Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho học sinh lớp 10 qua tiết Lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.8 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN
MÔN LỊCH SỬ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, TINH THẦN DÂN TỘC
CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Giáo viên: NGUYỄN KIM DUNG
Năm học 2013-2014
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương từ lâu được xem là bộ phận không thể thiếu của lịch
sử dân tộc, tuy nhiên lịch sử địa phương lại chưa được học sinh chú ý. Trước
đây trong phân phối chương trình môn lịch sử của cấp PTTH và PTCS chủ
yếu là tìm hiểu về lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng.
Khối 10 học lịch sử thế giới cổ trung đại, lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy,
thời kì dựng nước và chống phong kiến phương Bắc. Khối 11 học lịch sử thế
giới cận đại, một phần lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử Việt Nam thời kì bị
thực dân Pháp xâm lược. Khối 12 học lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000),
lịch sử Việt nam từ 1919 ->2000. Giáo viên và học sinh chỉ tuân thủ theo
SGK, lấy SGK làm tài liệu cơ bản, có những địa phương từng diễn ra những
sự kiện lịch sử tiêu biểu, song học sinh cũng chỉ nắm được chung chung và
thậm chí các em cũng không biết được địa phương mình có những di tích lịch
sử và công trình văn hóa nào. Sau này BGD có đưa vào phân phối chương
trình tiết dạy lịch sử địa phương, nhưng hầu như giáo viên đều bị lúng túng, vì
không biết phải dạy như thế nào cho đúng, cho đủ.
Xuất phát từ thực tế đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, SGD-ĐT thành phố
Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định –
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, đã tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu
lịch sử địa phương Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi có tài liệu này, giáo viên
và học sinh đã có cơ sở để thực hiện tiết dạy và học dễ dàng hơn, có dịp tìm
hiểu thêm về nơi mình đang sinh sống.


Là giáo viên công tác tại thành phố này đã hơn 30 năm, được chứng kiến
nhiều diễn biến thăng trầm của lịch sử trong thời kỳ đất nước đổi mới và cũng
hiểu rõ lịch sử hơn 300 năm của thành phố, nên tôi muốn qua tiết dạy lịch sử
địa phương, giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử
vùng đất mà các em đang sống, cảm thấy tự hào, yêu quý quê hương mình
hơn và sống sao cho xứng đáng với công sức của các thế hệ cha anh đã không
tiếc xương máu, bảo vệ và xây dựng thành phố quê hương mình.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận
Lịch sử địa phương được xem là một bộ phận không thể thiếu được của lịch
sử dân tộc, chính những anh hùng, những danh nhân, những địa danh, những
vùng đất của từng địa phương đã làm nên lịch sử cho dân tộc, đi vào tâm chí
người dân Việt Nam, nhưng đôi khi ngay tại địa phương mình đang sinh sống,
cũng còn có nhiều học sinh chưa hiểu hết hoặc không biết được những gì đã
và đang xảy ra
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ hơn 300 tuổi, so với lịch sử hàng ngàn năm của
dân tộc, thì đây là một thành phố còn rất trẻ, tuy nhiên từ khi hình thành , nơi
đây đã sớm trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước.
Việc tìm hiểu về lịch sử thành phố trở nên hết sức cần thiết đối với thế hệ trẻ
ngày nay.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử đã nhiều năm, tôi nhận thấy
một số vấn đề thực tế đang tồn tại trong trường mình và tại các trường bạn:
+ Hầu hết học sinh chưa hiểu rõ về lịch sử nơi mình đang sinh sống, học
tập.
+ Ngoài những nhân vật lịch sử có tên tuổi, những địa danh nổi tiếng,
thường được nhắc đến trên phương tiện truyền thông, các em còn biết, còn
nhữg nhân vật lịch sử, danh nhân, di tích lịch sử, di tích văn hóa khác ít được
nêu tên thì hầu như các em không hề biết.
+ Áp lực các môn học quá nặng nề, các em phải tiếp thu một lượng kiến

