Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về PHÁP LUẬT về LAO ĐỘNG KHUYẾT tật và thực tiện áp dụng hướng dẫn cô nguyễn triều hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.42 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn
Triều Hoa


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Cô Nguyễn Triều Hoa và cô Nguyễn Khánh Phương đã tận tình hỗ trợ,
hướng dẫn và góp ý trong quá trình tôi thực hiện khóa luận, giúp tôi có thể
hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này.
Các thầy cô giảng viên khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tất cả sinh viên chúng tôi những
kiến thức bổ ích trong thời gian học tập ngành Luật Kinh doanh tại Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Các anh chị nhân viên tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD),
đặc biệt là chị Võ Thị Hoàng Yến – Giám đốc Trung tâm, anh Nguyễn Văn
Cử – Phó giám đốc quản lý tài chính và nhân sự, chị Lương Thị Quỳnh Lan –
Phó giám đốc quản lý các dự án và anh Lê Hữu Thương – Điều phối dự án
việc làm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại đơn
vị và cung cấp những tài liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Gia đình và các bạn trong lớp Luật Kinh doanh đã đồng hành, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua, để tôi có được thành quả như
ngày hôm nay.


Xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”.

Tác giả khóa luận
(ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)

Nguyễn Thị Nhung

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV: 33131022782
Lớp: Luật kinh doanh


Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD)
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV: 33131022782
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD)
Đề tài nghiên cứu:
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015

Người hướng dẫn

GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV: 33131022782
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD)
Đề tài nghiên cứu:
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….

(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV: 33131022782
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD)
Đề tài nghiên cứu:

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai

Bảng danh mục các chữ viết tắt
vi


Trong khóa luận này, các từ viết tắt của các cụm từ sau đây:
BLLĐ

:


Bộ luật Lao động

CSSXKD

:

Cơ sở sản xuất kinh doanh

DN

:

Doanh nghiệp



:

Lao động

LĐKT

:

Lao động khuyết tật

NKT

:


Người khuyết tật

NLĐ

:

Người lao động

PLLĐ

:

Pháp luật lao động

SDLĐ

:

Sử dụng lao động

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
vii




LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:............................................................................2
4. Kết cấu đề tài:.................................................................................................................3



viii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở tất cả các nước trên thế giới, người khuyết tật luôn chiếm một tỷ lệ
nhất định trong dân số của quốc gia. Tại Việt Nam, con số này là khá lớn,
khoảng 6.7 triệu người khuyết tật chiếm 7.8% dân số của cả nước. Như chúng
ta đã biết, người khuyết tật luôn là nhóm người yếu thế và chịu nhiều thiệt thòi
nhất trong xã hội. Đại bộ phận người khuyết tật ở nước ta vẫn còn sống trong
tình cảnh nghèo khó, không có điều kiện để đến trường nên nhìn chung họ có
trình độ rất thấp. Thế nhưng, họ luôn cố gắng để vươn lên sống hòa nhập vào
xã hội và luôn mong muốn có được cuộc sống và công việc ổn định. Trên thực
tế, điều tưởng chừng như nhỏ bé ấy lại là quá khó đối với người khuyết tật, bởi
không chỉ hạn chế về mặt thể chất mà họ còn phải đối mặt với nhiều rào cản
như cơ sở vật chất không tiếp cận, thái độ kỳ thị phân biệt đối xử từ mọi
người, định kiến xã hội, v.v…Chính những điều ấy đã tước đi quyền con
người, quyền được học tập, lao động và hòa nhập vào cộng đồng của họ.
Chính vì vậy, người khuyết tật cần lắm những chính sách pháp luật để bảo vệ
lợi ích chính đáng cho mình trong đó có quyền được lao động. Và nếu có được
cơ hội bình đẳng như mọi người khác thì chắc chắn họ là những người lao

