Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

a1.Giai phap huu ich Giao duc dao duc HS THCS thong qua gio hoc Ngu Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.13 KB, 15 trang )

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THƠNG QUA GIỜ HỌC NGỮ VĂN
I. MỞ ĐẦU:

Từ lòch sử xa xưa của loài người, ông cha ta đã đặt chữ “ lễ, nghóa” “ Tiên học
lễ hậu học văn” lên đầu làm nền móng giáo dục đạo đức HS, con người. Thực
tế cho thấy Thầy giáo Chu Văn An đã cảm hóa được học trò bằng chính đạo đức của
mình và người học trò đã vì chữ “nghóa” với thầy mà làm việc nghóa cho đến muôn
đời sau vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Thế nhưng, để giữ được chữ “nghóa” quả là
điều trăn trở. Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào
con em mình có nhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để được vào trường
công, sau này vào được đại học,có một việc làm ổn đònh, chứ ít chú ý đến đạo đức
của con em mình. Vì thế HS đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy
cô giáo. Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, lười học, trốn học đi chơi
đang rất phổ biến. Trách nhiệm này thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội?
…rõ ràng là tất cả. Nhưng trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà trường. Với HS cấp II,
lứa tuổi thiếu niên được gọi là lứa tuổi chuyển tiến. Các em đã có sự biến đổi không
kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh lý cơ thể, trong thế giới
bên trong. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho HS được tốt, có hiệu quả, nhà trường
đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt,
là giáo viên chủ nhiệm dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi hơn. Làm thế
nào để người công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để bước vào đời?
Đây là câu hỏi luôn đặt ra cho nhà trường. Với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm
lớp 9 trong nhà trường và trực tiếp dạy bộ môn Ngữ Văn, bản thân tôi thấy trách
nhiệm, vò trí quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng to lớn trong việc
hình thành nhân cách HS. Đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn có rất
nhiều thuận lợi mà những môn học khác ít có được.
 Môn Ngữ Văn: có vò trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng
lực cảm thụ các giá trò chân, thiện, mó trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt
như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm
cho học sinh, góp phần hình thành ở học sinh biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn
bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ


phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác …
II. THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH:
1
1) Về phía học sinh :
Là học sinh vùng ven có cả, hầu hết các em là con em gia đình lao động, ưu điểm là
các em rất ngoan, biết vâng lời, chòu khó học tập. Ý thức tham gia vào phong trào
của lớp, của đội rất cao. Tuy nhiên, vì là con em gia đình lao động, bố mẹ các em đi
làm cả ngày, GVCN muốn gặp phụ huynh là rất khó, có những gia đình không có
điện thoại để liên lạc, có 3 HS bố mẹ li dò hoặc là mồ côi phải sống với bà con,
thành thử các em không được giáo dục chu đáo. Nhiều em học yếu, ham chơi điện
tử, chưa tự giác trong học tập
2) Về phía giáo viên:
Phần lớn giáo viên rất tâm huyết với nghề, tận tụy, hết lòng vì HS nhưng kết quả
vẫn chưa cao, chưa chấp hành tốt nội quy, hiện tượng đánh nhau còn nhiều. Làm thế
nào để HS chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tích cực tham gia vào các phong
trào hoạt động của lớp, của đội, của Đoàn và của nhà trường. Qua nhiều năm làm
công tác chủ nhiệm lớp, tôi đúc kết, góp nhặt từ kinh nghiệm, kiến thức từ thực tiễn,
từ sách báo, bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức HS phù hợp với
trường THCS Phan Chu Trinh thông qua các giờ học Ngữ Văn.
III. GIẢI PHÁP :
1) Giáo viên chủ nhiệm nắm vững tâm sinh lý của lứa tuổi HS:
Thiếu niên là lứa tuổi có nhận thức đa dạng, đang vươn lên làm người lớn ,lứa tuổi
này có tính cảm xúc cao, thoắt vui, thoắt buồn, thích lý sự và hay chống đối lại ý
kiến của cha mẹ và thầy cô. Đồng thời lứa tuổi này các em không thích sự quản lí
khắt khe của gia đình. Sẽ rất thuận lợi để giáo dục các em nếu như GVCN hiểu rõ
được đặc điểm này và trở thành một người đồng cảm chia sẻ với các em. Rõ ràng là
không có một phương pháp cụ thể nào cho bất cứ môn học nào ở nhà trường phổ
thông nếu ta không xuất phát từ đối tượng. Chương trình từ cấp I đến đại học phải
được cấu tạo khác nhau, tuy cùng một tác phẩm văn học dân gian “ Sọ Dừa” nhưng
mức độ khác nhau do nhận thức của đối tượng khác nhau. Ăng ghen đã nói:

