Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

SKKN GIÁO dục LÒNG yêu nước QUA GIỜ học NGỮ văn copy copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.44 KB, 40 trang )

Giáo dục lòng u nước qua giờ học văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Trấn Biên
--------------*-------------

Sáng kiến kinh nghiệm
GIÁO DỤC LỊNG U NƯỚC
QUA TIẾT HỌC VĂN

Giáo viên thực hiện : LỮ THỊ NHUNG
( Tổ Văn )
------- Năm học 2012 – 2013 --------

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
2
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên

: Lữ Thị Nhung

2. Ngày tháng năm sinh
3.



Giới tính

4.

Địa chỉ

5.

Điện thoại

: 03/05/1978
: Nữ

: 135/5 kp2, P.Tân Biên, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
: 0618 913181 (CQ) , 0613. 888.350 (NR)
0618. 601. 991 ( DĐ )

6.

Fax:

E-mail :

7.

Chức vụ

: Giáo viên giảng dạy


8.

Đơn vị công tác

: Trường THPT Trấn Biên

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất ): Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng : 2000
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây :
+ Cách thức giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp cận tác phẩm văn chương.
+ Phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

3
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC QUA GIỜ HỌC NGỮ VĂN

I.

Lí do chọn đề tài :

Trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh có

viết : “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
cướp nước.”
Từ nhận định trên của Hồ Chí Minh, ta có thể khẳng định rằng: Một
trong những tình cảm lớn lao làm nên giá trị đạo đức của nhân dân ta đó
chính là lòng yêu nước. Tuy nhiên không nên chờ đến khi đất nước bị xâm
lăng thì tinh thần yêu nước ấy mới được phát huy. Vì vậy việc giáo dục, khơi
dậy lòng yêu nước cho mọi người nhất là thế hệ trẻ ngày nay là việc làm hết
sức cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đánh giá cao vai trò to lớn của
giáo dục trong công tác này :“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của
quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ
thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn
phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được trưng
bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên tuyền, tổ chức, lãnh đạo, làm
cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào
công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ ngày nay sinh ra trong thời bình,sống cuộc
sống bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thị trường, bởi tư tưởng và lối sống
phóng khoáng tự do, hưởng thụ, lại bận rộn với việc học hành thi cử, coi
thường và học lệch các môn khoa học xã hội, nhất là môn Lịch sử dẫn đến
việc phần nhiều học sinh không quan tâm, không am hiểu về lịch sử dân tộc,
về chiến tranh, về vấn đề thời sự trong và ngoài nước. Thật vậy, tuy cuộc
chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng thống nhất đất nước gần nhất
của dân tộc ta kết thúc chưa tròn bốn mươi năm nhưng dường như với nhiều
người trong thế hệ trẻ ngày nay, nó như đã chấm hết từ hàng ngàn năm
trước. Đối với phần nhiều học sinh, lịch sử và chiến tranh là cái gì đó hết
sức xa vời, là chuyện của quá khứ xa xôi, là việc của người lớn,… không
liên quan đến mình và mình không cần phải bận tâm. Chính vì vậy tình cảm

yêu nước và ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đất nước ở các em chưa cao,
thậm chí hết sức mờ nhạt.

4
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

Đồng thời, vào cuối năm 1941, dù đang bận rộn lo lắng cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, Bác Hồ vẫn dành thời gian viết tập diễn ca Lịch sử nước
ta để làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu
thời đó. Sách này được xuất bản lần đầu vào tháng 2-1942. Ngay câu mở
đầu Bác đã khẳng định:
Dân ta phải biết sử ta vì
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Nghĩa là đã là người dân Việt Nam thì phải am tường, hiểu biết và có
tình cảm tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Đây là một yêu cầu và cũng là
một phẩm chất của con người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh
dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng đã viết: “Lịch sử không chỉ trang
bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà
còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước,
các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản
lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.
Chính vì nhận thấy việc giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm
bảo vệ đất nước cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết cho nên từ lâu nền giáo
dục mới của nhà nước ta đã đưa vấn đề này vào nhà trường - với mọi cấp
học - qua nhiều môn học như Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc
phòng,… Nhưng thiết nghĩ, với những đặc trưng riêng, môn Ngữ văn cũng
là một bộ môn khoa học góp phần quan trọng cho việc giáo dục lòng yêu

nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước cho học sinh, nhất là trong
lúc vấn đề lãnh thổ của nước ta đã và đang bị xâm phạm như hiện nay. Vì
thế cho nên người viết xin mạo muội chia sẻ với quý đồng nghiệp về “tâm
huyết của người làm công tác trồng người” của mình qua đề tài nhỏ: GIÁO
DỤC LÒNG YÊU NƯỚC QUA GIỜ HỌC VĂN

5
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

II. Nội dung :
1.Cơ sở lí luận:
Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Nó có sự biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.“Lòng yêu nước ban đầu là
yêu những vật tầm thường: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra
bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có
hơi rượu mạnh…” ( I.Ê-ren-rua, Thời gian ủng hộ chúng ta ). Giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh là không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ
bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà mục đích lớn nhất là giáo dục chủ nghĩa
yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân
cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Ngữ văn là một bộ môn khoa học chia làm nhiều phân môn: Tiếng Việt,
Giảng văn, Làm văn. Mỗi một phân môn đảm nhận một trọng trách trong việc
cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt
cho học sinh. Qua tiết học văn, học sinh không những trau dồi kiến thức, kĩ
năng thực hành tiếng Việt, làm văn, cảm thụ tác phẩm văn chương mà còn bồi
dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện nhân cách, hình thành và phát triển tinh
thần yêu nước.

Cho nên giáo dục lòng yêu nước qua việc giáo dục tình yêu tiếng nói
dân tộc là việc làm hết sức cần thiết vì tiếng Việt đang đứng trước tình trạng
và nguy cơ bị đánh mất đi tính trong sáng, khi bị nhiều người hoặc vì thiếu
hiểu biết, hoặc vì thiếu ý thức mà làm cho xấu đi: viết tắt, viết chế, dùng sai,
dùng lẫn lộn với tiếng nước ngoài, …
Trước đây ông chủ báo Nam Phong đã khẳng định“Tiếng ta còn là nước
ta còn”. Nhà báo Nguyễn An Ninh cũng khẳng khái tuyên bố “ Tiếng mẹ đẻ,
( là) nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Và một nhà văn Pháp cũng
khẳng định: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững
được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao
tù…” ( An-phông-xơ Đô- đê - Buổi học cuối cùng, sách Ngữ văn lớp 6 tập2 ).
Nói vậy nghĩa là tiếng nói của dân tộc góp phần rất lớn trong việc sinh tồn
của một đất nước.
Như vậy, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua tiết học Ngữ văn
trước hết là giáo dục cho các em lòng yêu mến tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của
dân tộc mình, có nhận thức tiếng Việt là nguồn tài sản vô giá gắn liền với
vận mệnh đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc để bảo
vệ đất nước.
6
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

