VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ
TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI – 2016
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Lộc
HÀ NỘI – 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
với sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc,
người đã luôn quan tâm, khích lệ, tận tình hướng dẫn, truyền nhiệt huyết cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; giúp tôi hình thành, hoàn thiện
luận án và sự trưởng thành trong khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngôn ngữ học
- Học viện Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển & Bách
khoa thư, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các nhà
khoa học đã trang bị kiến thức, chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập,
nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu.
Tôi đặc biệt biết ơn Ban Giám hiệu - Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, Khoa Giáo dục Tiểu học, Bộ môn Khoa học Xã hội và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong suốt chương
trình học tập Nghiên cứu sinh.
Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm, sự nhiệt tình của anh chị em
Nghiên cứu sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, góp ý cho tôi
để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, chồng và các con,
cùng toàn thể gia đình - những người luôn yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, gánh
vác, sát cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
iv
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.............................................................................................
i
Lời cam đoan.............................................................................................
ii
Lời cảm ơn.................................................................................................
iii
Mục lục......................................................................................................
iv
Danh mục các ký hiệu viết tắt...................................................................
vi
Danh mục các bảng....................................................................................
vii
Mở đầu......................................................................................................
1
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết..........
4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................
4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả trên thế giới............................
4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả ở Việt Nam.............................
10
1.2. Cơ sở lý thuyết....................................................................................
17
1.2.1. Lý thuyết về các bình diện của câu..................................................
17
1.2.2. Quan điểm của luận án về câu nhân quả.........................................
52
1.3. Tiểu kết...............................................................................................
58
Chương 2: Câu có ý nghĩa nhân quả xét trên bình diện cú pháp........
59
2.1. Dẫn nhập.............................................................................................
59
2.2. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ................
60
2.2.1. Vài nét về quan hệ từ.......................................................................
60
2.2.2. Khái niệm câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.
62
2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố nguyên nhân...............................
63
2.2.4. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố kết quả.........................................
72
2.2.5. Tính chất mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và
thành tố kết quả.........................................................................................
79
2.2.6. Về việc xếp loại theo cấu trúc ngữ pháp câu nhân quả được biểu
hiện bằng quan hệ từ..................................................................................
88
2.3. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến.....
90
2.3.1. Dẫn nhập..........................................................................................
90
2.3.2. Đặc điểm của các động từ gây khiến làm, khiến.............................
91
v
2.3.3. Đặc điểm của chủ ngữ bên các động từ làm, khiến.........................
94
2.3.4. Đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ làm, khiến..........................
99
2.4. Mối quan hệ giữa hai kiểu câu có ý nghĩa nhân quả........................... 103
2.4.1. Những điểm tương đồng.................................................................. 103
2.4.2. Những điểm khác biệt.....................................................................
103
2.4.3. Khả năng cải biến giữa hai kiểu câu...............................................
104
2.5. Tiểu kết...............................................................................................
105
Chương 3: Câu có ý nghĩa nhân quả xét trên bình diện nghĩa biểu hiện
106
3.1. Dẫn nhập............................................................................................. 106
3.2. Các hằng tố tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu có ý nghĩa nhân quả
112
3.2.1. Nhận xét chung................................................................................ 112
3.2.2. Hằng tố quan hệ K...........................................................................
113
3.2.3. Hằng tố nguyên nhân....................................................................... 121
3.2.4. Hằng tố kết quả................................................................................ 125
3.3. Một số đặc điểm của sự tình nhân quả...............................................
129
3.3.1. Tính phức tạp của sự tình nhân quả................................................
129
3.3.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể ri, rj.................................................. 130
3.3.3. Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác
động, tính hệ quả của sự tình kết quả.......................................................
135
3.3.4. Tính phù hợp với logic, lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình
nguyên nhân và sự tình kết quả.................................................................
138
3.3.5. Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân
và sự tình kết quả......................................................................................
139
3.3.6. Tính hiện thực ( tính tất yếu) của sự tình nhân quả........................
140
3.3.7. Một số đặc điểm khác của sự tình nguyên nhân...........................
142
3.4. Tiểu kết...............................................................................................
145
Kết luận..................................................................................................... 146
Công trình của các giả có liên quan đến luận án..................................
151
Tài liệu tham khảo..................................................................................
152
Nguồn ngữ liệu........................................................................................
156
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
N
Danh từ, cụm danh từ
V
Vị từ, cụm vị từ
SP
Cụm chủ vị
Dấu (+)
Chỉ ra tính hiện thực của cấu trúc
Dấu (-)
Chỉ ra tính không hiện thực của cấu trúc
TTNN
Thành tố nguyên nhân
TTKQ
Thành tố kết quả
QHT
Quan hệ từ
QHTNN
Quan hệ từ nguyên nhân
QHTKQ
Quan hệ từ kết quả
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các kiểu cấu trúc sự tình nhân quả của V.P.Nedjalkov và
G.G.Silniskij................................................................................................
9
Bảng 1.2. Phân loại sự tình của S.Dik........................................................
19
Bảng 2.1. Thống kê tần suất xuất hiện của các QHTNN............................
65
Bảng 2.2. Thống kê tần suất xuất hiện của TTNN được dẫn nối và không
được dẫn nối bởi QHT...............................................................................
