Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 166 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VIẾT VĂN – BÁO CHÍ
***

TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(KHÓA 12, NĂM 2009 – 2013)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : NGUYỄN VĂN PHƯỢNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

HÀNỘI – 2013

1


Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình, các anh chị, các
em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới
cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa Viết văn –
Báo chí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Ngô Văn Giá, cùng các thầy cô khác đã hết lòng giúp đỡ,
dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhà văn Khuất Quang Thụy, một người đáng kính trong công việc cũng như
trong cuộc sống. Thầy đã động viện giúp đỡ và chỉ bảo cho em rất nhiều để em
có thể hoàn thành được luận văn này.


Nhà phê bình Nguyễn Văn Phượng đã chỉ bảo và giúp đỡ cho em rất nhiều trong
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho em
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Xin cảm ơn các cơ quan giúp đỡ em trong quá trình kiến tập, thực tập đã cho em
rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này.
Xin cảm ơn các anh chị ở những khóa trước, khoa Viết văn – Báo chí, đã nhiệt
tình giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập, góp ý làm đề tài tốt nghiệp và
định hướng cho nhiều bước đi trong cuộc sống phía trước.
Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em và bạn bè trong lớp K12, các anh chị em
và bạn bè lớp K13, các anh chị em và bè lớp Viết báo K1, các anh chị em lớp
Viết báo K2 đã động viên và giúp đỡ trong những lúc em gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, người thân và bạn bè đã luôn ở bên
cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.
Cá nhân em khi bước chân vào học tai nơi đây là những bước đầu đi vào lĩnh
vực văn chương thế nên em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy, em không
tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
2


Tóm tắt tác phẩm
Tên nhân vật chính là Chủng, lúc nhỏ là thần đồng ở Tây Đô, lớn lên thi đậu
Học viện chính trị Tây Đô. Chủng về làm ở thành ủy Tây Đô nhưng do chán với
cung cách làm việc ở đó đã bỏ xuống Hà Nội làm chở hàng. Xuyên suốt câu
chuyện chủ yếu nói về khát vọng muốn làm một cái gì để thay đổi thời cuộc của
xã hội của nhân vật Chủng.
Mở đầu tiểu thuyết Chủng thất vọng đã bỏ hết ước mơ rồi đi chở hàng và quen
với Thảo.Đoạn đầu chủ yếu nói về suy nghĩ của Chủng về phương trâm giáo dục

của xã hội những năm 2018 thông qua nhân vật Dự, con trai của Thảo.
Khi Chủng gặp cảnh chia ly của cha con Thảo, do Dự vào trại giáo dưỡng, thì
Chủng nghĩ thương cha mẹ ở quê đã quyết tâm trở lại cái chí hướng của mình
ngày trước. Sự giao thoa của đoạn đầu với đoạn kế tiếp là những chiêm nghiệm
của Chủng về nền kinh tế thời hiện tại.
Chủng về quê không dám về nhà mà ra ngoài chỗ mộ người em.Ở đó Chủng gặp
ông Quản, tên thật của ông này là Thúc. Đoạn này nói về ông Thúc trước là cán
bộ nhưng ông trời quả báo đã mất đi vợ, con trai, con gái, chỉ còn người con út
rất ngoan ngoãn. Con út là hình tượng mới của những người làm nghề giáo. Con
út cũng là phần thưởng xứng đáng khi ông Thúc biết sửa đổi lỗi lầm của mình.
Ông Thúc đã bỏ tiền xây điện thờ, trồng cây cối quanh nghĩa địa, giúp những
người bị mất người thân.Đoạn này muốn nói đến bên cái xấu của cúng bái, đồng
cốt thì nó cũng có những mặt tốt đẹp.Ông Thúc từ chỗ đáng ghét lại trở thành
người đáng quý trong mắt người dân.
Chủng đã được người em hóa thành thần Pường mách bảo chỉ đường.Điện thờ
của ông Thúc chính là thờ thần Pường. Thần Pường là một vị thần quan trọng
trong tiểu thuyết này. Tiểu thuyết muốn đả kích cái chế độ cha mẹ làm hết khiến
con cái không muốn làm gì mà chỉ hưởng thụ. Thần Pường đạo được dựng lên
nhằm thôi thúc chí khí lớp thanh niên trẻ lười lao động hiện nay.

3


Sau khi từ chối lời mời của ông Thúc ở lại cai quản điện thần Pường thì Chủng
được thần Pường chỉ đường đến với một thung lung thần tiên, nơi mà Chủng có
người sẽ truyền cái đạo thần Pường cho.
Chủng được thần Pường đưa đến một cái thũng lung nằm tách biệt với thế giới
xung quanh.Chủng đến được thung lũng đó cũng phải rất vất vả, thậm chí còn có
những lúc dường như cái chết đã kề bên.
Đến thung lũng Chủng được thầy Sung truyền cho đạo, được ba năm thì thầy

Sung mất thọ 102 tuổi. Thầy Sung cũng như Chủng được thầy Hồng ngày trước
truyền cái đạo thần Pường này cho. Ngày đó thầy Hồng cũng gặp thầy Sung 3
năm rồi mất và cũng thọ 102 tuổi.
Chủng ở đó đề tang thầy ba năm rồi xuống núi, mặc dù trong lòng Chủng không
muốn đi. Chủng lẽ ra phải đi từ ba năm trước nhưng muốn đợi xem có ai rơi từ
trên xuống không để truyền cho cái đạo rồi ở lại vĩnh viễn ở đây nhưng không
gặp ai đành phải đi.
Đoạn tiếp theo thì Chủng bị chết đuối trôi sông. Khi vớt lên thì người trần
truồng, râu ria đầy mình, thân hình gầy gò. Chủng bị người dân coi là người
rừng, là quái vật.Đoạn này muốn nói đến việc người dân trong cái xã hội hậu
hiện đại đang thiếu thánh để tôn thờ.Hình ảnh thần Pường lúc nay như là một
biểu tượng mới cho nhân dân hướng tới.
Quãng thời gian này Chủng nổi tiếng do cung cách làm báo hiện nay, cứ thấy gì
lạ là báo chí đua nhau vào khuấy lên. Chủng bị giam vào tù.Ở trong tù gặp Bỉu,
đại ca xã hội đen, đã cứu mạng trong hoàn cảnh khác nghiệt của nhà tù.
Chủng được gia đình lên đón nhưng bỏ chốn vì muốn thực hiện cái thần đạo của
mình.Về đến Hà Nội là cảnh khó khan kiếm sống ở cái xã hội thực tại. Chủng
may mắn gặp được những người bạn bè học cùng ở Học viện chính trị Tây Đô.
Cát Lâm muốn Chủng đi làm báo nhưng Chủng vẫn khao khát làm chính trị và
nhất định khước từ như ngày vừa ra trường.Cuối cùng Cát Lâm bật mí cho
Chủng tìm đến tướng Danh, một người rất có tiếng tăm trong xã hội bấy
giờ.Tướng là hình mẫu điển hình cho tầng lớp lãnh đạo cấp cao.
Gặp tướng lần nhất bị tướng Danh khước từ Chủng lên nhờ Lão Gia Hà, người
bạn ngày xưa cùng chí hướng, nhưng người bạn này đã thay đổi cách

4


nghĩ.Chủng nhờ Lão Truyền gặp được tướng nhưng không thành công.Chủng bỏ
đi Kỳ Anh định viết cái đạo của mình thành sách rồi sau này đời sau thực hiện.

Trước khi tướng Danh cho Mãnh, con trai của mình, mời Chủng về làm thì có
nói đến tướng.Đoạn đó viết về sự hình thành nên cái Viện tình báo của tướng.
Tiền thân của viện là sự liên kết giữa xã hội đen và công an. Xã hội đen do anh
thứ hai của tướng cầm đầu còn bên công an do anh cả của tướng. Sự liên kết này
đã tạo nên một xã hội yên bình ở Tây Đô.Đây là cái xã hội mà cuốn tiểu thuyết
muốn nói đến.Xã hội đó tạm gọi là thời kì tiền đại đồng.
Mãnh đi tìm Chủng rất gian nan. Ban đầu Mãnh không tin cha mình vì đánh giá
Chủng quá cao nhưng sau khi gặp lão Truyền, lão Tỷ, lão Hàn Sơn, lão Bạch
Long thì khâm phục Chủng. Tình bạn đẹp đẽ của Chủng với những người bạn và
sự thông minh của họ đã khiến Mãnh thay đổi tư tưởng.
Kết thúc Chủng nhận lời về Bắc và tương lai phát quang được thần Pường đạo
để giúp xã hội đẹp đẽ hơn của Chủng có cơ hội thực hiện.
Hết

