Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

ĐỀ TÀI khoa học cấp nhà nước: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHẰM ỔN ĐỊNH CÁC CỬA SÔNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 102 trang )

1


MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
ANQP:

An ninh quốc phòng

ATNĐ:

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

CNM

Công nghệ mới

KHCN, KH-CN: Khoa học công nghệ
MGĐB:

Mùa gió Đông Bắc

MGTN:

Mùa gió Tây Nam


VLM

Vật liệu mới

WN

NNW

N

NNE

WNW

NE
ENE

E

W
WSW

SW

ESE

SSW

S


SSE

SE

E:
ĐĐN, ESE:
ĐN, SE:
NĐN, SSE:
S:
NTN, SSW:
TN, SW:
TTN, WSW:
W:
TTB, WNW:
TB, NW:
BTB , NNW:
N :
BĐB, NNE:
ĐB, NE:
ĐĐB, ENE:

Đông
Đông Đông Nam
Đông Nam
Nam Đông Nam
Nam
Nam Tây Nam
Tây Nam
Tây Tây Nam
Tây

Tây Tây Bắc
Tây Bắc
Bắc Tây Bắc
Bắc
Bắc Đông Bắc
Đông Bắc
Đông Đông Bắc

2


Danh mục bảng biểu

Danh mục hình

3


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bình Thuận là tỉnh ven biển khu vực Nam Trung bộ ở nước ta có chiều
dài bờ biển khoảng 192 km và với 6 sông lớn đổ ra biển, có nhiều lợi thế để
phát triển kinh tế biển. Trong đó, các cửa sông như Liên Hương, Phan Rí, Phu
Hài, Phan Thiết, La Gi có vai trò rất quan trọng, vừa là nơi thoát lũ, truyền
triều, nơi tập trung cảng cá, bến cá thu mua hải sản đánh bắt, nơi tránh tru bão
cho tàu thuyền, lân cận các cửa sông cũng là nơi tập trung dân cư đông đuc.
Tiềm năng phát triển du lịch biển của tỉnh Bình Thuận rất lớn. Toàn
vùng bờ biển Bình Thuận đều có thể xây dựng các diểm du lịch, nghỉ dưỡng
và tắm biển. Một số điểm nổi tiến với nhiều cảnh quan thiên nhiên dẹp như:
Mũi Né, Mũi Kê gà, Nui Tà Cu, Bàu Trắng, Gành Son. Nhiều điểm di tích

văn hóa, lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa nui Tà Cu, Dinh
Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Di tích Dục Thanh…
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận.
Với ngư trường rộng 52.000 km2 có trữ lượng hải sản lớn. Lực lượng tàu
thuyền đánh bắt có 6.200 chiếc, tổng công suất 290.000CV, sản lượng khai
thác hải sản hàng năm đạt 180.000 tấn. Ba ngư trường lớn của tỉnh là Phan
Thiết, LaGi, Tuy Phong, chiếm hơn 83% tổng sản lượng đánh bắt cá.
Dân số toàn tỉnh Bình Thuận, theo thống kê đến năm 2014 là
1.207.400 người, mật độ dân số 155 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
15,40 o/oo .
Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo huyện, thị
xã, thành phố ven biển
Huyện, Thị,

Số

Thành



Phan Thiết

4

Số

Diện

Phườn


Tích

g
14

(km2)
206
4

Dân số
(người)
221.091

Mật độ
dân số
(người/km2)
1.077


La Gi
Tuy Phong
Bắc Bình
Hàm Thuận Nam
Hàm Tân

4
10
16
12
8


5
2
2
1
2

183
793
1825
1052
761

107.281
144.955
120.716
101.421
72.137

586
183
66
96
98

Đời sống người dân vùng ven biển Bình Thuận gắn liền với biển, sản
phẩm từ biển, chủ yếu là hoạt động đánh bắt cá xa bờ và gần bờ, chế biến
thủy hải sản và các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, do bờ biển thường xuyên chịu
tác động trực tiếp của sóng biển và nhất là khi triều cường tháng 3, tháng 5,
tháng 11, tháng 12 hàng năm, ATNĐ, bão của đã cuốn ra biển hàng trăm căn

nhà, hàng ngàn hộ dân phải di dời nơi ở.
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, thiên tai do triều cường, sóng lớn
đã gây nên những thiệt hại rất lớn cho tỉnh Bình Thuận. Cụ thể, tổng diện tích
mất đất từ năm 1997 đến 2014 là hơn 700 ha; tổng chiều dài xói lở bờ biển là
hơn 70 km, cường độ lớn hơn 15 m/năm là hơn 25km, nhiều khu vực bờ biển
bị xói lở mạnh như Phước Thể, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), Đồi Dương,
Lạc Đạo, Đức Long, Hàm Tiến (Tp. Phan Thiết), Phước Lộc, Tân Phước (thị
xã LaGi)… Hệ quả là hơn 1000 hộ dân mất nhà cửa, còn đến 1055 hộ cần di
dời, thiệt hại về cơ sở hạ tầng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều bãi tắm nổi
tiếng như Đồi Dương, Mũi Né…bị ô nhiễm nặng nề do xói lở.
Tình hình thực hiện Quy hoạch 875
Quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển tỉnh Bình Thuận, giai đoạn
2011-2020 được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số
875/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình
củng cố nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009.
Quy hoạch 875 có 3 mục tiêu:
-

