Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thuyết minh về chiếc máy tính bỏ túi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.51 KB, 2 trang )

Thuyết minh về chiếc máy tính bỏ túi
Trong những năm đầu của thế kỉ 21, toàn nhân loại đang bước vào 1 cuộc cách mạng công
nghệ mới. Có thể nói trong những năm giao thời giữa hai thế kỷ người ta đã chứng kiến sự ra đời
của một loạt các ngành công nghiệp hiện đại. Cùng với sự ra đời của hàng triệu các thiết bị hiện
đại, chiếc máy tính bỏ túi, một đồ dùng học tập khá thân thuộc với các thế hệ học sinh, sinh viên
cũng được ra đời.
Tưởng chừng như chiếc máy tính bỏ túi mới chỉ được phát minh ra cách đây vài chục năm
thôi nhưng thực ra không phải vậy. Đằng sau một chiếc máy tính nhỏ bé là cả một chặng đường
khổng lồ dài hơn 4000 năm với vô vàn những cải tiến của các nhà khoa học trên thế giới. Từ những
năm 2000 TCN, chiếc bàn tính cổ của thương nhân Ai Cập với các hạt được xâu thành chuỗi theo
chiều dọc trong một khung gỗ chữ nhật đã ra đời vì nhu cầu muốn giảm thời gian tính tiền của các
thương nhân. Rồi sau cải tiến là máy đếm cơ học sơ khai của Pascal, trải qua chiếc bánh xe huyền
thoại của Leibniz, cho đến chiếc máy tính CS-10A của Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK
6521 giảm xuống còn 8 kg, rồi LE-120A "HANDY" của Busicom đã có thể bỏ túi, cuối cùng qua
hàng loạt cải tiến và nâng cấp về chương trình cũng như phần cứng, chúng ta đã có chiếc máy tính
bỏ túi chỉ chiếm một ngăn nhỏ trong chiếc cặp của học sinh mà khối lượng chưa đến 200g.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều hãng sản xuất máy tính bỏ túi, trong đó hãng sản xuất
chính là Casio với nhiều loại máy khác nhau. Dựa theo công dụng của chúng, ta có thể chia thành 6
loại: loại đồ họa có màn hình rộng, dùng để vẽ đồ họa; loại lập trình chứa nhiều hàm toán học, có
khả năng lập trình rất tốt; loại khoa học-tài chính có bộ nhớ lớn, lưu được nhiều chương trình, màn
hình giống như màn hình vi tính; loại hiển thị như trong sách giáo khoa, loại này chủ yếu được sử
dụng bởi các bạn học sinh, sinh viên; loại máy dùng cho giảng viên, giáo viên lớp học, trong suốt,
có đầy đủ các chức năng, có thể chiếu trực tiếp lên máy chiếu OHP, hoặc nối được với máy vi tính
và loại cuối cùng là loại được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mang vào phòng thi, trong các kỳ
thi: Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh Đại học, … gồm những máy tính bỏ túi loại FX-220, FX-500A,
FX-500 MS, FX-570 MS
Nhưng dù thuộc loại nào thì mỗi chiếc máy tính bỏ túi đều có cấu tạo giống nhau. Cấu tạo
ngoài của một chiếc máy tính bỏ túi gồm 2 phần: phần thân máy và phần nắp. Phần thân máy có
thể chia ra làm 2 phần: phần nhập gồm các nút ấn và phần xuất là màn hình tinh thể lỏng.
Bên trong của mỗi chiếc máy tính bỏ túi, có một chip vi xử lý đơn để giải các phép tính và
thuật toán. Bên cạnh đó nó được trang bị một bảng mạch với các nút cao su hoặc nhựa phía trên để


ta nhập dữ liệu và các phép tính. Giống như con người, khi chịu kích thích từ môt trường ngoài sẽ
phát sinh xung thần kinh theo noron đi về trung ương thần kinh phân tích rồi truyền kết quả đến cơ
làm co cơ để trả lời các kích thích tương ứng, khi ta bấm một nút trên bàn phím, một mạch điều
khiển sẽ được đóng phía dưới lớp cao su và gửi các xung điện đến chip xử lý, đồng thời gửi tín
hiệu đến màn hình hiển thị. Màn hình của hầu hết các máy tính bỏ túi đầu tiên là loại màn hình
LED hay đi-ốt chân không. Sau này, việc sử dụng màn hình tinh thể lỏng hay màn hình LCD giúp
tiết kiệm điện năng hơn. Nguồn năng lượng chính được sử dụng trong các máy tính bỏ túi là pin,
nhưng máy tính đầu tiên sử dụng các hệ thống pin khá cồng kềnh khiến cho chúng có kích thước
rất lớn. Ngày nay, công nghệ năng lượng phát triển giúp pin ngày càng nhỏ gọn hơn, giúp giảm bớt
kích thước của những chiếc máy tính bỏ túi hiện đại. Từ năm 1970, có khá nhiều loại máy tính bỏ
túi được trang bị tế bào năng lượng mặt trời để cung cấp điện năng. Các máy tính bỏ túi cũng có
khả năng lưu trữ dữ liệu ngắn hạn trong bộ nhớ, tương tự bộ nhớ RAM.
Máy tính bỏ túi tuy có vẻ đơn giản nhưng nguyên lí hoạt động của nó lại khá phức tạp. Như
đã nói ở trên, những chiếc máy tính bỏ túi có thể thực hiện các phép tính nhờ vào hệ thống mạch
tích hợp và chip vi xử lý. Các mạch này sử dụng bóng bán dẫn để thực hiện các phép tính cộng, trừ
cũng như các phép tính phức tạp hơn như số mũ hay căn. Về cơ bản, khả năng tính toán phụ thuộc
vào số lượng các bóng bán dẫn, càng nhiều bóng bán dẫn thì chiếc máy tính càng có khả năng tính
toán phức tạp hơn. Ngày nay, các máy tính bỏ túi hiện đại đều có một tiêu chuẩn về mạch tích hợp
với số lượng các bóng bán dẫn gần giống nhau. Giống như các hệ thống điện tử khác, chip xử lý
bên trong sẽ chuyển đổi các thông tin mà bạn nhập từ bàn phím thành hệ nhị phân tương đương.


