Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BCTT thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của cty gạch hợp thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.41 KB, 18 trang )

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
Vào thời điểm hiện nay, khi mà thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn,
kéo theo đó là nhiều dự án được cắt giảm, còn người dân cũng tiết giảm nhu cầu
xây dựng, sửa chữa nhà cửa khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng từ quy mô lớn, đến các cửa hàng nhỏ lẻ ngày càng chật vật hơn.
Đứng trước thực trạng đó, Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành đã và đang liên
tục hoàn thiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt nhất các khách
hàng từ địa phương cho đến khắp các vùng miền trên cả nước; từng bước khắc
phục khó khăn cố gắng vươn lên trong giai đoạn kinh tế nước ta còn nhiều biến
động.
Sau thời gian thực tập tại công ty CP gạch ngói Hợp Thành, em đã hoàn thành bài
báo cáo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo gồm:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành
Phần 2: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
gạch ngói Hợp Thành.
Phần 3: Một số kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ


Khoa Tài chính

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI HỢP THÀNH
1.1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành
- Trụ sở giao dịch: Khối 8, Thị Trấn Cao Lộc, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.
- Giấy phép ĐKKD số : 1403000086 ngày 28/12/2004 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Lạng Sơn cấp.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất gạch ngói, xây dựng công trình dân dụng, mua
bán vật liệu xây dựng.
- Mã số thuế: 4900 102 146
- Vốn điều lệ của công ty : 31.000.000.000đ
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành là một xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực
thuộc Sở xây dựng Lạng Sơn được thành lập từ năm 1960 tại khối 8, Thị trấn Cao
Lộc, huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.
- Năm 2001, xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành đổi tên thành Công ty Vật liệu – Xây
dựng tỉnh Lạng Sơn.
- Năm 2005, công ty hoàn tất quá trình chuyển đổi doanh nghiệp sang công ty cổ
phần và bắt đầu hoạt động với tên gọi mới là Công ty Cổ phần gạch ngói Hợp Thành,
với 3 ngành nghề kinh doanh là sản xuất gạch bằng lò nung Tuynel, xây dựng các
công trình dân dụng, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
- Trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển về mọi mặt để
trở thành Công ty có quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, luôn giữ vị trí là một trong
những đơn vị sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Hiện nay các sản phẩm của
Công ty được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và đưa ra những sản phẩm có chất
lượng cao, có uy tín trên thị trường. Sau nhiều năm phát triển và đổi mới phương thức
sản xuất và quản lý Công ty đã khảng định được vị trí vững chắc, trở thành đối tác

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


2

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

cung cấp cho hầu hết các công trình xây dựng quan trọng trong Tỉnh và một số tỉnh ở
phía Bắc nước ta.
1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.3.1 Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp
Căn cứ vào xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, để đáp ứng nhu cầu của
thị trường, Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành đã có những lĩnh vực hoạt động
kinh doanh như sau:
- Sản xuất gạch chịu lửa
- Sản xuất gạch ngói bằng lò Tuynel
- Vật liệu không nung
- Xây dựng công trình dân dụng
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
1.3.2 Thị trường đầu vào, đầu ra
Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng nên thị trường đầu vào
của Công ty rất đa dạng và phong phú. Nguyên vật liệu của Công ty phần lớn là chủ
động khai thác và một phần được nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Là một Công
ty thuộc Tỉnh miền núi, phương châm của Công ty là đưa sản phẩm đến tận tay người
tiêu dùng, kể cả địa bàn vùng sâu vùng xa. Trước đây thị trường chủ yếu của Công ty
là Thành phố Lạng Sơn và các huyện trong tỉnh. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công

ty đã mở rộng ra các tỉnh lân cận, trở thành nơi cung cấp vật liệu chủ yếu của các
công trình lớn.
1.4 Cơ cấu tổ chức

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
( như chiến lược phát triển, phương án đầu tư, bổ nhiệm giám đốc …)
- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều
hành các hoạt động kinh doanh, thường xuyên báo cáo với hội đồng quản trị và đại
hội đồng cổ đông về tính trung thực hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của công
ty…
Các phòng ban chức năng gồm có :

