Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN công đoàn phối hợp với hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.02 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
  

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :

CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI HIỆU TRƯỞNG
ỒI DƯ NG Đ I NG
Ở TRƯỜNG T-H-P-T LONG THÀNH
NĂM HỌC 2012 – 2013

Người thực hiện: Trần Thị Anh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: ..................................... 
Phương pháp dạy học môn Nữ công ........ 
Lĩnh vực khác: ......................................... 
Sản phẩm đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013

1


I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN


1 .Họ và tên: Trần Thị Anh.
2. Ngày tháng năm sinh: 06/11/1959
3. Nữ.
4. Địa chỉ: 20, Khu 12, xã Long Đức, Huyện Long Thành
5. Điện thoại: Cơ quan 0613844281, NR 0613844604
6. Email Trananh _611 @ yahoo.com
7. Chức vụ : Chủ tịch công đoàn
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Long Thành

II TRÌNH Đ

ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất : Kỹ sư
- Năm nhận bằng : 1980
- Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật nữ công

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn: Kỹ thuật nữ công
- Số năm kinh nghiệm 33 năm
- Các sáng kiến đã có gần đây:
* Cuộc vận động xây dựng kỹ cương tình thương
trách nhiệm
* Bánh Việt Nam
* Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng xây dựng kế
hoạch năm học.

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

2



Hiến pháp và luật Công đoàn đã xác định vai trò không thể thiếu được
của tổ chức Công đoàn, cũng như chức năng và nhiệm vụ của tổ chức này
trong hệ thống chính trị xã hội. Từ Trung Ương ( Tổng Liên Đoàn lao động
Việt Nam), đến địa phương ( Liên Đoàn lao động Tỉnh), tổ chức công đoàn
các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn giáo dục cấp cơ sở.... Đều
được tổ chức chặt chẽ, có điều lệ và qui chế làm việc. Nhưng theo tôi, hiệu
quả cuối cùng của tổ chức này là sự hoạt động của các Công đoàn cơ sở, tổ
chức Công đoàn ở các cơ sở mới thực sự có ý nghĩa đối với người lao
động.
Hàng loạt các văn bản và chỉ thị ra đời, nhưng xuống đến cơ sở không
được triển khai thực hiện, thì sự quan tâm của cấp trên đối với người lao
động cũng chẳng còn ý nghĩa. Trước đây nói đến Công đoàn là nghĩ đến
cơm, áo, gạo, tiền....của thời kỳ bao cấp.
Nhưng giờ đây, hoạt động của Công đoàn không còn bó hẹp trong cách
nghĩ, cách làm như trước nữa, mà ở trình độ cao hơn, phong phú lớn hơn.
Để đạt được điều này, cần phải hiểu rõ cơ sở lý luận, để từ đó vận dụng tốt
trong thực tế mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền và tổ chức công đoàn
cơ sở.
Công đoàn là một tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đại diện cho tập thể
cán bộ giáo viên, công nhân viên, là một thành tố trong hệ thống chính trị
của nhà trường , thay mặt người lao động tham gia vào quá trình quản lý
nhà trường, Công đoàn hoạt động có tổ chức riêng theo trong và ngoài luật
Công đoàn, điều lệ Công đoàn Việt Nam, nhưng luôn thống nhất với chính
quyền về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, luôn phối hợp với Hiệu Trưởng
trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, vì chính đội ngũ giáo viên sẽ
quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đối với mỗi giáo viên, thời gian lao động xã hội không thể tách rời ra khỏi
thời gian lao động sư phạm. Bất cứ lúc nào, ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả

nghĩ ngơi, giải trí, làm công việc gia đình …..người giáo viên vẫn có thể
suy nghĩ về công việc sư phạm của mình . Do đó rất cần một môi trường
thuận lợi ở trường, cũng như ở nhà để người giáo viên có thể toàn tâm, toàn
ý, cho công tác giáo dục .Các hoạt động Công đoàn với mục đích tạo điều
kiện thuận lợi nhất để thu hút, lôi cuốn giáo viên vào các hoạt động của
nhà trường, có tác dụng hổ trợ cho chính quyền thực hiện tốt các mục tiêu
giáo dục của nhà trường .
Hơn 30 tham gia công tác Công đoàn, tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ
ích, rất cần thiết cho vai trò của mình, những việc trước đây tôi còn bế tắc,
lúng túng, thậm chí không hiểu, thì nay tối cảm thấy sáng tỏ, và tự tin.
3


Nhưng vấn đề tôi tâm đắc nhất, và hài lòng nhất là vấn đề “ Công đoàn
phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ ”. Chính vì vậy
tôi chọn đề tài.

