Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP kinh đô (KDC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.02 KB, 17 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NĂM 2007
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (KDC)
I. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là công ty TNHH Xây dựng và
chế biến thực phẩm Kinh Đô. Được thành lập vào năm 1993 với chỉ một
xưởng sản xuất nhỏ cùng khoảng 70 công nhân và có vốn đầu tư 1,4 tỉ
đồng. Năm 1994, công ty lần đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và
nhập về dây chuyền sản xuất bánh kẹo đầu tiên từ Nhật với giá 750.000
USD. Chính dây chuyền sản xuất này đã cho ra sản phẩm bánh snack
Kinh Đô giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với túi tiền và thị hiếu người
tiêu dùng, tạo bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng như
ngày nay cho Kinh Đô. Năm 1999, việc tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng
và thành lập Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô tại Quận 1 đã
dánh dấu một bước phát triển mới của công ty. Công ty đã khai trương
hệ thống Bakery đầu tiên cũng trong năm này, mở đầu cho một chuỗi hệ
thống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam hiện nay. Tiếp tục đà
tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2000, vốn điều lệ của công ty tiếp tục được
tăng lên thành 51 tỷ đồng, cùng với đó là việc mở rộng diện tích nhà
xưởng lên đến hơn 40.000m2. Tháng 9/2002, công ty cổ phần Kinh Đô
chính thức được thành lập với số vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ
do công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô góp vào.
Đến năm 2005, Kinh Đô đã thực sự trở thành đại gia trong ngành sản
xuất bánh kẹo ở Việt Nam với số vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Ngày
12/12/2005, 25 triệu cổ phiếu của Kinh Đô (mã: KDC) chính thức được
giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

1


Về vị thế và lĩnh vực kinh doanh, Kinh Đô hiện là sản xuất bánh
kẹo và thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu rất nhiều các thương


hiệu nổi tiếng như: Bánh trung thu Kinh Đô, kem wall’s, Kido’s…
Ngoài ra, công ty cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực chế biến nông sản
thực phẩm, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây với thị trường tiêu
thụ rộng khắp, sản phẩm của Kinh Đô hiện đã có mặt tại trên 30 quốc
gia, bao gồm: Mỹ, Canada, Nhật, Đài Loan…
Về chiến lược phát triển và đầu tư, công ty đã và đang rất tích cực
trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, khẩu vị mới lạ… nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh
thu hàng năm luôn đạt từ 20% - 30%, phấn đấu đến 2010 đạt doanh thu
3000 tỷ đồng (trong đó xuất khẩu đạt khoảng 500 tỷ đồng). Bên cạnh đó
công ty cũng đang dần phát triển sang một số lĩnh vực khác như xây
dựng hay đầu tư tài chính… Kinh Đô cũng rất chú trọng tới việc hiện đại
hoá quản lý, tăng cường áp dụng công nghệ thông tinh và thu hút nhân
tài, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,
HACCP nhằm quyết tâm đưa Kinh Đô không chỉ là thương hiệu mạnh ở
trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế.

