BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG ĐĂNG KHOA
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM
XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG ĐĂNG KHOA
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM
XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101
Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn Triều Hoa
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Thầy/Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho việc thực hiện khóa
luận chuyên ngành luật kinh doanh này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, Anh/Chị Phòng tổ chức nhân sự Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,
Anh Huỳnh Trọng Trí người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Triều Hoa, Th.S
Nguyễn Khánh Phương đã tận tình hướng dẫn, góp ý từ khâu chọn đề tài, viết
đề cương sơ bộ, đến đề cương chi tiết và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp giúp
tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
5
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc.”
Tác giả khóa luận
Sinh viên thực hiện
Trương Đăng Khoa
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa: 15
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm).....................................................................................
(2)Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm).....................................................................................
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm).....................................................................................
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3).........................................
Điểm chữ...............................................................................
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá
Phó phòng Tổ chức nhân sự
Huỳnh Trọng Trí
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa: 15
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Nhận xét chung:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1)
Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)
..................................................................................................................
(2)
Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)
..................................................................................................................
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3).........................................
Điểm chữ...............................................................................
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn
GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
-
Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa: 15
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Nhận xét chung:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Đánh giá cụ thể
(1)................................................................................. Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)
(2)........................................................................Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)
(3)
Nội dung khóa luận
Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)................................
Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)..........................................................................
Phần 1 (tối đa 1,5 điểm)....................................................................................
Phần 2 (tối đa 3 điểm).......................................................................................
Phần 3 (tối đa 1 điểm).......................................................................................
Phần kết luận (tối đa 1 điểm)............................................................................
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3).........................................
Điểm chữ...............................................................................
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
-
Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa: 15
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Nhận xét chung:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)...............................................................
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm).......................................................
(3) Nội dung khóa luận
Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)................................
Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)..........................................................................
Phần 1 (tối đa 1,5 điểm)....................................................................................
Phần 2 (tối đa 3 điểm).......................................................................................
Phần 3 (tối đa 1 điểm).......................................................................................
Phần kết luận (tối đa 1 điểm)............................................................................
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3).........................................
Điểm chữ...............................................................................
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai
10
MỤC LỤC
11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Nội dung từ viết tắt
Ký hiệu
An sinh xã hội
ASXH
Bảo hiểm xã hội
BHXH
Bộ lao động Thương binh xã hội
BLĐTBXH
Chế độ thai sản
CĐTS
Học sinh sinh viên
HSSV
Nghị định – Chính phủ
NĐ-CP
Người lao động
NLĐ
Sắc lệnh
SL
Thông tư
TT
12
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng trực
tiếp gây ra những hậu quả, những tổn thất đến đời sống, kinh tế, xã hội…
Những rủi ro này có những loại chúng ta có thể tránh được, nhưng có những
loại chúng ta không thể nào tránh được nhưng chúng ta có thể chia sẻ rủi ro
bằng cách tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm là một biện pháp chia sẻ rủi ro của
một người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả
năng gặp rủi ro cùng loại. Bảo hiểm giúp chúng ta có thể chủ động được khi
gặp những rủi ro trong đời sống và nhất là rủi ro về tài chính. Hiện nay,
BHXH là một loại bảo hiểm bắt buộc, trong đó BHXH đối với người lao động
thật sự quan trọng vì nó vừa là nhu cầu và vừa là quyền lợi của họ, BHXH có
thể chia sẻ được những rủi ro về tài chính, đảm bảo được thu nhập hay bù đắp
một phần nào đó cho người lao động khi người lao động gặp những rủi ro như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp… làm giảm
hoặc mất thu nhập của người lao động.
Hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số
lực lượng lao động tại Việt Nam, chiếm đến 48,1% trên tổng số lực lượng lao
động (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê quý I năm 2015). Tất cả
các lĩnh vực từ đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật… đều
có sự tham gia của lực lượng lao động nữ, với tỷ trọng chiếm khá lớn trong
lực lượng lao động như thế việc họ đóng góp tham gia vào quá trình sản xuất,
tạo ra các sản phẩm về vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích của xã hội, thì
ngược lại những quyền lợi của học phải được hưởng phải xứng đáng theo
đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong luật BHXH có quy định các chế độ cho người lao động như: chế
độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế
độ hưu trí, chế độ tử tuất nằm trong hệ thống BHXH bắt buộc. Chế độ thai
sản là một trong những chế độ đảm bảo thu nhập cho người lao động, đặc biệt
ở đây là lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ, nuôi con hay nhận nuôi con
13
nuôi…trong thời gian ngắn bị mất hoặc giảm sút thu nhập của mình. Chế độ
thai sản ngoài ý nghĩa xã hội, nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có một
vị trí quan trọng đối với lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ, nuôi con hay
nhận nuôi con nuôi…
Chính vì thế, việc hiểu đúng, hiểu rõ những quy định và quyền lợi về
chế độ thai sản được quy định trong Luật BHXH là một điều vô cùng quan
trọng, nhất là đối với lao động nữ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều lao
động nói chung hay lao động nữ nói riêng chưa nắm rõ những quy định của
pháp luật về BHXH bắt buộc, đặc biệt là chế độ thai sản nên khi có những
tình huống thực tế xảy ra, chính những lao động cũng chưa chủ động hưởng
các quyền lợi của họ và yêu cầu được hưởng những quyền lợi này hoặc thực
hiện không đúng bị mất các quyền lợi về chế độ thai sản. Vì những lý do trên,
tác giả lựa chọn đề tài: “Chế độ thai sản trong Luật Bảo hiểm xã hội - thực
trạng áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” làm đề tài khoá luận
tốt nghiệp với mong muốn được tìm hiểu, đóng góp một số ý kiến, quan điểm
trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Chế độ thai sản trong Luật Bảo hiểm xã hộithực trạng áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu, phân tích những quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội về
chế độ thai sản hiện nay;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về chế độ thai sản hiện nay,
tác giả sẽ liên hệ thực tiễn áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
- Nhận xét, đánh giá và gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện việc áp
dụng các quy định về chế độ thai sản tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, trong khóa luận này tác giả
đã sử dụng các phương pháp khoa học cụ thể như phương pháp phân tích,
14
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận thực tế,
phương pháp thu thập thông tin và phương pháp logic. Ngoài ra, khóa luận
tham khảo các tư liệu thực tiễn và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, kết hợp
với đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ thai sản tại đơn vị thực tập
để hoàn khóa luận có chất lượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những quy định trong Luật Bảo hiểm xã
hội về chế độ thai sản và thực tế áp dụng tại trường Đại học Nguyễn Tất
Thành. Đề tài được tiến hành trong vòng 03 tháng, từ tháng 07/2015 đến
tháng 10/2015.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
kết cấu của khóa luận được chia làm ba chương chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế độ thai sản trong Luật
Bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng áp dụng chế độ thai sản tại Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và gợi ý những giải pháp để hoàn thiện
việc áp dụng các quy định về chế độ thai sản tại Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành.
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ
ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Theo từ điển tiếng việt, bảo hiểm xã hội là sự “ bảo đảm những quyền
lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau,
sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động,…”. 1
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm
khả năng lao động hoặc bị mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua
việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham
gia bảo hiểm xã hội, nhằm đóng góp phần đảm bảo an toàn đời sống của
người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006 và Luật BHXH năm 2014
(có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) định nghĩa: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội”. Đây là một chính sách nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo
đảm vật chất, chăm sóc sức khỏe, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời
sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm
đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, …
1.1.2. Bảo hiểm xã hội – một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh
xã hội tại Việt Nam
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ASXH chỉ sự bảo vệ của xã hội
đối với các thành viên của mình, bằng một loạt biện pháp công cộng, nhằm
chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu
1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1936, tr.36.
16
nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và
chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ2.