thức quá nhiều, chỉ cần làm hết số bài tập, bài học trên lớp là các em không
còn thời gian để tìm hiểu điều gì khác.
+ Một số giáo viên bộ môn sử còn xem nhẹ tiết dạy lịch sử địa phương,
việc đầu tư cho tiết dạy chưa nhiều, chỉ chú trọng nội dung trong sách giáo
khoa.
+ Trong quá trình dạy tiết lịch sử địa phương, một số giáo viên chưa có
biện pháp kiểm tra thích hợp, coi tiết dạy như tiết phụ, chưa tiến hành kiểm
tra đánh giá, nên các em học sinh cũng học cho có lệ.
+ Việc đầu tư cho tiết dạy còn ít, không sưu tầm, bổ sung thêm kiến thức,
chỉ truyền tải những gì có trong tài liệu, vì vậy không khuyến khích các em
tìm tòi thêm.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi muốn thông qua tiết dạy lịch sử địa phương
giáo dục cho các em học sinh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, yêu quý nơi
mình đang sinh sống, sống có trách nhiệm hơn, góp công sức xây dựng thành
phố ngày càng tươi đẹp hơn.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài này để nêu
lên những kinh nghiệm bản thân đóng góp một ý kiến nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng tiết dạy lịch sử địa phương.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành
- Trước tiên để dạy tiết lịch sử địa phương, bản thân tôi đọc kĩ tài liệu do
SGD –ĐT biên soạn, sau đó tôi tìm thêm tư liệu, tranh ảnh, phim, lược đồ để
minh họa cho bài học thêm sinh động.
- Khi dạy lịch sử địa phương cho khối 10 về di tích lịch sử - văn hóa ở
thành phố Hồ Chí Minh, tôi phải cho các em hiểu rõ khái niệm di tích lịch sử-
văn hóa, sau đó hướng dẫn các em biết phân loại di tích lịch sử-văn hóa, tiếp
đến là các điều kiện để được công nhận là công trình, hiện vật là di tích lịch
sử - văn hóa. Các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như thế nào? Ý nghĩa ra
sao.
- Tới nội dung: Một số di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tiêu biểu ở
thành phố Hồ Chí Minh, với từng di tích, tôi sẽ vừa cho học sinh tìm hiểu

những nội dung trong tài liệu, mặt khác tôi sưu tầm thêm nội dung bên ngoài
cho phong phú. Ví dụ: Hội trường Thống nhất- di tích lịch sử, ngoài phần
kiến thức có trong tài liệu tôi còn nói thêm cho học sinh hiểu thêm về việc tại
sao hội trường Thống nhất lại được xây tại vị trí đó, sự kiện xe tăng của ta
tiến vào đây năm 1975 ra sao Căn cứ Rừng Sác, tôi kể thêm về chuyến dã
ngoại của bản thân tôi, được tận mắtchứng kiến và nghe kể lại những khó
khăn gian khổ và sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ đặc công, từ việc
chưng cất lấy nước ngọt đề dùng đến việc chống chọi với bầy cá sấ hung hãn
ra sao
- Sau bài học hướng dẫn trên lớp , tôi tiến hành cho các em học sinh đăng
kí nộp một bài về một di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa, các bài không được
trùng lặp, thời gian nộp bài là hai tuần, các em có thể lên mạng tra tìm thông
tin, cũng có thể các em đi thực tế. Yêu cầu của bài phải có: tên di tích, địa
điểm tọa lạc, nội dung, hình ảnh liên quan đến di tích, thời gian được công
nhận, cấp công nhận, cuối cùng là phần viết vế cảm nghĩ của các em khi tìm
hiểu về di tích đó.
- Tôi tiến hành làm theo biện pháp này trong hai năm học (211-2012), (2012-
2013). Năm học 2011-2012, do chưa có kinh nghiệm và mới thí điểm tại một
lớp 10a3, nên kết quả chưa được tốt lắm, có nhiều học sinh còn chọn đề tài
trùng lặp, bài làm của các em còn sơ sài. Rút kinh nghiệm sang năm học
2012-2013, đầu tiên tôi cho hai lớp 10 chuyên Văn và 10 chuyên Anh đăng kí
di tích sẽ chọn cho lớp trưởng, sau đó lớp trưởng nộp lại danh sách đăng kí
cho tôi, sau khi nhận danh sách học sinh đăng kí, tôi hướng dẫn học sinh cách
làm bài, ngoài việc đăng kí đề tài theo như yêu cầu trên, tôi cho các em làm
thêm phần cảm nghĩ của bản thân vào cuối bài làm.
+ Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy rất có hiệu quả, hai lớp 10
Chuyên Văn và Chuyên Anh, các em đã viết bài rất tốt, hầu hết các em đều
nói rằng sau khi tìm tài liệu để viết bài, càng hiểu rõ hơn về thành phố mình
đang sinh sống và càng yêu quý quê hương mình hơn.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Sau đây là một số bài viết của học sinh
Em Huỳnh Minh Nhật lớp 10 chuyên Anh (2012-2013), viết về di tích
“Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh” và phần cảm nhận như sau: Lúc đầu khi
cô giao cho lớp bài tập này, em cảm thấy chủ đề này thật nhàm chán, tại sao
cô không bảo chúng em làm ở đâu xa xa một tí, em đã ở thành phố này cũng
gần 16 năm rồi, mọi thứ quá quen thuộc với em cũng như các bạn. Nhưng khi
tìm hiểu lòng vòng các công trình kiến trúc cũng như các công trình văn hóa
của thành phố, suy nghĩ của em lúc đó đã thay đổi, có quá nhiều điều em chưa
biết hết về thành phố mình. Cũng như Bưu điện thành phố vậy, em đã biết đến
nó từ lâu, nhìn thấy nó không biết bao nhiêu lần, và suy nghĩ trong em về tòa
nhà này đơn giản chỉ là “Bưu điện thành phố, nơi để gửi thư chứ gì”, thế thôi
không có gì khác. Nhưng khi được phân công làm bài, em chọn di tích nà và
khi tìm hiểu, dường như tầm mắt em được mở mang một cách đáng kể, nếu
như không có bài tập này chắc hẳn em cũng chẳng bao giờ thèm lên Google
gõ Bưu điện Thành phố đâu.
Sau khi tìm hiểu, em cảm thấy thật sự tự hào về chính đất nước này, thành
phố này. Có thể nền kinh tế nước ta vẫn còn thua kém những nước phương
Tây, nhưng một điều chắc chắn rằng chúng ta không hề thua kém họ về bề
dày lịch sử cũng như những công trình kiến trúc mang tính đặc sắc và độc
đáo.
Em Vũ Thị Kim Oanh lớp 10 CV viết về Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ như
sau: Khu căn cứ Rừng Sác là một minh chứng sống trong quá thời gian chống
đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân ta. Có thể nói nơi đây là một căn cứ khiến
cho quân giặc mất ăn mất ngủ, đồng thời nơi đây cũng đã chứng kiến biết bao
sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã xả thân vì đất nước. Tại mảnh đất lịch sử
này đã thấm biết bao máu xương của ông cha ta, có thể nói nơi đây là địa
điểm tham quan hết sức bổ ích và có ý nghĩa đối với các thế hệ trẻ ngày nay,
bởi lẽ có tận mắt chứng kiến những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ Rừng
Sác, chúng ta mới thấy yêu quê hương đất nước hơn, cảm thấy tự hào về
thành phố mình đang sinh sống đã sản sinh ra những con người bất diệt. Trên