Mặt khác, chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn
tại và phát triển của văn học Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện
rất phong phú đa dạng trong các tác phẩm văn học :
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học dân gian gắn liền tình yêu quê hương, đất
nước, yêu xóm làng, yêu cuộc sống lao động, tình yêu lứa đôi, tinh thần trách
nhiệm với đất nước, …

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng trung quân
ái quốc và thể hiện tập trung ở một số phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự
cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng
kẻ thù xâm lược, tự hào trước chiến công thời đại, tự hào trước truyền thống
lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước, tình yêu thiên nhiên
đất nước,… Chủ nghĩa yêu nước đó được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm
văn học trung đại, chẳng hạn như Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Phò giá
về kinh, Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Đại cáo bình Ngô, Phú sông Bạch Đằng, Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thu Vịnh, …
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học hiện đại, ngoài những biểu hiện như trên
còn mang những đặc điểm riêng như :
+ Văn học vận động theo xu hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước, văn học là một vũ khí phục vụ sự nghiệp cách
mạng, là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao và trọng đại nhất của
đất nước và cách mạng : chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, đấu
tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội , …
+ Nền văn học hướng về đại chúng, với quan niệm mới mẻ về đất nước :
đất nước là của nhân dân, do nhân dân dựng xây và gìn giữ, …
+ Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, phản
ánh những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, phản ánh chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng.
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học hiện đại được thể hiện qua rất nhiều tác
phẩm văn học được trích giảng trong nhà trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông, đặc biệt là chương trình Ngữ văn lớp12 như Tuyên ngôn độc lập,
Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Dọn về làng, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Một
người Hà Nội, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, …

7
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên



Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

Từ những điều trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tinh thần yêu
nước là một tình cảm lớn của con người. Và giáo dục tinh thần yêu nước
cho các thế hệ trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng, có thể được xem là
hàng đầu trong quá trình giáo dục nhân cách con người thông qua những
tác phẩm văn học.
Đồng thời, văn học là một bộ môn nghệ thuật. Tác phẩm văn học có
nhiều giá trị : giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ. Mà trước hết tác phẩm văn học
là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Tác phẩm văn học là kết quả của quá
trình nhà văn khám phá, lí giải cuộc sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó
vào nội dung tác phẩm. Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay
gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội, tinh thần yêu nước vào trong tác
phẩm văn chương. Cho nên văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi
người, chứa đựng thái độ và tình cảm sâu sắc của nhà văn với đồng bào, quê
hương, đất nước. Vì vậy, đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận
thức của con người, nó còn giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc
sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc
sống hiệu quả hơn … Đồng thời chính từ cuộc đời, tình cảm yêu nước của
người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, tự so sánh, đối chiếu để hiểu bản
thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân.
Ngoài ra, nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm
văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng,
tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình, … như vậy, tất cả đều sẽ tác
động đến người đọc. Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà
nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn
có nhu cầu học hỏi, hướng thiện, noi gương người khác. Chính vì vậy văn học
có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự
rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.Về tư tưởng, văn học hình

thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan
điểm đúng đắn về cuộc sống. Về tình cảm, văn học giúp con người trở nên
lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Về đạo đức, văn học nâng đỡ cho
nhân cách của con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải – trái, tốt xấu, đúng - sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình
với cuộc sống của mọi người. Tóm lại là văn học có giá trị giáo dục lớn lao,
nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều
hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn
thiện về nhân cách.
Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những
nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong
những bài giảng về đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử hay giáo dục quốc
8
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

phòng bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến
nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động,
đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải
ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm
nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, đất nước, nó gián tiếp đưa ra những bài
học, những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không chỉ
có khả năng giúp con người biết cảm nhận và rung động một cách tinh tế, sâu
sắc trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng họ đến chân, thiện, mĩ mà văn học
còn góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những
hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
Dựa vào những cơ sở, những giá trị trên của văn học, đặc biệt là giá trị
giáo dục, người viết xin đề xuất phương pháp giáo dục lòng yêu nước qua
giờ học văn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, nhất là hiệu

quả giáo dục nhân cách, lòng yêu nước của học sinh thông qua những tác
phẩm văn học.

2.Hiệu quả của công tác giáo dục lòng yêu nước
Trước hết học sinh nhận thức được lòng yêu nước có nhiều biểu
hiện khác nhau. Yêu nước không phải chỉ có biểu hiện duy nhất là cầm súng
đánh giặc mà còn thể hiện ở nhiều phương diện khác như biết yêu quý tiếng
Việt, tiếng mẹ đẻ, có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc; xây dựng
kinh tế phát triển đất nước, yêu gia đình, lối xóm, bản làng, yêu thiên nhiên,
yêu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc ,…
Thứ hai học sinh nhận biết nước ta là một nước độc lập, giàu
truyền thống yêu nước và đánh giặc cứu nước, từ đó có tình cảm yêu quý, tự
hào tự tôn về quyền độc lập của dân tộc, có ý thức trách nhiệm tiếp nối
những truyền thống dựng nước và giữ nước tốt đẹp, vẻ vang của dân tộc.
Thứ ba, học sinh hình thành và phát triển đời sống tư tưởng, tình
cảm gắn bó với quê hương đất nước, có tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc, có
những thái độ và hành động sống tích cực biểu hiện lòng yêu nước.
Thứ tư, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh gắn với việc giáo dục
các em những bài học cuộc sống thông qua tác phẩm văn chương, từ đó các
em hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách một cách tích cực, toàn
diện.