Ở Việt Nam ASXH chia thành ba nhóm chính: nhóm các quan hệ cứu
trợ xã hội, các quan hệ ưu đãi xã hội và các quan hệ bảo hiểm xã hội. Chế độ
bảo hiểm xã hội đóng vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, bao gồm
các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và thực
hiện BHXH được tập trung thống nhất, quỹ BHXH được hạch toán độc lập và
được Nhà nước bảo trợ.
1.2. Khái quát chung về chế độ thai sản
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ thai sản
1.2.1.1. Khái niệm
-
Định nghĩa thai sản
Tình trạng thai sản theo quy định của Luật BHXH hiện hành bao gồm:
mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh, sẩy thai, nạo, hút thai, thai
chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai. Vì thế có thể hiểu, chế độ thai sản
là sự đảm bảo một phần thu nhập bị giảm và chi phí tăng thêm cho người lao
động nói chung khi nuôi con sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai và
cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con, nạo hút thai, thai chết lưu.
Chế độ thai sản do quỹ bảo hiểm ốm đau và thai sản chi trả.
-
Chế độ thai sản
Theo quy định của pháp luật về BHXH, có thể hiểu chế độ thai sản là
một trong các chế độ BHXH bắt buộc, bao gồm các quy định của Nhà nước
nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khi
mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nhận nuôi con nuôi
sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai. Chế độ thai sản được cấu thành
bởi các nội dung: đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian nghỉ
hưởng chế độ thai sản, mức trợ cấp của chế độ thai sản.
2 PGS,TS Mạc Văn Tiến, Vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH, Trang thông tin BHXH Quốc phòng:
[Truy cập ngày 26/9/2015].
17
So với các chế độ khác, đối tượng của chế độ thai sản chủ yếu là lao
động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai
chết lưu, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai.
Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên, mục đích trợ giúp, giữ cân
bằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻ
cho lao động nữ và người lao động. Hiện nay, chế độ thai sản được quy định
trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới nhưng tuỳ vào đặc điểm
kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà chế độ này quy định khác nhau về
thời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng,…
1.2.1.2. Ý nghĩa
Đối với người lao động: Chế độ thai sản có vai trò bù đắp một phần
thiếu hụt về thu nhập của người lao động. Trong thời kỳ thai sản, người lao
động phải nghỉ việc, không có lương, vì thế thu nhập sẽ bị giảm. Chế độ thai
sản trợ cấp cho người lao động một mặt bù đắp được thu nhập bị giảm, mặt
khác hỗ trợ được các khoản chi phí tăng thêm như: mua sắm dụng cụ, tã lót,
sữa,…cho em bé, tăng cường dinh dưỡng cho mẹ. Đồng thời, giúp thực hiện
tốt chức năng và bảo vệ quyền làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Bên cạnh
đó, giúp cho tâm lý của người lao động ổn định, đặc biệt là người lao động
khi họ có nhu cầu có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái,
bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi
không tham gia lao động. Đặc biệt trong thời kỳ thai sản, người lao động bị
giảm thu nhập do không có thời gian tập trung nhiều cho công việc mà phải
dành thời gian trong thời kỳ khám thai, chăm sóc con sơ sinh… nên nhờ có
chế độ thai sản đã hỗ trợ một phần lớn chi phí của lao động trong thời kỳ thai
sản.
Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt chế độ thai sản sẽ góp
phần thu hút lao động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữ
tham gia lao động ngày càng lớn, có tay nghề và trình độ ngày càng cao trong
các lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thông qua chính sách
này người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối
với người lao động và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ
18
thu hút được một lực lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nữ đã và đang
ngày càng tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Đối với nền kinh tế - xã hội: Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn
định cuộc sống cho xã hội, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốc
gia. Chế độ thai sản còn mang ý nghĩa góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn
cho nền kinh tế trong tương lai, góp phần dung hoà mối quan hệ người sử
dụng lao động và người lao động giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúp
tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Nguyên tắc của chế độ thai sản
Là một chế độ của bảo hiểm xã hội nên chế độ thai sản phải tuân theo
các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật
BHXH năm 2006. Bên cạnh đó, người hưởng chế độ thai sản được quỹ bảo
hiểm xã hội đóng thay phí bảo hiểm trong thời gian hưởng chế độ thai sản.