Tiền đại đồng
Đại đồng người ta đã nhắc tới nhiều và cũng thường xuyên mơ về cái ngày
đại đồng tốt đẹp cho nhân loại. Có một thanh niên luôn khát khao lí tưởng đại
đồng, người thanh niên ấy đã thấm nhuần học thức phương tây và triết lí phương
đông. Đại đồng có thể sẽ không bao giờ đến được với xã hội loài người và cũng
có thể sẽ đến được với xã hội loài người. Nhưng suy nghĩ và lí tưởng của người
5


thanh niên ấy thì hoàn toàn tốt đẹp. Con đường để người thanh niên ấy đạt được
cảnh giới của sự chín chắn không hề dễ dàng. Bên cạnh sự vươn lên ý chí thì sự
may mắn cũng luôn mỉm cười với người thanh niên ấy. Người thanh niên mang
dòng máu cha Rồng mẹ Tiên ở quê hương Việt Nam tươi đẹp đó là ai?
1. Tương lai tươi sáng
Trẻ con không thể làm được cái việc mà bề trên cứ muốn. Mệnh trời thì
mấy ai cưỡng lại được. Ép dầu, ép mỡ chứ ái ép được bản năng con người. Ví

như con một người bạn Chủng quen đã không học được, cũng không muốn học
thì ép nó học làm gì. Học nữa học mãi rồi cuối cùng phải vào trại giáo dưỡng thì
ép học làm gì.
Con người ta sinh ra đã được trời phú cho cái tính cách. Thế giới hơn bảy tỉ
người có ai giống hệt ai về bản thể huống chi là tính cách. Người ta lại đổ lỗi tại
môi trường sống. Môi trường tốt nhưng chưa hẳn con cái đã tốt. Môi trường xấu
cũng chưa hẳn con cái đã xấu. Thế nên người ta không nên quy hết trách nhiệm
do môi trường sống được.
Người ta có thể nhầm tưởng cái gia đình mình tốt nhưng đó cũng chỉ là cái
phù hoa bên ngoài đập vào mắt. Hãy thử nhìn gia đình về nhiều góc độ chẳng
hạn cái khía cạnh gọi là nhân sinh quan xem hẳn đã tốt chưa. Xã hội có thể cho
là một gia đình nào đó không tốt nhưng chưa hẳn, họ có thể không tốt ở chỗ này
nhưng một khía cạnh nào đó có thể họ tốt. Người ta cho ra rất nhiều định luật,
định lí, định nghĩa, nguyên tắc, nguyên lí về bất cứ vấn đề gì nhưng ở cái khoản
xây dựng tính cách của con người thì chưa có ai đưa ra được. Người ta vẫn phải
dùng câu: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, để bảo chữa cho sự kém cỏi về công
tác nghiên cứu tính cách con người. Thế nên tính cách của mỗi con người chỉ có
tương lai phía trước mới nói lên tất cả.
Chủng biết rõ chuyện của Dự là vì làm cùng với Thảo. Thảo là cha ruột của
Dự. Thảo sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Quê gốc của Thảo là ở Phú Thọ. Đời ông
nội của Thảo đã xuống Hà Nội sinh sống. Thảo cũng chỉ biết là gốc ở Phú Thọ
chứ có về đó bao giờ. Nói chung đến đời Thảo đã là người Hà Nội thực sự.
Thảo thân hình nhỏ con, gầy gò, hơi đen. Tính cách hay giận rỗi, hơi sĩ
diện nhưng kéo lại rất nhiệt tình với bạn bè.

6


Thảo lấy vợ tên Tâm, người Hà Nam, làm công nhân may. Hai người sinh
một đứa con trai đặt tên là Dự. Dự được hai người chăm lo rất chu đáo. Dự khác

hẳn với hai người. Dự to béo, nghịch ngợm, hay nổi cáu. Hai người cảm thấy rất
hạnh phúc khi đứa con mình béo khỏe. Béo khỏe trước rồi mới nghĩ tới cái
tương lai tươi sáng. Sức khỏe với con người là vốn quý. Dự được vậy hai người
phải ăn tằn tiện lắm. Hai người cũng chỉ mong sao cái tương lai của mình sáng
hơn đời mình mà thôi.
Thời gian khiến hai người càng hoảng hốt về cái tương lai của mình. Năm
Dự học lớp sáu đã đánh nhau to với một cánh lớp chín ở cùng trường học. Sự
kiện ấy châm ngòi cho một cuộc sáo trộn trong gia đình hai người những ngày
tháng tiếp sau đó.
Thảo có lần tâm sự với Chủng: “Anh ngán lắm rồi. Anh chẳng thiết làm ăn
gì hết”. Chủng nghe Thảo nói vậy mà nghĩ về cái thời quá khứ của mình cũng
từng như Dự bây giờ. Kí ức những trận đánh nhau nhau lại dội về đầu Chủng.
Chủng nhìn Thảo thêm thương cha mẹ mình ngày ấy. Chẳng lẽ sự đời lại luôn
quay vòng vậy sao. Chủng chẳng biết khuyên gì Thảo bởi chính bản thân mình
ngày trước cũng hay đánh nhau như vậy.
Cuộc đời là thế đấy. Khi con người ta nhận ra những lỗi lầm ngày trước thì
con tim nhót lên một cảm giác ân hận. Chủng đang ân hận. Giá mà thời gian có
quay ngược lại thì nhất định Chủng sẽ không đánh lộn mà chăm chỉ học hành.
Chủng nhận ra được lỗi lầm và cũng rất nhiều người nhận ra được lỗi lầm khi
chứng kiến cảnh tượng chính bản thân mình trước mắt. Nhưng một điều người ta
không làm được là chỉ biết ân hận. Sửa cái ân hận trong quá khứ nhưng người ta
quên mất rằng thực tại sẽ nảy sinh ra cái ân hận mới. Con người ta phải sửa
được cái ân hận trong tương lai thì mới đúng là chuẩn xác.
Đường đời phía trước luôn có đôi ngả. Hoặc là bình bình an phận hoặc là tự
tin vào chính mình. Chủng chọn cách hai thì sự ân hận sẽ còn đến nhiều là điều
khó tránh được.
Dự không phải một mình hung tợn như Chủng mà Dự có hội. Hội của Dự
cũng biết thứ đòn đánh hội đồng đấy, thứ đòn đâu phải chỉ các giáo sư hay tiến
sĩ biết. Người dân ở đó cho Dự liều lĩnh vậy là do: “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần
chuồng”. Theo Chủng thì người dân hoàn toàn sai lầm khi vội vã kết luận điều

này. Tại sao nhiều đứa cũng gần trường lại ngoan ngoãn học hành. Chủng đã

7


từng trải. Để tạo nên thế cục như Dự hiện nay đâu phải chỉ có một nguyên nhân.
Thế nên việc cho ra một nguyên lí hoàn chỉnh nhất về xây dựng tính cách con
người chưa một vị giáo sư hay tiến sĩ nào làm được.
Người ta vẫn hay mơ tới cái ngày thế giới đại đồng. Cái ngày thế giới cùng
chung một nhà đấy. Thế giới không còn phân chia đường biên. Giả dụ người ta
sau này mà cụ thể nhất là lũ con cháu sống vào những tháng năm đại đồng tươi
đẹp sẽ nhìn về những cuộc tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh xâm lược, xung đột
sắc tộc của những bậc tiền bối như thế nào đây? Có lẽ sách sử ngày đó sẽ ghi:
“Trò chơi của những ông già”. Những ngày tháng đại đồng đó vẫn còn xa phía
trước nhưng nghĩ ngay đến thực tại thì đại đồng trong trường học cũng chưa
thấy. Trẻ con đã tiếp xúc với suy nghĩ không đại đồng từ khi bắt đầu ngồi trong
ghế nhà trường. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ học giỏi thầy cô sẽ quý là điều
đường nhiên. Những đứa trẻ hiếu động như thằng Dự bị thầy cô trù ú rồi đào
thải khỏi nhà trường cũng là điều đương nhiên. Đại đồng lẽ ra phải được xúc
tiến ngay từ môi trường hình thành nên nhân cách, tính cách của con người chứ.
Một buổi sáng chủ nhật khi chưa tỉnh giấc thì Chủng nhận được điện của
Thảo mời đi ăn sáng. Trong đầu Chủng tưởng tượng đến một điều gì thú vị gì
đến với Thảo đêm hôm qua. Có thể như mọi lần trước là được vài điểm lô hoặc
được bạc hoặc có thể ăn độ một trận bóng. Một trong ba điều này mà có đến thì
cũng mới có chút quỹ đen đi ăn nhậu. Chủng và Thảo cũng thỉnh thoảng vui vui
lên chơi mấy cái trò giải trí bình dân ở Việt Nam này. Chơi văn nghệ thôi chứ
hai người đâu có nghiện mấy cái thứ này.
Gặp Thảo thì quả thực sự tình lại theo chiều hướng khác. Chẳng phải được
một món tiền chùa như mọi khi mà là Thảo có chuyện buồn về đứa con trai
mình. Thảo có buồn bã thật. Cái mặt ỉu như quả táo tầu của Thảo mới liếc qua

đã thấy nỗi buồn lan tới tận đáy tâm hồn. Nhưng khi gặp Chủng rồi thì vẻ mặt
lại khác, Chủng và Thảo lại đánh chén tưng bừng rồi cà kê bàn đủ chuyện trên
đời.
Chủ nhật nên hai người được nghỉ. Người dân Hà Nội hình như cũng đang
có nếp sống phân tuần, điểm rõ nhất ở Hà Nội để cảm nhận ngày chủ nhật là vào
buổi sáng, phố xá hầu như xe cộ ít hơn thường ngày, mới ông khách ở cạnh bên
Chủng cũng ngồi cà kê lâu hơn thường ngày, nếp sống người Hà Nội có lẽ đang
dần tây hóa đôi chút.