động tích cực, chịu thương chịu khó, làm việc với hiệu quả không thua gì
người không khuyết tật và đây sẽ là lực lượng lao động hùng hậu có thể đóng
góp một lượng GDP đáng kể cho nước nhà.
Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
luôn nỗ lực để xây dựng nhiều chính sách pháp luật nhằm giúp cho lực lượng
yếu thế này luôn được bảo vệ và có những cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh
vực đời sống. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản pháp
luật dành riêng cho người khuyết tật như Luật Người Khuyết tật 2010, Bộ luật
Lao động 2012 có dành hẳn mục 4 trong chương XI quy định về lao động
khuyết tật cùng việc ký kết nhiều Công ước liên quan đến người khuyết tật. Và
gần đây nhất, Chính phủ đã phê chuẩn Công ước quốc tế về hiện thực hóa
quyền của người khuyết tật. Đó là những động thái đáng mừng và là một bước
đi tiến bộ của pháp luật Việt Nam.
1


Bên cạnh đó, để thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết
tật, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách về pháp luật lao động quy định
những ưu đãi cũng như trách nhiệm của các chủ thể để khuyến khích việc
tuyển dụng lao động khuyết tật và cùng chung tay thực hiện trách nhiệm xã
hội giúp người khuyết tật có được công việc ổn định, từ đó cải thiện và nâng
cao chất lượng cuộc sống của họ. Mặc dù chính sách pháp luật về lao động
khuyết tật đã có nhưng thực tiễn thực thi không mấy khả quan, rất it doanh
nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc và cho dù có tuyển cũng
không đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với lao động khuyết
tật. Vì vậy, việc ban hành chính sách phù hợp và khâu thực thi phải tích cực
hơn để những quy định pháp luật về lao động khuyết tật có thể đi vào cuộc
cuộc sống là một nhu cầu bức thiết của xã hội nói chung và của người khuyết
tật nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã phê chuẩn Công ước quốc
tế hiện thực hóa quyền của người khuyết tật như hiện nay.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về lao động
khuyết tật và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận nhằm hướng đến các mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về các quy định pháp luật dành cho đối tượng lao động là
người khuyết tật ở Việt Nam.
Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu về thực tiễn thực hiện các quy định
pháp luật về lao động khuyết tại một vài tổ chức, cơ sở trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
Từ đó nêu rnhận xét và một số đề xuất của tác giả nhằm tiếp tục hoàn
thiện những quy định pháp luật về lao động khuyết tật Việt Nam.

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài “Pháp luật về lao động khuyết tật và thực tiễn thực
hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả sử dụng kết hợp một số phương
2


pháp khác nhau như:
Phương pháp nghiên cứu trực tiếp là phương pháp khảo sát, nghiên
cứu hồ sơ thực tiễn để tìm hiểu những bất cập của các quy định pháp luật về
lao động khuyết tật khi áp dụng vào thực tiễn.
Phương pháp phân tích thống kê và so sánh.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Vì thời gian và khả năng có giới hạn, trong đề tài khóa luận của mình
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu những nội dung mà pháp luật về lao
động khuyết tật quy định trách nhiệm của các chủ thể có thể liên quan, các ưu
đãi trong việc tạo việc làm và sử dụng lao động khuyết tật và các hành vi bị
cấm khi sử dụng lao động khuyết tật. Sau đó, xem xét thực tiễn thực hiện các

quy định này thông qua tình hình hoạt động cụ thể tại Trung tâm Khuyết tật và
Phát triển (DRD), Cơ sở Khuyết tật An Phúc, Cơ sở Dịch thuật Công chứng
Bảo Châu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó nhận xét và
đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động khuyết tật Việt
Nam.

