Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở THAI PHỤ ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.02 KB, 34 trang )

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở THAI PHỤ ĐẺ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH NĂM 2014

Nhóm nghiên cứu:
1.Bs. Nghiêm Thị Xang
2.Bs. Nguyễn Minh Đức
3.Bs. Ngô Anh Quang
4.Bs. Nhữ Văn Giang

HÀ NỘI – 2015


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

:

Bệnh nhân

HA

:

Huyết áp

Hb


:

Hemoglobin

Hct

:

Hematocrit

HC

:

Hồng cầu

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới

ĐTNC

:

Đối tượng nghiên cứu

PNCT


:

Phụ nữ có thai


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1 : TỔNG QUAN
1.1. Thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.1. Định nghĩa thiếu máu
1.1.2. Định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.3. Phân loại thiếu máu ở phụ nữ có thai theo WHO
1.1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu
1.3. Một số nghiên cứu thiếu máu ở phụ nữ có thai
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu
2.2.4. Biến số nghiên cứu
2.2.5. Một số tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ thiếu máu
3.2. Mức độ thiếu máu của thai phụ


3.3. Một số đặc điểm của ĐTNC
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Xác định tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Đa Khoa Đông Anh
năm 2014
4.2. Một số yếu tố liên quan tới thiếu máu thai phụ đẻ tại Bệnh viện Đa Khoa
Đông Anh năm 2014
Chương 5 : KÊT LUẬN
Chương6: KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC BẢNG

Biểu đồ 1. Tỷ lệ thiếu máu
Bảng 1. Mức độ thiếu máu của thai phụ
Bảng 2. Liên quan giữa tuổi của thai phụ và thiếu máu
Bảng 3. Liên quan giữa nghề nghiệp của thai phụ và thiếu máu
Bảng 4. Liên quan giữa số lần đẻ của thai phụ và thiếu máu
Bảng 5. Liên quan khoảng cách giữa lần sinh trước của thai phụ con rạ và thiếu máu
Bảng 6. Liên quan giữa số lượng thai và thiếu máu
Bảng 7. Liên quan giữa địa chỉ thai phụ và thiếu máu
Bảng 8. Liên quan giữa cách thức đẻ và thiếu máu


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ Hb ở máu ngoại
vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể [1].
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là 1 trong những nguyên nhân đe dọa cả mẹ
và thai nhi. Đối với người mẹ, thiếu máu làm tăng tai biến trong và sau đẻ, nhiễm
khuẩn hậu sản, sót rau, choáng trong cuộc đẻ, chậm hồi phục sức khoẻ sau đẻ [2]. Tỷ
lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ bị thiếu máu cao hơn so với người mẹ bình
thường [3]. Thai có thể bị sẩy, đẻ non, chậm phát triển trong buồng tử cung, và thiếu
máu, nhẹ cân khi đẻ ra [4].
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ
mang thai dao động từ 5 -15% tại Hoa Kỳ và lên đến 20- 80% tại các nước đang phát
triển [5]. Ở Việt Nam, năm 2006 tỷ lệ này là 16,2- 68,1% và tại Hà Nội là 36,7% [6].
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010- 2020 do Thủ tướng chính
phủ phê duyệt đã xây dựng mục tiêu giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai xuống
28% năm 2010 và 23% vào năm 2015. Như vậy việc xác định tỷ lệ thiếu máu và một
số yếu tố liên quan ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai là hết sức có ý nghĩa [7].
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp xác định tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ và cải
thiện sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu
tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2014 ”
với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh
viện Đa khoa Đông Anh năm 2014.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
1.1.1. Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu là sự giảm số lượng HC hoặc giảm nồng độ Hb ở máu ngoại vi dẫn

đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khi có 2
trong 3 xét nghiệm sau đây giảm dưới mức bình thường [1]:
- Hematocrit (Hct).
- Nồng độ Hemoglobin (Hb).
- Số lượng hồng cầu (HC).
1.1.2. Định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ có thai
Định nghĩa chính xác thiếu máu ở phụ nữ có thai (PNCT) rất phức tạp bởi một
số yếu tố như giá trị bình thường của Hb rất khác nhau giữa nam và nữ, giữa phụ nữ
có thai và không có thai. Các yếu tố về mức sống, tuổi, tình trạng sinh lý, việc dùng
thuốc, hoạt động của bệnh nhân trước khi xét nghiệm... đều ảnh hưởng đáng kể đến
kết quả xét nghiệm.
Có nhiều định nghĩa khác nhau của nhiều tác giả về thiếu máu ở PNCT:
- Theo Brideau thiếu máu khi Hb <10g/dl, HC <3,5 triệu/mm3, Hct < 30% [8]
- Theo J.Bernard thiếu máu khi Hb < 10,5 g/dl, HC < 3,5 triệu/mm3, Hct < 30%
- Trung tâm giám sát bệnh tật ở Mỹ đưa ra định nghĩa thiếu máu ở PNCT khi
Hb < 10,5 g/dl ở 3 tháng giữa thai kỳ, Hb < 11g/dl ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai
kỳ.
Hiện nay trên thế giới người ta thừa nhận định nghĩa về thiếu máu ở PNCT của
WHO khi Hb < 11g/dl [5].