Hoàn thiện hệ thống đê, kè biển ở những vị trí xung yếu trên chiều dài
192km bờ biển của tỉnh để phòng, tránh tác động bắt lợi từ biển, bảo vệ
5


dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần phát triển
kinh tế biển của địa phương. Diện tích đất ven biển được bảo vệ chống
xâm thực đến 2015 là 377,44 ha, đến 2020 là 764,43 ha.
-

Góp phần tạo kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng vùng ven biển.

-

Về lâu dài, hệ thống đê, kè biển phải sẵn sàng thích ứng với nguy cơ
nước biển dâng, đồng thời, từng bước hình thành trục giao thông ven
biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng vùng
ven biển.
Quy mô gồm: (1) 57 dự án công trình kè bảo vệ bờ biển, trong đó 47 dự

án bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất; 10 dự án bảo vệ khu du lịch. Với tổng
chiều dài kè 116.891 m (khu dân cư-sản xuất 85.675 m và khu du lịch 31.216
m); (2) 24 dự án trồng rừng phòng hộ ven biển, trong đó 19 dự án bảo vệ bờ
biển, 5 dự án bảo vệ khu du lịch. Tổng diện tích trồng rừng phòng hộ ven biển
là 247,17 ha.
Tổng kinh phí quy hoạch: 3.538 tỷ đồng.
Trình tự thực hiện quy hoạch chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn 2011-2015:
24 công trình kè, bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất.
L= 37,211 km – kinh phí 1.350 tỷ đồng.
Trồng rừng: 15,753 km (78,76 ha)
Giai đoạn 2016-2020:
18 công trình kè bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất.
L= 37,407 km – kinh phí 1.515 tỷ đồng
Trồng rừng: 24,703 km (123,52 ha)
Sau năm 2020:
6 công trình kè bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất.
L= 11,057 km – kinh phí 442 tỉ đồng.
6



Đến năm 2015, kết quả việc triển khai thực hiện theo quy hoạch công
trình bảo vệ bờ biển của tỉnh Bình Thuận đã có 9 dự án, với tổng chiều dài kè là:
7.743,8 m. Như vậy, sau 5 năm thực hiện, chỉ có 9/24 dự án được đầu tư xây
dựng, chiều dài công trình bảo vệ bờ biển 7743,8 m/37211m theo quy hoạch
của giai đoạn đến 2015, chiếm khoảng 21%.
Cùng với xói lở, tình hình bồi tụ tại một số cửa sông tại La Gi, Phan
Thiết, Liên Hương, Phan Rí cửa gây ảnh hưởng đến giao thông thủy, gây trở
ngại cho tàu thuyền ra vào tránh tru bão và đã ảnh hưởng trực tiếp đến người
dân và kinh tế, cũng như khả năng thoát lũ. Tại cửa La Gi – sông Dinh, hiện
tượng bồi lấp cửa biển, tuyến luồng từ năm 2008 trở lại đây diễn biến rất phức
tạp đã được đưa tin trên VTV1 ngày 18/7/2015. Chính quyền địa phương, các
ngành chức năng đã rất quan tâm nhưng bồi lấp chưa được giải quyết. Văn
phòng Chính phủ đã có văn bản theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng
Trung Hải chỉ đạo các Bộ liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện dự
án mở rộng và nâng cấp khu neo đậu tránh tru bão La Gi sau khi làm việc với
tỉnh Bình Thuận
Để phát triển ngư nghiệp, 5/6 cửa sông lớn đã có công trình chỉnh trị
nhằm ổn định luồng lạch, phục vụ tàu thuyền ra vào an toàn và tránh tru bão.
Công trình khu neo đậu tránh bão cho tàu đánh cá cửa sông Phu Hài (cấp
vùng ); Công trình ổn định cửa sông Cà Ty - Phan Thiết; Công trình ổn định
cửa LaGi - sông Dinh.
Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ thì các khu neo đậu tránh tru bão cho tàu thuyền của
tỉnh Bình Thuận đã có sự thay đổi (xem bảng 2). Do vậy cần có sự điều chỉnh.