9
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

3.Phương pháp giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn
3.1 Đối với phân môn tiếng Việt :

Trong chương trình Ngữ văn của bậc tiểu học và trung học cơ sở, trung
học phổ thông, học sinh đã được từng bước tìm hiểu về tiếng Việt như tập
đọc, tập viết, tập dùng từ, đặt câu ,… đặc biệt, học sinh được tìm hiểu tích
hợp một số văn bản nói về đặc điểm và tầm quan trọng của tiếng nói dân
tộc như :
-

Buổi học cuối cùng ( An-phông-xơ Đô- đê, sách Ngữ văn lớp 6 tập2)

-

Sự giàu đẹp của tiếngViệt ( Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện
hùng hồn của sức sống dân tộc, sgk Ngữ Văn lớp 7)

-

Tiếng Việt giàu và đẹp ( Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, sgk Ngữ Văn lớp 7)

- Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh,
sgk Ngữ Văn11)
- Phải giữ gìn, quý trọng tiếng nói của dân tộc ( Hồ Chí Minh, Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, sgk Ngữ Văn 12)

Giáo viên từng bước hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã học qua, từ
đó giúp học sinh nhận thức được: tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc, phẩm
chất của tiếng Việt là sự giàu đẹp, gìn giữ và phát triển tiếng nói dân tộc là
một việc làm vô cùng cần thiết thể hiện lòng yêu nước, là một hành động
cụ thể và thiết thực góp phần bảo vệ đất nước .
3.2 Đối với phân môn Giảng văn:

Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm văn học
được trích giảng trong nhà trường, mỗi một tác phẩm văn học thể hiện một
khía cạnh riêng của lòng yêu nước. Công việc của giáo viên là làm sao giúp
học sinh vừa cảm nhận được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn
học, vừa nhận thức được khía cạnh biểu hiện của lòng yêu nước được đề cập
trong tác phẩm văn học đó và từ đấy các em dần hình thành tình cảm yêu
nước của mình.

10
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

4. Cách thức tiến hành
Bước một: Giáo viên tổ chức công tác tìm hiểu bài học.
Bước hai: Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh phát hiện ra tinh
thần yêu nước được biểu hiện trong tác phẩm. Sau khi học sinh đã nêu ra được
những biểu hiện của tinh thần yêu nước được biểu hiện trong tác phẩm văn
học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân
về vấn đề đó trước lớp.
Bước ba: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của học
sinh.
Lưu ý : Giáo viên có thể tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
với qúa trình tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Dưới đây, người viết xin chia sẻ với quý thầy cô đồng nghiệp cách thức
giáo dục cho học sinh lòng yêu nước qua tiết học văn qua một số bài học cụ
thể trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12.

5. Ứng dụng trong một số bài học cụ thể

5.1 Bài Khái quát lịch sử tiếng Việt :
a. Về kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Nắm bắt được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng,
quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của
tiếng Việt.
- Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất
nước, của dân tộc.
- Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt - tài sản lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc.
b. Về tiến trình dạy học : Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết
về lịch sử tiếng Việt và giáo dục lòng yêu nước cho các em qua hệ thống
câu hỏi sau:
- Khái niệm về tiếng Việt ?
- Tiếng Việt có lịch sử phát triển như thế nào?
- Tiếng Việt có những loại chữ viết nào ?
- Tại sao chúng ta cần giữ gìn tiếng nói và chữ viết của dân tộc ?
- Làm thế nào để giữ gìn và phát triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc?
- Cảm xúc và nhận thức của em sau khi học xong bài Khái quát lịch sử tiếng
Việt ?
Sau khi học sinh dựa vào sách giáo khoa tìm hiểu bài học, phát biểu, giáo
viên có thể khái quát về hệ thống kiến thức như sau:
- Khái niệm về tiếng Việt:
+ Tiếng Việt là tiếng nói riêng của dân tộc Việt, của nhân dân Việt Nam.
+ Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
11
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn


- Tiếng Việt có lịch sử phát triển từ rất lâu đời:
+ Trong quá trình phát triển, tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn
ngữ khác trong khu vực và thế giới : trong đó có Trung Quốc và nhiều
nước Châu Âu.
Sau đó, giáo viên có thể nhấn mạnh với học sinh một số ý sau :“Người
Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững vàng để tự hào với tiếng nói
của mình”. Bởi vì :
Thứ nhất, tiếng Việt là tiếng nói riêng biệt của dân tộc ta ( khác một
số dân tộc, đất nước khác trên thế giới không có tiếng nói và chữ viết
riêng).
Thứ hai,“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một
thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài
hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong
cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả
năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn
nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử … Chúng
ta cũng có thể khẳng định rằng : cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích
ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ
khá rõ về sức sống của nó.” ( Đặng Thai Mai - Tiếng Việt, một biểu hiện
hùng hồn của sức sống dân tộc, sgk Ngữ Văn lớp 7). “Chính cái giàu đẹp
đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của
cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…Tiếng Việt của chúng ta
phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân
tộc Việt Nam.” (PhạmVăn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
sgk Ngữ Văn lớp 7)
+ Tiếng Việt phải trải qua nhiều âm mưu đồng hóa, nhưng nhân dân ta từ
bao đời nay vẫn quyết tâm giữ gìn và phát triển tiếng nói riêng của dân tộc.
Sau đó, giáo viên có thể nhấn mạnh với học sinh một số ý sau :
Từ xa xưa, khi người phương Bắc sang xâm lược nước ta, chúng
khẳng định đất nước ta chỉ là một châu quận của nước chúng và chúng âm

mưu đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt: ngôn ngữ, văn hóa,… Khi thực dân
Pháp sang xâm lược nước ta, chúng cũng thực hiện âm mưu đồng hóa bằng
cách tăng cường dạy người Việt tiếng Pháp và cắt giảm tiết học tiếng Việt,
… Tuy vậy, trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhân dân ta
vẫn quyết tâm bảo vệ tiếng nói dân tộc, chỉ vay mượn có sáng tạo chữ viết
và Việt hóa các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài, làm giàu đẹp vốn từ vựng
tiếng Việt.
Như vậy sự tồn tại và phát triển không ngừng của tiếng Việt thể
hiện ý thức dân tộc lớn lao của nhân dân ta. Giữ gìn tiếngViệt là giữ gìn
đất nước.
12
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

- Chữ viết của tiếng Việt: Dân tộc ta có nhiều loại chữ viết: Chữ Hán, Chữ
Nôm, chữ Quốc ngữ.
Khi dạy phần này giáo viên lưu ý học sinh:
- Khi chưa có chữ viết, nước ta vay mượn chữ Hán,Việt hóa từ ngữ Hán Việt làm giàu đẹp ngôn từ tiếng Việt. Đặc biệt, nhân dân ta chỉ vay
mượn chữ viết, không sử dụng tiếng nói của người Trung Hoa.
- Chữ Nôm là sáng tạo của người Việt, thể hiện ý thức tự tôn dân tộc.
- Chữ quốc ngữ được dân tộc ta ra bằng cách ghi lại âm tiết tiếng Việt từ
sự lắp ghép các kí tự La Tinh.
- Chữ Nôm và chữ quốc ngữ là chữ viết riêng của dân tộc Việt Nam.
Vậy nước ta là một nước độc lập còn bởi dân tộc ta có tiếng nói và
chữ viết riêng. Nhân dân ta tự hào, có ý thức bảo vệ và phát triển tiếng
nói và chữ viết riêng của dân tộc từ bao ngàn đời nay. Giữ gìn tiếng nói
và chữ viết riêng của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước và ý thức bảo
vệ đất nước. Mọi người Việt Nam phải có lòng yêu mến và tự hào về tiếng

nói và chữ viết riêng của dân tộc mình.