1.3. Phân loại thiếu máu ở PNCT của WHO [5]
- Thiếu máu nhẹ: Hb>90 g/l và <110 g/l
- Thiếu máu trung bình: Hb 70 - 90 g/l
- Thiếu máu nặng: Hb <70 g/l
1.1.4. Nguyên nhân thiếu máu
1.1.4.1. Thiếu máu do thiếu sắt:
Sắt trong thức ăn vào ống tiêu hoá nhờ acid clohydric và vitamin C hấp thu qua
niêm mạc ruột vào huyết tương. Tại đây sắt được vận chuyển nhờ chất transferrin
(một loại protein) tới nơi dự trữ ở tổ chức dưới dạng ferritin, hemosiderin (gan, lách)

hoặc hem của men (xytocrom, myoglobin – hemoglobin…). Đây là hỗn hợp sắt luôn
thay đổi. Tại tuỷ xương, sắt kết hợp với protoporphyrin thành hem để hình thành
hemoglobin. Nhu cầu sắt cho cơ thể phụ thuộc vào tuổi, giới và những tiêu hao hàng
ngày, tiêu hao bất thường như kinh nguyệt, có thai, cho con bú. Bình thường, mỗi
ngày cơ thể nữ giới cần 2,5 mg sắt. Bình thường hàm lượng sắt trong huyết thanh là:
11±2 mmol/lít hoặc 140 ± 54g/100ml máu [11]. Thiếu máu thiếu sắt khi hàm lượng
sắt trong huyết thanh giảm dưới ngưỡng trên. Thiếu máu thiếu sắt chiếm đại đa số các
trường hợp thiếu máu trong quá trình mang thai. Theo Đào văn Chinh, thiếu máu do
thiếu sắt chiếm 80% các trường hợp thiếu máu khi có thai, 10% - 20% các PNCT có
chế độ ăn đầy đủ bị thiếu máu do thiếu sắt, tỷ lệ này tăng cao hơn nhiều ở những
người đẻ nhiều, đẻ dày và cho con bú kéo dài [12].
Nguyên cứu trên 33 phụ nữ có thai bình thường ở 3 tháng cuối thai kỳ đến khám
tại khoa sản bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội năm 1994, Hà Huy Khôi và các cộng sự
cho thấy: dự trữ sắt bình thường ở thai phụ không thiếu máu, dự trữ sắt giảm ở thai
phụ bị thiếu máu, khi lượng Hb 6-8 g/l dữ trữ sắt cạn kiện, từ đó nhận định rằng thiếu
sắt là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thiếu máu ở các đối tượng nghiên cứu [13].
Sukrat B. và Sirichotiyakul S. nghiên cứu năm 2006 trên 648 phụ nữ có thai ở bệnh
viện Maharaj Nakim Chiangmai, Thái Lan, kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu máu là
20,1%; phân chia thiếu máu trong từng thai kỳ là 17,3%, 23,8% và 50,0% tương ứng
với quý 1,2 và 3. PNCT bị bệnh Thalassemia và các bệnh khác là 56 trong tổng số
102 PNCT bị thiếu máu (54,9%). Trong 58 thai phụ bị thiếu máu, có 25 trường hợp


thiếu máu thiếu sắt. Các nguyên nhân khác gây thiếu máu là nhiễm ký sinh trùng
(8,7%), thiếu máu do các bệnh mãn tính( 92,7%), 37 trường hợp (33%) không xác
định được nguyên nhân thiếu máu [14].
Tổng lượng sắt cần cho thời kỳ có thai trung bình là 1000mg, trong đó 300500mg để tăng tổng hợp Hemoglobin, 250 - 300mg giúp thai phát triển, 30 - 100mg
cần cho máu thai và bánh rau [2]. Chảy máu khi sổ rau bình thường khoảng 300ml
cũng gây mất 150 mg sắt. Như vậy, khi có thai cần khoảng 700mg sắt và cơ thể phải
hấp thu


