Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.83 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..............................................................4
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU
CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIÊP...1
I. Các khái niệm...........................................................................................1
1. Cơ cấu ngành kinh tế.............................................................................1
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế........................................................2
3. Cơ cấu công nghiệp...............................................................................2
4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp..........................................................3
II. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp trong
quá trình phát triển.....................................................................................4
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển:.........4
1.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel...................................................4
1.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher..........................5
1.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.....................................6
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp..........................................6
2.1. Xu hướng chung...........................................................................6
2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam...........7
3. Các phương thức, công cụ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
...................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM................10
I. Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế..............................10
1. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân:............10
2. Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong
nền kinh tế:..............................................................................................10



II. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp....................................11
1. Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1..............................11
1.1. Đánh giá chung..........................................................................11
1.2. Đánh giá cơ cấu 3 nhóm ngành cấp 1.......................................12
2. Cơ cấu công nghiệp phân theo trình độ công nghệ.............................17
3. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp Việt Nam........................22
3.1. Một số kết quả cụ thể:................................................................23
3.2. Một số hạn chế...........................................................................23

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY
NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
............................................................................................................... 25
I. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020.............................................................................................25
1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
.................................................................................................................25
1.1. Định hướng phát triển công nghiệp...........................................25
1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu.................................................26
2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp..........................................27
II. Các giải pháp thực hiện.......................................................................28
1. Giải pháp về chính sách......................................................................28
2. Giải pháp về mặt thị trường................................................................28
3. Giải pháp về mặt công nghệ................................................................29
4. Giải pháp về nguồn vốn......................................................................30


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cơ cấu công nghiệp: CCCN.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp: CDCCCN.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HDH.
Tổng sản phẩm trong nước: GDP.
Công nghiệp khai thác: CNKT.
Công nghiệp chế biến: CNCB.
Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước: SXPPDKN.


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (theo giá so sánh 1994).. 10
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP....................11
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành (theo
giá so sánh1994)................................................................................... 12
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác (theo giá so
sánh 1994)............................................................................................. 13
Bảng 5: Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong CNKT( theo giá so
sánh 1994)............................................................................................. 14
Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá nhóm ngành công nghiệp chế biến.
............................................................................................................... 15
Bảng 7: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp chế biến( theo giá so
sánh 1994)............................................................................................. 16
Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành SXPPDKN( theo giá so sánh 1994) 17


Bảng 9: Giá trị sản xuất phân theo trình độ công nghệ( theo giá so
sánh 1994)............................................................................................. 18
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp phân theo
trình độ công nghệ............................................................................... 19
Bảng 11: Tỷ trọng của các ngành công nghiệp theo trình độ công
nghệ....................................................................................................... 20

Bảng 12: Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong công nghiệp công
nghệ cao................................................................................................ 21
Bảng 13: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp công nghệ trung
bình....................................................................................................... 21
Bảng 14 : Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp công nghệ thấp.. .22


LỜI MỞ ĐẦU
Trong các năm qua, tuy phải đối mặt với những khó khăn và thách thức trong quá
trình hội nhập nhưng nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng khá cao, năm sau cao
hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì trong khoảng 7- 8%. Trong
đó, đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp là rất đáng kể. GDP công nghiệp liên
tục tăng, tỷ trọng trong cơ cấu tổng GDP của đất nước được nâng lên ở mức cao. Giá trị
xuất khẩu tăng mạnh.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ những
yếu kém cần được khắc phục. Vì vậy, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước, trong điều kiện hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, yêu cầu đặt ra đối với
ngành công nghiệp là phải tiếp tục nâng cao sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng của
ngành, tiếp tục là đầu tàu trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Một trong các giải pháp có ý nghĩa nhất là phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp đi liền với thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường, đẩy mạnh
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm công nghiệp Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin lựa chọn đề tài:
“Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn
2010- 2020”
Qua đề tài này, tôi xin gửi những vấn đề lý luận chung nhất về cơ cấu công nghiệp và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Tiếp đó, dựa vào những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, tôi
phân tích thực trang cơ cấu công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam

trong 5 năm trở lại đây, từ đó tìm hiểu được những thành công và những điểm còn hạn chế
trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam. Từ đó, tôi đưa ra một số khuyến nghị để đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong các năm tiếp theo để thực hiện mục tiêu
biến nước ta cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020.
Để thực hiện được đề án này tôi xin trân thành cảm ơn(thầy) Ts.Nguyễn Ngọc Sơn
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề án này.
Người thực hiện
Phạm Thanh Liêm


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU
CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIÊP.
I. Các khái niệm.
1. Cơ cấu ngành kinh tế
Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu
cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ
này được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn luôn vận động và
hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những
nội dung sau:
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng các ngành
kinh tế không cố đình, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động
xã hội. Từ đầu thế kỷ 19 nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa
của ngành sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành: Khai thác tài nguyên thiên nhiên ( gồm
nông nghiệp và khai thác khoáng sản); Công nghiệp chế biến; Sản xuất sản phẩm vô hình.
Liên hợp quốc (UN) sau này, căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất đã chuyển hoạt động
khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi sản xuất sản phẩm vô hình là Dịch
vụ.
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện
cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành

gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành
công nghiệp và xây dựng; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ.
Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với
nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng
( tính theo GDP, lao động, vốn v.v…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân,
còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của
sự tác động giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp
hoăc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối
quan hệ gián tiếp được thể hiện theo cấp 1, 2, 3 v.v… Nói chung mối quan hệ của các
ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn
theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc
tế.