8


Ngồi nói chuyện mãi Chủng mới biết cái nguyên nhân Thảo buồn bã. Dự
đã chính thức nhận quyết định chuyển trường. Chủng đón nhận thông tin này
cũng không quá bất ngờ. Chủng cũng đã liệu được cái ngày này nhất định sẽ
đến. Dự cứ đấm đá lần một, lần hai, rồi ba bốn lần tiếp thì tránh sao khỏi đuổi
học.
Chủng cũng đã gặp Dự vài lần. Chủng cũng không phải là không khuyên
Dự. Khuyên liệu có ích gì? Giáo án của nhà trường đâu có khuyển nổi thì Chủng
có là gì. Vả lại còn cha mẹ Dự nữa, ban đầu Thảo mắng nhưng không được, rồi
đến đánh cũng không xong, có những lúc dùng ngon ngọt cũng không thấy ổn,
và cuối cùng là dọa nạt cũng chẳng thay đổi gì. Chủng có thể làm gì được khi
mà hai thế hệ là một khoảng cách về đủ thứ. Chủng có tài cán gì. Lúc nào trong
đầu cũng suy nghĩ đến những điều lớn lao cho xã hội thế mà khuyên bảo một
đứa con của người bạn thân cũng không thành. Giữa cái lúc đang ngán chính
bản thân thì lại gặp điều thêm nản chí. Thực ra trước kia Chủng đã bỏ công việc
ở thành ủy Tây Đô, bỏ lời mời đi làm báo của bạn bè để đi chở hàng thuê. Học
cao, hiểu biết rộng, lại ngùn ngụt chí hướng mà bằng lòng với công việc thực tại.
Quả đúng Chủng là người khó hiểu thật.
Ăn sáng xong thì Chủng mời Thảo sang bên kia đường uống cafe. Một

người đang chán chính bản thân mình và một người đang chán chính cuộc sống
gia đình mình làm bạn với nhau. Kể ra đôi bạn này thân nhau cũng phải, Chủng
là người tự cao tự tại và luôn nghĩ đến cái gì lớn lao còn Thảo một con người
đúng chất trai Hà Nội gốc. Hai người tuy chỉ có đi làm thuê thực nhưng khi ăn
uống thì lịch lãm chẳng kém gì những người có địa vị cao trong xã hội. Hai
người chọn một chỗ vừa có thể nhìn bao quát khắp quán vừa có thể nhìn ra
ngoài đường để ngồi.
Thời gian dường như đang giết chết sự nghiệp của Chủng. Chủng không
biết có nhận ra hay không vậy. Chủng đang nghĩ gì. Chủng chẳng nghĩ gì đến
mình. Chủng nghĩ đến đến chuyện tìm cách nào để cứu đứa con của anh bạn
Thảo. Dự ngày càng lì ra rồi còn chữa sao được mà nghĩ. Trong đầu Dự đã
không còn định nghĩa sợ nữa rồi. Cái chất lì lợm, trơ cứng đã hình thành. Danh
giới phạm tội rồi thành tội phạm chẳng còn xa. Thảo chẳng nói: “Anh chỉ muốn
tống nó vào tù cho yên thôi chú Chủng ạ”.
Thảo kể hết mọi chuyện xảy ra hôm qua cho Chủng nghe. Nhà trường
không chịu nổi việc của Dự gây ra. Nhà trường cần thanh lí món hàng không thể
9


chế biến. Nhà trường đã có chỉ thị đi thì ắt phải đi. Lệnh đã kí thì Dự có mà
được ông trời ban cho cái phúc to lớn đến đâu cũng không thể níu kéo ở lại cái
ngôi trường Nguyễn Gia thân thương được. Dự ở lại làm sao có tương lai. Dự
muốn ở lại phải chấp nhận rậm chân tại chỗ trong khi các bạn cứ vù vù tiến lên.
Chẳng lẽ cuộc đời lại đẩy nhiều cái oan nghiệt đến với vợ chồng Thảo Tâm vậy
sao. Số khổ không nên đổ lỗi cho trời đày được. Ai bảo trời tạo ra cái xã hội đầy
nhốn nháo.
Hôm qua Thảo đến gặp ban giám hiệu nhà trường để xin cho con trai mình.
Thảo gặp thầy hiệu trưởng. Thầy đã nói: “Tôi rất lấy làm tiếc về cuộc gặp mặt
không đáng có ngày hôm nay về em Dự. Chúng tôi không còn cách nào nữa.
Ông và gia đình đồng ý như cô chủ nhiệm đã thông báo hôm trước thì chúng tôi

sẽ chạy cho em Dự chuyển trường”. Thảo lúc đó đáp: “Thầy giáo xem còn cách
nào giúp đỡ cho cháu. Thầy giáo cứ nói, gia đình chúng em xin nguyện làm hết
sức. Thầy giáo cũng hiểu được hoàn cảnh gia đình chúng em. Thầy giáo cố giúp
gia đình chúng em lần này”. Thầy nói: “Chúng tôi đã chiếu cố hết mức cho em
Dự. Quả thực chúng tôi để em ở lại trường đến lúc này là chiếu cố cho em rất
nhiều. Em không đi có lẽ chắc ông cũng đã hiểu trong năm tới dù chúng tôi có
chiếu cố đến đâu thì việc kí quyết định đuổi học là là là…”.
Thảo khi đó cũng hiểu ý thầy. Thảo hiểu con mình có ở lại đây thì chắc
chắn đúp năm nay còn việc bị đuổi khi vào năm học mới là nguy cơ cao. Thảo
cũng cảm thấy thầy rất tốt. Thầy không muốn lỡ dở cuộc đời đứa học sinh của
thầy và là con trai mình. Thầy cũng muốn tốt cho học sinh của mình. Thầy cũng
như các thầy cô khác trong nhà trường đã ưu ái con của mình rất nhiều. Những
vụ việc mà con mình gây ra thì việc không phải đưa đi cải tạo là một điều may
mắn. Thảo đã im lặng và chỉ ngầm thầm than: “Tại sao lại sinh ra một thằng trời
đày như thế. Mình sống hiền lành, làm ăn lương thiện, cư xử đúng lễ. Mẹ nó
nhân đức, tốt tính, chịu kham. Hai vợ chồng có dạy nó những cái điều trái lễ vậy
đâu. Tại cái nguyên nhân gì mà nó lại ra vậy. Nó giống cái thứ gì không biết”.
Xã hội có nên lên án thầy cô ở nơi đây. Xã hội lên án có lẽ là sai lầm. Thầy
cô nơi đây tốt tính đấy chứ. Thầy chạy điểm cho Dự chuyển sang trường khác là
sai chỗ nào. Thầy làm vậy thì Dự vẫn được lên lớp mà thầy và nhà trường không
phải bận tâm về nó nữa nhưng với điều kiện kèm theo một lá đơn không bao giờ
được xin quay lại trường. Xã hội cần bằng cấp để soi sét một con người chứ có
cần học thức để đánh giá một con người đâu. Ai bảo xã hội bắt con người phải

10


quan trọng hóa cái bằng cấp quá. Thầy cô ở ngôi trường Dự học hay bất cứ ngôi
trường nào cũng vậy thôi. Thầy cô không nỡ lòng nào bắt chẹt học sinh của
mình cả. Thầy cô đều muốn học sinh mình học giỏi và lên lớp. Nhưng cuộc sống

đâu có thể hoàn mỹ được, cái cây cũng có cây to cây nhỏ, con vật cũng có con
lớn con bé, xã hội thì có người này người nọ thì trong trường cũng phải có học
sinh này học sinh nọ. Thầy cô là những người ươm những mầm xanh tương lai
cho xã hội. Thầy cô không thể chỉ có nhìn những mầm xanh tốt mà ươm. Thầy
cô cũng là con người. Lương tâm của thầy cô không cho phép vùi loại bỏ những
mầm xanh ít triển vọng. Có thể nếu xã hội có thêm một lựa chọn khác cho thầy
cô thì chắc chuyện như trên sẽ không xảy ra.
Khi được nghe xong Thảo kể chuyện con mình bị chuyển trường thì Chủng
đã nghĩ đến chuyện lần này có thể là một nỗi nhục sơ khai của gia đình bạn
mình. Con em của phường mà không được học chính ngôi trường Nguyễn Gia
danh giá thì vợ chồng bạn mình phải nói với bà con cùng phố ra sao. Gia cảnh
Thảo có nghèo nhưng từ xưa tới nay bà con dọc phố này ai ai cũng quý. Hai vợ
chồng luôn giữ cái lễ đối với mọi người. Thế mà sao thằng nghiệt chủng đó
khiến hai vợ chồng họ thật không còn mặt mũi nào ra đường nữa.
Công việc chính củaThảo là đi chở hàng thuê. Ngày ngày Thảo phải cõng
trên chiếc xe tàu rách nát hàng tấn hàng hóa. Đường Hà Nội thì đông chứ đâu có
dễ đi, khi đèo hang thì hai chân phải dang ra, bơi bơi như những tày chèo thượng
hạng trên chiếc xe tàu nát tươm, mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng trong cái nóng
nực cộng với ngột ngạt của phố xá Hà Nội. Người vợ làm công nhân may, ngày
ngày phải chiến đấu với hơn mười tiếng đồng hồ là chuyện thường. Vợ chồng
Thảo Tâm phải nai lưng ra làm mới đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
Khuôn mặt Thảo hốc háp như thứ vật phẩm vừa vứt khỏi bình rượu ngâm ra còn
Tâm thì cũng chẳng kém chồng chút nào, cái khuôn mặt nõn nà ngày xưa nay đã
khô rọc như trái bưởi quá mùa. Dự thì béo múp đầu và vô tư sống trong xã hội
phồn hoa của nó. Đã nhiều lần vợ chồng Thảo Tâm ngồi ăn cơm rồi thấy bà
hàng xóm sang đưa cái giấy mời họp của nhà trường gửi lúc chiều là chẳng ai
còn muốn ăn. Chồng vừa đọc xong quay lên nhìn vợ đã thấy trong mắt người vợ
ứa ra đầy nước. Hai vợ chồng chẳng nói, chẳng ăn, chẳng động đậy gì. Dự lúc
đó vẫn đang vui vẻ ở chốn nào thì họ cũng đoán được. Lần một, lần hai họ còn
đi tìm con rồi về quát, đánh, nịnh. Giấy mời mỗi lúc một nhiều. Giấy mời nhiều

đến mức họ chẳng còn muốn tìm đứa con trời đánh làm gì.

