Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nuôi tôm sú tại xã kim trung huyện kim sơn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.17 KB, 95 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong n h ữ n g năm gần đây nền kinh tế nước ta đã và đang từng
ngày thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao. Toàn cầu hoá trở thành
một xu thế tất yếu hiện nay, khi đã tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế
giới thì hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vai trò quan trọng để phát
triển kinh tế. Tôm sú là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao của nước ta. Tuy mới ra đời và phát triển, nhưng ngành nuôi tôm sú
đã khẳng định được chỗ đứng của mình nhờ những lợi thế về điều kiện
tự nhiên và thị trường, nuôi tôm sú đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều địa phương và nhiều vùng trong cả nước.
Kim Sơn là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình. Nền kinh tế ở đây
có 3 thế mạnh: Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng
sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình. Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản
xuất hàng chiếu cói, có giá trị hàng hóa lớn. Vùng kinh tế biển đã và đang
được đầu tư khai thác. Đây là một vùng có tiềm năng để phát triển thành một
vùng sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng vì các đối tượng sản xuất
chính đã được xác định đúng đắn, rõ ràng
Kim Trung là một xã ven biển của huyện Kim Sơn, với 8 km bờ
biển. Thu nhập chính của người dân trong xã dựa vào nghề nuôi tôm sú.
Những năm gần đây, xã đã có hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt
và nuôi tôm sú góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống cho người lao động vùng biển. Thuỷ sản nói chung và tôm luôn có lợi
thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên, đó là lợi thế do thiên nhiên ban tặng.
Thực tế, nghề nuôi tôm lại đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức
không chỉ từ kỹ thuật thuần túy như dịch bệnh hay con giống mà còn là các

1



mối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây là các
vấn đề tranh chấp thương mại và rào cản chất lượng sản phẩm. Vấn đề thách
thức được đặt ra giữa gia tăng diện tích, sản lượng và phát triển bền vững
nghề nuôi tôm sú. Để đảm bảo gia tăng cả về sản lượng và giá trị cho ngành
tôm sú thì công tác nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm sú, tiềm
năng phát triển là thật sự cần thiết, điều này không chỉ bảo tồn và phát triển
bền vững nghề nuôi mà còn cải thiện đời sống người dân trong vùng được
tốt hơn.
Tuy nhiên, ngành nuôi tôm sú cũng giống như các ngành sản xuất
nông nghiệp khác, còn mang tính tự phát, khoa học công nghệ lạc hậu,
mới chỉ dừng lại ở chăn nuôi theo kinh nghiệm là chính, mức độ đầu tư chưa
cân đối giữa đầu vào và đầu ra, diện tích nuôi thâm canh chưa được mở
rộng. Mặt khác, do ý thức của người dân không cao việc khai thác bừa bãi
đã làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ảnh hưởng.
Từ thực tế trên, đề tài “Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và một số giải
pháp nhằm phát triển ngành nuôi tôm sú tại xã Kim Trung huyện Kim Sơn
tỉnh Ninh Bình” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng nuôi và tiêu thụ
tôm sú, tổng hợp các ảnh hưởng kinh tế, xã hội và môi trường của ngành
nuôi tôm sú đến tiềm năng phát triển, từ đó đưa ra một số kiến nghị chính
sách nhằm định hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú ở xã Kim Trung
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng nuôi và tiêu thụ tôm sú tại xã Kim Trung huyện
Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế nuôi tôm sú nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành
nuôi tôm sú tại xã.

2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nuôi
tôm sú ven biển.
- Phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả nuôi và tiêu thụ tôm sú
tại xã Kim Trung huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và những thuận lợi, khó khăn
trong việc phát triển nuôi và tiêu thụ tôm sú xã Kim Trung huyện Kim Sơn
tỉnh Ninh Bình.
- Đ ề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi và t i ê u t h ụ tôm
sú tại xã Kim Trung huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi tôm sú tại xã Kim Trung huyện
Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại xã Kim Trung huyện
Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
- Thời gian
+ Thời gian thu thập số liệu qua 3 năm 2007, 2008 và 2009.
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 – 5/2010.

3


PHẦN II
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cở sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng kinh tế là nói đến sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập

bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng tổng
sản phẩm quốc dân (GNP). Tăng trưởng thường được đề cập đến vấn đề quy
mô nền kinh tế. Bất kỳ một nền kinh tế nào, quy mô lớn hay nhỏ đều cần sự
tăng trưởng. Tuy nhiên, ngày nay sự tăng trưởng quá cao không phải là
ưu tiên của các nền kinh tế. Sự tăng trưởng cao thường đi kèm với lạm phát,
ô nhiễm môi trường, gia tăng khoảng cách giàu nghèo…dẫn đến sự bất ổn
định xã hội. Vì vậy, các nước đều mong muốn một mức tăng trưởng hợp
lý, không quá cao cũng không quá thấp. Họ thường xem xét tăng trưởng với
các chỉ tiêu xã hội, môi trường và các chỉ số về con người. Do đó khi so sánh
trình độ phát triển của các nước, thường sử dụng các chỉ số tổng hợp như chỉ
số phát triển con người HDI (Human development index), chỉ số nghèo khổ
HPI (Human poverty index), chỉ số bình đẳng giới GDI (Gender
development index) trong đó nhấn mạnh đến vấn đề phát triển.
Phát triển, theo Dudley Seer: “Điều gì đang xảy ra với sự nghèo
khổ; đã và đang xảy ra đối với sự thất nghiệp; đã và đang xảy ra với sự
bất bình đẳng? Nếu cả ba vấn đề này trở nên ít nghiêm trọng hơn thì không
có gì đáng nghi ngờ rằng nước đang xem xét đang trải qua một thời kỳ phát
triển. Nhưng nếu một hoặc hai trong các vấn đề trung tâm này trở nên xấu đi,
đặc biệt nếu cả ba xấu đi thì việc kêu gọi kết quả đó là “phát triển” thì thật là
lạnh lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể” (Nguyễn
Thị Minh Hiền, 2006).