2


II. Phân tích tài chính
1. Báo cáo kết quả kinh doanh: (đơn vị: triệu đồng)
STT
1

Năm

2007

Tổng doanh thu hoạt động kinh


2006

1.238.339

doanh

1.001.86
7

Các khoản giảm trừ doanh thu

3

Doanh thu thuần

4

Giá vốn hàng bán

908.825

716.854 568.689

5

Lợi nhuận gộp

321.978


281.296 230.061

6

Doanh thu hoạt động tài chính

97.000

47.464

7.171

7

Chi phí tài chính

44.309

23.847

18.099

Trong đó: Chi phí lãi vay

31.710

17.490

8


Chi phí bán hàng

95.427

76.307

63.653

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

72.968

73.107

50.824

1.230.80
2

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

206.274

kinh doanh

3.718

803.692


2

10

7.537

2005

4.942

998.150 798.751

155.499 104.657

11

Thu nhập khác

21.150

19.502

11.566

12

Chi phí khác

11.001


4.969

5.170

13

Lợi nhuận khác

16.194

14.532

6.396

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

222.469

170.031 111.053

+ Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

1.659

635


15

Chi phí thuế TNDN

-1.659

-635

12.896

16

Lợi nhuận sau thuế TNDN

224.127

170.666

98.157

3


2. Bảng cân đối kế toán: (đơn vị: triệu đồng)
STT

Năm

I


I. TÀI SẢN

1

Tài sản ngắn hạn

2007

1.754.62
9

2005

460.247

380.346

+ Tiền và các khoản tương đương tiền

530.438

50.826

44.724

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

522.518

92.109


29.808

+ Các khoản phải thu ngắn hạn

560.318

196.579

215.989

+ Hàng tồn kho

136.272

120.403

65.953

5.082

330

23.873

476.125

403.901

30.911


37.063

25.104

480.860

258.219

227.554

301.161

140.214

135.029

23.217

32.398

50.433

113.155

85.137

42.093

43.327


471

+ Tài sản ngắn hạn khác
2

2006

1.312.84

Tài sản dài hạn

6

+ Các khoản phải thu dài hạn
+ Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định vô hình
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Bất động sản đầu tư

-

-

-

• Nguyên giá


-

-

-

• Hao mòn luỹ kế

-

-

-

-

-

-



Giá trịBĐS còn lại

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
+ Tài sản dài hạn khác

4

797.350


178.777

131.350

3.725

2.066

19.893


3

Tổng cộng tài sản (1+2)

II

NGUỒN VỐN

1

Nợ phải trả

3.067.47

936.372

784.247


613.980

351.070

269.845

+ Nợ ngắn hạn

467.800

303.771

207.990

+ Nợ dài hạn

125.713

47.299

61.856

585.303

514.402

2.447.396

579.594


509.729

6.098

5.708

4.673

936.372

784.247

4

+ Nợ khác
2

20.467
2.453.49

Vốn chủ sở hữu

4

+ Vốn chủ sở hữu
+ Nguồn kinh phí và quỹ khác
3

Vốn cổ đông thiểu số


4

Tổng cộng nguồn vốn (1+2+3)

20.468
3.067.47
4

5


3. Phân tích khái quát tình hình tài chính:
3.1. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:
2006
Chỉ
tiêu

Sử dụng vốn

2007
Nguồn vốn

Sử dụng vốn

Lượng

Tỉ

Lượng


Tỉ

Lượng

Tỉ

Lượng

Tỉ

(triệu

trọng

(triệu

trọng

(triệu

trọng

(triệu

trọng

đồng)

(%)


đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

79.901

52,52

72.224

47,48

262.910

12,33

Tài
sản

1.294.38
0


NH
Tài
sản
dài

Nguồn vốn

836.721

60,73

39,27

hạn
Nợ
phải

81.224

53,39

70.901

46,61

trả
VCSH
Cộng

1.868.19


152.12

100,0

152.12

100,0

2.131.10

100,0

1
2.131.10

5

0

5

0

1

0

1


87,67
100,00

Năm 2007, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng thêm 2.131.101 triệu
đồng, tương đương 227,59%, chứng tỏ Kinh Đô đã thực hiện được rất tốt
mục tiêu tăng trưởng của mình. Sử dụng vốn tăng mạnh đặc biệt ở tiền,
các khoản phải thu và tài sản cố định. Ngoài ra, việc sử dụng vốn này

6


chủ yếu được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu (87,67%) cho thấy khả năng tự
chủ tài chính rất tốt của công ty.
3.2. Tài sản lưu động ròng và nhu cầu tài sản lưu động ròng:
+ Nhu cầu tài sản lưu động ròng:
STT
1
2
3
4=1+2-3

Chỉ tiêu
Phải thu
Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Nhu cầu TSLĐ ròng