đất nước Việt Nam còn có rất nhiều di tích lịch sử, nhưng bản thân em vẫn có
nhiều ấn tượng về căn cứ Rừng Sác vì đó là nơi thuộc thành phố mà em đã
sinh ra và lớn lên, em phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn di tích này.
Em Lê Lan Quỳnh Như lớp 10 CV viết về Dinh Độc Lập như sau: Vào
năm 7 tuổi, em được bố mẹ cho vào tham quan Dinh Độc lập, lúc đó vì còn
nhỏ và nhận thức còn non nớt nên em chỉ nhớ được là ở đó có đông người, có
bàn ghế đẹp. Năm 16 tuổi trở lại đây lần thứ hai, em mới cảm nhận hết những
gì đã diễn ra tại nơi đây, ngoài sự thán phục về thiết kế những căn phòng sang
trọng, trang thiết bị hiện đại, em còn biết tại nơi đây đã chứng kiến sự sụp đổ
của một chính quyền tay sai thân Mĩ, là nơi là cờ cách mạng tung bay vào
ngày 30 tháng 4 năm 1975, thời khắc lá cờ tung bay phấp phới trên Dinh Độc
Lập cũng chính là thời điểm kết thúc hơn 20 năm đấu tranh chống Mĩ xâm
lược, khép lại một trang sử đau thương của dân tộc, mở ra một trang lịch sử
mới.
Em Lê Đinh Nhân lớp 10CV viết về di tích lịch sử Vùng Bưng sáu xã
(Thuộc quận 9, TP Hồ Chí Minh):
Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều di tích lịch sử, nhưng đối với em,
Vùng Bưng sáu xã là Ấn tượng nhất, nơi đây có lẽ rất lạ với nhiều người,
nhưng đối với em nó rất quen thuộc, vì đây là nơi em sinh ra và lớn lên, ngay
từ lúc còn nhỏ em thường được nghe mẹ kể với giọng điệu rất trang trọng và
tự hào, sau này cô giáo dạy sử cấp hai lại kể về di tích này, một chiến trường
quyết liệt giữa quân ta và thực dân Pháp, nơi mà khi hừng đông là địa bàn của
Pháp, khi đêm xuống lại là tử địa của chính chúng. Nơi chứng kiến bao tội ác
dã man của kẻ thù khi chúng cho chặt đầu các chiến sĩ cách mạng. Sau này
Vùng Bưng sáu xã trở thành căn cứ thời kì chống Mĩ xâm lược, là địa bàn cơ
động vô cùng quan trọng của lực lượng vũ trang, là nơi xuất phát của lực
lượng vũ trang trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975,
chính vì vậy chính quyền Sài Gòn và Mĩ đã phải lập một vành đai trắng để cô
lập Vùng Bưng sáu xã. Có thể nói những di tích có giá trị lịch sử có rất nhiều
tại thành phố này, nhưng em vẫn thấy tự hào về vùng đất mà em đang sinh