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ



Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt sản xuất kinh doanh của
công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực
tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội. Các phó giám đốc là người giúp việc cho
giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
- Phòng tài chính kế toán: Theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, tổng hợp và
phân tích số liệu cung cấp thông tin chính xác cho ban Giám Đốc và các phòng ban
khác về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty trong kỳ.
- Phòng kế hoạch tiếp thị: thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới khách hàng
nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược giúp mở rộng
thị trường, phát triển công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức hệ thống quản trị, công
tác hành chính – nhân sự, giám sát và thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ - công
nhân viên trong công ty.
- Phòng kỹ thuật – vật tư: phụ trách về kỹ thuật thiết kế mẫu mã sản phẩm, giám
sát kỹ thuật ở các phân xuởng sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập kế hoạch
thu mua vật tư qua việc tổng hợp sử dụng vật tư ở các phân xưởng, tham khảo giá cả,
hình thức thanh toán khi mua vật tư, phụ trách các kho và bộ phận vận chuyển…

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ



Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI HỢP THÀNH
2.1 Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành
2.1.1 Tình hình tài sản của doanh nghiệp
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình tài sản của DN giai đoạn 2011 – 2013
(ĐVT: triệu đồng)
2011

TÀI SẢN

2012

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

2

3

27.390

89,15


I. Tiền và các khoản
tương đương tiền

25

1. Tiền

So sánh
2012 / 2011

2013
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)


5

6

7

8=4-2

9=8:2

10=6-4

11=10:4

31.790

58,31

30.542

57,83

4.400

16,06

(1.248)

(3,93)


0,09

54

0,17

1.099

3,60

29

116

1.045

1,935

25

100

54

100

1.099

100


29

116

1.045

1,935

19.701

71,93

14.453

45,46

5.555

18,19

(5.248) (26,64)

(8.898)

(61,57)

1. Phải thu khách hàng

285


1,45

310

2,14

3.349

60,29

8,77

3.039

980,32

2. Trả trước cho người
bán

59

0,30

473

3,27

2.206

39,71


414 701,69

1.733

366,38

3. Các khoản phải thu
khác

19.357

98,25

13.670

94,58

-

-

(5.687) (29,38) (13.670)

(100)

IV. Hàng tồn kho

7.315


26,71

17.141

53,92

23.754

77,77

9.826 134,33

6.613

38,58

- NVL tồn kho

1.281

17,51

5.145

30,02

5.176

21,79


3.864 301,64

31

0,60

64

0,87

59

0,34

52

0,22

(5)

(7,81)

(7)

(11,86)

- Chi phí SXKD dở dang

1.056


14,44

1.538

8,97

1.254

5,28

482

45,64

(284)

(18,47)

- Thành phẩm tồn kho

4.914

67,18

10.399

60,67

17.271


72,71

5.485 111,62

6.872

66,08

349

1,27

142

0,45

134

0,44

(207) (59,31)

(8)

(5,63)

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

3.334


10,85

22.730

41,69

22.269

42,17

19.396 581,76

(461)

(2,03)

I. Tài sản cố định

2.757

82,69

22.360

98,37

22.269

100


19.603 711,03

(91)

(0,41)

1
A.TÀI SẢN NGẮN
HẠN

II. Các khoản phải thu
ngắn hạn

- CCDC trong kho

V. Tài sản ngắn hạn
khác

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

4

So sánh
2013 / 2012

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


6

25

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ
1. TSCĐ hữu hình

2.757

100

22.360

Khoa Tài chính

100

22.269

19.603 711,03

(91)

(0,41)

37.435 168,10


23.359 228,81

3.867

11,52

- Nguyên giá

10.209 370,29

- Giá trị hao mòn lũy kế

(7.452) (270,3) (11.208) (50,13) (15.166) (68,10)

II. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN

33.568 150,13

100

(3.756)

50,40

(3.958)

35,31


577

17,31

370

1,63

-

-

(207)

(36)

(370)

(100)

30.724

100

54.520

100

52.811


100

23.796

77,45

(1.709)