4


Quan điểm cũ thường đồng nhất tăng trưởng với phát triển, nhưng
theo quan điểm mới thì tăng trưởng chỉ là một bộ phận của phát triển.
Theo Dudley Seer, thì phát triển phải giải quyết được ba vấn đề: Nghèo đói,
thất nghiệp và bất bình đẳng. Dưới góc độ kinh tế, phát triển là sự tăng
trưởng kinh tế đi kèm với sự cải thiện về giáo dục, y tế, môi trường…Trong

đó tăng trưởng kinh tế là trọng tâm. Song, trong quá trình toàn cầu hoá như
hiện nay, phát triển không chỉ giải quyết vấn đề hiện tại, trước mắt, mà còn
đề cập đến tương lai lâu dài, không chỉ trong khu vực của một nước mà là
toàn cầu, đó chính là phát triển bền vững.
Theo Uỷ ban thế giới về môi sinh và phát triển (1987): “Sự phát triển
là thoả mãn được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng của thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ”. Còn
theo Bumetland, phát triển bền vững (PTBV) là một loại phát triển lành
mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại đồng thời không xâm phạm
đến lợi ích của thế hệ tương lai (Nguyễn văn Song, 2007).
PTBV là quan niệm mới của phát triển, nhận thức về PTBV xuất hiện
từ khá sớm, gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, khái niệm PTBV theo đúng nghĩa của nó
chính thức được đề xuất năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung của
chúng ta” và từng bước được khẳng định tại các hội nghị thượng đỉnh về
môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro (1992) và ở Johannesburg (2002).
Khi loài người đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự suy thoái về
môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng tài
nguyên không thể để thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả, mà thế hệ
tương lai cần được hưởng thành quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục,
y tế, khoa học kỹ thuật và các nguồn lợi khác ngày càng được tăng cường.
Như vậy, về bản chất, PTBV trước hết là một quá trình phát triển, trong đó
quan hệ không gian giữa ba mảng phúc lợi – kinh tế, xã hội và môi trường

5


luôn được điểu chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về
nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hoà.
Do vậy sự tăng trưởng kinh tế cần đặc biệt coi trọng vấn đề môi

trường và khoảng cách giàu nghèo. Khi môi trường ô nhiễm, nhìn nhận
dưới góc độ sản xuất thì nông nghiệp chịu tác động đầu tiên, vì đối tượng
sản xuất là vật thể sống luôn gắn liền với đất, nước, khí hậu. Các nước tư
bản đi trước, ban đầu họ chấp nhận sự hy sinh nông nghiệp để phát triển
công nghiệp, và sau đó họ quay lại cải thiện môi trường, trợ cấp nhiều hơn
cho nông nghiệp. Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện
nay, thì không thể đi theo con đường đó mà cần phải coi trọng vấn đề
PTBV. Trung Quốc, nước đang phát triển trước nước ta một chút, cũng đang
phải gánh chịu hậu quả của tăng trưởng nóng trên 10%, môi trường ngày càng
bị ô nhiễm nặng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng…. Vì vậy, Chính phủ
Trung Quốc đã kiềm chế tốc độ tăng trưởng, tập trung giải quyết vấn đề môi
trường và khoảng cách giàu nghèo.
Trong bối cảnh của một nước đang phát triển, với quy mô của
một ngành kinh tế còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém,
cuộc sống cộng đồng dân cư còn nghèo, thì PTBV ngành thuỷ sản là: Tăng
trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái. PTBV ngành thuỷ sản phải trên cơ
sở phát triển đồng bộ cả ba mảng vấn đề: Ngư dân, ngư nghiệp và ngư
trường. Phải dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc: Thứ nhất, đảm bảo cân
bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát
triển ngành kinh tế thuỷ sản, coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ
sản; Thứ hai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong
tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản, khuyến khích và mở rộng hình thức nuôi sinh thái, thân thiện với môi

6


trường; Thứ ba, bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá

trình hoạt động sản xuất thuỷ sản, đảm bảo các mặt hàng thuỷ sản sạch, an
toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; Thứ tư, nâng cao
nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia sử dụng và quản
lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Áp dụng mô hình đồng quản lý trong bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản theo
hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm; Thứ năm, tăng cường năng lực thể
chế và chính sách quản lý hiệu quả, bền vững ngành và liên ngành; Thứ
sáu, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế văn
hoá xã hội của ngành và địa phương trong các bước của quy hoạch,
trong các dự án đầu tư. Mục tiêu PTBV của ngành là: Nguồn lợi thuỷ sản
phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất
khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi
cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho thế hệ
mai sau (Ban chỉ đạo chương trình PTBV ngành thuỷ sản, 2006).
Với đặc thù của ngành NTTS, vấn đề PTBV là rất cần thiết. Không thể
đẩy mạnh NTTS, khi mà nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, vùng nuôi
không được quy hoạch, quản lý và khai thác bừa bãi diện tích mặt nước,
diện tích chuyển đổi sang NTTS.
2.1.2 Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao
hơn. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển sản xuất theo chiều rộng và
phát triển sản xuất theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô và
số lượng. Đó là sự tăng lên về diện tích, lao động, vốn đầu tư, trang thiết
bị… theo cả không gian và thời gian, kết quả của nó sẽ làm gia tăng về sản