66
Bảng 2.3. Cấu tạo của thành tố nguyên nhân.............................................. 66
Bảng 2.4. Vị trí của thành tố nguyên nhân.................................................. 71
Bảng 2.5. Thống kê tần suất xuất hiện của các quan hệ từ chỉ kết quả ...... 75
Bảng 2.6. Thống kê tấn suất xuất hiện của các động từ làm, khiến ...........
viii
91
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khuynh hướng
ngữ pháp chức năng, lý thuyết ba bình diện đã được dùng để soi sáng các hiện
tượng ngôn ngữ ở bình diện ngữ pháp, trong đó được chú ý nhiều nhất là cấp
độ câu, bởi “câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều
được thể hiện” [37, 19]. Với lý thuyết này, không chỉ mặt ngữ pháp mà cả
mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu đã trở thành đối tượng nghiên cứu quan
trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học.
Điều này có thể thấy rõ qua một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp theo
khuynh hướng chức năng được công bố gần đây. Tuy nhiên, đến nay, việc vận
dụng lý thuyết về các bình diện này để nghiên cứu các kiểu câu cụ thể trong
đó câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt vẫn chưa thực sự được chú ý.
1.2. Câu có ý nghĩa nhân quả (câu nhân quả) là kiểu câu có những đặc
điểm cú pháp, ngữ nghĩa khá phức tạp và được dùng phổ biến trong các loại
văn bản. Nhiều khía cạnh của phạm trù câu nhân quả chưa được quan tâm đầy
đủ ( chẳng hạn, khái niệm câu nhân quả, phạm vi của kiểu câu này, các kiểu
câu nhân quả, đặc điểm tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả…). Điều này đã
ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả dạy học ngữ pháp tiếng Việt nói
chung và dạy học câu nói riêng.
1.3. Nghiên cứu câu nhân quả trên bình diện cú pháp và nghĩa biểu hiện
thực chất là việc tìm hiểu sự vận động và kết quả hoạt động tư duy (sự lập
luận theo quan hệ nhân quả) của con người được biểu hiện bằng các phương
tiện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu kiểu câu này sẽ giúp thấy được nét đặc thù
trong cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt, mối tương quan
giữa mặt hình thức và mặt nội dung trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn
ngữ nói chung, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy
học ngữ pháp tiếng Việt.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Câu có ý nghĩa
nhân quả trong tiếng Việt làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng hiện
đại, đặc biệt là lý thuyết về bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu và quan
niệm về tổ chức cú pháp, ngữ nghĩa của câu nhân quả ở một số tác giả trong
và ngoài nước; nghiên cứu làm rõ đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu
nhân quả qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu về câu
tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản trong lí thuyết ba bình diện của
câu (kết học, nghĩa học và dụng học) để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Xác định, làm rõ các khái niệm cú pháp, ngữ nghĩa cơ bản liên quan
đến việc nghiên cứu câu nhân quả về cú pháp và nghĩa biểu hiện.
- Phân tích, miêu tả đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện)
của câu nhân quả trong tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là câu nhân quả trong tiếng Việt hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu câu nhân quả được biểu hiện bằng quan
hệ từ và động từ gây khiến trong tiếng Việt hiện đại trên bình diện cú pháp và
ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện).
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả
nhằm làm nổi bật đặc điểm về cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu nhân quả.
2
Phù hợp với phương pháp trên đây, luận án sử dụng các thủ pháp
thống kê, phân loại và một số thủ pháp hình thức như bổ sung, lược bỏ, thay
thế yếu tố, cải biến cấu trúc và mô hình hóa để làm nổi bật các đặc điểm về
ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu nhân quả.
4.2. Nguồn ngữ liệu
Chúng tôi thu được 1151 câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ
và 1650 câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến làm, khiến được
thống kê từ một số tác phẩm văn học Việt Nam. Kết quả này là cơ sở giúp
chúng tôi nhận diện, phân tích và miêu tả các kiểu cấu trúc của câu nhân quả
về cú pháp và ngữ nghĩa đạt hiệu quả cao.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên
sâu về 2 kiểu câu có ý nghĩa nhân quả: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu
hiện bằng quan hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ
gây khiến trên bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện)
qua đó bổ sung và làm sâu sắc thêm lý thuyết về câu nhân quả nói chung và
câu nhân quả tiếng Việt nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần:
- Làm rõ một số khía cạnh lý thuyết về cú pháp và ngữ nghĩa của câu
nói chung.
- Bổ sung làm rõ thêm cách hiểu về khái niệm câu nhân quả và câu
nhân quả trong tiếng Việt.
- Miêu tả làm rõ đặc điểm cú pháp của câu nhân quả được biểu hiện
bằng quan hệ từ và động từ gây khiến.
- Miêu tả làm rõ đặc điểm tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả qua việc
phân tích đặc điểm cấu tạo của các hằng tố, mối quan hệ tương tác và vai trò
ngữ nghĩa của chúng đối với tổ chức ngữ nghĩa của câu.