“ Công Đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng trong công tác bồi
dưỡng đội ngũ ”
II N I DUNG ĐỀ TÀI
* Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng :
Để phối hợp có hiệu quả Công đoàn và Hiệu trưởng phải xác định
được những lĩnh vực hoạt động chung. Trong các lĩnh vực ấy nội
dung phối hợp là gì ? Mỗi tổ chức phải làm gì? Có trách nhiệm nào ?
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn trường học
.Quyền tự quản:
Điều 1, khoản 3 Luật công đoàn ghi rõ “ Công đoàn từ cấp cơ sở trở
lên có tư cách pháp nhân, theo đó với tư cách là tổ chức cơ sở của một
đoàn thể chúng , công đoàn trường học có quyền :
- Quyết định kế hoạch và tổ chức hoạt động công đoàn theo kế

hoạch của đơn vị trên cơ sở quán triệt nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn
của công đoàn cấp trên và thực tế của trường .
- Chủ động về tài chính và tự chủ trong quản lý và sử dụng quỹ
công đòan theo qui định cụ thể của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam và đúng qui định, đúng nguyên tắc tài chính.
* Nhiệm vụ cơ bản của Công đoàn cơ sở trong công việc nhà trường:
- Là một tổ chức quan trọng bậc nhất của cán bộ, giáo viên nên
Công đoàn là một thành tố của chủ thể quản lý nhà trường.
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn tham gia
quản lý trường học theo luật Công đoàn có trách nhiệm và có quyền :
- Tham gia vào việc soạn kế hoạch của nhà trường cùng với Hiệu
trưởng tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện
kế hoạch đó .
- Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của cán bộ công chức,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp về vật chất, và tinh thần của họ. Chỉ có
thông qua việc chăm lo đời sống đoàn viên, Công đoàn mới thu hút,
gắn bó cán bộ, giáo viên với tổ chức Công đoàn.
-Tham gia vào việc tổ chức và vận động cán bộ công chức của nhà
trường thực hiện các nghĩa vụ và quyền dân chủ của mình : rèn luyện,
động viên tích cực, chủ động sáng tạo của giáo viên trong lao động sư
phạm.

4


* Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng:
Để phối hợp có hiệu quả, Công đoàn và Hiệu Trưởng phải xác định
được những lĩnh vực hoạt động chung. Trong các lĩnh vực ấy, nội dung
phối hợp là gì? Có những trách nhiệm nào? Mỗi tổ chức phải làm gì?.....
* Nội dung phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền trường học

Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị:
Kế hoạch công tác của đơn vị trường học là cương lĩnh hành động của
cán bộ, giáo viên công nhân và các đoàn thể trong nhà trường . Nó gắn bó
chặt chẽ với kế hoạch năm học của ngành, sự phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương, nó liên quan đến mọi lợi ích của mọi thành viên trong nhà trường .
Vì vậy, việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện phải tiến hành theo phương
pháp dân chủ . Khi Hiệu Trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
của đơn vị cần có sự tham gia ý kiến của ban chấp hành Công đoàn. Sự
phối hợp xây dựng kế hoạch nhà trường, thể hiện trước hết qua cơ chế hội
nghị cán bộ công chức hàng năm do Hiệu trưởng và Công đoàn phối hợp tổ
chức, để xây dựng kế hoạch và xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch .
* Phối hợp thi đua thực hiện kế hoạch năm học:
Công tác phối hợp Công đoàn với Hiệu Trưởng tổ chức thực hiện kế
hoạch năm học thể hiện chủ yếu qua các phong trào thi đua, sau khi bàn
bạc với Công đoàn, Hiệu Trưởng quyết định mục tiêu, nội dung khen
thưởng
trách nhiêm vận động, thuyết phục, động viên quần chúng hăng hái thi đua
thực hiện các mục tiêu định mức, biện pháp đã đề ra .
* Phối hợp thực hiện chế độ, chính sách và chăm lo đời sống, cho
cán bộ, giáo viên :
Công đoàn với Hiệu Trưởng phải phối hợp kịp thời, đầy đủ các chế độ
chính sách của nhà nước, của ngành đến người lao động để mọi người theo
dõi, giám sát và tự giác thực hiện.
Công đoàn được tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng , hội đồng
nâng bậc lương, hội đồng k luật, bảo vệ lợi ích người lao động....Được
tham gia các cuộc hợp liên tịch , các cuộc hợp chuyên đề có liên quan đến
đời sống, các hội nghị sơ kết, tổng kết để đóng góp ý kiến của Công đoàn .
Đồng thời trong các cuộc họp của Công đoàn Hiệu trưởng được mời dự khi
cần thiết, để thông báo tình hình của trường và góp ý kiến cho hoạt động
của Công đoàn . Hiệu trưởng có trách nhiệm và thực hiện đúng pháp luật

