Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của học viện an ninh nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI MINH HẢI

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG DOANH TRẠI
CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI MINH HẢI

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG DOANH TRẠI
CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là

: Bùi Minh Hải

Sinh ngày

: 28/03/1980

Nơi sinh

: Đông Hƣng - Thái Bình

Học viên lớp

: QH-2012-E.CH(QLKT 1)

Khoa

: Kinh tế Chính trị


Mã số

: 60340410

Tôi xin cam đoan:
1.

Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý cơ sở vật chất

trong doanh trại của Học viện An ninh Nhân dân” là do chính tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp.
2.

Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong luận văn

do chính tôi thu thập, xử lý mà không có sự sao chép không hợp lệ nào.
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2015
Học viên

Bùi Minh Hải


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình cao học và bản luận văn này, bên cạnh những nỗ
lực của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập, công tác.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

- Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp
- Các thầy cô giáo Khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã giảng dạy cho tác giả trong thời gian
tham gia khóa học tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Thiết bị điện Bình Phƣơng.
- Ban lãnh đạo Học viện An ninh nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất tâm huyết để hoàn thành Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của bản thân, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn đọc để
tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2015
Tác giả

Bùi Minh Hải


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: Quản lý nguồn vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của
Học viện An ninh nhân dân
Tác giả: Bùi Minh Hải
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong
doanh trại của Học viện ANND, đề tài đánh giá những kết quả đạt đƣợc và
hạn chế cần khắc phục, qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý vốn đầu tƣ
cơ sở vật chất phù hợp, nhằm tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất đón đầu sự
phát triển của Học viện, đồng thời khai thác tối đa hệ thống cơ sở vật chất
trong doanh trại của Học viện ANND, nhằm kéo dài thời gian khấu hao của
các công trình xây dựng, trang thiết bị, phục vụ các nhiệm vụ của Học viện.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong
các cơ sở đào tạo công lập.
+ Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại
Học viện ANND từ năm 2010 tới năm 2014.
+ Khảo sát nhu cầu về đầu tƣ và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trong
công tác dạy, học và sinh hoạt tại Học viện; đối chiếu với tiêu chuẩn theo
quy định của nhà nƣớc và Bộ công an.
+ Đề xuất: Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất
trong doanh trại của Học viện ANND


Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về Quản lý vốn đầu tƣ cơ sở
vật chất từ Ngân sách Nhà nƣớc ở góc độ đơn vị sử dụng vốn, trong đó tập
chung vào các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn trong cơ sở giáo dục bậc Đại
học công lập, có tính đặc thù của lực lƣợng vũ trang, trong đó đi sâu vào các
biện pháp quản lý toàn diện từ khâu lập dự án đầu tƣ tới khâu khai thác tối đa
công năng sử dụng của hệ thống cơ sở vật chất sau đầu tƣ. Kết quả quan trọng
của luận văn là đƣa ra đƣợc một số biện pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nguồn
vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh Nhân dân.



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................................. i
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................................ii
Danh mục hình ................................................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP...............................................4
1.1 Tổng thuật tài liệu liên quan tới quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong
các cơ sở đào tạo công lập. .......................................................................................................4
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước ......................................4
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong
các trường đại học công lập .................................................................................................6
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong
các cơ sở đào tạo công lập. .......................................................................................................9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào
tạo công lập.................................................................................................................................9
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo
công lập..................................................................................................................................... 11
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư CSVC trong các cơ sở đào
tạo công lập.............................................................................................................................. 28
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất .......... 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................... 41
2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu ................................................................................................. 41
2.1.1 Dữ liệu sơ cấp từ điều tra qua phiếu hỏi ........................................................... 41
2.1.2 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................................ 42
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 42
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................... 42
2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu ......................................................... 43
2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu ........................................ 43



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG
DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2010-2014 ..... 44
3.1 Khái quát về quản lý cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh
nhân dân ........................................................................................................................................ 44
3.1.1 Học viện An ninh nhân dân ..................................................................................... 44
3.1.2 Doanh trại trong Học viện An ninh nhân dân ................................................. 46
3.1.3 Quản lý cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân... 47
3.1.4. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học
viện ANND................................................................................................................................. 61
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại của
Học viện ANND. .......................................................................................................................... 63
3.2.1 Chính sách của nhà nước ......................................................................................... 63
3.2.2 Về tổ chức bộ máy và nhân sự: .............................................................................. 65
3.2.3 Quy chế chi tiêu nội bộ .............................................................................................. 67
3.2.4 Các nhân tố khác ......................................................................................................... 68
3.3 Tình hình quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại Học viện ANND. ............. 69
3.3.1 Quản lý chi xây dựng cơ bản .................................................................................. 70
3.3.2 Quản lý chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc có tính chất
thường xuyên .......................................................................................................................... 73
3.4 Đánh giá chung.................................................................................................................... 78
3.4.1 Kết quả đạt được......................................................................................................... 80
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 82
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN ...................................... 84
4.1 Bối cảnh mới và phương hướng tăng cường quản lý vốn đầu tư CSVC
trong doanh trại của Học viện ANND ............................................................................... 84
4.1.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư ....................... 84
4.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư CSVC ................................... 87