4. Kết cấu đề tài:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu; phạm vi, ý nghĩa thực tiễn;
kết cấu đề tài.
Chương 1: Nhận thức chung về lao động là người khuyết tật và những
quy định pháp luật về lao động khuyết tật ở Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện những quy định pháp luật về lao động
khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Nhận xét và một số đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện các
quy định và nâng cao việc thực hiện pháp luật về lao động khuyết tật.
Phần kết luận:

CHƯƠNG 1
3


NHẬN THỨC CHUNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

1.1

Nhận thức chung về lao động là người khuyết tật:

1.1.1 Khái niệm lao động khuyết tật:

1.1.1.1

Cách hiểu khái quát về lao động khuyết tật:

Theo quy định của luật cũ thì ta có định nghĩa “Lao động là người tàn
tật là người lao động không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật bị khiếm khuyết
một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật
khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được Hội đồng giám
định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ
Y tế”.1
Nhưng văn bản hiện hành thì không nêu rõ định nghĩa về lao động
khuyết tật. Như chúng ta đã biết “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.2
Ta cũng có định nghĩa về người khuyết theo quy định tại Khoản 1, Điều
2 của Luật Người Khuyết tật 2010 thì “Người khuyết tật là người bị khiếm
khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu
hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Như vậy, lao động khuyết tật ở đây được hiểu là người lao động bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn. Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến đối tượng lao động là người
Điều 1 Nghị định 116/2004 NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là
người tàn tật.
2
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012.
1


4


khuyết tật có năng lực chủ thế tức là có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành
vi. Họ có đủ năng lực chủ thế mới đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao
động.
Thế nên lao động khuyết tật sẽ có năng lực pháp luật về lao động và
những đặc điểm chung về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào thị trường lao
động như những người lao động khác nhưng chủ thể ở đây lại mang nét đặc
thù đó là NKT. Do vậy, LĐKT được xếp vào chương riêng về các loại lao
động đặc thù trong Bộ luật Lao động 2012 với những quyền lợi và ưu đãi đặc
thù vì đây là nhóm lao động yếu thế, dễ bị tổn thương.
1.1.1.2

Các quan điểm về Khuyết tật và Người khuyết tật:

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm khuyết tật
nhưng chủ yếu là hai quan điểm chính: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan
điểm khuyết tật xã hội:3
- Quan điểm khuyết tật cá nhân (cá thể) hay quan điểm khuyết tật dưới
góc độ y tế (y học): Cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính con
người đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xã hội
và môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật (WHO, 1999).
- Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: Khuyết tật được nhìn nhận
là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt. Bởi vì xã hội được tổ chức không tốt
nên những người khuyết tật phải đối mặt với một số phân biệt đối xử.
Như vậy, mỗi quan điểm nói trên có những điểm mạnh và hạn chế nhất
định: Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh
vực cụ thể như y tế, phục hồi chức năng và bảo đảm xã hội. Quan điểm khuyết
tật theo mô hình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân

gốc rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung đó là vấn đề về
những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử.
Tương ứng với các quan điểm đã nói đến ở trên sẽ có những định nghĩa
khác nhau về người khuyết tật theo quy định pháp luật của các nước. Các quan
3

Hội Người mù huyện Mê Linh, ”Tìm hiểu về luật Người khuyết tật”
ngày truy cập: 16-09-2015 15:50.

5


điểm về khuyết tật sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận ai là người khuyết tật và
ai không khuyết tật, từ đó quyết định những chính sách phù hợp.
Một số nước theo quan điểm y tế thường tập trung vào sự khiếm khuyết
về thể trạng, tinh thần, thính giác, thị giác và sức khỏe tâm thần…Chẳng hạn
như:
+ Trung Quốc: Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo vệ
người khuyết tật ban hành năm 1990, Điều 2 quy định “Người khuyết tật là
một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định
hoặc chức năng, tâm lý hay sinh lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những
người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một
cách bình thường”.
+ Ấn Độ: Luật về người khuyết tật ban hành năm 1995 (Về cơ hội bình
đẳng, bảo vệ quyền và đảm bảo cho người khuyết tật tham gia mọi hoạt động
xã hội) xác định “Khuyết tật bao gồm những tình trạng bị mù, nghe kém, lành
bệnh phong; thị lực kém; suy giảm khả năng vận động; chậm phát triển trí óc
và mắc bệnh về tâm thần”. Trong khi đó, định nghĩa về người khuyết tật lại
được nêu “Một người bị bất kỳ một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác
nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền”.