2005
215.989
65.953

207.990
73.952

2006
196.579
120.403
303.771
13.211

2007
560.318
136.272
467.800
228.790

2005
380.346
207.990
172.356

2006
460.247
303.771
156.476

2007
1.754.629
467.800
1.286.829


+ Tài sản lưu động ròng:
STT
1
2
3=1-2

Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
TSLĐ ròng

Qua 2 bảng tính tài sản lưu động ròng và nhu cầu tài sản lưu động
ròng ta thấy:
Thứ nhất, tài sản lưu động ròng năm 2006 giảm nhẹ (9,21%)
nhưng đến 2007 lại tăng mạnh do tài sản ngắn hạn tăng nhanh
(281,23%) trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng có 53,99%.
Thứ hai, nhu cầu về tài sản lưu động ròng năm 2006 giảm rất
mạnh so với 2005 (83,21%) song giống như tài sản lưu động ròng, con
số này cũng thay đổi rất mạnh vào 2007 khi tăng tới 1.613,81% do đây
là năm mà công ty có rất nhiều các dự án đầu tư trong cả lĩnh vực sản
xuất cũng như bất động sản.
Cuối cùng, dù thay đổi nhiều hay nhưng dù vào năm nào, tài sản
lưu động ròng của Kinh Đô cũng có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu của công
ty, đặc biệt là vào năm 2007 khi mà tài sản lưu động ròng vượt xa nhu
cầu những 462,44%, tương đương 1.058.039 triệu đồng. Chứng tỏ tài
sản ngắn hạn của công ty được tài trợ hết sức vững chắc bởi nguồn vốn

7



dài hạn, đồng thời cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
rất tốt.
4. Phân tích các hệ số:
4.1. Hệ số khả năng thanh toán:
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (TSNH/Nợ NH):


2005: 380.346 / 207.990= 1,83



2006: 460.247 / 303.771= 1,51



2007: 1.754.629 / 467.800= 3,75

Dễ thấy, so với năm 2006, trong năm 2007 tài sản ngắn hạn của
Kinh Đô tăng rất mạnh (281,23% tương đương 1.294.382 triệu đồng),
nguyên nhân là do có tới 4 trên 5 khoản mục của tài sản ngắn hạn tăng
vọt, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng tới 943,63% (từ
50.826 triệu đồng lên 530.438 triệu đồng), các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn tăng 467,28% (từ 92.109 triệu lên 522.518 triệu), các khoản
phải thu ngắn hạn tăng 185,03% (từ 196.579 triệu lên 560.318 triệu),
hàng tồn kho tuy không tăng mạnh như các khoản mục khác song cũng
vẫn có được mức tăng trưởng 13,18% (từ 120.403 triệu lên 136.272
triệu) và đặc biệt, khoản mục các tài sản khác có mức tăng kỷ lục
1.440% (330 triệu lên 5.082 triệu). Trong khi đó, nợ ngắn hạn năm 2007
chỉ có mức tăng 53,99% so với 2006, rất khiêm tốn so với mức tăng
281,23% của tài sản ngắn hạn, chính điều này đã làm cho hệ số khả năng

thanh toán hiện thời của công ty tăng tới 148,34% (từ 1,51 lên 3,75).
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh ((TSNH – Hàng tồn kho)/Nợ
NH):
• 2005: (380.346 – 65.953) / 207.990 = 1,51
• 2006: (460.247 – 120.403) / 303.771 = 1,12
• 2007: (1.754.629 – 136.272) / 467.800 = 3,49
8


Tương tự hệ số khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh
toán nhanh của Kinh Đô trong năm 2007 so với năm 2006 cũng có mức
tăng rất đáng kể khi “nhảy” từ 1,12 lần lên 3,49 lần (tương đương
211,60%). Nguyên nhân bên cạnh sự thay đổi của tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn như trên còn phải kể thêm sự thay đổi không đáng kể của hàng
tồn kho (chỉ tăng thêm 15.869 triệu đồng, tương đương 13,18%) và sự
thay đổi về tỉ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản, nếu như năm
2006, tỉ trọng này lên đến 26,16% thì sang 2007, nó chỉ còn có chưa đầy
8%.
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Tiền và các khoản tương
đương tiền/Nợ ngắn hạn):
• 2005: 44.724 / 207.990 = 0,21
• 2006: 50.826 / 303.771 = 0,16
• 2007: 530.438 / 467.800 = 1,13
Với việc tiền và các khoản tương đương tiền năm 2007 tăng tới
943,63% trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng có 53,99%, hệ số khả năng
thanh toán tức thời đã có mức gia tăng lớn nhất trong 3 loại hệ số thanh
toán khi thay đổi tới 606,25% (1,13 so với 0,16).
Nhìn chung, cả 3 hệ số thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán
tức thời trong năm 2007 đều có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ so với năm
2006, điều này chứng tỏ tình hình tài chính hết sức vững chăc của KDC