11


Lương của vợ chồng Thảo Tâm cũng chỉ vừa đủ chi trả cho cuộc sống gia
đình hàng ngày. Lúc này họ vẫn còn khỏe, còn sức, còn làm nhưng nay mai già
rồi thì biết làm sao. Hay nói dở nhỡ có ai đổ bệnh thì tủi cho gia đình họ quá.
Nghĩ cái cảnh đời như họ thì quả là buồn. Đời người ngắn ngủi chứ đâu có dài
mà tại sao cơ cực vậy. Bao giờ thế giới mới cận cái ngày đại đồng. Hai từ đại
đồng thì 2500 năm trước Trọng Ni có mơ đến, rồi cách đây 300 năm Các Mác
cũng đã xây dựng. Hồn đại đồng đã thành. Phôi thai một thế giới đại đồng thời
Lê Nin con người cũng đã làm. Đáng tiếc thay cái phôi thai mãi chẳng chịu lớn
để xã hội có một tương lai tươi sáng hơn.
Chủng nghĩ đến sự tình của họ rồi quay sang nghĩ mình mà rớp nước mắt.
Chủng có cha mẹ, cũng từng bao làm cha mẹ khổ. Nay Chủng đã làm được gì
cho mẹ ngoài số không tròn trĩnh. Càng nghĩ đến cái công cha mẹ cho ăn học
nước mắt Chủng lại càng tuôn ra. Thảo ngồi bên cạnh cũng đang thở ngắn thở
dài. Hai thằng đàn ông đang ngồi buồn bã ở một quán cafe lịch sự với bản giao
hưởng số 6 êm đềm Beethoven trong không gian đẹp đẽ. Ngoài đường dòng
người vẫn đang vun vút qua lại.
2. Chương tư lợi
Mới hôm sau thì Thảo nói với Chủng đã lo được cho Dự xuống học ở một
trường mãi cuối huyện Thanh Trì. Chủng cười và bắt tay chúc mừng Thảo đã
giải quyết việc gia đình ổn thỏa.
Tối đó sau khi lên giường đi ngủ thì Chủng lại nhớ về chuyện của Dự rồi
lại thốt lên: “Học như Dự mà cũng lên lớp ư?” Sau đó Chủng úp mặt xuống gối
đưa hai bàn tay úp mặt vào tai rên hừ hừ một lúc. Liệu rằng tấm gương học tập
Đoàn Quang Dự truyền đi có bị phản ứng dây truyền. Bệnh thành tích một thời
đã là vấn nạn. Bệnh thành tích gần trị xong thì lại nở ra cái đại bệnh này. Xã hội

không biết rồi sẽ đặt cái tên gì cho căn bệnh này.
Chủng muốn đi ngủ nhưng cứ nhắm mắt lại là nghĩ đến đại bệnh mới của
ngành giáo dục. Câu nói khi sáng của Thảo: “Thằng cu nhà anh lên lớp bình
thường nhưng phải chuyển trường khác và cộng thêm một đơn tình nguyện
không bao giờ quay lại trường”, cứ ám ảnh Chủng mãi.
Thực ra thì nhà trường cũng đã dính đạn nhiều lần. Nhiều trường hợp đánh
nhau hay vì một lí do gì phải lưu ban thì phụ huynh chạy cho con lên lớp bằng
cách chuyển trường, rồi năm sau lại chạy cho con họ về. Họ bỏ chút tư lợi thì cái
12


gì cũng đẹp. Tư lợi dường như gắn chặt với xã hội loài người từ xa xưa đến nay
và còn không biết đến bao giờ nữa.
Từ xưa tới nay cái bọn đã ra đi rồi mà hễ quay lại thì tha hóa càng ghê. Nhà
trường đề phòng là đúng. Nhà trường bất lực trong việc giáo dục những học sinh
ưu tú đó thì đẩy bỏ là hợp lí. Nhà trường không tàn nhẫn đến mức đẩy con người
ta vào nhà tù. Nhà trường cũng chỉ đẩy sang một trường khác nhờ trường đó
giáo dục cái học sinh ưu tú ấy, hi vọng sang môi trường mới thì học sinh ưu tú
của mình cũng thay đổi tích cực. Nhà trường cũng mong học sinh đó có bằng
cấp để sau này thuận lợi trong công việc. Nhà trường đẩy được Dự đi nhưng lại
đón nhiều nhiều Dự mới về. Nhà trường cũng nằm trong dòng chảy của xã hội
chứ đâu mong muốn gì việc đón những học sinh ưu tú đó. Nhà trường đón
những Dự mới cũng có thêm sự bổ sung nguồn tư lợi mà có lẽ chỉ có nguồn ấy
mới thỏa mãn được cuộc sống vật chất hiện tại.
Xã hội liệu có đặt ra dấu hỏi cho vấn đề này. Xã hội không trách nhà
trường được vì hiện tại có lẽ chỉ có vậy. Lương nhà nước chi trả chưa đủ để các
cán bộ công tác trong nhà trưởng mưu sinh. Các cán bộ ấy cũng có gia đình, con
cái, cuộc sống đời thường. Họ có thể không có những đứa con như Dự nhưng
chưa hẳn con họ đã tốt đẹp. Cuộc sống chưa ai dám khẳng định là hoàn hảo cả.
Họ cũng cần nhiều tư lợi để con cái họ ổn định.

Người ta muốn thực hiện cái đại đồng nhưng quên rằng xã hội loài người
vẫn còn tồn tại tư lợi. Tư lợi là nguyên nhân chính sinh ra đố kị lẫn nhau. Cái đố
kị trong mỗi con người không chỉ dừng lại ở bản năng. Đố kị bản năng chỉ là
mốc đầu dẫn đến đố kị sinh ra từ tư lợi. Con người ta sinh ra ai không vì chính
bản thân mình. Tư lợi khiến con người mờ mắt.
Chủng đã nhận ra nhiều sai lầm đáng trách của mình khi còn công tác ở
Thành ủy Tây Đô. Chủng không tuân theo dòng chảy của xã hội. Chủng toàn đi
ngược lại xu thế chung đó. Chủng bị họ đẩy ra cuộc chơi đầy thú vị nhưng cũng
không ít nguy hiểm. Lúc này Chủng mới nhận ra thì cũng đã muộn. Chỗ ngồi
của Chủng ngày xưa tuy chẳng to tát gì nhưng có quá nhiều người muốn chen
chân vào đó. Chủng hận chính bản thân mình và cả đêm đó thức cùng sự giằn
vặt.
Thầy cô ở trường Nguyễn Gia, nơi Dự học tập, cũng chỉ tuân theo xu thế
chung của xã hội. Người ta không nên lên án các thầy cô ở đây. Thầy cô của Dự

13


có thể ví như quân cờ đôminô. Người ta mà liều lĩnh đánh sập thầy cô nơi đây
thì liên đới tới rất rất nhiều thầy cô nơi khác. Thầy cô không sai. Thầy cô đang
làm tốt công việc của mình chứ. Trường Nguyễn Gia năm nào cũng lọt vào top
mười của thành phố về thành tích cũng như chất lượng giáo dục. Thầy cô chỉ có
thể sai khi xã hội thay đổi khác bây giờ. Bản thân các thầy cô khi xin công tác
được ở đây cũng mất rất nhiều tư lợi. Xét đến cùng xã hội là vậy đấy. Thế nên
xã hội có tiến tới đại đồng thì tư lợi trong xã hội phải dư thừa rất nhiều mới thực
hiện được. Dư thừa như những đứa trẻ sống trong những gia đình giàu sang ấy.
Những đứa trẻ mà hết bố mẹ, đến ông bà, rồi người giúp việc nịnh bón cho
những loại thức ăn thượng hạng mà chúng đều lắc đầu. Xã hội cần đạt đến mức
đó mới tiến tới cái ngày đại đồng được.
Số phận Dự rồi sẽ ra sao. Dự có lẽ không nên sinh vào cái thời hiện tại. Dự

sinh nhầm thời. Nóng nảy như Trọng Do, học trò của Khổng Tử, rồi cũng bỏ
mạng trên đất Vệ. Một người thầy đức cao như Khổng Tử cũng đâu có làm hết
cái nóng nảy của người học trò ngoan. Nhà trường nào có thể dạy được người
như Dự. Chẳng giáo trình, giáo án nào đủ uy lực cải tạo cái đầu nóng nảy đó. Có
lẽ với tính cách của Dự nên sinh vào thời loạn thì tốt hơn.
3. Đường ray chính trị
Chủng, người đất Tây Đô, tên khai sinh là Đại Văn Chúng nhưng tên người
ta thường hay gọi là Chủng. Lúc nhỏ Chủng rất thông minh. Ông nội của Chủng
hành nghề xem tướng số, giỏi chữ nho. Người cháu mà ông yêu quý nhất không
phải là Chủng nhưng Chủng lại là người ông truyền đạt những kiến thức của
mình cho nhiều nhất. Ông đã dạy tứ thư, ngũ kinh của người Trung Hoa từ khi
Chủng lên sáu, lên mười ông dạy Chủng đánh cờ tướng rất giỏi, nhiều cao thủ
trong làng cũng phải khâm phục tài nghệ đánh cờ tướng của Chủng. Ông dạy
chưa đầy ba năm mà Chủng thuộc thuật ngũ hành. Học hành Chủng luôn xuất
sắc nhất trường. Ngoại ngữ biết ba thứ tiếng. Người ta ví Chủng là thần đồng đất
Tây Đô.
Cả vùng Tây Đô không ai không biết đến Chủng. Chủng so trí tuệ gấp trăm
vạn lần Dự nhưng y lại có chung một điểm với Dự là thích đánh lộn. Không hiểu
giống ai trong nhà mà Chủng hay gây họa đến vậy. Ông nội Chủng là người
luôn đề cao chữ đức còn bà nội thì đêm nào cũng tụng kinh niệm phật. Cha mẹ
Chủng nữa, họ cũng đều hiền lành. Các bác, các chú cũng hiền lành. Nói chung
là đại gia đình nhà Chủng sống rất ôn òa ở đất Tây Đô. Thế hệ của Chủng thì
14


cũng chẳng ai như Chủng cả. Các anh và các em con nhà chú bác đều giống bề
trên.
Cái khí tiết hảo hán của Chủng còn trên cơ Dự. Chủng không chỉ học giỏi
mà hay thích can dự vào chuyện giang hồ. Lúc nhỏ Chủng coi việc cần mẫn học
tập hay đóng mình khép kín như đại đa số những con mọt sách đầu đen là cù lần.

