Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIEU LUAN CUOI KHOA THANH TRA CO LY KIEN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.9 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên Thanh tra giáo dục tại Kiên Giang
Khóa 2016 (Lớp 1)

“GIẢI QUYẾT ĐƠN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
CỦA PHỤ HUYNH VỚI GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT X, TỈNH K”

Họ và tên:

Nguyễn Ngọc Minh Lý

Đơn vị công tác:

Trường THPT Tân Hiệp

KIÊN GIANG, THÁNG 03 /2016
1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Quản lý nhà nước về giáo
dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục
khắc phục còn chậm , hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã
hội”. Về nguyên nhân của tình trạng trên, Đảng cũng chỉ ra rằng “ Sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh
vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm ;kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm
chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng


được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Để chấn chỉnh tình trạng
trên, Văn kiện định hướng:“Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc
phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo ”
Trong thời gian vừa qua, dư luận và báo chí đã tốn không ít giấy mực
để bàn về vấn đề dạy thêm, học thêm. Có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học
thêm là nhu cầu chính đáng của người dân, bao gồm cả người học lẫn người
dạy. Song cũng có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm là không cần
thiết, vì nó tạo áp lực học hành quá lớn cho học sinh.
Bản chất của việc dạy thêm, học thêm không có gì đáng phê phán, nếu
như nó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy định của
ngành Giáo dục & Đào tạo đề ra, và được xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện,
củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến thức của người học, động cơ học và không
vụ lợi của dạy.
Học thêm tích cực sẽ “ tích cực” góp phần nâng cao mặt bằng kiến thức
của người học, đồng thời sẽ là động cơ để giáo viên không ngừng tự học để
nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
Song điều đáng bàn là hoạt động dạy thêm, học thêm ở nhiều nơi hiện
nay đang diễn ra tràn lan. Có nhiều lý do dẫn đến hoạt động dạy thêm, học
thêm diễn ra tràn lan, khó kiểm soát. Về phía gia đình: Một số với mong
muốn con mình được giỏi giang bằng bạn bằng bè, nhất là phải dành được
kết quả cao trong các kì thi, nên khuyến khích con đi học; Một số gia đình
2


thì cho con đi học theo “phong trào’’, người ta cho con đi học thêm thì
mình cũng cho con đi học thêm; thậm chí có gia đình vì sợ bị cô giáo trù ếm
nên đành cho con đi học thêm. Về phía giáo viên, ở đâu đó, vì lợi ích kinh tế
đã lôi kéo, thậm chí dùng “tiểu xảo” để ép học sinh học thêm.
Từ một tình huống cụ thể có thật vừa xảy ra ở trường THPT X, liên
quan đến vấn đề dạy thêm học thêm, với trách nhiệm của mình là một cán bộ

phụ trách chuyên môn của trường , nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải
quyết đơn kiến nghị về vấn đề dạy thêm, học thêm của phụ huynh với
giáo viên ở Trường THPT A - Huyện T – Tỉnh K” để cùng tham gia giải
quyết, tháo gỡ vướng mắc, góp phần vào công tác quản lý giáo dục đào tạo
trên địa bàn tỉnh. Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những
kiến thức đã được học tập, liên hệ với thực tế giúp cho quá trình công tác của
bản thân ngày càng tốt hơn.
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống:
Cuối hè 2014, Hiệu trưởng THPT A nhận được đơn phản ánh của phụ
huynh học sinh phản ánh cô Quánh Thị Y dạy thêm ngoài nhà trường từ nhiều
năm nay và hè 2014 cô đã dạy trước chương trình lớp 10. Đơn của phụ huynh
ghi như sau:
Hiện nay Bộ GD&ĐT có chủ trương giảm tải, song giáo viên Trường
THPT A lại tăng tải dạy trước chương trình gây cho học sinh bệnh chủ
quan cái gì cũng biết trước. Đã nhiều năm nay cô Y, cụ thể năm nay đã dạy
từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, cô dạy 24 buổi thu 800.000 đồng/ 1 em. Cô
dạy khoảng 100 em được chia ra làm 2 lớp. Chúng tôi là những phụ huynh
ở huyện nhỏ chủ yếu sống bằng nghề nông. Nếu không đi học thêm cô sẽ
trù bằng nhiều cách (vì thường là giáo viên bộ môn và GVCN của trường
THPT A sẽ dạy bộ môn của mình từ lớp 10 đến lớp 12). Giáo viên Trường
THPT A đang rộ lên việc dạy thêm bởi nhẽ một dịp hè mà cô Y thu nhập
gần cả trăm triệu đồng. Vào năm học thì lại tiếp tục dạy nhưng chủ yếu dạy
lại kiến thức cũ và dạy rất sơ xài chủ yếu sửa bài trước cho các em khi
3