TT

Bảng 2: Quy mô khu neo tránh trú bão tỉnh Bình Thuận
Quy mô

Quy mô QĐ
Khu neo đậu tránh trú bão
QĐ288
1349
7


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong
800ch/300cv
Cửa Phu Hải (Phan Thiết) cấp vùng 1000ch/250cv
Cửa La Gi, thị xã La Gi
1200ch/300
Đảo Phu Quý, huyện đảo Phu
300ch/600cv
Quý_cấp vùng
Cửa Liên Hương (Tuy Phong)
300ch/300cv

Cửa sông Ba Đăng (Hàm Tân)
300ch/250cv
Mũi Né (Phan Thiết)
300ch/600cv
Chí Công (Tuy Phong)
300ch/300cv
Tân Thắng (Hồ Lân), huyện Hàm
Tân
Bình Thạnh, huyện Tuy Phong
Hòa Thắng, huyện Bắc Bình
Cửa Hà Lãng, huyện Hàm Tân

1200ch/400cv
1200ch/400cv
1600ch/600cv
1000ch/600cv
300ch/300cv
400ch/250cv
300ch/600cv
300ch/300cv
200ch/200cv
200ch/200cv
200ch/200cv
200ch/200cv

Cập nhật các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch của
các ngành có liên quan xem xét điều chỉnh Quy hoạch công trình chống xói lở
bờ biển tỉnh Bình Thuận được nêu ở mục 1.4.5 để phù hợp.
Các công trình được xây dựng đã phát huy hiệu quả ngăn cát, giảm
sóng giữ được ổn định luồng cho tàu thuyền ra vào, góp phần phát triển KTXH địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình này cũng có những

tác động tiêu cực nhất định (và là tất yếu) do đã làm thay đổi chế độ vận
chuyển bùn cát ven bờ. Điển hình là sau khi xây dựng công trình chỉnh trị
luồng cửa Phu Hài, khu vực bãi biển Đồi Dương, đẹp nhất nhì Phan Thiết, bờ
biển bị xói lở. Hiện chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá nào về hiệu
quả và tác động của công trình chỉnh trị cửa sông, ổn định luồng lạch, bảo vệ
bờ biển đối với kinh tế - xã hội và môi trường, “được và mất” sau khi công
trình xây dựng được 5, 10 năm.

8


1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, DÂN
SINH VEN BIỂN
1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Thuận là tỉnh cực Nam Trung bộ có tọa độ địa lý: 10 0 33’
42’’ đến 110 33’ 18’’ vĩ độ Bắc, 1070 23’ 41’’ đến 1080 52’ 42’’ kinh độ Đông
+ Phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận;
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
+ Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.813km2, có hình thể thon dài, hơi
phình rộng ở phía Tây Nam. Với chiều dài bờ biển là 192km và diện tích
vùng lãnh hải 52.000km2.

Hình 1:Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận
1.2.2. Khí hậu khí tượng
a) Nhiệt độ

9



Nhiệt độ bình quân tháng thay đổi từ 25031C đến 28051C tại Phan
Thiết, từ 24084C đến 28011C tại Hàm Tân. Nhiệt độ giảm dần theo hướng Bắc
Nam và từ đồng bằng lên miền nui. Dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm thay
đổi từ 80C đến 90C. Dao động nhiệt độ trung bình giữa các tháng không lớn là
điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
b) Gió
Tỉnh Bình Thuận hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc
và gió mùa Tây Nam.
Tốc độ và hướng gió lớn nhất tại trạm Phan Thiết theo bảng sau:
Bảng 3: Hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Phan Thiết (1992-2012)
Đơn vị: m/s

Hướng

Tháng 7

W,
SW,
WSW

Tốc
độ

ENE

13
÷
18


ENE,
ESE

13
÷
18

SE,
ENE

độ

E,

12
÷
18

SW,
SWS
,S

Hướng

Hướng

Hướng
E,


độ

Tốc

Tốc
độ

E,

12
÷
16

SW,
WS
W

10
÷
20

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12


Tốc
độ

W,

10
÷
20

Hướng

Hướng
E,

E,

độ

Tốc

Tháng 6

Hướng

12
÷
16

độ


Tốc

Tháng 5

Hướng

ENE

độ

Tốc

Tháng 4

Hướng

NE,

Tốc

Tháng 3

Hướng

E,

Tháng 2

Hướng


Hướng

Tháng 1

SW,
WS
W

Tốc
độ

W,

11
÷
20

SW,
WS
W

11
÷
18

E,
SW,
ENE


Tốc
độ

Tốc
độ

E,

10
÷
17

ENE,
NE,
ESE

10
÷
15

E,
ENE,
NE

Tốc
độ

10
÷
18


Bảng 4: Tốc độ, hướng gió cực đại theo từng tháng và cả năm tại trạm Phú
Quý trong thời kỳ 1977-1996
1
2
3
4
5
6