3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu
các kiểu câu trong tiếng Việt cũng như sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu
phục vụ việc dạy ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung, câu tiếng Việt
nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Danh mục nguồn
ngữ liệu, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình
diện cú pháp
Chương 3. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình
diện nghĩa biểu hiện
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu câu (cấu trúc) nhân quả trên thế giới
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như L.Alterberg, George Lakoff,
L.Talmy, R.Jackendoff, V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij... đã có những công trình
nghiên cứu về quan hệ nhân quả và cấu trúc nhân quả trong các loại văn bản.
a. L.Alterberg (1984) trong công trình Causal linking in spoken and
written English (Nhân quả liên kết trong văn nói và viết tiếng Anh) đã xác
định trên thực tế gần một trăm liên kết rõ ràng nhất có thể cho mã hóa một
mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề, trong đó, ông đặc biệt chú ý đến
việc phân loại các kết từ nguyên nhân - hệ quả. L.Alterberg đã chia các
kết từ thành bốn loại chính:
i. Kết từ trạng ngữ như so, hence, therefore (như vậy, do đó, do đó)
ii. Kết từ giới từ như because of, on account of (vì, trên sự mô tả của)
iii. Kết từ như because as, since (bởi vì như, kể từ)
iv. Kết từ hợp nhất mệnh đề như that’s why, the result was (đó là lý do
tại sao, kết quả là) [111].
b. George Lakoff (1987) trong công trình Women, Fire, and Dangerous
Things (Đàn bà, lửa và những điều nguy hiểm) cho rằng quan hệ nhân quả
nguyên mẫu được đặc trưng bởi nhóm 10 tính chất tác động qua lại giữa tác
nhân và khách thể sau đây:
i.
There is an agent that does something.
(Có một tác nhân thực hiện một việc gì đó.)
ii.
There is a patient that undergoes a change to a new state.
(Có một khách thể (hay bị thể) trải qua một sự thay đổi đến
trạng thái mới.)
iii.
Properties 1 and 2 constitute a single event; they overlap in time
and space; the agent comes in contact with the patient.
(Tính chất 1 và 2 tạo nên một sự kiện đơn, chúng diễn ra trong
cùng một thời gian và không gian, tác nhân tiếp xúc với khách thể.)
5
iv.
Part of what the agent does (either the motion or the exercise of
will) precedes the change in the patient.
(Một phần của những gì mà tác nhân thực hiện (hoặc là chuyển
động hoặc là ý chí) xảy ra trước sự thay đổi của khách thể.)
v.
The agent is the energy source; the patient is the energy goal;
there is a transfer of energy from agent to patient.
(Các tác nhân là nguồn năng lượng; khách thể là mục tiêu năng
lượng; có một sự chuyển giao năng lượng từ tác nhân đến khách
thể.)
vi.
There is a single definite agent and a single definite patient.
(Có một tác nhân xác định duy nhất và một khách thể xác định duy
nhất.)
vii.
The agent is human. (Tác nhân là con người.)
viii. - The agent wills his action. (Tác nhân quyết định hành động của
mình.)
- The agent is in control of his action. (Tác nhân tự kiểm soát
hành động của mình.)
- The agent bears primary responsibility for both his action and
the change. (Tác nhân chịu trách nhiệm chính cho cả hành động
của mình và sự thay đổi.)
ix.
The agent uses his hands, body, or some instrument.
(Tác nhân sử dụng đôi tay, cơ thể của mình, hoặc một số thiết bị.)
x.
The agent is looking at the patient, the change in the patient is
perceptible, and the agent perceives the change.
(Các tác nhân đang hướng vào khách thể, sự thay đổi ở khách thể
là có thể nhận thức được, và tác nhân nhận thấy sự thay đổi.)
[114]
c. Masayoshi Shibatani (1976) đã đề xuất ý niệm của “because” có thể
được phân tích theo cấu trúc tương tác và phủ định như sau: “nếu sự kiện X
không xảy ra thì sự kiện Y cũng không xảy ra”. Mối quan hệ giữa hai sự kiện X
6
và Y được hiểu theo cách lập luận “sự kiện Y xảy ra vì sự kiện X đã xảy ra”.
[115]
d. Leonard Talmy (2003) trong công trình Toward a Cognitive
Semantics (Hướng tới một ngữ nghĩa tri nhận) đã phân loại được 9 kiểu
quan hệ gây khiến theo mô hình từ vựng hóa - hầu hết là “các loại gây khiến
khác nhau kết hợp với gốc của động từ”. Để giải thích cho các loại gây
khiến theo mô hình từ vựng hóa, ông sử dụng các động từ broke (gãy), walk
(đi), sent (bảo).
i.
Các tình huống độc lập- không gây khiến.
Ví dụ: The vase broke. (Cái lọ vỡ.)
ii.
Gây khiến kết quả - tình huống
Ví dụ: The vase broke from a ball’s rolling into it.
(Cái lọ vỡ vì quả bóng lăn vào nó.)
iii.
Gây khiến nguyên nhân - tình huống
Ví dụ: A ball’s rolling into it broke the vase.
(Một quả bóng lăn động vào làm cái lọ vỡ.)
iv.
Gây khiến công cụ
Ví dụ: A ball broke the vase. (Một quả bóng làm vỡ cái lọ.)
v.
Tác thể gây khiến - không chủ ý
Ví dụ: I broke the vase in rolling a ball into it.
(Tôi làm vỡ chiếc lọ khi lăn quả bóng vào nó.)
vi.
Tác thể gây khiến có chủ ý
Ví dụ: I broke the vase by rolling a ball into it.