(3,13)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công Ty CP Gạch ngói Hợp Thành)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 20112012-2013, ta thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng,
từ mức 30.724 triệu đồng vào năm 2011, tăng lên thành 54.520 triệu đồng năm 2012,
và mặc dù có giảm nhẹ 1.709 triệu đồng đạt 52.811 triệu đồng trong năm 2013 nhưng
vẫn duy trì mức tăng trưởng. Cụ thể:
Về cơ cấu tài sản: tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần, chiếm từ 89,15% tổng
tài sản năm 2011 xuống còn 57,83% trong tổng tài sản năm 2013. Đến năm 2013, cơ
cấu tài sản của doanh nghiệp là Tài sản dài hạn chiếm 42,17%, đây là cơ cấu hợp lý
đối với doanh nghiệp sản xuất.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong ba năm vừa qua tăng, từ mức 27.390
triệu đồng vào năm 2011, tăng lên thành 31.790 triệu đồng năm 2012, giảm nhẹ 1.248
triệu đồng xuống còn 30.542 triệu đồng trong năm 2013. Tuy nhiên trong khi khoản
mục Tiền và tương đương tiền chiếm quy mô và tỷ trọng không đáng kể thì khoản
mục: Các khoản phải thu ngắn hạn (cụ thể: phải thu khách hàng) và Hàng tồn kho lại
có xu hướng tăng mạnh cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Điều này có thể cho thấy dấu hiệu
xấu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi vốn của doanh nghiệp đang bị
tồn đọng (hàng tồn kho), hoặc bị doanh nghiệp khác chiếm dụng (khoản phải thu
khách hàng).

Đối với các khoản phải thu ngắn hạn biến động theo xu hướng giảm các khoản
phải thu khác và tăng phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. thì khoản phải

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

thu khách hàng chiểm tỷ trọng chủ yếu và có sự gia tăng liên tục qua ba năm vừa qua,
từ mức 285 triệu đồng tương ứng 1,45% - năm 2011 đã tăng lên 310 triệu đồng tương
ứng 2,14% - năm 2012, và năm 2013 có sự tăng đột biến lên 3.349 triệu đồng tương
ứng với 60,29%. Tình trạng này cho thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị
chiếm dụng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp.
Các khoản phải thu khác chủ yếu là khoản do doanh nghiệp đã mua cổ phần của
đơn vị khác. Sau khi đã có kết quả và hoàn tất việc mua cổ phần công ty đã hạch toán
chuyển sang nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2013.
Khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự biến động tăng mạnh, chiếm tỷ
trọng tương đối lớn so với TSNH qua các năm: 26,71% - năm 2011 tương ứng 7.315
triệu đồng, 53,92% - năm 2012 tương ứng 17.141 triệu đồng, và 77.77% tương ứng
23.754 triệu đồng vào năm 2013. Trong hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm tồn kho
(tỷ trọng > 60%) và NVL tồn kho (tỷ trọng từ 17-30%). Do tính chất Hàng tồn kho
của doanh nghiệp chủ yếu là các loại gạch ngói cũng như các vật liệu xây dựng khác,
có khả năng bị ảnh hưởng ít nhiều về chất lượng do sự thay đổi của thời tiết, dẫn đến
tỷ trọng hàng tồn kho tăng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.
Đối với các loại TSNH có tính thanh khoản cao như: tiền và tương đương tiền tuy
có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH, cụ thể, tiền và
tương đương tiền chỉ đạt 25 triệu đồng, chiếm 0,09% vào năm 2011, sau tăng lên
thành 1.099 triệu đồng tương ứng 3,6% so với tổng TSNH trong năm 2013.
TSCĐ chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng trong Tài sản dài hạn và cũng có biến động
tăng từ 2.757 triệu đồng vào năm 2011 tương ứng 82,69% tổng tài sản dài hạn, lên
22.269 triệu đồng vào năm 2013 đạt 100%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cũng đã
chú trọng vào đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc để mở rộng quy mô sản xuất.
2.1.2 Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn của DN giai đoạn 2011 – 2013
(ĐVT: triệu đồng)
2011

NGUỒN VỐN

1


2012

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

2

3

So sánh
2012 / 2011

2013

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

4

5

So sánh
2013 / 2012


Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

6

7

8=4-2

9=8:2

10=6-4

11=10:4


A. NỢ PHẢI TRẢ

28.339

92,24

42.904

78,69

20.553

38,92

14.565

51,40

(22.351) (52,10)

