SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
---------Mã
số:……….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Đinh Thị Phi Phụng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
- Lĩnh vực khác: ..............................................
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
1
Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đinh Thị Phi Phụng
2. Ngày tháng năm sinh: 24/09/1988
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Trung Nghĩa, Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613731769
(CQ)/
(NR); ĐTDĐ:
0937668755
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Lịch sử
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử
Số năm có kinh nghiệm: 2
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không
Năm học: 2012 - 2013
MỤC LỤC
2
1. Lý do chọn đề tài………………………………………...............................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………...2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề………………………………………………2
2.1.a. Cơ sở Triết học…………………………………………………2
2.1.b. Cơ sở Sinh lí học………………………………………………4
2.1.c. Cơ sở Tâm lý – Giáo dục học…………………………………..4
2.1.d. Khả năng tư duy và nhận thức của học sinh trong dạy học lịch
sử…………………………………………………………………………………...6
2.2. Thực trạng vấn đề……………………………………………………...8
2.3. Giải quyết vấn đề………………………………………………………8
2.3.1. Hình ảnh tư liệu lịch sử…………………………………………8
2.3.2. Áp dụng cụ thể vào bài học……………………………………..9
2.4. Hiệu quả của đề tài…………………………………………………...20
3. Kết luận…………………………………………………………………...23
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...25
Phụ lục……………………………………………………………………….27
3
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các kiến
thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội
loài người. Trên cơ sở đó, lịch sử giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc,
rèn luyện năng lực tư duy và nhận thức cho học sinh.
Trong đời sống xã hội, tất cả các bộ môn ở trường phổ thông d ở những mức độ
khác nhau nhưng điều góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm lối sống đạo đức cho
học sinh. Tuy nhiên, môn lịch sử có nhiều ưu hơn. Nhà sử học Pháp M.Bơlốc đã
nói rằng: “Lịch sử là kinh nghiệm sâu rộng về nhiều mặt của loài người, sự gặp gỡ
của những con người trong các thế kỉ. Nếu sự gặp gỡ này diễn ra một cách thân
thiện thì sẽ có lợi biết bao cho cuộc sống, cho khoa học”1.
Thế nhưng, Lịch sử không giống như các môn học khác ở trường phổ thông.
Lịch sử là môn học đi ngược về quá khứ để tìm hiểu sự kiện, hiện tượng đã diễn ra.
Do đó, lịch sử rất trừu tượng với học sinh. Học sinh không thể nhìn tận mắt, không
thể sờ vào hiện vật, cũng như không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện
thực lịch sử quá khứ khách quan (trừ một số trường hợp đặc biệt). v.v...
Thêm nữa, học Lịch sử không phải để nhồi nh t vào trí nhớ của học sinh một
cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày, tháng mà học sử để sống và rung động
với sự kiện lịch sử. Để làm được điều này, giáo viên phải biết đưa ra những sự
kiện, hiện tượng hay những nhân vật lịch sử thật tiêu biểu và có sức thuyết phục,
có sự rung cảm mạnh mẽ đối với học sinh.
Như vậy, sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử là rất quan trọng. Thông
qua các hình ảnh tư liệu, học sinh có thể “hiểu được bản chất các quá trình lịch sử
đã thực sự xảy ra”2. Từ đó khả năng tiếp thu bài học lịch sử của học sinh sẽ được
nâng cao hơn.
Vì thế yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, phát huy
mặt mạnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, tăng cường khả năng giáo
1
B i Thị Thanh, Nguyễn Văn Thuật, (2010), khóa luận tốt nghiệp “Khai thác và sử dụng đồ d ng trực quan
quy ước trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn”, ĐHSP TP.HCM.
2
Nguyễn Cương, (1995), Phương tiện kĩ thuật và đồ d ng dạy học, Bộ GD và ĐT, Hà Nội.
4
dục của bộ môn, làm cho bộ môn lịch sử ở trường phổ thông xứng đáng như vị trí
vốn có của nó.
Từ việc nhận thức được vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử cũng như việc sử
dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học cho học sinh ở trường phổ thông, tôi đã mạnh
dạn viết đề tài “Sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử ở trường phổ
thông”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.a.Cơ sở Triết học
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan và quy luật của nó vào bộ não con
người. Khi thế giới bên ngoài tác động đến con người thì bộ óc cũng bắt đầu quá
trình nhận thức, đó là cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm… Không có sự tác
động của thế giới khách quan tới con người, không có bộ óc (sản phẩm cao nhất
của vật chất) thì sẽ không xuất hiện bất cứ quá trình nhận thức nào.