Trong hệ nhị phân chỉ hiển thị hai số 1 và 0, vi mạch sử dụng logic nhị phân bằng cách chuyển các
bóng bán dẫn bật hoặc tắt.
Máy tính bỏ túi có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Đối với các bạn
học sinh-sinh viên, máy tính bỏ túi là một dụng cụ học tập vô cùng quan trong trong các bộ môn
khoa học tự nhiên: Toán-Lí-Hóa-Sinh. Không chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc học tập
và thi cử, máy tính còn được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, tài chính và trong nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác (tại quầy thu ngân của các cửa hàng, máy tính được dùng để tính tiền). Máy tính
bỏ túi là một thiết bị đơn giản có thể thay thế ta tính toán những phép tính đơn giản mà không cần

dùng phương pháp truyền thống như viết ra giấy hay tính nhẩm. Máy tính giúp con người thực hiện
được các phép tính một cách chính xác và nhanh chóng hơn.
Việc phát minh ra máy tính bỏ túi giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong
việc tính toán. Đối với những phép tính phức tạp, sử dụng máy tính có thể giúp ta giải với thời gian
nhanh hơn gấp nhiều lần so với cách truyền thống. Đồng thời, máy tính bỏ túi cũng đảm bảo độ
chính xác cao trong các phép tính phức tạp. Ngày nay, máy tính bỏ túi vẫn tiếp tục phát triển cùng
với công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, giúp nó có thêm nhiều chức năng tính toán phức tạp
hơn. Bên cạnh đó, các máy tính hiện đại không còn chỉ dùng để tính toán các phép tính nữa, mà nó
còn được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như tính toán khối lượng cơ thể kết hợp với
hàm lượng calo cần thiết mỗi ngày, chuyển đổi tiền tệ hay đơn vị, tính toán lượng khí thải …
Nhưng, để máy tính có tác dụng hiệu quả, chúng ta phải cần phải biết sử dụng đúng cách.
Khi muốn mở máy để tính toán, chúng ta chỉ cần mở nắp máy và ấn ON. Nếu muốn tắt máy, ta chỉ
cần ấn nút Off. Các nút ấn trên thân máy có thể chia thành 4 nhóm: nhóm trắng ấn trực tiếp, nhóm
vàng ấn sau nút Shift, nhóm đỏ ấn sau nút Alpha, nhóm xanh và tím ấn trực tiếp chương trình đã
gọi. Không chỉ cần biết cách sử dụng mà chúng ta còn cần phải biết cách bảo quản máy tính đúng
cách để máy tính có “tuổi thọ” lâu dài. Trong quá trình sử dụng chúng ta không nên để rơi hoặc để
vật nặng đè lên máy tính, điều đó có thể gây vỡ màn hình, và nhớ phải thay pin định kỳ ít nhất 3
năm/lần, pin yếu có thể làm giảm độ bền của máy tính. Chúng ta nên tránh sử dụng và cất máy ở
những nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, bụi bặm và nơi có từ trường mạnh. Chúng ta cũng không nên ấn
phím bằng đầu bút bi hay vật nhọn hay dùng hóa chất để chùi rửa sẽ bị mất chữ trên bàn phím, chỉ
nên dùng khăn mềm hơi ẩm lau sạch.
Ngày nay, nền công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển, với sự sáng tạo và nỗ lực nghiên
cứu không ngừng, các nhà khoa học sẽ tìm ra nhiều phương pháp cải tiến chiếc máy tính bỏ túi trở
nên hữu ích, giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng đơn giản và dễ dàng hơn. Dù là hiện tại hay
tương lai thì chiếc máy tính bỏ túi vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của lứa tuổi học trò, là một
công cụ vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người.




×