5.2 Bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
a. Kết quả cần đạt: Giáo viên giúp học sinh :
- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương
diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
- Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng;
luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng
Việt.
b. Về tiến trình dạy học :
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết :
- Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được
biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như:
+ Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt
+ Sự không lai căng, pha tạp
+ Tính lịch sự, văn hóa trong lời nói
- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt
Nam. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mọi người
phải nỗ lực về các phương diện : tình cảm, nhận thức, hành động.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi mỗi người
phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần
thấm nhuần sâu sắc nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Tiếng nói là thứ
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ
gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.”( Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt )
13
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên



Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có
những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là những hiểu biết về chuẩn
mực và quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, viết chữ, dùng
từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp, … Muốn có hiểu biết về
tiếng Việt, ta phải không ngừng học hỏi, trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng
Việt. Có hiểu biết về tiếng Việt rồi, ta sẽ không chỉ sử dụng tiếng Việt cho
thật đúng mà còn cho thật hay, từ đó góp phần làm giàu đẹp tiếng nói dân
tộc mình.
+ Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm
cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp.
Hoạt động sử dụng tiếng Việt yêu cầu tuân thủ đúng các chuẩn mực và quy
tắc ngôn ngữ tiếng Việt. Nói, viết đúng chuẩn mực, quy tắc là điều đầu tiên
đảm bảo cho sự trong sáng của tiếng Việt.
Sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức bài học, giáo viên giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh qua hệ thống câu hỏi:
Theo em, tại sao chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ?
Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ta phải làm gì?
Học sinh thảo luận phát biểu ý kiến của mình, giáo viên nhận xét và nhấn
mạnh một số ý trọng tâm:
Tiếng Việt là tiếng nói riêng của dân tộc ta,là loại ngôn ngữ dân tộc trong
sáng. Phẩm chất trong sáng của tiếng Việt biểu hiện trên các phương diện:
+ Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt
+ Sự không lai căng, pha tạp
+ Tính lịch sự, văn hóa trong lời nói
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi
người dân. Giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc là biểu hiện của lòng yêu
nước, là hành động cụ thể và thiết thực góp phần bảo vệ đất nước. Muốn giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người dân chúng ta phải:

+ Có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt
+ Có hiểu biết về đặc điểm và những chuẩn mực của tiếng Việt
+ Có ý thức vận dụng và phát triển tiếng nói dân tộc trong hoạt động giao
tiếp hàng ngày.
Tiếng Việt là tài sản sản vô giá, là niềm tự hào, tự tôn của mỗi người
dân Việt Nam. Chúng ta phải không ngừng học hỏi và trau dồi tiếng Việt
để sử dụng tiếng Việt không những đúng mà còn hay, làm cho tiếng nói
dân tộc ngày càng trong sáng, giàu đẹp và phát triển. Như lời căn dặn của
cố chủ tịch nước Phạm Văn Đồng:“Phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng
của tiếng ta, giữ gìn hai đức tính rất quý của nó là giàu và đẹp, hơn thế nữa,
làm sao cho nó càng thêm giàu và đẹp.Và phải chủ động, tích cực, nhạy
cảm, đồng thời kiên trì, phấn đấu lâu dài, một cách có tổ chức, có kế hoạch,
vững chắc.” ( Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
14
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

5.3 Bài An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
a. Về kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh :
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác
phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu- Trọng Thủy và nguyên
nhân mất nước Âu Lạc.
- Nhận thức được bài học giữ nước trong một câu chuyện tình yêu.
b. Về tiến trình dạy học:
Bước một: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Sau khi học sinh phân tích nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, giáo
viên có thể tổ chức cho HS thảo luận nhằm hệ thống hóa lại kiến thức kết
hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua một số câu hỏi:

+ An Dương Vương có địa vị như thế nào trong xã hội ? An Dương Vương
xây thành Cổ Loa để làm gì ? Việc An Dương Vương quyết tâm xây thành
cho bằng được nói lên điều gì về con người ông ? Chi tiết An Dương
Vương được được rùa thần giúp đỡ xây thành, chế nỏ và về sau đánh thắng
được giặc Triệu Đà xâm lược hùng mạnh có ý nghĩa gì ?
+ Việc An Dương chấp nhận lời cầu hòa và cầu hôn cho con của Triệu Đà
có ý nghĩa gì ?
+ Tại sao An Dương Vương mất nước Âu Lạc ?
+ Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này ?
Bước hai: Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét, đánh giá
và nhấn mạnh:
- An Dương Vương là người đứng đầu của một nước. Việc ông
quyết tâm xây thành, chế nỏ, đánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh thể hiện
tinh thần cảnh giác cao độ và tinh thần trách nhiệm lớn lao với nhân dân,
đất nước. Như vậy, lòng yêu nước của An Dương Vương được thể hiện
trước hết ở tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, ở ý thức trách nhiệm
bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân, đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược.
- Chi tiết An Dương Vương được được rùa thần giúp đỡ xây thành,
chế nỏ và về sau đánh thắng được giặc Triệu Đà xâm lược hùng mạnh là
một chi tiết có yếu tố kì ảo. Đây thực chất là chi tiết kì ảo có ý nghĩa biểu
tượng nhằm ca ngợi nhân vật anh hùng An Dương Vương, việc làm của
ông là hợp ý trời, lòng dân nên được thần linh ủng hộ. Việc ông xây thành,
chế nỏ thành công và đánh đuổi được giặc Triệu Đà xâm lược là nhờ sự
ủng hộ và sức mạnh kì diệu của nhân dân.