Quá trình nhận thức của con người diễn ra qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính. Hai giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp
thành con đường biện chứng của sự nhận thức, con đường này được Lênin chỉ ra
rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng về thực
tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực
khách quan”.3
Như vậy, quá trình nhận thức luôn bắt đầu từ sự nhận thức các sự vật, hiện
tượng nhờ các giác quan. Đó là giai đoạn thứ nhất trong quá trình nhận thức, gọi là
nhận thức cảm tính. Ở giai đoạn này, con người chỉ nhận thức được cái riêng lẻ, vẻ
bề ngoài, cái hiện tượng của thế giới khách quan. Nhận thức cảm tính luôn mang
dấu ấn chủ quan, hay nói như Lênin: “cảm giác đó chính là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan”.4
Nhìn chung, nhận thức cảm tính mang lại cho con người một bức tranh cụ thể,
sinh động, phong phú, đa dạng, đầy màu sắc, âm thanh…. Nó không những giúp
3
V.I.Lê – nin, Bút kí triết học, NXB Sự thật, HN,1977, tr 179
4
V.I.Lê – nin : toàn tập , NXB. Tiến bộ, Maxcơva T18 , tr 138
5
cho con người nhận thức thế giới khách quan mà còn giúp họ thích nghi với hoàn
cảnh. Nhờ đó, con người có thể tồn tại được. Tuy vậy, bức tranh cảm tính vẽ nên
còn nhiều hạn chế và không đầy đủ.
Muốn nhận thức được mặt bên trong, mặt bản chất của các sự vật hiện tượng,
con người cần sử dụng đến sức mạnh tư duy trừu tượng, một bước chuyển về chất
trong hoạt động nhận thực – nhận thức lí tính.
Tư duy nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính, cho ta biết các thuộc tính, bản
chất quy luật các các sự vật, hiện tượng, những cái mà bằng giác quan, bằng nhận
thức cảm tính, con người chưa thể biết được.
Trong quá trình phân tích, tổng hợp hiện thực, tư duy phản ánh một cách gián
tiếp và khái quát hóa thế giới hiện thực. Chính vì thế, tư duy cho ph p ta tìm hiểu
sâu quá khứ xa xưa cũng như nhìn về tương lai.
Nhờ tư duy, nhận thức của con người về thế giới xung quanh đầy đủ hơn, chính
xác hơn. Tuy nhiên, những hiểu biết do tư duy đem lại còn mang tính chủ quan của
con người. Để kiểm tra mức độ chính xác của nhận thức, sản phẩm của tư duy phải
đem vào sử dụng trong thực tiễn.
Tóm lại, quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính. Hai giai đoạn này không tách rời mà thống nhất, bổ sung
cho nhau để con người nhận thức thế giới một cách đầy đủ, chính xác.
Trong quá trình nhận thức, tư duy đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, giúp
con người hiểu sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể
xem thường nhận thức cảm tính bởi nó là cơ sở để tiến hành hoạt động tư duy. Nhà
giáo dục học J. A. Commexky đã từng khẳng định : “Không có gì hết trong trí não
nếu trước đó không có gì trong cảm giác”5. K.D.Usinxky cũng thừa nhận : “Cảm
giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người”6. Do đó, sử dụng hình
ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử đóng một vai trò quan trọng. Nó làm cho sự hiểu
biết kiến thức lịch sử của học sinh càng cụ thể hơn, sống động hơn. Từ đó, gây
hứng thú hơn cho học sinh trong học tập lịch sử.
5
Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm, 2006, tr 97
6
Nguyễn Xuân Thức, sđd, tr 104
6
2.1.b. Cơ sở Sinh lí học
Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn bị tác động bởi các sự vật, hiện
tượng vô c ng đa dạng và phong phú. Các sự vật, hiện tượng tác động vào các giác
quan của con người bằng các thuộc tính của mình như màu sắc, âm thanh, hình
dáng, khối lượng, tính chất…Từ đó, trong đầu óc con người có được hình ảnh về
các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng. Khi các thông tin về các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng có được nhờ cảm giác được chuyển tới vỏ não thì ngay lập tức
chúng được tổ chức, sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự
vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của con người và con người có
được cảm giác. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng nên nhận thức của con người.
Học thuyết phản xạ của I.P.Pavlop đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Qua quá
trình nghiên cứu, Pavlop đã rút ra kết luận: phản xạ của con người là phản xạ có
điều kiện (phản xạ được hình thành trong cuộc sống do luyện tập). Đồng thời, ông
cũng chứng minh được quá trình nhận thức luôn luôn có hai hệ thống tín hiệu. Hai
hệ thống tín hiệu này không diễn ra đồng thời mà diễn ra một cách tuần tự - cái
trước, cái sau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống tín hiệu thứ hai biểu hiện cho khối lượng, chất lượng, độ bền của tri
thức có liên quan chặt chẽ với hệ thống tí hiệu thứ nhất (vì hệ thống tín hiệu thứ
nhất sẽ quyết định chất lượng, khối lượng kiến thức).
Từ học thuyết phản xạ của Pavlop, chúng ta thấy tầm quan trọng của việc sử
dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử. Từ việc quan sát, tìm hiểu người thật,
việc thật, học sinh hiểu thêm được ý nghĩa cuả các vấn đề lịch sử. Từ đó nâng cao
nhận thức, hiểu biết của học sinh về lịch sử.
2.1.c. Cơ sở Tâm lý – Giáo dục học
Tâm lý học chứng minh được rằng quá trình nhận thức của con người có trọn
vẹn hay không phụ thuộc vào việc sử dụng các giác quan trong quá trình nhận
thức.
Hệ thống các giác quan của con người gồm: xúc giác, thị giác, khứu giác, vị
giác, thính giác… có vai trò quan trọng trong nhận thức thế giới quan. Tuy nhiên,
trong quá trình nhận thức nếu kết hợp các giác quan c ng một lúc thì sẽ giảm được
sai sót, nhầm lẫn và tăng cường độ chính xác bền vững của tri thức.