Nhưng suy cho cùng thì quan điểm đó của Chủng cũng không phải là không có
lí. Sự thực những người học giỏi thường ít nói, cù lần, khinh người, ghét dốt,
chơi với người giỏi, giao tiếp kém, ích kỉ. Trò đời là vậy. Học giỏi, làm bài được
thì tinh tướng là điều đương nhiên. Thế là xã hội đã phân hóa thành hai cực ngay
trong nhà trường. Giỏi có số ít mà dốt là số đông. Xã hội có vậy mới hợp với
quy luật của tạo hóa. Ai cũng giỏi cả, cũng đều muốn làm lãnh đạo, muốn lao
động trí óc thì lấy ai làm lao động sản xuất. Tất cả đều giỏi thì chết đói hết cả
loài người mất.
Người ta cho rằng nhà trường là một trong những nhân tố khiến cho tính
cách của hạt nhân tương lai của xã hội ích kỉ hơn, cá nhân hơn. Sau này những
hạt nhân đó làm lãnh đạo thì lấy đâu ra tình thương, lòng thương, nhân tâm, với
người dốt, với người mà trong tâm thức họ luôn miệt thị và khinh bỉ. Họ thương
cái bản thân họ ngày đêm dùi đầu vào học tập. Họ tàn nhẫn với những gì họ
từng miệt thị. Những người dốt và còn lại lười thì kiếp này những người đó phải
chịu khổ là đúng.
Chủng có tốt nghiệp Học viện Chính trị Tây Đô. Chủng công tác ở Thành
ủy Tây Đô. Chủng năng nổ làm việc và hiến bao nhiêu kế cho các vị quan chức
nhưng rốt cuộc chẳng được ai tin dùng. Xã hội phương đông là thế đấy. Xét cho
cùng Chủng phải chấp nhận cái lối sống của người phương đông thôi. Làm cán
bộ mà lại còn công tác ở cấp Thành phố nữa chứ đâu có nhỏ gì mà Chủng lại tỏ
ra là mình có tài.Thực tế để công tác ở Thành ủy Tây Đô đâu có đơn giản. Phần
vì Chủng có người chú đang công tác ở đây, phần vì cái bằng cấp, và có lẽ hơn
tất cả là tiếng tăm của Chủng ở vùng Tây Đô nên Chủng mới dễ dàng được công
tác ở đó. Nhưng trò đời vẫn vậy đấy, cái gì mà đến với con người ta dễ quá thì
người ta thường không biết nâng niu. Người ta chỉ biết nâng niu khi mà cái đó
phải trải qua khó khăn gian khổ mới có được.
Làm cán bộ tưởng dễ nhưng đâu có như người ta nghĩ. Tài cán hơn người
như Chủng mà đâu có trụ được. Trong giáo án của chương trình hồi còn học đại
học có hẳn bốn trình dạy về công tác lãnh đạo. Nhưng lí thuyết thì khác về thực
15



tiễn nhiều lắm, giáo án chẳng thấy dạy đến triết lí: Muốn làm cán bộ bài học đầu
tiên là phải biết nhìn sắc mặt cấp trên mà làm việc.
Chủng không làm cán bộ được. Chính cái trí tuệ thông minh khiến Chủng
phải nghỉ việc. Cái gì cũng đều có hai mặt cả. Huân chương là thứ đẹp đẽ nhất
mà còn có hai mặt là còn gì. Thông mình có thể tốt hoàn cảnh này nhưng chưa
chắc đã tốt ở hoàn cảnh kia. Thông minh quá như Chủng thì cấp trên sợ là điều
đương nhiên còn gì.
Thực tại xã hội cũng khó cho Chủng. Cán bộ lãnh đạo then chốt của Thành
ủy Tây Đô công tác từ các ngành khác nhau: Người thì học luật ra, người thì tốt
nghiệp một học viện trong quân đội, người thì xuất thân từ một trường đoàn,
người thì tốt nghiệp trường kinh tế. Duy chỉ có Chủng trong bộ máy cán bộ đó là
được đào tạo từ một trường chính quy về chính trị học. Đường lối căn bản của
Chủng khác với họ. Hầu như những suy nghĩ của Chủng khác với họ. Chủng lạc
lõng như chính họ vài ba chục năm về trước.
Thời thế mỗi lúc mỗi khác và con người ta phải biết chấp nhận với cái phũ
phàng ở thực tại. Những vị lãnh đạo ở Tây Đô được như ngày hôm nay đâu hề
có dễ. Ngày các vị bằng tuổi Chủng còn gặp khó khăn gấp vạn lần. Ngày đó hầu
như cán bộ lãnh đạo thành phố đa phần là những người tri thức trong hàng ngũ
cách mạng. Khi cách mạng thắng lợi họ luân chuyển công tác thành lãnh đạo.
Sau một thời gian hòa bình thì cơ cấu đất nước có nhiều thay đổi. Những vị lãnh
đạo ấy cũng dần lớn tuổi và phải chuyển giao công việc dần cho thế hệ trẻ hơn.
Thế hệ trẻ đó phân ra làm hai nhánh. Nhánh một là những người được đào tạo
chuyên sâu từ những trường đại học, học viện chính quy. Nhánh hai là những
cán bộ nguồn được cử đi học những lớp đại học tại chức hoặc những lớp chuyên
môn về chính trị. Thời gian đầu thì nhánh hai thắng thế, tức vẫn là nòng cốt lãnh
đạo. Thời gian sau thì nhánh một chiếm ưu thế. Thế là sự chuyển giao quyền
lãnh đạo từ thế hệ khai sinh ra đất nước đến lúc Chủng công tác ở Thành ủy Tây
Đô phải trải qua mấy giai đoạn.

Chủng đã có lần nói với Thảo: “Em nghĩ những người điên loạn, thích đánh
lộn như thằng Dự nhà anh có lẽ chỉ hợp với thời loạn”. Chủng giỏi nghĩ cho
người khác chứ chẳng hề suy nghĩ cho mình. Chủng cho như vậy thì những
người giỏi ăn nói, biết cách đối nhân xử thế, vì nước vì dân như Chủng thì hợp
với thời bình chắc. Xét cho cùng thì ai lại nghĩ đến nhiều về mình như vậy chứ.
Chủng cũng chỉ vô tư nói chuyện với Thảo vậy thôi. Con người thì làm sao mà
16


suy nghĩ chuẩn xác cho từng bước đi của mình được. Bất cứ ai cũng thế thôi nếu
có đứng ngoài cuộc thì suy nghĩ giỏi dang, đến khi là người trong cuộc thì chẳng
thể nghĩ ra được gì cả. Chủng nghĩ đến một mà không nghĩ đến hai. Có lẽ Chủng
cũng chỉ hợp với thời loạn. Thời loạn mới có đất cho những người có trí tuệ như
Chủng nảy mầm được. Thời bình cần ngoan, ngốc và giỏi nịnh. Giỏi cái trí tuệ
như Chủng dại gì mà họ giúp để rồi một ngày nào đó quay lại cắn lại họ. Họ cần
phải đề phòng. Họ thường lo xa cho cả con cả cháu họ nữa. Nhiều triều đại bị
mất ngôi chỉ vì dưới chướng có tôi giỏi. Tôi giỏi mà vua không sáng thì bề tôi sẽ
lấn quyền rồi cướp luôn cả quyền vua. Tôi giỏi đi đôi với vua cũng phải sáng thì
đất nước mới thái bình.
Những con người mà Chủng tìm đến du thuyết chẳng thấy ai mặn mà nghe
ý kiến cả. Ngài nào ngài nấy cũng chỉ gật rồi bỏ đấy. Chủng không làm gì được
ở Thành ủy Tây Đô. Tấm lòng của tráng sĩ có mà hoài bão bị vùi dập thì còn gì
là tráng sĩ. Chủng chẳng còn thiết tha với nơi đó. Tóc Chủng đã đốm bạc, tuổi
tác cũng vừa bước qua cái tuổi tam thập nhi lập. Công chẳng thành, danh chẳng
toại, vợ con chẳng có. Chủng nản. Người trong vùng sì sèo nhiều về thần đồng
một thời của họ. Chủng đã thất bại. Chủng chưa làm được gì cho bà con trái lại
còn bị các sếp trong Thành ủy Tây Đô đuổi khéo. Chủng thấy hơi ngại. Chủng
không dám về quê nhìn mặt bà con.Và thế là ngày đó Chủng rời bỏ quê hương,
bỏ hết mọi hoài bão, rồi bằng lòng đi làm thuê chở hàng ở Hà Nội.
Chủng đã từng sống trong những giây phút vinh quang hiển hách. Chủng

từng được tung hô, được kì vọng giúp dân giúp nước. Mỗi một lời khen, lời ca
tụng ngày nào càng thêm đau nhói cho cái quyết tâm, cái ý chí cống hiến của
Chủng. Người trong vùng suy tôn là thần đồng thế mà nay chẳng làm nên gì.
Mỗi lời ca, lời tụng khi nghĩ lại là thêm một lần sát muối vào lòng Chủng.
Người ta ca tụng Chủng cũng xuất phát từ cái tâm của người ta. Người ta cũng
mong sau này Chủng giúp ích cho đời. Giúp cho đời cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vùng quê Chủng là một nơi nghèo so với đất nước. Chủng từng hứa với
lòng mình sẽ gắng làm cho quê hương khấm khá hơn. Chủng biết dù làm gì đi
nữa thì trước tiên phải có lợi ích. Lợi ích chính nghĩa là thứ lợi ích nhân loại cần.
Những con người tiến bộ như Chủng cần làm những cái có lợi ích cho nhân dân
thật lớn. Nhưng lúc này Chủng lại đang nhụt chí. Chủng nghĩ đến những người
phát tướng trước là sếp của cậu ở Thành uỷ Tây Đô. Những người phát tướng ấy
ngày xưa có lẽ cũng như Chủng. Họ cũng là những bậc chí nhân được mọi người