7



lượng, giá trị sản xuất và lợi nhuận.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu đó chính là hiệu quả kinh tế
(HQKT). Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai
thác các yếu tố về vốn, kỹ thuật, nguồn lực tự nhiên và phương pháp quản
lý sản xuất. Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các mục
tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với các yêu cầu của xã hội.
HQKT được xác định bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất và
chi phí bỏ ra (Nguyễn Hữu Ngoan, 2005). Như vậy, chỉ tiêu HQKT được
xem xét thông qua công thức:
H = Q/C và H = Q – C
Trong đó : H là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Q là chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
C là chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ
nhất, coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét
hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng
không những cho phép ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta
xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến
mức độ nào. Thứ hai, quan điểm này không tính yếu tố thời gian khi tính
toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba, hiệu quả
kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là
thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn
thuần như chi phí về vốn, lao động, doanh thu và giá cả. Trong khi đó các
hoạt động đầu tư và phát triển lại có những hoạt động không chỉ đơn thuần
về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa và có những phần thu lợi
hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng
nó lại là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách
tính này (Hoàng Hùng, 2007).


8


Theo quan điểm của Farrell (1957), HQKT đạt được khi đồng thời
đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ:
HQKT = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ
Như vậy, HQKT bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng người sản xuất thu được
mức sản lượng tối đa với những đầu vào và công nghệ nhất định. Hiệu quả
kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, việc phát triển công nghệ là hết sức khó khăn. Ở những
nước này, việc nâng cao hiệu quả kinh tế được thực hiện bằng cách nâng cao
hiệu quả kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới. Hiệu quả phân bổ là việc sử
dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi
biết giá cả các yếu tố đầu vào (David Colman & Trevor Young, 1994).
2.1.3 Thị trường và tiêu thụ thụ sản phẩm
• Thị trường
Hiện nay, có nhiều khái niệm về thị trường được diễn đạt theo
cách hiểu rộng, hẹp khác nhau, nhưng về cơ bản là không có mâu thuẫn
với nhau. Ở đây xin nêu một số khái niệm chủ yếu:
- Thị trường là một hình thức biểu hiện sự phân công lao động xã
hội; và do đó, nó có thể phát triển vô cùng tận. Ở đâu và khi nào có sự
phân công lao động xã hội thì ở đó có và khi ấy có thị trường.
- Thị trường là nơi, là điểm diễn ra các hoạt động chuyển nhượng,
trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ.
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu.
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt
động mua bán.
Theo góc độ marketing thì thị trường bao gồm tất cả những khách hàng
tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng

tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

9


Điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ, thị
trường không phải chỉ đơn thuần là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hóa,
dịch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng, bởi vì không phải trao đổi
có thể được tổ chức theo các cách khác nhau, mà là trao đổi được tổ chức
theo các quy luật của lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ…Vì thế, thị
trường có thể hiểu là một quá trình, trong đó người bán và người mua một
hàng hóa nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng,
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hay có thể nói là một quá trình cung cầu
hợp thành giá cả thị trường. Thêm vào đó, cần phải hiểu rằng, trong nền
kinh tế hàng hóa có một hệ thống quy luật kinh tế vốn có tác động như quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh.
Các quy luật đó biểu hiện sự tác động của mình thông qua thị trường, thông
qua toàn bộ những mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực trao đổi. Nhờ những
mối quan hệ đó hàng hóa được thực hiện. Toàn bộ những mối quan hệ như
vậy là bản chất của thị trường. Nhờ vận động của thị trường mà diễn ra sự
thích ứng tự phát giữa cơ cấu của sản xuất hàng hóa với khối lượng và cơ cấu
nhu cầu hàng hóa của xã hội.
• Tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ một doanh
nghiệp hoặc cơ sở sản xuất hàng hóa nào thì quá trình tiêu thụ sản phẩm
là một điều kiện sống còn và quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp hay của cơ sở sản xuất hàng hóa đó. Đó chính là quá trình
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Thông qua quá trình
này, hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ
và vòng chu chuyển vốn được hình thành.

Tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên thị trường, cơ chế thị trường chi
phối toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ. Do đó, tiêu thụ sản phẩm quyết định

10


tới quá trình sản xuất, tới vòng quay vốn lưu động và sự tiết kiệm vốn.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
của cơ sở sản xuất. Thông thường hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu
thành bởi các yếu tố:
- Các chủ thể kinh tế tham gia là người mua và người bán.
- Đối tượng tiêu thụ là sản phẩm hàng hóa và tiền tệ.
- Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
2.1.4 Đặc điểm, yêu cầu sinh trưởng và phát triển của tôm sú
Tôm sú là loài sinh vật sống nên để sinh trưởng và phát triển được
nó đòi hỏi môi trường và điều kiện sống nhất định về đất đai, nhiệt
độ, độ mặn,…cụ thể:
- Về vị trí và loại đất: Những vùng có nguồn nước mặn từ 5 – 35 o/oo
và có pH đất > 5 đều có thể nuôi tôm sú. Tuỳ theo hình thức nuôi mà có
mức độ đòi hỏi về loại đất và nước. Hình thức nuôi thâm canh thì đòi hỏi
chất đất và chất nước cao hơn hình thức nuôi BTC và QCCT. Nói chung,
đất nên có độ kết dính tốt, ít xác bã hữu cơ, giữ được nước là điều kiện lý
tưởng.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích nghi cho tôm sú là khoảng 18 –
o
o
35 C, nhiệt độ thích hợp 28 – 30 C. Tôm là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ
thể tôm thay đổi theo môi trường xung quanh, tôm thích nghi chậm, nếu

nhiệt độ khác biệt nhiều quá tôm sẽ yếu và chết, dẫn đến năng suất
thấp. Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm, cho nên người nuôi
tôm phải tìm mọi cách quản lý nhiệt độ của nước. Nếu lạnh quá thì giảm
mức nước xuống hoặc làm mức nước tăng lên khi nhiệt độ cao.
- Về độ mặn: Tôm sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn 0 –
24o/oo, độ mặn thích hợp nhất đối với tôm sú từ 10 – 20o/oo. Nuôi tôm sú
dưới nước có độ mặn bao nhiêu để tôm phát triển bình thường còn phụ

