chi phí đền bù, giải
phóng mặt bằng do nhầ đầu tư nước ngoài trả và được tính vào tổng vốn đầu tư.

Bài tập nhóm

Trang 13


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

PHẦN 2. PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG HỢP
ĐỒNG BT VÀ BOT QUA VÍ DỤ CỤ THỂ
I.

DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI YÊN SỞ (DỰ ÁN BT)


1. Sơ lược về công ty: Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam
Người đại diện: Ông Cheong Ho Kuan
Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Loại công ty: 100% Vốn Nước Ngoài
Ngành nghề hoạt động: Xây Dựng-Tư Vấn , Địa Ốc
Địa chỉ doanh nghiệp: Phòng 02A, Tầng 6, Tòa Nhà Prime, 53 Quang Trung, Q.
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 39445699, 39449898
Fax: (84-4) 39445655
Website: www.yensopark.com.vn
Công ty mẹ: Gamuda Berhad, trực thuộc Bursa Malaysia, chuyên xây dựng cơ sở hạ

tầng hàng đầu thế giới và phát triển tài sản với các hoạt động ở châu Á và khu vực Trung
Đông. Ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Cơ khí và xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát
triển bất động sản. Phạm vi chuyên môn kỹ thuật của Gamuda Berhad bao gồm đường cao
tốc và đường cao tốc, cầu, hầm, đập, thủy điện, thủy lực kỹ thuật và xử lý nước, đường sắt
và hệ thống giao thông công cộng nhanh chóng, công trình biển và các cảng, và các tòa
nhà, cung cấp thông qua thiết kế chung, ký kết hợp đồng và xây dựng, chìa khóa trao tay,
cũng như các phương pháp tiếp cận BOT. Gamuda Berhad luôn chú trọng về sự khác biệt,
giá trị sáng tạo và hoạt động xuất sắc đã cho phép Tập đoàn luôn cung cấp những cơ sở hạ
tầng đặc biệt và các ngôi nhà mang dấu ấn của sự đổi mới, chất lượng cao, giá trị nổi bật
và hoàn thành vào thời gian Gamuda.
Thành tích tại Việt Nam : Giải thưởng

Rồng Vàng dành

cho “Doanh nghiệp phát triển đô thị xanh tiên tiến nhất tại Việt
Nam” đã được trao cho ông Cheong Ho Kuan, Tổng
Giám đốc công ty Gamuda Land Việt
Nam. (Tháng 03/2012).

Năm 2007, Công ty TNHH Gamuda
Land Việt Nam được thành lập để trực
tiếp quản lý và phát triển dự án Gamuda
City. Đây là dự án xây dựng và cải tạo môi trường tự nhiên sẵn có tại khu vực Yên Sở,
Bài tập nhóm
Trang 14


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

quận Hoàng Mai, Hà Nội trở thành một công viên đẳng cấp quốc tế tích hợp với hai khu
trung tâm thương mại mang tên Gamuda Central, Gamuda Plaza và hai khu đô thị mang
tên Gamuda Gardens. Dự án có quy mô 500 hécta này hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi
tích cực cho khu vực phía Nam Hà Nội. Một hạng mục trọng điểm khác tại Hà Nội là công
trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở với công suất 200.000m3/ ngày, giúp xử
lý khoảng một nửa lượng nước thải của TP Hà Nội. Nhà máy hiện đã đi vào hoạt động và
sẽ sớm được bàn giao cho UBND TP Hà Nội. Dự án này phản ánh bốn giá trị chất lượng
cốt lõi của công ty Gamuda Land Việt Nam: Thiết kế chuẩn mực, Cộng đồng và Tiện
nghi, Lối sống lành mạnh và An toàn an ninh.
Nằm trong quy hoạch mở rộng chiến lược của Thủ đô Hà Nội, công viên Yên Sở là
dự án lớn bao gồm một công viên công cộng đẳng cấp quốc tế :
Khu trường học
Khu triển lãm và khu bảo tồn văn hóa
Khu trung tâm thương mại gồm hai tòa tháp văn phòng dành cho các tập đoàn đa
quốc gia
Các khách sạn 5 sao
Trung tâm hội thảo
Các cửa hàng và khu nhà ở

Diện tích công viên và hồ nước là 280 héc ta, và sẽ là công viên đô thị lớn nhất
châu Á
Hệ thống nạo vét lòng hồ, kênh mương đang ô nhiễm
Nhà máy xử lý nước thải
Hệ thống giao thông thuận tiện cho du khách đến từ sân bay và các Thành phố vệ
tinh trong tương lai.

2. Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
a.
Giới thiệu dự án :
Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở được khởi công xây dựng vào tháng 1/2008 theo
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) của Tập đoàn Gamuda Berhad
(Malaysia) với tổng kinh phí ước tính 233,1 triệu USD trên diện tích khoảng 8,2ha. Nhà
máy xử lý nước thải Yên Sở có khả năng xử lý 200.000 m 3 nước thải mỗi ngày từ sông
Kim Ngưu và sông Sét. Đây là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất từ trước đến nay trên địa
bàn thành phố nói riêng và là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất từ trước đến nay ở Việt
Nam nói chung. Nhà máy có công nghệ xử lý nước thải hiện đại, nước thải sau xử lý sẽ
đạt các tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT. Dự kiến 35% lượng nước thải của
TP. Hà Nội sẽ được xử lý triệt để thông qua nhà máy này và hệ thống xử lý nước thải tập
trung đã có. Nhà máy xử lý nước thải mới sẽ đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tổng thể
Bài tập nhóm
Trang 15


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

về xử lý nước thải của TP.Hà Nội, góp phần hiện đại hoá hệ thống vệ sinh và hoàn tất thực
hiện quy hoạch tổng thể về xử lý nước thải của toàn thành phố. Với công trình này, chất

lượng nước thải ở các kênh tại Yên Sở và hồ Yên Sở sẽ được cải thiện đáng kể. đồng thời
nhằm nâng cao các chất lượng cuộc sống cộng đồng trên địa bàn thành phố, cũng như để
bảo trì chất lượng nước xung quanh sông, hồ và thoát nước.
Trước đây, tại khu vực công viên Yên Sở
và phụ cận đã có một trạm xử lý nước thải cũ
(trên diện tích 73ha) nhưng đã lạc hậu và kém
hiệu quả. Chính vì vậy, với đề xuất của Gamuda,
UBND TP Hà Nội đã trình Chính phủ chấp thuận
chuyển đổi chức năng của trạm xử lý nước thải
cũ này sang phát triển khu đô thị, đồng thời xây
dựng đồng bộ nhà máy xử lý nước thải và hệ
thống thu gom nước thải mới tại đây. Trong Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
tháng 9/2008, dự án đầu tư xây dựng được Chính
phủ thông qua và tiến hành triển khai dự án.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được xây dựng nhằm mục đích xử lư chất lượng
nước thải của các kênh ở Yên Sở và hồ Yên Sở. Nước sau khi xử lý sẽ phục vụ tưới tiêu
và sinh họat cho các hộ dân sinh sống ở khu vực hồ Yên Sở, hạ lưu của Cửa Thanh Liệt và
sông Tô Lịch.
Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được thực hiện theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT), vì vậy trước khi bàn giao Nhà máy cho thành phố, nhà đầu tư phải chịu
trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo hành nhà máy hoạt động trong 5 năm kể từ
ngày Nhà máy hoạt động, đồng thời chịu kinh phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực và
chuyển giao công nghệ.
b.

Việc xây dựng nhà máy:

Ngày 28/7/2008, Tập đoàn Gamuda chính thức công bố khởi công xây dựng nhà
máy xử lý nước thải thuộc Dự án công viên Yên Sở theo Quyết định cấp phép số
3000/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội. Quá trình xây dựng nhà máy được
chia làm hai giai đoạn :

Trong giai đoạn I, Nhà máy thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom với
công suất xử lý 200.000m3/ngày đêm, bảo đảm đủ công suất xử lý nguồn nước thải sinh
hoạt và dịch vụ của Công viên Yên Sở; lượng nước thải từ lưu vực sông Kim Ngưu, sông
Sét đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trước khi xả vào hệ thống hồ Yên Sở và hệ
Bài tập nhóm

