Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

luận án câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng việt (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.53 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ
TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62 22 02 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2016


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc

Phản biện 1: GS.TS Hoàng Trọng Phiến
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Khang
Phản biện 3: PGS.TS Lê Thị Lan Anh
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học
viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi............giờ.......ngày..........tháng.........năm...



Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khuynh hướng ngữ pháp
chức năng, mô hình lý thuyết ba bình diện đã được dùng để soi sáng các hiện
tượng ngôn ngữ ở mọi cấp độ, được chú ý nhiều nhất là cấp độ câu, bởi “câu là
đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện” [37,
19]. Với lý thuyết này, mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu đã trở
thành đối tượng nghiên cứu quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm đặc
biệt của các nhà ngôn ngữ học. Điều này có thể thấy rõ qua một số công trình
nghiên cứu về ngữ pháp theo khuynh hướng chức năng được công bố gần đây.
Tuy nhiên, đến nay, việc vận dụng các bình diện này để nghiên cứu câu có ý
nghĩa nhân quả trong tiếng Việt vẫn chưa được chú ý.
1.2. Câu có ý nghĩa nhân quả (câu nhân quả) là kiểu câu có những đặc điểm cú
pháp, ngữ nghĩa khá phức tạp và được dùng phổ biến trong các loại văn bản.
Nhiều khía cạnh của phạm trù câu nhân quả chưa được quan tâm đầy đủ, chẳng
hạn, khái niệm câu nhân quả, các kiểu câu nhân quả, đặc điểm ngữ nghĩa của
câu nhân quả, các hằng tố tham gia tổ chức ngữ nghĩa câu nhân quả… Điều này
có ảnh hưởng nhất định đến việc dạy ngữ pháp tiếng Việt nói chung và dạy học
câu nhân quả nói riêng.
1.3. Nghiên cứu câu nhân quả trên bình diện cú pháp và nghĩa biểu hiện thực
chất là việc tìm hiểu vấn đề hoạt động tư duy, cụ thể là cách lập luận theo quan
hệ nhân quả được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu
kiểu câu này sẽ giúp thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện mối quan hệ
nhân quả trong tiếng Việt, mối tương quan giữa mặt hình thức và mặt nội dung

trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Câu có ý nghĩa nhân quả
trong tiếng Việt làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đặt ra của luận án là vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng hiện đại,
đặc biệt là lí thuyết về bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa, nghiên cứu làm rõ đặc
điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu có ý nghĩa nhân quả qua đó, góp phần
nâng cao chất lượng của việc dạy học, nghiên cứu về câu tiếng Việt nói riêng và
ngữ pháp tiếng Việt nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản trong lí thuyết ba bình diện của câu
(kết học, nghĩa học và dụng học) để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Xác định làm rõ các khái niệm cú pháp cơ bản liên quan đến đề tài luận án.
1


- Phân tích, miêu tả đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu có
ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt
hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan
hệ từ và động từ ngữ pháp trong tiếng Việt hiện đại trên bình diện cú pháp và
nghĩa biểu hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và các thủ pháp thống kê,

phân loại, bổ sung, lược bỏ, thay thế yếu tố, cải biến cấu trúc và mô hình hóa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về 2
kiểu câu có ý nghĩa nhân quả: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan
hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến trên bình
diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện); qua đó bổ sung và làm
sâu sắc thêm lý thuyết về câu nhân quả nói chung và câu nhân quả trong tiếng Việt
nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần:
- Làm rõ một số khía cạnh lý thuyết về cú pháp và ngữ nghĩa của câu nói chung.
- Bổ sung làm rõ thêm cách hiểu về khái niệm câu nhân quả và câu nhân quả
trong tiếng Việt.
- Miêu tả làm rõ đặc điểm cú pháp của câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ
từ và động từ gây khiến.
- Miêu tả làm rõ đặc điểm tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả qua việc phân tích
đặc điểm cấu tạo của các hằng tố, mối quan hệ tương tác và vai trò ngữ nghĩa của
chúng đối với tổ chức ngữ nghĩa của câu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu các kiểu
câu trong tiếng Việt cũng như sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ
việc dạy ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung, câu tiếng Việt nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Danh mục nguồn ngữ
liệu, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
2



Chương 2. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình diện cú
pháp
Chương 3. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình diện
nghĩa biểu hiện
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả trên thế giới
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như L.Alterberg, George Lakoff, L.Tamly,
R.Jackendoff, V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij... đã có những công trình nghiên
cứu về cấu trúc nhân quả hoặc các lý thuyết về quan hệ nhân quả.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả ở Việt Nam
Ở Việt Nam, câu (cấu trúc) nhân quả và mối quan hệ nguyên nhân - kết quả,
điều kiện - hệ quả và động từ gây khiến đã được một số nhà nghiên cứu quan
tâm, như Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Diệp Quang Ban,
Nguyễn Văn Lộc...
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1. LÝ THUYẾT VỀ CÁC BÌNH DIỆN CỦA CÂU
1.2.1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu các bình diện của câu
Mặc dù có những cách phân chia và gọi tên khác nhau về các bình diện của câu
nhưng nhìn chung, các tác giả đều cho rằng cần phân biệt các bình diện khác nhau
của câu: bình diện kết học (cú pháp), bình diện nghĩa học (nghĩa biểu hiện) và
bình diện dụng học (ngữ dụng).
1.2.1.2. Bình diện cú pháp
a) Bản chất của bình diện cú pháp
Luận án tán thành quan niệm coi bình diện cú pháp là bình diện gồm hai mặt: ý
nghĩa và hình thức.
b) Nội dung của việc nghiên cứu câu theo bình diện cú pháp
Nội dung của việc nghiên cứu câu theo bình diện cú pháp gồm:

- Vấn đề xác định các kiểu quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu
- Vấn đề xác định, phân loại các thành phần câu
- Vấn đề xác định, phân loại, miêu tả các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp
1.2.1.3. Bình diện ngữ nghĩa
1) Dẫn nhập
Hiện có hai cách hiểu về bình diện ngữ nghĩa: có tác giả chỉ xem xét nghĩa biểu
hiện (nghĩa sâu, nghĩa miêu tả, nghĩa sự tình) [26], [65], có tác giả cho rằng các
kiểu nghĩa thuộc bình diện nghĩa học gồm: nghĩa sự tình, nghĩa tình thái và
nghĩa chủ đề [49, 64].
3


2) Các quan niệm khác nhau về nghĩa biểu hiện, cấu trúc nghĩa biểu hiện,
hạt nhân ngữ nghĩa và các vai nghĩa của câu
Trong ngôn ngữ học nước ngoài, những tác giả đề cập một cách tương đối cụ thể, rõ
ràng đến khái niệm hạt nhân (nucléus), cấu trúc nghĩa biểu hiện, các sự tình của câu là
L.Tesnière. M.A.K Halliday và Simon C. Dik.
Trong Việt ngữ học, vấn đề cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và việc xác định
các thành tố trong nó đã được đề cập đến khá nhiều. Đáng chú ý là ý kiến của
Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban và Nguyễn Văn Hiệp.
Qua cách trình bày của tác giả, có thể thấy bên cạnh những điểm chung, vẫn
còn những điểm chưa thống nhất, cụ thể là: 1) cách xác định các kiểu quá trình
(sự tình, sự thể); 2) việc xác định hạt nhân ngữ nghĩa và số lượng và danh sách
các tham thể và vai nghĩa cụ thể.
3) Quan điểm của luận án về nghĩa biểu hiện, cấu trúc nghĩa biểu hiện, hạt
nhân ngữ nghĩa và các vai nghĩa
a) Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu
Luận án hiểu nghĩa biểu hiện của câu là loại nghĩa phản ánh sự tri nhận, kinh
nghiệm của con người về hiện thực khách quan.
b) Khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện

Luận án hiểu cấu trúc nghĩa biểu hiện (cấu trúc ngữ nghĩa) của câu là một hệ
thống (chỉnh thể) bao gồm các thành tố ngữ nghĩa và mối quan hệ nối kết giữa
chúng.
c) Hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
Hạt nhân ngữ nghĩa là thành tố có vai trò quan trọng nhất về ngữ nghĩa trong cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu được biểu hiện bằng thực từ (thường là vị từ).
d) Các tham thể ngữ nghĩa (các vai nghĩa)
Luận án coi các thực từ mang một chức năng ngữ nghĩa nhất định đối với hạt
nhân ngữ nghĩa là các tham thể ngữ nghĩa (các vai nghĩa). Các tham thể ngữ
nghĩa gồm tham thể cơ sở và tham thể mở rộng.
1.2.1.4. Bình diện ngữ dụng
Bình diện này xem xét các vấn đề:
1) Cấu trúc thông tin
2) Cấu trúc đề - thuyết
3) Cấu trúc lập luận
4) Nghĩa tình thái
1.2.1.5. Mối quan hệ giữa ba bình diện cú pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng
a) Phân biệt bình diện cú pháp với bình diện nghĩa biểu hiện
Sự khác nhau giữa nghĩa cú pháp và nghĩa biểu hiện là ở chỗ nghĩa cú pháp chỉ
được xác định trong mối quan hệ giữa các ý nghĩa ngữ pháp của từ và luôn có
hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn nghĩa biểu hiện được xác định trong
mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp
riêng để biểu thị.
4


b) Phân biệt bình diện cú pháp với bình diện ngữ dụng
Nguyễn Văn Lộc cho rằng, sự khác nhau về bản chất giữa các thành tố cú pháp
(trong đó có chủ ngữ, vị ngữ) với các thành tố thuộc cấu trúc giao tiếp (đề thuyết) là ở chỗ:
- Các thành tố cú pháp luôn được đặc trưng bởi tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức

cú pháp (trật tự từ, hư từ cú pháp và ngữ điệu), vì vậy khi xác định chúng cần dựa
đồng thời vào cả hai mặt này. Còn các thành tố thuộc cấu trúc giao tiếp (như Đề và
Thuyết) được đặc trưng bởi ý nghĩa thuộc bình diện giao tiếp hay thông báo là
nghĩa chủ đề, thuật đề (nghĩa được thuyết định, thuyết định) và khi xác định chúng
không cần phải dựa vào ý nghĩa cú pháp (nghĩa ngữ pháp quan hệ).
- Các thành tố cú pháp luôn nằm trong mối quan hệ cú pháp (quan hệ tổ hợp, quan
hệ kết trị) với các thành tố khác trong câu. Mối quan hệ cú pháp giữa chúng được
xác định dựa đồng thời vào cả hai mặt: ý nghĩa và hình thức cú pháp. Còn các
thành tố thuộc cấu trúc giao tiếp có thể không nằm trong mối quan hệ cú pháp
(quan hệ tổ hợp, quan hệ kết trị) với các từ khác. Do đó, khi xác định chúng,
không cần phải dựa vào mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) như khi xác định
mối quan hệ cú pháp đặc trưng cho các thành phần cú pháp của câu.
1.2.2. Quan điểm của luận án về câu nhân quả
Trong công trình Loại hình học các cấu trúc nhân quả, V.P. Nedjalkov và G.
G.Silniskij đã đưa một danh sách gồm 15 kiểu cấu trúc nhân quả cơ bản (đã giới
thiệu ở Chương 1). Có thể nhận thấy, ở 15 kiểu cấu trúc nhân quả được xác định
trong công trình này, có một số điểm đáng chú ý sau đây:
1) Ở tiếng Nga, trong nhiều trường hợp, ý nghĩa gây khiến và ý nghĩa kết quả
được nhập vào một động từ (một động từ hàm chứa cả ý nghĩa quan hệ gây
khiến lẫn ý nghĩa kết quả).
Trong tiếng Việt cũng có những cấu trúc trong đó động từ - vị ngữ vừa biểu thị
quan hệ nhân quả, vừa biểu thị kết quả chẳng hạn như: đánh rơi, đánh vỡ, đánh
vãi, làm phiền (phiền)...
2) Trong cứ liệu tiếng Nga, các tác giả đã chú ý đến những mẫu cấu trúc có hệ từ
nhân quả là danh từ, động từ, tính từ làm phương tiện biểu thị quan hệ . Trên cứ liệu
tiếng Việt, các cấu trúc kiểu này hầu như chưa được đề cập khi xem xét câu hay cấu
trúc nhân quả.
3) Điều đáng chú ý là khi xác định các kiểu cấu trúc nhân quả trong tiếng Nga
theo cách hiểu nghĩa rộng (được hiểu là cấu trúc bất kì biểu thị sự tình nhân
quả), một số cấu trúc mà những cấu trúc tương ứng với chúng trong tiếng Việt

được nhiều tài liệu ngữ pháp tiếng Việt gọi là cấu trúc bình xét hoặc cấu trúc
cầu khiến.
Trên cơ sở tiếp thu, có điều chỉnh quan niệm của V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij,
dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu về cấu trúc nhân quả và câu có ý nghĩa nhân
quả làm cơ sở cho triển khai những nội dung nghiên cứu cụ thể về kiểu câu này trong
tiếng Việt.
5


Theo chúng tôi, sự tình nhân quả được hiểu là sự tình có những đặc điểm sau:
a) Tính phức tạp
b) Tính nhân quả
c) Tính thực hữu
Như vậy, câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt theo cách hiểu hẹp, gồm hai
loại chính:
1) Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng thực từ. Loại này gồm các kiểu
sau:
- Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ. Loại này lại có hai
kiểu sau:
+ Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ - thực từ.
Ví dụ: Nó đánh rơi tiền.
+ Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến.
Ví dụ: Chuyện cưới xin khiến Dần thèn thẹn.
Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng danh từ.
Ví dụ: Sai lầm của anh là nguyên nhân thất bại của chúng ta.
2) Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.
Kiểu này bao gồm cả câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng giới từ và
câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng liên từ theo cách hiểu của
V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij.
Ví dụ: Chúng tôi quay lại vì bệnh tình của người anh.

Nghiên cứu về câu có ý nghĩa nhân quả, đáng ra, phải nghiên cứu tất cả các loại,
kiểu câu nhân quả trên đây. Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ chỉ
tập trung vào hai kiểu câu nhân quả phổ biến nhất, quan trọng nhất và được thừa
nhận rộng rãi nhất trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt: Câu có ý nghĩa nhân quả
được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng
động từ gây khiến.
1.3. Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã tổng hợp có hệ thống các công trình nghiên
cứu trong nước và nước ngoài về câu có ý nghĩa nhân quả; đồng thời chúng tôi
cũng đã đề cập tới quan điểm của luận án về câu nhân quả tiếng Việt.
Chương 2
CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CÚ PHÁP
2.1. DẪN NHẬP
Nghiên cứu câu nhân quả theo bình diện cú pháp (kết học), chúng tôi sẽ cố gắng
làm rõ thêm ba vấn đề chính sau đây:
1) Đặc điểm ngữ pháp của phương tiện biểu thị quan hệ nhân quả (quan hệ từ
và động từ ngữ pháp).
2) Đặc điểm ngữ pháp của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả.
3) Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết
quả và vấn đề phân loại câu có ý nghĩa nhân quả theo cấu tạo ngữ pháp.
6


2.2. CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG QUAN HỆ
TỪ
2.2.1. Vài nét về quan hệ từ
Theo cách hiểu được thừa nhận rộng rãi hiện nay thì quan hệ từ là những từ
dùng để dẫn nối các từ (thực từ), cụm từ và biểu thị quan hệ cú pháp và quan hệ
ngữ nghĩa giữa chúng.
2.2.2. Về khái niệm câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ

Xét về vị trí trong hệ thống câu được phân loại theo đặc điểm cấu tạo, câu nhân
quả được biểu hiện bằng quan hệ từ thuộc về hai kiểu:
1) Câu đơn: Thuộc kiểu này là những câu chỉ gồm một cụm chủ vị trong đó
thành tố nguyên nhân có dạng cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ hay đại từ). Ví
dụ: Vì nó mà tôi khổ.
2) Câu phức: Thuộc kiểu này là những câu gồm từ hai cụm chủ vị trở lên có
dạng kiểu như: Vì nó lười nên tôi khổ.
2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố nguyên nhân
2.2.3.1. Đặc điểm của quan hệ từ chỉ nguyên nhân
a) Về số lượng và cấu tạo: Gồm 8 từ, trong đó có 5 quan hệ từ có cấu tạo đơn (vì,
do, nhờ, bởi, tại) và 3 quan hệ từ có cấu tạo ghép (bởi vì, bởi chưng, tại vì).
b) Về tần suất xuất hiện trong câu: Các quan hệ từ nguyên nhân có cấu tạo đơn
xuất hiện phổ biến nhất (với 1101/1151 phiếu tư liệu, chiếm 95,7%), các quan
hệ từ có cấu tạo ghép xuất hiện hạn chế (chiếm 4,3%).
c) Về cách dùng, quan hệ từ nguyên nhân thường được dùng để dẫn nối các
yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ
vị). Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có khả năng lược bỏ nếu sau nó là vị từ, cụm
chủ vị.
2.2.3.2. Cấu tạo của thành tố chỉ nguyên nhân
Thành tố chỉ nguyên nhân có các dạng cấu tạo sau:
1) Danh từ, ngữ danh từ
a) Danh từ trừu tượng được cấu tạo bởi các yếu tố thường được coi là có tác
dụng “danh hóa” (như: sự, cuộc, việc, cái, tình, ý, nụ...) kết hợp với các yếu tố
vốn là vị từ.
Ví dụ: Do sự công phẫn, các bà xui chồng đến nhà chị cu, mỗi người giúp một tay.
b) Các danh từ trừu tượng (điều, nỗi, câu, cú, lẽ, tội, thái độ, nội dung...) mà sau
chúng hầu như luôn có định ngữ là vị từ.
Ví dụ: Suốt đêm những tiếng la lối cứ vang lên vì những cú giật mền thô bạo.
c) Danh từ cụ thể mà về nghĩa từ vựng chỉ ra sự vật gắn liền với hoạt động hay
đặc điểm là nguyên nhân gây ra sự tác động dẫn đến hệ quả nào đó.

Ví dụ: Lưng chị loi lói thốn đau vì cái báng súng thằng thiếu úy đánh chị ban
nãy.
d) Các danh từ chỉ người hoặc vật là chủ thể hoạt động hoặc đặc điểm không
được chỉ ra (nhưng có thể xác định nhờ văn cảnh).
7


Ví dụ: Cuối cùng chuyện tình của mụ Tươi, nhờ mụ Chí, người đưa chuyện
không biết mệt, đến tai tất cả đám đàn bà, con gái trong căn nhà lớn đông hộ
này.
2) Dạng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị)
- Dạng đầy đủ (bên vị từ là thành tố nguyên nhân có đầy đủ các thành tố bắt
buộc hay các diễn tố).
Ví dụ: Nhờ trời sáng trăng nên thằng Tý dòm theo Lộ xuống Phú Tiêu, thì nó thấy
có dạng một người đi.
- Dạng không đầy đủ (tỉnh lược diễn tố): Trong trường hợp này, thành tố
nguyên nhân chỉ có vị từ hạt nhân.
Ví dụ: Người lính trố mắt vì kính phục.
2.2.3.3. Về vị trí của thành tố nguyên nhân
1) Trường hợp thành tố nguyên nhân đứng trước quan hệ từ dẫn nối nó có thể
lược bỏ nếu sau nó là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị). Theo tư liệu khảo sát, có
194 phiếu tư liệu, chiếm 16,8%.
Ví dụ:
(41a) Bởi suốt một đời khổ sở nên bà ngoại Ngạn không thấy một người nào
thật khổ.
(41b) Suốt một đời khổ sở nên bà ngoại Ngạn không thấy một người nào thật
khổ. (+)
2) Trường hợp thành tố nguyên nhân đứng sau thành tố kết quả
Theo tư liệu khảo sát, có 958/1151 trường hợp (chiếm 83,2%) thành tố nguyên
nhân đứng sau thành tố kết quả.

Khi cấu trúc nhân quả được sử dụng trong thơ mà yêu cầu về sự hài hòa vần điệu
có sự chi phối nhất định đối với việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ.
Ví dụ:
(48) Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Trong câu (48), không thể thêm quan hệ từ vì vào trước thành tố nguyên nhân (Hoa
ghen vì thua thắm, liễu hờn vì kém xanh) do yêu cầu về vần điệu của câu thơ.
2.2.4. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố kết quả
2.2.4.1. Quan hệ từ chỉ kết quả
a) Về số lượng và cấu tạo: Gồm 4 từ, trong đó có 2 quan hệ từ đơn (nên, mà) và
2 quan hệ từ ghép (cho nên, sở dĩ).
b) Về tần suất xuất hiện trong câu: Quan hệ từ chỉ kết quả xuất hiện trong 194
câu, trong đó quan hệ từ nên, mà có ở 156 câu (chiếm 80,4%); quan hệ từ kết quả
cho nên, sở dĩ chỉ có ở 38 câu (chiếm 19,6%).
c) Về cách dùng, quan hệ từ chỉ kết quả thường được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu
tạo là vị từ, cụm chủ vị.

8


2.2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố kết quả
Theo kết quả khảo sát, các yếu tố được dẫn nối bởi quan hệ từ chỉ kết quả luôn
là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị), vì đây là mệnh đề chính trong câu. Thành tố
kết quả có thể xuất hiện ở hai dạng:
- Dạng đầy đủ (có đầy đủ các thành tố bắt buộc hay diễn tố).
Ví dụ:
(57) Vì dẫu có hỏng cái gì, Điền cũng không phải bỏ tiền thay, nên Điền không
xót ruột.
- Dạng không đầy đủ (tỉnh lược chủ ngữ).
Ví dụ:
(61) Vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đuổi đánh nên Ф phải đến nương tựa ở đền

Tản Viên.
2.2.4.3. Về vị trí của thành tố kết quả
Thành tố kết quả cũng có thể xuất hiện ở hai vị trí:
1) Đứng trước thành tố nguyên nhân.
Khi thành tố chỉ kết quả đứng ở vị trí này, có thể có 2 trường hợp sau đây:
a) Trường hợp có quan hệ từ: Trong trường hợp này, từ duy nhất có khả năng
dẫn nối thành tố kết quả là quan hệ từ sở dĩ.
Ví dụ:
(64a) Sở dĩ tôi thích Samandji vì hắn là người ngoại quốc, vả lại hắn phục vụ tôi
là giới văn minh hơn.
Trong trường hợp trên đây, quan hệ từ sở dĩ có thể lược bỏ dễ dàng.
Ví dụ:
(64b) Tôi thích Samandji vì hắn là người ngoại quốc, vả lại hắn phục vụ tôi là
giới văn minh hơn. (+)
b) Trường hợp không có quan hệ từ:
Ví dụ:
(65a) Hoàng Lan bị ốm vì cường độ tập luyện quá cao. (Báo An ninh thế giới).
Ở trường hợp này, quan hệ từ dẫn nối thành tố chỉ nguyên nhân đứng sau thường
không thể lược bỏ.
Chẳng hạn, không nói:
(65b) Hoàng Lan bị ốm cường độ tập luyện quá cao. (-)
2) Đứng sau thành tố chỉ nguyên nhân.
Khi thành tố chỉ kết quả đứng ở vị trí này, cũng có thể có 2 trường hợp:
a) Trường hợp có quan hệ từ:
Ví dụ:
(67a) Nhờ trời nên ông được cái tạng người cũng khỏe.
b) Trường hợp không có quan hệ từ:
Ví dụ:
(68) Do cuộc sống giặc giã khó khăn, gieo neo, ra khỏi xa thị xã, ф Hạnh phải
bỏ học để giúp mẹ nuôi đàn em.

9


Qua sự phân tích trên đây, có thể đưa ra một số mô hình tiêu biểu của câu có ý
nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ như sau:
A) Trường hợp thành tố kết quả đứng trước thành tố nguyên nhân
1) Sở dĩ C - V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) C – V
2) Sở dĩ V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) C - V
3) Sở dĩ C – V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) V
4) Sở dĩ V (là) vì (do, bởi, nhờ, tại) V
5) C - V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) C – V
6) V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) C – V
7) C - V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) V
8) V (là) vì (do, bởi, tại, nhờ) V
B) Thành tố nguyên nhân đứng trước thành tố kết quả
9) Vì (do, bởi, tại, nhờ) C - V nên (cho nên, mà) C - V
10) Vì V nên C – V
11) Vì (danh từ) nên C - V
2.2.5. Tính chất mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và
thành tố kết quả
Trong luận án này, chúng tôi cho rằng quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên
nhân và thành tố kết quả trong câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ là
quan hệ phụ thuộc.
2.2.6. Về việc xếp loại câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ
theo cấu tạo ngữ pháp
Chúng tôi xếp loại câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ dựa
vào số lượng cụm chủ vị. Theo đó, những câu như (107) được gọi là câu đơn, còn
những câu như (108) được gọi là câu phức.
(107) Một hôm, do một sự tình cờ, y biết được tên Tư.
(108) Nhờ đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm.