10


Trạm

hg

vt

hg

vt

hg

vt

hg

vt


hg

vt

hg

vt

18

W

28

W

Phu Quý

NE 28 NNE 20 NNE 18 NNE 19

SW
WSW

7

Trạm

hg
W


Phu Quý

SW

8
vt

hg

9
vt

hg

10
vt

W
24 SW

hg

11
vt hg

12
vt

W

24 SW

24 SW

hg

vt

Cả năm
hg
vt

NNE
24 W

34

29 W

34

WSW

Ghi chu: hg (hướng), vt (vận tốc m/s).
Nhận xét về gió từ trạm KTTV Phan Thiết, giai đoạn 1992 - 2012: Mùa
gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chính E, NE, ENE,
tốc độ gió lớn nhất trung bình từ 12-18 m/s. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến
tháng 9, hướng gió chính SW, SSW, SWS, tốc độ gió lớn nhất trung bình từ
10-20 m/s.
c). Bão

Mùa bão ở Bình Thuận tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, trong đó
tháng 10, 11 là xuất hiện nhiều nhất, tháng 12 ít hơn. Bão thường gây ra mưa
to, gió lớn ở vùng bão đổ bộ và các khu vực lân cận.
Thống kê lịch sử về bão từ năm 1961 đến năm 2014, có gần 40 cơn bão,
ATNĐ đổ bộ vào Bình Thuận và các tỉnh lân cận ảnh hưởng đến Bình Thuận.
1.2.3. Đặc điểm thuỷ - hải văn
1.2.3.1. Thuỷ văn, thủy triều
Bình Thuận có 6 sông lớn chảy ra biển, 74 sông cấp 1 và cấp 2; ngoài
ra còn có một số sông độc lập như: Sông Cô Kiều, sông Chùa và sông Nước
Mặn. Tổng chiều dài các sông trên địa bàn của tỉnh là 1977 km; trong đó các
sông chính có chiều dài khoảng 665 km chiếm 34% so với tổng chiều dài các
sông của tỉnh.

11


LVS La Ngà

Hình 2: Bản đồ mạng lưới sông suối tỉnh Bình Thuận
Đặc điểm chung của sông, suối là ngắn, dốc; mật độ mạng lưới sông
trung bình là 0,211km/km2, lớn nhất là 0,368 km/km2 (lưu vực sông Cà Ty) và
nhỏ nhất là 0,148km/km2 (lưu vực sông Dinh).
Bảng 5: Diện tích lưu vực và chiều dài các sông chính
Diện tích lưu vực (km2)
TT

Tên sông

Thuộc huyện


Nội

Ngoài

Tổng

L(m)

1

Sông La Ngà

Đức Linh, Tánh Linh

tỉnh
1.759

tỉnh
2.411

4.170

272

2

Sông Dinh

Hàm Tân, Xuân Lộc,


599,5

235

834,5

57

3

Sông Phan

LaGi
Hàm Tân, Hàm.T. Nam

533,5

0

533,5

58

4

Sông Cà Ty

Hàm.T. Nam, Phan Thiết

840


0

840

56

5

Sông Quao

Phan Thiết, Hàm.T. Bắc

976,7

91,6

1068,3

71

6

Sông Lũy

Bắc Bình, Tuy Phong

1523,4

429,3


1952,7

98

7

Sông

Lòng Bắc Bình, Tuy Phong

471,7

0

471,7

53

6.704

3.167

9.871

665

Sông
Tổng cộng


12


Toàn tỉnh có 18 hồ chứa nước có dung tích hơn 30 triệu m 3 là: hồ sông
Quao (sông Cái Phan Thiết), huyện Hàm Thuận Bắc dung tích Vh=80 triệu
m3, hồ sông Dinh 3, huyện Hàm Tân dung tích Vh = 42.84 triệu m3 , hồ Cà
Giây trên sông Lũy, huyện Bắc Bình dung tích Vh = 37 triệu m3 và hồ Lòng
Sông-Tuy Phong Vh= 37 triệu m3 và 14 hồ vừa và nhỏ có dung tích nhỏ hơn
10 triệu m3.
Một số hồ - đập trên các lưu vực sông khác như: Lưu vực sông Lòng
Sông có hồ Lòng Sông, hồ Phan Dũng; Lưu vực sông Lũy có hồ Cà Giây, đập
Đồng Mới; Lưu vực sông Cà Ty: đập Ba Bàu, hồ sông Móng.
Chế độ triều ven biển Bình Thuận khá phức tạp phía Nam là chế độ
triều vùng ven biển đông của Nam Bộ là bán nhật triều không đều. Phía Bắc
là chế độ nhật triều. Dọc chiều dài bờ biển 192 km chế độ nhật triều chiếm ưu
thế.
Độ lớn triều ven biển Bình Thuận giảm dần khi đi từ các huyện phía
Nam lên phía Bắc. Độ lớn thủy triều vào những ngày nước cường từ 2,0 đến
2,5 m.
Trên hình 2 -2 là đường quá trình mực nước thực đo trong khuôn khổ
và dự án quy hoạch công trình bảo vệ bờ biển [17] do Viện Khoa học Thủy
lợi miền Nam thực hiện.