(Tôi làm vỡ chiếc lọ bằng cách lăn một quả bóng vào nó.)
vii.
Tình huống bị thể - không gây khiến
Ví dụ: My arm broke when I fell.
(Cánh tay tôi bị gãy khi tôi ngã.)
viii. Gây khiến tự tác thể
Ví dụ: I walked to the store. (Tôi đi đến cửa hiệu.)
ix.
Gây khiến tác động quy nạp
Ví dụ: I sent him to the store. (Tôi bảo nó đến cửa hiệu.) [116]
7
e. Cliff Goddard (1998) trong công trình Semantic analysis: A practical
introduction (Phân tích ngữ nghĩa: Dẫn luận thực hành) đề cập đến vai trò
của từ because (bởi vì) trong việc giải thích cấu trúc gây khiến - kết quả với
những động từ make (làm), have (bảo), break (vỡ/làm vỡ/làm gãy), clean
(lau), kill (giết chết)[113].
f. R.Jackendoff (1995) trong công trình The English resultative as a family
of constructions (Các cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh như một tập hợp có tính
kiến tạo) đã đề cập đến các cấu trúc chỉ nguyên nhân, trong đó đề cao vai trò của
động từ trong các cấu trúc nhân quả.
Trong công trình này, những động từ như giết, ném, chặt, vỡ, mở,
thực hiện, gây ra hoặc có đều được coi là những động từ chỉ nguyên nhân,
cho dù thuộc động từ hay biến tố, vị ngữ chỉ nguyên nhân áp đặt hình ảnh
trên thân động từ hoặc động từ nguyên thể mô tả quá trình phát động: đó là
hành động nguyên nhân.
Theo R.Jackendoff, chủ ngữ của V luôn luôn là tân ngữ của động từ chỉ
nguyên nhân trong trường hợp V là nội động từ, nhưng khi V là ngoại động từ,
thì tân ngữ của V sẽ trở thành tân ngữ của động từ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ của
V được biểu hiện bằng một bổ ngữ gián tiếp (thường là một tân ngữ gián tiếp).
Ví dụ:
(a) I will make the witness cry. (Tôi sẽ làm cho nhân chứng khóc.)
(b) I will make the lawyer question the witness. (Tôi sẽ làm cho luật sư
hỏi cung nhân chứng.)
Trong câu (a), "nhân chứng" được hiểu như là "chủ thể theo lôgic" của
nội động từ "khóc", và hiển nhiên là tân ngữ trực tiếp của cụm động từ chỉ
nguyên nhân “sẽ làm”. Trong câu (b) "nhân chứng" là tân ngữ trực tiếp của
động từ “hỏi cung”, trong khi "luật sư" là chủ thể logic của "hỏi cung" nhưng
lại là tân ngữ gián tiếp của cả câu [112].
g. V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij (1969) trong công trình
Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй (Loại hình học các cấu trúc nhân
quả), đặc biệt chú ý xác định và miêu tả các hằng tố (константы) tham
gia tổ chức nghĩa biểu hiện câu.
8
Theo các tác giả của công trình này, hiện thực có thể được xem như một
tập hợp các sự kiện hoặc sự tình. Sự tình được chia thành: sự tình đơn giản và sự
tình phức tạp.
Sự tình đơn giản (sự tình tối thiểu) được hiểu là sự tình gồm hai hằng tố.
Ví dụ: Cветит сольце. (Mặt trời chiếu sáng) biểu thị một sự tình đơn
giản trong đó một hằng tố biểu thị sự vật mang thuộc tính (được kí hiệu là r) và
một hằng tố biểu thị thuộc tính (hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, được
kí hiệu là s). Cụ thể, trong câu được dẫn trên đây, sự vật được biểu thị bằng danh
từ (сольце - mặt trời) còn trạng thái được biểu thị bằng светит (chiếu sáng).
Sự tình phức tạp là sự tình gồm tối thiểu hai sự tình đơn giản trở lên.
Ví dụ: Oн видит, как она пьет воду. (Nó thấy cô ấy uống nước.)
Мы вернулись, так как погода испортилась.
(Chúng tôi quay lại vì thời tiết xấu).
Sự tình được biểu thị bởi câu trên đây được gọi là sự tình nhân quả.
Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra 15 mẫu cấu trúc về sự tình
nhân quả.
Bảng 1.1. Các kiểu cấu trúc nhân quả của V.P.Nedjalkov và G.G Silniskij
Kiểu
cấu trúc
nhân
quả
Chiết
đoạn
bậc 1
Hệ từ
nhân
quả
Chiết
đoạn
bậc 2
T1
c
Giới từ
a
Kiểu
cấu
trúc
nhân
quả
T9
T2
c
Liên từ
c
T3
x
Tính từ
T4
a
T5
Chiết
đoạn
bậc 1
Hệ từ
nhân
quả
Chiết
đoạn
bậc 2
x
"SiK"
c
T10
x
"SiK"
a
a
T11
x
"SiK"
H
Danh từ
a
T12
a
"K"
a
x
Danh từ
a
T13
a
"K"
H
T6
x
"SikSj"
x
T14
x
"K"
a
T7
x
"SikSj"
H
T15
x
"K"
H
T8
a
"KSj"
x
Ghi chú:
a. Cấu trúc thuộc ngữ; c: Cấu trúc chủ vị
x: Danh từ (đại từ); H: Cấu trúc gián tiếp (hai thành tố
không có quan hệ cú pháp trực tiếp mà chỉ có quan hệ ý nghĩa.