4.2 Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại
của Học viện ANND. .................................................................................................................. 87
4.2.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức ........................................................................................ 87
4.2.2 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ .......................................................................... 88
4.2.3 Tăng cường giám sát các quy trình xây dựng cơ bản và đấu thầu mua
sắm tài sản................................................................................................................................ 91
4.2.4 Cập nhật và thực hiện các văn bản pháp luật liên quan ............................. 94
4.2.5 Lựa chọn các nhà thầu tham gia cung ứng và xây dựng công trình ..... 95
4.2.6 Tuyển dụng nhân lực ................................................................................................. 98
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ANND

An ninh nhân dân

2


CSVC

Cơ sở vật chất

3

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

4

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

5

XDCB

Xây dựng cơ bản

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng


1

Bảng 1.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8


Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10

12

Bảng 3.11

13

Bảng 3.12

14

Bảng 3.13

15

Bảng 3.14


Nội dung
Tổng hợp giá trị dự toán xây lắp
Tổng hợp so sánh chỉ tiêu về diện tích của một số
công trình xây dựng cơ bản
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng nhà làm việc
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu giảng
đƣờng phòng học
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu phụ trợ
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu thƣ viện,
phòng chuyên dùng và phòng thực hành
Kết quả đánh giá về ý thức và biện pháp quản lý và sử
dụng tài sản công
Kết quả đánh giá về định hƣớng nhu cầu nguồn vốn và
biện pháp quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng KTX
Kết quả đánh giá vè mức độ, chất lƣợng khu giảng
đƣờng phòng học
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu phụ trợ
Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu thƣ viện,
phòng chuyên dùng và phòng thực hành
Kết quả đánh giá về ý thức và biện pháp quản lý và sử
dụng tài sản công
Kết quả đánh giá về định hƣớng nhu cầu nguồn vốn và
biện pháp quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất
Nguồn vốn đầu tƣ cơ sở vật chất của học viện ANND
giai đoạn 2010 -2014

ii


Trang
15
46
48
48
49
49
50
51
52
52
53
53
54
55
74


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 3.1

2


Hình 3.2

Nội dung
Bộ máy quản lý của phòng Tài chính
Quy hoạch Học viện ANND giai đoạn 2015-2020
tầm nhìn 2030

iii

Trang
61
66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học viện An ninh nhân dân (ANND), tiền thân là Trường Huấn
luyện Công an tại Nha Công an Việt Nam thành lập ngày 25/6/1946 do
đồng chí Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam làm hiệu trưởng.
Trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện An ninh nhân dân
đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm đào tạo và
nghiên cứu lớn của ngành Công an. Học viện đang phấn đấu trở thành
trường trọng điểm của ngành vào năm 2015, trường trọng điểm quốc gia
năm 2020.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đó có rất nhiều tiêu chí cần
hoàn thành, trong đó quy mô đào tạo sẽ gia tăng từ 3500 học viên/năm
(năm 2009) lên 8500 học viên/năm vào năm 2015, việc đảm bảo cơ sở
vật chất cho công tác dạy, học và sinh hoạt của hàng vạn cán bộ, giáo viên,
học viên của Học viện trong tương lai là một vấn đề lớn cần phải giải
quyết.