11


thuộc vào người nuôi tôm ở từng vùng khác nhau. Nhưng người nuôi tôm
phải từ từ thuần hoá cho tôm thích nghi dần.
- Về độ kiềm và độ pH:Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho
pH được ổn định và duy trì tốt việc phát triển các sinh vật phù du và kể cả tôm.
Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l, sử dụng vôi nông
nghiệp hay bột vỏ sò (CaCO3), Dolomite (CaMg(CO3)2) để tăng độ kiềm.
Độ pH thích hợp cho nuôi tôm sú từ 7 – 9, tốt nhất là 7,5 – 8,5, nhưng
những vùng khác nhau độ pH thích hợp cho tôm sú sinh trưởng cũng khác
nhau. Do đó, mà theo kinh nghiệm và trong phạm vi thích hợp mà người
nuôi tôm tự tìm độ pH thật sự thích hợp cho tôm tăng trưởng tại ao hồ
nuôi của mình.
Quản lý độ pH trong ao hồ nuôi tôm, người nuôi tôm có thể khắc
phục được bằng việc sử dụng bốn nhóm vôi chủ yếu là: CaCO3, Ca(OH)2,
CaO và CaMg(CO3)2. Còn sử dụng loại vôi nào người nuôi phải nghiên cứu
tính năng, tác dụng của từng loại vôi cho phù hợp. Trong trường hợp độ
pH cao ta sử dụng D_best hoặc thay nước và tiếp tục sử dụng D_best.
Chú ý đừng để độ pH thay đổi quá nhanh sẻ ảnh hưởng đến chất lượng
nước và tôm nuôi, nên sử dụng vôi hay D_best với hàm lượng ít và nhiều
lần.

- Về độ trong: Đ ộ trong của nước trong ao hồ phần lớn là do các
sinh vật sinh ra. Độ trong đục thích hợp khoảng 30 – 40cm. Chúng ta cố
gắng duy trì độ trong và độ pH thích hợp sẻ giúp ổn định nước và tôm sẽ
phát triển tốt. Vì vậy, phải khống chế độ trong của nước.
- Về hàm lượng Ôxy hoà tan: Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước
thích hợp là không được dưới 0,3ppm. Trong nước nếu có lượng ôxy nhiều
sẽ có những ưu điểm sau: Giảm các chất độc hại, thuận lợi cho việc phân
huỷ các chất hữu cơ, tăng chất lượng nước, tôm sẽ sống thoải mái. Do đó,
mà người nuôi tôm phải nghiên cứu tăng hàm lượng ôxy trong nước.

12


Trong ao hồ có lượng ô xy thấp sẽ làm cho tôm căng thẳng, ăn mồi
giảm và dễ nhiễm bệnh. Sự phân huỷ các chất hữu cơ thiếu ôxy sẽ gây ra nhiều
chất độc hại. Kết quả cuối cùng là tỷ lệ sống của tôm giảm xuống thấp.
2.1.5 Các phương thức nuôi tôm sú
Hiện nay, tôm là đối tượng nuôi phổ biến nhất của nuôi trồng thuỷ sản
trong nước và thế giới. Trước đây, tôm được nuôi theo phương pháp đơn
giản và cho năng suất rất thấp. H iện nay, những tiến bộ kỹ thuật đã được
áp dụng vào trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất tôm
nuôi tăng lên rất nhiều so với trước đây. Tuỳ theo mức độ đầu tư, mức độ
đầu tư phù hợp mà có các hình thức nuôi tôm chuyên canh sau đây.
● Nuôi tôm quảng canh
Nuôi tôm quảng canh còn được gọi là nuôi tôm tự nhiên, đây là
hình thức nuôi tôm sơ khai nhất, hoàn toàn dựa vào nguồn tôm tự nhiên,
không thả thêm giống nhân tạo và không cho thức ăn thêm. Người nuôi tôm
chỉ đắp đê khoanh khu vực nuôi thành những ao đầm có diện tích khá lớn
(thường hơn 0,5 ha) rồi lợi dụng nước thuỷ triều để lấy giống và thức ăn vào
ao. Hình thức nuôi này kỹ thuật chăm sóc và quản lý đơn giản, gần như là

phó mặc cho tự nhiên. Ngoài chi phí xây dựng ao đầm, tu sữa đê và thu
hoạch thì người nuôi tôm không phải tốn gì thêm. Với nuôi quảng canh chi
phí bỏ ra ít, trang thiết bị đơn giản, lao động đơn giản, nhưng đã tận dụng
được diện tích hoang hoá vào sản xuất. Tuy nhiên, nuôi tôm theo hình
thức này năng suất thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
● Nuôi tôm quảng cảnh cải tiến
Hình thức nuôi này vẫn dựa vào tôm giống và thức ăn tự nhiên là chủ
yếu, nhưng có thả thêm tôm giống với mật độ 1 – 2,5 con/m2 và có bổ sung
thêm thức ăn cho tôm. Với phương thức nuôi này mật độ nuôi tôm còn
thấp nên chi phí thức ăn ít, mức độ thiếu ôxy và ô nhiễm nước không phải
là vấn đề lo ngại, người nuôi tôm chỉ cần thay nước theo thuỷ triều, không

13


phải bơm và việc chăm sóc quản lý còn đơn giản.
● Nuôi tôm bán thâm canh
Hình thức nuôi này thì tôm giống được thả thêm với mật độ trên 2,5
con/m2 và bắt buộc phải xử lý ao hồ trước khi nuôi, người nuôi tôm phải
cho ăn thường xuyên và có kế hoạch. Ngoài ra công tác xây dựng ao hồ,
đê đập phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để chủ động điều hoà, xử lý
môi trường nước nuôi tôm. Nuôi tôm bán thâm canh đòi hỏi phải đầu tư vốn
lớn, người nuôi tôm phải am hiểu kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong
công việc tổ chức quản lý.
● Nuôi tôm thâm canh
Chúng ta biết rằng diện tích mặt nước thuận lợi cho việc nuôi tôm là
có hạn, trong khi đó nhu cầu về nuôi tôm của xã hội ngày càng tăng, cho
nên vấn đề đặt ra là phải tăng sản lượng tôm thu được trên một đơn vị diện
tích mặt nước, để giải quyết vấn đề này hình thức nuôi tôm thâm canh ra
đời.