I. Nợ ngắn hạn

24.117

85,10

42.211

98,38


20.553

100

18.094

75,03

(21.658) (51,31)

1. Vay và nợ ngắn
hạn

16.980

70,41

33.360

79,03

14.732

71,68

16.380

96,47

(18.628) (55,84)


2. Phải trả người bán

7.137

29,59

8.851

20,97

5.821

28,32

1.714

24,02

(3.030) (34,23)

II. Nợ dài hạn

4.222

14,90

693

1,62


B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU

2.385

7,76

11.616

21,31

32.258

1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

2.001

83,90

11.201

96,43

2. Lợi nhuận chưa
phân phối

384


16,10

415

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN

30.724

100

54.520

-

-

(3.529) (83,59)

(693)

(100)

61,08

9.231 387,04

20.642

31.201


96,72

9.200 459,77

20.000 178,56

3,57

1.057

3,28

31

8,07

642

154,7

100

52.811

100

23.796

77,45


(1.709)

(3,13)

177,7

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Gạch ngói Hợp Thành)
Nhận xét:
Thông qua bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn trên đây, ta thấy tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng từ 30.724 triệu đồng vào
năm 2011 lên 52.811 triệu đồng vào năm 2013. Trong đó:
Cơ cấu nguồn vốn chuyển từ nợ phải trả là chủ yếu sang vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả có thể xem là bộ phận có ảnh hưởng lớn hơn đến những biến động
nguồn vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn này. cụ thể: năm 2011, nợ phải trả của
doanh nghiệp là 28.339 triệu đồng tương ứng với 92,24% tổng nguồn vốn. Năm 2012,

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

9

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

con số này tăng gấp 1,5 lần lên 42.904 triệu đồng tương ứng 78,69%. Tuy nhiên đến
năm 2013, số nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ còn 20.553 triệu đồng tương ứng với

38,92% tổng nguồn vốn.
Có những biến động trên là do vào năm 2012 doanh nghiệp đã đi vay nợ để phục
vụ công tác mua sắm trang thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm nợ
ngắn hạn tăng mạnh từ 16.980 triệu đồng trong năm 2011 lên 33.360 triệu đồng vào
năm 2012 (tăng 16.380 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 96,47%). Thế nhưng đến
năm 2013, con số nợ vay từ 33.360 triệu đồng đã giảm xuống chỉ còn 14.732 triệu
đồng (giảm 18.628 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 55,84%). Điều này cho thấy mức độ
tự chủ tài chính của công ty tương đối cao, có khả năng thanh toán được hết số nợ vay
trong năm 2011.
Bên cạnh đó nợ phải trả người bán có xu hướng giảm: năm 2011 là 7.137 triệu
đồng tương ứng 14,9%; năm 2012 tăng 1.714 triệu đồng lên 8.851 triệu đồng tương
ứng 20,97% và đã giảm 34,23% (tương đương 3.330 triệu đồng) xuống còn 5.821
triệu đồng tương ứng 28,32% tổng nợ ngắn hạn trong năm 2013.
Nợ dài hạn tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả nhưng cũng có
xu hướng giảm và doanh nghiệp đã trả được hết nợ dài hạn trong năm 2013.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp biến động tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ
thể, vốn tăng từ 2.385 triệu đồng vào năm 2011 lên 11.616 triệu đồng vào năm 2012;
sang năm 2013 đạt 32.258 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 177,7%. Trong đó, cả vốn
đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận chưa phân phối đều có xu hướng tăng. Điều
này là do trong năm 2013 doanh nghiệp đã hoàn tất việc mua cổ phần và hạch toán
sang vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
và trang bị thêm máy móc kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Đây là điều có lợi cho sự phát
triển của doanh nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ



Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

Lợi nhuận chưa phân phối tăng đều qua các năm từ 384 triệu đồng năm 2011 lên
415 triệu đồng vào năm 2012 tương ứng tỉ lệ tăng 8,07%; sang năm 2013 đạt 1.057
triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 154,7%. Đây là dấu hiệu tốt để cho doanh nghiệp ngày
càng phát phát triển.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng2. 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN giai đoạn 2011 – 2013
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU

Mã số

2011

2012

2013

So sánh
2012 / 2011

So sánh
2013 / 2012

Chênh Mức độ Chênh
lệch

(%)
lệch

Mức độ
(%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ

01

2. Các khoản giảm trừ

02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01-02)

10

12.294 21.208 29.087

8.914

72,51

7.879

37,15


4. Giá vốn hàng bán

11

10.104 19.539 27.151

9.435

93,38

7.612

38,96

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10-11)

20

2.190

1.669

1.936

(521) (23,79)

267

16,00


6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

27

8

4

(19) (70,37)

(4)

(50,00)

7. Chi phí tài chính

22

361

323

288

(38) (10,53)

(35)


(10,84)

- Trong đó: chi phí lãi vay

23

361

323

288

(38) (10,53)

(35)

(10,84)

8. Chi phí bán hàng

24

109

51

43

(58) (53,21)


(8)

(15,69)

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

1.665

1.025

924

(640) (38,44)

(101)

(9,85)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
{30=20+(21-22)-(24+25)}

30

82

278


685

196 239,02

407

146,40

11. Thu nhập khác

31

669

1

265

(668) (99,87)

264

29,34

12. Chi phí khác

32

590


24

147

(566) (95,93)

123

512.50

13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32)

40

79

(23)

118

(102) (129,24)

141

(610.82)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30+40)

50


161

255

802

58,39

547

214.51

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

31

24

93

(7) (22,58)

69

287.50

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


12.294 21.208 29.087
-

-

11

-

8.914
-

72,51
-

94

7.879

37,15

-

-

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=5051)

60

130

Khoa Tài chính
231

710

101

77,69

479

207.36

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Gạch ngói Hợp Thành)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đang có chiều hướng đi lên, cụ thể, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng
đều qua các năm cả về quy mô lẫn tỉ lệ tăng: nếu như năm 2011, LNST là 130 triệu
đồng thì sang đến năm 2012, LNST đã tăng 101 triệu đồng lên 231 triệu đồng tương
ứng với tỉ lệ tăng 77,69% và tăng lên đạt 710 triệu đồng trong năm 2013 tương ứng
với tỉ lệ tăng là 207,36% so với 2012.
Sự gia tăng này có thể thấy được là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp đều tăng nhanh trong cả ba năm: năm 2012 tăng 8.914
triệu đồng so với năm 2011, đạt 21.208 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 72,51% và

năm 2013 đạt 29.087 triệu đồng, tăng 7.879 triệu đồng tương ứng với 37,15% so với
2012. Bên cạnh đó các khoản mục chi phí hầu như đều có xu hướng giảm qua các
năm như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính… Cụ thể:
Chi phí bán hàng giảm từ 109 triệu đồng vào năm 2011 xuống chỉ còn 43 triệu
đồng vào năm 2013; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 1.665 triệu đồng năm 2011
xuống còn 924 triệu đồng năm 2013. Mặc dù trong năm 2013, doanh nghiệp đã phải
sử dụng vốn vay ngắn hạn để mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy
nhiên điều đó cũng không làm ảnh hưởng gì nhiều đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Có thể thấy Chi phí lãi vay có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2012 là
323 triệu đồng, giảm 38 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 10,53% so với năm 2011 và
năm 2013 con số này tiếp tục giảm chỉ còn 288 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm
10,84% so với 2012.
2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng2. 4: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN giai đoạn 2011 – 2013

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính
(ĐVT: triệu đồng)

NỘI DUNG

ĐVT


2011

2012

2013

1. Lợi nhuận sau thuế

Triệu đồng

130

231

710

2. Doanh thu thuần

Triệu đồng

12.294

21.208

29.087

3. Vốn CSH bình quân

Triệu đồng


3.103

7.001

21.937

4. Vốn lưu động bình quân

Triệu đồng

21.954

29.590

31.166

5. Nguyên giá TSCĐ bình quân

Triệu đồng

10.360

21.488

35.101

6. Tài sản ngắn hạn

Triệu đồng


27.390

31.790

30.542

7. Nợ ngắn hạn

Triệu đồng

24.117

42.211

20.553

8. Tỉ suất sinh lời doanh thu (8 = 1:2)

%

1,06

1,09

2,44

9. Tỉ suất lợi nhuận vốn CSH (9 = 1:3)

%


4,19

3,30

3,24

Vòng

0,56

0,72

0,93

11. Hệ số sử dụng TSCĐ (11 = 2:5)

Lần

1,19

0,99

0,83

12. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (12 = 6:7)