chuẩn bị có các bài kiểm tra nếu em nào không đi học thêm đa số bị điểm
thấp và tìm cách trừ điểmcủa các em không đi học thêm. Học sinh quá căng
thẳng đầu óc. Hiệu trưởng trường đinh ninh là giáo viên không dạy thêm.

Trên đây là những tiếng kêu cứu của phụ huynh rất mong lãnh đạo
mhaf trường quan tâm đến. Phụ huynh chúng tôi xin kiến nghị hè đến tuyệt
đối giáo viên không được dạy thêm, vào trong năm học, nhà trường dạy phụ
đạolà đủ rồi. Tôi có con học lớp cô Y nên tôi rất tha thiết đề nghị Hiệu
trưởng sẽ xử lý để làm gương cho những giáo viên khác. Nếu năm học mới
không thay đổi buộc chúng tôi viết đơn lên thanh tra Sở GD&ĐT và các
báo-đài.
Vì sợ con bị trù nên không dám kí tên mà chỉ bằng đơn nặc danh.
Sau khi nhận được đơn, mặc dù là đơn nặc danh, song với nhận định
đây là nội dung phản ánh vấn đề có tính nhạy cảm, nếu nội dung phản ánh
vấn đề có tính nhạy cảm, nếu nội dung phản ánh có thật mà không được giải
quyết sẽ gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới uy tín của Ngành. Vì
vậy, Ban Giám Hiệu, Ban chấp hành công đoàn và ban thanh tra nhân dân
nhà trường xác minh giải quyết càng sớm càng tốt.
Nhận nhiệm vụ được giao, ý thức được trách nhiệm với nhà trường, với
ngành, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn trường và ban thanh tra nhân
dân đã họp bàn và thống nhất: Một mặt xác minh sự việc qua học sinh, phụ
huynh học sinh và nhân dân địa phương; một mặt yêu cầu cô Y tường trình sự
việc và nộp cho Ban Giám hiệu. Sau khi nhận được tường trình của cô Y sẽ có
hướng xử lý tiếp theo.
Qua xác minh các đối tượng cho thấy cô Y có dạy trước chương trình
lớp 10 trong dịp hè, trong năm học có dạy thêm học sinh lớp mình vào buổi
chiều tối. Song số lượng học sinh khoảng 30/ 1 lớp em, không nhiều như
đơn nêu.
Về phần tường trình của cô Y, cô Y nhiều lần khất Ban giám hiệu về
hạn nộp tường trình. Cuối cùng thì cô Y cũng gửi lên Ban giám hiệu nhà
trường bản tường trình với nội dung: Cô xác nhận là mình có dạy thêm cho
4



học sinh lớp 9 lên lớp 10 nhưng chỉ dạy ôn tập lấy lại kiến thức cho các em
vì phụ huynh yêu cầu và tự nguyện viết đơn xin học với lý do con của họ
học yếu muốn lấy lại kiến thức ở cấp 2 để vào cấp 3 học tốt hơn, kèm theo
bản tường trình, còn có giấy xác nhận của một số cha mẹ học sinh có con
theo học nhóm này, đặc biệt trong đó có cả một cha mẹ trẻ là cán bộ lãnh
đạo huyện T xác nhận những gì cô Y tường trình là sự thật.
Như vậy giữa kết quả điều tra và bản tường trình của cô Y có sự khác nhau.
Thực tế cô Y có dạy trước chương trình lớp 10 và dạy thêm học sinh
ở nhà, song thông tin đó chỉ là những phản ánh, kể cả đơn nêu thì cũng chỉ
là nặc danh.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trên nguyên tắc “Việc phản ánh và giải quyết phản ánh phải được thực
hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời”, Hiệu trưởng nhà trường đề ra mục tiêu xử lý tình huống:
- Xác minh tính chính xác của các nội dung phản ánh với yêu cầu trung
thực, chính xác, dân chủ, nhanh chóng.
- Giúp người có thẩm quyền giải quyết phản ánh giải quyết dứt điểm,