1


2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ
phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu
ngành từ trạng thái này xang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi
trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ
cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn
bao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc
chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển
dịch là cỉa tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hơn,
hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù
hợp hơn.
3. Cơ cấu công nghiệp
Là một hệ thống phức hợp các ngành, các vùng, các thành phần… có tác động biện
chứng với nhau, trong những không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được xác định cả về mặt định lượng và định tính, cả về số lượng và chất

lượng, cũng như phương thức mà chúng hợp thành.
Các thành tố nội hàm của cơ cấu công nghiệp vận động không ngừng, bản thân các
thành tố được xem xét trong nhiều trường hợp cũng chính là các hệ thông với cơ cấu nội
tại riêng biệt và vận động. Do đó, xem xét cơ cấu công nghiệp, luôn phải tiếp cận theo tư
duy biện chứng, vận động. Tuy vậy, người ta thường xem xét cơ cấu công nghiệp trên các
mặt chủ yếu sau:
- Cơ cấu ngành kinh tê – kỹ thuật, là tổng hợp các ngành, tỷ lệ tương quan và mối
liên hệ kinh tế - kỹ thuật giữa các ngành trong tổng thể cơ cấu công nghiệp.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ - theo sự phân bố về không gian và vùng lãnh thổ. Cơ cấu
vùng thường được xác định bởi các ranh giới địa lý hay hành chính. Nhưng bản thân trong
đó lại hàm chứa cơ cấu kinh tê – kỹ thuật. Như vậy, cơ cấu vùng thực chất là cơ cấu ngành
được sắp xếp theo các vùng địa lý hành chính nhất định mà thôi.
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp có nguồn gốc từ sự phân định quyền
sở hữu với các tổ chức công nghiệp. Cần chú ý rằng, cơ cấu thành phần công nghiệp có ý
nghĩa rất lớn đến việc trả lời câu hỏi ai quyết định trật tự công nghiệp.
Ở các nước thị trường thì sở hữu tư nhân và hỗn hợp chiếm tỷ trọng đa số tuyệt đối,
nên trật tự công nghiệp được quyết định bởi những “ người bỏ vốn”, do đó sự hình thành
và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được quyết định chủ yếu bởi tín hiệu thị trường hay

2


còn gọi là “ dưới bàn tay vô hình”. Trong những nền kinh tế mới chuyển đổi như nước ta,
vai trò kinh tế của sơ hữu nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, do đó, sự chủ động tác động
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước còn rất lớn. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức cho cơ quan quản lý nhà nước, với tư cách là người nhạc trưởng cho quá trình hình
thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, bởi vì: Một mặt, nhà nước hiện có tiềm lực kinh
tế mạnh để làm đối trọng, làm lực lượng cho việc xác lập cơ cấu công nghiệp, nhưng mặt
khác, các thành phần kinh tế khác với tư cách và quyền hạn của “ người bỏ vốn” , họ có thể
làm thay đổi cơ cấu công nghiệp mong muốn từ phía Nhà nước ( vì họ bỏ vốn theo tín hiệu

thị trường là chủ yếu). Đây cũng chính là thách thức và nếu không nắm bắt được xu thể thị
trường và quyết định của những “người bỏ vốn” độc lập, quản lý nhà nước xẽ khó khăn
trong việc can thiệp hình thành cơ cấu công nghiệp mong muốn.
4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Như đã nói ở trên, cơ cấu công nghiệp bản thân là một hệ thống động bởi sự vận
động liên tục của nội tại từng thành tố, bởi sự thay đổi tương quan giữa các thành tố và do
đó, dẫn đến các quan hệ ràng buộc đó cũng thường xuyên thay đổi. Cụ thể hơn, đó chính là
sự thay đổi các ngành, nội bộ các ngành, các vùng và các thành phần. Sự thay đổi có thể
diễn ra theo hướng xuất hiện mới các ngành, vùng mới thay thế cho các ngành, vùng, thành
phần không còn phù hợp do đó làm thay đổi tỷ trọng, thay đổi chất lượng của toàn hệ
thống.
Từ đó có thể hiểu, chuyển dịch cơ cấu công nghiêp là sự thay đổi cơ cấu công nghiệp
cả trên khía cạnh các bộ phận cơ cấu ngành, vùng, thành phần, mối quan hệ giữa chúng cả
trên khía cạnh số lượng và chất lượng của cơ cấu, để phù hợp với môi trường kinh tế tổng
thể bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.
Để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, Nhà nước sử dụng cả tiềm lực kinh
tế của mình ( hệ thống kinh tế nhà nước) để thay đổi trực tiếp cơ cấu ngành, vùng, thông
qua các chiến lược, chính sách phát triển các quy hoạch dài hạn. Đồng thời nhà nước còn
sử dụng cả quyền lực để điều chỉnh trật tự công nghiệp, tiến trình ưu tiên phát triển, cũng
như các chính sách hợp tác quốc tế để đẩy nhanh tiến trình hợp tác quôc tế để đẩy nhanh
tiến trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo mong muốn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kịch bản bởi rất nhiều nguyên
nhân:
- Thứ nhất, tầm nhìn và dự báo dài hạn thường bị những biến động bất thường làm
sai lệch định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

3


- Thứ hai, quá trình chuyển dịch thường xuất hiện các xung đột giữa các nhóm lợi

ích, nên định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong những giai đoạn, hoàn cảnh
nhất định là không nhất quán.
Từ đó có thể hiểu, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là “công việc” của cả hệ thống,
của mọi ngành, mọi vùng và mọi thành phần tham gia. Để tạo được sự đồng thuận lớn
trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, đòi hỏi phải có sự phân phối hợp lợi ích của các
nhóm lợi ích, và huy động được mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân. Để làm được
điều đó Nhà nước cần phải nắm được và thừa nhận qúa trình chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp là khách quan đồng thời sử dụng đúng đắn nguồn lực, công cụ định hướng để có thể
định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định.

II. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp trong quá trình
phát triển.
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển:
1.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel.
Ngay từ cuối thế kỷ thứ 19 một quy luật tiêu dùng thực nghiệm đã được Ernes Engel
đề xướng. Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho
các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đường Engel ( Engel curve) là một đường biểu thị mối
quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể. Đường Engel
được minh họa dưới đây:

Tiê
u
dùn
g
Đường Engel

Thu nhập
Độ dốc của đường này ở bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng cận biên của
hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập, nó phản ánh độ
4



co giãn của tiêu dùng một lọai hàng hóa cụ thể so với thu nhập dân cư. Bằng quan sát thực
nghiệm, Engel đã nhận thấy rằng khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độ
nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Như vậy, đường
Engel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa là lương thực thực phẩm có xu hướng
dốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau đó độ dốc giảm dần (độ co giãn của cầu hàng hóa
theo thu nhập dương) và cuối cùng là có xu hướng đi xuống khi thu nhập gia đình đạt đến
một mức độ nhất định (độ co giãn âm). Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là
sản xuất lương thực thực phẩm nên có thể xuy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền
kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định.
Quy luật Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩm nhưng nó có ý
nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của các loại hàng
hóa khác. Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, các hàng hóa công
nghiệp là hàng hóa lâu bền và cung cấp sản phẩm dịch vụ là hàng hóa cao cấp. Qua quá
trình nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng, trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho
hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng gia
tăng nhưng mức độ nhỏ hơn mức độ gia tăng của thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa
dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, độ dốc của hàng hóa này ngày càng cao và đến một
mức nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập.
1.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher.
Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, trên cơ sở quan
niệm nền kinh tế gồm 3 khu vực: khu vực thứ nhất bao gồm ngành nông, lâm, ngư nghiệp
và khai thác khoáng sản, khu vực thứ hai bao gồm ngành công nghiệp chế biến, xây dựng
và khu vực thứ ba là các ngành dịch vụ, A.Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triển khoa
học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường
sử dụng máy móc thiết bị và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân
nâng cao năng suất lao động. Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cần
thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì vậy, tỷ lệ lực lượng lao
động cho nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu kinh tế. Trong khi đó ngành

công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất
phức tạp của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác độ co giãn của nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm này là một đại lượng lớn hơn không vì vậy theo sự phát triển kinh tế, tỷ trọng lao
động trong công nghiệp có xu hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng
thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay

5


thế công nghê và kỹ thuật mới là rất cao. Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm
dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ cao là lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng nền kinh tế ở trình độ
phát triên cao là lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Vì
vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng càng nhanh khi
nền kinh tế ngày càng phát triển.
1.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Từ những cơ sở lý thuyết trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế từ nông nghiệp xang nền kinh tế công nghiệp đều
phải trải qua các bước: chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp xang công- nông nghiệp để từ
đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nội dung cụ thể của xu hướng này thể
hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng đáng kể cả GDP và lao động. Một xu hướng khác cho thấy khi nền kinh
tế bước xang giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ ngày càng cao
hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản
phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần. Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triển
kinh tế, các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo
dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
2.1. Xu hướng chung.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục theo hai khuynh

hướng:
Khuynh hướng chuyển dịch tự phát: Đây là một hiện tượng khách quan bởi việc
quyết định đầu tư của những “người bỏ vốn” vào các ngành, vùng theo một phương thức
nào đó theo tín hiệu của thị trường, nhằm đạt được hiệu quả cao. Khuynh hướng này thậm
chí nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý nhà nước, chỉ đến khi hiệu quả thực tế
không như mong đợi thì sự chuyển dịch lại theo hướng khác, tức là đầu tư lại chảy vào các
ngành, các vùng nào khác. Các tín hiệu thị trường không phải lúc nào cũng đúng như dự
báo, do đó khuynh hướng chuyển dịch tự phát nhiều khi dẫn đến lãng phí các nguồn lực
công nghiêp.
Khuynh hướng chuyển dịch tự giác và có chủ đích: Nhà nước với bộ máy quản lý,
hệ thống pháp luật và chính sách cùng đầy đủ nguồn thông tin khởi xướng và chỉ huy quá
trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp vì lợi ích toàn xã hội.
6


2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.
Thứ nhất, sự chuyển dịch các ngành, nhóm ngành công nghiệp từ các quốc gia trong
khu vực và quốc tế đến Việt Nam theo hiệu ứng “đàn sếu”. Chúng ta đều biết rằng, ở
những trình độ nhất định của sự phát triển, xuất hiện những ngành kinh tế tương ứng. (Như
ví dụ đã nêu về sự chuyển giao ngành dệt may của Nhật Bản vào những năm 60 của TK
XX cho Hàn Quốc). Như vậy, sự chuyển dich cơ cấu công nghiệp của một quốc gia, đặc
biệt là trong quá trình hội nhập, trước hết chịu ảnh hưởng của dòng chuyển dịch khu vực
và quốc tế. Đây là một xu hướng mang tính khách quan mà chúng ta cần nhận thức để chủ
động đón nhận.
Thứ hai, cũng từ quá trình hội nhập, nền kinh tế cần có các tập đoàn mạnh làm đối
tác trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Bởi vậy, việc ra đời và phát triển các tập đoàn kinh tế
mạnh sẽ là một yêu cầu khách quan. Xu hướng tập trung hoá vào một số tập đoàn kinh tế
mạnh để làm trụ cột cho các nền kinh tế đang phát triển tham gia hội nhập đã được chứng
minh thuyết phục ở các nền kinh tế NICs.
Thứ ba, sự xuất hiện các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao là cửa ngõ, là trụ cột