15
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn


- Yếu tố thần kì trong truyền thuyết chủ yếu góp phần đề cao sức
mạnh của vị anh hùng và sức mạnh của nhân dân. Chẳng hạn trong truyền
thuyết Hồ gươm : Lê Thận là người đánh cá kéo được gươm thần, sau theo
nghĩa quân Lam Sơn dấy nghĩa. Lê Lợi là chủ tướng có tâm cứu nước nên
nhặt được vỏ gươm thần. Nghĩa quân ban đầu hết sức non yếu, nhưng từ
khi Lê Lợi gặp được Lê Thận bàn bạc việc quân, khi gươm thần tra vào vỏ
gươm thần thì người theo nghĩa quân ngày càng đông đảo, lực lượng lớn
mạnh, chẳng bao lâu đánh thắng giặc Minh xâm lược. Vậy hình ảnh gươm
thần ở đây chính là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết quân dân. Tinh thần
ấy vô cùng lớn mạnh, có thể đè bẹp mọi kẻ thù xâm lăng. Ở đây, yếu tố
thần kì Rùa thần Kim Quy và nỏ thần là hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh
và tinh thần đoàn kết của nhân dân.
- Mặt khác, việc An Dương Vương chấp nhận lời cầu hòa và cầu
hôn của giặc Triệu Đà có ý nghĩa lớn lao: giữ tình hòa hiếu giữa hai nước,
tránh nạn binh đao đổ máu và đau thương cho nhân dân, có khát vọng đem
đến cho nhân dân, đất nước cuộc sống thanh bình. Đây là việc làm có tầm
nhìn chiến lược, thể hiện được tấm lòng yêu nước, thương dân, trách
nhiệm giữ gìn đất nước của một vị vua. Việc làm này, nhiều thế hệ vua
chúa đời sau cũng đã thực hiện: vua Trần cầu hòa và gả công chúa Huyền
trân cho vua Xiêm để giữ tình hòa hiếu hai nước; một số triều đại cống nạp
sản vật cho phương Bắc nhằm tránh họa binh đao cho nhân dân, …
- Nhưng về sau, An Dương Vương vì chủ quan, khinh địch cho nên
mất nước. Bài học cho mỗi chúng ta là phải luôn cảnh giác và luôn luôn
sẵn sàng chiến đấu với bất kì kẻ thù xâm lăng nào.
- Ngoài ra, Mị Châu vì mê muội trong tình cảm riêng tư cho nên đã
tiết lộ bí mật quốc gia, vô tình để kẻ thù thực hiện được âm mưu của mình,
đẩy đất nước vào cảnh nước mất nhà tan. Bài học cho chúng ta là phải luôn
luôn cảnh giác với kẻ thù, trong mối quan hệ giữa tình riêng và nghĩa vụ
thì phải đặt tình cảm, trách nhiệm với đất nước lên trên tình cảm cá nhân,


Mặt khác, giáo viên có thể giúp học sinh liên tưởng và nhận thức :
Kẻ thù không chỉ xâm chiếm đất nước bằng lực lượng quân sự vũ
trang mà bằng trăm ngàn mưu kế thâm độc: đánh bằng chính trị, kinh
tế, văn hóa, … Vì vậy để tránh nguy cơ mất nước, ta phải luôn tỉnh táo,
khôn ngoan nhận ra, ngăn chặn và sẵn sàng đối phó với những mưu
chước thâm độc của mọi kẻ thù xâm lược.

16
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

5.4 Bài thơ Thuật hoài:
a. Kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên
ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với
sức mạnh và khí thế hào hùng.
- Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí
tưởng và có lòng yêu nước, có hành động thiết thực bảo vệ đất nước.
- Thấy được nghệ thuật bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
b. Tiến trình dạy học:
Bước một: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác
phẩm và phân tích: Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí
tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại và khí thế hào hùng, tinh thần quyết
chiến, quyết thắng.
Bước hai: giáo viên giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua tác
phẩm bằng một số câu hỏi:
+ Qua bài văn học sử: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế

kỉ XIX, em biết gì về Hào khí Đông A?
+ Theo em, yếu tố làm nên chiến thắng và sự giàu mạnh của đất nước ta
trong thời đại Đông A là gì ?
+ Em có cảm nghĩ gì về lí tưởng sống của nhà thơ Phạm Ngũ Lão?
+ Theo em, trong thời đại ngày nay, nước chúng ta muốn giàu mạnh vững
bền thì mỗi người Việt Nam chúng ta phải có thái độ sống như thế nào cho
đất nước ?
Sau khi học sinh thảo luận và phát biểu, giáo viên nhận xét và nhấn
mạnh một số ý sau:
- Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần
được các sử gia ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thời đại Đông A là thời đại
nhà Trần. Một thời đại mà đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh
chống xâm lược: Ba lần chống giặc Nguyên – Mông. Đây là cuộc chiến
tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các
vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn
công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ
năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng
cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Mông Cổ đương thời là
đế quốc lớn nhất thế giới. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông - Nguyên huy
động hơn 60 vạn quân tinh nhuệ, trong khi dân số Đại Việt khi ấy chưa đầy
4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch mới thấy được sự vĩ
đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông - Nguyên của nhà Trần. Kết quả,
Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình. Lịch sử Việt Nam xem cuộc
kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
( Bách khoa toàn thư - Wikipedia)
17
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn


- Vua quan triều Nguyên đã làm khuynh đảo thế giới. Nhưng mọi
cuộc tiến công xâm lược của chúng đều thảm bại trước sức mạnh thần
thánh của dân tộc ta. Sức mạnh ấy được làm nên bởi nhân dân cả nước
đoàn kết một lòng đánh đuổi quân xâm lược, các tướng nhà Trần tài giỏi,
… Trong đó phải kể đến Phạm Ngũ Lão.
- Bài thơ “Tỏ lòng” là một bản anh hùng ca, khúc tráng ca thể hiện
niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng
khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng
Phạm Ngũ Lão. Khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm phạm, bao người
trai đã cầm ngang ngọn giáo canh giữ biên cương, xông pha trận mạc,
đương đầu với giặc thù bao mùa thu qua, bảo vệ giang sơn với tinh thần
không mệt mỏi, ý thức trách niệm cao độ. Với sức mạnh và tinh thần ấy,
mỗi người trai đã góp phần làm nên sức mạnh thần thánh của dân tộc:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Đó là sức mạnh của những đội quân trùng
trùng, điệp điệp, hừng hực khí thế, không một thế lực nào, kẻ thù nào có
thể ngăn cản nổi. Sức mạnh ấy là sức mạnh vũ bão của toàn quân, toàn
dân. Đó là sức mạnh của lòng yêu nước và căm thù giặc. Nó có thể càn
quét, đè bẹp mọi kẻ thù xâm lược hùng mạnh.
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320), thời trẻ là một người thường dân đan
sọt bên đường mang nặng nợ với non sông, có khát vọng đánh giặc cứu
nước. Sau này ông là danh tướng thời Trần văn võ toàn tài, tả xung hữu đột
trên chiến trường, trăm trận trăm thắng, có công lớn trong ba cuộc kháng
chiến chống giặc Mông - Nguyên. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn với
những gì mình đã làm được mà luôn khát khao cống hiến thật nhiều hơn
nữa cho Tổ quốc, để được sánh ngang sự nghiệp anh hùng vĩ đại của Vũ
Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc (Trung Quốc). Những đóng góp lớn
lao, lí tưởng sống cao đẹp và khát vọng cống hiến nhiều hơn nữa cho tổ
quốc của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước và
nhân cách cao đẹp của ông.