2.3. CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG ĐỘNG TỪ
GÂY KHIẾN LÀM, KHIẾN
2.3.1. Dẫn nhập
Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ ngữ pháp (động từ quan hệ)
mà chúng tôi xem xét trong phần này là những câu có vị ngữ được biểu hiện bằng
động từ làm, khiến như những câu sau:
(1) Cái chết kia đã làm nhiều người sung sướng lắm.
(2) Lời nói êm đềm khiến Bính bớt sợ.
2.3.2. Đặc điểm của các động từ gây khiến làm, khiến
2.3.2.1. Về nguồn gốc và đặc tính từ loại
a) Về từ loại: Làm, khiến trong những câu nhân quả kiểu trên đây mặc dù đều có
nguồn gốc từ động từ - thực từ (trong (5) “Chim làm tổ”, (6) “Nó làm thơ”, (7)
“Ăn có mời, làm có khiến”, (8) “Tao không khiến mày”) nhưng đã ngữ pháp hóa
(hư hóa) ở mức độ nhất định.
10


b) Về nghĩa: Làm, khiến là động từ ngữ pháp chỉ hoạt động rất khái quát (hoạt
động hiểu theo nghĩa ngữ pháp), đồng thời, chỉ mối quan hệ ngữ nghĩa nhân
quả giữa chủ ngữ và bổ ngữ.
2.3.2.2. Về ý nghĩa và thuộc tính kết trị của làm, khiến
a) Về ý nghĩa
Các động từ ngữ pháp làm, khiến có hai nét nghĩa cơ bản: nghĩa hoạt động khái
quát (hoạt động hiểu theo nghĩa ngữ pháp) và nghĩa quan hệ (biểu thị quan hệ
ngữ nghĩa nhân quả giữa chủ ngữ và bổ ngữ).
b) Về kết trị
Các động từ làm, khiến có khả năng tạo câu hay cấu trúc (cụm động từ, cụm chủ
vị hay nút động từ theo thuật ngữ của L.Tesnière [120, 25]) với các mô hình
chính sau đây:
1) N1 - làm (khiến) - N2 - V2. Ví dụ:

(28) Ý tưởng ấy khiến Huy căm tức.
2) V1 - làm (khiến) - N2 - V2. Ví dụ:
(29) Nghĩ thế làm cho Minh thêm buồn rầu.
3) N1 - V1 - làm (khiến) - N2 - V2. Ví dụ:
(30) Gió thổi mạnh làm Sơn cảm thấy lạnh và cay mắt.
(Ghi chú: N: danh từ, V: vị từ; danh từ, vị từ ở bộ phận chủ ngữ được đánh số 1,
ở bộ phận bổ ngữ được đánh số 2).
2.3.3. Đặc điểm của chủ ngữ bên các động từ làm, khiến
2.3.3.1. Về hình thức
1). Cấu tạo của chủ ngữ bên các động từ làm, khiến
a) Chủ ngữ được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ)
-) Các danh từ trừu tượng được cấu tạo bởi các yếu tố thường được coi là có tác dụng
“danh hóa” (như: sự, cuộc, cái, trận, tiếng, giọng, câu...) kết hợp với vị từ.
(31) Sự im lặng trong huyện đường khiến cho quan càng oai vệ lắm.
-) Các danh từ chỉ sự vật cụ thể hay trừu tượng mà ý nghĩa luôn gắn với và gợi ra
thuộc tính (hoạt động, đặc điểm) đặc trưng của chúng. Ví dụ:
(39) Trăng làm thị đẹp lên.
-) Danh từ trừu tượng điều kết hợp với định ngữ thuộc các kiểu khác nhau.
(42a) Điều ấy khiến tôi rất yên tâm.
b) Chủ ngữ được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị (cụm vị từ)
-) Trước vị từ làm chủ ngữ của câu hoặc vị từ - hạt nhân (vị ngữ) của cụm chủ vị
(cụm vị từ) làm chủ ngữ hầu như không xuất hiện các phó từ chỉ thời. Ví dụ:
(46a) Yêu Minh khiến cho Long thấy phấn khởi, thấy thỏa chí như đã làm được
nhiều việc thiện.
Trường hợp trước vị từ - hạt nhân của cụm chủ vị làm chủ ngữ xuất hiện phó từ
chỉ thời như dưới đây là trường hợp tương đối hiếm:
(50) Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần tôi đi qua các chị
phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.
11



-) Vị từ hoặc cụm chủ vị làm chủ ngữ bên các động từ làm, khiến hầu như đều có
khả năng danh hóa để biến thành nhóm danh từ. Chẳng hạn, những câu trên đây
đều có thể chuyển thành những câu sau:
(46b) Việc yêu Minh khiến cho Long thấy phấn khởi, thấy thỏa chí như đã làm
được nhiều việc thiện.
Khả năng danh hóa vị từ, cụm chủ vị làm chủ ngữ bên các động từ làm, khiến
chứng tỏ rằng về bản chất, chủ ngữ có đặc tính danh từ, nghĩa là hình thức cơ bản
của chủ ngữ là hình thức danh từ. Hình thức vị từ và cụm chủ vị chỉ là biến thể
không cơ bản của chủ ngữ và các hình thức đó hầu như đều có thể chuyển về hình
thức cơ bản là hình thức danh từ.
2.3.3.2. Về vị trí
Chủ ngữ bên các động từ làm, khiến luôn chiếm vị trí trước động từ - vị ngữ. Tuy
nhiên, ngữ liệu thu được cũng cho thấy bên cạnh tuyệt đại đa số trường hợp chủ
ngữ chiếm vị trí liền trước động từ - vị ngữ (giữa nó và động từ - vị ngữ không có
quãng ngừng mà trên chữ viết được ghi bằng dấu phẩy) cũng có một số ít trường
hợp (khi được biểu hiện bằng cụm chủ vị), chủ ngữ được tách biệt rõ rệt với động
từ - vị ngữ bởi ngữ điệu (trên chữ viết được ghi bằng dấu phẩy).
Ví dụ: Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, khiến cho bà tái tím ruột gan.
2.3.3.3. Về ý nghĩa
a). Về ý nghĩa từ vựng
Mặc dù chủ ngữ bên các động từ làm, khiến, về đặc tính từ loại, đều có tính danh từ
như đã chỉ ra trên đây nhưng về ý nghĩa từ vựng, phần lớn chủ ngữ không chỉ sự vật
(vật thể) mà chỉ hoạt động, đặc điểm (sự tình).
b) Về nghĩa biểu hiện (nghĩa quan hệ sâu)
Xét trong mối quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ về mặt nghĩa biểu hiện hay nghĩa sâu)
với bổ ngữ, chủ ngữ bên các động từ làm, khiến chỉ nguyên nhân của sự tình
được nêu ở bổ ngữ (vì vậy, nó thường được gọi là chủ ngữ nguyên nhân). Nghĩa
sâu nguyên nhân của chủ ngữ được xác nhận qua khả năng chuyển nó thành
“trạng ngữ nguyên nhân” hay “vế phụ chỉ nguyên nhân của câu ghép”. So sánh:

(43a) Những điều này khiến Bính suy nghĩ và đau lòng.
(43c) Bính suy nghĩ và đau lòng vì những điều này.
c) Về nghĩa cú pháp
Chủ ngữ bên các động từ làm, khiến chỉ chủ thể cú pháp, tức là kẻ hoạt động về
mặt ngữ pháp. Ý nghĩa cú pháp này của chủ ngữ do ý nghĩa ngữ pháp hoạt động
của động từ - vị ngữ (làm, khiến) quy định.
2.3.4. Đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ làm, khiến
2.3.4.1. Về hình thức
1) Cấu tạo bổ ngữ bên các động từ làm, khiến
Sau làm, khiến chỉ có một bổ ngữ là cụm vị từ (cụm chủ vị) nhưng lưu ý rằng
cụm vị từ hay cụm chủ vị nói ở đây không phải cấu trúc gồm hai thành tố có
12


quan hệ phụ thuộc qua lại và có vai trò ngang nhau mà là cấu trúc chính phụ với
hạt nhân là vị từ và thành tố phụ là chủ ngữ [83, 47-50].
Cụm vị từ (cụm chủ vị) làm bổ ngữ bên các động từ làm, khiến có những đặc điểm
đáng chú ý sau:
a) Hạt nhân (vị ngữ) của cụm chủ vị làm bổ ngữ (V2) thường được biểu hiện bằng
động từ. Ví dụ:
(54) Một tiếng chuông dài kêu lên ngoài giàn thiên lí làm cho bà chủ ngồi nhổm
dậy.
b) Ngoài hình thức phổ biến trên đây, V2 cũng có thể được biểu hiện bằng tính từ.
Trong trường hợp này, bên tính từ thường có thêm các yếu tố phụ chỉ sự diễn tiến của
tính chất (như: lên, hơn, chóng, thêm…). Ví dụ:
(57) Tình yêu có thể làm một tâm hồn đẹp hẳn lên.
c) Trước các động từ - hạt nhân (vị ngữ) của cụm chủ vị làm bổ ngữ hầu như
không xuất hiện các phó từ chỉ thời. Trường hợp phó từ đang xuất hiện trước động
từ - hạt nhân của cụm chủ vị làm bổ ngữ như ở câu dưới đây rất hiếm:
(62) Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến cho

cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu.
d) Hầu như không gặp trường hợp lược bỏ V2 ở cụm chủ vị làm bổ ngữ. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, chủ ngữ (N2) của cụm chủ vị này có thể bị lược
bỏ. Ví dụ:
(63) Tình yêu làm cho Ø có duyên
2) Về phương thức kết hợp với động từ
- Biến thể có quan hệ từ:
(65) Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng.
- Biến thể vắng quan hệ từ
(67) Ông căm hờn bọn phản quốc đã làm ông mất ăn, mất ngủ.
3) Về vị trí
Bổ ngữ bên các động từ làm, khiến hầu như luôn chiếm vị trí sau động từ - vị ngữ.
Tuy nhiên, về trật tự vị trí giữa N2 và V2 ở bổ ngữ có một điểm đáng chú ý: Nếu
bên động từ khiến, N2 luôn đứng trước V2 thì bên động từ làm, trong một số
trường hợp (nhất là khi vắng quan hệ từ cho), V2 có thể chuyển lên trước N2.
Trong trường hợp này, V2 thường là tính từ hoặc động từ không chủ ý. Tư liệu
thống kê cho thấy, có 34/802 câu chứa làm nằm ở loại này, chiếm 4,23%.
So sánh:
(65a) Ánh trăng đổ tràn bên bờ suối làm bóng Sứ đang quỳ nổi rõ.
(65b) Ánh trăng đổ tràn bên bờ suối làm nổi rõ bóng Sứ đang quỳ.
2.3.4.2. Về ý nghĩa
a) Về ý nghĩa từ vựng và ý biểu hiện (nghĩa quan hệ sâu)
Hạt nhân ngữ nghĩa của bổ ngữ chính là V 2 (hoặc là thực từ sau V2 , nếu V2 là
động từ ngữ pháp) và về nghĩa từ vựng, luôn biểu thị hoạt động hay đặc điểm
(sự tình).
13


Về nghĩa biểu hiện (nghĩa quan hệ sâu), phù hợp với nghĩa nguyên nhân của chủ
ngữ, bổ ngữ sau làm, khiến có ý nghĩa kết quả. Nó chỉ sự tình nảy sinh mà nguyên

nhân chính là sự tình nêu ở chủ ngữ. Mối quan hệ nhân quả giữa chủ ngữ và bổ
ngữ ở đây được biểu thị bởi các động từ làm, khiến giữ vai trò vị ngữ.
b) Về nghĩa cú pháp của bổ ngữ
Phù hợp với nghĩa ngữ pháp hoạt động của các động từ làm, khiến và tương ứng với
nghĩa cú pháp chủ thể hoạt động của chủ ngữ, bổ ngữ bên các động từ làm, khiến có
ý nghĩa cú pháp đối thể. Nghĩa cú pháp đối thể của bổ ngữ ở đây, cũng như nghĩa cú
pháp chủ thể của chủ ngữ, là nghĩa thuần cú pháp.
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI KIỂU CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ
2.4.1. Những điểm tương đồng
1) Về nghĩa: Cả hai kiểu câu này đều biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa các sự
tình (sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả).
2) Về cấu tạo: Trong cả hai kiểu câu, thành tố chỉ kết quả đều có dạng cấu tạo là
vị từ hoặc cụm vị từ (cụm chủ vị).
2.4.2. Những nét khác biệt
- Hạt nhân ngữ pháp (vị ngữ) của câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện
bằng quan hệ từ là vị từ - thực từ, còn hạt nhân ngữ pháp của câu có ý nghĩa
nhân quả được biểu hiện bằng động từ ngữ pháp là động từ bán thực từ (động
từ ngữ pháp).
- Phương tiện biểu thị quan hệ nhân quả (quan hệ ngữ nghĩa) trong câu có ý
nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ là quan hệ từ (hư từ), còn
phương tiện biểu thị quan hệ nhân quả trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu
hiện bằng động từ ngữ pháp là những động từ ngữ pháp (động từ quan hệ) có
tính bán thực từ.
2.4.3. Khả năng cải biến giữa hai kiểu câu
Cải biến trong ngữ pháp thường được hiểu là “sự biến đổi một cấu trúc bất kỳ
thành một cấu trúc khác được thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất định
với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi
này về cơ bản, vẫn được giữ lại”.
Trong luận án này, chúng tôi coi, câu gốc là câu có ý nghĩa nhân quả được biểu
hiện bằng quan hệ từ, còn câu phái sinh là câu có ý nghĩa nhân quả được biểu

hiện bằng động từ ngữ pháp.
2.5. Tiểu kết
Hai kiểu câu nhân quả được đề cập trong chương 2, mặc dù là hai kiểu câu khác
nhau về ngữ pháp nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau về nghĩa.
Cụ thể: Chúng đều biểu hiện quan hệ nhân quả. Chúng có mối quan hệ cải biến
với nhau, trong đó, có thể coi câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ là
dạng gốc (dạng xuất phát), còn câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây
khiến là dạng cải biến (đơn vị hậu kỳ) mà phương tiện cải biến (chỉ tố cải biến)
là các động từ gây khiến làm, khiến.
14


Chương 3
CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN
NGHĨA BIỂU HIỆN
3.1. DẪN NHẬP
Trong việc nghiên cứu câu theo bình diện ngữ nghĩa, có thể thấy có hai khuynh
hướng chính:
1) Hướng thứ nhất tập trung vào việc xác định, miêu tả các thành tố nghĩa biểu
hiện (nghĩa sâu) của câu gồm hạt nhân ngữ nghĩa yếu tố biểu thị lõi sự tình
(thường được biểu hiện bằng vị từ) và các tham thể ngữ nghĩa (các vai nghĩa)
tham gia vào sự tình. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là
S.C Dik.
2) Hướng thứ hai chủ trương xác định và miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của câu gắn
với việc xác định, miêu tả toàn bộ các hằng tố (константы) tham gia tổ chức
nghĩa biểu hiện của câu. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là V.P.Nedjalkov và
G.G.Silniskij.
Về cơ bản, chúng tôi tán thành và tiếp thu (với sự bổ sung một vài điểm cụ thể)
cách phân tích của V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij. Dưới đây, dựa vào quan
niệm của V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét, miêu

tả câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt trên phương diện nghĩa biểu hiện.
Hai vấn đề chính sẽ được đề cập là: 1) Xác định, miêu tả các hằng tố tham gia
vào tổ chức ngữ nghĩa của câu có ý nghĩa nhân quả, 2) Phân tích, miêu tả làm rõ
đặc điểm của mối quan hệ ngữ nghĩa giữa thành tố nguyên nhân (gồm ri, si) và
thành tố kết quả (gồm rj, sj).
2.2. CÁC HẰNG TỐ THAM GIA TỔ CHỨC NGỮ NGHĨA CỦA CÂU
NHÂN QUẢ
3.2.1. Nhận xét chung
Trong luận án này, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung miêu tả các hằng tố chính:
hằng tố quan hệ, hằng tố nguyên nhân (với các hằng tố bộ phận là ri, si), hằng
tố kết quả (với các hằng tố bộ phận là rj, sj).
3.2.2. Hằng tố quan hệ (K)
3.2.2.1. Hằng tố quan hệ được biểu hiện bằng quan hệ từ
Theo đặc tính từ loại (tiểu loại) của các từ có chức năng đảm nhận hằng tố quan
hệ, hằng tố quan hệ được chia thành:
- Hằng tố quan hệ dẫn nối danh từ, đại từ
Ví dụ: Nhờ trời, ông được cái tạng người cũng khỏe
- Hằng tố quan hệ dẫn nối vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị)
Ví dụ: Đêm bỗng nhạt dần vì trăng sắp lên.
Theo mối quan hệ ý nghĩa với thành tố được dẫn nối (theo đặc điểm ý nghĩa),
hằng tố quan hệ do quan hệ từ đảm nhận được chia thành:
15


- Hằng tố dẫn nối thành tố nguyên nhân (kí hiệu là K1). Ví dụ: vì, do, bởi, tại,
nhờ... Về mặt ý nghĩa, K1 có thể dẫn nối thành tố nguyên nhân cho kết quả tích
cực, kết quả tiêu cực hoặc cả hai.
- Hằng tố dẫn nối thành tố kết quả (kí hiệu là K2). Ví dụ: nên, cho nên, mà, sở
dĩ. Ở hằng tố K2, không có sự đối lập giữa sắc thái có lợi/ có hại, tích cực/
tiêu cực của kết quả được nêu.

Trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, hằng tố quan hệ K
có thể xuất hiện ở 3 dạng:
a) Dạng đầy đủ (gồm cả K1 và K2)
Ví dụ: Vì tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận. (N.C)
b) Dạng vắng K1.
Ví dụ: Vốn là người quê mùa nên việc đồng áng mẹ anh rất thạo. (K.L)
Trong trường hợp này, mối quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ nhân quả) giữa hai vế
được nhận ra nhờ hằng tố K2 (nên).
c) Dạng vắng K2.
Ví dụ: Tất cả những điều này tôi biết được nhờ hai cuốn nhật kí khá dày nàng
để lại.
Bên cạnh những câu kiểu này, trên thực tế, còn có thể gặp những câu cũng có ý
nghĩa nhân quả trong đó hằng tố quan hệ K không xuất hiện.
Ví dụ: Sẵn có ít vốn riêng, mẹ em trở lại nghề cũ.
3.2.2.2. Hằng tố quan hệ là động từ ngữ pháp
Mặc dù về mặt ngữ pháp, làm và khiến khác với hư từ (chúng có khả năng kết hợp
với các phó từ chỉ thời thể và khả năng làm hạt nhân ngữ pháp hay vị ngữ của câu
nhân quả) nhưng về mặt chức năng ngữ nghĩa, làm và khiến có vai trò giống với
quan hệ từ chỉ quan hệ nhân quả. Bằng chứng là trong nhiều trường hợp có thể
biến đổi hai dạng câu này cho nhau bằng cách thay thế quan hệ từ chỉ quan hệ
nhân quả bằng các động từ làm, khiến mà không làm thay đổi mối quan hệ về mặt
nghĩa biểu hiện giữa hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả.
Ví dụ:
(49a) Vì nó lười biếng nên mẹ nó không vui.
(49b) Nó lười biếng khiến mẹ nó không vui.
Về cách dùng, hằng tố quan hệ được biểu hiện bằng động từ ngữ pháp có những
nét đáng chú ý sau:
- Hằng tố quan hệ được biểu hiện bằng động từ ngữ pháp (làm, khiến) luôn
đứng giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả và do đó, nó đồng thời chỉ
ra cả ý nghĩa nguyên nhân của thành tố đứng trước và ý nghĩa kết quả của thành

tố đứng sau.
- Hằng tố quan hệ được biểu hiện bằng động từ ngữ pháp (làm, khiến) luôn luôn
phải có mặt (không thể lược bỏ nó mà không phá vỡ cấu trúc cú pháp và ngữ
nghĩa của câu).
3.2.3. Hằng tố nguyên nhân
16


Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: si (hạt nhân ngữ nghĩa của hằng tố nguyên
nhân) và ri (chủ thể của sự tình nguyên nhân).
3.2.3.1. Si
Về vai trò ngữ nghĩa, si là hạt nhân ngữ nghĩa hay lõi sự tình của sự tình
nguyên nhân.
Về nội dung cụ thể, si chỉ hành động, trạng thái hay đặc điểm, tính chất của sự
vật là kẻ gây ra hệ quả được nêu ở hằng tố kết quả.
a) Nghĩa sự tình của si được biểu thị bằng vị từ:
Trong trường hợp này, cần phân biệt hai trường hợp cụ thể:
- Trường hợp nghĩa sự tình của si được biểu thị trực tiếp bằng vị từ. + Si được
biểu thị bằng động từ:
Ví dụ: Suốt đêm nó khóc vì nhớ em.
+ Si được biểu thị bằng tính từ:
Ví dụ: Mặt nó ngây ra vì tiếc.
- Trường hợp nghĩa sự tình của Si được biểu thị gián tiếp bằng vị từ.
Ví dụ: Vì những câu anh nói cạnh khóe từ nãy đến giờ nên chẳng phải bảo đến
nơi, tôi cũng hiểu ra.
b) Nghĩa sự tình của Si được biểu thị bằng danh từ được cấu tạo từ vị từ (danh
từ gốc vị từ).
Ví dụ: Vì sự giằng co đó mà nàng rơi vào trạng thái gần như tuyệt vọng.
Về sự hiện thực hóa si trong câu, cần phân biệt 2 trường hợp: Si hiện diện
trong câu; Si bị tỉnh lược (sự tỉnh lược ngữ nghĩa).

a) Sự hiện diện của si trong câu
Ví dụ: Chị ngửa mặt nhìn lên cao, hoa mắt vì ánh sáng của mặt trời phả xuống
qua những chùm lá khế.
b) Sự tỉnh lược ngữ nghĩa
Ví dụ: Nhờ trời phật, anh vẫn còn được gặp vợ con.
Đối với trường hợp tỉnh lược ngữ nghĩa trên đây, chúng ta có thể khôi phục lại hằng
tố đã bị lược bỏ.
Ví dụ: Nhờ trời phật run rủi, anh vẫn còn được gặp vợ con
3.2.3.2. Ri
Về vai trò ngữ nghĩa, ri giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình nguyên nhân.
Về nghĩa cụ thể, ri là chủ thể của sự tình.
Về cách biểu hiện: Phù hợp với đặc điểm nội dung trên đây, ri luôn được biểu
hiện bằng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ với các chức năng chủ ngữ hoặc
định ngữ (xin xem Chương 2).
Về sự hiện thực hóa trong câu của ri, cần phân biệt 2 trường hợp.
a) Trường hợp ri xuất hiện trong câu. Trong trường hợp này, thành tố nguyên
nhân gồm ri và si.
Ví dụ: Sự xuất hiện đột ngột của lão làm tôi ngây ra.
17


b) Trường hợp ri không xuất hiện trong câu. Trong trường hợp này, cần phân
biệt 2 trường hợp cụ thể.
+ Trường hợp có thể coi là vừa có sự tỉnh lược ngữ pháp vừa có sự tỉnh lược ngữ
nghĩa. Đây là trường hợp hạt nhân ngữ pháp và ngữ nghĩa của hằng tố nguyên
nhân là vị từ ở dạng điển thể (đòi hỏi sự xuất hiện của diễn tố).
Ví dụ: Vì Φ lười nên nó hỏng thi.
+ Trường hợp chỉ có sự tỉnh lược ngữ nghĩa.
Ví dụ: Triều hơi khó chịu vì câu nói chớt nhả
3.2.4. Hằng tố kết quả