17


trông đợi. Họ cần trả ơn nhân dân. Họ cũng cần giúp cả những người thân của
họ nữa. Thế nhưng lực họ chưa đủ bao chùm thiên hạ. Họ vẫn còn lẹt đẹt cả
chức lẫn tư lợi. Họ cũng đành nhắm mắt mà phụ lòng nhân dân và người thân.
Họ cũng từng vất vả như Chủng. Chủng đã buông xuôi tất cả bằng lòng đi chở
hàng còn họ cắn răng chịu khổ. Họ đã được sướng nhờ sự nhẫn nhục còn Chủng
vẫn khổ. Họ phải thỏa những khi khổ. Liệu rằng Chủng ngày sau có theo cái
nghiệp chính trị như con đường bọn họ đi. Con đường dường như đã được ấn
định phải theo. Con đường chính trị như đường ray tàu hỏa ấy. Tàu rời ga là lăn
đều theo đường ray mà đi. Chẳng có hướng khác dù có những lúc biết hướng
khác tốt hơn.
Trẻ trung, nông nổi thì không thể làm chính trị vững được. Làm chính trị
không thể liều lĩnh và mạo hiểm như làm kinh tế. Chủng mới có sự si mê chính
trị. Đường tàu hỏa chỉ thẳng chứ không thể tắt. Đi tàu phải xuất phát từ ga, đúng

giờ và xuống tại ga. Tàu không băng rừng lội suối, không vượt ngàn cưỡi sóng
để đến được đích bằng con đường nhanh nhất. Chủng không hợp với con đường
mà nhiều người đã chọn. Chủng cảm thấy trống rỗng bơ vơ.
4. Công thức kì diệu
Chủng bỏ hết tất cả. Chủng bằng lòng với cuộc sống hiện tại chăng. Chỉ có
trong lòng Chủng mới rõ nhất lúc này cậu nghĩ gì. Nhiều người đang thất vọng
vì Chủng. Họ xì xèo rất nhiều. Họ nói về một kẻ dại khờ đã bỏ công việc mà con
cháu họ có mơ cũng chẳng được. Thời gian có thể họ không bàn tán nữa nhưng
bất giác họ có thể nhớ lại bất cứ khi nào. Có thể là khi thấy cha mẹ Chủng đi qua
hoặc bất chợt mà trong lòng họ lại xôn xao bàn tán về những đứa con đi vào kì
thi tuyển sinh đại học. Họ có thể lấy gương của Chủng để ngụy biện cho sự thất
bại khi đầu tư vào việc học. Họ cứ thế bàn tàn rồi một khi có chủ đề mới lại thôi.
Họ sống bình yên ở quê nhà vậy.
Chủng không phải là không có chỗ nào làm việc tốt hơn cái công việc chở
hàng. Bạn bè vẫn luôn mời gọi Chủng đi làm báo. Chủng không thích đi. Chủng
vẫn vui vẻ với công việc của mình. Chủng bị điên hay sao. Người ta vẫn đặt dấu
chấm hỏi cho cái giả thuyết này. Người ta vẫn thích nghĩ vậy. Cuộc sống của
người ta cứ hay bàn tán những không đâu vào đâu thế đấy.
Chủng không hẳn như mọi người vẫn nghĩ. Chủng muốn ở lại đây để tìm
hiểu cái học thuyết kinh tế mà Mác đã phát quang ra. Những người có chí hướng

18


lớn như Chủng luôn đặt mục đích to lớn lên hàng đầu. Người ta có thể vì cái tư
lợi nhưng không hẳn toàn xã hội đều hướng về tư lợi. Xã hội ví như một rừng
cây phong phú, muôn loài muôn vật, muôn hình muôn vẻ. Trong rừng cây đó có
những giống cây muốn chiếm khoảng không và lòng đất rộng lớn. Những giống
cây thích mọc lè tè, an phận khép mình ở một chỗ trật hẹp. Những giống lại
thích bám vào cây khác để sinh tồn. Những giống cây lớn hay nhỏ bé hay sống

bằng phương thức nào thì cũng để sinh tồn và cần sinh tồn. Chủng cũng cần
sinh tồn như những giống cây kia. Điều khác ở Chủng là trong cậu luôn có trái
tim cháy lên những khát vọng. Chủng không thể đứng yên một chỗ mà giành
thật nhiều tư lợi về mình như những giống cây kia. Công thức “H-T-H!, T-H-T!,
T-T!”của Mác, nay được trải nghiệm qua thực tiễn, khiến Chủng càng thêm
khâm phục Mác. Những quy luật Mác tim ra thật không sai chút nào trong kinh
doanh. Chủng nghiền ngẫm ra công thức N-T-N!. Công thức mà sau này khi gặp
được thầy giảng thêm đã biến nó thành một chương quan trọng về chính sách
kinh tế trong đạo thần Pường.
Nói đến cái đạo thần Pường thật tiếc cho thằng Dự. Giá mà cái đạo thần
Pường có sớm một chút thì thằng Dự chưa chắc đã phải đi theo một con đường
buồn như thế.
Tuần sau thì Chủng nghe Thảo than thở về con trai mình: “Chủng ơi! Tao
hết cách với thằng nhóc nhà tao rồi!”. Chủng khuyên: “Anh cứ mặc kệ nó đi.
Đời mình sống được bao nhiêu. Tất cả do anh chị chiều chuộng em nó quá”.
Thảo nhăn nhó đáp: “Tao nản lắm rồi. Giờ tao chỉ muốn đến phường nhờ chính
quyền tống nó vào trại giáo dưỡng, may ra còn chữa được”. Chủng vừa dít thuốc
vừa nói: “Làm vậy chỉ tội nó oán anh. Đừng nên làm vậy anh ạ. Nó qua cái tuổi
này khác biết nghĩ. Biết đâu sau này nó lại là đứa con ngoan, là người công dân
tốt của đất nước thì sao”.
Chủng không ngờ sau cái ngày đó một tháng thì Dự bị công an đến cho đi
trại quản giáo ở Ninh Bình. Lúc đầu Chủng cứ nghĩ là do Thảo đến nhờ phường
can thiệp nhưng sau mới biết Thảo cũng bị họ cho vào chòng. Phường khi đó có
chỉ tiêu phải có hai suất đi trại quản giáo. Phường đã nhắm được một số đối
tượng. Những đối tượng gia đình có điều kiện về kinh tế hơn và hiểu luật hơn
biết cách chạy cho con cái họ không phải đi. Dự thuộc diện lỗi ít nhất trong số
những đối tượng phải đi, mang tiếng thế nhưng chỉ có mỗi cái tội hay đánh nhau
chứ cánh kia còn nghiện hút và trộm cướp. Công an phường Nguyễn Gia gọi Dự

19



lên rồi đọc một loạt tội mà trong mới năm qua nó mắc phải. Thảo cũng chỉ nghĩ
như mọi lần lên kí bảo lãnh là xong. Cái tâm của anh cũng vì thương con mà kí.
Anh không muốn họ bắt giam thằng bé. Anh kí để rồi họ chỉ phạt hành chính rồi
tha nó về. Kí xong anh mới ngớ người ra khi họ đọc quyết định đi trại quản giáo
ở Ninh Bình.
Thảo rối hết cả người lên. Anh tìm đến ông anh cả của mình. Ông anh cả
quen một người có địa vị lớn trên quận và đã nhờ người đó chạy cho. Người đó
buổi tối lại mang trả cho anh năm mươi triệu lúc sáng vừa nhận để chạy cho
thằng Dự. Hồ sơ của Dự có chữ kí của Viện trưởng Viện kiểm sát, chủ tịch
quận, chủ tịch phường thì làm sao mà chạy án được. Án của Dự không phải là
án tuyên nhưng do Thảo đã kí vào hồ sơ coi như chấp nhận cho con đi trại quán
giáo. Thảo khi đó đừng kí thì công an vẫn có quyền bắt giam Dự nhưng chỉ hai
ngày là họ phải thả, luật pháp quy định cả mà. Thế là Dự không còn con đường
nào ngoài con đường đến với trại quản giáo. Cửa cuối cùng là chạy sức khỏe
cũng bị công an phường làm hoàn hảo. Trước khi đưa đi Ninh Bình, Dự được họ
đưa lên bệnh viện Thanh Nhàn khám cẩn thận. Cái bi kịch ngày hôm nay là do
chính thằng Dự gây nên nhưng Thảo vẫn luôn canh cánh trong lòng vì đã đặt bút
kí vào cái lệnh của phường. Nỗi lòng của người làm cha ai mà chẳng thương
con. Thảo sụp đi hàng tháng liền không đứng dậy được.
Một tháng Thảo không đi làm Chủng cũng thấy buồn. Mọi khi có Thảo thì
anh em trò chuyện hợp nhau nên cái thời gian nó trôi cũng nhanh. Thế nhưng
chính cái thời gian không có Thảo ở bên lại là thời gian ý nghĩa nhất khi đi làm
thuê chở hàng này. Chủng buồn chán rồi đâm ra suy tư nhiều. Chủng đã phát
hiện ra cái công thức N-T-N’ ở chính thời điểm này. Trước đây công việc nghiên
cứu Chủng luôn làm một cách thầm kín. Nhưng từ khi rời Thành ủy Tây Đô thì
Chủng không muốn làm gì nữa. Tự nhiên cái công thức kì diệu đó đến khiến
Chủng lấy lại được niềm tin nơi chính bản thân mình vốn có.
Cuộc sống của người chở hàng đưa Chủng gặp được nhiều điều lí thú mà