7
Qua điều tra, nghiên cứu các nhà Tâm lý học đã tổng kết mức độ ảnh hưởng của
các giác quan trong quá trình truyền thông như sau:
Thức nhất: sự tiếp thu tri thức khi học đạt được thông qua hành động
Hành
động
Kết quả (%)
Nếm
1
Sờ
1.5
Ngửi
3.5
Nghe
11
Nhìn
83
Thứ hai: Sự tiếp thu tri thức đạt được trong quá trình truyền thông7
Cách ghi nhớ
Hiệu quả ghi nhớ
(%)
Thị lực
70
Thính giác
60
Thính giác – thị
giác
86
Mặt khác, tổ chức giáo dục văn hóa khoa học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cũng
đã đưa ra kết quả về mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền
thông trong một cuộc điều tra ở ba nhóm khác nhau
7
Nguyễn Thị Thu Hiền (1999), Khóa luận tốt nghiệp “Sưu tầm, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan để
phục vụ giảng dạy lịch sử thế giới cận đại I (1640 - 1870) nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử”,
ĐHSP TP HCM, tr. 14 – 15
8
Cách truyền tải thông
tin
Kết quả (%)
Hình ảnh
25
Âm thanh
15
Hình ảnh – Âm thanh
65
Từ những kết quả trên ta thấy rằng: việc tiếp thu thông tin bằng thị giác sẽ cao
hơn bằng thính giác. Tuy nhiên, khi ta kết hợp cả hai lại với nhau quá trình tiếp
nhận thông tin sẽ càng được tăng cường, kết quả nhận thức sẽ gần đạt đến mục
đích tối đa.
2.1.d. Khả năng tư duy và nhận thức của học sinh trong dạy học
lịch sử
Lịch sử cũng như bất cứ bộ môn nào ở trường phổ thông đều “nhằm cung cấp
kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức, chính trị cho
học sinh. Điều này giúp cho học sinh hiểu được sự phát triển hợp quy luật của tự
nhiên và xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn”8. Có
thể nói, việc giáo dục lịch sử cho học sinh qua các tri thức lịch sử vô c ng quan
trọng. Học sinh nắm vững kiến thức lịch sử sẽ là tiền đề để các em hiểu đúng hiện
thực lịch sử. Từ đó, các em có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương
lai.
Ta biết rằng “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy”9.
Việc phát triển tư duy cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
giáo dục phổ thông, trong đó có dạy học lịch sử.
Lịch sử giúp phát triển tư duy của học sinh mà tư duy lịch sử là hoạt động trí tuệ
của học sinh nhằm nhận thức đúng quá khứ, hiểu rõ hiện tại và dự đoán sự phát
triển hợp quy luật của tương lai. Nhận thức lịch sử đúng đắn là một yếu tố khách
quan để hành động đúng. Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh được bắt đầu từ
8
Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NxbGiáo Dục, 2004, tr.45.
9
K. Mark – Engels, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 304.
9
những sự kiện, quá trình cụ thể của lịch sử. Sự tiếp xúc của học sinh với những tri
thức này mang tính chất gián tiếp sẽ tạo ra những tri giác.
Con đường tri thức lịch sử của học sinh Trung học phổ thông là một quá trình
lâu dài tuân theo quy luật riêng của nó và có thể mô tả bằng sơ đồ sau 10:
Quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học
sinh:
Sự kiện
Biểu
tượng
Khái
niệm
Quy luật,
bài học
Vận dụng tri thức
vào đời sống
Nhóm các phương pháp nhận thức lịch sử
giữ vai trò trọng tâm
Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên
Việc nhận thức lịch sử đòi hỏi học sinh không chỉ dừng lại ở sự kiện, ghi nhớ,
mô tả sự kiện, tái tạo lại hình ảnh quá khứ một cách sinh động, chính xác thông
qua hệ thống các phương pháp mà cao hơn nữa là việc phân tích, đánh giá, rút ra
bản chất, khái quát sự kiện và vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Nên việc sử
dụng hình ảnh tư liệu trong dạy học lịch sử là một phương pháp nhận thức lịch sử
thông qua việc khôi phục lại hình ảnh quá khứ.
2.2. Thực trạng vấn đề
Trong những năm vừa qua, môn Lịch sử cũng như việc dạy học lịch sử thu hút
sự chú ý của toàn xã hội, nhiều kì thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học điểm số của
học sinh, thí sinh rất thấp. Điều này làm cho môn lịch sử được mọi giới trong xã
hội quan tâm chú ý. Nhiều cuộc thảo luận, tiếp xúc giữa các giới nghiên cứu, nhà
giáo dục để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho việc dạy và học lịch sử.
Tuy nhiên, khi nội dung chương trình học còn quá nặng nề, xã hội còn chưa coi
10
B i Thị Thanh, Nguyễn Văn Thuật, (2010), khóa luận tốt nghiệp “khai thác và sử dụng đồ d ng trực quan
quy ước trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, ĐHSP TP.HCM, tr. 14-15
10
trọng môn sử thì việc khắc phục tình trạng trên để nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử rất khó khăn và cần một thời gian dài.