- Ngày nay, đất nước ta đã giành được quyền độc lập nhưng vẫn
chưa tránh khỏi họa bị xâm lăng, vì vậy muốn đất nước giàu mạnh vững
bền thì mỗi người Việt Nam chúng hãy là một Phạm Ngũ Lão giàu lòng
yêu nước, căm thù giặc, có ý thức trách nhiệm với đất nước, sẵn lòng
canh giữ biên cương và đánh đuổi giặc thù, bảo vệ non sông.

18
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

5.5 Bài Phú sông Bạch Đằng
a. Kết quả cần đạt:
- Qua những hoài niệm về quá khứ, thấy được niềm tự hào về truyền thống
của dân tộc và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí
của con người trong lịch sử.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về mặt kết cấu, hình tượng nghệ
thuật, lời văn, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của Phú sông
Bạch Đằng.
b.Tiến trình dạy học:
Tiến hành tương tự như những bài trên, bước một: Giáo viên hướng
dẫn học sinh phân tích: hình tượng nhân vật “khách”, hình tượng nhân vật
các bô lão và lời ca cũng là lời bình của “khách”.
Bước hai: Giáo viên có thể giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
thông qua bài học, giúp các em nhận thức được:
+ Nước chúng ta là một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh,
nhiều di tích lịch sử nổi tiếng trong và ngoài nước. Mỗi người Việt Nam
phải có sự hiểu biết, gắn bó yêu quý và tự hào về vẻ đẹp non sông đất
nước cũng như lịch sử nước mình, có ý thức giới thiệu cho mọi người,

bạn bè thế giới hiểu biết và yêu mến quê hương, đất nước ta.
+ Bài phú là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện sâu sắc hào khí
Đông A: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những chiến công vang
dội của quân dân nhà Trần trước bọn giặc Nguyên- Mông xâm lược
hùng mạnh. Bài phú giúp ta hiểu thêmvà tự hào hơn về lịch sử dân tộc
mình, nhất là về thời đại nhà Trần.
+ Nước ta là một đất nước bất khả xâm phạm. Dân tộc ta là một
dân tộc có truyền thống anh hùng bất khuất. Nước ta là một đất nước
phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Nhưng cho
dù kẻ thù có hùng mạnh và hung bạo đến dâu, dân tộc ta cũng đều đánh
bại. Có những trận đánh kinh thiên động địa đến nỗi:
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời chừ sắp đổi
Riêng con sông Bạch Đằng đã chứng kiến bao trận chiến ác liệt trong lịch
sử với những chiến công vang dội chẳng khác nào những trận đánh lớn
trong lịch sử thế giới:
Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa Ngô chúa bắt Hoằng Thao.

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
19
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

+ Dân tộc ta luôn có ý thức quyền độc lập tự chủ : “Từ có vũ trụ
đã có giang san”, luôn coi trọng truyền thống đạo lí nhân nghĩa:
Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
+ Yếu tố làm nên chiến công của dân tộc ta trong những cuộc
kháng chiến chống giặc giữ nước đó chính là yếu tố con người: “Cũng
nhờ : nhân tài giữ cuộc điện an”, “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
“Mình”ở đây là vua quan nhà Trần, là nhân dân cả nước. Đức ở đây
chính là lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta. Vua thì chăm lo cho dân, dân
thì chăm chỉ làm ăn, trọng tình trọng nghĩa, sống đúng đạo lí làm người.
Khi có giặc thì đoàn kết một lòng:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Như vậy, vai trò của người đứng đầu một nước vô cùng quan trọng,
khi đất nước thanh bình,phải có tài có tâm, một lòng chăm lo cho nhân
dân đất nước. Khi đất nước có giặc, thì phải bày mưu định kế, lãnh đạo
nhân dân vùng lên đoàn kết đánh giặc.Có như vậy thì đất nước mới được
giặc tan muôn thuở thăng bình”. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng nhân văn
cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người trong lịch sử. Đây là một
chân lí giữ nước và cũng là bài học quý báu cho mọi thế hệ hôm nay và
mai sau.
5.6 Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
a.Về kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được:
- Những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai
trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình
Chiểu cho một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc.
- Những nét cơ bản về thể văn tế và thấy được giá trị đặc sắc của bài văn tế.
b. Về tiến trình dạy học:
Bước một: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nhận biết về :
cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ và tiếng khóc bi tráng của

nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người nông dân nghĩa sĩ đã hi
sinh.
Bước hai: Giáo viên giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua
tác phẩm bằng một số câu hỏi như :
+ Cảm nhận của em về hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ ?
20
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

Tại sao có thể nói với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên
trong văn học Trung đại Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một
tượng đài bất tử về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc ?
+ Tại sao việc tìm hiểu những tác phẩm văn học mang tính cổ điển như
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong trường học ngày nay là vẫn cần thiết ?
Học sinh thảo luận và phát biểu, giáo viên nhận xét và có thể nhấn
mạnh một số ý sau :
Những người nông dân nghĩa sĩ vốn là những người nông dân
nghèo khó nhưng chăm chỉ, hiền lành, lương thiện chỉ sống quanh quẩn
trong làng xã, bên giếng nước gốc đa. Họ chưa đi đến đâu, và chẳng hiểu
biết gì nhiều, nhất là về việc tập luyện binh đao, quân cơ, quân vệ, việc
đánh giặc giữ nước. Họ là những người nhút nhát, thụ động. Khi đất chưa
bị xâm lược, họ chỉ biết đến việc cấy cày, đồng áng, lo cái ăn cái mặc hàng
ngày. Chính vì thế nên khi nghe tin đất nước bị xâm phạm, họ vô cùng lo
lắng, chỉ biết chong chóng khắc khoải “trông tin quan như trời hạn trông
mưa”, họ trông mong vào động thái của quan quân triều đình.
Thế nhưng, khi chứng kiến cảnh quân giặc tràn tới và xâm chiếm
quê hương thì họ không còn nhút nhát sợ sệt và thụ động trông chờ vào
triều đình nữa. Họ chủ động xung phong “dốc ra tay bộ hổ”. Sự nóng lòng