với khả năng thanh toán rất tốt.
4.2. Hệ số hoạt động:
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Doanh thu thuần/TS bình quân):
• Năm 2006: 998.150 / 860.309,5 = 1,16
• Năm 2007: 1.230.802 / 2.001.923 = 0,61
Với việc tài sản cuối kỳ 2007 tăng vọt (227,59% so với 2006, từ
936.372 triệu đồng lên 3.067.474 triệu đồng) do Kinh Đô thực hiện mở
9


rộng quy mô hoạt động thông qua việc: xây dựng thêm nhà máy, khai
trương thêm cửa hàng thứ 25 trong chuỗi KinhDo Bakery, đầu tư bất
động sản, mua cổ phần của Eximbank, Nutifood… trong khi tài sản cuối
kỳ 2006 chỉ tăng thêm so với 2005 là 19,39%, tổng tài sản bình quân
năm 2007 đã tăng tới 132,69% (860.309,5 triệu đồng lên 2.001.923 triệu
đồng), và cùng với việc doanh thu thuần năm 2007 chỉ đạt mức tăng
23,30%, hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 đã giảm mạnh, từ 1,16
lần xuống chỉ còn 0,61 lần, tương đương 47,41%.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (DTT/TSCĐ bình quân):
• Năm 2006: 998.150 / 242.886,5 = 4,11
• Năm 2007: 1.230.802 / 369.539,5 = 3,33
Với việc thực hiện đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản theo nghị
quyết đại hội cổ đông bất thường năm 2007 thông qua một số dự án như:
cao ốc Lê Lợi, căn hộ Thủ Đức hay Cộng Hoà complex plaza… tài sản
cố định của Kinh Đô, mà chủ yếu là tài sản cố định hữu hình và chi phí
xây dựng dở dang, đã có sự tăng trưởng đáng kể khi tăng tới 86,22%,
trong đó, đặc biệt chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã tăng tới
9.098,04% (từ 471 triệu đồng lên tới 43.327 triệu đồng), một mức tăng
vô cùng lớn. Do doanh thu thuần 2007 chỉ tăng 23,30% nên đương nhiên
sẽ dẫn tới sự sụt giảm của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, cụ thể là

18,98% (4,11 xuống 3,33).
+ Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (DTT/TSNH bình quân):
• Năm 2006: 998.150 / 420.296,5 = 2,37
• Năm 2007: 1.230.802 / 1.107.438 = 1,11
Như đã phân tích ở trên, do có tới 4 trên 5 khoản mục của tài sản
ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2007, trong khi năm 2006 tài sản ngắn
hạn của Kinh Đô chỉ tăng 21% so với 2005, điều này làm cho tài sản
ngắn hạn bình quân của 2007 vượt trội so với 2006 khi tăng thêm tới
10


163,49% (từ 420.296,5 lên 1.107.438 triệu đồng). Thêm vào đó, với việc
doanh thu thuần tăng nhẹ (23,30%), cũng giống như hiệu suất sử dụng
tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tài
sản ngắn hạn đã giảm tới hơn 53% (từ 2,37 xuống chỉ còn 1,11).
+ Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình
quân):
• Năm 2006: 716.854 / 93.178 = 7,69
• Năm 2007: 908.825 / 128.337,5 = 7,08
Năm 2006, nếu như lượng hàng tồn kho đầu kỳ của Kinh Đô chỉ
là 65.953 triệu đồng thì đến hết năm, con số này đã tăng gần gấp đôi khi
lên tới 120.403 triệu. Trong khi đó, lượng hàng tồn kho đầu và cuối kỳ
của năm 2007 lại có mức chênh lệch không đáng kể (13,17%, tương
đương 15.869 triệu đồng), bởi vậy mà lượng hàng tồn kho bình quân của
công ty trong 2 năm này có sự khác biệt tương đối lớn, từ 93.178 triệu
lên tới 128.337,5 triệu, tương đương 37,73%. Tuy nhiên, hệ số vòng
quay hàng tồn kho của công ty năm 2007 cũng không có sự thay đổi lớn
so với năm 2006 (giảm 7,9% từ 7,69 xuốn 7,08) do giá vốn hàng bán
năm 2007 cũng có mức tăng 26,78%, không nhỏ hơn nhiều so với
37,73% thay đổi của hàng tồn kho bình quân.