Lần

1,14


0,75

1,49

10. Số vòng quay vốn lưu động (10 = 2:4)

Nhận xét:
Chỉ tiêu Tỉ suất sinh lời doanh thu của doanh nghiệp ở mức rất thấp so với quy
mô tăng của doanh thu qua các năm. Nếu như với 100 đồng doanh thu thuần ở năm
2011 chỉ tạo ra 1,06 đồng LNST thì ở năm 2012 có thể tạo ta 1,09 đồng LNST và con
số này tiếp tục tăng lên mức 2,44 đồng trong năm 2013.
Trong khi đó, sự gia tăng của vốn chủ sở hữu làm chỉ tiêu Tỉ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu lại có xu hướng giảm. Năm 2011, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia
kinh doanh có thể tại ra 4,19 đồng LNST nhưng đến năm 2012 chỉ có thể tạo ra 3,3
đồng LNST và tiếp tục giảm xuống còn 3,24 đồng ở năm 2013. Điều này cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả, cần có
phương án sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho có hiệu quả hơn để mang lại lợi nhuận lớn
hơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính


Sự luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đang ở mức < 1, cụ thể vào năm
2011 số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 0,56 vòng, mặc dù đã tăng lên
là 0,72 vòng vào năm 2012 và 0,93 vòng vào năm 2013 nhưng con số này vẫn cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là rất thấp.
Mặc dù giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, thế nhưng có vẻ như
chưa thật sự mang lại hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu
suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có xu hướng giảm, từ mức 1,19 lần năm 2011
đã giảm xuống 0,99 lần trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,83 lần năm
2013.
Hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp có xu hướng tăng, mặc dù trong
năm 2011 hệ số này có biến động giảm mạnh từ 1,14 lần năm 2011 giảm 65,7%
xuống còn 0,75 lần trong năm 2012 do vào thời điểm đó doanh nghiệp đang phải sử
dụng nhiều vốn vay phục vụ sửa chữa và mở rộng quy mô sản xuất; đến năm 2013, hệ
số này tăng trở lại đạt mức 1,49 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn ở mức tương đối cao, góp phần hạn chế rủi ro thanh toán.
2.4. Đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.4.1 Những kết quả đạt được
Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành từ khi thành lập đến nay đã trải qua các giai
đoạn phát triển chung của xã hội, đã gặp không ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực và
phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự quan tâm của cấp trên, Công ty đã
bắt nhịp được với cơ chế thị trường.Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty luôn ổn định. Cơ sở vật chất được trang bị thêm nhiều so với
những năm trước, tạo thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty có
đội ngũ công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm, quản lý chi tiêu tiết kiệm, hiệu
quả, an toàn. Bên cạnh đó Công ty luôn hoàn thành mọi nghĩa vụ đóng góp với Nhà
nước, làm ăn có lãi và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