được 2,5 mg/ngày. Nhu cầu sắt tăng theo tuổi thai, 3 tháng đầu cần

1mg/ngày, 3 tháng cuối cần 06mg/ngày [12)].
Với chế độ ăn uống đầy đủ, mỗi ngày cũng chỉ cấp cho cơ thể khoảng 1,5mg
sắt, số thiếu hụt phải lấy ở nơi dự trữ, vì vậy nếu người mẹ ngay từ đầu chỉ có dự trữ
sắt ít hoặc không có sẽ xảy ra tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng. Qua nghiên cứu,
người ta thấy 30% phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ không có dự trữ sắt. Thiếu máu thiếu sắt
thường gặp ở thai phụ trẻ tuổi và lớn tuổi, đẻ nhiều lần một số bệnh mãn tính: bị sốt
rét gây tan máu, trĩ, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, u xơ tử cung gây chảy máu
mất máu rỉ rả, giun móc không những hút máu mà còn gây viêm tá tràng làm cho
không hấp thu được sắt, tá tràng là nơi hấp thu nhiều sắt nhất, các bệnh có rối loạn
tiêu hoá như viêm ruột, viêm dạ dày thì khả năng hấp thu sắt kém… Thiếu máu thiếu
sắt hình ảnh hồng cầu sẽ thay đổi HC nhỏ không đều, nhược sắc [2].
1.1.4.2. Thiếu máu do thiếu acid folic:
Các dẫn xuất của acid folic tham gia vào cơ chế chuyển hoá một số acid amin
cần thiết cho sự tổng hợp protein của cơ thể. Thiếu acid folic, quá trình phân chia tế
bào bị giảm sút vì acid folic tham gia tổng hợp bazơ purin và pyrimidin của acid
nucleic [15]. Acid folic không được dự trữ trong cơ thể. Trong khi có thai, cơ thể
phát triển mạnh, phân bào mạnh đòi hỏi nhiều acid folic. Nếu không thoả mãn được,
thiếu acid folic sẽ là nguyên nhân thiếu máu ở người mẹ.
Nguyên nhân chính của thiếu máu hồng cầu to ở PNCT là do nhu cầu acid folic
tăng lên một cách đáng kể. Tình trạng thiếu acid folic trong khẩu phần ăn không phải
là nguyên nhân chủ yếu ra thiếu máu HC to, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác


như nôn nghén kéo dài, viêm dạ dày ruột kéo dài, kém hấp thu, chế độ ăn kiêng…[5].
Ở Châu Âu, tỷ lệ bệnh là khoảng 2% ở PNCT. Ở những nước kinh tế đang phát triển,
tỷ lệ mắc có cao hơn, thường phối hợp nhiều nguyên nhân: thiếu chất, kém hấm thu
do các bệnh đường ruột (12).

1.1.4.3. Các nguyên nhân hiếm gặp khác:
- Thiếu máu ác tính do thiếu Vitamin B12:
Bệnh hiếm gặp, hiếm xảy ra trong thời kỳ có thai. Nguyên nhân có thể do rối
loạn tiêu hoá, do cắt đoạn dạ dày… gây mất yếu tố nội do vùng đáy dạ dày tiết ra nên
không hấp thu được vitamin B12 là yếu tố ngoại [16].
- Thiếu máu do suy tuỷ xương:
Một vài trường hợp gặp suy tuỷ xương không rõ nguyên nhân ở PNCT, cơ chế
bệnh sinh chưa rõ. Suy tuỷ có thể hết đi khi đẻ và tái phát ở lần có thai sau [12].
- Thiếu máu do mất máu cấp: gây nên do sảy thai, thai ngoài tử cung, rau bong
non, rau tiền đạo, thai trứng…
Theo thống kê của WHO, hàng năm có khoảng 1/2 PNCT trên thế giới bị thiếu
máu, đặc biệt ở những nước đang phát triển tỷ lệ thiếu máu chiếm 56%.
Tỷ lệ PNCT bị thiếu máu cao nhất ở Châu Phi, sau đó là Châu Á và Châu Mỹ La
Tinh. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ PNCT bị thiếu máu khoảng 16% [5].
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU
* Các yếu tố: nơi ở, nghề nghiệp, tuổi, môi trường sống, số lần đẻ, khoảng cách
giữa các lần đẻ… của thai phụ.
Nghiên cứu trong 2 năm 1987 và 1988 ở vùng nông thôn và thành phố Hà Nội
của Từ Giấy và Hà Huy Khôi cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNCT ở nội thành là
37,1%, ở nông thôn là 59%. Tỷ lệ thiếu máu tăng dần theo tuổi thai ở cả hai nhóm
[13].
Trong nghiên cứu của Đào Văn Chinh (1980) cho thấy tỷ lệ thiếu máu tăng cao
ở người đẻ dày, đẻ nhiều, cho con bú kéo dài [12].