Nuôi tôm thâm canh còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp, cách nuôi
này đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn giống tôm nhân tạo và thức ăn công
nghiệp, mật độ con giống rất cao (trên 20 con/m2), các yêu cầu về kỹ thuật
môi trường nước nuôi tôm gần như đảm bảo tuyệt đối, tối ưu. Người
nuôi tôm phải có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại và vốn đầu tư nhiều.
2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm sú
Hiệu quả kinh tế của sản xuất hàng hoá luôn phải chịu ảnh hưởng rất
nhiều các yếu tố như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện chính trị trong nước cũng như trong khu vực.
Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản, ngoài việc phải chịu
ảnh hưởng các yếu tố trên, còn phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như

14


điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi cũng như đặc
điểm của thị trường hàng hoá nông sản. Các yếu tố đó cụ thể như sau:
- Giống và chất lượng con giống: giống là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong nuôi trồng hải sản, giống quyết định đến 50% sản lượng nuôi trồng.
Con giống tốt và phù hợp sẽ có khả năng kháng bệnh cao, nhanh lớn; tăng khả
năng chống chịu khi có sự thay đổi của môi trường, giảm chi phí phòng bệnh.
- Thức ăn: số lượng, chủng loại thức ăn và chất lượng thức ăn là yếu
tố hết sức quan trọng. Cùng một đối tượng nuôi nhưng trong những thời kỳ
khác nhau sẽ sử dụng những loại thức ăn khác nhau. Do đó, phải biết dựa
vào từng đối tượng và thức ăn thích hợp để tránh lãng phí và gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của đối tượng nuôi.
- Yếu tố tự nhiên
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản
ven biển, bởi vì đây là ngành đòi hỏi môi trường nuôi rất khắt khe. Nguồn
nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết

đặc biệt là bão, gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù. Nếu không
có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất của cơ
sở nuôi, thậm chí có khi bị mất trắng. Bên cạnh đó, thiên tai còn làm sạt lở
bờ, kênh, mương ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là
trong nuôi tôm sú.
- Yếu tố kỹ thuật
Hình thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm
canh và nuôi thâm canh, có áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào
trong nuôi trồng. Việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại
thuỷ sản là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Yếu tố kinh tế xã hội
+ Lao động

15


Đây là yếu tố quan trọng đối với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản,
bao gồm chất lượng và số lượng của lao động. Không những thế thị trường
nuôi tôm chịu nhiều bấp bênh do giá cả thị trường và điều kiện tự nhiên gây
ra, để hạn chế sự thiệt hại và rủi ro thì yếu tố quan trọng là con người, được
thể hiện ở khả năng quản lý, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản
xuất sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chính vì thế yếu tố con người có thể
được coi là hạt nhân trung tâm trong vấn đề phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
+ Tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc là sự tác động của con
người lên môi trường sống nhằm đạt được năng suất cao trong quá trình
nuôi trồng. Tuy nhiên, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn phụ
thuộc vào cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư và kiến thức của người dân vùng nuôi
trồng. Nếu áp dụng không đúng lúc và đúng cách thì không những không

đem lại hiệu quả mong muốn, mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi,
thiệt hại về kinh tế, hiệu quả nuôi trồng giảm.
+ Thời gian thu hoạch
Đối với mỗi loại vật nuôi, người dân phải dựa vào điều kiện tự
nhiên, vốn đầu tư, quy luật sinh trưởng và phát triển cũng như nhu cầu của
thị trường để có quyết định về thời gian thu hoạch sao cho hợp lý, đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất.
- Yếu tố về cơ chế chính sách
Tất cả mọi hoạt động sản xuất đều dựa trên tình hình thực tế của thị
trường, trong những năm qua mặt hàng thuỷ sản có giá trị kinh tế rất cao
dẫn đến việc tập trung đầu tư nguồn vốn vào trong nuôi trồng tăng
mạnh. V iệc xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản đã thu được nhiều ngoại tệ cho
đất nước. Nhằm thúc đẩy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển thì những chủ
trương, chính sách của Nhà nước cần được ban hành đúng và kịp thời, điều
này phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, đối với các ngành