Trong khi đó, “bộ môn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng trong chương trình
đào tạo học sinh phổ thông trung học vì bộ môn lịch sử rất có ưu thế trong việc
giáo dục thế hệ trẻ”11. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng khắc phục những
hạn chế, phát huy mặt mạnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, tăng cường
khả năng giáo dục của bộ môn, làm cho bộ môn lịch sử ở trường phổ thông xứng
đáng với vị trí vốn có của nó.
Thế nhưng, trong dạy học lịch sử không thể cung cấp và tiếp thu mọi kiến thức
của khoa học lịch sử mà chỉ có thể làm cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ
bản. Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh
về lịch sử. Để học sinh có thể khắc sâu những kiến thức cơ bản đó thì đòi hỏi
người giáo viên phải cung cấp cho học sinh những sự kiện cụ thể, sinh động, có
hình ảnh, đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ, đúng như nó tồn tại. Nó gồm
nhiều yếu tố trong đó có việc sử dụng hình ảnh tư liệu trong dạy học. Điều này sẽ
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ
thông.
2.3. Giải quyết vấn đề
2.3.1. Hình ảnh tư liệu lịch sử
Để có được những hình ảnh tư liệu lịch sử cho bài dạy, giáo viên sẽ tự tìm hình
ảnh tự liệu ở những web chính thống, sách giáo khóa, các bài giảng trong thư viện
violet v..v..Tuy nhiên, những hình ảnh này là hình ảnh tư liệu lịch sử chính xác,
không xuyên tạc.
Ví dụ: Đối với bài 31 (Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII – 2 tiết) trong
sách giáo khoa lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản sẽ có những hình ảnh tư liệu lịch
sử sau:
- Bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng và chế
độ 3 đẳng cấp ở Pháp.
11
Ngô Minh Oanh (2004 – 2007), Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông, Chu kì III, tr.4.
11
- Hình ảnh cụ thể về những con người trong 3 đẳng cấp ở Pháp (vua Lu – i XVI,
quý tộc, tăng lữ...v...v..)
- Hình ảnh tư liệu về các nhà tư tưởng tiến bộ ở Pháp trước cách mạng
- Hình về Hội nghị 3 đẳng cấp ở Pháp
- Hình ảnh tấn công nhà ngục Ba- xti
- Hình xử tử vua Lu – i XVI
- Hình về luật sư Rô-be-spie
- Hình về Na-pô-lê-ông Bô-na-pác
2.3.2. Áp dụng cụ thể vào bài dạy
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
Bài học giúp HS hiểu rằng, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một
cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ
chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi
của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp
đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo
ra lịch sử.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ d ng trực quan, kỹ thuật phân tích, khái quát,
tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp.
- Tranh “Tình cảnh nông dân Pháp”, “Tấn công phá ngục Ba-xti” , vua Lu –I XVI,
v…v….
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
12
Câu 1: Vì sao nói chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
cuộc CMTS?
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ?
2. Giới thiệu bài mới
Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp – “Kinh đô Châu Âu”, đã
b ng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc cách mạng đó
được Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết
bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ
đem lại ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng vĩ đại này”. Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại
trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào ở thời kỳ cận đại, chúng ta
sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế – xã hội
Cuối TK XVIII, Pháp vẫn là một
nước phong kiến.
a. Kinh tế
- PV: Hãy cho biết tình hình KT của Pháp - Nông nghiệp: lạc hậu nạn đói
trước CM?
thường xuyên xảy ra.
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng - Công thương nghiệp: phát triển
suất thấp.
nhưng vẫn bị chế độ PK cản trở,
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân kìm hãm.
nặng nề.
- Ngoại thương: mở rộng buôn
- GV cho HS xem ảnh minh họa người bán với nhiều nước ở Châu Âu và
nông dân với công cụ lạc hậu
phương Đông
- PV: Trước CM KT Pháp khác KT Anh
ntn?
Có sự xâm nhập của CNTB vào nông b. Chính trị
13
nghiệp
Duy trì chế độ quân chủ chuyên
- PV: Tình hình chính trị của Pháp ra sao? chế do vua Lu-i XVI đứng đầu
- GV dẫn chứng sự chuyên chế và cuộc c. Xã hội
sống của vua kết hợp đưa hình vua và - Chia thành ba đẳng cấp, mâu
hoàng hậu.
thuẫn với nhau gay gắt.
- PV: Tình hình xã hội Pháp?
+ Tăng lữ, quý tộc: được hưởng
- GV giới thiệu về khái niệm Đẳng cấp kết nhiều đặc quyền đặc lợi không
hợp đưa hình minh họa về những con người phải đóng thuế, muốn duy trì
trong 3 đẳng cấp
quyền lực của phong kiến
Khái niệm: Những tầng lớp xã hội được + Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản,
hình thành dưới các chế độ chiếm hữu nô nông dân, bình dân thành thị
lệ,phong kiến, do luật pháp hoặc luật tục không có quyền lợi chính trị, chịu
quy định về vị trí xã hội, về quyền lợi và mọi thứ thuế và nghĩa vụ.
nghĩa vụ, có khi mang tính chất cha truyền Báo hiệu nước Pháp sắp b ng
con nối.
nổ một cuộc cách mạng.