Tại Trung tâm y tế Jima-Ethiopia năm 1993 nghiên cứu 279 phụ nữ lần đầu đến
khám thai, người ta thấy tỷ lệ thiếu máu chung là 48% trong đó: nông thôn chiếm
56,8%, thành phố 43,8%. Tỷ lệ thiếu máu tăng theo số lần mang thai và khoảng cách
giữa các lần mang thai càng dày tỷ lệ thiếu máu càng cao [17].
Nghiên cứu của Ogbeide O. ; Waghatasoma V. 1994 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở

PNCT ở độ tuổi 30-39 cao hơn so với các nhóm khác [16].
Vanden Broek N.R và cộng sự nghiên cứu tại Malawi năm 2000 cho thấy tỷ lệ
thiếu máu ở PNCT sinh sống tại khu vực nông thôn là 72%, trong đó thiếu máu nặng
chiếm 4%; tỷ lệ PNCT ở khu vực thành thị bị thiếu máu là 57%, trong đó thiếu máu
nặng chiếm 4% [18].
Năm 2005, Balachew T.; Legesse Y. Nghiên cứu trên 168 PNCT tới khám tại
bệnh viện trường đại học Jima – Tây Nam Ethiopia, tỷ lệ thiếu máu là 38,2%, nồng
độ Hb trung bình là 11,3 mg/dl. Ở những thai phụ có tiền sử kinh nguyệt nhiều hơn
bình thường, tỷ lệ thiếu máu cao gấp 4 lần thai phụ có lượng kinh nguyệt bình
thường. Những thai phụ có tiền sử nhiễm giun móc, tỷ lệ thiếu máu cao gấp 2 lần
những thai phụ không có tiền sử nhiễm giun móc; những thai phụ không đi giày, dép
trong sinh hoạt và lao động, tỷ lệ thiếu máu cao gấp 3 lần. Những thai phụ có khoảng
cách về thời gian so với lần sinh trước dưới 24 tháng tỷ lệ thiếu máu cao gấp 3 lần so
với những thai phụ có khoảng cách sinh trên 24 tháng [19].
Nghiên cứu từ năm 1998 – 2003 trên 327 phụ nữ có thai trong độ tuổi từ 20- 30,
không hút thuốc lá, thể lực tốt, có thời gian sinh sống trên 5 năm ở vùng Nis và Niska
Banja (Serbia và Montenegro), Aleksandre Stankovic, Dranana Nikic và Maja
Nikolic ở Khoa Y Trường đại học Nic (Serbia và Montenegro) đánh giá tương quan
giữa chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index) và mức độ thiếu máu ở 327 phụ
nữ có thai nói trên và thấy rằng tần suất bị thiếu máu ở phụ nữ có thai có tiếp xúc với
không khí bị ô nhiễm cao hơn có ý nghĩa thống kê (χ2 = 11.18,p<0.05) so với tần suất
thiếu máu ở PNCT tiếp xúc với không khí không bị ô nhiễm [3].
* Một số bệnh mãn tính của mẹ có liên quan đến thiếu máu:
- Mẹ bị bệnh thận, tăng HA mãn tính


Trong viêm thận mãn: thiếu protein tạo HC, thiếu hormon erythropoietin của tổ
chức cạnh cầu thận, ngoài ra còn do hậu quả của những chất độc không được đào thải
ứ lại trong máu ức chế tuỷ xương sinh hồng cầu.
Trong tăng HA mãn tính: Mạch máu bị thiểu dưỡng, xơ hoá kể cả động mạch

thận gây thiếu máu thận ức chế sản sinh hormon erythropoietin dẫn đến ức chế tuỷ
xương sinh hồng cầu [11].
Theo nghiên cứu của Ramin S.M và cộng sự, bệnh thận mãn tính là một bệnh ít
gặp đối với thai nghén, tần suất bệnh dao động trong khoảng từ 0,03% - 0,12% trong
quần thể PNCT. Các biến chứng trong quá trình mang thai liên quan đến bệnh thận
mãn tính bao gồm tiền sản giật, giảm chức năng thận, đẻ non, thiếu máu, tăng HA
mạn tính và mổ lấy thai. Tỷ lệ sơ sinh sống trong nhóm PNCT bị bệnh thận mạn tính
trong khoảng từ 64% - 98%, phụ thuộc vào mức độ suy thận và bệnh tăng HA đi kèm
[20]. Mẹ mắc một số bệnh mãn tính khác như: bệnh tim, bệnh phối mãn tính… mẹ bị
nhiễm độc: chì, tia X…
* Một số yếu tố từ phía thai và phần phụ của thai:
- Đa thai:
Khi có thai nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng để nuôi dưỡng thai. Trong
chửa đa thai không những một thai mà nhiều thai cùng phát triển, vì thế hiện tượng
thiếu máu rất hay gặp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), tỷ lệ thiếu máu trong chửa song
thai chiếm 56,1%, cao gấp 1,76 lần so với 43,3% ở nhóm chửa đơn thai (OR = 1,76,
CI: 1,38-0.03) [21].
- Rau tiền đạo:
Rau tiền đạo là rau bám một phần hoặc hoàn toàn ở đoạn dưới và cổ tử cung,
làm cản trở đường ra của thai khi chuyển dạ đẻ. Rau tiền đạo là một trong những
bệnh lý về vị trí rau bám, gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén và
trong chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung được thành lập trong 3 tháng cuối bởi eo tử
cung từ 0,5cm giãn dần tới lúc chuyển dạ là 10cm, trong khi đó bánh rau không giãn
ra được gây co kéo làm đứt các mạch máu giữa tử cung và bánh rau gây chảy máu.