Định nghĩa người khuyết tật theo quan điểm xã hội là sự kết hợp giữa sự
khiếm khuyết và các yếu tố môi trường và tiếp cận dưới góc độ quyền của
người khuyết tật. Sau đây là một số định nghĩa về người khuyết tật theo quan
điểm này:
+ Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc
làm của người khuyết tật (năm 1983), Khoản 1, Điều 1 quy định “Người
khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ
lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả
của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận”.
+ Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm
2006), Điều 1 quy định “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm
về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh
6


hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ
và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những
người khác”.
+ Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật Người Khuyết tật 2010
của Việt Nam thì “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Như vậy, Luật Người Khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người
khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái
niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý hai thuật ngữ “khuyết tật” và “tàn tật”.
Trong các pháp lệnh và văn bản trước đây của Nhà nước Việt Nam, “tàn tật”
là cụm từ thường được sử dụng. Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã chính
thức sử dụng cụm từ “khuyết tật” thay cho “tàn tật” trong Luật Người Khuyết
tật 2010 cũng như trong các văn bản luật ban hành có liên quan, điều này phù

hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật.
Bởi lẽ “tàn tật” thì sẽ cùng nhóm với tàn phai, suy tàn. “Tàn” mang hàm ý suy
kiệt dần, chết dần. “Khuyết” nói về một cái gì đó thiếu đi và không hoàn
chỉnh. Thế thì “tàn tật” sẽ mang hàm ý một cuộc đời không còn tương lai và
sống chỉ để chờ chết. “Khuyết tật” lại mang hàm ý người ấy chỉ thiếu một
chức năng và vẫn còn nhiều chức năng hữu ích khác.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:
khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap).
+ Khiếm khuyết chỉ sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ
thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.
+ Khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự
khiếm khuyết.
+ Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang
khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật
của họ (WHO, 1999).
7


Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người
khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội
và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982).
Do đó, nói tóm lại, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự
tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội đối với cộng đồng
mà người khuyết tật sống.
1.1.1.3

Phân loại khuyết tật:

Có nhiều cách phân loại khuyết tật khác nhau nhưng chủ yếu chúng ta
thường phân loại theo nguyên nhân dẫn đến sự khuyết tật, dạng tật và mức độ

khuyết tật.
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên dẫn đến sự khuyết tật: bẩm sinh, chiến
tranh, bệnh tật, tai nạn và các nguyên nhân khác.
- Dạng tật: Khuyết tật được phân thành 6 dạng tật là khuyết tật vận
động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần;
khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.4
+ Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động
đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
+ Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói
hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
+ Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi
trường bình thường.
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ,
cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thường.

Điều 3 Luật Người Khuyết tật 2010 và Điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày
10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người Khuyết tật.
4

8


+ Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc.
+ Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể

khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không
thuộc các trường hợp trên.
- Các mức độ: Người khuyết tật được chia theo các mức độ sau: Người
khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người khuyết tật nhẹ:5
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến
mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được
các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc hoàn toàn.
+ Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện
được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc
khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi,
trợ giúp, chăm sóc.
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc các trường hợp
trên.
1.1.2 Ý nghĩa của việc làm đối với người khuyết tật:
1.1.2.1

Việc làm giúp người khuyết tật có thu nhập, ổn định cuộc sống:

Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người khuyết tật bởi nó
giúp họ có được thu nhập, ổn định đời sống, từ đó giảm bớt gánh nặng cho gia
đình. Họ sẽ không còn cảm thấy mình là vô dụng, là “tàn phế” mà ngược lại
còn có thể đóng góp vào kinh tế của gia đình, giúp ích cho xã hội.
1.1.2.2