và các chế độ, chính sách đối với nguời lao động, và có trách nhiệm đáp
ứng các yêu cầu của việc kiểm tra, và xem xét giải quyết những ý kiến
đóng góp của Công đoàn có liên quan đến lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo
5


viên . Công đoàn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động và
việc chấp hành pháp luật, và các chế độ chính sách của nhà trường thông
qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân .
Ngoài ra, Công đoàn còn tham gia vào việc phân công lao động,
đánh giá năng lực trình độ đội ngũ, xây dựng chế độ,, nội qui, qui chế của
đơn vị, xây dựng các chuẩn đánh giá thi đua, xây dựng khối đoàn kết nội
bộ, duy trì nề nếp công tác, giáo dục, dạy học . Tham gia đẩy mạnh các
hoạt động chăm lo, và tự chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên công nhân
viên .
* Phối hợp bồi dưỡng đôi ngũ:
Đây là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng, xây dựng bồi dưỡng
đôi ngũ, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị xã hội của nhà
trường , bao gồm nhiều mặt, nhiều nội dung, các biện pháp khác nhau, có
tính tổng hợp cao, đòi hỏi phải huy động nhiều lực lượng tham gia. Công
đoàn là tổ chức của tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên có vai trò
quan trọng trong công tác này. Nhiều nội dung của công tác xây dựng đội
ngũ thuộc trách nhiệm của hiệu trưởng. Trên phương diện phối hợp với
Công đoàn, trong công tác xây dựng đội ngũ, liên quan tới một số vấn đề :
Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, thông qua vận động thi đua xây
dựng các điều kiện ảnh hưởng tích cực tới tập thể, tạo nên bầu không khí sư
phạm lành mạnh, thực hiện dân chủ hóa trường học, bồi dưỡng đội ngũ về
phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp với việc chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng
và củng cố tổ chức Công đoàn trường học.



iện pháp thực hiện
Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục chính trị về tư tưởng,
phẩm chất cho giáo viên.

+ Tổ chức sinh hoạt chính trị cho cán bộ công chức để phổ biến,
học tập chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản
pháp qui của ngành.
+ Giáo dục thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức.
+ Đa dạng hóa hình thức truyên truyền
+ Phát hiện và nhân điển hình trong giảng dạy và cuộc sống
+ Nắm tình hình tư tưởng tập thể, cá nhân để có biện pháp tác động
kịp thời
+ Tổ chức các hoạt động có tính quần chúng .
+ Với các hoạt động quần chúng thì Công đoàn chủ trì, Hiệu
Trưởng phối hợp tạo điều kiện:
6


+ Cuộc vận động “dân chủ - kỹ cương - tình thương - trách nhiệm”
+ Phong trào “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” trong nữ giáo viên
.
+ Cuộc vận động “Kế hoạch hóa gia đình”, “Xây dựng gia đình nhà
giáo văn hóa”
+ Các hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác chuyên môn, nghiệp
vụ:
Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng bắt đầu từ công tác xây dựng kế

hoạch, phân công giáo viên, tổ chức thi đua, đánh giá, khen thưởng, k
luật. Điều này giúp cho Công đoàn hoạt động đúng chức năng đã được qui
định theo pháp luật.
III THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA CÔNG ĐÒAN
TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯ NG Đ I NG :
* Phối hợp lập kế hoạch xây dựng bồi dưỡng đội ngũ
+ Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng phân tích tình hình của nhà
trường, đánh giá nguồn lực, đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất...
tiếp thu các văn bản chỉ đạo của cấp trên .
+ Hiệu Trưởng với Công đoàn cùng trao đổi để xác định mục tiêu,
nhiệm vụ trọng tâm và các biện pháp thực hiện.
+ Có kế hoạch họp hội nghị liên tịch mở rộng gồm: Hiệu Trưởng,
chủ tịch Công đoàn, bí thư đoàn, tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban thanh
tra nhân dân để thảo luận dự thảo kế hoạch.
+ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn tổ chức cho các tổ chuyên
môn thảo luận để bàn bạc, đề xuất .
+ Tổ chức hội nghị cán bộ công chức: Thảo luận, biểu quyết các chỉ
tiêu, biện pháp, nhiệm vụ trọng tâm.
+ Công đoàn đại diện cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ký kết
hợp đồng tập thể với nhà trường.
Sự phối hợp này sẽ giúp cho công đoàn và Hiệu Trưởng nắm những
thông tin cần thiết về đội ngũ giáo viên như:
+ Tình hình tư tưởng của giáo viên: Có những vướng mắt gì trong tư
tưởng, trong công việc? phấn khởi, hài lòng về vấn đế nào?.....
+ Việc thực hiện chế độ chính sách ? sự quan tâm ? hổ trợ tinh thần ?....
Việc phân công có phù hợp? nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng?...
+ Xu hướng lập gia đình của giáo viên trẻ .
+ Dự kiến nữ giáo viên nghỉ chế độ…
+ Hoặc những tiêu chí của giáo viên đang phấn đấu trong tổ chức….
Đây là những thông tin hết sức cần thiết, để cho Công đoàn và hiệu