được vùng lên đánh đuổi giặc thù khiến họ không màng đến chuyện tập
luyện binh đao, trang bị vũ khí... Họ tấn công vào đồn giặc với một tinh
thần vũ bão, khí thế hừng hực sôi trào. Họ đã chủ động xông vào đồn giặc
đánh đuổi quân xâm lăng bằng tất cả những gì họ có, cho dù đó chỉ là một
nùi rơm con cúi, một ngọn tầm vông, hay một con dao phay hàng ngày vẫn
mang đi nương, đi ruộng. Tình cảm và căm thù giặc cuộn trào và thôi thúc
họ vùng lên đánh đuổi kẻ thù với một khí thế và sức mạnh không gì cản
nổi. Nó vượt qua mọi sự sợ hãi về cái chết, về bom đạn lạnh lùng và tàn
bạo của kẻ thù. Nó đã khiến quân giặc dù là đội quân tinh nhuệ và được
trang bị vũ khí vô cùng hiện đại cũng phải hồn kinh, phách lạc và tổn thất
nặng nề. Sức mạnh ấy được làm nên bởi chính tinh thần yêu nước, căm thù
giặc của nhân dân ta.
Hình ảnh những người nông dân nghĩa Cần Giuộc tấn công vào đồn
giặc, đánh đuổi giặc thù với sức mạnh tinh thần khủng khiếp ấy chính là
hình ảnh tiêu biểu cho lòng yêu nước và đấu tranh đánh duổi giặc thù của
nhân dân ta. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định:“Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
21
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.” Đó là
hình ảnh tiêu biểu cho truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam. Khi
đất nước có giặc, mọi người dân Việt Nam, nhất là những người nông dân
từ mọi miền đất nước dù là nơi “đất mặn đồng chua” hay “nơi đất cày lên
sỏi đá” … cũng đều vùng lên đánh giặc cứu nước, làm nên sức mạnh thần

thánh của dân tộc.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khẳng định tinh thần yêu nước sâu
sắc, mạnh mẽ và đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cứu nước của người nông
dân nước ta, đồng thời tạo nền móng cho tư tưởng tiến bộ về sau, tư tưởng:
Đất nước là của nhân dân.
Ngày nay, việc học những tác phẩm kinh điển như bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc vẫn vô cùng cần thiết, vì nhờ đó mà ta:
. Nắm bắt được đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển của
văn học viết trung đại Việt Nam.
. Nắm được đặc điểm của thể loại văn học : văn tế
. Cảm thụ cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của một tác
phẩm văn học có giá trị cao.
. Nhận biết về lịch sử dân tộc, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần yêu
nước của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc – người nông dân nghĩa
sĩ Việt Nam.
. Biết trân trọng thành quả giữ nước của nhân dân ta, nhận ra
việc đánh giặc cứu nước là việc không của riêng ai, của riêng giai cấp
nào và biết tiếp nối truyền thống yêu nước đánh giặc của nhân dân ta.
5.7 Bài Về luân lí xã hội ở nước ta
a.
Kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được:
- Tình yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây
dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
- Nghệ thuật viết văn chính luận. Có ý niệm về phong cách chính luận của
một tác giả cụ thể.
b. Về tiến trình dạy học:
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bố cục văn bản, giúp các em
nhận giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản kết hợp với công
tác giáo dục bài học cuộc sống và lòng yêu nước cho học sinh. Chẳng hạn
giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi sau:

22
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

+ Bài vết đã chỉ ra thực trạng luân lí xã hội ở nước ta như thế nào ?
+ Theo em, việc chỉ ra thực trạng luân lí xã hội ở nước ta với những nhận
xét hết sức khách quan như thế cho thấy Phan Châu Trinh là người như thế
nào ?
+ Sống trong một xã hội mà tiếng nói của con người còn bị hạn chế quyền
tự do dân chủ, và người dân còn mang nặng tư tưởng bao thủ, cực đoan,
em có dám đứng lên tố cáo các thế lực thống trị và chỉ ra, nhận xét về
những mặt hạn chế, tiêu cực của nhân dân mình hay không ?
Sau khi học sinh tham gia thảo luận và phát biểu, giáo viên nhận xét
và nhấn mạnh một số ý sau:
Trong văn bản, Phan Châu Trinh đã chỉ ra thực trạng luân lí xã hội
của nước ta : đó là tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. Nguyên nhân là bởi
vì dân ta thì “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo, vô cảm
không biết đoàn thể, không trọng công ích…; bọn vua quan phong kiến thì
mặc sức bóp nặn, vơ vét của dân chúng, coi việc ngu dân như một điều
kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham; người này đối với người kia
đều theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo quỵ lụy, dựa dẫm…
Việc chỉ ra những yếu kém của người dân mình vốn là chuyện hiếm
có xưa nay, bởi nhân dân ta luôn coi trọng tình cảm tự hào tự tôn về dân
tộc, còn nặng tư tưởng bảo thủ, cực đoan. Mỗi khi có ai dám chỉ ra những
yếu kém, khuyết điểm của người khác, nhất là của cả một dân tộc, chắc
chắn sẽ phải chịu đựng sự đánh giá, phán xét gây gắt của cộng đồng.
Nhưng ở đây, Phan Châu Trinh đã dám làm điều đó.Ông dám chỉ ra một
thực tế : Dân ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội, không có tinh thần

đoàn kết, sống vô cảm, vô trách nhiệm, … Đây là những lời nhận định khác
hẳn với nhận thức lâu đời của nhân dân ta : Người Việt Nam vốn giàu lòng
nhân ái và tinh thần đoàn kết. Vì vậy khi Phan Châu Trinh nói lên những
lời nhận định ấy, chắc chắn ông phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích của
cộng đồng, và phải đối mặt với nhiều áp lực từ cuộc sống.
Tuy nhiên với lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực,
Phan Châu Trinh đã chỉ ra cho dân mình thấy được thực tế về tình hình
luân lí ở nước ta một cách thuyết phục và mạnh dạn tuyên truyền trong các
cuộc diễn thuyết với thanh niên trong nước. Việc làm ấy cho thấy Phan
Châu Trinh không chỉ là người tài năng mà còn có tinh thần yêu nước và
có ý thức trách nhiệm cao với đất nước, có tư tưởng tiến bộ và ý chí quật
cường : dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề
cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng đến một ngày mai tươi sáng của
đất nước. Mục đích viết văn bản trên của Phan Châu Trinh là thức tỉnh và
kêu gọi tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân cả nước. Đây là một
23
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

việc làm vô cùng cần thiết và lớn lao khi Tổ Quốc rơi vào cảnh nước mất
nhà tan.
Như vậy, dũng cảm đứng lên vạch trần thực trạng đen tối của đất
nước và kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh cũng chính là một biểu
hiện của lòng yêu nước.
5.8 Bài Vợ nhặt
a. Kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được :
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra. Cảm nhận được