“ Phương pháp là do đối tượng quyết đònh đối tượng nào phương pháp ấy ”.
Theo các nhà tâm lý học hiện đại trên thế giới người ta chia lứa tuổi HS phổ thông ra
làm 3 giai đoạn: Lứa tuổi thiếu niên bé, lứa tuổi thiếu niên lớn và giai đoạn tiền
thiếu niên. Trong sự phát triển của đời người thì sự phát triển của tuổi chỉ là một yếu
tố. Độ tuổi là quan trọng nhưng nó phụ thuộc vào môi trường, khả năng tiếp xúc với
đời sống xã hội. Tuy có những trường hợp cá biệt song nhìn chung HS trong 3 giai
đoạn này tương đối ổn đònh. Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên bé: Độ tuổi từ 10 đến
12, tương ứng với HS lớp 6,7. Theo các nhà tâm lý học thì đây là lứa tuổi nằm trong
2
những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứng thú
mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế giới nội tâm
và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp. Về hành vi các em còn
mang tính trẻ con, nhưng ý thức lại cho mình là người lớn. Các em thường mâu thuẫn
giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Các em đã có hứng thú và cảm xúc
mới mẻ, phương pháp hiếu động. Các em ngồi học không yên, hay nói chuyện riêng,
thiếu tập trung trong giờ học … Để ổn đònh được làn sóng này là điều rất khó. Chính
cái hiếu động cảm xúc ấy, bản thân nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn. Cụ
thể là năng khiếu sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học. Các em dễ dàng đồng cảm
với nhân vật, nhập cuộc sống với tác giả.

Đặc điểm nhận thức của HS lớp 8,9: Đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể
và năng lức cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã tập trung vào
nội tạng của mình. Các em gái đã bắt đầu viết nhật ký, tình cảm yêu đương. Tư chất
cá nhân từng HS đã hình thành khá rõ nét. Năng khiếu của các em dễ dàng nhận ra.
Với tập thể các em đã biết đoàn kết, bao che cho nhau kể cả những sai trái. Từ
những đặc điểm tâm sinh lý của 2 giai đoạn HS cấp II người giáo viên phải đề ra cho
mình những phương hướng cụ thể, ngoài công tác chủ nhiệm như thông qua giờ chào
cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua các giờ
học Ngữ Văn giáo viên lồng vào bài giảng một cách khéo léo, linh hoạt để giáo dục
các em.

2) Trong giờ học Ngữ Văn: Đầu tiên là tạo tâm thế thoải mái ngay từ đầu giờ
học, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải là đọc thuộc hết bài thơ hay ghi nhớ,
mà có thể bằng câu hỏi trắc nghiệm, những phần nào các em nắm chắc, nhất là học
sinh yếu kém để tự các em lựa chọn, giáo viên cần cộng thêm một điểm cho những
HS soạn bài tốt, trình bày vở cẩn thận, trả lời hay, có ý tưởng mới, hay phát biểu xây
dựng bài … Làm như vậy để các em ham thích môn học này, Nói cụ thể hơn là trong
các tiết giảng văn đối với học sinh lớp 9 văn bản nào cũng có thể khơi dậy sự tự
nhận thức sâu sắc, sau đây là một số ví dụ cụ thể: Khâu hướng dẫn các em soạn bài
ở nhà là rất quan trọng, yêu cầu các em đọc, nghiền ngẫm văn bản, ghi những ý
chính mình tâm đắc, tóm tắt văn bản ( nếu là văn bản tự sự ), đọc thuộc trước các
văn bản trữ tình, đọc trả lời câu hỏi. Nhất là trong phần bài giảng của mình giáo
viên linh hoạt lồng vào bài bằng xúc cảm thật sự, không nên gượng ép. Bởi lẽ,
những lời giảng hay của thầy có khi theo học sinh suốt cả cuộc đời. Phần lồng ghép
giáo dục đạo đức cho HS có thể bằng nhiều hình thức: Lời giảng của giáo viên,
tranh ảnh, băng hình, các em tự đặt câu hỏi, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ…Sau đây
3
chỉ là một vài ý tưởng trong các giờ dạy của mình mà chính bản thân tôi đúc kết
được.
 ĐỐI VỚI VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
 Phần giới thiệu bài với những văn bản “ Bức thư của lónh da đỏ”, “ Một ngày
không dùng bao bì ni lông”, “ Ôn dòch, thuốc lá” …GV có thể sử dụng tranh
ảnh, băng hình minh hoạ ghi những hình ảnh thiên nhiên bò tàn phá, rác thải, cảnh
ngập lụt, những người bò viêm phổi nặng do hút thuốc lá … hay là những bài báo viết
về dân số tăng dẫn đến nạn thất nghiệp để học sinh phát biểu, từ đó các em tự nhận
thức được.
- Giáo dục các em về lối sống giản dò, có văn hoá, trong cách ăn mặc nói năng …qua
văn bản “ Đức tính giản dò của Bác Hồ”, “Phong cách Hồ Chí Minh”, qua thảo
luận câu hỏi: Tìm hiểu về cách sống của Bác, lối sống giản dò, thanh cao của Bác
Hồ đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ? Em sẽ làm gì để
noi theo gương Bác? Giáo viên có thể giảng bình ở phần này: Với một vò lãnh tụ