trưởng nắm vững đội ngũ của mình. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các

7


thông tin, Hiệu Trưởng cùng với Công đoàn bàn bạc, thảo luận xây dựng
các mục tiêu và biện pháp xây dựng đội ngũ phù hợp.
Quan tâm đến đặc điểm sinh lý riêng của nữ giới, vai trò trách nhiệm
của họ đối với gia đình và xã hội cũng có những đặc điểm khác nam giới.
Giả sử cùng một hoàn cảnh con ốm, sự đầu tư thời gian và sức lực để chăm
sóc con của người phụ nữ là rất lớn so với người chồng. Đó là một thực tế.
Vai trò trách nhiệm của nữ ở trường cũng giống như nam giới, Công đoàn
và Hiệu Trưởng phải hiểu, phải chú ý trong bố trí, sử dụng đào tạo bồi
dưỡng, đánh giá khen thưởng, k luật, sao cho có thể động viên, thúc đẩy
giáo viên nữ, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên nữ làm tốt nhiệm vụ.
*Phối hợp trong việc phân công sử dụng đội ngũ giáo viên:
- Phân công chuyên môn đầu năm:
Công đoàn với chức năng bảo vệ cho anh chị em cán bộ giáo viên
công nhân viên, sẽ tham gia ý kiến giúp cho Hiệu Trưởng có những quyết
định đúng về những chế độ chính sách, để tránh những sai sót có thể xảy ra.
Việc tham mưu của Công đoàn giúp cho Hiệu Trưởng, sắp xếp đúng
người, đúng việc, phát huy được khả năng, mặt mạnh, sở trường của mỗi
người có liên quan đến sự thành bại của hoạt động Công đoàn, và hiệu quả
của nhà trường. Ngoài ra còn giúp Công đoàn hiểu được nguyện vọng
chính đáng, tâm tư của công đoàn viên.
-Phân công thời khóa biểu:
- Chú ý từng trường hợp đặc biệt mỗi của mỗi giáo viên.
- Chú ý giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng
- Giáo viên đang mang thai, sức khỏe...
- Giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, kể cả năng lực của mỗi người.

* Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng bồi dưỡng chính trị, tư
tưởng, phẩm chất
+ Trong hoạt động bồi dưỡng, Hiệu Trưởng chủ đạo, Công đoàn phối
hợp trong hoạt động, động viên quần chúng tham gia .
+ Tổ chức phong trào thi đua, hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo, Công đoàn
vận động, quần chúng tham gia hai bên phối hợp đánh giá khen thưởng.
+ Các cuộc vận động quần chúng, Công đoàn tổ chức, Hiệu trưởng phối
hợp tạo điều kiện để các hoạt đông diễn ra trong năm học
*Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên- công nhân viên:
- Đảm bảo cho giáo viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, do ngành tổ chức. Khi giáo viên có
nguyện vọng bồi dưỡng lên, phù hợp với tiêu chuẩn của ngành thì
được ưu tiên cử đi học.
8


- Công đoàn phối hợp với chính quyền thúc đẩy các phong trào thi
đua, thực hiện các qui chế chuyên môn, đổi mới phương pháp
giảng dạy, viết sáng kiến kinh nghiệm…..
- Hiệu Trưởng hổ trợ về con người, về thời gian, kinh phí, cơ sở vật
chất cho Công đoàn tổ chức các hội nghị, hội thảo….trao đổi kinh
nghiệm, tổ chức tham quan, học tập, vui chơi, kể cả khám chửa
bệnh….
*Công đoàn phối hợp với Hiệu Trưởng trong đánh giá thi đua:
Chuẩn thi đua được thống nhất từ đầu năm học trong hội nghị công
chức theo qui trình:
+ Cá nhân tự đánh giá
+ Tổ xem xét biểu quyết
+ Hội đồng thi đua xem xét đề nghị