cho việc nắm bắt và chủ động hội nhập. Việc kêu gọi dòng chảy đầu tư để thúc đẩy quá
trình CNH, HĐH đặt ra một xu hướng rõ nét là, nền kinh tế cần các “điểm mở” để mở cửa
với thế giới bên ngoài. Các điểm mở này sẽ là động lực, là chất xúc tác để thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước. Bài học của Trung Quốc sẽ mãi có giá trị về vấn đề này, chỉ tiếc là
chúng ta đã chậm đón nhận xu hướng rất khách quan này.
Thứ tư, khu vực dân hữu sẽ phát triển nhanh chóng hơn so với khu vực quốc hữu,
dẫn đến tỷ trọng của khu vực dân hữu sẽ lớn hơn khu vực công hữu trong GDP là một xu
hướng tất yếu, bởi yêu cầu của tính năng động kinh tế. Xu hướng này đòi hỏi phải được
nhận thức để khu vực công hữu chỉ tham gia ở những nơi cần thể hiện vai trò của công hữu
(những ngành mà dân hữu không được làm, không làm được và không muốn làm). Trong
hoàn cảnh đó, Nhà nước sẽ chú trọng hơn đến chi tiêu công cộng chứ không phải là nhà
đầu tư kinh doanh. Công thức: Dân hữu kinh doanh, Nhà nước thu thuế và chi tiêu công
cộng, sẽ là xu thế tất yếu để phát triển lành mạnh nền kinh tế.
Thứ năm, kiểu doanh nghiệp “tế bào” sẽ xuất hiện ở ngành Công nghiệp Việt Nam
như dự báo chung của xu thế thế giới. Chỉ có điều khác về lý do là, trong khi các nước phát
triển xuất hiện kiểu DN “tế bào”nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, thì ở Việt Nam, kiểu
DN “tế bào” lại xuất hiện bởi tính tư hữu được khích lệ và còn vì nó phù hợp với những
vùng sâu, vùng xa có trình độ tổ chức sản xuất còn manh mún. Cần nắm bắt xu hướng này

7


để có chính sách thích hợp cho phát triển các vùng, tiến tới xoá dần khoảng cách giữa các
vùng.
3. Các phương thức, công cụ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Phương thức khai thác lợi thế so sánh. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của mỗi
quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, chỉ có thể thành công và tham gia vào
nền công nghiệp khu vực và quốc tế khi biết dựa vào lợi thế so sánh. Phương thức này
nhấn mạnh việc tận dụng và phát huy các lợi thế đã có và sẽ có về các nguồn lực trong so
sánh với các nước, để chọn đúng vị thế của sự phân công khu vực và quốc tế. Suốt một

thời gian dài, chúng ta ngộ nhận lợi thế về tài nguyên và sức lao động, nên đã nóng vội
trong việc định hình CCCN đồng bộ, dẫn đến sự dàn trải, không có lợi thế so sánh. ở đây,
cần thấy rằng, bản thân sự tụt hậu đi sau lại là một lợi thế so sánh nếu chúng ta biết rút ra
những bài học từ các nước và từ chính chúng ta trong quá khứ để đẩy nhanh CDCCCN.
Lợi thế so sánh bản thân là yếu tố động, cần phải phát hiện và có các chính sách kịp thời để
hiện thực hoá nó, nhằm đẩy nhanh CDCCCN.
Khai thác hợp lý quá trình CDCCCN trong điều kiện kinh tế mở. Thực tiễn phát triển
công nghiệp thế giới cho thấy, giữa các quốc gia đã đang và sẽ diễn ra quá trình CDCCCN,
thậm chí là chuyển dịch với tốc độ nhanh, mức độ khá triệt để. Sau khi khai thác triệt để
các lợi thế so sánh, họ thường dịch chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh đến các nước có
lợi thế tốt hơn để thu lợi nhuận cao hơn. Chẳng hạn ngành Dệt - May cực kỳ phát triển ở
Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến những năm 60, khi tiền công ở đây đã cao, ngành
này dịch chuyển dần sang Hàn Quốc, đến lượt Hàn Quốc không còn “chịu đựng” nổi chi
phí nhân công thì ngành này được chuyển đến các nước Đông Nam á (trong đó có Việt
Nam). Như vậy, bên cạnh sự chủ động, chúng ta còn bị động đón nhận những ngành nghề
mà các nước đi trước chuyển dịch sang làm thay đổi căn bản CCCN của đất nước. Theo dự
báo, chừng 10 năm, nữa Việt Nam sẽ là “công trường” sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia
dụng của Đông Nam á, thay chỗ cho Malaysia, Thái Lan ngày nay.
Tạo ra các ngành công nghiệp dẫn đầu. Lợi thế so sánh và khai thác hợp lý quá trình
CDCCCN quốc tế sẽ đòi hỏi chúng ta phải có những ngành công nghiệp mũi nhọn có trình
độ công nghệ cao, dẫn đầu để vừa tham gia vào quá trình phân công kinh tế khu vực và
quốc tế, vừa làm đầu tầu cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế.
Tạo ra các đặc thù cho công nghiệp. Các nhóm hàng hoá công nghiệp còn được nhắc
tới bởi cả khía cạnh nhân văn. Nếu như người Mỹ tạo dáng cho ô tô sự mạnh mẽ (đôi khi là
hung dữ) thì người Nhật lại thân thiện hơn với sự sang trọng và tiết kiệm nhiên liệu. Nét

8


đặc thù công nghiệp (nhìn cả dưới góc độ nhân văn) là một phương thức mà quá trình