Chế độ đẳng cấp mang tính bất bình đẳng.
Những người trong các đẳng cấp khác nhau
có địa vị, thân phận khác nhau; sự phân
chia đẳng cấp là n t tiêu biểu trong xã hội
phong kiến Pháp: những người trong các
đẳng cấp khác nhau có nghĩa vụ và quyền
lợi khác nhau.
+ Đẳng cấp thứ ba
Tư sản: Có thế lực về kinh tế nhưng
không có thế lực về chính trị. Bị lãnh chúa
ngăn cản kinh doanh. Phân hóa thành đại tư
sản, tư sản vừa và nhỏ
Nông dân: chiếm 90% dân số, đóng nộp
tô thuế nặng nề. (3 tròng áp bức)
Công nhân: điều kiện lao động và đs rất
14
khó khăn
Bình dân thành thị: Sống tạm bợ
- GV d ng H56/SGK để nói về nổi thống
khổ của người nông dân Pháp trước CM.
- GV vẽ nhanh sơ đồ 3 ba đẳng cấp
- GV: Sự phân biệt giữa ba đẳng cấp được
quy định trong công thức sau: “tăng lữ phục
vụ nhà vua bằng những lời cầu nguyện, quý
tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba bằng
của cải”.
+ Thu nhập của người dân Pháp trước Cách
mạng
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
Nộp thuế cho nhà nước pk: 50 %
tư tưởng
Nộp thuế cho lãnh chúa: 25%
- TK XVIII ở Pháp xuất hiện trào
Nộp thuế cho nhà thờ: 10%
lưu Triết học Ánh sáng của giai
Phần còn lại của nông dân: 15%
cấp tư sản, đại diện là Mông – te –
- PV: Cơ sở nảy sinh những tư tưởng tiến xki – ơ, Vôn – te, Ru – xô.
bộ ở Pháp?
+ Những thành tựu mới của khoa học.
+ Sự phát triển của mầm mống kinh tế
TBCN
- GV giải thích thuật ngữ Trào lưu “Triết
học ánh sáng”
Trào lưu triết học của giai cấp tư sản đang
lên ở Châu Âu, nổi bật ở Pháp vào Thế kỉ
ánh sáng còn được gọi là “Chủ nghĩa Khai
sáng”. Những nhà tư tưỡng tiến bộ của giai
cấp tư sản kịch liệt tố cáo sự áp bức, bóc lột - Nội dung
của chế độ quân chủ chuyên chế và công + Phê phán sự thối nát của chế độ
khai đả kích giáo hội Thiên chúa, chỗ dựa phong kiến và nhà thờ Kitô giáo
15
tinh thần của phong kiến, quý tộc.
+ Đưa ra quan điểm về việc xây
- GV đưa hình về các nhà tư tưởng tiến bộ ở dựng nhà nước mới.
Pháp lúc bấy giờ
- Tác dụng
- PV: Nội dung của trào lưu “Triết học + Tấn công vào hệ tư tưởng của
ánh sáng” là gì?
chế độ phong kiến.
- PV: Tác dụng của trào lưu “Triết học ánh + Dọn đường cho cuộc CM XH
sáng”?
b ng nổ.
- GV: Ở Anh trước CM không có sự chuẩn
bị về tư tưởng. Ở Pháp có do đó nó góp
phần làm cho CM Pháp thành công (triệt để
nhất)
II. Tiến trình của cách mạng
1. Cách mạng bùng nổ. Nền
- PV: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ quân chủ lập hiế
cách mạng tư sản Pháp?
a. Cách mạng bùng nổ
- GV giải thích Hội nghị 3 đẳng cấp và đưa - 5/5/1789, vua triệu tập Hội nghị
hình minh họa
ba đẳng cấp để tăng thuế nhưng
+ Hội nghị này hình thành ở Pháp từ thế kỉ đại biểu Đẳng cấp 3 phản đối và
tự tuyên bố là Quốc hội. Vua, quý
XIV.
+ Mỗi lần hội nghị họp, ba đẳng cấp chia tộc phản ứng, ráo riết chuẩn bị tấn
nhau thảo luận nghị án của vua, mỗi đẳng công quốc hội bằng bạo lực.
cấp biểu quyết một phiếu cho nên đẳng cấp
ba đại diện cho giai cấp tư sản bao giờ cũng
bị thua thiệt. Vì thế họ bất mãn.
- PV: Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản - 14/7/1789, quần chúng Pari tấn
công và chiếm ngục Baxti. Cách
Pháp?
- GV đưa hình về nhà ngục ba – xti và hình mạng b ng nổ.
tấn công nhà ngục ba-xti của quần chúng
16
nhân dân Pháp
- PV: Ý nghĩa của sự kiện 14/7/1789? (ngày
CM thứ nhất)
+ Giáng đòn đầu tiên vào chế độ chuyên
chế
+ Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân
+ Đưa tầng lớp Đại tư sản lên nắm chính
quyền
+ Về sau trở thành ngày Quốc khánh của
Pháp
- PV: Sau sự kiện ngày 14/7 chế độ PK đã
bị lật đổ chưa?
- PV: là nhân dân Pháp em có những
nguyện vọng gì/ khát khao điều gì?