Trang 16


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

thống kênh bao. Nhà máy được trang bị với một hệ thống thoát nước xả state-of-the-art là
một trong những công nghệ hiện đại đang được áp dụng tại các nước phát triển nhằm đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sức khỏe môi trường và vệ sinh. Nước thải sau khi xử lý
xong đến khâu cuối cùng sẽ được xử lý khử trùng bằng tia cực tím để đổ ra hồ và một
phần cho việc tái sử dụng trong nhà máy.
Giai đoạn II dự kiến sẽ được hoàn thành năm 2012. Ở giai đoạn này, chủ đầu tư có
trách nhiệm thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, bảo đảm phù hợp với công
nghệ, công suất của Nhà máy theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Ngày 26/05/2010 Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP Hà Nội xem xét, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả đầu tư của Dự
án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Tháng 11/2011, dự án đã triển khai được
khoảng 90% khối lượng công việc. Các công việc còn lại chủ yếu là lắp đặt máy móc, vận
hành thử nghiệm các thiết bị cũng như đo chất lượng nước thải sau khi được xử lý. Hiện
nay, nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở đang trong quá trình hoàn thiện, chạy thử và dự
kiến sẽ chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng thời gian sắp tới. Trước khi bàn giao chính
thức, Tập đoàn Gamuda Berhad đã khai giảng lớp đào tạo vận hành và bảo dưỡng Nhà
máy xử lý nước thải Yên Sở cho CBCNV thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội. Khóa đào

tạo được triển khai từ cuối tháng 6-2011 với sự tham gia của 50 học viên là cán bộ, kỹ sư
thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội dưới sự chuyển giao của các chuyên gia nước ngoài.
Việc đào tạo kéo dài trong vòng 6 tháng. Các học viên được các chuyên gia hướng dẫn
vận hành nhà máy, đặc biệt là phản ứng với các sự cố để sau này có thể vận hành Nhà máy
Xử lý nước thải Yên Sở một cách tốt nhất. Đây là mô hình tốt cho quản lý và vận hành các
nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn của Thủ đô trong tương lai. Kết thúc khóa đào tạo
quản lý vận hành nhà máy là bước đầu chuẩn bị cho việc bàn giao để Công ty Thoát nước
Hà Nội quản lý vận hành nhà máy sau khi hoàn thành theo đúng nội dung tại hợp đồng BT
(xây dựng - chuyển giao) giữa Sở Tài nguyên Môi trường với Công ty Gamuda Land Việt
Nam.

Bài tập nhóm

Trang 17


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

3. Ưu, nhược điểm và cách thức áp dụng trong việc tiếp nhận các dự án BT từ nước
ngoài tại Việt Nam:


Ưu điểm đối với nhà nước Việt Nam:


Nước Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ dự án này mà không làm tăng thêm nợ hiện
tại, do đó có thể tiết kiệm được tiền lãi để trả cho các khoản vay, đồng thời huy động tính
hiệu quả của các thành phần kinh tế khác. Chúng ta cũng giải quyết được những eo hẹp về

nguồn vốn, kinh nghiệm và nguồn nhân lực dồi dào. Sử dụng vốn, sáng kiến và bí quyết
công nghệ hiện đại của công ty Gamuda Berhad, trực thuộc Bursa Malaysia để làm giảm
chi phí xây dựng dự án, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhà máy xử lý nước thải sẽ đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tổng thể về xử lý
nước thải của TP.Hà Nội, góp phần hiện đại hoá hệ thống vệ sinh và hoàn tất thực hiện
quy hoạch tổng thể về xử lý nước thải của toàn thành phố mà không phải chờ đợi các
nguồn vốn hạn chế từ Chính phủ. Đồng thời giảm chi phí xây dựng, vận hành do có sự
tham gia của công ty nước ngoài với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ các công trình này.
Cam kết bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn thu từ cụm dự án tạo cho nhà đầu tư tư
nhân những động lực khuyến khích nhằm phát triển, thiết kế, xây dựng và vận hành dự án
một cách hiệu quả nhất. Qua đó, chuyển giao công nghệ mà không mất thêm chi phí
chuyển giao, đào tạo nhân sự của địa phương và phát triển thị trường vốn quốc gia.