16


kinh tế nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng rất cần những nhà
hoạch định chính sách có kiến thức sâu rộng, nhạy bén với thị trường trong
và ngoài nước, am hiểu luật pháp quốc tế. Để từ đó đề ra được những chính
sách phù hợp, đưa ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhằm đáp ứng
được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy, việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng
thuỷ sản cần xem xét sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm cả
yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và xã hội. Nuôi trồng thuỷ sản chỉ đạt hiệu quả
kinh tế cao khi vận dụng và kết hợp hài hoà các yếu tố đó.
2.1.7 Vai trò của ngành nuôi tôm sú
Tôm là loại thực thẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao và có

thị trường tiêu thụ rộng lớn. Mức tiêu thụ tôm trên thế giới ngày càng cao và
đã vượt quá khả năng cung cấp hiện tại, sự mất cân bằng trong quan hệ cung
cầu đã đẩy giá tôm lên cao và kích thích việc tìm thêm các giải pháp để làm
tăng sản lượng tôm.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đưa ngành này trở thành một ngành
mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế xã hội là một chủ trương
lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên tiềm năng kinh tế của Xã. Từ khi Nhà
nước có chủ trương, chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát
triển thì kinh tế biển ớ Kim Trung có những bước khởi sắc rõ rệt, nhất là trong
thời gian gần đây nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nghề nuôi tôm sú có
những bước nhảy vọt khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế điều
đó được thể hiện:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn xã theo hướng
tích cực đó là tỷ trọng GDP nghành thuỷ sản ngày một tăng, tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thời gian sử dụng
lao động nông thôn ngày càng cao. Từ đó giảm thiểu tệ nạn xã hội.
- Tăng thu nhập cho người lao động, đời sống của nhân dân trong

17


vùng, góp phần to lớn vào việc xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm
nghèo.
- Tăng thu nhập ngân sách cho Nhà nước và địa phương.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Diện tích nuôi tôm sú ở Việt Nam
Nuôi tôm là một nghề mang lại lợi nhuận rất cao, trong những năm
gần đây người dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp có
năng suất thấp, đất diêm nghiệp, đất rừng ngập mặn, thậm chí cả đào ao trên
cát để nuôi tôm sú. Điều đó làm cho diện tích nuôi tôm sú trên cả nước tăng

trong thời gian gần đây. Năm 2005 cả nước là 550.426 ha, sang đến năm
2007 cả nước có 589.589 ha, trung bình mỗi năm tăng 3,5%.
Bảng 2.1: Diện tích nuôi tôm sú của Việt Nam, 2005 – 2007
ĐVT: ha
Chỉ tiêu

2005

Miền Bắc
28.509
Miền Trung
31.415
Miền Nam
490.502
550.426
Tổng
Nguồn: Bộ thuỷ sản, 2008

31.174
29.122
529.293

‘06/’05
107.1
95.52
105.8

So sánh
‘07/’06
102.1

97.04
102

BQ
104.6
96.28
103.9

589.589

105.3

101.7

103.5

2006

2007

30.521
30.009
519.034
579.564

Diện tích nuôi tôm sú tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam, tập trung
nhiều ở các tỉnh Ninh thuận, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Miền Bắc Và
Miền Trung diện tích nuôi tôm cũng tương đương nhau chỉ chiếm khoảng
0.88 đến 0.89% trong tổng số diện tích nuôi tôm cả nước. Nhìn chung, qua 3
năm diện tích nuôi tôm sú tốc độ tăng khá đều, năm 2005 diện tích nuôi

tôm của Miền Trung lớn hơn diện tích nuôi tôm của Miền Bắc nhưng năm
2006, 2007 do diều kiện thời tiết khí hậu của Miền Trung phức tạp các trang
trại nuôi thường xuyên mất mùa nên diện tích nuôi ở nơi này có xu hướng
giảm nhưng không đáng kể (Bảng 2.1).

18


2.2.2 Sản lượng nuôi tôm sú
Theo số liệu Bảng 2.2 cho thấy qua 3 năm sản lượng tôm sú ở từng
miền biến động khác nhau, cụ thể ở Miền Bắc năm 2005 sản lượng là 10.734
tấn; đến năm 2007 sản lượng là 10.539 tấn, bình quân mỗi năm giảm 0,91%.
Trong đó, Miền Trung lại giảm mạnh năm 2005 đạt được 30.546 tấn; đến
năm 2007 chỉ đạt được 26.513 tấn, bình quân mỗi năm giảm 6.84%. Nhìn
chung, do diện tích của Miền Bắc và Miền Trung có dấu hiệu chững lại
dẫn đến quy mô các hộ nuôi tôm bị thu hẹp, mức độ chuyên canh cũng
không được chú trọng.
Bảng 2.2: Sản lượng tôm sú toàn quốc qua 3 năm
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu

So sánh

2005

2006

2007

Miền Bắc


10.734

9.919

10.539

92.41

106.25

99.09

Miền trung

30.546

27.394

26.513

89.68

96.784

93.16

Miền Nam

245.792


291.375

329.860

118.5

113.21 115.85

Tổng
287.072
Nguồn: Bộ thuỷ sản, 2008

328.688

366.912

114.5

111.63 113.05

‘06/‘05 ‘07/‘06

BQ

Sản lượng tôm cả nước tăng nhanh là do sản lượng của khu vực
phía nam tăng nhanh, hơn nữa diện tích nuôi lớn, mặt khác do mức độ
chuyên canh sâu. Năm 2007 sản lượng tôm sú cả nước là 366.912 tấn.
Trong đó, sản lượng tôm ở Miền Nam là 329.860 tấn, chiếm 89.9% sản
lượng tôm cả nước, mức độ tăng hàng năm là 15,85%.

Do đặc điểm khí hậu khác nhau Miền Nam có thể nuôi tôm sú 2 vụ
trong 1 năm, trong khi đó Miền Trung và Miền Bắc mỗi năm chỉ nuôi
được 1 vụ. Mặt khác, mức độ chuyên canh của khu vực phía nam sâu hơn
Miền Bắc và Miền Trung, điều đó thể hiện qua số năm kinh nghiệm nuôi