+ lật đổ PK
+ có ruộng đất
+ xóa bỏ chế độ đẳng cấp
+ có quyền công dân
+ tự do
b. Nền quân chủ lập hiến
- PV: Những việc làm của Phái lập hiến?
- Thắng lợi ngày 14/7 đã đưa phái
- GV đưa hình về tuyên ngôn Nhân quyền Lập hiến lên cầm quyền.
và dân quyền
- Những việc làm của phái Lập
- GV: So sánh Tuyên ngôn nhân quyền và hiến
dân quyền của Pháp với Tuyên ngôn độc + Cuối 8/1789: Quốc hội Lập hiến
lập của Mĩ
thông qua bản Tuyên ngôn nhân
Cả hai tuyên ngôn đều đề cao và coi trọng quyền và dân quyền nên cao khẩu
quyền tự do, bình đẳng của con người.
hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác
- GV: Tuyên ngôn của Pháp đã có ảnh ái”
hưởng rất lớn đến Bác Hồ
17
+ “Năm 13 tuổi lần đầu tiên tôi được nghe
đến 3 chữ : Tự do – bình đẳng – bác ái”.
Điều này đã thôi thúc Bác ra đi tìm đường
cứu nước, đặc biệt là đến Pháp.
+ Trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945),
Bác đã trích dẫn Tuyên ngôn của Pháp:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”. Sự trích dẫn này
của Bác để tố cáo bọn thực dân Pháp nói
vậy nhưng lại đi xâm lược nước ta (lên án
hành động xâm lược VN của thực dân
Pháp; khẳng định nước ta, dân tộc hoàn
toàn được quyền hưởng tự do cũng như sự
bình đẳng như mọi người dân khác trên thế
giới.
+ Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng có những
hạn chế: xóa bỏ quyền sở hữu phong kiến
song lại thay bằng quyền sở hữu tư sản.
- GV mở rộng về Hiến pháp (9/1791)
+ 9/1791, Theo Hiến pháp mới
+ Hiến pháp chia công dân thành hai loại: nền quân chủ lập hiến được thiết
“công dân tích cực” (những người có tài lập và xác lập quyền thống trị của
sản, đóng thuế cao) có quyền bầu cử, ứng giai cấp tư sản. Vua và quý tộc
cử, làm việc trong bộ máy chính quyền và phản ứng.
“công dân tiêu cực” (gồm đa số những
người lao động nghèo) không có quyền
chính trị. Phụ nữ đóng góp nhiều cho cách
mạng nhưng vẫn không có quyền công dân.
+ Hiến pháp là một bước thụt l i so với
Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền :
18
Vi phạm nguyên tắc “Tự do – Bình đẳng
– Bác ái”
Tước đoạt quyền lợi chính trị của đại đa
số quần chúng là những người tham gia tích
cực vào cuộc cách mạng, chỉ bảo vệ quyền
lợi cho một thiểu số hữu sản trong xã hội
Bộc lộ bản chất của tầng lớp đại tư sản
Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành các đạo
luật khác:
Đạo luật cấm bãi công Lơ Sa – pơ – li – ê
Đạo luật duy trì chế độ nô lệ thuộc địa
- PV: Vì sao quần chúng cách mạng tiếp tục - 4/1792, liên minh phong kiến
nổi dậy?
Áo – Phổ tấn công Pháp. Phái Lập
+ Không đáp ứng được nguyện vọng của hiến đã không kiên quyết chống
lại, đất nước trở nên lâm nguy.
nhân dân
+ Tổ quốc lâm nguy
- PV: Thái độ của nhân dân Pháp trước 2. Tư sản công thương cầm
tình hình “tổ quốc lâm nguy” như thế nào?
quyền. Nền cộng hòa được
Ngày 10/8/1792: ngày CM thứ 2
thành lập
-
- 10/8/1792, phái Girôngđanh lãnh
đạo nhân dân tiếp tục làm CM, lật
đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ
PK. Chính quyền chuyển về tay
phái Girôngđanh.
PV: Sau khi lên nắm chính quyền phái - Những việc làm của phái
Girôngđanh đã làm được những gì?
Girôngđanh
- GV: nhiệm vụ mà CM đã giải quyết được + Bầu ra quốc hội mới
(quyền công dân cho nam từ 21 tuổi trở lên, + Thiết lập nền Cộng hòa
xử tử vua Lu-i XVI)
(27/9/1792)
- GV đưa hình cảnh xử tử vua Lu-i XVI và + 21/1/1793, Vua Lu-i XVI bị xư
19
miêu tả
tử vì tội phản quốc.
- PV: Với việc xét xử vua Sác lơ I, thiết lập
nền cộng hòa, cách mạng Anh đạt đến đỉnh
cao. Cách mạng Pháp lúc này cũng xử tử
vua Lu-i XVI. Vậy cách mạng Pháp đã đạt
tới đỉnh cao chưa?
Những quyết định trên của quốc hội là
do áp lực của quần chúng chứ không phải là
ý muốn của phái Girôngđanh thêm nữa
chưa đáp ứng được những yêu cầu cấp bách
mà cách mạng Pháp đòi hỏi.