Công tác hậu cần - tài chính và quản lý doanh trại nhằm đáp ứng
nhu cầu về cơ sở vật chất của Học viện ANND hiện nay tuân thủ theo các
quy định chung của nhà nước và bộ công an. Là đơn vị hoạt động sử dụng
chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, phương thức quản lý nguồn vốn
đầu tư cũng như cơ sở vật chất vẫn bị ảnh hưởng mạnh từ mô hình quản
lý tập trung bao cấp trước đây, đơn vị thực hiện việc quản lý nguồn vốn
dựa vào kinh nghiệm, bám sát các quy định của nhà nước và của ngành
công an, do đó khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả thực của công tác
quản lý vốn đầu tư và khai thác hệ thống cơ sở vật chất. Đứng trước yêu
cầu và tình hình phát triển mới, để chủ động trang cấp, đón đầu, khai thác

1


và sử dụng tối đa hệ thống cơ sở vật chất, trong điều kiện số lượng cán bộ
quản lý tăng chưa tương ứng với lượng gia tăng về giáo viên và học viên
thì việc đổi mới trong công tác hậu cần bảo đảm, quản lý tài chính - vốn
đầu tư là rất quan trọng. Vì vậy tác giả chọn vấn đề: "Quản lý vốn đầu tư
cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân" làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn.
Đề tài: "Quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học
viện An ninh nhân dân" gắn liền với công tác tổ chức, quản lý, nhằm khai
thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học
viện ANND là phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất
trong doanh trại Học viện ANND, đề tài đánh giá ưu nhược điểm, đề xuất
cải tiến phương pháp quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, qua đó
một mặt tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đón đầu sự phát triển của Học

viện, mặt khác khai thác tối đa hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại
của Học viện ANND, nhằm kéo dài thời gian khấu hao của các công trình
xây dựng, trang thiết bị…tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư đạt hiệu
quả mong muốn.
- Trên cơ sở đó nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất
trong các cơ sở đào tạo công lập.
+ Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh
trại Học viện ANND từ năm 2010 tới năm 2014.

2


+ Khảo sát nhu cầu về đầu tư và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất
trong công tác dạy, học và sinh hoạt tại Học viện; đối chiếu với tiêu chuẩn
theo quy định của nhà nước và Bộ công an.
+ Đề xuất: Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư và khai
thác hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại - Học viện ANND
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm thế nào để quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư hệ thống cơ sở
vật chất trong doanh trại của Học viện ANND?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Vấn đề quản lý vốn đầu tư cơ sở
vật chất trong doanh trại - Học viện ANND.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi doanh trại của Học viện
ANND
+ Về thời gian: Từ năm 2010 - 2014
+ Về nội dung: với giả định phần ngân sách nhà nước (NSNN) cấp
cho Học viện ANND đã được thực hiện, luận văn tập trung vào công tác

quản lý chi NSNN cho xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất (CSVC). Nghiên
cứu, phân tích, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi đầu tư và
khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện
ANND, nhằm đón đầu sự phát triển của Học viện, đáp ứng tốt nhất nhu
cầu dạy, học và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và học viên trong Học viện.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm có 04 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng thuật tài liệu và cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư cơ
sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập.
3


Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại
của Học viện An ninh nhân dân giai đoạn 2010 - 2014
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong
doanh trại của Học viện An ninh nhân dân.
CHƢƠNG 1: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC CƠ SỞ
ĐÀO TẠO CÔNG LẬP
1.1 Tổng thuật tài liệu liên quan tới quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất
trong các cơ sở đào tạo công lập.
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có khá nhiều nghiên
cứu, đa dạng, tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau, trong đó có một
số nghiên cứu như:
Võ Văn Hợp, 2013.Nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước
Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính. Công trình đã phân
tích sâu về ngân sách nhà nước, cơ chế vận hành qua đó chỉ ra những

điểm còn hạn chế và đưa ra các giải pháp để nâng cao tính bền vững cho
ngân sách Nhà nước Việt Nam, trong đó có phần chi tiết về các vấn đề chi
ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, chi thường
xuyên…là một yếu tố tiền đề cho vấn đề quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất.
Nguyễn Thị Bình, 2013. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam.
Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình đã
nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
4


cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường. Đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề ra các giải pháp để
hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong
ngành giao thông vận tải. Mặc dù tập trung vào đối tượng là ngành giao
thông vận tải, nhưng những lý luận và phương pháp quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn nhà nước cũng là những gợi ý quý báu cho tác giả
trong quá trình xây dựng luận văn.
Nguyễn Minh Đức, 2012. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Xây dựng. Công trình đã có những
nghiên cứu tổng quan về chất lượng quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn
nhà nước và đóng góp các biện pháp để nâng cao chất lượng công trình.
Kết quả nghiên cứu chỉ tập trung vào công trình xây dựng xây mới, chưa đề
cập tới việc quản lý các dự án mua sắm thiết bị hay bảo trì nâng cao hiệu
quả khai thác công trình.
Cấn Quang Tuấn, 2009. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do Thành
phố Hà nội quản lý. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Học viện Tài chính.
Luận án đã khái quát được một số vấn đề chung về đầu tư phát triển và

xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách nhà nước, thực trạng vấn đề
này tại thành phố Hà nội từ 2009 trở về trước và các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tuy nhiên kết quả nghiên cứu áp dụng phù
hợp nhất cho đơn vị quản lý hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Trần Đình Thăng, 2011. Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước
đối với lĩnh vực quốc phòng. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh
tế quốc dân. Công trình phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ rõ những kết
5


quả tích cực và tồn tại quản lý chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực
quốc phòng tại Việt Nam, đề xuất giải pháp và đưa ra mô hình lựa chọn tối
ưu về chi cho lĩnh vực Quốc phòng đảm bảo hiệu quả đúng pháp luật và bí
mật quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu có đối tượng là lĩnh vực quốc
phòng gần gũi với đối tượng nghiên cứu trong luận văn của tác giả thuộc
lĩnh vực an ninh, vừa phải đảm bảo đúng pháp luật nhưng cũng cần bảo
đảm bí mật quốc gia, tuy nhiên phạm vi của nghiên cứu là rất rộng đồng
thời cũng chưa chỉ ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
vốn đầu tư cơ sở vật chất cụ thể trong doanh trại.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ sở vật chất
trong các trường đại học công lập
Đề cập tới vấn đề đổi mới trong quản lý tài chính và cơ sở vật chất
tại các trường đại học công lập hiện nay có một số công trình nghiên cứu
sau:
Quản lý cơ sở vật chất thường gắn liền với quản lý tài chính, nghiên
cứu về vấn đề này đáng lưu ý có công trình của: Nguyễn Anh Thái, 2008.
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam;
Luận án tiến sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính. Công trình đã phân tích đánh
giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành đang áp dụng ở một số trường Đại

học ở Việt Nam, những hạn chế, của cơ chế này, đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học ở Việt nam.
Luận án đã đề cập tới phần quản lý tài sản công nhưng đi sâu về cách thức
quản lý chống thất thoát, chưa đề cập sâu tới vấn đề quản lý vốn đầu tư
hay quản lý khai thác hiệu quả nguồn cơ sở vật chất.
Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính các trường Đại Học
công lập ở Việt Nam; Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế

6


quốc dân. Công trình đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý tài
chính các trường Đại học ở Việt Nam, đưa ra các quan điểm về quản lý tài
chính các trường đại học công lập, luận giải các điều kiện để tăng cường
tự chủ tài chính, hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng cũng tương tự
như Luận án của tiến sỹ Nguyễn Anh Thái ở trên nhưng có phạm vi hẹp
hơn (chỉ đề cập tới các trường công lập), tác giả chủ yếu bàn về phần
quản lý tài chính, nhấn mạnh và định hướng một số vấn đề liên quan tới
tự chủ tài chính, chưa có những phân tích, đánh giá sâu về phương pháp
quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất (đầu tư XDCB, bảo trì bảo dưỡng…).
Ở góc độ quản lý về cơ sở vật chất có công trình của: Lê Đình Sơn,
2012. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan
điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM); Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dụctrường Đại học Giáo dục. Công trình đã hệ thống được cơ sở lý luận về
quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm
TMQ (quản lý chất lượng tổng thể). Khảo cứu kinh nghiệm của thế giới và
thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học ở
nước ta theo TMQ và nêu ra giải pháp vận dụng TMQ vào quản lý cơ sở
vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học. Tuy nhiên nghiên cứu này
chưa chỉ ra được nét đặc thù của học viện, các trường đại học công an
nhân dân, đặc biệt là điều kiện hoạt động đặc trưng của lực lượng vũ

trang, cũng như nguồn trang cấp về cơ sở vật chất cho các trường này.
Đối với việc quản lý cơ sở vật chất cho một trường đại học theo
hướng đa ngành có công trình của: Bùi Đình Hưng, 2011. Các giải pháp
quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành của
trường Đại học Hải Phòng; Luận án tiến sỹ Giáo dục học - trường Đại học
Sư phạm Hà nội. Công trình đã hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó

7


đề xuất những giải pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở trường Đại học
Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo đa ngành, từng bước
khẳng định vị thế, uy tín của trường trong hệ thống các trường đại học.
Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại tại phạm vi là trường đại học Hải
phòng, với vai trò và vị thế có nhiều khác biệt so với các trường, các học
viện thuộc ngành công an nói chung và Học viện ANND nói riêng.
Học viện ANND vừa mang tính giáo dục bậc đại học như các trường
đại học công lập, vừa mang tính kỷ luật của lực lượng vũ trang, vừa trực
thuộc tổng cục xây dựng lực lượng - Bộ Công an, vừa chịu sự điều chỉnh
của các quy chế giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong quản lý nguồn
vốn đầu tư tài sản công, quản lý cơ sở vật chất chịu sự quản lý theo các
quy định của Bộ Tài chính. Hầu hết cơ sở vật chất của Học viện hiện có
đều do Bộ Công an trang cấp theo quy định chung của ngành, do đó việc
quản lý, điều chỉnh, sử dụng phải chịu nhiều sự hạn chế nhất định, nhưng
cũng có một số ưu tiên đặc thù hơn so với các trường đại học công lập
thuộc khối dân sự do sinh viên ở các trường này thường phải có thao
trường, sân tập rộng rãi để thực tập các kỹ năng chuyên môn riêng. Một
nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với hướng nghiên cứu của đề tài đặc
biệt khi chủ thể là các Học viện và các trường Công an nhân dân là:
Nguyễn Văn Ly, 2010. Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các

học viện, trường Công an nhân dân; Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục trường Đại học Giáo dục. Công trình đã xây dựng được hệ thống quản lý
chất lượng đào tạo đại học và các giải pháp triển khai hệ thống đó trong
các Học viện, các trường công an nhân dân, trong đó có đề cập tới vai trò
của hệ thống cơ sở vật chất trong đào tạo đại học ở các học viện, trường
công an nhân dân, tuy nhiên mặt hạn chế là chưa chỉ ra biện pháp quản lý

8


và điều hành để nâng cao hiệu quả trong khai thác và sử dụng hệ thống cơ
sở vật chất trong các trường đó mà tập trung vào chất lượng đào tạo là
chính.
Như vậy, đề tài: "Quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại
của Học viện ANND" mà tác giả nghiên cứu sẽ tập trung vào các giải pháp
tăng cường quản lý vốn trong cơ sở giáo dục bậc Đại học công lập, có tính
đặc thù của lực lượng vũ trang, trong đó đi sâu vào các biện pháp quản lý
toàn diện từ khâu lập dự án đầu tư tới việc khai thác tối đa công năng sử
dụng của hệ thống cơ sở vật chất sau đầu tư, nhằm tối đa hóa nguồn vốn
đầu tư cơ sở vật chất, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu mà hầu
như chỉ đề cập tới như là một phần bổ trợ trong các công trình đó.
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất
trong các cơ sở đào tạo công lập.
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào
tạo công lập
1.2.1.1 Khái niệm
Vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập là kinh
phí được NSNN cung cấp để xây dựng, mua sắm trang thiết bị… đáp ứng
yêu cầu về phát triển, trên cơ sở quy mô và nhu cầu đào tạo, được phân
bổ hàng năm theo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn. Kinh phí của nhà
nước cấp cho các cơ sở đào tạo công lập thể hiện ở các loại hình như: kinh

phí chi thường xuyên, kinh phí đầu tư phát triển (xây dựng cơ bản)
1.2.1.2 Đặc điểm của kinh phí chi thường xuyên
Chi thường xuyên của NSNN cho các cơ sở đào tạo công lập là quá
trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn
liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

9


Chi thường xuyên của NSNN cho đầu tư cơ sở vật chất là các khoản
chi mua sắm, sửa chữa. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở đào tạo công
lập phát sinh các nhu cầu chi về mua sắm. Công cụ, dụng cụ hay sửa chữa
các tài sản đang trong quá trình sử dụng nhằm phục vụ kịp thời cho nhu
cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng của các tài sản đó. Nếu kịp
thời cung cấp nguồn vốn để đáp ứng ngay cho các nhu cầu duy tu bảo
dưỡng tài sản trong quá trình sử dụng sẽ góp phần tích cực trong việc kéo
dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng phục vụ của tài sản không bị sụt giảm
và vì thế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao đáng kể.
Tuy nhiên, mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị lại phụ
thuộc vào: tình trạng tài sản của đơn vị thuộc diện được sử dụng vốn
NSNN; khả năng nguồn vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi này ở mức
độ nào.
Trong điều kiện hiện tại, được tính vào chi NSNN cho mua sắm, sửa
chữa ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và thuộc phạm vi chi thường
xuyên chỉ có: chi mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng; và các khoản chi
để thực hiện sửa chữa tài sản cố định; sửa chữa tài sản phục vụ công tác
chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
Nguồn kinh phí này có các đặc điểm sau:
+ Thứ nhất: tính ổn định khá rõ nét.
+ Thứ hai, có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và

mang tính chất tiêu dùng xã hội, chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu thực
hiện các nhiệm vụ của năm ngân sách hiện tại.
+ Thứ ba, phạm vi, mức độ của nguồn kinh phí này gắn liền với cơ
cấu tổ chức của bộ máy, quy mô đào tạo của từng cơ sở đào tạo công lập.