nhanh chóng, hiệu quả, thấu tình, đạt lý vụ việc kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người phản ánh, nhằm đảm bảo quyền học sinh, ổn định dư luận
phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương. Tăng cường kỉ luật, kỉ cương trong
ngành giáo dục, làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục, lấy lại lòng tin của nhân
dân đối với các thầy cô giáo, giữ được hình ảnh trân trọng trong xã hội đối với
người thầy.
- Đảm bảo việc giải quyết phản ánh thực hiện theo quy định của pháp luật,
theo Điều lệ trường trung học, các văn bản quy định của ngành giáo dục và đào
tạo về việc dạy thêm học thêm.
- Nâng chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thường xuyên
kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục của các lớp trong nhà trường


5


Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan của giáo viên nhà trường và xử lý vi
phạm để làm gương cho giáo viên nhà trường trong việc tổ chức dạy sai quy
định.
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ở các cơ sở giáo dục
công lập, đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và pháp luật nhà nước.
- Tăng cường, chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ hunh,
cộng đồng và góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tính công bằng
xã hội.
3. Phân tích tình huống.
3.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Bản thân cô Y không ý thức được hậu quả của mình làm, làm trái với
quy định của ngành, làm mất uy tín của Nhà trường, làm xấu đi hình ảnh người
thầy trong mắt nhân dân và phụ huynh học sinh.
- Cô Y không nắm được đặc điểm tình hình , bắt học sinh học trước
chương trình là phản khoa học, để lại hậu quả chủ quan cái gì cũng biết trước trong khi phụ huynh học sinh là người dân lại nhận thức được điều đó.
- Do thấy lợi ích kinh tế thu nhập lớn nên đã bất chấp quy định của ngành,
của chính quyền các cấp.
3.2 Nguyên nhân khách quan:
- Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa hiểu được tác hại của việc cho
con học trước chương trình cho rằng học trước, biết trước sẽ giỏi hơn- đó là nhận
thức sai lầm về sự phát triển của các em học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành.
- Cơ chế thị trường đã tác động đến nhận thức của một số cán bộ, công
chức, viên chức trong đó có cả nhà giáo – làm xấu đi hình ảnh của chính mình.
- Việc quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát, việc
tuyên truyền giáo dục về đạo đức nhà giáo cho cán bộ giáo viên còn chưa thường
xuyên, liên tục.


6


- Việc thanh tra, kiểm tra của các nghành, các cấp mà trực tiếp là Ban
giám hiệu nhà trường nặng về hình thức, qua loa, chưa sâu sát, còn nể nang, ngần
ngại trong việc kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên ngoài nhà trường.
- Tinh thần đấu tranh của cán bộ, giáo viên, đặc biệt là cán bộ , giáo viên
người địa phương chưa cao, chưa được phát huy, thái độ bàng quang.
4 Hậu quả:
- Về sự phát triển của học sinh: Việc tổ chức dạy trước cho các em sẽ
ảnh hưởng tới sự phát triển về nhận thức của các em như khi vào năm học, các
em đã biết trước một số nội dung sẽ gây tâm lý chủ quan không cần nghe cô
giáo giảng bài trên lớp. Tâm lý chủ quan đó sẽ kéo sang cả những nội dung mới
chưa học, điều đó rất có hại cho các em .
- Về kinh tế: Một bộ phận phụ huynh học sinh có hoàn cảnh phải cho
con theo cho bằng bạn bằng bè hoặc làm vừa long cô giáo sẽ gặp khó khăn về
kinh tế
- Về mặt xã hội: Việc làm không đúng quy định của cô Y gây ảnh
hưởng xấu về mặt xã hội, làm mất uy tín của nhà trường, của nghành, của nhà
giáo;tạo sự chênh lệch khá lớn về thu nhập lao động xã hội giữa nhân dân lao
động với giáo viên; gây bất bình trong cả nội bộ giáo viên, giữa giáo viên dạy
khối 10 với các khối lớp khác, giữa giáo viên người có điều kiện dạy thêm với
giáo viên người không có điều kiện dạy thêm.
- Nếu sự việc không được giải quyết dứt điểm, thông tin lan rộng, sẽ
tạo dư luận lớn trong nhân dân, làm mất trật tự kỉ cương của trường và của
ngành.
5. Đề xuất những giải pháp
Phương án 1: Dạy thêm trái quy định là vi phạm luật giáo dục, hơn nữa
cô Y còn dạy trước chương trình lớp 10 cho các em học sinh THCS, dạy thêm

cho đối tượng là học sinh do lớp mình có thể phụ trách (hoặc mình làm chủ
nhiệm).
Như vậy cô Y đã vi phạm Luật, vi phạm các quy định, hướng dẫn của
Ngành. Vì vậy cần thành lập Hội đồng kỉ luật, tiến hành kiểm điểm, kỉ luật cô
7