9
Dưới đây là sự minh họa cụ thể về từng kiểu cấu trúc nhân quả.
T1: Мы вернулись из-за болезни брата. (Chúng tôi quay lại vì bệnh
tình của người anh)
Ở câu này, Мы вернулись là chiết đoạn bậc 1 (là cấu trúc chủ vị); из-за
là giới từ; болезни брата là cấu trúc thuộc ngữ.
Я знаю это благодаря его сообщению. (Tôi biết điều đó nhờ sự
thông báo của anh ấy.)
T2: Начался дождь поэтому мы вернулись. (Đã bắt đầu mưa cho nên
chúng tôi quay lại).
Мы вернулись так как начался дождь. (Chúng tôi quay lại vì bắt đầu mưa.)
T3: Ты виноват в её смерти. (Anh có lỗi trong cái chết của cô ấy.)
T4: Твоя ощибка - причина нашего поражения. (Sai lầm của anh là
nguyên nhân thất bại của chúng ta.)
T5: Ты виновник в её смерти. (Anh là thủ phạm trong cái chết của cô ấy.)
T6: Он подозвал меня. (Anh ta gọi tôi đến.)
T7: Они избрали его секретарем. (Họ bầu anh ấy làm thư kí.)
Они назвали сына Иваном. (Họ đặt tên đứa con trai là Ivan.)
T8: Его рассказ расспешил меня. (Câu chuyện của anh ấy khiến tôi bật cười.)
T9: Он приказал (ей) чтобы она ушла. (Anh ấy ra lệnh cho cô ta ra đi.)
T10: Он разрешил наш отъезд. (Ông ấy cho phép (ủng hộ) chuyến đi
của chúng tôi.)
T11:
Я разрешил ему уйти. (Tôi cho phép anh ta ra đi.)
Я попросил его о помощи. (Tôi yêu cầu anh ấy giúp đỡ.)
T12: Его появление вызвало всеобщий переполох. (Sự xuất hiện của
anh ta khiến mọi người sợ hãi.)
T13: Его появление впнудило нас удалиться. (Sự xuất hiện của anh ta
buộc chúng tôi phải tránh đi.)
Его cлова полкнули её на преступление. (Những lời nói của anh
ta đẩy cô ấy đến tội lỗi.)
Т14. Я добился его cогласия. (Tôi đã đạt được sự đồng ý của ông ấy.)
T15: Он оставил меня в покое. (Anh ta đã để tôi được yên.)
10
Như các ví dụ trên cho thấy, một vài động từ nhân quả có thể dùng
để cấu tạo cấu trúc nhân quả các kiểu khác nhau (xem những ví dụ về các
kiểu cấu trúc T10 và T11) [118].
Như vậy, đến nay, câu hay cấu trúc có ý nghĩa nhân quả đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Các tác giả đã
tiến hành nghiên cứu kiểu câu hay cấu trúc này theo những hướng khác nhau
với những ngữ liệu phong phú. Dù các kết quả nghiên cứu được nhắc đến trên
đây còn nhiều điều phải bàn thêm nhưng những nghiên cứu này đã có đóng
góp rất quan trọng cho việc nghiên cứu câu có ý nghĩa nhân quả và là cơ sở
cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả ở Việt Nam
Ở Việt Nam, câu (cấu trúc) nhân quả và mối quan hệ nguyên nhân - kết
quả, điều kiện - hệ quả và động từ gây khiến đã được một số nhà nghiên cứu
quan tâm, như Hoàng Trọng Phiến (1980), Tập thể tác giả của Ủy ban Khoa
học Xã hội Việt Nam (1983), Trần Ngọc Thêm (1985, 2006), Cao Xuân Hạo
(1991), Hồ Lê (1992), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang Ban (1996, 2009),
Lê Biên (1996), Nguyễn Đức Dân (1998, 2004), Nguyễn Văn Lộc (2004),
Nguyễn Thị Kim Quyên (2007), Nguyễn Khánh Hà (2008), Nguyễn Thị Thu
Hà (2008), Lê Thị Minh Hằng (2009), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Nguyễn Thị
Thu Hương (2010), Nguyễn Văn Thành (2013).
a. Hoàng Trọng Phiến đã xếp câu nhân quả vào câu ghép qua lại hai
chiều. “Các vế của câu biểu thị quan hệ nguyên nhân và kết quả, quan hệ lý
do và kết luận” [71, 210]. Tác giả đã tổng kết được 81 mô hình câu nhân quả
với 19 tiểu nhóm, hoàn toàn theo tiêu chí hình thức [71, 245 - 248].
Khi nghiên cứu về các thành phần câu và tổ chức của câu nhân quả,
Hoàng Trọng Phiến còn đề cập đến trạng ngữ chỉ nguyên nhân: “Chỉ sự duyên
cớ may rủi của sự việc được chủ ngữ và vị ngữ nêu ra” [71, 131] . Về vị trí,
trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có thể chuyển vào giữa kết cấu chủ vị
hoặc lên đầu câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có cách cấu tạo thêm
là trước phần chỉ nguyên nhân. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bao giờ cũng có
những giới từ vì, do, bởi, tại làm tín hiệu [71, 131].