CDCCCN cần xem xét như một phương thức để tăng sức cạnh trạnh trong quá trình hội
nhập kinh tế với khu vực và trên thế giới.
Thúc đẩy chuyên môn hóa để tham gia vào phân công lao động với khu vực và trên
thế giới. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công nghiệp đã chứng minh rằng, những sản
phẩm lớn, nhiều chi tiết sẽ không hiệu quả, nếu tổ chức sản xuất khép kín trong một doanh
nghiệp, trong một quốc gia. Như vậy có nghĩa là, sự phân công chuyên môn hóa là một yếu
tố quan trọng để khai thác mọi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đẩy nhanh quá trình CDCCCN, chúng ta cần phải quán triệt vấn đề này hơn bao
giờ hết, nhất là trong điều kiện hội nhập, chúng ta thường đề cao “tỷ lệ nội địa hoá” của
một sản phẩm dịch vụ nào đó, mà không thấy được rằng, nếu tỷ lệ này thấp, nhưng những
chi tiết mà chúng ta làm ra có thể bán ra khắp thế giới cho các hãng mua để lắp ráp vào sản
phẩm của họ, thì chắc chắn hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều. Thế giới đã có những khái
niệm “vương quốc của trục cơ”, “xứ sở của vi mạch” hàm ý tính chuyên môn hoá cao
(chuyên môn hoá chi tiết, bộ phận).
Như vậy, CDCCCN cần tạo ra được các ngành, các chi tiết, bộ phận có thể tham gia
vào phân công sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế. Có như vậy, CCCN của chúng ta
mới bền vững, độc lập, chứ không phải ngược lại là làm mọi thứ, nhưng không thứ nào vào
cuộc được với sự phân công kinh tế khu vực và quốc tế.

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế.
1. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân:
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP qua các năm đã có sự chuyển biến tích cực.
Theo đó, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm còn
tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng dần, thể hiện nền kinh tế
đang đi đúng hướng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, tỷ trọng nhóm

ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần – từ 21.06%
năm 2003, 20,39% năm 2004, 19,56% năm 2005, 18,74% năm 2006, và đến năm 2007 là
17,86%. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần – từ 30,01%
năm 2003, 30,78% năm 2004, 31,42% năm 2005, 31,98% năm 2006, 32,49% năm 2007.
Nhóm ngành dịch vụ vẫn chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP nhưng lại bị sụt giảm về tỷ
trọng vào năm 2004 – từ 40,46% xuống còn 40,26% - và đến năm 2007 vẫn chưa đạt được
tỷ trọng như của năm 2003.
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (theo giá so sánh 1994).
Đơn vị: %
Chỉ tiêu.
Tổng cộng.
Nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản.
Công nghiệp và xây dựng.
+ Công nghiệp.
+ Xây dựng.
Dịch vụ.

2003
100,00
21,06
38,48
30,01
8,47
40,46

2004
100,00
20,39
39,35
30,78

8,57
40,26

2005
100,00
19,56
40,17
31,42
8,75
40,27

2006
100,00
18,74
40,97
31,98
8,99
40,29

2007
100,00
17,86
41,77
32,49
9,28
40,37

2. Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế:
Trong 5 năm trở lại đây, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành liên tục tăng với tốc
độ khá, bình quân từ 16 – 17%/ năm, trong đó kể từ năm 2005 tới nay tốc độ tăng giá trị

sản xuất công nghiệp là trên 17%, vượt chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 –
2010(bình quân 15- 15,5%).
Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy được rằng: trong 5 năm qua tốc độ tăng
trưởng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ đạt khoảng 10,2%. Như vậy, có thể thấy
được rằng mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về lượng( biểu hiện ở giá trị sản xuất công
nghiệp liên tục tăng ở mức cao), nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét về mặt chất( biểu

10


hiện ở tăng trưởng của công nghiệp trong GDP tăng còn chậm). Các nhóm ngành nông,
lâm, thủy sản và dịch vụ tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
GDP
Nông nghiêp, lâm nghiệp, thủy sản.
Công nghiệp.
Dịch vụ.

2003
7,34
3,62
10,38
6,45

2004
7,79
4,36
10,62

7,26

2005
8,44
4,02
10,64
8,48

2006
8,23
3,69
10,20
8,29

2007
8,48
3,40
10,21
8,68

Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp với GDP của cả nước được minh họa
bằng đồ thị dưới đây. Nhìn vào đồ thị ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng độ dốc của đường
tăng trưởng của ngành công nghiệp trong GDP là thấp hơn so với độ dốc của đường tăng
trưởng. Điều này cũng thể hiện được rằng giá trị gia tăng thực tế của công nghiệp còn thấp,
chưa có sự chuyển biến về chất.

II. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.
1. Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1.
Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê thì Việt Nam có 3 nhóm ngành cấp 1 như
sau:

- Công nghiêp khai thác (CNKT).
- Công nghiệp chế biến (CNCB).
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (SXPPDDN).
1.1. Đánh giá chung.
Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp phân theo 3 ngành trên thay đổi theo xu hướng sau:

11


- Ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu công
nghiệp, năm 2003 là 10,74%, năm 2004 là 10,53%, năm 2005 là 9,21%, năm 2006 là
7,76%, năm 2007 là 6,47%.
- Ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng dần tỷ trọng, năm 2003 chỉ là
82,89%, năm 2004 là 83,32%, năm 2005 là 84,78%, năm 2006 là 86,39%, và năm 2007 là
87,83%.
- Ngành sản xuât và phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng giảm dần tỷ trọng,
năm 2003 là 6,37%, năm 2004 là 6,15%, năm 2005 là 6,01%, năm 2006 là 5,85%, năm
2007 là 5,7%.
Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành công
nghiệp khai thác tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, nhưng ta có thể nhận thấy
rằng sự chuyển dịch này còn diễn ra chậm chưa phản ánh được xu hướng chuyển dịch
vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó là sự xụt giảm trong tỷ trọng của ngành sản xuất và
phân phối điện, khí đốt và nước.
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
(theo giá so sánh1994).
Đơn vi: %.
Ngành công nghiệp
Tổng số
Công nghiệp khai thác