19


tôm của mỗi vùng.
2.2.3 Tình hình tiêu thụ tôm sú
Thị trường xuất khẩu chính của sú Việt Nam có mặt trên hầu khắp
các thị trường thế giới. Thị trường lớn nhất là Mỹ, theo sau là Nhật Bản,
châu Âu và một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam
vẫn hy vọng vào các thị trường mới và các thị trường có nền kinh tế đang
nổi như Trung Quốc, Singaporre, Hàn Quốc.
Hiện nay, tôm sú của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước
khác nhau, chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, và EU, trong đó thị trường Nhật Bản
chiếm tới 48,9% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành tôm sú. Số liệu Bảng
2.3 cho thấy mình nhóm tôm sú năm 2007 là 570 triệu USD. Trong đó, xuất
khẩu vào thị trường Nhật Bản khoảng 233,5 triệu USD (chiếm 89,9%), thị
trường Mỹ khoảng 128,4 triệu USD, thị trường EU khoảng 60,3 triệu USD,
số còn lại là xuất khẩu vào các nước khác.
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu tôm sú Việt Nam
ĐVT: Triệu USD
Thị trường
Nhật Bản

2003

2004


2005

2006

2007

137,4

242,1

230,9

269,6

233,5

Mỹ

195,4

183,7

145,7

116,3

128,4

EU


0,1

0,3

57,3

59,8

60,3

Thị trường khác

30,3

170,5

125,9

106,1

107,8

Tổng
363,2
Nguồn: Bộ thuỷ sản, 2008

596,6

559,8


551,9

570

Nếu xét cụ thể tại ba thị trường xuất khẩu lớn hiện nay cho thấy, giá
trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ không ổn định và có xu hướng giảm dần.
Năm 2003 giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 195,4 triệu USD; sang
năm 2007 giá trị xuất khẩu của Mỹ cũng chỉ mới đạt được 128,4 triệu
USD, giảm 34,3%. Xuất khẩu vào thị trường EU trong ba năm từ 2003 đến

20


2005 có xu hướng tăng nhanh nhưng sang năm 2006 lại chững lại. Nhìn
chung, qua 5 năm thì tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu vào thị trường EU
tăng khá nhanh.
Khác với thị trường Mỹ và EU việc khai thác thị trường Nhật
Bản tương đối tốt trong những năm trước nhưng về sau có giảm nhẹ nhưng
không đáng kể. Hiện nay, có rất nhiều nước xuất khẩu tôm vào thị trường
Nhật Bản trong đó chủ yếu là các nước châu Á như Indonesia, Ấn Độ, Việt
Nam, Thái Lan… So với các nước xuất khẩu tôm cùng loại vào thị trường
Nhật Bản tôm sú Việt Nam chiếm lĩnh thị trường khá tốt trong nhưng năm
2000 đến 2004. Trong 10 nước châu Á có xuất khẩu tôm vào Nhật Bản chỉ
có Indonesia và Philippine có xu hướng giảm dần thị phần, còn các nước
khác lại có xu hướng tăn (Nguyễn Văn Trường, 2009).

21



PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kim Trung
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Kim Trung là một trong 3 xã giáp biển của huyện Kim Sơn, phía Bắc giáp
thị trấn Bình Minh; phía Đông giáp xã Kim Đông; phía Tây giáp xã Kim Hải và
phía Nam giáp biển đông với chiều dài bờ biển khoảng 8 km.
Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, cao nhất 390C và thấp nhất 60C. Độ ẩm
trung bình 83%, lớn nhất 90% và nhỏ nhất 70%. Lượng mưa trung bình: 1865
mm trung bình có 1631 giờ nắng/năm. Hàng năm Kim Trung thường chịu từ 2-6
cơn bão biển với gió cấp 7 - 8 có khi đến cấp 11, 12 thường đổ bộ vào gần như
thẳng góc với đường bờ biển vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống.
Thảm thực vật: Gồm 3 loài cây trồng chiếm diện tích chủ yếu là: Vẹt, cói,
sậy, ngoài ra bãi triều còn có cỏ ngạn mọc tự nhiên, ô rô, cóc kèn. Vùng trong đê
Bình Minh II có cây lấy gỗ: Bạch Đàn, cây ăn quả... (vẹt 800 ha, cói 100 ha...).
Nguồn lợi thủy sản: Gồm có thực vật nổi, có các loại tảo khuê, tảo gấp;
động vật nổi có tôm bột, cá bột, lưỡng trúc, chân chèo...; sinh vật đáy và nhuyễn
thể có ngao, vọp, sò huyết...
Riêng tôm cá giống gồm có: Tôm rảo, tôm moi, tôm rui, tôm càng... mùa
mưa có 36,5 con/m3, hàng năm có 150 ngày có thể mở cống lấy giống tôm, năng
suất tôm rảo khai thác tự nhiên 100 - 120 kg/ha/năm. Ngoài tôm còn có cua rèm
năng suất tự nhiên 30 - 50 kg/ha, cá giống có bống trắng, cá trích, cá cơm...
ngoài ra còn có cá bớp xuất hiện tương đối nhiều.
Vùng đất bùn, cát còn có con ngao và vọp có trữ lượng lớn phân bổ ở bãi
triều cao độ +0m.