giữa lúc thất vọng nhất về tương lai loài người. Chính trị và kinh tế là hai yếu tố
quyết định lớn nhất đến trật tự xã hội. Kiến thức về kinh tế, Chủng học được ở
nơi đây, càng làm Chủng có nhiều lựa chọn hơn cho con đường tương lai.
5.Thời ông Cụ

20


Những ngày tháng tiếp sau đó là một Chủng hoàn toàn khác. Chủng đã trở
lại là chính mình. Chủng không còn vui tươi tận hưởng cuộc sống như mọi ngày
nữa. Chủng lầm lầm lì lì. Nhiều người làm việc cùng công ty cho là thiếu Thảo
nên Chủng đâm ra vậy. Họ đâu có biết Chủng lúc này không muốn làm cái công
việc đó nữa. Sở dĩ cậu vẫn làm là vì muốn ở lại đây để nghiên cứu thêm cái công
thức N-T-NI.
Cái điều Chủng đang ngóng nhất lúc này là thế nước. Cái thế nước mà có
điều gì thay đổi thì chắc là cơ hội sẽ đến. Thế nước thường thay đổi ở nhiều cách
khác nhau. Thế nước có thể thay đổi do thay đổi chế độ hoặc thế nước cũng có
thể thay đổi do có những nhân tố mới đứng lên làm công cuộc cải cách. Ví như
thời ông Cụ việc thay đổi thế nước là do thay đổi chính trị. Nhưng thời ông Cụ
ngày ấy khác nhiều so với thời Chủng sống. Thế nước khi ấy khác hẳn. Những
con người như Chủng và Dự mong muốn là ở cái thế nước. Điều gì làm nên tên
tuổi những dũng sĩ, tráng sĩ. Thế nước. Nông dân thành anh hùng chẳng ở cái
thời ông Cụ. Quay ngược kim đồng hồ về khoảng thời gian xa xưa và muôn thủa
cũng chẳng thế còn gì. Bao giờ dân nổi can qua? Khi đó lại có một thế hệ anh
hùng mới hay một lớp biểu tưởng anh hùng xuất hiện. Họ chắc chắn được lưu
danh vào sử sách của dân tộc. Nhưng có lẽ điều mà Chủng mong muốn không
phải ở việc thay đổi chính trị. Chủng mong có một nhân tố mới nào đứng lên
thực thi một cuộc cải cách mang tầm cỡ thế giới. Ví như công cuộc cải cách ở
bên phương Tây đã đưa thế giới thăng tiến ầm ầm hồi thế kỉ mười bảy ấy.
Chủng yêu thích môn sử từ nhỏ. Sự yêu thích môn sử dẫn tới cậu thi đậu

trường Học viện Chính trị Tây Đô. Điều hơn thế nữa chính dân quê Chủng đã
cấy vào đầu cậu những kì vọng làm chính trị ngay từ nhỏ, lòng khát vọng, ý chí,
quyết tâm đã cháy trong Chủng từ ngày ấy. Hình ảnh những vị cứu tinh dân tộc
vẫn mãi là biểu tượng đẹp trong lòng Chủng. Trần Quốc Tuấn, con của Yên
Sinh Vương, đã phụ lời cha hết lòng phò tá triều đình. Khi giặc ngoại xâm đến
Quốc Tuấn hạ mình trước Trần Quang Khải hóa giải mâu thuẫn, cùng đồng lòng
đánh giặc cứu nước. Ngoài cái dũng khiến kẻ thù khiếp sợ, rồi trị tà, chém quỷ
thì phải có cái đức to lớn thì Trần Quốc Tuấn mới khiến cho thiên hạ tôn thờ mãi
mãi. Quốc Tuấn hóa thánh trong lòng cả dân tộc.
Thời ông Cụ có biểu tưởng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay. Biểu tưởng
chiến thắng của người nước Nam ta ngày nay. Biểu tưởng khiến ông Cụ hóa
thánh trong lòng dân tộc. Thời thế có thể chiếm phần to nhưng con người không

21


thể không nhắc đến. Cái tài của ông Cụ là không thể phủ nhận. Ví như Cương
lĩnh sơ khai đầu ba mươi đã chỉnh chu hơn nhiều cái Luận cương sau đó mấy
tháng của đồng chí cố Tổng bí thư Trần Phú. Tiếp đến cái ngày kí hiệp định sơ
bộ 6-3 và hiệp ước 14-9 càng khẳng định cái tài của ông Cụ. Ông Cụ khiến cho
cả dân tộc tràn ngập khí thế chống giặc cứu nước. Cái thời ông Cụ thông tin còn
nghèo nàn, rồi đói khổ, mù chữ nữa. Khó khăn đủ đường thế mà tinh thần trong
nhân dân lên cao lắm. Người ta sẽ tôn thờ và chỉ tôn thờ cái gì đem lại miếng
cơm manh áo cho người ta. Nói tóm lại người ta chỉ tôn thờ cái lợi ích của mình.
Trần Quốc Tuấn và ông Cụ là những người mang đến lợi ích cho người ta.
Người ta tôn thờ và dĩ nhiên Chủng cũng tôn thờ hai vị thánh ấy.
Chủng đi giao hàng khắp Hà Nội. Chủng trông thấy cái cuộc sống đầy ỷ
nạn hiện nay mà phát ngán. Bao giờ cho đất nước trở lại cái không khí hăng hái,
sôi sục như thời Trần Quốc Tuấn và ông Cụ. Chủng đã đi nhiều nơi trên đất
nước tươi đẹp này nhưng chưa một lần có cảm nhận được cái không khí sục sôi

ở bất kì nơi đâu. Chủng chiêm nghiệm được bao nhiêu điều từ những kiến thức
trong những cuốn sách kinh tế cộng với những gì mắt thấy. Đất đồng bằng thì để
cỏ mọc cho những cái dự án treo. Đất nông nghiệp ở các vùng quê để hoang hóa
trở lại. Làm nông nghiệp không ổn khiến dân phải bỏ ra ngoài thành phố rất
đông. Dân đổ dồn vào những thành phố lớn kiếm ăn. Tiếng gọi của đầu tư nước
ngoài chẳng thấy lợi nhiều mà hại lớn. Thế nội lực có được những gì. Chủng
nhận ra rằng cái chính tất cả mọi thứ đều là ảo. Sự phát triển kinh tế nước nhà
quả thật đáng lo ngại. Kinh tế là gốc rễ của quốc gia. Thế mà nền kinh tế có lẽ
đang thụt lùi trên cái áo giáp tăng trưởng.
Khổng Tử từ xa xưa rất coi trọng việc phát triển kinh tế. Quốc gia hưng
thịnh thì yếu tố kinh tế phải là số một. Ngày nay những cường quốc quân sự
mạnh trên thế giới thì tiềm lực kinh tế của họ phải thực mạnh. Kinh tế là gốc rễ
của mọi vấn đề. Quốc gia nước Nam ta có gì trong mắt Chủng. Ngân hàng mới
thặt chặt vài năm đã khiến nhiều ngành tê liệt. Chủng đã coi đó là sự sụt pin của
nền kinh tế ảo. Tức là quả pin vẫn ở trạng thái đầy nhưng bất ngờ cạn đi chỉ còn
một vạch trong nháy mắt. Đáng lẽ ra theo nguyên lí thì phải hụt đi dần dần. Nền
kinh tế ảo nguy hiểm ở cái chỗ đấy.
Chủng vẫn đi chở hàng. Chủng tiếp xúc với thị trường buôn bán. Kênh
phân phối quả thật nhố nhăng. Hàng hóa đến với người tiêu dùng phải qua bao
nhiêu mối trung gian. Muốn quốc gia ổn định phải giải quyết được cái kênh