Trong 3 tháng cuối có những cơ co Hick (cơn co sinh lý để hình thành đoạn dưới)
cũng có thể gây bong rau một phần làm chảy máu do đó dẫn đến tình trạng thiếu máu.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI:

1.3.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
Năm 1990, trong nghiên cứu về tỷ lệ thiếu máu ở PNBCT tại Brasil, người ta
thấy tỷ lệ thiếu máu là 12,4%, trong đó tỷ lệ thiếu máu quý 1 là 3,3%, quý 2 là
20,9%, quý 3 là 32,1%. PNCT trên 3 lần thì tỷ lệ thiếu máu cao hơn những PNCT
dưới 3 lần. Trong nghiên cứu về tỷ lệ thiếu máu của 279 PNCT lần đầu đến khám tại
khoa chăm sóc tiền sản của Trung tâm Y tế Jima – Ethiopia năm 1993, người ta thấy
tỷ lệ thiếu máu chung là 48%, trong đó, nông thôn chiếm 56,8%, thành thị chiếm
43,2%. Nồng độ Hb trung bình là 10,9 g/dl, đối với phụ nữ có thiếu máu là 6,5 g/dl;
đa số thiếu máu vừa, tỷ lệ thiếu máu nặng chiếm 2,8%. Tỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm
thất học và nhóm không áp dụng biện pháp tránh thai, trong 3 tháng cuối thai kỳ và
tưng theo số lần mang thai [17].
Năm 1993, Ogbeide O. nghiên cứu trên 435 phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh
viện Benin (Nigeria) cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 10,7%, trong đó có 2,8% là thiếu
máu nặng, thiếu máu ở độ tuổi 30-39 là cao hơn so với các độ tuổi khác [16].
Nghiên cứu về tỷ lệ và loại thiếu máu trong các thai phụ nghèo ở nội ô Karachi
năm 1994 cho thấy trong 318 phụ nữ có 104 phụ nữ (32,7%) bị thiếu máu. Thiếu máu
do thiếu sắt là nguyên nhân nổi bật, chiếm tới 63,5% PNCT bị thiếu máu [16].
Năm 1997, Một nghiên cứu tại Ấn Độ về ảnh hưởng của thiếu máu ở PNCT lên
các chỉ số hình thái sơ sinh được tiến hành ở PNCT bị thiếu máu (Hb<11g/l) và 22
PNCT không bị thiếu máu (Hb>11g/l). hai nhóm nghiên cứu này được chọn ngẫu
nhiên tại bệnh viện thuộc trường đại học Banaras với tuổi thai 37- 41 tuần. Sản phụ
được làm xét nghiệm Hb khi bắt đầu chuyển dạ.
Kết quả cho thấy các chỉ số: cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng
cánh tay của trẻ sơ sinh sinh ra do các sản phụ bị thiếu máu vừa và nặng đều thấp hơn
một cách có ý nghĩa so với trẻ sơ sinh sinh ra do các bà mẹ không thiếu máu [22].


Năm 2000, một nghiên cứu ở Miền Nam Malawi cho thấy tỷ lệ PNCT bị thiếu
máu là 57%, thiếu máu nặng là 3,6%, cáctỷ lệ này cao hơn ở nông thôn( 72% và 4%),
tỷ lệ thiếu máu ở PNCT lần đầu cao hơn PNCT lần sau [23].

1.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1981 kết quả nghiên cứu huyết đồ trên PNCT
tại Bệnh viện Hùng Vương cho thấy các trị số nằm ở giới hạn giữa bình thường và
thấp của thiếu máu, Hb trung bình 11.2 ±1.29 g/dl [24].
Nghiên cứu ở vùng nông thôn và thành phố Hà Nội của Từ Giấy và Hà Huy
Khôi trong 2 năm 1987- 1988 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNCT ở nội thành là
37,1%, ở nông thôn là 59%. Tỷ lệ thiếu máu tăng dần theo tuổi thai ở cả hai nhóm
[13].
Dương Thị Cương và Nguyễn Thị Hảo nghiên cứu trên 384 PNCT đến khám tại
phòng khám của BVBVBMTSS trong năm 1991 cho kết quả 77% PNCT bị thiếu
máu, tỷ lệ tăng dần theo tuổi thai. Trên 302 trẻ sơ sinh của những bà mẹ này, tác giả
đã làm xét nghiệm Hb cho thấy 22.85% trẻ có thiếu máu [25].
Năm 1995, công trình nghiên cứu ở 6 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành tại
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ là 26,5% với Hb trung
bình 11,6 ±1.2g/dl. Năm 1996, nghiên cứu tại bệnh viện Châu Đốc – An Giang, thiếu
máu ở PNCT là 35,6% trong đó 87,5% là thiếu máu thiếu sắt [24].
Năm 2001, Nguyễn Thị Minh Yên nghiên cứu trên 355 PNCT đẻ tại bệnh viện
BVBMTSS thấy rằng tỷ lệ thiếu máu là 62%, trong đó chủ yếu là thiếu máu mức độ
nhẹ ( 94,1%) còn lại thiếu máu trung bình (5,9%), không có trường hợp nào thiếu
máu nặng. Sau đẻ tình trạng thiếu máu ở sản phụ tăng (85,9%), trong đó 81% thiếu
máu nhẹ, 18,7% thiếu máu trung bình, 3% thiếu máu nặng. Thiếu máu trong thời kỳ
mang thai ảnh hưởng rõ rệt tới tình trạng thiếu máu sau đẻ của sản phụ. Thiếu máu
PNCT có ảnh hưởng rõ rệt tới một số chỉ số hình thái của trẻ sơ sinh: các chỉ số cân
nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay của nhóm trẻ sơ sinh có mẹ bị
thiếu máu đều thấp hơn có ý nghĩa so với các chỉ số hình thái này của nhóm sơ sinh
có mẹ không thiếu máu [26].