2003
100
10,7

Công nghiệp chế biến
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và

2006
100
7,76

2007
100
6,47

4
3
82,89 83,3

84,78 86,3

87,8

2
6,15

9
5,85

6,37


2004
100
10,5

2005
100
9,21

6,01

3
5,7

nước
1.2. Đánh giá cơ cấu 3 nhóm ngành cấp 1.
1.2.1 Nhóm công nghiệp khai thác.
Theo sự phân ngành của Tổng cục Thống kê, nhóm ngành công nghiệp khai thác
được chia ra thành các ngành công nghiệp cấp 2 như sau:
- Khai thác than.
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
- Khai thác quặng kim loại.
- Khai thác đá và mỏ khác.

12


a. Về giá trị sản xuất:
Giai đoạn 2003 – 2005 giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác tăng trưởng vào
mức khá, đạt 38350,9 tỷ đồng vào năm 2005. Sự tăng trưởng trên xuất phát từ sự tăng

trưởng của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên, nếu như năm 2003 là 25132,4 tỷ đồng
thì đến năm 2005 là 27410 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2006 – 2007 tăng trưởng của ngành
công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần, nếu như năm 2005 giá trị sản xuất toàn
ngành là 38350,9 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 37803,5 tỷ đồng, và
năm 2007 xuống còn 36902,5 tỷ đồng. Có điều trên là do sự sụt giảm của ngành công
nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên( 25466,1 tỷ đồng vào năm 2006 và xuống đến
23986,6 tỷ đồng năm 2007). Còn xét về tỷ trọng công nghiệp khai thác trong toàn ngành
công nghiệp thì tỷ trọng có xu hướng giảm dần.
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác (theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành cấp 2
Toàn ngành công nghiệp

2003
305080,

2004
355624,

2005
416612,

2006
487255,

2007
57077,

Khai thác than
Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.


4
3688,6
25132,4

1
4751,6
28403,1

8
6111,4
27410,0

7
6940,8
25466,1

7
7631,5
23986,

Khai thác quặng kim loại
Khai thác đá và mỏ khác
Tổng cộng CNKT

344,3
3597,0
32762,3

467,4

3842,0
37464,1

475,9
4353,6
38350,9

621,9
4774,7
37803,5

6
556,9
4727,5
36902,

Tỷ trọng CNKT so với toàn ngành 10,74%

10,53%

9,21%

7,76%

5
6,47%

(%)
b. Về cơ cấu các ngành trong công nghiệp khai thác:
Trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp khai thác, ngành khai thác dầu thô và khí tự

nhiên chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng ¾ giá trị của toàn ngành công nghiệp khai thác, các
ngành còn lại chiếm ¼ trong đó:
- Ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 76,71% năm
2003 xuống còn 64,99% năm 2007.
- Ba ngành còn lại có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong giá trị sản xuất toàn ngành.
Khai thác than là ngành có xu hướng tăng nhanh nhất, nếu như năm 2003 chiếm 11,26%
trong toàn ngành thì qua các năm tỷ trọng của ngành khai thác than liên tục tăng, đến năm

13


2007 chiếm 20,68%. Hai ngành khai thác quặng kim loại và khai thác đá và mỏ khác thì sự
tăng lên không đáng kể.
Bảng 5: Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong CNKT( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: %
Ngành cấp 2
Tổng số
Khai thác than
Khai thác dầu thô và khí tự nhiên
Khai thác quặng kim loại
Khai thác đá và mỏ khác

2003
100
11,26
76,71
1,05
10,98

2004

100
12,68
75,81
1,27
10,24

2005
100
15,94
71,47
1,24
11,35

2006
100
18,36
67,36
1,65
12,36

2007
100
20,68
64,99
1,51
12,82

1.2.2 Nhóm công nghiệp chế biến.
Công nghiệp chế biến là một ngành lớn bao gồm 23 phân ngành khác nhau( theo sự
phân loại của tổng cục thống kê). Bao gồm:

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
- Sản xuất thuốc lá, thuốc lào.
- Sản xuất sản phẩm dệt.
- Sản xuất trang phục.
- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.
- Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản.
- Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.
- Xuất bản, in và sao bản ghi.
- Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
- Sản xuất các sản phẩm cao su và plastic.
- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác.
- Sản xuất kim loại.
- Sản xuất sản phẩm bằng kim loại( trừ máy móc thiết bị).
- Sản xuất máy móc thiết bị.
- Sản xuất TB văn phòng, máy tính.
- Sản xuất thiết bị điện.
- Sản xuất radio, TV và thiết bị truyền thông.
- Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại.
- Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ .
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác.

14


- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế.
- Sản xuất sản phẩm tái chế.
Trong ngành công nghiệp của nước ta, công nghiệp chế biến chiếm một vị trí quan
trọng thể hiện:
a) Về giá trị sản xuất.

Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá nhóm ngành công nghiệp chế biến.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Giá trị

2003
công 305080,4

2004
355624,1

2005
416612,8

2006
487255,7

2007
570770,7

nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp 252886,1

296293,9

353214,6

420943,6

501301,0


chế biến
Tốc độ tăng trưởng( %)
Tỷ trọng trong toàn ngành

17,16%
83,32%

19,21%
84,78%

19,17%
86,39%

19,09%
87,83%

sản

xuất

18,34%
82,89%

công nghiệp( %)
Giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp chế biến rất lớn , chiếm đa số trong
ngành công nghiệp( trên 80%). Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai thác trong giá
trị sản xuất toàn ngành cũng ngày một tăng, năm 2003 chiếm 82,89% thì đến năm 2007 là
87,83% đạt 420943,6 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chế biến cũng ở mức cao( khoảng

19%), tuy nhiên ta có thể nhận thấy được rằng tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công
nghiệp chế biến không tăng đều đặn qua từng năm. Trong giai đoạn 2003 -2005 tăng
trưởng của nhóm ngành bị sụt giảm năm 2004- 17,16% so với năm 2003 là 18,34%. Trong
giai đoạn 2006 -2007 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
b) Về cơ cấu ngành trong công nghiệp chế biến.
Trong ngành công nghiệp chế biến, thì nhóm các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản
chiếm tỷ trọng cao nhất( trên 30%), trong đó sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm đa
số( 25% trong tỷ trọng công nghiệp chế biến). Về xu hướng thì có thể thấy nhóm các
ngành chế biến nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm qua các năm, mỗi năm giảm
khoảng 1%.
Nhóm các ngành sản xuất cơ khí, thiết bị điện, điện tử- viễn thông chiếm tỷ trọng
đứng thứ 3 trong ngành công nghiệp chế biến( khoảng 15-16%), trong đó sản xuất thiết bị
điện, sản xuất sửa chữa phương tiện vận tải khác đóng góp lớn nhất và cũng là ngành có

15


tốc độ tăng trưởng cao về mặt tỷ trọng. Nhóm ngành này có xu hướng tăng dần đều qua
các năm.
Nhóm ngành sản xuất sản phẩm dệt may, da dầy cũng là nhóm co tỷ trong cao trong
công nghiệp chế biến( chiếm 15%) và có tốc độ tăng trưởng cao.
Bảng 7: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp chế biến( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: %
Ngành công nghiệp chế biến
Tổng số
Chế biến nông, lâm, thủy sản
Sản xuất thực phẩm và đồ uống
Sản xuất thuốc lá, thuốc lào
Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản
Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

Sản xuất cơ khí, thiết bị điện, điện, điện

2003
100,00
33,58
25,54
3,63
2,17
2,24
15,55

2004
100,00
33,27
25,21
3,43
2,22
2,41
15,44

2005
100,00
32,31
24,48
3,18
2,30
2,35
15,91

2006

100,00
31,47
24,49
2,66
2,08
2,24
15,8

2007
100,00
31,04
24,63
2,34
1,94
2,13
16,14

tử- viễn thông
Sản xuất máy móc thiết bị
Sản xuất TB văn phòng, máy tính
Sản xuất thiết bị điện
Sản xuất radio, TV và thiết bị truyền thông
Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ

1,82
0,61
2,95
2,83
0,23


1,81
0,62
3,05
2,69
0,23

1,56
0,91
3,39
2,59
0,22

1,32
1,24
3,76
2,17
0,17

1,17
1,52
4,10
1,84
0,12

quang học và đồng hồ các loại
Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ
Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác
Sản xuất sản phẩm hóa chất, dầu mỏ
Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

Sản xuất các sản phẩm cao su và plastic
Sản xuất sản phẩm kim loại và phi kim

3,28
3,83
11,04
6,45
0,13
4,46
20,14

2,93
4,11
11,69
6,42
0,15
5,12
19,46

2,76
4,48
12,08
6,75
0,17
5,16
19,42

2,22
4,92
12,02

6,82
0,12
5,08
19,55

2,34
5,05
11,87
6,80
0,09
4,98
19,34

loại
Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi 11,81

11,30

10,49

10,40

10,24

kim loại khác
Sản xuất kim loại
4,12
Sản xuất sản phẩm bằng kim loại( trừ máy 4,21

3,79

4,37

3,95
4,98

3,73
5,42

3,68
5,42

móc thiết bị)
Sản xuất sản phẩm dệt may, da giầy
Sản xuất sản phẩm dệt
Sản xuất trang phục
Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da
Sản xuất khác
Xuất bản, in và sao bản ghi
Sản xuất giường, tủ, bàn ghế
Sản xuất sản phẩm tái chế

15,34
5,61
4,32
5,41
4,8
1,27
3,44
0,09


15,09
5,40
4,33
5,36
5,19
1,31
3,80
0,08

15,53
5,64
4,55
5,34
5,63
1,24
4,31
0,08

15,93
5,74
4,76
5,43
5,68
1,10
4,50
0,08

15,11
5,62
4,14

5,35
4,57
1,39
3,10
0,08

16


1.2.3 Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong
cơ cấu công nghiệp nước ta( khoảng 6%), và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong
các năm qua. Một số chỉ tiêu cụ thể của ngành công nghiệp này như sau:
a) Về giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất của ngành này liên tục tăng qua các năm, năm 2003 là 19432,0 tỷ
đồng, năm 2004 là 21866,1 tỷ đồng, năm 2005 là 25047,3 tỷ đồng, năm 2006 là 28508,6 tỷ
đồng, năm 2007 là 32567,2 tỷ đồng. Sự tăng nhanh về giá trị sản xuất của ngành trên có
được là nhờ sự giá trị sản xuất của ngành sản xuất phân phối điện, khí tăng nhanh, nếu như
năm 2003 mới chỉ là 18071,3 tỷ đồng thì vào năm 2007 đã là 30546,0 tỷ đồng.
b. Về cơ cấu trong ngành.
Điều dễ dàng nhận thấy là trong cơ cấu ngành công nghiệp này sản xuất phân phối
điện, khí chiếm đa số( trên 80%), qua các năm thì tỷ trọng cua công nghiệp sản xuất phân
phối điện, khí ngày một tăng dần.
Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành SXPPDKN( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành cấp 2
Toàn ngành công nghiệp