+ Kỳ thu tiền bình quân (Phải thu bình quân×360/DT bình quân
năm):
• Năm 2006: 237.367,5 × 360 / 902.779,5 = 94,65 (ngày)
• Năm 2007: 412.435,5 × 360 / 1.120.103 = 132,55 (ngày)
Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt tương đối lớn (tăng thêm
40,04%) ở kỳ thu tiền bình quân của 2 năm 2006 và 2007 không phải là
ở doanh thu bình quân mà chính là do số phải thu bình quân từng năm.
Sở dĩ như vậy là bởi nếu như các khoản phải thu đầu và cuối kỳ năm
2006 không có nhiều sự thay đổi (chỉ khoảng 3,1%) thì sang năm 2007,
11


khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ đã tăng tới 153,05% làm phải thu
bình quân năm 2007 tăng đáng kể so với 2006 (73,75% hay tương đương
với 175.068 triệu đồng). Trong khi đó, doanh thu bình quân năm 2007
và 2006 không có sự thay đổi quá lớn (chỉ tăng 24,07%) do các khoản
doanh thu đầu và cuối kỳ của từng năm không có sự biến động mạnh
như đối với các khoản phải thu, lần lượt 24,65% đối với 2006 và 23,60%
với 2007.
4.3. Hệ số khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận:
+ Thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE (LNST/VCSH bình quân):
• Năm 2006: 170.666 / 549.852,5 = 0,31
• Năm 2007: 224.127 / 1.519.399 = 0,14
Với tình hình hoạt động kinh doanh rất khả quan, năm 2007, lợi
nhuận sau thuế của Kinh Đô đã tăng tới 31,32% (từ 170.666 triệu lên
224.127 triệu). Tuy nhiên, cũng trong năm này, do mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, thể hiện ở một số sự kiện như: ký
kết hợp đồng sản xuất bánh trung thu với Bibica (BBC), đầu tư sang thị
trường địa ốc, phát hành thêm 11 triệu cổ phiếu… vốn chủ sở hữu của
Kinh Đô vào cuối kỳ 2007 đã tăng tới 319,18% (585.303 triệu lên

2.453.494 triệu, trong khi con số này của năm 2006 lại chỉ rất “khiêm
tốn” với 13,78%, điều này đã làm vốn chủ sở hữu bình quân của công ty
tăng rất mạnh khi “nhảy” từ 549.852,5 triệu đồng lên đến 1.519.399
triệu, tương đương 176,33%, áp đảo hoàn toàn con số 31,32% tăng thêm
của lợi nhuận sau thuế. Điều đó lí giải tại sao hệ số thu nhập trên vốn
chủ sở hữu lại có sự sụt giảm đến 54,84% trong năm 2007.
+ Thu nhập trên tổng tài sản ROA (LNST/TS bình quân):
• Năm 2006: 170.666 / 860.309,5 = 0,19
• Năm 2007: 224.127 / 2.001.923 = 0,11
12


Tương tự hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu, như đã phân tích ở
phần hiệu suất sử dụng tổng tài sản, việc tổng tài sản bình quân tăng
thêm tới 132,69% đã khiến cho hệ số thu nhập trên tổng tài sản giảm tới
42,10% do lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 31,32%.
+ Thu nhập trên 1 cổ phiếu EPS: (LN ròng/số lượng cổ phiếu
thường bình quân lưu hành)
- Tính số lượng cổ phiếu thường bình quân lưu hành trong 2 năm
2006 và 2007 theo bảng số liệu:
Số lượng cp Số lượng cp
Năm

thường lưu

thường tăng

hành đầu kỳ

thêm trong


Số
ngày
tăng

Số lượng cp
thường giảm
đi trong kỳ

Số
ngày
giảm

Tổng
số
ngày

(triệu cp) kỳ (triệu cp)
(triệu cp)
của kỳ
STT
1
2
3
4
5
6
2006
25
5

225
0
0
360
2007
30
6
185
0
0
360
(Số lượng cp thường bình quân lưu hành = 1 + 2×3/6 + 4×5/6)
• Năm 2006: 25 + 5×225/360 + 0 = 28,125 (triệu cp)
• Năm 2007: 30 + 6×185/360 + 0 = 33,083 (triệu cp)
- Tính lợi nhuận ròng:
STT
1
2
3
4
5=1-3-4
6=5-2
- Tính EPS:

Chỉ tiêu
LNST
Chia cổ tức
Bằng tiền mặt
Bằng cổ phiếu
Thù lao

HĐQT
Ban Kiểm soát
Trích lập các quỹ
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận giữ lại

2006
170.666
53.977
53.977
4.333
4.237
96
31.816
134.517
80.540

• Năm 2006: 134.517 / 28,125 = 4.782 (đồng)
• Năm 2007: 212.826 / 33,083 = 6.433 (đồng)
13

2007
224.127
178.089
74.695
103.394
2.337
2.241
96
8.964

212.826
34.737


Mặc dù số lượng cổ phiếu thường bình quân lưu hành năm 2007
tăng thêm không ít (17,63%, tương đương 4,958 triệu cổ phiếu) song
EPS của công ty chẳng những không sụt giảm mà còn tăng thêm đáng
kể. Nguyên nhân do trong năm 2007, công ty đã giảm mạnh việc trích
lợi nhuận để lập quỹ, cụ thể số tiền dành cho việc trích lập các quỹ năm
2007 so với năm 2006 đã giảm tới 71,82% (từ 31.816 triệu xuống chỉ
còn có 8.964 triệu). Cộng thêm việc lợi nhuận sau thuế của 2007 vốn đã
tăng tới 31,32% (170.666 triệu lên 224.127), lợi nhuận ròng của năm đã
vượt 58,21% so với 2006, làm cho EPS của Kinh Đô tăng 34,53% tương
đương 1.651 đồng.
+ Cổ tức trên 1 cổ phiếu thường (EPS×(1-tỷ lệ lợi nhuận giữ lại))
- Tính tỷ lệ lợi nhuận giữ lại:
• Năm 2006: 80.540 / 170.666 = 0,47
• Năm 2007: 34.737 / 224.127 = 0,15
- Cổ tức trên 1 cổ phiếu thường:
• Năm 2006: 4.782 × (1 – 0,47) = 2.534 (đồng)
• Năm 2007: 6.433 × (1 – 0,15) = 5.468 (đồng)
Do đẩy mạnh việc chi trả cổ tức trong năm 2007 (tăng 229,93% so
với 2006, tương đương từ 53.977 triệu đến 178.089), lợi nhuận để lại của
Kinh Đô trong năm đã sụt tới 56,87% so với 2006, thêm vào đó, tổng lợi
nhuận sau thuế của công ty như đã nói ở trên lại tăng thêm đến 31,32%
khiến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại năm 2007 mất đi tới 68,08% so với năm
2006 (từ 47% xuống 15%). Việc tỉ lệ lợi nhuận giữ lại giảm mạnh cộng
với mức tăng 34,53% của EPS so với năm 2006 đã đẩy cổ tức trên 1 cổ
phiếu thường của công ty tăng thêm tới 115,78%, tương đương từ 2.534
đồng lên 5.468 đồng. Qua đó cho thấy được sự quan tâm sâu sắc tới cổ