được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương
yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực
của cái chết.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trong việc tạo dựng tình
huống truyện, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
b. Về tiến trình dạy học:
Bước một: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tình cảnh thê
thảm của nhân dân ta trong nạn đói và nguyên nhân gây ra nạn đói lịch sử
khủng khiếp này. Học sinh phân tích và phát biểu, giáo viên nhận xét và
nhấn mạnh một số ý trọng tâm:
Thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói lịch sử năm 1945: “Người
chết như ngã rạ,… bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những
bóng ma.” Đó là trận đói lịch sử khiến hơn hai triệu người Việt Nam ( trên
1/ 10 dân số nước ta) chết vì đói.
Nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945:“ Trống thúc thuế đấy. Đằng
thì nó bắt trồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc
đã sống qua được đâu các con ạ…”. “Nó” ở đây là bọn quan lại tay sai,
bọn thực dân Pháp xâm lược và nhất là bọn phát xít Nhật xâm lược. Bọn
chúng là những kẻ cướp nước thâm độc và tàn ác.
Bước hai: Giáo viên cũng hướng dẫn HS phân tích các nhân vật
Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ. Và nhận xét chung về các nhân vật này :
Họ là những con người có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh
liệt, có tấm lòng nhân hậu và tinh thần lạc quan ngay khi phải đứng bên
bờ vực của cái chết.
Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận ra những bài học quý giá về sự
sống khi phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, cách cư xử
nhân ái với đồng bào, đồng loại mà mỗi người đều cần phải có. Đó cũng
là một biểu hiện của lòng yêu nước.

24

Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

Bước ba: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cuộc hội thoại của
các nhân vật ở phần cuối truyện và ý nghĩa của chi tiết kết thúc truyện :
+ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế
nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy.
+ Việt Minh phải không?
+ Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới.
Học sinh phân tích và phát biểu, giáo viên nhận xét và nhấn mạnh
một số ý cơ bản :
. Đám người đói là biểu tượng để chỉ người dân nước ta trong nạn
đói thê thảm năm 1945, họ đang đứng bên bờ vực của cái chết. Những
người nghèo đói vì bị áp bức bóc lột đến cùng cực ấy đã vùng lên “ầm ầm
kéo nhau đi trên đê Sộp”. Họ kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, chia cho
người đói, giành lại những gì của mình đã bị bọn phát xít cướp mất. Họ
đứng lên đi phá kho thóc Nhật tức là họ đã nhận thức được thảm cảnh của
nạn đói, nguyên nhân của nạn đói, quyền sống và tự do của bản thân, gia
đình và dân tộc mình đã bị tước đoạt. Hành động của họ là sự đoàn kết
vùng lên đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt.
. Hình ảnh “Đằng trước có lá cờ đỏ sao vàng” là biểu tượng của Việt
Minh, của Đảng, của cách mạng. Chính tổ chức Việt Minh, Đảng, cách
mạng đã tiên phong, dẫn đường nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại bọn
thực dân phát xít xâm lược, mở ra con đường giải phóng, thoát nghèo, cứu
đói cho người dân.
. Hình ảnh “lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới” thể hiện niềm tin
tưởng lạc quan của nhà văn về tương lai thoát nghèo, giải phóng của nhân

dân.
Như vậy khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân ta sẽ phải sống cuộc
đời nô lệ, đói khổ. Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống ấy là phải đấu
tranh chống lại kẻ thù xâm lược, chủ động giành quyền sống và tự do.
Đó cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước.
5.9 Bài Rừng xà nu:
a. Kết quả cần đạt: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được :
- Tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm:
sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trên con đường đấu tranh chống
lại kẻ thù.
- Vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm
trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời
đại ngày nay.
b. Về tiến trình dạy học:
Bước 1: Tương tự như những bài học trên, giáo viên hướng dẫn học
sinh phân tích:
25
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


Giáo dục lòng yêu nước qua giờ học văn

+ Ý nghĩa hình tượng rừng xà nu.
+ Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể
hiện cho chân lí : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách
mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
+ Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng
điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm,…
Bước hai : Sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức bài học, giáo
viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề xã hội và giáo dục lòng yêu

nước cho học sinh qua hệ thống câu hỏi:
- Khi đế quốc Mĩ xâm lược nước ta, cuộc sống của dân làng Xô Man
thế nào ? Tìm và thống kê những chi tiết cho thấy tội ác dã man tày trời
của bọn bán nước và giặc Mĩ cướp nước đối với dân làng Xô Man nói
riêng cũng như đối với đồng bào ta nói chung.
- Trước hành động xâm lược tàn ác của đế quốc Mĩ và bọn tay sai,
dân làng Xô Man đã làm gì ? Nhận xét về thái độ và hành động của dân
làng đối với giặc ?
Bước ba: Sau khi học sinh thảo luận và phát biểu, giáo viên nhận xét
và nhấn mạnh một số ý:
- Thiên truyện bắt đầu bằng câu văn: “Làng ở trong tầm đại bác của
đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần,…Hầu hết đạn đạn
đại bác đều rơi vào ngọn đòi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu
hàng vạn cây, không cây nào không bị thương. …” . Đích nhắm bắn của
quân địch là làng. Mà làng thì nằm giữa rừng xà nu. Chúng nó nhắm bắn
vào làng mà cả một rừng cây còn tan hoang như thế thì nhân dân càng tang
tóc, bi thương. Tộc ác của giặc là tội thảm sát dân lành. “Từ ngày thằng
Mĩ- Diệm tới rừng núi này, không bữa nào nó không đi lùng, không đêm
nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng. Nó treo cổ anh
Xút trên cây vả đầu làng. Nó giết bà Nhan chặt đầu, cột tóc treo đầu
súng.” Chúng bắt chú bé liên lạc Tnú và tra khảo tàn ác suốc ba năm liền,
đến khi cậu trốn được về làng thì trên lưng còn hằn lên hàng trăm vết
chém ngang dọc. Chúng giết vợ con Tnú chết thảm, chúng đốt cháy mười
đầu ngón tay anh thành đuốc. Như vậy, nhân dân là nạn nhân của tộc ác
chiến tranh, là mục tiêu tiêu diệt của kẻ thù, bởi bản chất của giặc là tàn
ác, và cũng bởi chúng nhận thức rõ, nhân dân là những người giữ nước.
- Đối với nhân vật Tnú, ngay từ khi còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra là một
cậu bé sớm giác ngộ cách mạng và giàu tinh thần yêu nước. Khi bọn giặc
khủng bố và tàn sát những người dân làng đi nuôi giấu cán bộ cách
mạng“Chúng treo cổ anh Sút trên cây vả đầu làng , giết bà Nhan, chặt đầu

cột tóc treo đầu súng…) . Dù đã chứng kiến những cái chết bi thảm của
những người dân yêu nước ấy nhưng Tnú cũng không sợ. Cậu là đứa trẻ
hăng nhất trong đám trẻ xung phong vào rừng tiếp tế cho cộng sản với ý
26
Giáo viên : Lữ Thị Nhung – THPT Trấn Biên


×