suốt đời vì nước, vì dân -một người đã từng đưa đất nước Việt Nam từ bóng tối nô lệ
được làm chủ cuộc đời,một con người từng đi nhiều nước, nói nhiều thứ tiếng -một
con người vó đại như thế lại có một lối sống vô cùng bình dò, đạm bạc như vậy, thật
đáng cảm phục biết nhường nào !
- Có thể cho HS thi tìm những câu thơ, câu văn ngoài 2 văn bản đó nói lên sự giản dò
của Bác Hồ:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dò ,
Màu quê hương bền bỉ đậm đà …
Giọng của Người không phải sấm trên cao,
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Nơi Bác ở: sàn mây vách gió,
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
( Tố Hữu )
Người thường bỏ lại đóa thòt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ,
Tránh nói to mà đi rất nhẹ nhàng.
( Việt Phương)
 ĐỐI VỚI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI:
Qua “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, Truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu …các em thấy được
cảm hứng nhân đạo –lòng thương yêu con người sâu sắc, chan chứa để các em trân
4
trọng vẻ đẹp của con người, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật. Bồi dưỡng tư tưởng
cho các em biết chia sẽ với những con người tài hoa, bạc mệnh, biết làm việc nghóa
giúp đời …
 ĐỐI VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước qua truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân
- Cho các em trao đổi, thảo luận: Khi tương lai đất nước đang hi vọng vào sự cống
hiến của thế hệ trẻ hiện nay, bản thân em nghó như thế nào về việc học tập, rèn
luyện của bản thân? Những việc làm cụ thể đó là gì? Để từ đó các em nhận thức
sâu sắc biết sống đúng, sống đẹp là cống hiến cho đời. Giáo dục các em về tình

phụ tử trong chiến tranh, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt …Đặc biệt qua truyện “
Bến quê” của Nguyễn Minh Châu làm cho các em tự cảm nhận được những vẻ đẹp
bình dò mà quý giá xung quanh mình.
 ĐỐI VỚI CÁC TIẾT THI LÀM THƠ 5 CHỮ, 7 CHỮ, 8 CHỮ:
- GV hướng dẫn các em tập làm thơ theo chủ đề ví dụ như: về mẹ, về tình bạn, tình
thầy trò, tình cảm quê hương, … có những em có bài thơ rất độc đáo, những giờ học
như vậy khiến các em nhớ mãi.
- Có những bài thơ về Tình thầy các em làm như sau:

Nghó về thầy
Em như con thuyền nhỏ
Giữa biển trời mênh mông
Thầy như người cầm lái
Đưa thuyền em ra khơi.
Em như cánh diều nhỏ
Giữa bầu trời bao la
Thầy như là ngọn gió
Nâng cánh diều bay xa.
Năm tháng vẫn trôi qua
Biển đời dâng đầy sóng
Thầy như là người cha
Dắt em vào cuộc sống …!
5
 ĐỐI VỚI CÁC GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT:
- Ở các tiết học này giáo viên có thể linh động tuỳ theo từng bài để lồng ghép ví dụ
như: khi học “câu cầu khiến” thì cho các em thi đặt câu về chủ đề “ Bảo vệ môi
trường”:
 Bạn hãy bỏ rác đúng nơi quy đònh !
 Chúng ta đừng vứt rác bừa bãi !
Mọi người hãy giữ gìn vệ sinh chung ! …

“Khuyên bạn trong học tập”, “ Chấp hành nội quy trường, lớp”…
- Với bài: “ Câu cảm thán” thì cho các em viết đoạn văn nói về cảm xúc của em
trước sự quan tâm chăm sóc của mẹ, trong đó có dùng câu cảm thán …( Tình cảm của
mẹ dành cho em sâu sắc biết nhường nào ! ). Hay cho các em thi đặt câu dựa vào
các tác phẩm: Lão Hạc, Cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng…đặt những câu cảm
thán?
 Chao ôi ! Sự hi sinh của cụ Bơ-men thật cao cả.
 Cái chết của cô bé bán diêm thật thương tâm biết bao.
 ĐỐI VỚI CÁC BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN:
Cách ra đề của giáo viên cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng đắn về nhiều
mặt ví dụ ở lớp 7 có “ Biểu cảm” cho các em phát biểu cảm nghó về người
thân( với bố mẹ, ông, bà…), ở lớp 8 có bài viết số 7, có những đề bài có ý nghóa giáo
dục rất cao: Hãy nói “không” với các tệ nạn. ( Gợi ý: Hãy viết một bài nghò luận
để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên
quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp
xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…). Qua bài viết này, học sinh tự nhận thức
được các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy …là thói hư tật xấu
gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư
tưởng, đạo đức, sức khoẻ, kinh tế, nòi giống …Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu
dài của đất nước, dân tộc. Từ đó các em biết kiềm chế trước những thú vui không
lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc
sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn.
Ở lớp 9, bài viết số 5, có rất nhiều đề bài rất gần gũi với đời sống thường nhật, có ý
nghóa giáo dục sâu sắc ví dụ: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều
bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý
kiến của em về hiện tượng đó. Sau khi gợi ý các em làm dàn bài đề này, giáo viên
6

×