đông của công ty cổ phần Kinh Đô.
4.4. Hệ số cơ cấu vốn:
14


+ Hệ số nợ (Nợ/TS=Nợ/NV):
• Năm 2005: 269.845 / 784.247 = 0,34
• Năm 2006: 351.070 / 936.372 = 0,37
• Năm 2007: 593.513 / 3.067.474 = 0,19
Qua bảng cân đối kế toán, ta thấy nợ phải trả của Kinh Đô tuy có
mức tăng khá cao qua từng năm kể từ 2005 – 2007, cụ thể là 30,10%
năm 2006 và 69,06% năm 2007, song so với mức tăng của tổng tài sản,
đặc biệt là tổng tài sản năm 2007 thì những con số này vẫn rất nhỏ bé.
Nếu vào năm 2006, mức tăng thêm của tổng tài sản mới là 19,39% (làm
cho hệ số nợ tăng từ 0,34 lần lên 0,37 lần) thì sang 2007, con số này đã
là 227,59%. Do đó, hệ số nợ năm 2007 đã giảm mạnh, từ 0,37 lần xuống
chỉ còn 0,19 lần, tương đương 48,65%. Qua đó cho thấy khả năng thanh
toán của Kinh Đô là rất tốt.
+ Hệ số tự chủ tài chính (VCSH/TS=VCSH/NV=1 - Hệ số nợ):
• Năm 2005: 1 – 0,34= 0,66
• Năm 2006: 1 – 0,37= 0,63
• Năm 2007: 1 – 0,19= 0,81
Do có hệ số nợ thấp hơn hẳn so với năm 2006, nên hệ số tự chủ tài
chính năm 2007 của Kinh Đô đương nhiên cao hơn khá nhiều, 0,81 lần
so với 0,63. Chứng tỏ công ty cókhả năng tự chủ tài chính rất tốt.
+ Hệ số nợ trên vốn cổ phần (Nợ/VCSH):
• Năm 2005: 269.845 / 514.402 = 0,52
• Năm 2006: 351.070 / 585.303 = 0,59
• Năm 2007: 593.513 / 2.453.494 = 0,24
Như đã phân tích ở phần hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu, việc

vốn chủ sở hữu 2007 tăng tới 319,18% so với 2006, trong khi 2006 chỉ
tăng cso 13,78% so với 2005 đã làm cho hệ số nợ trên vốn cổ phần của
Kinh Đô giảm rất mạnh trong năm 2007 khi mà nợ phải trả chỉ tăng có
15


69,06%, cụ thể là từ 0,59 lần xuống chỉ còn có 0,24 lần, tương đương
59,32%.
Tóm lại, việc phân tích hệ số cơ cấu vốn thông qua 3 hệ số trên
thực sự đã cho thấy được sự lành mạnh và khả năng tự chủ tài chính rất
tốt của Kinh Đô.
III. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô
Qua việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính của Kinh Đô,
có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính của công ty như sau:
Thứ nhất, về khả năng thanh toán, với lượng tài sản ngắn hạn rất
lớn, đặc biệt, tiền mặt dồi dào, hàng tồn kho ở mức hợp lý trong khi nợ
ngắn hạn hàng năm đều ở mức chấp nhận được và tăng ổn định qua các
năm, có thể khẳng định khả năng thanh toán rất tốt của Kinh Đô.
Thứ hai, đối với tình hình hoạt động kinh doanh, dù đẩy mạnh
hoạt động sản xuất trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2007 song Kinh Đô
vẫn duy trì được những hiệu suất sử dụng rất khá, bên cạnh đó vòng
quay hàng tồn kho được duy trì ổn định qua từng năm, qua đó cho thấy
trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của Kinh Đô.
Thứ ba, về khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận, trong năm
2007, như đã nói ở trên, công ty đẩy mạnh sản xuất làm gia tăng rất
nhanh lượng tài sản và vốn chủ sở hữu nhưng với tiềm lực tài chính và
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, các hiệu suất sử dụng tổng tài sản
và vốn chủ sở hữu của Kinh Đô vẫn đạt được những kết quả khả quan so
với một công ty có tài sản lớn như vậy. Bên cạnh đó, việc EPS và cổ tức
trên 1 cổ phiếu thường tăng mạnh nhờ chi trả cổ tức hết sức “rộng rãi”

đã chứng tỏ Kinh Đô không chỉ để ý đến hoạt động kinh doanh mà còn
rất quan tâm tới các cổ đông.

16


Cuối cùng, đối với cơ cấu vốn, việc các hệ số nợ giảm mạnh trong
năm 2007 đã cho thấy tình hình tài chính lành mạnh và khả năng tự chủ
tài chính rất ấn tượng của Kinh Đô.
Nói tóm lại, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công
ty cổ phần Kinh Đô đã cho thấy đây thật sự là một địa điểm an toàn để
các nhà đầu tư cả ngắn và dài hạn gửi gắm đồng vốn của mình, nhất là
khi thương hiệu Kinh Đô đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết và thực
sự chứng tỏ vị trí đầu tàu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và thực phẩm
tại Việt Nam.

17



×