Năm 2003, Nguyễn Viết Trung nghiên cứu trên 416 PNCT và 35 phụ nữ không
có thai tại Bệnh viện Quân Y 103, thấy: tỷ lệ thiếu máu là 37,02%, hầu hết là thiếu

máu nhẹ. Tỷ lệ thiếu máu ở PNCT liên quan đến nghề nhgiệp, trình độ văn hoá.
Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, acid folic,
protein... Thiếu máu cũng liên quan đến một số yếu tố miễn dịch có vai trò trong quá
trình tạo máu như GM-CFS, IL-6 tăng cao ở PNCT bị thiếu máu. Thiếu máu ở PNCT
dễ gây ra các tai biến như sảy thai, đẻ non, băng huyết, tỷ lệ đẻ khó và mổ lấy thai
cao; chiều cao và cân nặng trung bình của cơ sinh ở thai phụ bị thiếu máu thấp hơn so
với sơ sinh của thai phụ không bị thiếu máu [27].


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Gồm bệnh án của thai phụ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh trong năm
2014.
- Tuổi thai > 22 tuần ( tính từ ngày KCC hoặc kết quả siêu âm tuổi thai quý I).
- Có đủ thông tin trong bệnh án theo tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- ĐTNC mắc bệnh lý về máu và hệ tạo máu.
- ĐTNC mất máu cấp do chấn thương, bệnh lý.
- Bệnh án không đủ thông tin cho mục tiêu nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: + Bắt đầu: 01/4/2015
+ Kết thúc: 30/9/2015
- Địa điểm:Khoa Sản - bệnh viện Đa khoa Đông Anh
2.2- Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu

Tất cả bệnh án đẻ tại khoa sản bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2014 có đầy đủ
thông tin nghiên cứu, không nằm trong nhóm loại trừ.
2.2.3. Thu thập thông tin và dữ liệu:
- Lấy thông tin từ bệnh án.
- Ghi chép thông tin vào phiếu thu thập.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu:
* Các yếu tố liên quan
- Tuổi của thai phụ.


- Địa chỉ: Nông thôn, thị trấn
- Nghề nghiệp: Cán bộ công nhân viên chức, làm ruộng và nghề khác
- Số lần đẻ
- Khoảng cách sinh lần này so với lần sinh trước ở người con rạ ( năm).
- Số con của lần đẻ này.
- Lượng huyết sắc tố.
- Số lượng hồng cầu.
- Lượng hematocrit.
- Cách thức đẻ: Đẻ thường, mổ đẻ
2.2.5. Một số tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu:
- Đánh giá về thiếu máu
Theo tiêu chuẩn của WHO [11] thiếu máu ở PNCT khi Hb<110 g/l; được chia
làm 3 mức độ .
- Thiếu máu nhẹ: Hb>90g/l và <110g/l.
- Thiếu máu trung bình: Hb 70- 90 g/l
- Thiếu máu nặng: Hb < 70g/l
- Bình thường : Hb > 110g/l.
Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp:
- Cán bộ công nhân viên chức
- Làm ruộng

- Nghề khác: Không phải là công nhân viên nhà nước hoặc xí nghiệp, không phải
là nông dân, đó là nghề buôn bán nhỏ, kinh doanh tự do, nghề thủ công, nội trợ, hoạt
động mang tính chất xã hội ...
2.2.6. Xử lý số liệu
- Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, số liệu được nhập và xử lý trên
phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Lập bảng thống kê và các biểu đồ.
- Tính tỷ lệ % giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tính tỷ suất chênh OR. 95% CI.
- Sử dụng các thuật toán: Test để so sánh các giá trị trung bình, kiểm định X 2 để
so sánh giá trị %. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05; p< 0,01;
p<0,001.