10


1.2.1.3 Đặc điểm của kinh phí đầu tư phát triển (xây dựng cơ bản)
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà điều hành, giảng đường, phòng học,
phòng thí nghiệm, phòng chuyên dùng, nhà xưởng… nhằm thực hiện mục tiêu
đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo quy mô của từng đơn vị, ở đây
chi đầu tư phát triển chủ yếu dưới hình thức chi đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB).
+ Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có
tính ổn định.Nguồn vốn đầu tư này mang tính chất tích lũy.
+ Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của NSNN cho các cơ sở
đào tạo công lập luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát
triển của bản thân từng cơ sở đó trong từng thời kỳ, phù hợp với các yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước gắn với thời kỳ đó.
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo
công lập
Quản lý vốn đầu tư là một vấn đề nhạy cảm. Trong lịch sử, khởi
nguồn từ sau khi kết thúc xã hội cộng sản nguyên thủy tới nay, những cá
nhân được giao quyền nắm giữ, điều hành các tổ chức kinh tế - xã hội…ở
mọi cấp độ thường có xu hướng chuyển dịch tài sản công sang các dạng
tài sản thuộc sở hữu cá nhân của mình. Trong xã hội hiện đại, hàng loạt
vấn đề đặt ra trong quản lý vốn đầu tư như:
- Mục đích sử dụng nguồn vốn.
- quy trình, quy định mua sắm tài sản công…

- định mức và tiêu chuẩn cấp phát.
- quản lý số lượng tài sản công.
- quy trình sử dụng, bảo quản, bảo trì tài sản công.

11


- quy trình khấu hao và thanh lý tài sản luôn được sự quan tâm của
các nhà quản lý để có thể phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư cơ sở
vật chất cho đơn vị mình.
Để quản lý tài chính nói chung và vốn đầu tư cơ sở vật chất nói riêng,
nhà nước và các bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều luật, nghị định, thông
tư hướng dẫn rất chi tiết quy trình thực hiện, nhằm đảm bảo quá trình sử
dụng vốn nhà nước được khách quan, hiệu quả. Vốn đầu tư cơ sở vật chất
gồm 02 loại là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị có tính
chất thường xuyên.
1.2.2.1 Quản lý chi xây dựng cơ bản
- Chi phí đầu tư và xây dựng các công trình thuộc các dự án đầu tư
của các cơ sở đào tạo công lập sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư và xây dựng các công
trình thuộc dự án đầu tư thông qua việc ban hành các chế độ chính sách,
các nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán; các định mức kinh
tế kỹ thuật; định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng và suất vốn đầu
tư để xác định tổng mức vốn đầu tư dự án, tổng dự toán và dự toán công
trình.
Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác
định trong giai đoạn lập dự án và gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi
phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí khác, chi phí dự phòng.
Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế
hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án và là giới

hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công
trình. Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án phải được người quyết định đầu tư
cho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức
đầu tư đã được phê duyệt.
12


Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần
thiết để đầu tư xây dựng công trình được xác định trong giai đoạn thiết kế
kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công
(trường hợp thiết kế1 bước và 2 bước). Tổng dự toán bao gồm tổng các
dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Dự án chỉ có
một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán.
Tổng dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí thuê đất thời gian xây dựng, chi
phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật nếu có, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất đối
với dự án sản xuất kinh doanh.
Tổng dự toán xây dựng công trình được tính theo công thức:
N
CTDT

=

∑(GXDCTi x GKTDT)
i=1

Trong đó:
CTDT: Tổng dự toán xây dựng công trình xây dựng.
GXDCTi: Dự toán công trình, hạng mục công trình thứ i
GKTDT: Chi phí quản lý dự án và chi phí khác thuộc tổngdự

toán.
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây
dựng và bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc
của các hạng mục thuộc công trình: Dự toán xây dựng công trình được lập
trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ
công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá) định mức chi phí cần
thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình
bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự

13


×