Rủi ro dự án đã được phân bổ cho cả công ty đồng nghĩa với việc gánh chịu mọi rủi
ro và chi phí, với sự tham gia của khu vực tư nhân thì rủi ro sẽ được phân bổ cho cả
Gamuda Berhad và Chính phủ Việt Nam.

Không giống như phương pháp tư nhân hoá hoàn toàn, ở đây Chính phủ vẫn duy trì
quyền kiểm soát có tính chiến lược đối với dự án. Trước khi bàn giao Nhà máy cho thành
phố Hà Nội, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo hành nhà
máy hoạt động trong 5 năm (kể từ ngày Nhà máy hoạt động), đồng thời chịu kinh phí cho
việc đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Các chuyên gia đã hướng dẫn cho
các học viên của Công ty Thoát nước Hà Nội cách vận hành nhà máy, đặc biệt là phản ứng
với các sự cố để sau này có thể vận hành Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở một cách tốt
nhất. Đây là mô hình tốt cho quản lý và vận hành các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn
của Thủ đô trong tương lai. Chúng ta cũng có cơ hội học hỏi công nghệ xử lý nước thải
tiên tiến từ dự án này.

Bài tập nhóm


Trang 18


Quản trị kinh doanh quốc tế



GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Nhược điểm :

Giá công trình bị tính cao lên:

Hầu hết các dự án BT tại Việt Nam
hiện nay tập trung chủ yếu vào mảng làm
cầu, đường, hạ tầng để đổi lấy đất xây đô thị

nhà ở vì đây là lĩnh vực tạo lợi nhuận cao.
Đối với dự án BT xây dựng nhà máy xử lý
nước thải Yên Sở này, nhà đầu tư được thành phố hoàn trả tiền đầu tư bằng việc cho phép
khai thác hai khu đô thị với diện tích khoảng 150ha tại quận Hoàng Mai.
Theo dự toán ban đầu, dự án có tổng kinh phí ước tính 233,1 triệu USD. Tuy nhiên
thực tế khi hoàn thành, tổng mức đầu tư 322 triệu USD. Kinh phí thực hiện dự án vượt xa
dự toán do các nguyên nhân sau:
Nhà đầu tư tự đề xuất, tự lập dự án đầu tư nên đã đưa thêm khối lượng; tính không
đúng đơn giá, định mức, tỷ lệ chi phí làm tăng giá trị tổng mức đầu tư của dự án BT.
Trong dự án đã xảy ra tình trạng nhập nhèm để đội giá công trình lên đến 20% tổng
mức đầu tư dự án.
Nhà đầu tư này đã tính đơn giá tổng hợp nhiều hạng mục của dự án trùng lặp ví

như việc tính nhầm các hạng mục cọc bê tông cốt thép đã làm đội giá đầu tư lên 2,8 triệu
USD (gần 60 tỷ đồng).
Toàn bộ các hạng mục phần xây lắp đều được tính thêm 5% công việc khác mà
thực tế chi phí này đã có trong mục dự phòng của tổng mức đầu tư cũng làm đội giá công
trình lên 4,4 triệu USD (gần 90 tỷ đồng).
Đặc biệt, nhà đầu tư tính chưa chính xác giá trị trượt giá. Chỉ với thao tác tính lặp
yếu tố trượt giá đã làm giá trị công trình tăng thêm 31,7 triệu USD (630 tỷ đồng)...
Chủ đầu tư còn tự lấy hạng mục “nạo vét lòng hồ” từ dự án công viên Yên Sở (là
dự án FDI), đem sang tính vào chi phí của dự án BT nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, đẩy
chi phí lên thêm gần 11 triệu USD (220 tỷ đồng).
Bằng các cách thức khác nhau, nhà đầu tư Gamuda đã tính sai số tiền hơn 67 triệu
USD (gần 1.400 tỷ đồng) tại dự án này. Điều đáng nói là số tiền chênh lệch 67 triệu USD
mà chủ đầu tư tính sai có chủ ý ấy cũng lọt qua được những barie giám sát của các sở,
ngành chức năng và UBND thành phố Hà Nội. Mục đích của việc đội giá dự án cao lên là
để được giao quỹ đất để thực hiện dự án hoàn vốn lớn hơn chi phí thật để thực hiện dự án
BT.