2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiến hành nghiên cứu trung thực.
- Đây là nghiên cứu hồi cứu nhằm mục đích góp phần chăm sóc sức khoẻ bà mẹ,
trẻ sơ sinh và sức khoẻ cộng đồng mà không nhằm mục đích gì khác.
- Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí mật.
- Nghiên cứu được hội đồng thông qua đề cương bởi Hội đồng khoa học
BVĐKĐA.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tỷ lệ thiếu máu

Biểu đồ 1: Tỷ lệ thiếu máu
Nhận xét:
Trong năm 2014, có 5753 thai phụ đẻ tại khoa sản bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Trong đó có 1551 thai phụ bị thiếu máu, chiếm 26,96%.

3.2. Mức độ thiếu máu của thai phụ
Bảng 1: Mức độ thiếu máu của thai phụ
Mức độ thiếu máu

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nhẹ

1485

95,74

Trung bình

66

4,26

Nặng

0

0

Tổng số

1551


100


Nhận xét:
Trong tổng số 1551 thai phụ bị thiếu máu:
- Thiếu máu mức độ nhẹ chiếm 95,74%
- Thiếu máu mức độ vừa chiếm 4,26%
- Không có trường hợp nào thiếu máu nặng.

3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.3.1.Tuổi của thai phụ
Bảng 2: Liên quan giữa tuổi của thai phụ và thiếu máu
Nhóm
Thiếu máu

Không thiếu máu
Tổng

Tuổi

n

%

n

%

≤ 18


4

36,36

7

63,64

11

19- 24

557

28,45

1401

71,55

1958

25- 34

912

25,91

2608


74,09

3520

35- 44

78

29,55

186

70,45

264

≥ 45

0

0

0

0

0

Nhận xét:
- Nhóm thai phụ ≤ 18 tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất : 36,36%

- Nhóm thai phụ có độ tuổi từ 25 đến 34 có tỷ lệ thiếu máu thấp nhất: 25,91%
- Không có thai phụ nào có tuổi ≥ 45
3.3.2. Nghề nghiệp của thai phụ
Bảng 3. Liên quan giữa nghề nghiệp của thai phụ và thiếu máu


Nhóm

Thiếu máu

Không thiếu máu

Tổng

n

%

n

%

CBCNV

968

26,11

2739


73,89

3707

Nông dân

429

30,47

979

69,53

1408

Nghề khác

154

24,14

484

75,86

638

Nhận xét:
- Nhóm thai phụ là nông dân có tỷ lệ thiếu máu là cao nhất: 30,47%

- Nhóm thai phụ làm các nghề khác có tỷ lệ thiếu máu là thấp nhất: 24,14%
3.3.3. Số lần đẻ của thai phụ
Bảng 4. Liên quan giữa số lần đẻ của thai phụ và thiếu máu
Nhóm

Thiếu máu

Không thiếu máu

Tổng

n

%

n

%

1

506

24,73

1540

75,27

2046


2

649

25,21

1925

74,79

2574

≥3

396

34,95

737

65,05

1133

Nhận xét:
- Nhóm thai phụ đẻ từ 3 lần trở lên có tỷ lệ thiếu máu là cao nhất: 34,95%
- Nhóm thai phụ đẻ lần đầu có tỷ lệ thiếu máu thấp nhất: 24,73%

3.3.4. Khoảng cách giữa 2 lần sinh của thai phụ con rạ

Bảng 5. Liên quan giữa khoảng cách giữa lần sinh trước của thai phụ con rạ và
thiếu máu


Thiếu máu

Không thiếu máu

Tổng

n

%

n

%

<1 năm

33

42,31

45

57,69

78


1 - 3 năm

638

27,46

1385

72,54

2023

>3 năm

375

23,51

1220

76,49

1595

Nhận xét:
- Nhóm thai phụ có khoảng cách sinh lần này so với lần sinh trước < 1 năm có
tỷ lệ thiếu máu cao nhất: 42,31%
- Nhóm thai phụ có khoảng cách sinh lần này so với lần sinh trước từ trên 3
năm có tỷ lệ thiếu máu thấp nhất: 23,51%


3.3.5. Số lượng thai
Bảng 6. Liên quan giữa số lượng thai và thiếu máu
Nhóm

Thiếu máu

Không thiếu máu
Tổng

n

%

n

%

1 thai

1548

26,95

4197

73,05

5745

>1 thai


3

37,50

5

62,50

8

Nhận xét:
Nhóm thai phụ chửa đa thai có tỷ lệ thiếu máu là 37,50%, cao hơn so với nhóm
thai phụ chửa 1 thai ( 26,95%).