22


Các loài động vật khác có chim di cư về trú đông như: Ngỗng trời, vịt

trời, còn có cò trắng, vạc, le le, mòng, két...
3.1.2 Đặc điểm xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai của xã
Tình hình sử dụng đất đai của xã Kim Trung được thể hiện qua Bảng 3.1.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm tăng lên là do bãi biển của xã là
bãi bồi. Năm 2007 diện tích đ ấ t s ả n xuất nông – lâm – ngư nghiệp là
1064,98 ha; sang năm 2008 là 1102,51 ha, tăng 0,07%; đến năm 2009 thì diện
tích này là 1129,64 ha, bình quân qua 3 năm tăng 0,16%. Nhìn chung, qua 3
năm tổng diện tích đất sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp biến động không
nhiều. Tuy nhiên, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất NTTS đều có biến
động. Năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 423,13 ha; năm 2008 là 409,48
ha, giảm 3,23%, tương đương 13,65 ha; đến năm 2009 diện tích là 402,61 ha,
giảm 1,68%, tương đương 6,87 ha, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,45%.
Diện tích NTTS năm 2007 là 425,13 ha; năm 2008 là 458,27 ha, tăng 7,8 %,
tương đương 3 3 , 1 4 ha; đến năm 2009 diện tích NTTS là 486,53 ha, tăng
6,17%, tương đương 28,26 ha, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,98%. Diện
tích đất rừng phòng hộ năm 2007 là 216,72 ha; năm 2008 là 234,76 ha tăng
8,32% tương đương là 18,04 ha; năm 2009 diện tích đất rừng phòng hộ là
243,33 ha, tăng 3,65%, tương đương 8,57 ha, tốc độ tăng bình quân là 5,96%.
Đất nông nghiệp và NTTS có sự biến động như vậy trong 3 năm là do phần
đất nông nghiệp trồng cây công nghiệp (cây cói) không có hiệu quả và một
phần diện tích đất chưa sử dụng ven biển được đưa vào NTTS. Diện tích đất
SXNN giảm là do được chuyển sang thành đất NTTS và đất ở. Còn đối với đất
rừng phòng hộ tăng lên là hàng năm bãi biển bồi với diện tích đáng kể và đất bồi
đó được trồng bằng hai loại cây chủ yếu là sú và vẹt để chắn sóng bảo vệ đê.

23


Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Kim Trung, 2007 – 2009

Chỉ tiêu
A. Tổng DT đất tự nhiên
I. Đất sản xuất nông – lâm
– ngư nghiệp

2007

2008

2009

Tốc độ phát triển(%)

SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(% SL(ha) CC(%) ‘08/’07 ‘09/’08 BQ
)
1834,24 100,00 1837,36 100,00 1840,06 100,00 100,17 100,15 100,16
1064,98 58,06 1102,51 60,01 1129,64 61,55

103,52 102,72 103,12

1. NN

423,13

23,07

409,48 22,29 402,61

21,88


96,77

2. Đất rừng phòng hộ

216,72

11,82

234,76 12,78 243,33

13,22

108,32 103,65 105,96

3. Đất NTTS

425,13

23,18

458,27 24,94 486,53

26,44

107,80 106,17 106,98

769,26

41,94


734,85 39,99 707,59

38,45

95,53

1. Đất ở

124,36

3,78

126,83

128,49

6,98

101,99 101,31 101,65

2. Đất chưa sử dụng

467,35

25,48

429,66 23,38 384,39

20,89


91,94

3. Đất khác

177,55

9,68

178,36

9,71

194,71

10,58

100,46 109,17 104,72

-

2,39

-

2,40

-

101,05 100,32 100,69


0,94

-

0,99

-

1,03

-

105,22 103,69 104,45

1,18

-

1,24

-

1,28

-

105,46 103,09 104,27

II. Đất chuyên dùng


6,90

98,32 97,55

96,29 95,91
89,46 90,69

B.Một số chỉ tiêu BQ
1. Đất SX Nông-lâm-ngư/hộ
2. Đất NTTS/hộ
3. Đất NTTS/hộ NTTS
Nguồn: Ban Thống kê xã, 2010

2,37

24


Xã Kim Trung là một xã thuộc vùng kinh tế mới vì vậy mà dân cư ở đây vẫn
còn ít, hàng năm vẫn có dân đến nhập cư nên đất ở ngày càng tăng, cụ thể qua
Bảng 3.1 cho thấy năm 2007 diện tích đất ở là 124,36 ha; đến năm 2008 diện tích
là 126,83 ha, tăng 1,99%, tương đương là 2,47 ha; năm 2009 diện tích là 128,49
ha, tăng 1,31%, tương đương là 1,66 ha và tốc độ tăng bình quân hàng năm là
1,65%. Đất chưa sử dụng của xã cũng ngày càng giảm do các nguyên nhân sau: thứ
nhất là do diện tích đất hoang đã được các hộ trong xã khai hoang đưa vào NTTS,
thứ hai là do bãi bồi được trồng cây sú, vẹt và trở thành đất rừng phòng hộ. Cụ thể
qua Bảng 3.1 cho thấy năm 2007 diện tích là 467,35 ha; năm 2008 là 429,66 ha,
giảm 8,06%, tương đương là 37,69 ha; năm 2009 diện tích là 384,39 ha, giảm
10,54%, tương đương là 45,27 ha, tốc độ giảm bình quân là 9,31%.
Bảng 3.1 cũng cho thấy diện tích đất nông – lâm – ngư hàng năm cũng

tăng, cụ thể năm 2007 là 2,37 ha/hộ; năm 2008 là 2,39 ha/hộ; năm 2009 là 2,40
ha/hộ. Diện tích này tăng lên là do diện tích đất NTTS và rừng phòng hộ tăng
hơn so với đất nông nghiệp giảm và số hộ nhập cư. Diện tích bình quân đất
NTTS/hộ và diện tích bình quân đất NTTS/hộ đều tăng do diện tích đất NTTS
hàng năm tăng.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của xã Kim Trung được thể hiện qua
Bảng 3.2, bao gồm cả những nhân khẩu thường trú và những nhân khẩu tạm
trú của xã. Qua bảng cho thấy nhân khẩu của xã trong những năm gần đây tăng
lên tương đối thấp, cụ thể là: Năm 2007 số hộ của xã là 450, với số nhân
khẩu là 2160; năm 2008 số hộ là 461, tăng 2,44%, tương đương 11 hộ; đến
năm 2008 thì tổng số hộ là 472 hộ, tăng 2,39%, tương đương 11 hộ, tốc độ
tăng bình quân là 2,42%. Tổng nhân khẩu của xã năm 2007 là 2160 người; năm
2008 là 2351 người, tăng 8,84%, tương đương 191 người; năm 2009 tổng số

25


×