Hình thức BT gắn với đổi đất như dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
là trái luật
Bài tập nhóm

Trang 19


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Khi soạn thảo Luật Đất đai năm 2003, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” đã được xem xét
rất kỹ lưỡng với việc phân tích các nguy cơ tham nhũng trong cơ chế này, và thấy rằng

nguy cơ tham nhũng rất lớn. Thứ nhất, giá trị của hạ tầng do ai xác định, có kiểm toán kỹ
thuật chặt chẽ không, có đánh giá chất lượng nghiêm túc không? Giá hạ tầng dường như
được tính theo dự toán trên giấy của dự án đầu tư. Đó là “lỗ thủng” thứ nhất. Thứ hai, giá
đất để đổi lấy hạ tầng lại được tính khi chưa có hạ tầng, thấp hơn nhiều lần so với giá thị
trường. Đúng ra, giá đất phải được định giá theo thị trường sau khi có hạ tầng. Vậy là “lỗ
thủng” thứ hai cho tham nhũng có thể luồn qua. Chính những “lỗ thủng” đó nên Luật Đất
đai năm 2003 đã không chấp nhận cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” sơ khai như vậy. Nếu
muốn áp dụng cơ chế “sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng” thì phải thông qua
cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Như vậy, hệ thống pháp luật đất đai xây
dựng trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 không có mặt của cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”
nguyên thủy như trước đó đã làm.
Về nguyên tắc, cơ chế BT là nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng, hoàn thành rồi thì
chuyển giao cho bên đặt hàng và được bên đặt hàng thanh toán tiền cho công trình xây
dựng đó. Thế nhưng, đối với dự án xử lý nước thải Yên nhà đầu tư không nhận tiền mà lại
nhận đất. Điều này cho thấy dự án xử lý nước thải Yên Sở đang được khoác trên mình
chiếc áo mới dưới hình thức dự án BT để vận dụng cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” mà không
vi phạm luật đấu thầu. Việc áp dụng cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” lẩn trong dự án BT này
là trái với Luật Đất đai hiện hành.
Hệ quả tiêu cực từ cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” thông qua dự án BT:

Thứ nhất là hậu quả thiệt hại về kinh tế của Nhà nước bởi vì việc xác định giá đất
có đúng không, có sát với thị trường không. Tài nguyên đất đai của toàn dân bị coi rẻ,
ngân sách nhà nước bị thất thu. Họ đang dựa vào chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để
chuyển giá trị đó cho các nhà đầu tư tư nhân bằng các quyết định hành chính do họ ký.
Hệ quả tiêu cực thứ hai là hậu quả thiệt hại về bền vững xã hội của đất nước. Dễ
thấy là với cách làm như vậy sẽ tạo một môi trường đầu tư mù mờ, không minh bạch,
thiếu công bằng.
Nhiều “đại gia” sẽ thắng rất lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên bơ vơ.
Người nông dân bị mất đất nhiều hơn, không chỉ mất đất để xây dựng hạ tầng mà còn mất
đất để đem đổi lấy hạ tầng đó nữa, họ bị chịu thiệt tḥi nhiều, không chỉ bơ vơ mà còn rất

cô đơn.
Bài tập nhóm

Trang 20


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

4. Kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nói
riêng và dự án “đổi đất lấy hạ tầng” nói chung :
Công khai đấu thầu các dự án đất dùng để thanh toán cho các dự án BT
Cần có sự quản lý hết sức chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát tổng
mức đầu tư của các dự án BT(tránh việc tính không đúng đơn giá, định mức, tỷ lệ chi phí
làm tăng giá trị tổng mức đầu tư của dự án BT), từ đó không để xảy ra tình trạng nhà nước
Việt Nam phải giao quỹ đất để thực hiện dự án hoàn vốn lớn hơn chi phí thật để thực hiện
dự án BT.
Bãi bỏ cơ chế xin - cho, cơ chế giao đất trực tiếp cho nhà đầu tư đã được chỉ định.
Việc định giá đất phải phù hợp với thị trường, và tính sau khi có hạ tầng. Trị giá hạ tầng
phải được định giá phù hợp với chất lượng và khối lượng thực tế.