3.3.6. Địa chỉ của thai phụ


Bảng 7. Liên quan giữa địa chỉ của thai phụ và thiếu máu
Nhóm

Thiếu máu

Không thiếu

Tổng

máu

Địa chỉ

Nông thôn

n

%

n

%

1464

27,22

3915

72,78

5379

Thị trấn

87

23,26

287

76,74


374

Nhận xét:
- Tỷ lệ thiếu máu của nhóm thai phụ sống ở khu vực nông thôn là 27,22%, cao
hơn nhóm thai phụ sống tại khu vực thị trấn ( 23,26%).
3.3.7. Mối liên quan giữa cách thức đẻ và thiếu máu
Bảng 8. Mối liên quan giữa cách thức đẻ và thiếu máu
Nhóm
Thiếu máu
Cách thức

Không thiếu máu

n

%

n

%

Đẻ thường

991

63,89

2518

59,92


Mổ đẻ

560

36,11

1684

40,08

Tổng

1551

100

4202

100

Nhận xét:
- Nhóm thai phụ thiếu máu: tỷ lệ mổ đẻ là 36,11%
- Nhóm thai phụ không thiếu máu: tỷ lệ mổ đẻ là 40,08%


CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Thiếu máu trong quá trình mang thai là một biểu hiện rất thường gặp trong sản
khoa và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sơ sinh cũng như gây ra

một số tai biến trong khi đẻ.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá mức độ thiếu
máu ở phụ nữ mang thai và những tác động đến trẻ sơ sinh. Những khám phá trong
nghiên cứu và sự tiến bộ của y học đã mang lại những phương pháp chẩn đoán, điều
trị và dự phòng hiệu quả để hạn chế một cách tốt nhất ảnh hưởng của thiếu máu trước
đẻ đến sức khỏe của sơ sinh và sản phụ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi có 5753 đối tượng nghiên cứu, là các thai phụ
đẻ tại khoa sản bệnh viên đa khoa Đông Anh, chia làm hai nhóm đối tượng chính:
nhóm thai phụ thiếu máu gồm 1551 thai phụ, nhóm thai phụ không thiếu máu gồm
4202 thai phụ. Cả hai nhóm này đều sinh con tại khoa sản bệnh viện đa khoa Đông
Anh năm 2014 và được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra ở phần đối tượng và
phương pháp nghiên cứu. Với hai nhóm đối tượng này, chúng tôi đã phân tích, so
sánh để tìm ra một số yếu tố liên quan đến thiếu máu mẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến
bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Từ kết quả thu được ở chương 3, chúng tôi có một số ý kiến bàn luận
như sau:


4.1. Tỷ lệ thiếu máu
Trong năm 2014, có 5753 thai phụ đẻ tại khoa sản bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Trong số đó có 1551 thai phụ có thiếu máu, chiếm 26,96%. So sánh với những
nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của nhiều tác giả trước
đó: Dương Thị Cương và Nguyễn Thị Hảo ( 1991) nghiên cứu trên 384 thai phụ đến
khám tại Viện Bà mẹ trẻ sơ sinh, tỷ lệ thiếu máu là 77%; Nguyễn Công Khanh, Lê
Xuân Ngọc ( 1989) công bố tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai tại Hà Nội là 48%,
nghiên cứu của Trương Thúy Vinh ( 1991) tại Hà Nội tỷ lệ thiếu máu là 40,4%, Viện
Dinh dưỡng Quốc gia điều tra 53 tỉnh, thành trong cả nước năm 1996 cho thấy 52,3%
phụ nữ có thai bị thiếu máu, Dương Thị Nhạn ( 1996) tại bệnh viện Châu Đốc – An
Giang tỷ lệ thiếu máu là 35,6%, Nguyễn Viết Trung nghiên cứu năm 2003 trên 416

thai phụ tại bệnh viện 103 tỷ lệ thiếu máu là 37,02% . Chúng tôi cho rằng do các
nghiên cứu trước đây được làm từ những thập niên 90, điều kiện kinh tế còn khó
khăn, nay điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể nên tỷ lệ thiếu máu giảm rõ rệt.

4.2. Mức độ thiếu máu
Kết quả nghiên cứu trong số 1551 thai phụ thiếu máu cho thấy chủ yếu là thiếu máu
mức độ nhẹ chiếm 95,74%, thiếu máu mức độ trung bình chiếm 4,26% , không có
trường hợp nào thiếu máu mức độ nặng. So sánh với các nghiên cứu của nhiều tác giả
khác chúng tôi thấy mức độ thiếu máu trong nhóm PNCT bị thiếu máu của chúng tôi
tương đương với nhiều nghiên cứu trước đó: Lê Xuân Ngọc ( 1989) thiếu máu nhẹ là
99,2%, thiếu máu trung bình là 0,8%; Trương Thúy Vinh (1991) tỷ lệ thiếu máu nhẹ
là 94%, trung bình là 6%; Nguyễn Thị Minh Yên (2001) tại BVBMTSS cho thấy tỷ lệ
thiếu máu nhẹ là 94,1%, trung bình là 5,9%. Cả ba nghiên cứu trên không thấy trường
hợp nào thiếu máu nặng. Có lẽ cũng do điều kiện kinh tế được cải thiện, trình độ dân
trí được nâng lên nên người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tình
trạng thiếu máu được cải thiện đáng kể.


×