sống, một di tích lịch sử góp phần không nhỏ vào sự nghiệp thống nhất nước
nhà.
Em Huỳnh Nguyễn Thanh Trúc lớp 10 CV viết về Địa đạo Củ Chi:
Em rất thích địa đạo Củ Chi, em đã từng đến tham quan nơi đây và tự hỏi
không biết bằng cách nào mà ông cha ta đã đào được một hệ thống hầm
ngoằn nghèo và độc đáo như vậy, em thật sự ngưỡng mộ tài năng và sự sáng
tạo của ông cha bằng mọi cách để chống lại kẻ thù.
Em Phan Ngọc Anh Thơ lớp 10 CA viết về địa đạo Phú Thọ Hòa:
Sau khi được tìm hiểu về địa đạo Phú Thọ Hòa em rất thán phục sự sáng
tạo của ông cha ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, cũng như nhiều địa
đạo khác, địa đạo Phú Thọ Hòa thể hiện trí tuệ của nhân dân ta khi xây dựng
một công trình hiểm hóc tạo diều kiện cho quân ta chống trọi lại một đội quân
đông, vũ khí hiện đại, tối tân. Quan sát địa đạo có thể thấy sự quyết tâm đánh
giặc của cha ông ta, không quản hy sinh gian khổ, phải đào liên tục trong 6
tháng mới hoàn thành, chính nơi đây là hầm vũ khí, là nơi ém quân, là hầm bí
mật trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, góp một phần
không nhỏ vào thắng lợi hôm nay. Nhiều du khách đến tham quan đã không
khỏi ngỡ ngàng trước sự khéo léo, tài tình của người Việt Nam.
Em Nguyễn Dạ Lam lớp 10 CA viết về bảo tàng Hồ Chí Minh:
Em đã được tham quan và rất ấn tượng về Bảo tàng Hồ Chí Minh, đây
chính là nơi lưu giữ những kỉ vật về vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam-
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta đến đây để tưởng nhớ, chiêm nghiệm, học
tập và noi gương Bác, em đã từng bước vào bảo tàng với một tâm trạng háo
hức, tò mò để rồi khi bước chân ra về lòng ngổn ngang đầy cảm xúc, cảm
phục một con người vĩ đại như Bác, bất ngờ khi tự mình hiểu ra thêm một
chút gì ở Bác, những điều mà ở trường không thể nhận ra, có một chút ngậm
ngùi khi nhìn ảnh Bác lúc lâm chung và tự hỏi mình đã làm được gì để xứng
đáng là con, cháu Bác. Chỉ đến thăm bảo tàng một lần nhưng để lại trong em
sự cảm phục vị cha già của dân tộc.
Trên đây chỉ là một số bài viết của các em, tôi xin trích lại để thấy được

tiết dạy lịch sử địa phương của tôi ít nhiều cũng có tác dụng trong việc giáo
dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho học sinh.
3. Kết luận
Tiết dạy lịch sử địa phương chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn (2 tiết trong
một năm học), nhưng thông qua hai tiết dạy này, tôi đã trang bị cho các em
một số kiến thức sơ lược về thành phố các em đang sinh sống. Trong trang
lịch sử hào hùng của dân tộc, lịch sử địa phương là một phần không thể thiếu,
dù sinh sống ở bất kì nới đâu các em cũng cảm thấy tự hào về nơi mình đã
sinh ra, tự hào về những đóng góp của địa phương trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập.
Đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy tiết
lịch sử địa phương, tôi ghi lại để đồng nghiệp tham khảo, có thể có các đồng
nghiệp có nhiều sáng kiến hay hơn tôi và tôi cũng cần nghĩ thêm những biện
pháp khác tốt hơn, học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để thông
qua tiết dạy của mình nâng cao hơn nữa chất lượng môn học, đồng thời tạo
động lực cho học sinh yêu thích hơn nữa môn lịch sử.

×