Y – Hình thức kỉ luật có thể là khiển trách – sau đó đưa ra khỏi lớp làm giáo
viên dự trữ, không để cô Y làm giáo viên chủ nhiệm.
Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: Xử lý dứt điểm vi phạm của cô Y, ổn định được dư luận và
làm dịu sự bất bình của nhân dân; Làm bài học đắt giá cho các giáo viên khác
đã, đang hoặc sắp có ý định dạy thêm sai quy định.
Nhược điểm: Trước mắt nhà trường sẽ mất đi 1 giáo viên chủ nhiệm
có kinh nghiệm , trong khi nhà trường cần những giáo viên chủ nhiệm tốt như
cô Y. Tiếp theo việc thành lập hội đồng kỉ luật và tiến hành các thủ tục kỉ luật
cô Y có thể sẽ gặp phản ứng từ phía cô Y vì cô cho rằng đơn phản ánh cũng chỉ
là đơn nặc danh và việc dạy thêm của cô Y không ai bắt được quả tang, không
có biên bản nào được lập. Dó đó phương án này không khả thi.
Phương án 2: Căn cứ vào tường trình của cô Y không thừa nhận dạy
trước chương trình, cô chỉ thừa nhận dạy ôn tập và bổ sung kiến thức cho các
em học sinh yếu. Do đó, tiếp tục để cô Y dạy lớp 10 bình thường. Nhắc nhở cô
Y, yêu cầu cô cam kết không được dạy trước chuong trình, đồng thời yêu cầu cô
Y với trách nhiệm là một đảng viên, một giáo viên cốt cán của nhà trường tuyên
truyền vận động không dạy trước chương trình, tuyên truyền vận động nhân dân
không nên cho con em mình học trước chuong trình.
Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: Không tốn kém về mặt thời gian, không gây xáo trộn về mặt
nhân sự.
Nhược điểm: Dư luận cho rằng cô V vi phạm quy định dạy thêm mà

vẫn không bị hình thức xử lý nào, từ đó tiếp tục đơn thư đi các cấp; mặt khác cô
Y là một cốt cán của nhà trường đã không vượt qua được lợi ích thu được từ
dạy thêm nên không thể tin tưởng tuyệt đối rằng cô Y lần này sẽ thực hiện cam
kết một cách nghiêm túc. Phương án này thiếu tính khả thi.
* Phương án 3:

8


Căn cứ vào nội dung bản tường trình của cô Y (không thừa nhận dạy
trước chương trình, chỉ dạy ôn tập lấy lại kiến thức cho các em học sinh yếu)
không có lý do để xem xét kỷ luật.
Căn cứ vào tình hình thực tế:
Nghiên cứu nguyên nhân sự việc: do cô Y đã có thời gian dài dạy tại
trường THPT A, là người địa phương. Cô là giáo viên có kinh nghiệm nên cũng
tạo được chút uy tín đối vơi học sinh và cho mẹ học sinh. Vì vậy hàng năm,
trước khi vào năm học mới, có rất nhiều cha mẹ trẻ đến xin cô Y dạy thêm cho
con họ. Nếu cô Y tiếp tục dạy theo lớp từ lơp 10 đến lơp 12 thì sự việc trên sẽ
không thể chấm dứt.
Với lý do trên, phương án giải quyết là: không kỷ luật cô Y, thực hiện
đổi giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giữa cô Y và các giáo viên ở
khối lớp khác. Mục đích là chuyển cô Y không chủ nhiệm lóp 10 nữa. Một khi
cô Y không còn dạy lớp 10 sẽ không còn phụ huynh nào gửi con cho cô dạy
thêm nữa, và cô cũng không còn cha mẹ cháu nào gửi con nhờ cô dạy trước
chương trình nữa. Đó là cơ sở cho tính khả thi của phương án này.
Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: Phương án này có những ưu điểm nổi trội là:
+ Phù hợp với cơ cấu giáo viên của trường hiện có.
Mặc dù không kỳ luật nhưng thực tế đã có một hình thức kỷ luật vô
hình được thực hiện, chắc chắn sẽ khiến cô phải ân hận về khuyết điểm do