Cũng tương tự như hằng tố nguyên nhân, hằng tố kết quả cũng có hai bộ phận:
bộ phận chỉ trạng thái, tính chất, đặc điểm của sự tình nêu ở thành tố kết quả
(sj) và chủ thể của sự tình (rj).
3.2.4.1. Sj
Về vai trò ngữ nghĩa, sj là hạt nhân ngữ nghĩa hay lõi sự tình của sự tình kết quả,
đồng thời cũng là hạt nhân ngữ nghĩa của sự tình nhân quả nói chung.
Về ý nghĩa cụ thể, sj chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật là kẻ chịu tác
động, chịu ảnh hưởng của hoạt động hay trạng thái, tính chất nêu ở hằng tố
nguyên nhân.
Về cách biểu hiện: sj được biểu hiện bằng các vị từ - thực từ vừa là hạt nhân
ngữ pháp vừa là hạt nhân ngữ nghĩa của cụm vị từ (cụm chủ vị) biểu hiện ở
hằng tố kết quả. Vị từ biểu hiện sj thường là động từ nhưng cũng có thể là tính
từ (xin xem Chương 2).
Về sự hiện thực hóa trong câu của sj: là hằng tố có tính thường trực cao nhất.
Ví dụ: Anh cảm thấy buồn vì không hiểu được nó.
3.2.4.2. Rj
Về vai trò ngữ nghĩa, rj là tham thể cơ sở của sự tình kết quả.
Về ý nghĩa cụ thể, rj chỉ chủ thể của hoạt động, trạng thái hay đặc điểm do sj
biểu thị.
Về cách biểu hiện: rj hầu như luôn giữ vai trò chủ ngữ được biểu hiện bằng
danh từ (đại từ), của cụm vị từ (cụm chủ vị) biểu thị sự tình.
Ví dụ: Khi kho lương của vua đã cạn, nhờ có chiếc mâm thần mà ngàn vạn quân
lính no đủ.
Về sự hiện thực hóa trong câu: Rj có thể hiện diện hoặc không hiện diện trong
câu nhân quả.
+ Trường hợp rj hiện diện trong câu:
Ví dụ: Tình yêu đã làm Thăng nảy ra những thích thú của tuổi trẻ.
+ Trường hợp rj không hiện diện:
Trường hợp này có thể coi là trường hợp tỉnh lược cả về ngữ pháp lẫn ngữ
nghĩa.

Ví dụ: Tình yêu làm cho ф có duyên.
18


Qua sự phân tích trên đây, có thể mô hình hóa cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
có ý nghĩa nhân quả như sau:
1) Dạng đầy đủ
a) Dạng đầy đủ tối thiểu (gồm 5 hằng tố) KC = [ri si K rj sj]
(90) Bởi (K1) tôi (ri) ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực (si) nên (K2)
tôi (rj) chóng lớn lắm (sj).
b) Dạng đầy đủ mở rộng.
KC = [ri1 si1 K rj1 sj1] hoặc KC = [ri si K rj1 sj1 rj2 sj2]
(92) Vì (K1) anh (ri1) không có vợ (si1), còn em (ri2) thuở nay chưa có chồng (si2)
nên (K2) nếu chúng ta gần nhau quá, thiên hạ (rj) sẽ dị nghị (sj).
2) Dạng không đầy đủ
a) Dạng gồm có 4 hằng tố KC = [ri K rj sj] hoặc KC = [sj K ri si]
(97) Tôi (rj) tức điên lên (sj) vì (K1) bị lừa (si).
b) Dạng không đầy đủ gồm 3 hằng tố
KC = [si K sj] hoặc KC = [rj K sj]
(100) Tình yêu (si) làm (K) cho có duyên (sj).
3.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TÌNH NHÂN QUẢ
3.3.1. Tính phức tạp của sự tình nhân quả
Tính phức tạp của sự tình nhân quả được thể hiện ở những đặc điểm như sau:
1) Số lượng sự tình tham gia tổ chức sự tình nhân quả
Ở mức độ cao, tính phức tạp của sự tình nhân quả được thể hiện ở chỗ: Trong
một số trường hợp, bản thân sự tình nguyên nhân hoặc sự tình kết quả cũng là
những sự tình phức tạp, tức là bao gồm hơn một sự tình đơn giản. Trong những
trường hợp như vậy, số lượng hằng tố (ri, si, rj, sj) trong một sự tình (nguyên
nhân hoặc kết quả) đều gồm từ hai trở lên. Những câu nhân quả mở rộng chứa
các sự tình phức tạp như vậy đã được xem xét ở trên đây.

Tính phức tạp của sự tình nhân quả đòi hỏi khi phân tích cũng như khi tạo lập
câu nhân quả, không chỉ cần chú ý đến mối quan hệ cú pháp và quan hệ ngữ
nghĩa giữa các yếu tố tạo nên các sự tình đơn giản mà còn cần chú ý đến mối
quan hệ cú pháp và quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trực tiếp tạo nên sự tình
nhân quả (sự tình phức tạp).
2) Tính đa dạng, phức tạp của quan hệ giữa các hằng tố trong sự tình nhân
quả
a) Quan hệ giữa các hằng tố trong mỗi sự tình (sự tình nguyên nhân: quan hệ
giữa ri và si và sự tình kết quả: quan hệ giữa rj và sj)
b) Quan hệ giữa các hằng tố trong sự tình nguyên nhân (ri, si) với các hằng tố trong
sự tình kết quả (rj, sj).
- Quan hệ giữa 2 chủ thể ri và rj (gồm nhiều dạng cụ thể khác nhau).
- Quan hệ nhân quả giữa các sự tình do si và sj biểu thị (quan hệ nhân quả).
- Quan hệ có tính tác động giữa sự tình do si biểu thị và chủ thể do rj biểu thị.
19


3.3.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể ri, rj - một điều kiện cần thiết để xác lập
mối quan hệ phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả
1) Ri và rj có quan hệ đồng nhất (ri và rj là đồng sở chỉ). Trong trường hợp này,
sự tương ứng giữa ri và rj về cách biểu hiện có thể như sau:
- Ri và rj được biểu hiện bằng cùng một từ.
Ví dụ: Vì tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận.
- Ri và rj được biểu hiện bằng những từ khác nhau nhưng có đồng sở chỉ và
được dùng để thay thế cho nhau (là danh từ và đại từ).
Ví dụ: Người đàn ông dường như dịu đi vì sự vô lý của mình.
2) Ri và rj có quan hệ không đồng nhất.
- Quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè...
Ví dụ: Những lời nói của cha chồng làm cho tôi phải ứa nước mắt.
- Quan hệ chủ - tớ:

Ví dụ: Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm.
- Quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận bất khả li hoặc giữa các bộ phận bất khả li
thuộc một chỉnh thể.
Ví dụ: Xuân cảm thấy một cơn bải hoải kéo đến làm cho đầu anh choáng váng,
chân tay rã ra.
- Quan hệ gần gũi giữa các sự vật khác nhau
Ví dụ: Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.
- Quan hệ giữa các sự vật hoàn toàn khác nhau
Ví dụ: Một tiếng gà gáy le te dưới gầm lán làm họ giật mình.
3.3.3. Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác
động, tính hệ quả của sự tình kết quả
Về bản chất, mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả là mối
quan hệ có tính tác động. Sơ đồ của sự tác động này là:
tác động vào
(ri) si

dẫn đến kết quả
rj

sj

Xét theo nội dung cụ thể, sự tác động của sự tình nguyên nhân đối với sự tình
kết quả (sự tác động của si vào rj) có thể là:
- Sự tác động trực tiếp có tính chất vật lí:
Ví dụ: Xuồng của tôi lao hết tốc lực làm mặt nước xé ra trắng xóa.
- Sự tác động có tính chất sinh lí (tự nhiên)
Ví dụ: Mấy đợt sốt rét làm cho Thảo xuống sức rất nhanh.
- Sự tác động về mặt tinh thần (nhận thức, tâm lí)
Ví dụ: Tôi mừng quýnh vì nhận ra tiếng mẹ Lân trả lời.
- Sự tác động về mặt xã hội

Ví dụ: Do cuộc sống giặc giã khó khăn, ra khỏi thị xã, Hạnh phải bỏ học để
giúp mẹ nuôi đàn em.
20