- Đầu 1793, nước Pháp đứng
- PV: Phái Girôngđanh có những việc làm trước những thử thách nặng nề,
tích cực nhưng tại sao lại bị lật đổ?
phái Girôngđanh không muốn đưa
GV: Nhiệm vụ mới của CM Pháp là chống cách mạng đi xa hơn.
liên minh PK bên ngoài
- PV: Khi phái Girôngđanh không thể đáp - 2/6/1793, quần chúng khởi nghĩa
ứng được yêu cầu thì quần chúng nhân dân lật đổ phái Girôngđanh đưa phái
Pháp đã có hành động gì?
Giacôbanh lên cầm quyền.
3. Nền chuyên chính Giacôbanh
- GV giới thiệu về luật sư Rôbespie
– đỉnh cao của cách mạng
- PV: Chính quyền Giacôbanh đã thực hiện - Chính quyền Giacôbanh được
những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh thiết lập đứng đầu là luật sư
chống thù trong, giặc ngoài?
Rôbespie
- Những việc làm của chính quyền
- PV: Kết quả của những biện pháp mà Giacôbanh
Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra?
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho
- PV: Tại sao nói thời kì chuyên chính quần chúng nông dân.
20
Giacôbanh là đỉnh cao của Cách mạng tư + 6/1793, Hiến pháp mới tuyên bố
sản Pháp?
quyền dân chủ rộng rãi và xóa bỏ
- PV: Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp.
một cuộc cách mạng phát triển theo chiều + Quốc hội ban hành :
Lệnh “ tổng động viên toàn
hướng đi lên?
(GV cho HS xem sơ đồ sự phát triển đi lên quốc” đánh bại ngoại xâm và
của cách mạng Pháp và giải thích)
nội phản.
Luật giá tối đa để chống nạn đầu
cơ tích trữ
Luật về mức lương tối đa của
công nhân.
Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh
cao.
- PV: Tại sao trong lúc cách mạng đang lên - 27/7/1794, phái tư sản phản cách
phái Giacôbanh lại suy yếu?
mạng tiến hành đảo chính. Chính
Những đòi hỏi chính đáng từ nhiều phía quyền rơi vào tay thế lực phản
(tư sản, công nhân, nông dân) đối với chính động.
quyền Giacôbanh lúc này dẫu chính đáng
nhưng không thể có điều kiện thực hiện
được. Đất nước vừa kết thúc một cuộc
chiến tranh gian khổ, k o dài với những khó
khăn chồng chất, hậu quả chưa được khắc
phục. Sự bất lực dung túng với những quyết
sách sai lầm của phái Giacôbanh (đàn áp
các lực lượng chống đối), dẫn đến việc họ
không còn chỗ dựa. Ngay cả một bộ phận
quần chúng cách mạng trung thành với
Giacôbanh, đòi hỏi Robespie phải hành
động cương quyết trước hành động của kẻ
th
thì ông lại lưng chừng không quyết
21
đoán. Lực lượng tư sản cơ hội – kẻ mới
giàu lên trong chiến tranh đã làm cuộc đảo
chính bắt Robespie và những cộng sự của
ông lên đoạn đầu đài. Lòng nhiệt thành cách
mạng của quần chúng Pari lúc này đã nguội
lạnh, để lực lượng phản động đẩy cách
mạng vào thoái trào. Về sự thất bại của phái
Giacôbanh. Lênin chỉ rõ: “Đưa ra những dự
định đại quy mô mà lại không có chỗ dựa
cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả
phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện
pháp này hay biện pháp khác”
4. Thời kì thoái trào
- PV: Hãy cho biết tình hình nước Pháp sau - 1794, chế độ Đốc chính được
cuộc đảo chính ngày 27/7/1794?
thiết lập. Nhiều thành quả cách
- GV đưa hình và giới thiệu về Napoleon
mạng bị thủ tiêu.
- 1799, nền độc tài quân sự được
thiết lập
- 1804, Napoleon lên ngôi hoàng
đế thành lập đế chế thứ nhất. Tiến
hành chinh phục hầu hết các nước
- PV:Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp?
Châu Âu.
- PV: Tính chất của Cách mạng tư sản - 1815, Đế chế thứ nhất sụp đổ.
Chế độ quân chủ được phục hồi.
Pháp?
- GV hướng dẫn HS so sánh những thành III. Ý nghĩa của cách mạng tư
quả mà cách mạng Pháp đạt được, đặc biệt sản Pháp cuối TK XVIII
nhấn mạnh những thành quả đó đều do sức - Tạo điều kiện cho nền kinh tế
mạnh của quần chúng cách mạng tạo nên. TBCN phát triển
Chính vì lẽ đó mà cách mạng tư sản Pháp là - Mở ra thời đại thắng lợi và củng
cuộc cách mạng điển hình nhất, tiêu biểu cố của CNTB ở các nước tiên tiến
22
nhất, nó hơn hẳn bất cứ một cuộc cách lúc bây giờ.
mạng tư sản nào nổ ra trước hoặc sau nó.