II.

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 3 (HỢP ĐỒNG BOT)
1.Giới thiệu về nhà đầu tư
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Điện Việt Lào
Tên giao dịch: Viet Lao power joint stock company
Tên viết tắt : VLPC
Vốn điều lệ : 5.300.000.000.000 VNĐ

Địa chỉ
: Tầng 7, nhà G10 - Thanh Xuân Nam - Thanh Xuân - Hà Nội.
Website
:

Năm 1998, chính phủ hai nước Việt Nam và Lào ký hiệp định hợp tác về phát triển
năng lượng điện, nhằm khai thác thế mạnh và bổ sung nguồn năng lượng điện giữa hai
nước. Trên cở sở triển khai việc thực hiện hiệp định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam, tháng 7/2003, Công ty cổ phần điện Việt - Lào được thành lập
với nhiệm vụ ban đầu là đầu tư xây dựng dự án thuỷ điện Xekaman 3 tại tỉnh Sêkông,
nước bạn Lào để bán điện về Việt Nam.
Ngày 12/03/2003, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã họp và thông qua nghị quyết
thành lập Công ty với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 1.080 tỷ đồng. Khi mới thành lập,
Công ty bao gồm các cổ đông sáng lập: Tổng công ty Sông Đà (60% VĐL); Tổng công ty
điện lực Việt Nam (10%VĐL); Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (10%
VĐL); Tổng công ty XD công trình giao thông 8 (10% VĐL); Tổng công ty XD Miền
trung (5% VĐL); Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công ngiệp Việt Nam (5%
VĐL).
Trên cơ sở nội dung các Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
được ký kết theo các giai đoạn và hàng năm giữa Việt Nam và Lào; Hiệp định hợp tác về
năng lượng điện giữa hai nước, ngày 06/06/2006, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giao
Bài tập nhóm

Trang 21


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm


Bộ Công nghiệp chỉ đạo Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt - Lào thực hiện
nghiên cứu đầu tư và đầu tư các dự án thuỷ điện khác tại Nam Lào như: Xekaman1,
Xekaman4, Nậm Mô, Nậm Kắn, Sê Kông3, Đăck Y Mơn và một số dự án thuỷ điện khác
tại nước CHDCND Lào, nhằm đảm bảo mục tiêu đến 2020 Việt Nam sẽ nhập khẩu
khoảng 5.000MW công suất từ Lào, hoà vào lưới điện quốc gia Việt Nam.
Để phù hợp với sự phát triển của đơn vị, đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ do Thủ
tướng Chính phủ giao, Tổng công ty Sông Đà, với tư cách là cổ đông chi phối đã trình
Thủ tướng Chính phủ cho phép cơ cấu lại thành phần cổ đông và tăng vốn điều lệ của
Công ty và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ngày 22/3/2007.
Thành tích của công ty:
Trải qua chặng đường phát triển đầu tiên của
mình, với
tất cả những khó khăn và thách thức đối
với một doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư
ra nước ngoài, VLPC đã dần khẳng định
được vị thế và năng lực của mình trong
môi trường đầu tư quốc tế. Theo đánh
giá gần đây nhất của Bộ Kế hoạch Đầu
tư và Văn phòng Chính phủ thì VLPC
đứng đầu trong đội ngũ các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tháng 01/2009, VLPC vinh dự được nhận giải
thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia" .
VLPC đã bước sang giai đoạn phát triển mới, từng bước hội nhập kinh tế thế giới,
vươn lên vị trí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hàng đầu tại thị trường Lào trong lĩnh vực
kinh doanh điện năng.