5

Việc làm giúp người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng và tự tin

hơn trong cuộc sống:

Điều 3 Luật Người Khuyết tật 2010 và Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

9


Việc làm không chỉ giúp người khuyết tật có thu nhập, ổn định đời
sống mà quan trọng hơn là nó giúp người khuyết tật có thể hòa nhập vào cộng
đồng và tự tin hơn trong cuộc sống. Theo ông Tim de Meyer, chuyên gia về
các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật lao động, văn phòng tiểu khu vực của
ILO tại khu vực Đông Á, Băng Cốc “Việc làm là công cụ quan trọng nhất để
có thể tái hòa đồng những người thường có xu hướng bị bỏ bên rìa xã hội”.
1.1.2.3

Việc làm giúp người khuyết tật góp phần phát huy nguồn nhân lực
cho xã hội:

Người khuyết tật là một bộ phận cấu thành của xã hội không thể tách
rời. Theo như tiến sĩ Gyorgy Sziraczki, trưởng đại diện Tổ chức lao động
quốc tế (ILO) tại Việt Nam thì “Lực lượng lao động là người khuyết tật có thể
đóng góp 3% GDP cho đất nước”. Chính vì thế, việc làm giúp họ có trách
nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và đóng góp
công sức của mình vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
1.1.3 Những rào cản mà người khuyết tật thường gặp phải khi tham gia
lao động:
Người không khuyết tật kiếm được một công việc ổn định đã khó, đối
với NKT điều đó còn khó hơn gấp bội bởi có rất nhiều rào cản hữu hình cũng
như vô hình đã và đang khiến cho con đường tìm việc và duy trì việc làm của
họ càng trở nên gian nan.

Rào cản là sự trở ngại ngăn cản NKT khỏi cuộc sống độc lập, làm việc,
di chuyển và tiếp cận các công trình xây dựng, dịch vụ, thông tin. Những rào
cản mà người khuyết tật thường phải đối mặt trong cuộc sống cũng như khi
tham gia vào lực lượng lao động đó là:
1.1.3.1

Rào cản về thái độ:

Được biểu hiện ra ở sự “không thừa nhận”, đó là sự kháng cự hay miễn
cưỡng của những người không khuyết tật đối với NKT trong các hoạt động
của mình. Điều đó một phần do sự thiếu hiểu biết của mọi người về NKT
cũng như ảnh hưởng bởi văn hóa hoặc tín ngưỡng.
1.1.3.2

Rào cản về môi trường:
10


Ngoài những rào cản về thái độ, người khuyết tật còn phải đối mặt với
những cản trở do xây dựng hoặc thiết kế. Những rào cản này làm người
khuyết tật mất đi cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và hạn chế sự tham gia
của họ vào xã hội và công việc. Hầu hết đường phố, các tòa nhà công cộng,
xe buýt, v.v…đều “quên” tính đến người khuyết tật. Những người khiếm thị
hoặc khiếm thính cũng bị bỏ quên khi những thông báo ở nơi công cộng
không hề tính đến những loại hình phù hợp với họ như chữ nổi, ngôn ngữ ký
hiệu hoặc dùng loại ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu.
1.1.3.3

Rào cản về thông tin:


Hệ thống các máy tính, các trang web không có trang bị hoặc thiết kế
chương trình ứng dụng tiếp cận dành riêng cho người khiếm thị hoặc những
NKT có khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Đôi khi rào cản từ
công trình công cộng lại là nguyên chính khiến NKT vận động nặng và đặc
biệt nặng không thể tiếp cận và cập nhật thông tin, điều này ảnh hưởng đến
kiến thức và trình độ của NKT.
1.1.3.4

Rào cản về chính sách:

Bất kỳ một chính sách được ban hành có những quy định chưa phù hợp
hoặc không xét đến quyền lợi của nhóm người khuyết tật đều là những rào
cản vô hình khiến cuộc sống của NKT trở nên khó khăn hơn. Rào cản về
chính sách pháp luật còn do nguyên nhân từ rào cản thông tin. Đôi khi một
chính sách ưu đãi dành cho NKT được ban hành nhưng NKT không thể tiếp
cận được thông tin, từ đó chính bản thân NKT không hề hay biết về chính
sách để tự mình có thể bảo vệ lợi ích cho chính mình trong cuộc sống cũng
như trong công việc.
Tất cả các rào cản trên có liên quan và ảnh hưởng chặt chẽ với nhau, tất
cả sẽ hình thành nên một hệ thống rào cản rất lớn cản trở NKT tham gia vào
thị trường lao động.
1.1.4 Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động khuyết tật:
1.1.4.1

Đặc điểm về thể chất:

11


Như chúng ta đã cùng tìm hiểu thì LĐKT là những người bị khiếm

khuyết một hay nhiều bộ phận trên cơ thể dẫn đến việc khó khăn trong sinh
hoạt, học tâp và lao động vì thế họ cần được hỗ trợ về mặt chăm sóc sức khỏe
nhiều hơn, khi cần làm việc liên quan đến thể chất, họ phải cố gắng nhiều lần
hơn so với người khác và không tránh khỏi sự hạn chế nhất định. Đôi khi xã
hội và người sử dụng lao động chỉ đánh giá LĐKT thông qua sự khiếm
khuyết về thể chất này nên không muốn nhận LĐKT vào làm việc.
1.1.4.2

Đặc điểm về tâm lý:

Sự khiếm khuyết về mặt thể chất đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của
LĐKT, họ luôn cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin về sự khiếm khuyết của mình,
chính những điểm này đã khiến họ e dè, nhút nhát, khó hòa nhập trong môi
trường làm việc, dẫn đến tinh thần làm việc nhóm không tích cực, từ đó
LĐKT dễ bị mọi người đánh giá không đúng về năng lực và cuối cùng là dễ
dàng bỏ cuộc trong công việc.
1.1.4.3

Về yếu tố xã hội:

Các vấn đề của người khuyết tật ngày càng được đề cập nhiều hơn
trong các chương trình phát triển xã hội, vì vậy vai trò của người khuyết tật
cần được hiểu đúng hơn và các vấn đề của người khuyết tật cũng cần được
quan tâm như là vấn đề quan trọng trong các nỗ lực chung nhằm phát triển xã
hội.
Phát triển xã hội nghĩa là giảm sự phân biệt đối xử và đưa những người
khuyết tật vào các chương trình xã hội để họ có thể được đi học, có việc làm,
tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trở thành
thành viên của các tổ chức xã hội, v.v… giống như những công dân khác.
Từ những đặc điểm trên, ta thấy việc ban hành những quy định chính

sách dành riêng cho lao động khuyết tật là vô cùng cần thiết.

1.2

Những quy định pháp luật về lao động khuyết tật ở Việt
Nam:

12


1.2.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về lao
động khuyết tật:
1.2.1.1

Giai đoạn trước khi có Bộ luật lao động năm 2012:

- Từ 1945 đến 1954: Những năm đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm rất sớm đến vấn đề lao động là
người khuyết tật, cụ thể là trong bản Hiến pháp năm 1946 (Điều 7 và Điều
14); Sắc lệnh số 20 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ngày 16 tháng 02 năm 1947, trong đó quy định hưu bổng thương tật được căn
cứ vào tật bệnh nặng hay nhẹ. Số tiền hưu bổng thương tật theo độ tật bệnh và
theo chức vụ (binh và sỹ; úy và tá; tướng). Bệnh tật được xếp thành các độ từ
5% đến 100%, độ trên cách độ dưới 5%. Nghị định hướng dẫn thi hành số
49/TB-QĐ-TC (19/11/1948) quy định tiêu chuẩn thương tật được xếp theo
các mức độ từ 5 % - 100%.
- Từ 1955 đến 1985: Tháng 01 năm 1955, thương binh được chuyển
sang tiêu chuẩn thương tật 6 hạng. Tiêu chuẩn này được quy định bằng Nghị
định số 18 ngày 17/11/1954. Sang đến thời kỳ 1964 đến 1985, đối tượng
hưởng chính sách này không chỉ nguyên quân nhân bị thương mà còn bao