3.3.4. Tính phù hợp với logic, lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên
nhân và sự tình kết quả và vai trò của các tham thể mở rộng trong tổ chức
ngữ nghĩa của câu nhân quả
Sự khảo sát ngữ nghĩa của câu nhân quả cho thấy mối quan hệ giữa sự tình
nguyên nhân và sự tình kết quả (trong những câu nhân quả được coi là chuẩn
mực) luôn phản ánh mối quan hệ thực tế giữa các sự vật, hiện tượng và do
đó, có tính logic và sự phù hợp với lẽ thường, với quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Từ thực tế chỉ ra trên đây, cần thấy rằng khi xem xét mặt tổ chức ngữ
nghĩa của câu nói chung, câu nhân quả nói riêng, cần tính đến vai trò ngữ
nghĩa của tất cả các thành tố ngữ nghĩa đối với việc tham gia vào việc thể
hiện tính đúng, tính phù hợp về logic ngữ nghĩa của câu.
3.3.5. Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và
sự tình kết quả
Xét theo mối quan hệ thời gian, sự tình nguyên nhân, về nguyên tắc, luôn
diễn ra trước sự tình kết quả. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất của mối
quan hệ nhân quả: Sự tình nguyên nhân là sự tình “gây ra” đương nhiên phải xảy
ra trước sự tình kết quả là sự tình “bị gây ra”. Trình tự thời gian của mối quan hệ
giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả như chỉ ra trên đây, nói chung, không
liên quan đến vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả.
3.3.6. Tính thực hữu của sự tình nhân quả
Tính thực hữu của sự tình nhân quả được thể hiện ở chỗ trong hầu hết những
câu nhân quả được khảo sát, các sự tình do chúng biểu thị (sự tình nguyên nhân,
sự tình kết quả và sự tình nhân quả như là kết quả của mối quan hệ hiện thực
giữa hai sự tình nguyên nhân, kết quả) đều là các sự tình được nhìn nhận là đã,

đang xảy ra.
3.3.7. Sự phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả xét theo sắc
thái ý nghĩa tích cực/tiêu cực
Xem xét mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả theo tiêu chí:
tính tích cực/tiêu cực của nội dung phản ánh có thể thấy giữa sự tình nguyên
nhân và sự tình kết quả luôn có sự tương ứng (sự phù hợp) về mặt logic - ngữ
nghĩa. Sự tương ứng này có thể chỉ ra như sau:
1) Nguyên nhân có lợi (tích cực) - kết quả tích cực (tốt)
Ví dụ: Nhờ có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em, em cố nén
được. (K.H, N.L)
Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. (N.C)
2) Nguyên nhân có hại (tiêu cực) - kết quả tiêu cực (xấu)
Ví dụ: Tại cha mẹ Bính cay nghiệt nên Bính phải xa nó. (N.H)
3.4. Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi miêu tả các hằng tố tham gia tổ chức ngữ nghĩa
của câu nhân quả trong tiếng Việt gồm: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên
21


nhân và hằng tố kết quả. Đồng thời, chúng tôi cũng đã đề cập đến một số đặc
điểm của sự tình nhân quả.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu câu tiếng Việt trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng
học đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt.
Luận án này là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về câu có ý
nghĩa nhân quả trong tiếng Việt trên hai phương diện: kết học (cú pháp) và nghĩa
học (nghĩa biểu hiện).
Vận dụng lí luận của ngữ pháp chức năng về ba bình diện của câu, đặc
biệt là về bình diện cú pháp và bình diện nghĩa biểu hiện và dựa vào tư liệu
được khảo sát (1511 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ

từ và 1650 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây
khiến trong văn bản tiếng Việt hiện đại), luận án đã phân tích, miêu tả làm rõ
đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu có ý nghĩa nhân quả
trong tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu theo các nội dung trên đây, luận
án rút ra những kết luận chính sau:
1. Câu có ý nghĩa nhân quả được dùng rất phổ biến cả trong các loại văn bản lẫn
lời nói hằng ngày. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối
với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Trên cơ sở cách hiểu về
sự tình nhân quả, câu nhân quả là những câu được trực tiếp tạo nên từ cấu trúc
nhân quả. Câu có ý nghĩa nhân quả tiếng Việt gồm nhiều kiểu cụ thể, trong đó
đáng chú ý là: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu có
ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến.
2. Về mặt cú pháp, câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ có những đặc
điểm đáng chú ý là:
a) Về phương tiện biểu thị mối quan hệ nhân quả là quan hệ từ: Các quan hệ từ
dẫn nối thành tố nguyên nhân gồm 8 từ, trong đó có 5 quan hệ từ có cấu tạo đơn
(vì, do, nhờ, bởi, tại) và 3 quan hệ từ có cấu tạo ghép (bởi vì, bởi chưng, tại vì).
Các quan hệ từ dẫn nối thành tố kết quả gồm 4 từ, trong đó có 2 từ đơn (nên,
mà) và 2 từ ghép (cho nên, sở dĩ). Về cách dùng, quan hệ từ nguyên nhân xuất
hiện phổ biến hơn nhiều và cũng khó lược bỏ hơn nhiều so với quan hệ từ kết
quả.
b) Về cấu tạo và vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả:
Thành tố nguyên nhân thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ chỉ nguyên nhân
và có dạng cấu tạo là danh từ, cụm danh từ hoặc vị từ, cụm vị từ, trong đó, dạng
cấu tạo là vị từ, cụm vị từ có thể coi là dạng cơ bản (điển hình, điển thể), dạng
cấu tạo là danh từ (cụm danh từ) về thực chất, là biến thể không điển hình của
thành tố nguyên nhân và về mặt ngữ nghĩa luôn gắn với việc biểu thị sự tình.
Về vị trí, dạng phổ biến của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả
(958/1151 trường hợp, chiếm 83,2%).
Khác với thành tố nguyên nhân, thành tố kết quả luôn được biểu hiện bằng vị

từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) và trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải
được dẫn nối bởi quan hệ từ (khi thành tố chỉ kết quả đứng trước thành tố
22


nguyên nhân thì sự vắng mặt của quan hệ từ là bắt buộc, trừ quan hệ từ sở dĩ,
khi thành tố kết quả đứng sau, khả năng lược bỏ quan hệ từ dẫn nối nó cũng rất
lớn). Điều này cho thấy vai trò, đặc điểm ngữ pháp rất khác nhau giữa TTNN
và TTKQ trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.
c) Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa TTNN và TTKQ trong câu có ý nghĩa
nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (khi TTNN được dẫn nối bởi QHT) là
tính chất phụ thuộc.
d) Về việc phân loại câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ,
chúng có thể thuộc câu đơn hoặc câu phức (câu ghép nhân quả).
3. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến, có những
nét đáng chú ý sau:
a) Các động từ gây khiến làm, khiến về bản chất, là những bán thực từ, tức là có
đặc tính trung gian giữa thực từ và hư từ. Với đặc tính trung gian của mình,
làm, khiến có những đặc điểm rất đáng chú ý về ý nghĩa và kết trị. Do sự chi
phối của làm, khiến với vai trò vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ bên chúng cũng có
những nét độc đáo, sự khác biệt quan trọng so với chủ ngữ, bổ ngữ bên động từ
thuộc các nhóm khác: Chủ ngữ bên làm, khiến trong nhiều trường hợp, có thể là
vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị); còn bổ ngữ bên làm, khiến luôn là vị từ, cụm vị từ
(cụm chủ vị).
b) Kết quả nghiên cứu về câu nhân quả với vị ngữ được biểu hiện bằng các động
từ gây khiến làm, khiến không chỉ giúp soi sáng thêm đặc điểm của câu nhân quả
nói chung, phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt mà còn cho
phép có cái nhìn tổng thể về loại câu có vị ngữ được biểu hiện bằng động từ gây
khiến (động từ quan hệ), đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần
thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học.

4. Mặc dù là hai kiểu câu khác nhau về ngữ pháp nhưng giữa câu nhân quả được
biểu hiện bằng quan hệ từ và câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến
có những điểm chung về nghĩa, cụ thể: Chúng đều biểu hiện sự tình nhân quả.
Chúng có mối quan hệ cải biến với nhau, trong đó, có thể coi câu nhân quả được
biểu hiện bằng quan hệ từ là dạng gốc (dạng xuất phát), còn câu nhân quả được biểu
hiện bằng động từ gây khiến là dạng cải biến (là đơn vị hậu kì) mà phương tiện cải
biến (chỉ tố cải biến) ở đây là các động từ gây khiến làm, khiến.
5. Về mặt ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện), trong câu nhân quả tiếng Việt, tham gia tổ
chức ngữ nghĩa của câu gồm 3 hằng tố (thành tố) chính: hằng tố quan hệ (K), hằng
tố nguyên nhân và hằng tố kết quả.
5.1. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả được xem xét được biểu hiện
bằng hai phương tiện chủ yếu: quan hệ từ và động từ gây khiến. Mặc dù khác nhau
về bản chất ngữ pháp nhưng hai phương tiện này có chức năng ngữ nghĩa giống
nhau là đều biểu thị quan hệ nhân quả.
5.2. Hằng tố nguyên nhân là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên cấu trúc
ngữ nghĩa của câu nhân quả. Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt
nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên
nhân (ri).
23


×