2003
305080,


2004
355624,

2005
416612,

2006
487255,

2007
570770,7

Sản xuất phân phối điện, khí
Sản xuất và phân phối nước
Tổng cộng ngành SXPPDKN
Tỷ trọng so với toàn

4
18071,3
1360,7
19432,0
6,37

1
20385,4
1480,7
21866,1
6,15


8
23477,4
1569,9
25047,3
6,01

7
26752,3
1756,3
28508,6
5,85

30549,0
2018,2
32567,2
5,7

ngành( %)
2. Cơ cấu công nghiệp phân theo trình độ công nghệ.
Cơ cấu công nghiệp phân theo trình độ công nghệ chỉ được áp dụng cho ngành công
nghiệp chế biến, không áp dụng cho ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất
phân phối điện, khí đốt và nước.
Căn cứ vào công nghệ sản xuất của các ngành sản phẩm, công nghiệp chế biến được
chia thành ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp công nghệ trung bình,
ngành công nghiệp công nghệ thấp.
Công nghệ sản xuất của một ngành công nghiệp được căn cứ vào công nghệ sản xuất
ra sản phẩm, không căn cứ vào trình độ công nghệ cụ thể của từng doanh nghiệp trong
ngành đó.
Theo quy định của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc( UNIDO) thì:


17


- Ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm: Sản xuất máy móc thiết bị thông dụng
và chuyên dụng; Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; Sản xuất thiết bị điện, điện tử; Sản
xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông; Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác; Sản xuất sửa chữa
xe có động cơ; Sản xuất sửa chữa phương tiện vận tải khác.
- Ngành công nghiệp công nghệ trung bình bao gồm: Sản xuất than cốc, dầu mỏ; Sản
xuất hóa chất; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic; Sản xuất sản phẩm chất khoáng phi
kim loại; Sản xuất kim loại; Sản xuất sản phẩm bằng kim loại.
- Ngành công nghiệp công nghệ thấp bao gồm: Sản xuất thực phẩm và đồ uống; Sản
xuất thuốc lá, thuốc lào; Sản xuất sản phẩm dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất sản phẩm
bằng da, giả da; Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy;
Xuất bản, in, sao và bản ghi; Sản xuất giường, tủ, bàn ghế; Sản xuất sản phẩm tái chế.
Đánh gía cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ thông qua một số chỉ tiêu sau:
a) Về giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất cuả ngành công nghiệp chế biến liên tục tăng trong các năm qua là
nhờ giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ trung bình, công
nghiệp công nghệ thấp liên tục tăng trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, ta có thể thấy được
rằng:
- Công nghiệp công nghệ thấp đóng góp phần lớn trong gía trị sản xuất ngành công
nghiệp chế biến, năm 2003 là 134693,6 tỷ đồng; năm 2004 là 158213,1 tỷ đồng; năm 2005
là 185754,5 tỷ đồng; năm 2006 là 222503,3 tỷ đồng; năm 2007 là 263930,0 tỷ đồng.
- Công nghiệp công nghệ trung bình là ngành đóng góp vào giá trị sản xuất công
nghiệp chế biến đứng thứ 2 sau công nghiệp công nghệ thấp và công nghiệp công nghệ cao
là ngành đóng góp vào giá trị sản xuất thấp nhất.
Bảng 9: Giá trị sản xuất phân theo trình độ công nghệ( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng.
Ngành công nghiệp


2003

2004

Công nghiệp chế biến

252886,

296293,9 353214,

1
Công nghiệp công nghệ cao
39331,0
Công nghiệp công nghệ trung 78861,5

45764,1
92316,7

6
56178,3
111281,

bình
Công nghiệp công nghệ thấp

134693,

158213,

8

2
185754,5 222503,3 263930,0

6

1

18

2005

2006

2007

420943,6 501301,0
65534,1
132906,

80911,8
156459,2


Khi xét về tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp phân theo trình độ công
nghệ trong vòng 5 năm trở lại đây ta thấy:
- Công nghiệp công nghệ cao là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tăng trong
khoảng 3 năm trở lại đây( năm 2007 là 23,47% trong khi công nghiệp công nghệ trung
bình là 17,72%; công nghiệp công nghệ thấp là 18,61%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
của ngành này là không ổn định, năm 2003 là 22,11%; năm 2004 là 16,36%; đến năm 2005
là 22,76%; nhưng năm 2006 lại tụt xuống còn 16,65%; năm 2007 là 23,47%.

- Hai ngành công nghiệp công nghệ trung bình và công nghệ thấp có xu hướng giảm
dần tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn 2003- 2005 công nghiệp công nghệ thấp giảm từ
18,35% xuống còn 17,40%. Giai đoạn 2006- 2007 xu hướng giảm cũng được thể hiện rõ,
năm 2006 la 19,78% thì năm 2007 là 18,61%. Đối với ngành công nghiệp công nghệ trung
bình thì xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng thể hiện trong giai đoan 2006- 2007( giảm từ
19,43% năm 2006 xuong còn 17,72% năm 2007).
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp
phân theo trình độ công nghệ
Đơn vị: %
Ngành công nghiệp
Công nghiệp chế biến
Công nghiệp công nghệ cao
Công nghiệp công nghệ trung bình
Công nghiệp công nghệ thấp

2003
18,34
22,11
16,52
18,35

19

2004
17,16
16,36
17,06
17,46

2005

19,21
22,76
20,54
17,40

2006
19,17
16,65
19,43
19,78

2007
19,09
23,47
17,72
18,61


×