hàm cả đối tượng hưởng chính sách như thương binh thể hiện tập trung ở các
văn bản: Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo
Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964, Nghị định 111/CP ngày 20/07/1967 của
Hội đồng Chính phủ, Nghị định 08/NĐ-1976 của Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Hiến pháp 1959 (tại Điều 30 và Điều 32)
và Hiến pháp 1980 (Điều 74) đã có những quy định về quyền làm việc của
mọi công dân và có chính sách đối với người khuyết tật.
- Từ 1986 đến trước 2012: Một số văn bản đề cập đến vấn đề lao động
khuyết tật như: Pháp lệnh về bảo hộ lao động (10/09/1991); Nghị định số
233/HĐBT (22/06/1990) ban hành Quy chế lao động trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Đến Hiến pháp 1992, Điều 67 đã quy định về các
chính sách ưu đãi dành cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Ngày
29/05/1994, Pháp lệnh ưu đãi người có công được ban hành và không lâu sau
đến ngày 23 tháng 6 năm 1994, Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hội
13


chủ nghĩa Việt Nam được ban hành. Bộ luật Lao động 1994 là văn bản đầu
tiên có quy định chung về lao động là người khuyết tật. Bộ luật đã có 1 mục
riêng (mục III) trong chương XI quy định một số điều đối với lao động là
người khuyết tật, từ Điều 125 đến Điều 128. Bộ luật Lao động 1994 cơ bản
đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập
quan hệ lao động. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, của thị trường lao động và quan hệ lao động khuyết tật nói riêng đã có
những đổi mới đòi hỏi Bộ luật Lao động cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm
phù hợp với các luật chuyên ngành như Luật Người Khuyết tật 2010 và các
văn bản pháp luật cũng như các Công ước quốc tế khác có liên quan về vấn đề
người khuyết tật.
1.2.1.2


Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động 2012 đến nay:

- Chính từ những lý do trên, ngày 18 tháng 06 năm 2012, tại kỳ họp thứ
3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Bộ luật Lao động năm 2012 và ngày 02 tháng 07 năm 2012, Chủ tịch
nước đã ký lệnh công bố và Bộ Luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều, trong đó có
dành hẳn mục 4 từ Điều 176 đến Điều 178 quy định về pháp luật lao động
khuyết tật thể chế hóa những quy định về lao động dành cho đối tượng là
người khuyết tật theo tinh thần của Luật Người Khuyết tật 2010. Pháp luật về
lao động khuyết tật đã chính thức thay từ “người tàn tật” được sử dụng trong
bộ luật lao động 1994 thành “người khuyết tật” để phù hợp với Luật Người
Khuyết tật 2010 và các công ước quốc tế về người khuyết tật. Những thay đổi
này không đơn thuần là sự thay đổi về mặt câu chữ, mà đã thể hiện sự thay
đổi phần nào trong nhận thức của Nhà nước và xã hội về vai trò của người
khuyết tật trong đời sống xã hội. Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất đánh
dấu việc phê chuẩn Công ước quốc tế về hiện thực hóa quyền của người
khuyết tật. Từ dây, người khuyết tật sẽ có cơ hội bình đẳng trong tất cả các
lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lĩnh vực lao động.
Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về lao động
khuyết tật là một tiến bộ lớn, là một bước tiến dài trong quá trình thực hiện
14


×