mình đã gây ra.
+ Dư luận nhân dân nhận thấy nhà trường đã có động thái có thể chấp
nhận được, chứng tỏ nhà trường đã quan tâm tới ý kiến phụ huynh.
+ Bản thân cô Y không có lý do để từ chối thực hiện quyết định này.
Hiệu trưởng nhà trường với trách nhiệm, quyền hạn được ghi rõ trong điều lệ
trường tiểu học, vì uy tín của giáo viên, vì danh dự của nhà trường không để
sự việc có cơ hội tái diên. Vì vậy, quyết định điều chuyển cô Y dạy lớp khác
lớp 10 là cần thiết.

9


- Nhược điểm: Sự thay đổi giáo viên chủ nhiệm với học sinh giữa năm
học, làm cho học sinh hoan mang về tâm lý, học sinh có cách nhìn không tốt
về vô Y. Phương án này có thể sẽ gặp một số ý kiến đề nghị không nên thay
đổi giáo viên từ phía phụ huynh học sinh trong lớp. Mặt khác động viên một
giáo viên khác đổi chỗ cho cô Y cũng là một việc khó vì tâm lý ngại thay đổi
của mỗi người.
Với sự phân tích những ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án ở
trên, tôi lựa chọn phương án 3 để giải quyết, xử lý tình huống này vì phương
án này bên cạnh một số nhược điểm, hạn chế thì còn nhiều ưu điểm hơn. Với
cách giải quyết này chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, giáo
viên trong nhà trường cũng như ổn định được dư luận của nhân dân. Bản thân
cô V chắc chắn “tâm phục khẩu phục” và cũng là một dịp để cô V nhận ra
khuyết điểm của minh, để cô sửa chữa khuyết điểm, hoàn thiện mình hơn.
5. Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.
Xác định nội dung đơn : đơn phản ánh nặc danh
Về trường hợp của đơn phản ảnh này thì theo quy định tại Nghị định số
136/2006/NĐ-CP của Chính phủ như sau: “Không xem xét, giải quyết những tố
cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp

chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại
nhưng không có bằng chứng mới”.
Tuy nhiên, tại Điều 42 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20-10-2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
phòng chống tham nhũng đã quy định: “Đối với những tố cáo không rõ họ,
tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có
cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng
chống tham nhũng. Do vậy, nếu với mục đích nêu trên, thì đơn tố cáo vẫn có
thể được xem xét nghiên cứu, tham khảo”.
Khi nhận được đơn thư phản ánh do Phòng tiếp dân chuyển đến vi đây là
đơn nặc danh nhưng nhà trường thấy lá đơn có nhưng nội dung phản ánh rõ
10


ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh vì vậy Ban giám hiệu,
ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân nghiên cứu, tham khảo
thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng chống việc ảnh hưởng đến
uy tính danh dự của nhà trường và giáo viên trong trường.
Nhiệm vụ ban giám hiệu là xác minh làm rõ nội dung đơn nêu, có biện
pháp xử lý theo quy định. Với nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường
THPT A là “quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh” ; Hiệu trưởng
nhà trưởng cùng BGH, kết hợp với BCH công đoàn lên kế hoạch giải quyết vụ
việc theo các bước sau:
Bước 1: Báo cáo Chi bộ về việc nhà trường có đơn nặc danh phản ảnh
việc dạy thêm trái quy định của cô Y do Phòng tiếp dân chuyển đến và chỉ đạo
của nhà trường phải xác minh, xử lý theo quy định. Đồng thời họp BGH, BCH
công đoàn, Ban thanh tra nhân đân. Hiệu trưởng bàn bạc với hội nghị và quyết
định thành lập tổ xác minh đơn thư bao gồm các thành phẩn: Đại diện ban
giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, mời một thành