+ Hiệu trưởng quyết định công nhận danh hiệu thi đua.
Đặc biệt khi xem xét, đánh giá giáo viên, nhất là giáo viên nữ phải
chú ý đến những cố gắng phấn đấu trong công việc để động viên,
khuyến khích .
- Kết quả trong năm học 2012-2013 trường đã đạt được :
+ Trường có 8 thạc sỹ, và 7 đang theo học cao học và một số
giáo viên đang học chương trình đại học khác.
+ 100% giáo viên đạt gia đình văn hóa, 1000 giáo viên nữ
đảm việc trường, giỏi việc nhà.
+ 100% giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
+ 83% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến
+ Giáo viên giỏi cấp trường 68 giáo viên
+ 16 CB-GV-CNV được đề nghị chiến sĩ thi đua cấp trường
+ 2 GV được đề nghị Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
+ 8 giáo viên được đề nghị bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh
+ 1 GV được đề nghị được đề nghị tặng bằng khen Thủ tướng
Chính phủ
Ngoài ra còn có một số cán bộ, giáo viên, công nhân viên được hội
chữ thập đỏ huyện, các phong trào ở địa phương biểu dương khen
thưởng …
KẾT LUẬN
Qua công tác phối hợp với Hiệu trưởng và Công đoàn, trong việc
xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà
trường, giúp tôi có kinh nghiệm quí báo cho bản thân, trong quá trình
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Để tạo nên sức mạnh tổng thể của nhà trường, sự phối hợp giữa
Công đoàn và Hiệu Trưởng với các lực lượng xã hội trong và ngoài
9



nhà trường, trong đó phối hợp Công đoàn với Hiệu Trưởng là một
công tác hết sức quan trọng.
Để phát huy được đội ngũ này, Hiệu Trưởng và Công đoàn phải
có sự quan tâm đúng mức về mọi mặt mới xây dựng, bồi dưỡng và
phát triển đội ngũ có hiệu quả.
Để mỗi giáo viên có thể phấn đấu đi lên, thì không ai khác mà
chính họ phải tự đấu tranh để vượt lên chính mình. Để có được điều
đó, bên cạnh sự nổ lực cá nhân, thì sự hổ trợ của tập thể, của lãnh
đạo nhà trường là rất quan trọng . Sự phối hợp của Công đoàn với
Hiệu Trưởng qua từng hoạt động cụ thể sẽ trang bị cho mỗi giáo
viên một ý chí để phấn đấu vươn lên, một kiến thức phong phú làm
hành trang trong cuộc đấu tranh tự khẳng định mình trong và xã hội.
Là một giáo viên tham gia công tác Công đoàn trên 30 năm, với kinh
nghiệm trong nhiệm vụ, trong quản lý, trong quá trình thực tiển, nhất
là sự phối hợp giữa Công đoàn và Hiệu trưởng trong việc xây dựng
đội ngũ, là vấn đề tôi quan tâm và tâm đắc nhất.
Do giới hạn về thời gian, và phần siêu tầm cũng có giới hạn nên
phần trình bày chắc chắn sẽ có thiếu sót, rất mong sự đóng góp của
quí đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn.
Long Thành ngày 19 tháng 05 năm 2013
Người viết

Trần Thị Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

10


Điều lệ trường trung học

Điều lệ công đoàn Việt Nam
Luật công đoàn
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công đoàn sơ sở -công đoàn Việt Nam
Sổ tay công tác nữ công
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Vương Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã
hội
8. Nguyễn Thị Bích Yến – xây dựng kế hoạch trong nhà trường
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

C NG HOÀ XÃ H I CH NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị : Trường THPT Long Thành

Độc lập –Tự do-Hạnh phúc
11


Long Thành ngày 21 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm :


CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI HIỆU TRƯỞNG ỒI DƯ NG Đ I
NG Ở TRƯỜNG T-H-P-T LONG THÀNH NĂM HỌC 2012 – 2013
Họ và tên tác giả : Trần Thị Anh
Đơn vị : Trường THPT Long Thành
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục :
 Phương pháp dạy học bộ môn

Phương pháp giáo dục 
Lĩnh Vực khác :

1. Tính mới :
- Có giải pháp hoàn toàn mới : 
- Có phương pháp cải tiến từ phương pháp đã có 
2. Hiệu quả :
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt

hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

12



×