11
Hoàng Trọng Phiến cũng xếp những câu có chứa động từ khiến vào
nhóm câu trung gian giữa câu đơn và câu ghép, ông gọi đó là sự phức tạp hoá
câu đơn, hay còn gọi là kiểu câu móc xích. Kiểu câu này có mô hình tương
ứng như sau: D1Đ1D2Đ2.
b. Các tác giả thuộc Uỷ ban khoa học xã hội trong cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt đã phân loại, miêu tả một cách cụ thể cấu tạo của câu ghép, trong đó, câu
ghép được chia thành câu ghép song song và câu ghép qua lại.
Theo các tác giả, “đặc điểm quan trọng của nòng cốt - nòng cốt đơn hay
nòng cốt ghép - là khả năng độc lập về ngữ pháp, tức là khả năng làm thành
câu - câu đơn hay câu ghép. Khi đứng độc lập làm thành phần câu, nòng cốt
đơn có vai trò biểu thị một quá trình tư duy và thông báo hoàn chỉnh” [110, 217].
c. Cao Xuân Hạo áp dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng để khảo sát
câu tiếng Việt trong đó có câu nhân quả.
Khi đề cập đến khung đề của câu, Cao Xuân Hạo cho rằng, những loại
trạng ngữ chỉ phương thức, chỉ mức độ, chỉ tương quan so sánh, chỉ nguyên
nhân, chỉ thời hạn, chỉ thời gian không xác định, chỉ mục đích, chỉ sự nhượng
bộ dù có đưa ra phía trước cũng không thể coi là khung đề được, bởi đó
không phải là những “điều kiện trong đó những điều nói sau có hiệu lực”,
không phải là “phạm vi ứng dụng của phần Thuyết” [37, 164 - 165].
Như vậy, theo Cao Xuân Hạo thành tố chỉ nguyên nhân trong câu nhân
quả không thể là khung đề trong tổ chức cú pháp của câu.
d. Hồ Lê dựa vào tính chất của mối quan hệ ngữ nghĩa để phân loại câu
điều kiện - hệ quả. Theo đó, bốn dạng câu cụ thể sau đây thuộc về hai lớp khác
nhau của kiểu chung là “câu điều kiện - hệ quả”.
i.
Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện giả định thuận với hệ quả:
nếu... thì..., hễ... thì..., giá mà..., phải chi..., giả sử...
ii.
Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện giả định nghịch với hệ quả:
dù cho..., cho dù..., dù..., dầu...
iii.
Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực thuận với hệ quả:
vì... nên..., do..., tại...., hèn chi...
iv.
Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực nghịch với hệ quả:
mặc dù... nhưng..., tuy... nhưng... [57].
12
Như vậy, theo Hồ Lê, câu có ý nghĩa nhân quả (kiểu iii) thuộc loại
chung hơn là câu điều kiện - hệ quả và thuộc kiểu câu điều kiện - hệ quả có
điều kiện thực thuận với hệ quả.
e. Diệp Quang Ban trong công trình Ngữ pháp Việt Nam, phần Câu,
gọi câu nhân quả có vị ngữ là các động từ gây khiến ( làm cho, khiến cho) là
“câu chứa chủ ngữ nguyên nhân”.
Về cấu trúc cú pháp, câu chứa chủ ngữ nguyên nhân gồm một số kiểu cụ
thể với những dạng chuyển tiếp khá phức tạp và những dạng này không được
dùng đều đặn như nhau. Về nghĩa biểu hiện, sự thể trong kiểu câu này thuộc
lĩnh vực các mối quan hệ trừu tượng. Mối quan hệ giữa chủ ngữ với vị tố là
mối quan hệ nguyên nhân, chủ ngữ chỉ nguyên nhân hay là sự việc - nguyên
nhân và vị tố chỉ hệ quả, quan hệ đó là quan hệ cảnh huống, cụ thể là chỉ
nguyên nhân và thuộc kiểu nhỏ nêu thuộc tính. Hệ quả có thể là sự thể động
hoặc sự thể tĩnh. Về mặt logic, quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hai sự kiện:
sự kiện 1 là nguyên nhân, sự kiện 2 là hệ quả. Hai sự kiện này phải thỏa mãn ba
điều kiện sau đây mới có được quan hệ nguyên nhân:
- Sự kiện 1 là nguyên nhân phải có trước sự kiện 2 là hệ quả.
- Sự kiện 1 phải còn hiệu lực cho đến khi sự kiện 2 xuất hiện.
- Sự kiện 1 phải là sự kiện cần và đủ để có sự kiện 2.
Theo Diệp Quang Ban, câu có ý nghĩa nhân quả thuộc 3 kiểu:
+ Câu đơn:
Ví dụ: Chuột chạy vỡ đèn.
+ Câu phức (chủ ngữ chỉ nguyên nhân, còn vị ngữ do làm, khiến biểu thị):
Ví dụ: Bão làm cây đổ.
+ Câu ghép (gồm 2 vế có quan hệ nhân quả):
Ví dụ: Nhờ thời tiết tốt cho nên mùa màng bội thu. [9, 164 - 190].