13


Hình 3: Đường quá trình mực giờ thực đo
Từ kết quả thực đo và tài liệu thực đo 30 ngày, đợt tháng 11 - tháng 12
năm 2012 của cho thấy: Chế độ thủy triều là chế độ nhật triều chiếm ưu thế,
trong ngày một lần nước lên và một lần nước xuống. Số ngày nhật triều từ 18

– 22 ngày trong tháng. Số ngày bán nhật triều không đều chiếm 6 – 8 ngày.
Trong những ngày triều kém (nước kém) bán nhật triều không đều biên độ
triều giao động yếu. Trong những ngày triều cường mực nước dâng cao hơn
ngày nước kém 40 – 60 cm. Độ lớn thủy triều 2 – 2,5m.
1.2.3.2. Sóng, dòng ven bờ, trầm tích
Khu vực tỉnh Bình Thuận do không có trạm hải văn cơ bản cấp nhà
nước hay dùng riêng nên không có tài liệu cơ bản sóng, dòng chảy ven bờ.

14


Trong khuôn khổ đề tài, nhằm mục đích cung cấp tài liệu cơ bản về
sóng, dòng chảy ven bờ phục vụ các nội dung nghiên cứu đã có 2 đợt khảo sát
các yếu tố sóng gió, dòng chảy ven bờ, mực nước trong gió mùa Đông Bắc và
Tây Nam tại 2 khu vực TP. Phan Thiết và thị xã La Gi.
Mùa gió Đông Bắc khu vực cửa Phu Hài - sông Cái, thành phố Phan
Thiết:Thời gian quan trắc sóng gió và dòng chảy liên tục trong 3 ngày đêm ,
từ ngày 26/11/2012 đến ngày 29/11/2012. MGTN liên tục trong 3 ngày đêm
từ ngày 22/8/2014 đến ngày 25/8/2014. Trầm tích ven bờ được lấy tại các vị
trí và phân tích xác định ….D50, D16, D84 cung cấp số liệu đầu vào cho mô
hình toán.
Khu vực cửa Lagi- sông Dinh
Quan trắc các trạm sóng gió và dòng chảy: MGĐB khảo sát, quan trắc
liên tục trong 3 ngày đêm tại với thời gian đo đạc từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 04/12/2012. MGTN từ ngày 26/8/2014 đến ngày 29/8/2014. Trầm tích
ven bờ được lấy tại các vị trí và phân tích xác định ….D50, D16, D84 cung
cấp số liệu đầu vào cho mô hình toán.

1.2.4. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: nui thấp, gò đồi, đồng

bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10
đảo của huyện đảo Phu Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn
tỉnh có một số nui cao như: Đa Mi (1.642 m), Gia Bang (1.136 m), nui Ông
(1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên
các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ. Có tác dụng che
chắn sóng mùa gió Đông Bắc, giảm dòng chảy ven bờ đối với những đoạn bờ
biển phía tây các mũi đá này.

15


Bình Thuận nằm trên vùng rìa của sườn Đông dãy Trường Sơn Nam
chuyển tiếp dần đến dải đồng bằng ven biển. Phần Bắc của tỉnh là vùng địa
hình nui trung bình thấp và đồi, bị bóc mòn khá mạnh mẽ. Phần Nam và
Đông Nam là những vùng đồng bằng thấp, hẹp trong những thung lũng sông
nhỏ với những dãy đồi cát, đụn cát kéo dài theo bờ biển.
* Vùng đồi cát ven biển: Có độ cao từ 100 - 200m, phân bố ở các huyện
ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân, chiếm khoảng 18,22% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh.
* Vùng đồng bằng: Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh.
Bờ biển huyện Tuy Phong bị chia cắt bởi các cồn cát và sông rạch đặc
biệt cửa sông Luỹ và sông Cầu Nam cao độ lớn nhất đến 152m. Địa hình đáy
biển khá sâu đường đẳng sâu 5÷10m chỉ cách bờ từ 0,5 km đến 1,5 km thuận
lợi cho sự cảng biển nước sâu như khu vực biển xã Vĩnh Tân.
Huyện Bắc Bình bờ biển khuc khuỷu với những cồn cát, đồi nui có
cao độ từ 10 đến 236m. Địa hình đáy biển khá sâu đường đẳng sâu 6m chỉ
cách bờ từ 0,2 km đến 0,7 km tạo nên vũng vịnh.
Thành phố Phan Thiết, địa hình từ bờ vào khoảng 3 km độ cao thay đổi
từ vài mét đến +112 m với cồn cát và đồi nui nhấp nhô. Địa hình đáy biển có

đường đẳng sâu 5 m đến 10 m cách bờ 1 đến 3 km, bãi biển thoải tạo thành
những bãi tắm đẹp.
Bờ biển huyện Hàm Thuận Nam đổi hướng từ Đông Tây sang gần Bắc
Nam chịu trực tiếp hướng sóng mùa gió Đông Bắc. Đường đẳng sâu 6 m chỉ
cách bờ khoảng vài chục mét, đường đẳng sâu 10m cách bờ khoảng 1 km như
ở khu vực mũi Kê Gà. Vì vậy sóng và dòng chảy ở đây lớn nhất dọc ven biển
Bình Thuận.