1.3. Một số quy định của pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm
thai sản
1.3.1. Các công ước quốc tế
Hầu hết các công ước của ILO về đảm bảo cho người lao động nữ điều
liên quan đến các chế độ thai sản, với các Công ước như:
- Công ước số 3 thông qua ngày 29/10/1919 quy định trợ cấp thai sản
với các quyền lợi cho lao động nữ được hưởng khi sinh con và mang thai
trong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp.
- Công ước số 102 năm 1952 quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về
Bảo đảm xã hội với 9 chế độ chính mà trong đó có chế độ về trợ cấp thai sản
khi người phụ nữ mang thai và sinh đẻ.
- Công ước số 103 và Công ước 103 (sửa đổi) thông qua năm 1952,
được coi là Công ước tiêu biểu nhất về vấn đề bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ
thai sản.
- Công ước số 156 thông qua ngày 23/06/1994 tại Geneve đề cập về:
“Bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động
19
có trách nhiệm gia đình”. Điểm tiến bộ nhất trong Công ước 156 là đối tượng
bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao động nam và lao động nữ.
- Công ước số 183 thông qua ngày 15/06/2000, đây là công ước có nội
dung quy định cụ thể nhất về các chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động.
Có thể thấy rằng theo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành việc đảm
bảo quyền lợi cho lao động nữ, đặc biệt chế độ thai sản đã đạt gần tới mặt
bằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đã quy định gần như đầy đủ các chế
độ tối thiểu nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ. Tuy nhiên, nhà nước
cũng rà soát lại và chuẩn bị các điều kiện cần thiết có thể để đảm bảo tốt hơn
các quyền lợi về chế độ thai sản cho người lao động, nhất là đối với lao động
nữ.
1.3.2. Pháp luật một số nước về chế độ thai sản
Pháp luật Đức:
Thời gian nghỉ thai sản của Đức được chia thành hai dạng:
- Nghỉ sinh con của người mẹ (tổng cộng 14 tuần bắt đầu trước khi sinh
con sinh 6 tuần và kết thúc sau khi sinh 8 tuần, nếu đa thai thời gian nghỉ có
thể kéo dài 12 tuần; trong khoảng thời gian này sản phụ bắt buộc phải nghỉ ở
nhà)
- Nghỉ nuôi con của cả cha lẫn mẹ.
Thời gian nghỉ dài nhất có thể khi con đủ 3 tuổi, trong đó có một năm
là nghỉ phép có lương.
Pháp luật Nga:
Theo quy định pháp luật hiện hành của Nga, có 3 hình thức nghỉ thai
sản đó là:
- Nghỉ thai sản hưởng 100% lương: 140 ngày bao gồm 70 ngày trước
sinh và 70 ngày sau sinh.
- Nghỉ thai sản hưởng 50% lương: sau khi hết thời gian nghỉ thai sản
hưởng 100% lương đến khi con được 1,5 tuổi.
20
- Nghỉ thai sản không hưởng lương: sau khi hết thời gian nghỉ thai sản
hưởng 50% lương đến khi con được 3 tuổi.
Pháp luật Anh:
Theo quy định pháp luật hiện hành của Anh sản phụ có thể nghỉ 26 tuần
(làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian), sản phụ có thể nghỉ trước ngày
dự sinh 11 tuần. Nếu người mẹ không nghỉ hết thời gian thai sản đã đi làm lại
thì người cha có thể tiếp tục nghỉ
Người cha có thể nghỉ phép 2 tuần: hưởng lương cơ bản trong tuần đầu
và nhận trợ cấp chính phủ trong tuần thứ hai. Tuy nhiên, người cha bắt buộc
phải nghỉ phép trong thời gian từ khi đứa trẻ sinh đến 56 ngày, quá hạn sẽ
không còn hiệu lực.