Bài tập nhóm

Trang 22



Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Định hướng phát triển của công ty:
Định hướng chiến lược phát triển của Công ty là: “Xây dựng Công ty cổ phần điện
Việt Lào thành một đơn vị sản xuất, kinh doanh điện năng hàng đầu tại Việt Nam và
Lào.” Từ định hướng chiến lược như trên, công ty đã và đang thực hiện các chiến lược cụ
thể sau:
Chiến lược “Khai thác lợi thế người đi đầu”.
Chiến lược “Đi đầu về giảm giá thành sản xuất điện”.
Chiến lược “Phát triển thủy điện kết hợp với khai thác các dịch vụ gia tăng”.
Chiến lược “Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh dựa trên nòng cốt là kinh doanh
điện năng”.
Nằm trong định hướng chiến lược phát triển trên, dự án thủy điện Xekaman 3 là
dự án quan trọng đầu tiên của công ty đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư BOT
trong lĩnh vực xây dựng và khai thác điện năng tại Lào, từng bước thâm nhập vào thị
trường này của thế giới.
2.Dự án thủy điện Xekaman 3:
a.

Tổng quan về dự án

Dự án thủy điện Xekaman 3 là dự án đầu tiên
trong
chương trình hợp tác năng lượng giữa Chính phủ
hai
nước Việt Nam - Lào được ký kết từ năm 1998. Dự
án

này được Bộ Kế hoạch và đầu tư của Việt Nam
chính thức cấp phép đầu tư ra nước ngoài có thời
hạn 30 năm. Theo quy định, hàng năm trong vòng
6
tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của Lào,
Công
ty cổ phần điện Việt - Lào phải báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh cho Bộ
Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND TP Hà Nội và
chuyển lợi nhuận, các khoản thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh về nước.
Ngày 15/11/2005, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông qua báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án xây dựng nhà máy thuỷ ðiện Xekaman 3 do Công ty cổ phần ðiện Việt Lào làm
chủ ðầu tý, đồng thời đồng ý về nguyên tắc cho chủ đầu tư dự án này được vay của Quỹ
Hỗ trợ phát triển 30% tổng mức đầu tư; đồng ý về nguyên tắc các ngân hàng thương mại
cho chủ đầu tư dự án này được vay vượt 15% vốn tự có.
Dự án thuỷ điện Xekaman 3 là dự án đặc biệt. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ giao
cho Bộ Tài chính bảo lãnh các khoản vay của chủ đầu tư. Giao Bộ Tư pháp có ý kiến pháp
Bài tập nhóm

Trang 23


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

lý về hợp đồng BOT để chủ đầu tư dự án hoàn tất việc đàm phán, các thủ tục chi tiết ký
kết hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện và thực hiện các thủ tục đầu tư cụ thể với phía
Lào. Chủ đầu tư dự án và Tổng công ty Sông Đà chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng
BOT và các khoản vay, hiệu quả đầu tư của dự án.
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 05/4/2006, theo hình thức BOT (Xây

dựng – Kinh doanh - Chuyển giao) với thời hạn 30 năm. Dự án do Công ty cổ phần điện
lực Việt-Lào (VLPC) làm chủ đầu tư, góp 100% vốn trong giai đoạn xây dựng. Đây là dự
án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm năm 2006.
Công ty TNHH Điện Xekaman 3 do Công ty cổ phần điện Việt-Lào thành lập tại
Lào sẽ trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Xekaman 3 theo Luật về Điện của
CHDCND Lào; đầu tư xây dựng đường dây tải điện 220KV từ nhà máy thuỷ điện
Xekaman 3 về hoà vào lưới điện của Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam, đồng thời có chức
năng sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu điện năng. Sản lượng điện của Xekaman 3 sẽ
cung cấp cho các tỉnh Nam Lào và xuất khẩu sang VN.
Dự án thủy điện Xekaman 3 có tổng mức đầu tư là 311,7 triệu USD, với công suất
lắp máy 250 MW, bao gồm 02 tổ máy; sản lượng điện hàng năm đạt 1,100 triệu KWh. Dự
án được xây dựng trên dòng Nậm-pa-nu - một nhánh chính của sông Xekaman - chi lưu
của dòng Sê-kông, thuộc địa phận huyện Đắc-chưng, tỉnh Sê-kông của nước bạn Lào, cách
biên giới Việt - Lào (qua cặp cửa khẩu Nam Giang của tỉnh Quảng Nam - Đăk Ta Oóc của
Lào) khoảng 10 km theo đường chim bay.
* Chỉ tiêu tài chính của dự án:
B/C: 1,084
NPV: 22.171.000 USD
FIRR: 10,18%
Thời gian hoàn vốn: 9,87 năm
* Thông tin tóm tắt của dự án:
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần điện Việt Lào.
Địa điểm dự án: Huyện Đăk Chưng, tỉnh Sekong, CHDCND Lào.
Tổng mức đầu tư: 311,7 triệu USD (tương đương 5.018.000 đồng).
Công suất: 250 MW.
Sản lượng điện hàng năm: 1,100 triệu KWh.
b.