Như vậy, theo Diệp Quang Ban, câu nhân quả có 3 dạng cấu tạo là: câu
đơn, câu phức và câu ghép.
f. Nguyễn Văn Lộc (2004) trong công trình Động từ ngữ pháp trong
tiếng Việt, đã đề cập đến một số nhóm các động từ ngữ pháp trong tiếng Việt
ở cả mặt ngữ nghĩa lẫn mặt ngữ pháp.
13
Trong công trình này, Nguyễn Văn Lộc đã miêu tả các nhóm động từ
tiêu biểu như: động từ chỉ hoạt động - quan hệ đồng nhất và chức nghiệp (là,
làm), động từ chỉ hoạt động - quan hệ bị động (bị, được), động từ chỉ hoạt
động - quan hệ nguyên nhân (làm, khiến).
Nhóm động từ chỉ hoạt động - quan hệ nguyên nhân (làm, khiến) có các
mô hình kết trị sau đây:
(1) N - làm(khiến) - SP
Ví dụ: Tiếng động mạnh làm cho bé thức giấc.
(2) V - làm (khiến) - SP
Ví dụ: Tập thể dục làm cho cơ thể khỏe mạnh.
(3) SP - làm (khiến) - SP
Ví dụ: Chàng lại gần khẽ đụng vào vai nàng khiến nàng giật mình quay
lại. [62, 80-81].
i. Nguyễn Văn Hiệp trong công trình Cú pháp tiếng Việt, xếp câu nhân quả
được biểu hiện bằng các động từ gây khiến làm, khiến vào loại câu phức có chủ
ngữ là cụm C-V [48, 356].
Về phương diện ngữ nghĩa, câu nhân quả có thể phân tích thành hai sự
kiện: sự kiện nguyên nhân và sự kiện kết quả. Làm nhiệm vụ nối hai sự kiện
này thường là những vị từ chuyên biểu thị quan hệ nhân quả như khiến, khiến
cho, làm, làm cho.
Ví dụ:
Bính ứa nước mắt khiến Năm phì cười. (Nguyên Hồng)
Cũng như chủ ngữ trong câu có sắc thái đánh giá, chủ ngữ là cụm C-V
trong kiểu câu này cũng có thể được danh hóa. Ví dụ:
Cô ấy ra đi khiến tôi buồn vô hạn.
Sự ra đi của cô ấy khiến tôi buồn vô hạn.
Việc cô ấy ra đi khiến tôi buồn vô hạn. [48, 358-359].
Trong công trình này, Nguyễn Văn Hiệp không đề cập cụ thể đến kiểu
câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (vì...nên, do...nên...) mà chỉ đề
cập đến kiểu câu nhân quả có chứa các vị từ chuyên biểu thị quan hệ nhân quả
(làm, khiến).
14
j. Nguyễn Thị Quy cho rằng, cần phải phân biệt câu nhân quả với
câu cầu khiến. Trong câu nhân quả, tác thể có thể có năng lực điều khiển
hoặc không có năng lực điều khiển. Động từ tham gia vào cấu trúc này
không phải là động từ chỉ sự nói năng và bị thể có thể là con người và có
thể là vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ:
Nó đánh tôi ngã.
Cơn lốc hôm qua đã làm sập nhà.
Câu cầu khiến có cấu tạo cú pháp và nghĩa biểu hiện gồm vị tố là
động từ nói năng chỉ sự sai khiến, chủ ngữ chỉ một thực thể có năng lực điều
khiển thực thể khác, tân ngữ chỉ đích thể của sự sai khiến và là thực thể nhận
lệnh đồng thời cũng là động thể/hành thể trong quan hệ với nội dung lệnh,
và một bổ ngữ chỉ nội dung lệnh. Nội dung lệnh này là việc, sự thể mà động
thể ở tân ngữ thực hiện [74, 68 - 71].
g. Trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên coi “động từ gây khiến là
những động từ chỉ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối
tượng” [10 ,79]. Theo ông, “động từ gây khiến đòi hỏi phải có hai bổ ngữ: một
bổ ngữ (A1) là đối tượng chịu tác động của động từ gây khiến, thường là danh
từ và có thể là đại từ xưng hô; bổ ngữ thứ hai (A2) là bổ ngữ nội dung do hành
động chủ thể (động từ gây khiến) chi phối, tác động gây ra ở đối tượng, vì vậy,
bổ ngữ chỉ nội dung thường là động từ, tính từ (hoặc một ngữ động từ, ngữ tính
từ…)”. Sơ đồ cấu trúc của động từ gây khiến là: A - V - A1 - A2.
Hai bổ ngữ (A1, A2) đều bị chi phối của động từ gây khiến nhưng
chúng vẫn có quan hệ với nhau. Nếu tách A1 - A2 ra thì đó là một kết cấu chủ vị có nội dung thông báo, miêu tả hoàn chỉnh.
Những động từ gây khiến theo Lê Biên gồm: sai, bảo, đề nghị, yêu cầu,
cho, cho phép, khuyên, cấm, ngăn cản, khiến (cho), làm (cho), làm…
k. Nguyễn Khánh Hà trong Câu điều kiện trong tiếng Việt nhìn từ góc
độ ngôn ngữ học tri nhận, khi chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa của câu điều
kiện điển mẫu đã cho rằng “quan hệ giữa hai mệnh đề của câu điều kiện là
quan hệ nhân quả giả định: điều kiện A là nguyên nhân dẫn đến hệ quả B.