Pháp luật Pháp
Theo quy định pháp luật hiện hành của Pháp, chính sách BHXH rất ưu
đãi cho chế độ thai sản. Cụ thể: hai vợ chồng có thể nghỉ thai sản tổng cộng
318 tuần, trong đó có 22 tuần nghỉ có lương. Trong thời gian này, nhà tuyển
dụng tuyệt đối không được sa thải phụ nữ đang nghỉ thai sản.
Pháp luật Singapore:
Chế độ thai sản theo pháp luật Singapore quy định: người vợ được nghỉ
thai sản 4 tháng, người chồng có thể nghỉ một tuần có lương để giúp đỡ người
vợ mới sinh. Sản phụ sinh 2 con đầu có thể hưởng 8 tuần trợ cấp thai sản của
Chính phủ, sinh con thứ 3 hoặc nhiều hơn có thể hưởng 16 tuần trợ cấp thai
sản.
1.4. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản
Lịch sử pháp luật về chế độ thai sản Việt Nam có thể lấy mốc lịch sử kể
từ khi ra đời Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam vào năm 1946 cho đến trước
năm 1994 thời điểm ra đời Bộ luật lao động đầu tiên thì các chế độ về thai sản
xuất hiện trong các Sắc lệnh và Nghị định như: Sắc lệnh 29-SL ngày
12/03/1947, Sắc lệnh 76-SL ngày 20/05/1950, Sắc lệnh 77-SL ngày
22/05/1950...Nghị định 218/CP ban hành năm 1961 đã đề cập tới từng trường
21
hợp cụ thể về thời gian và điều kiện hưởng, Nghị định 43/CP ban hành ngày
22/06/1993 quy định tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội.
Đến năm 1994 khi Bộ luật lao động đầu tiên của Việt Nam được ban
hành , cùng với sự ra đời của Nghị định số 12 ban hành 26/01/1995, Nghị
định số 45 ban hành ngày 15/07/1995, Nghị định số 01 ban hành năm 2003,
Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH,…Qua các Nghị định và Thông tư này
có thể thấy rằng BHXH đã thực sự đi vào cải cách so với giai đoạn trước đó.
Pháp luật về BHXH trong giai đoạn này đối tượng tham gia được hưởng chế
độ thai sản được mở rộng hơn ngoài đối tượng là công nhân viên chức thì
người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được tham gia
rộng rãi, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản ngày càng tăng lên.
Từng bước hòa cùng sự phát triển của xã hội, những nhu cầu về an sinh
xã hội cũng ngày càng được nâng cao và thể chế hóa trong các văn bản pháp
luật. Cụ thể ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật bảo hiểm
xã hội, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam thể chế hóa ở mức cao nhất nhu cầu rất
cơ bản về an sinh xã hội là một bước tiến rất quan trọng và theo hướng đổi
mới của hệ thống chính sách xã hội ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển bền
vững. Đây là thành quả của một thời gian dài nhà nước thực hiện cải cách để
đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội. Cùng với đó là sự ban hành của Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH
về BHXH bắt buộc, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP,…
Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2012 ra đời cũng dành hẳn
một chương riêng quy định đối với lao động nữ, trong đó có các điều khoản
về chế độ thai sản với những điểm ưu việt như: lao động nữ được nghỉ trước
và sau khi sinh con là 06 tháng. Việc quy định thêm thời gian nghỉ sinh con
của lao động nữ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ, trẻ em cũng như bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
Ngày 20/11/2014 Luật BHXH năm 2014 ra đời (có hiệu lực ngày
01/01/2016) đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật BHXH năm 2006
để đảm bảo chế độ thai sản cho người lao động. Như vậy, chế độ thai sản ở
22
nước ta đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật từ khi giành
được chính quyền đến nay. Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên chính sách
về chế độ thai sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế
đời sống, đáp ứng mục tiêu về bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, cũng như
thể hiện chính sách đặc biệt ưu đãi đối với người lao động. Từ đó, tạo điều
kiện cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng ổn định cuộc sống,
sức khoẻ.