16


Địa hình ven biển dọc ven biển thuộc huyện Hàm Tân và thị xã La Gi
từ vài mét đến gần 100 m, với cồn cát và đồi nui nhấp nhô. Địa hình đáy biển
ven bờ có đường đẳng sâu 6m cách bờ từ 1 km đến 1,5 km.
Đường bờ biển Bình Thuận có nhiều cánh cung lõm với các mũi đá gốc
nhô ra (Mũi Kê Gà, Mũi La Gàn, mũi Đá Dựng, mũi Né…) do vậy hình thái
đường bờ biển tham gia đáng kể quá trình biến đổi của sóng trong vùng nước
nông- hiện tượng sóng nhiễu xạ, khuc xạ. Khu vực gần các mũi đá gốc nhô ra
năng lượng sóng tập trung lớn – bào mòn dần vật chất.
Sự kết hợp của hình thái đường bờ biển có phương gần trùng với Bắc –
Nam sẽ kết hợp với sóng và dòng có hướng chính là Đông Bắc làm cho đoạn
bờ có xu thế xói nhiều hơn bồi. Những đoạn bờ biển có phương Đông – Tây
thì trong năm xói bồi xen kẽ, mùa gió Đông Bắc quá trình xói lở bờ và hạ
thấp bãi, mùa gió Tây Nam quá trình bồi tụ và nâng bãi.
1.2.5. Đặc điểm địa chất
Tổng hợp tài liệu địa chất thu thập của các dự án, công trình xây dựng
ven biển có thể tóm tắt các chỉ tiêu cơ lý đất nền tại một số khu vực ven biển
Bình Thuận:
+ Khu vực thị trấn Liên Hương – huyện Tuy Phong: Dung trọng γ wtb=
1,97 (g/cm3), góc ma sát trong tb = 20.80, lực dính C =0.04-0.4 (kg/cm2);

+ Khu vực thị trấn Phan Rí Cửa – huyện Tuy Phong: Dung trọng γ wtb=
1,95 (g/cm3), góc ma sát trong

tb

= 19.80, lực dính C = 0.02-0.266

(kg/cm2);
+ Khu vực Thành phố Phan Thiết: Dung trọng γ wtb= 1,95 g/cm3 , góc ma
sát trong tb = 26,40, lực dính C= 0.03 – 0,32 (kg/cm2);
+ Khu vực cửa Ba Đăng – huyện Hàm Tân: Dung trọng γ wtb= 1,99
(g/cm3), góc ma sát trong tb = 21.80, lực dính C = 0.05 – 0.116 (kg/cm2);

17


+ Khu vực thị xã La Gi: Dung trọng γwtb= 1.91(g/cm3), góc ma sát trong tb
=23.80, lực dính C = 0.02-0.24 kg/cm2
Nhận xét về địa chất :
Cấu tạo địa chất của lớp đất bờ thường có nhiều lớp, trong đó lớp trên
mặt thường xuyên chịu tác động của nước ngầm của sóng, dòng chảy chủ yếu
lớp cát mịn đến trung lẫn sỏi nhỏ, vỏ sò, vỏ ốc trạng thái rời rạc, nguồn chủ
yếu là trầm tích biển có lực dính rất nhỏ, góc ma sát trong lớn hơn 20 độ và
dung trọng tự nhiên lớn hơn 1.80(g/cm 3). Lớp đất trên mặt đễ dàng bị phá vỡ
khi có sóng biển tác động gây sạt lở bờ biển.
Đối với vùng ven biển của Bình Thuận, theo tài liệu địa chất thu thập,
khảo sát thực tế, cát ven biển được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác; đặc
biệt là dưới tác dụng của sóng và dòng ven do sóng, các hạt cát luôn luôn ở
trạng thái động. Có nhiều khu vực mà đường bờ biển có hướng Đông – Tây
trong năm có mùa bồi và mùa xói. Điển hình là đoạn bờ Hàm Tiến, thành phố

Phan Thiết, mùa Tây Nam bồi tụ, mùa Đông Bắc thì xói. Cũng có khu vực bờ
liên tục bị xói trong nhiều năm như Phước Thể, huyện Tuy Phong, Đức Long,
Phan Thiết, Phước Lộc, thị xã La Gi.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN XÓI BỒI
CÁC CỬA SÔNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN TỈNH BÌNH
THUẬN
2.1. HIỆN TRẠNG CỬA SÔNG VÀ BỜ BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN
Với 192 km bờ biển, 6 cửa sông, Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là ngư nghiệp và du lịch. Ven
biển có nhiều bãi tắm nổi tiếng Mũi Né, Đồi Dương…
2.1.1. Tình hình xói, bồi cửa sông ven biển
2.1.1.1. Tình hình xói lở bờ biển
Kết quả điều tra hiện trạng ven biển tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn
thực hiện 2012-2015 và theo [17], [26], [35] có thể thấy tình hình xói/bồi khu
vực cửa sông, bờ biển diễn biến khá phức tạp, đã tác động đến sự phát triển
kinh tế của các địa phương, đặc biệt là tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi
và huyện Tuy Phong. Tổng hợp điều tra 17,881 Km bờ biển bị sạt lở, với các
mức độ khác nhau.