15
Dấu hiệu xác nhận quan hệ nhân quả giữa mệnh đề A và B là khả năng thay
thế cặp từ công cụ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả nối chúng (nếu…thì…,
giá…thì…, hễ…thì…) bằng liên từ nhân quả hoặc cặp liên từ nhân quả
vì…nên… Tuy nhiên, khác với loại quan hệ nhân quả được biểu thị bằng cặp
liên từ vì…nên…, quan hệ nhân quả giả định là loại quan hệ nhân quả không
thực hữu, trong đó cả điều kiện A lẫn hệ quả B đều chỉ là giả định của người
nói” [33, 49].
l. Trong luận văn thạc sĩ Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, Nguyễn Thị
Kim Quyên coi “vị từ gây khiến là vị từ hành động biểu thị những hành động
đưa đến những biến đổi về mặt vật lí của đối tượng nhận sự tác động”. Tác
giả cũng đã phân biệt rõ động từ gây khiến (khiến, khiến cho, làm cho, bắt,
buộc...) với động từ cầu khiến (sai, nài, gọi, đòi...), và đưa ra một danh sách
gồm 352 vị từ gây khiến, cùng các đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp, chức
năng cú pháp khi hoạt động trong câu của vị từ gây khiến [75].
m. Nguyễn Thị Thu Hương (2010) trong Luận án Tiến sĩ Cấu trúc gây
khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt, trên cơ sở kết quả khảo sát về
cấu trúc này đã đưa ra các kết luận sau đây:
(a) Về mặt ngữ pháp, tiếng Anh có 3 dạng chính là: (i) cấu trúc gây
khiến - kết quả hình thái học, (ii) cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và
(iii) cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp. Tiếng Việt chỉ có 2 loại cấu trúc gây
khiến - kết quả: (i) cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và (ii) cấu trúc
gây khiến - kết quả cú pháp. Ở dạng chủ động của hai ngôn ngữ, cấu trúc gây
khiến - kết quả đều có các thành tố ngữ nghĩa được mã hóa tương tự nhau về
mặt ngữ pháp. Cấu trúc gây khiến kết quả chủ động đều có các mô hình cú
pháp điển hình là SVO, S1V1S2V2 và S1VS2A. Tiếng Anh có 12 dạng cấu trúc
gây khiến - kết quả và tiếng Việt có 4 dạng.
(b) Về mặt ý nghĩa, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh có phạm
vi rộng hơn tiếng Việt, bao gồm cả các hoạt động cầu khiến. Những biến đổi
mang tính vật lý trong tiếng Anh thường được biểu hiện bằng các cấu trúc gây
khiến - kết quả từ vựng tính, còn trong tiếng Việt, các tác động gây khiến - kết quả
này lại được diễn tả bởi các cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp [51, 191-192].
16
n. Nguyễn Văn Thành (2013) trong Luận án Tiến sĩ Phương thức biểu
hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt đã đưa ra các
kết luận như sau:
(a) Cấu trúc logic nhân quả từ sự kết hợp giữa hai cơ chế trong mối liên
hệ với nguyên tắc một chức năng có thể có được thể hiện thông qua nhiều hình
thái, được phân chia thành 3 loại: loại dùng tác tố trong suốt, loại dùng tác tố
mờ đục, loại dùng tác tố zero.
(b) Một số xu thế tương tác cơ bản có thể có như sau:
- Xu thế giản lược tác tố lập luận;
- Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng trần thuật khách quan;
- Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng đúc kết chủ quan;
- Xu thế tình thái hóa tương tác nhân quả để mở rộng cấu trúc;
- Xu thế hình tượng hóa cấu trúc thông qua ẩn dụ;
- Xu thế rút gọn cấu trúc theo hướng đặc ngữ hóa [95, 163-166].
Qua các công trình hiện có trên đây, có thể nhận thấy hầu hết các tác
giả đều cho rằng câu nhân quả là câu có thể phân chia thành hai sự kiện: sự
kiện nguyên nhân và sự kiện kết quả, trong đó sự kiện nguyên nhân phải là
điều kiện cần và đủ để có sự kiện kết quả [8] [48]; câu hay cấu trúc nhân quả
thường xuất hiện các kết từ nguyên nhân - kết quả vì, do, bởi, tại... nên, cho
nên [8] [57] [71] [110] [118] và các vị từ chuyên biểu thị quan hệ nhân quả
làm, làm cho, khiến, khiến cho [10] [48] [74] [75] [110].
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung, vẫn còn những điểm khác biệt
trong cách hiểu về câu hay cấu trúc nhân quả. Có tác giả xếp câu nhân quả
vào kiểu câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực thuận với hệ quả [57], có tác
giả xếp cấu trúc nhân quả vào cùng với cấu trúc cầu khiến, bình xét [118].
Những kết quả nghiên cứu đã được đề cập trên đây sẽ là những gợi ý
giúp chúng tôi trong việc triển khai thực hiện đề tài.
Tóm lại, trong việc nghiên cứu về câu nhân quả, bên cạnh những kết quả
đã đạt được, vẫn còn một số vấn đề về câu nhân quả vẫn chưa được giải quyết
một cách thỏa đáng và cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn như: phạm vi, ranh giới
của câu nhân quả; đặc điểm cú pháp của câu nhân quả được biểu hiện bằng
17