22


phân phối sao cho nhanh đến với người tiêu dùng nhất. Chủng làm việc cho
công ty thương mại ở quận Hoàng Mai. Công ty đó phân phối nước ngọt
BIRER, một hãng nước ngọt nổi tiếng của Nhật. Hãng BIRER đầu từ một nhà
máy sản xuất nước ngọt BIRER ở Bình Dương. Tổng công ty ấy, ở bên Nhật,
đã thuê nhân viên ở Việt Nam từ giám đốc đến nhỏ nhất là những người tiếp thị.
Đương nhiên làm ăn phải có lợi nhuận thì họ mới đầu tư. Nhà nước có đánh thuế

thì cũng chẳng sao. Thuế nhà nước đều tính chung vào giá thành sản phẩm.
Xăng có tăng giá chi phí vận chuyển sẽ đẩy lên. Giá đương nhiên mỗi chai
BIRER cũng đều đẩy lên. Lợi nhuận hàng năm đều thuộc về những ông chủ
nước ngoài. Công thức của những người đầu tư tư bản trong kinh tế chính trị của
Mác T – H – Tꞌ bộc lộ rõ ràng ở cái nơi đang trên con đường tiến lên xã hội chủ
nghĩa. Họ bỏ tiền đầu tư rồi cứ thế thu lợi nhuận. Đất nước có tất cả bao nhiêu
doanh nghiệp hay công ty nước ngoài đầu tư vào. Nhiều lắm chứ. Nhiều đến
mức hầu như tất cả hàng hóa hiện nay đều thấy nhãn mác nước ngoài. Kinh tế
như vậy bao giờ chạm tới cái ngưỡng Thế giới đại đồng. Đất nước duy chỉ có
nông – lâm – ngư nghiệp và khai khoáng là kinh tế thực. Thế mà suy đi tính lại
những cái nội lực để thúc đẩy sự hưng thịnh quốc gia thực sự lại không được
chú trọng.
Chủng không muốn nghĩ về thế nước nhưng không thể không nghĩ. Thế
nước thịnh rồi suy, suy rồi lại thịnh là cái tất yếu. Kỉ nguyên nhà Đinh, Lý, Trần,
Lê, Nguyễn mỗi thời một khác nhưng chung quy lại thời nào để mất lòng dân thì
thời đó thế nước suy yếu. Đất nước thái bình không lo sửa sang vũ khí, cải tổ
kinh tế thì thế nước nguy. Đất nước có vua sáng tôi hiền thì thế nước thịnh. Đất
nước vua không sáng tôi chẳng hiền thì thế nước lâm nan. Mầm mống suy vong
bắt đầu từ sự suy thoái. Khi mới lập nước của cải tập trung trong kho, nội lực
mạnh nhưng rồi nhà vua nào cũng phong vương lập ấp cho những người có
công, cho con cái, rồi sau đó tiền bạc phân tán nhiều vào vương tôn quý tộc đó.
Đến khi nhiều quá vua không kiểm soát được, thế nước bắt đầu sang trang khác.
Đất nước suy thoái ở các triều đại xưa thường bắt nguồn từ việc tiền của phân
tán đi nhỏ lẻ.
Mất nước do nội lực tập trung nhiều vào vương tôn, các quan lại. Khi mỗi
một vương triều thất bại thì của cải của những vương tôn, quan lại đó thường
chạy sang nước ngoài cùng chủ nhân của nó. Quan bên Trung Quốc lục địa hiện
nay, người ta vẫn nói một nước hai chế độ, tham ô rồi chạy sang nước khác coi
như vô tội. Họ nắm nhiều kinh tế. Chế độ nào chẳng muốn đại ngộ người lắm
23



kinh tế. Tại làm sao ngày xưa khi chế độ ngụy quyền ở Miền nam ra đi thì của
cải trong đó tuồn theo ra nước ngoài rất nhiều. Thế nên những người Việt lưu
vong thường giàu là vì nguyên nhân này.
Chủng cũng đưa Trung Quốc vào công việc nghiên cứu của mình. Chủng
tổng hợp được rằng: “Người ta sợ người Trung Quốc vì họ luôn ôm mộng đế
vương chứ không phải sợ vì một tỷ ba người. Dù có đói nghèo thì họ vẫn luôn tự
cao, tự tại. Tư duy họ luôn muốn làm bá chủ thế giới. Đại nhảy vọt khiến họ có
thể tập trung được nội lực một mối. Công cuộc đó là một bước đệm hoàn hảo
cho kỉ nguyên ngày nay của đất nước họ”.
Chủng cũng đang mong đợi cái tinh thần từ thời ông Cụ. Ông Cụ đã làm
cho đất nước được như ngày hôm nay thì công lao thật to lớn. Tính từ ngày ông
Cụ đọc cái bản tuyên ngôn độc lập hoàn hảo ấy cũng đã hơn trăm năm. Cái điểm
tích cực đã bộc lộ ra cả đấy. Nhưng cái tinh thần hứng khởi hiện nay thì khó mà
sánh được ở cái thời đó.
Ngày Chủng còn ở trên ghế giảng đường đã được dạy nhiều về Khổng Tử.
Dường như chế độ hiện hành bên Trung Quốc đang tôn sùng lại Khổng Tử.
Chủng đã tìm mua sách Khổng Tử để nghiên cứu thêm. Khổng Tử chủ trương
muốn du thuyết các bậc đế vương tin dùng Chu lễ. Khổng Tử muốn quay lại quy
củ của thời vua Nghiêu vua Thuấn. Khổng Tử nhìn về cái hào quang dĩ vãng. Và
rằng trong suy nghĩ của đại đa số con người đều mong muốn ngước lại lịch sử
và cảm thấy thời xa xưa nó đẹp lạ kì. Minh chứng đơn giản nhất như việc tôn
sùng đồ cổ mù quáng. Chủng lại có quan điểm khác. Những thứ đồ cổ giờ đây
với công nghệ máy móc tinh vi như hiện tại có thể sản xuất đẹp hơn và rẻ hơn
rất nhiều. Tôn thờ đồ cổ là tôn trọng cái lịch sử của nó chứ không phải tôn thờ
những suy nghĩ mù quáng. Chủng dần dà nhận thấy việc đất nước không nên
quay về cái thời hào khí Đông A, cái thời mà quân dân nhà Trần một lòng đánh
giặc ngoại xâm. Đất nước không nên quay trở về cái thời ông Cụ đầy khí thế.
Đất nước cũng không nên quay lại cái thời bao cấp trì trệ. Đất nước phải tìm một

cái không khí gì vừa tạo được cái sự hăng hái của chất dũng sĩ trong người Dự
lại vừa dung nạp được chất tráng sĩ trong người Chủng. Chủng suy nghĩ mãi mà
chẳng tìm ra con đường đó phải thực thi ra sao. Trong đầu Chủng đang rối tung
rối mù ra, không biết phải làm thế nào nữa.
6. Dự án treo

24


Cuối cùng thì Chủng cũng quyết định nghỉ việc chở hang để tiếp nối con
đường còn dang dở ngày trước, con đường đưa đất nước hưng thịnh hơn. Cái
công thức N-T-NI rất hay nhưng dường như vẫn thiếu một cái gì đó mới chỉnh
chu được. Chủng chưa nghĩ ra và cũng chưa biết đi đâu để tìm nó.
Chủng quyết định về thăm gia đình. Cái quyết định này thực ra ảnh hưởng
lớn nhất từ tình cảm của gia đình Thảo đã khiến Chủng phản bội lại lời thề.
Ngày Chủng rời công việc ở Thành ủy Tây Đô đã thề đạt được danh vọng mới
dẫn thân về quê. Thế nhưng chuyện gia Thảo tái hiện lại bức tranh ngày nhỏ của
Chủng. Chủng không phạm những tội lội như Dự nhưng kể ra thì còn tội nhiều
hơn. Tính ra Dự cũng chỉ có hư hỏng một vài năm gần đây. Sự nghịch ngợm của
Chủng còn đến tận khi học gần xong đại học. Học xong đại học rồi đã có người
lo công việc cho đến nơi đến chốn thì lại đùng đùng bỏ đi. Sự kỳ vọng càng cao
thì đến khi không làm được thì đó mới là những thất vọng lớn nhất của những
bậc làm cha làm mẹ.
Chủng lê những bước chân nặng trĩu về với quê hương. Lẽ ra giờ này
Chủng phải khoác trên mình một địa vị cao quý, đằng này lại chỉ là một người
làm thuê nghèo nàn. Trong suy nghĩ của Chủng có vô tư đến mới, lạc quan đến
mới thì cũng không khỏi thẹn với lòng mình, với bà con hàng xóm. Chủng
thoáng nghĩ: “Giá mà có vỏ dưa, trứng thối, rác rưởi bay từ hai bên đường vào
mặt, vào đầu, vào người thì có lẽ cảm thấy thoải mái hơn”.
Vừa đặt chân lên quê hương thì quá khứ đẹp đẽ ngày xưa gợi lại khiến lòng

Chủng nhói lên những xúc động. Đúng chỗ cây cầu này là nơi ngày ngày dõi
theo cô bạn gái cùng đi học. Chủng đã nghịch ngợm thật nhưng đến khi ngỏ lời
với cô bạn gái đó cũng mất quá lâu. Đến lúc chia tay cũng chính là ngày lai cô
bạn gái đó qua cầu. Chủng cũng chẳng biết được giờ cô bạn gái đó có hạnh phúc
không.
Hai năm kể từ ngày bước chân ra khỏi Thành uỷ Tây Đô nay trở về trong
sự xấu hổ, chẳng phải Chủng mà bất cứ ai trong hoàn cảnh này cũng đều thấy
xấu hổ. Quê hương đẹp lên nhiều còn Chủng tồi tệ hơn. Đường quốc lộ chằng
chịt dọc ngang. Những cánh đồng xanh bát ngát giờ toàn cỏ dại, lau sậy. Nhân
dân đã giàu đến mức không cần làm ruộng nữa hay sao. Chủng có nhiều thắc
mắc trong lòng. Chủng gặp một bác thả ống lươn rồi dừng lại hỏi: “Bác ơi sao
cánh đồng này không ai cày cấy gì nữa?” Bác thả ống lươn đáp: “Chú không
biết thôi, đất này là đất dự án, đã đền bù lâu rồi, trước có một vài người làm
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×