1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai
sản
1.5.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đối tượng hưởng chế độ thai sản:
Theo quy định của Điều 155, 157, 186 Bộ luật Lao động năm 2012 và
Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc,
Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số
03/2007/TT-BLĐTBXH đã quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản là
người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công
an nhân dân;
Đối tượng hưởng chế độ thai sản theo quy định bao gồm những người
hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công nhân viên chức nhà
nước, công nhân quốc phòng, công an nhân dân,… và những người hưởng
lương theo hợp đồng lao động với hợp đồng không xác định thời hạn và hợp
23
đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên theo quy định của Bộ luật lao động. Đối
tượng hưởng được chia thành hai lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang.
Đối chiếu với quy định tại Điều 30 Luật BHXH 2014 ( có hiệu lực
ngày 01/01/2016) đối tượng được hưởng chế độ thai sản được mở rộng hơn,
bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng
đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều
hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Pháp luật mở rộng quy định về đối
tượng được hưởng chế độ thai sản tạo điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ
quyền lợi của bà mẹ và trẻ em.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Điều kiện nội dung:
Theo Điều 28 Luật BHXH và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP để được hưởng chế độ thai sản, những đối tượng hưởng
phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Phải tham gia đóng BHXH bắt buộc;
+ Phải thuộc một trong các trường hợp: lao động nữ mang thai, sẩy
thai, hút thai hoặc thai chết lưu; Lao động nữ sinh con; Người lao động nhận
nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; Người lao động đặt vòng tránh thai, thực
hiện các biện pháp triệt sản.
Tại Điều 157 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định, thời gian nghỉ thai
sản đối với lao động nữ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Kế thừa điểm
tiến bộ này, Luật BHXH mới năm 2014 ( có hiệu lực vào 01/01/2016) đã có
nhiều ưu việt khi quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như quy định
thêm về trường hợp NLĐ được hưởng chế độ thai sản: khi lao động nữ mang
thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Thời gian NLĐ nhận nuôi con nuôi
dưới 06 tháng tuổi (trước đây quy định mức này là dưới 04 tháng tuổi). Ngoài
ra, Luật BHXH mới năm 2014 còn có thêm quy định về lao động nam đóng
BHXH có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, để người lao động có thể được hưởng chế độ thai sản là họ
phải đóng BHXH và có sự kiện thai sản. Ngoài ra, còn điều kiện rộng đối với
24
trường hợp lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi sơ
sinh, phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sơ sinh. Việc quy định điều kiện thời
gian tham gia Bảo hiểm xã hội là tiến bộ đã không chỉ trợ giúp cho người lao
động nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo tồn
và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội. Là một chế độ trợ cấp Bảo
hiểm xã hội, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đóng
góp của chính người lao động.
-
Điều kiện thủ tục:
Để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải có xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian mang thai, lao động nữ phải có phiếu
khám thai, có giấy xác nhận đối với người mang thai bệnh lý, thai không bình
thường, sẩy thai, thai chết lưu của cơ sở y tế có thẩm quyền. Khi sinh con, lao
động nữ phải có giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trong
trường hợp sau khi sinh con mà con bị chết thì phải có giấy xác nhận của
UBND xã, phường hoặc cơ sở y tế nơi sinh; nếu khai sinh thì phải có giấy
chứng tử hoặc mẹ chết cũng phải có giấy chứng tử, phải có xác nhận của
người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm
nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…
Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhận
theo quy định pháp luật: sổ BHXH của NLĐ nhận nuôi con nuôi thể hiện đã
đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận
nuôi con nuôi, giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôi
con nuôi.
Việc pháp luật quy định đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục trên tạo cơ sở pháp
lý cho người lao động trong quá trình thai sản được hưởng trợ cấp, tránh tình
trạng gian lận, đảm bảo cho NLĐ được hưởng các chế độ kịp thời, đúng quy
định, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trả
cũng như quản lý quỹ bảo hiểm.
25