14

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

Những năm vừa qua Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường. Việc kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận qua các năm đã tăng lên. Để đạt
được thành tich như vậy là nhờ có sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Các kết quả công ty đã đạt được cụ thể như:
- Tổng vốn kinh doanh có sự tăng trưởng qua 3 năm từ 30.724 triệu đồng vào năm
2011 lên 52.811 triệu đồng vào năm 2013. Cơ cấu nguồn vốn chuyển từ nợ phải trả là
chủ yếu sang vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng
giảm dần, chiếm từ 89,15% tổng tài sản năm 2011 xuống còn 57,83% trong tổng tài
sản trong năm 2013, đây được xem là cơ cấu hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất.
- Doanh thu tăng nhanh qua các năm, từ 12.000 triệu đồng năm 2011 lên hơn
29.000 triệu đồng năm 2013. Bên cạnh đó, các khoản mục chi phí có xu hướng giảm
xuống, làm lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên trong giai đoạn 2011-2013.
- Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tương đối tốt. Trong năm 2013 đã
thanh toán hết nợ dài hạn và giảm đáng kể số nợ ngắn hạn, từ hơn 42.000 triệu đồng
năm 2012 nay đã giảm được hơn 50%.
2.4.2. Những hạn chế cần được khắc phục
Bên cạnh những mặt tích cực mà Công ty đã đạt được thì vẫn còn một số mặt tồn
tại vướng mắc mà Công ty cần phải phân tích rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc
phục là:
- Hàng tồn kho tăng mạnh, chiếm gần 80% tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong năm
2012, trong đó chủ yếu là thành phẩm tồn kho (chiếm hơn 60%) và NVL tồn kho. Do

tính chất hàng hóa là gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng, việc tồn một lượng lớn
thành phẩm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do các yếu tố khách quan,
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Chi phí giá vốn cũng tăng lên mỗi năm do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất
trong khi việc tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc tự khai

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

thác nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất là đất sét cũng đang gặp khó khăn nên
phải mua NVL từ bên ngoài cũng là nhân tố góp phần làm tăng giá vốn hàng bán,
trong khi giá thành của sản phẩm lại phải giảm để tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị
trường hiện nay.
- Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng chưa hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn
lưu động còn ở mức thấp, hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng đang có dấu hiệu giàm dần.

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh – tình hình sử dụng vốn của DN trong
năm 2014
Mục tiêu: đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giải phóng lượng hàng tồn kho, ổn
định hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định cho doanh nghiệp.

Phương hướng thực hiện: Đa dạng hóa phương thức bán hàng, sử dụng các
phương thức thanh toán linh hoạt. Quan tâm tới chính sách hậu mãi và bảo hành để
thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp ngày càng đông. Nâng cao hiệu quả quản lý
chi phí, giảm giá thành, giá bán để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh. Bên cạnh đó cần cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định đồng thời
sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao của Công ty.
3.2. Kiến nghị với đơn vị thực tập.
- Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được vận hành liên tục và hiệu quả, doanh
nghiệp cần phải xem xét lại quá trình sử dụng vốn kinh doanh của mình, nhất là vốn
lưu động, khi mà các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm.
- Đề ra chính sách bán hàng phù hợp đối với từng khách hàng, để nhanh chóng giải
phóng hàng tồn kho, bên cạnh đó áp dụng chính sách tín dụng cho từng đối tượng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

khách hàng cụ thể để hạn chế các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng. Quan tâm tới
chính sách hậu mãi và bảo hành để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp ngày
càng đông.
- Theo dõi các khoản mục nợ phải trả chi tiết cho từng nhà cung cấp, cho từng chủ
nợ, phân loại nợ đến hạn trả, quá hạn dể chủ động trong công tác tài chính đảm bảo

mức độ an toàn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác kế toán vật liệu sẽ giúp cho lãnh đạo công ty có những
thông tin chính xác, kịp thời về việc sử dụng vật liệu của Công ty, nguồn cung cấp,
chất lượng, giá cả cũng như sử dụng vật liệu thay thế... Mặt khác quản lý chặt chẽ vật
liệu thông qua việc sử dụng hợp lý tiết kiệm, giảm định mức tiêu hao, từ đó giảm chi
phí vật liệu để hạ giá thành sản phẩm của Công ty.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

17

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ


Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Khoa Tài chính

KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo tổng hợp mà em đã thu thập được tại Công ty
Cổ phần gạch ngói Hợp Thành.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu
cho bản thân. Vận dụng những kiến thức đã học ở trường cùng với sự chỉ bảo hướng
dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành đợt thực tập
cuối khóa này.
Tuy nhiên, do trình độ, khả năng thực tế và hạn chế về thời gian nên trong quá
trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu và hoàn thành báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ái Mỹ, Ban giám đốc, Phòng Tài

chính kế toán cùng toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần gạch ngói Hợp
Thành đã giúp em hoàn thành báo cáo này.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

18

GVHD: Nguyễn Thị Ái Mỹ



×