Với ý nghĩa to lớn đó nó xứng đáng được
coi là cuộc “Đại cách mạng” (Lênin)
4. Sơ kết bài học
a. Củng cố: GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến bài học.
b. Dặn dò : HS về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới
2.4. Hiệu quả của đề tài
Ở các lớp dạy có sử dụng hình ảnh lịch sử, hầu hết các em học sinh rất thích
thú. Các em chăm chú vào bài giảng, học tập sôi nổi và hăng hái tham gia phát
biểu xây dựng bài. Sau khi học xong bài này, học sinh khi được hỏi đều trả lời khi
giáo viên đưa hình ảnh vào bài dạy giúp các em có thể hiểu sâu hơn và nhớ lâu
hơn.
Đối với các lớp dạy học không đưa hình ảnh tư liệu lịch sử và cũng chỉ giới
thiệu các sự kiện lịch sử một cách khái quát thì lớp học ít sôi nổi, các em học sinh
thụ động. Điều này khiến bài giảng không đạt hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng
nhàm chán ở học sinh. Các em ít phát biểu, không hăng hái với tiết học. Các em
hoặc ngồi yên chờ giáo viên đọc cho ch p vào hoặc làm việc riêng trong lớp. Sau
khi học xong, giáo viên cho học sinh làm một số câu trắc nghiệm có liên quan đến
nội dung bài vừa học, các em trả lời các câu hỏi sai nhiều. Nguyên nhân của tình
trạng này, theo khảo sát đa số học sinh đều cho rằng các em không hình dung được
vấn đề giáo viên muốn nói đến, không hiểu sâu được vấn đề nên càng học càng
thấy nản, giáo viên không có điểm nhấn tạo sự thu hút cho học sinh khi nói nên
làm cho không khí lớp trầm lắng, không sinh động, hấp dẫn, các em khó nhớ các
sự kiện, tiếp thu kiến thức chậm.
Như vậy, người giáo viên chỉ có giáo án tốt thôi là chưa đủ mà người dạy
còn phải có phương pháp và cách thức truyền đạt ph hợp, lôi cuốn, hấp dẫn để
học sinh hiểu và tiếp thu bài tốt. Bất cứ tiết học nào người dạy cũng phải khai thác
thật sự có hiệu quả các phương pháp dạy học như: lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính sáng tạo tích cực của các em...
23
Để học sinh thật sự thích thú, chăm chú vào bài học, người dạy cần phải kết
hợp nhuần nhuyễn một lúc nhiều yếu tố: khả năng diễn đạt biểu cảm, miêu tả,
tường thuật, sử dụng tư liệu trực quan, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, hình thành
khái niệm v...v.....
Việc sử dụng hình ảnh tư liệu lịch sử vào dạy học là một điều cần thiết để
nâng cao hiệu quả dạy học nhưng trong quá trình dạy học chỉ nên xem việc này
như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu chứ không lạm dụng nó. Trong dạy học, ngôn
ngữ, cảm xúc của người giáo viên hết sức quan trọng, cần phải đặc biệt chú ý trau
dồi và sử dụng lợi thế này. Nếu giáo viên dạy mà nói bằng giọng đều đều thì tiết
học sẽ đơn điệu, buồn chán, không lôi cuốn được học sinh, các em sẽ chán học, kết
quả là điểm số cũng như chất lượng của môn Lịch sử sẽ thấp và đáng báo động
như hiện nay.
Nếu giáo viên nói đều đều, nhỏ, thiếu sự đam mê và sự truyền cảm thì làm
sao học sinh hào hứng học và tiếp thu bài tốt? Đó là quy luật lây lan tâm lý “Nhưng
nếu giáo viên dạy với bầu nhiệt huyết, truyền đạt những nội dung mới mẻ, đem lại
nhiều thông tin và cảm xúc thì học sinh cũng cảm nhận và lây lan cái không khí
hào hứng mà thầy giáo đem lại, nhờ vậy tiếp thu bài có hiệu quả”12. Vậy để tổ
chức giờ dạy hiệu quả, giáo viên cần phải dạy bằng cả tâm huyết của mình. Điều
đó sẽ làm học sinh hứng thú, say mê học, lôi cuốn được các em vào bài học. Từ đó,
giáo viên mới “truyền lửa” được cho học sinh. Hơn nữa để tổ chức giờ dạy hiệu
quả, giáo viên cần phải có cái uy. Có uy thì nói học trò mới nghe, mới nể. Cái uy
này có được không phải bằng cách người thầy tỏ ra nghiêm khắc, khó tính hay lớn
tiếng nạt nộ học trò mà nhờ kiến thức, năng lực giảng dạy và nhân cách sống của
người thầy.
Về phía học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài, xem
bài trước thì khi lên lớp để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Giáo viên phải
thường xuyên kiểm tra việc này để đưa học sinh vào nề nếp, coi việc chuẩn bị bài
là việc tất yếu phải làm. Được như vậy đảm bảo giờ dạy sẽ hiệu quả. Một vấn đề
12
Dẫn theo bài viết “ Dạy học bằng cái tâm sẽ đem lại hiệu quả” của tác giả Phạm Được- giáo viên trường
THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
24
tưởng như đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong dạy học đó là giáo viên nhớ tên
học sinh, chuyện trò thân thiện với học sinh.
Trên đây là những “kinh nghiệm” mà tôi rút ra được khi tiến hành giảng dạy ở
trường phổ thông bằng việc Sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử ở trường
phổ thông.
25