Quá trình thi công và ý nghĩa của dự án:


Bài tập nhóm

Trang 24


Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Dự án thủy điện Xekaman 3 đã được khởi công bắt
đầu từ tháng 04/2006. Đây là dự án đầu tiên trong
Chương trình hợp tác phát triển năng lượng giữa hai
nước Việt-Lào, nó không những cung cấp điện phục vụ
yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án, nhà máy Thuỷ
điện Xêkaman 3, mà còn góp phần thực hiện mục tiêu mỗi năm
bán cho Việt Nam 2.000 MW điện. Dự án là một công trình có quy mô lớn và yêu cầu kỹ
thuật cao với khối lượng đất đá đào đắp 8,7 triệu mét khối, đổ gần 245.000 m3 bê tông các
loại, lắp đặt gần 9000 tấn thiết bị. Tổng Công ty Sông Đà làm Tổng thầu xây dựng.
Tiến độ thi công công trình như sau:
Công trình được ngăn sông đợt 1 vào ngày 20/12/2007. Theo báo cáo của chủ đầu
tư, tính đến thời điểm ngăn sông đợt 2, công trình đã hoàn thành đền bù và di dời lòng hồ,
thu dọn lòng hồ và nhiều hạng mục quan trọng khác, để đảm bảo tiến độ phát điện vào đầu
năm 2012.
Sáng ngày 21/11/2011, tại huyện miền núi Đắc
Chưng,
tỉnh Sê kông trên nước bạn Lào, Công ty cổ phần
điện Việt - Lào đã tổ chức lễ ngăn sông đợt 2, hạ
van cửa hầm dẫn dòng, chính thức tích nước lòng
hồ công trình thủy điện Xekaman 3. Đây cũng là

thời khắc quan trọng của công trình, bởi nó quyết
định thời điểm phát điện của tổ máy số 1 - sự kiện quan trọng mà chính phủ hai nước cùng
quan tâm. Đây cũng là thành công bước đầu để thủy điện Xekaman 3 đi vào vận hành thực
sự hiệu quả, là nền tảng cho việc đầu tư các dự án thủy điện tiếp theo trên sông Sê-kông.
Đầu năm 2012, toàn bộ các hạng mục xây dựng của công trình đã được hoàn tất và
dự án đã chính thức phát điện, hòa vào mạng lưới điện quốc gia của Lào và Việt Nam.
Kể từ năm 2012, sau khi đưa vào vận hành và khai thác thương mại chính thức,
chính phủ Lào sẽ tham gia đóng góp 15% vốn cho dự án. Sau 30 năm vận hành và khai
thác, chủ đầu tư là Công ty đầu tư và phát triển điện Việt - Lào sẽ bàn giao công trình cho
chính phủ Lào, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng ngành điện của Lào, đồng thời Việt Nam
có nguồn điện bổ sung cho nguồn điện năng trong mạng lưới điện quốc gia của mình
thông qua việc mua điện từ dự án này.
Các thông số chính của công trình:
Mực nước khi dâng cao : 970 m
Mực nước chuẩn: 906 m
Bài tập nhóm

Trang 25


×