viên ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia. Tổ xác minh có nhiệm vụ xác
minh trong học sinh, phụ huynh học sinh và nơi cư trú của cô Y về việc cô Y
tổ chức dạy thêm không đúng quy định.
Bước 2: Tổ xác minh tiến hành xác minh qua các kênh thông tin và làm
việc với cô Y nghe nội dung phản ánh. Yêu cầu cô Y tường trình sự việc một
cách trung thực và hẹn ngày nộp bản tường trình.
Sau khi xác minh xong và nhận bản tường trình của cô Y, tiến hành
tổng hợp kết quả xác minh và tường trình, họp và đưa ra kết luận.
Kết quả xác minh cho thấy cô Y hàng năm có tổ chức dạy trước cho học
sinh sắp vào lớp 10, khoảng 2 tháng trước khi khai giảng năm học mới
( khoảng từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7) phần lớn số học sinh này sau đó vào
chính lớp cô chủ nhiệm hoặc vào những lớp cô dạy bộ môn. Sau khi khai
giảng năm học mới cô Y lại tổ chức dạy thêm cho học sinh lớp mình vào buổi
chiều tối mỗi tuần 3 buổi gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh, bất bình cho
phụ huynh học sinh.
11


Còn bản tường trình, cô Y thừa nhận mình có dạy thêm cho học sinh lớp
9 lên lớp 10 nhưng chỉ dạy ôn tập lấy lại kiến thức cho các em học sinh vì phụ
huynh yêu cầu và tự nguyện viết đơn xin học với lý do con của họ học yếu
muốn lấy lại kiến thức ở cấp 2 để vào cấp 3 học tốt hơn vì vậy phụ huynh hiểu
lầm là do cô Y dạy trước kiến thức lớp 10 cho học sinh và cô có ý kiến mình
bị oan.
Từ kết quả xác minh và nội dung bản tường trình trái ngược nhau như
vậy, trên cơ sở phản ánh là đơn nặc danh. Tổ xác minh báo cáo kết quả và
tham mưu tư vấn cho Hiệu trưởng : không xem xét kỷ luật cô Y; nhắc nhở cô
Y là giáo viên song không nắm chắc Luật giáo dục và các quy định của
nghành, cấp học về dạy thêm, không khuyên ngăn, vận động người thân thực
hiện các quy định của nghành.

Bước 3: Hiệu trưởng xác định nội dung kết luận, tư vấn Chi bộ, Ban
giám hiệu, Ban chấp hành công Đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Ban đại diện
CMHS về phương án xử lý. Họp Hội đòng sư phạm thông báo kết luận và
phương án giải quyết.
Bước 4: Hoàn thành giải quết sự việc: Thực hiện điều chuyển công tác
giảng dạy và chủ nhiệm của cô Y với một đồng chí ở khối lớp khác. Tuy
nhiên cũng cần lựa chọn thay thế cô Y bằng một giáo viên có chuyên môn tốt
để ổn định tư tưởng phụ huynh học sinh.
Sau khi điều chuyển xong lập báo cáo, báo cáo cho Chi bộ trường
THPT A.
6. Kiến nghị:
Giải pháp đề ra cho dù có hiệu quả thì cũng là tình thế bắt buộc phải
làm, đó là chúng ta đang phải” chữa bệnh”. “ Phòng bệnh” mới là giả pháp tốt
nhất, là giải pháp cơ bản và bền vững nhất. Xây dựng một môi trường giáo dục
lành mạnh, ngăn chặn những hiện tượng phi giáo dục nghĩa là chúng ta đang “
phòng bệnh”.
Qua sự việc trên, tôi xin có một số kiến nghị sau:
12


Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu, quan tâm tới đời sống người giáo viên giúp họ sống được bằng chính nghề
của mình.
Bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo đúng Thông tư
35/2006/TTLT-BGDDT- BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên Bộ GD&ĐT
và Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập.
Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
đặc bệt là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người luôn có ý
thức thượng tôn pháp luật và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong

ngành và trong nhà trường.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Tình huống “ Giải quyết đơn phản ánh về vấn đề dạy thêm, học
thêm của phụ huynh với giáo viên ở Trường THPT A - Huyện T –
Tỉnh K” là câu chuyện có thật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời
gian gần đây tại trường THPT A.
Từ câu chuyện trên, có thể rút ra nhiều kết luận và bài học quý báu về công
tác giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng các trường trung
học phổ thông và công tác quản lý nói chung tại các trường, trung tâm trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trước hết là vai trò của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo: Ở đâu người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định rõ thẩm quyền của mình
đối với công tác này, luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, kịp thời,
đúng quy định của pháp luật, giải quyết dứt điểm từng vụ việc cụ thể thì ở đó
tình hình ít phức tạp. Khiếu nại và khiếu nại vượt cấp kéo dài ít khi xảy ra.
Thứ hai, Hiệu trưởng phải xác định giải quyết khiếu nại, tố cáo là một
công việc rất nặng nề, rất khó khăn. Nên việc phân công cán bộ phụ trách phải
đúng người, đúng việc, làm sao cho cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo có điều
kiện dành nhiều thời gian và sức lực để tập trung vào chuyên môn chính. Cán
bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo phải là người vừa có phong cách lao động khoa
13


học, thận trọng vừa có khả năng nắm bắt vấn đề, xử lý tình huống nhanh nhạy,
chính xác, có khă năng chủ động đề xuất biện pháp giải quyết có hiệu quả các
vấn đề phát sinh. Thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu, tập hợp một cách có hệ
thống các văn bản luật về khiếu nại tố cáo, các văn bản luật có liên quan đến
ngành giáo dục. Ngoài ra, thường xuyên học tập, trau dồi, rèn luyện kỹ năng
giải quyết khiếu nại, tố cáo là vô cùng cần thiết. Có như vậy, việc xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo mới trôi chảy, đến được với người có thẩm quyền giải

quyết kịp thời, đúng quy định, tránh tình trạng tồn đọng kéo dài, hoặc xử lý
chậm chạp làm nẩy sinh khiếu kiện phức tạp.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, mặt trái của cuộc sống tác động từ
mọi phía, tác động mọi lúc, mọi nơi. Toàn xã hội nói chung, nghành GD&ĐT
nói riêng, phải đương đầu với nhiều khó khăn, phức tạp. Việc bồi dưỡng, xây
dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên để đội ngũ này luôn luôn vững vàng
trước mọi tình huống của cuộc sống là một yêu cầu cấp thiết. Trong bất cứ xã
hội nào thì hình ảnh người thầy vẫn được đề cao và tôn trọng, nghề dạy học
vẫn là nghề cao quý trong các nghề cao quý. Người cán bộ quản lý Nhà nước
phải biết tổ chức, điều hành bằng quyền lực Nhà nước nhằm duy trì ổn định
trật tự xã hội, điều chỉnh các hành vi cá nhân và để xã hội phát triển theo mục
tiêu tiến bộ. Dạy thêm học thêm tràn lan, trái quy định, dạy cả trẻ trước tuổi đi
học có nguồn gốc xuất phát từ lợi ích kinh tế, hành vi đó phải được ngăn chặn
để làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm tiểu luận: Với sự hiểu biết
còn hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn. Tôi mạnh dạn nêu lên
những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “ Giải quyết đơn
phản ánh về vấn đề dạy thêm, học thêm của phụ huynh với giáo viên ở
Trường THPT A - Huyện T – Tỉnh K”
Kính thưa quý thầy, cô! Tiểu luận này được thực hiện trong một thời
gian khá gấp rút, chúng tôi vừa vận dụng kiến thức từ các chuyên đề do quý
thầy giảng dạy trên lớp và vận dụng các kinh nghiệm trong thực tiễn công tác
tại cơ quan đơn vị để hoàn hành. Bước đầu tiếp cận pháp luật về khiếu nại, tố
14


cáo để vận dụng vào tiểu luận nên chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Kính mong quý thầy, cô chia sẻ góp ý, xây dựng để sau này để chúng tôi làm
tốt công tác cộng tác viên thanh tra./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục năm
2015. ( Trường cán bộ quản lý giáo dục TPHCM và Học viện quản lý giáo
dục).
2. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2014), Nghị quyết 29, Kì họp thứ 8 khóa
XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Luật giáo dục, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2014), Nghị quyết 2 BCHTW Đảng
khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
5. Chỉ thị 40 BCHTW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
6. Luật khiếu nại, nhà xuất bản chính trị Quốc gia ( 2011).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành
ngày 12 tháng 12 năm 2011 về đánh giá xếp loại học sinh cuối năm.
8. Thông tư số 40/2013/TT-BGD ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy
định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
9. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của
Thanh tra Chính phủ về quy định, quy trình giải quyết khiếu nại hành chánh.

15


16



×