19


Hình 4: Bản đồ vị trí các khu vực xói lở trọng điểm tỉnh Bình Thuận
(Ghi chu: XL1 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong; XL2 Hàm Tiến,
XL3 Phu Hài, XL4 Đức Long và Tiến Thành, TP. Phan Thiết; XL5 Tân
Thuận, huyện Hàm Tân; XL6 Ngãnh Tam Tân, Tân Tiến, XL7: Phước

Lộc+Tân Phước, thị xã La Gi).
Trên địa bàn huyện Tuy Phong: Sạt lở bờ biển xảy ra khi triều cường
sóng lớn trên địa bàn các xã Vĩnh Hảo, Phước Thể, Bình Thạnh, Hòa Phu, thị
trấn Liên Hương, Phan Rí cửa. Riêng tại khu vực thị trấn Liên Hương, sóng
biển vào các đợt triều cường tháng 12 hay tháng 1 dương lịch các năm 2013,
2014, 2015 đã làm 7 căn nhà bị sập và hư hỏng nặng (xem hình 2-2), 82 hộ
dân có nhà ở nằm trong vùng bị triều cường đe dọa nghiêm trọng cần di dời,
tìm nơi ở tạm.

a) Căn nhà của gia đình chị Nguyễn b) Kè tạm tại Thị trấn Liên Hương
Thị Lành ở khu phố 14 thị trấn Liên
Hương bị sập sau đợt triều cường,
sóng lớn từ ngày 22-25/12/2014
Hình 5: Một số hình ảnh ven biển Tuy Phong
Tại thành phố Phan Thiết, theo kết quả điều tra, sạt lở bờ biển mạnh
tại các khu vực: (i) Thôn Tiến Đức xã Tiến Thành và phường Đức Long, từ
2011 đến 2015 có 85 căn bị sập thiệt hại hơn 4,2 tỷ đồng, đe dọa 20 ngôi nhà

20


các khu vực xói lở mạnh. Những năm trước 2009-2010, tại khu phố 5,
phường Đức Long sóng biển vào các đợt triều cường trong tháng 11 và 12
năm 2009, tháng 01 và hai ngày 29 và 30/3/2010 đã làm sập đổ và hư hỏng
hàng trăm căn nhà. (ii) Khu phố 2, 3 thuộc phường Hàm Tiến, trên chiều dài
khoảng gần 1,5 km là khu dân cư lâu đời, với trên 600 hộ dân cư sinh sống;
Bờ biển thuộc phường Phu Hài bị xâm thực trung bình từ 2 đến 3 mét, trên
chiều dài khoảng gần 1500 m.

a) Khu dân cư ven biển phường Phu b) Khu dân cư phường Đức Long

Hài

c) Sạt lở ven biển Đức Long
Hình 6: Một số hình ảnh ven biển Phan Thiết
Trên địa bàn thị xã La Gi: Từ năm 2005 đến nay vào các đợt triều
cường, sóng biển gây sạt lở bờ biển và tàn phá khu dân cư ven biển điển hình

21


tại phường Phước Lộc ngày 19/12/2005, ngày 15/5/2006. Theo báo cáo tháng
6 năm 2010 của UBND thị xã, có 869 hộ với 4304 khẩu có nguy cơ thiệt hại do
sạt lở bờ biển. Trước tình hình cấp bách để bảo vệ nhân dân sống ven bờ tỉnh
Bình Thuận đã đầu tư xây dựng bằng kè tạm đá hộc dài khoảng 1300m khu vực
phường Phước Lộc trong 3 năm 2010 đến 2012 và 1200 m bờ biển bờ biển xã
Tân Phước trong các năm 2013, 2015.

Bờ biển khu vực xã Bình Tân, TX.
La Gi

Khu dân cư ven biển Phước Lộc

Sạt lở bờ biển khu du lịch Ngãnh Kè tạm bờ biển khu vực xã Tân
Tam Tân, xã Tân Tiến
Phước
Hình 7: Một số hình ảnh ven biển La Gi
Hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân: Sạt lở bờ biển chủ yếu
diễn ra ở địa phận xã Tân Thành và Tân Thuận, từ năm 2008 trở lại đây, có
nơi lấn sâu vào đất liền đến 50 m uy hiếp trực tiếp đến khu dân cư, sản xuất.


22


Năm 2013-2014, công trình kè biển kiên cố dài 320 m xã Tân Thành đã được
đầu tư xây dựng.
2.1.1.2. Tình hình bồi lấp cửa sông
Hiện có 5/6 cửa sông có công trình chỉnh trị nhằm tạo luồng giao
thông, phục vụ tàu thuyền ra vào các cảng cá, bến cá, du lịch. Tuy nhiên, các
tuyến luồng phục vụ tàu thuyền ra vào cảng, bến chỉ duy trì một vài năm, hiện
tượng bồi lấp khu vực các cửa sông, tuyến luồng đang gây khó khăn cho tàu
thuyền ra vào, cản trở sự phát triển kinh tế của các địa phương. Tất cả 6 cửa
sông lớn đổ ra biển đều bị bồi lấp với mức độ khác nhau. Bồi lấp tại các cửa
sông Lòng sông, sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty, sông Dinh sau khi xây
dựng công trình. Nguyên nhân là do: (i) Quy mô công trình chưa hợp lý như
trường hợp công trình cửa sông Cà Ty, hay trường hợp phải điều chỉnh như
cửa Phu Hài – sông Cái, cửa La Gi – sông Dinh; (ii) Kết cấu chưa hợp lý của
đê ngăn cát giảm sóng như tại các cửa Liên Hương – sông Lòng sông, cửa
Phan Rí – sông Lũy. Tại cửa Ba Đăng - sông Phan, xã Tân Hải, thị xã La Gi,
BL04 trên hình 8, là cửa sông chưa có công trình chỉnh trị, hiện tượng bồi lấp
theo điều kiện tự nhiên diễn biến cũng khá phức tạp, mang đặc thù giống các
cửa sông miền Trung: Có doi cát chắn ngang (bãi ngang), cửa sông dịch
chuyển từ năm 2006 đến 2009 là 583 m, từ năm 2009 đến 2012 là 561 m, từ
năm 2012 đến 2014 là 354 m. Tình hình bồi lấp tại cửa Ba Đăng từ năm 1999
đến nay đã gây ảnh hưởng khoảng hơn 1000 hộ làm nghề biển. Hơn 100 tàu
cá trên 30CV phải neo đậu tại cửa sông Dinh.

23


BL01

BL02

BL03

BL05

BL04

Hình 8: Bản đồ vị trí các khu vực bồi tụ tỉnh Bình Thuận
Việc cát bồi lấp ngay tại cửa biển La Gi, BL05 trên hình 8, từ năm
2008 trở lại đây ảnh hưởng tiêu cực, gây thiệt hại rất lớn cho đời sống, sản
xuất của ngư dân thị xã La Gi, đã có trên 100 lượt tàu cá bị hư hỏng, chìm khi
ra vào cửa biển. Các tàu cá trên 90cv phải thực hiện trung chuyển hoặc đi đến
địa phương khác.
Tình hình bồi lấp ngay tại cửa biển cũng xảy ra tại cửa Liên Hương sông Lòng Sông, BL01 (hình 8) và cửa Phan Rí - sông Lũy, BL02 (hình 8)
gây cản trở tàu thuyền của ngư dân.

24


Cửa biển Ba Đăng bị bồi lấp

Tàu thuyền phải neo đậu ngoài biển cửa
biển La Gi ngày 24-02-2015.

Hình 9: Hình ảnh một số cửa biển
2.1.1.3. Tác động tiêu cực của hiện tượng xói, bồi cửa sông, ven biển Bình
Thuận
Xói lở bờ biển Bình Thuận trong khoảng 20 chục năm qua đã ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống người dân sinh sống ven biển, làm chậm

sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là việc gây mất ổn định các khu dân cư, hàng
trăm căn nhà bị hư hỏng do xói lở bờ biển hay do sóng đánh sập, hàng trăm
hộ phải di dời đến nơi ở mới do mất đất. Tổng thiết hại lên đến hàng trăm tỷ
đồng.
Huyện Tuy Phong: Xã Hoà Phu gần 100 hộ dân, thị trấn Liên Hương
82 hộ dân sát bờ biển, khu dân cư thuộc xóm 8, xã Vĩnh Hảo.
Thành phố Phan Thiết: Bờ biển các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đe
dọa đến tính mạng và tài sản của những hộ dân sinh sống ngay ven biển 652
hộ với 3.016 khẩu thuộc địa phận khu phố 2 và 3, phường Hàm Tiến; 55 nhà
dân thuộc khu phố 4 và khu phố 5, phường Phu Hài; 165 hộ dân thuộc khu
phố 5, phường Đức Long bị ảnh hưởng, trong đó 23 hộ nhà bị sập và hư hỏng
năng, số hộ còn lại buộc phải di dời, khu dân cư ven thuộc xã Tiến Thành.

25


×