Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.47 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn
bị thành lập Đảng.

Cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước của cách mạng
nước ta đều lần lượt thất bại. Điều này đã khẳng định 1 thực tế: con đường
cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc . Cách
mạng VN rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh
đạo. Trước tình hình đó, nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm ra một con đường
cách mạng mới, một giai cấp lãnh đạo phù hợp để đưa cách mạng nước ta đi
đến thành công . Và Nguyễn Ái Quốc-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người đã
làm được điều đó.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã có một vai trò hết sức to
lớn trong việc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Những điều kiện đó bao gồm các lĩnh vực : Tư tưởng, lí luận, chính trị
và tổ chức.
1/ Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, lí luận, chính trị của NAQ được
thể hiện thông qua hệ thống quan điểm, lí luận cách mạng của Người.
Hệ thống quan điểm, lí luận đó được Người thể hiện trong các bài báo, các
tác phẩm (báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết năm 1925…). Bao gồm các nội dung:
1- Vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân nhằm thức tỉnh tinh thần yêu
nước và khơi dậy ý chí đấu tranh.
2- Nhấn mạnh giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, độc lập
dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xả hội .
3- Khẳng định công cuộc giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản
ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng có tình chủ động .
Đây là luận điểm sáng tạọ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng
tháng 8 năm 1945 đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng đắn.
4- Xác định cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam là một cuộc “dân tộc cách
mệnh” có 2 nhiệm vụ:
+Chống đế quốc giàng độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu .


+ Chống phong kiến mang lại ruộng đất cho người cày .
5- Công nhân, nông dân đây là 2 giai cấp bị bốc lột nặng nề nhất . Đồng thời
cũng chính là “gốc cách mệnh, là chủ cách mệnh” . “ Học trò nhỏ, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của cách mệnh công nông”.
6- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy quần chúng phải được giác
ngộ và tổ chức, để làm được điều đó người lãnh đạo quần chúng phải có
mưu, có chước. Có nghĩa là người lãnh đạo phải biết tổ chức, sắp xếp quần
chúng đấu tranh.


7- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng có vững thì cách mạng mới
thành công . Trong đó, Bác nhấn mạnh vai trò của lí luận Mác- Lenin, Bác cho
rằng đây là học thuyết sáng tạo nhất.
=> Cốt lõi của hệ thống quan điểm trên là: độc lập dân tộc gắn liền vs CNXH.
Ý nghĩa: Sự chuẩn bị trên lĩnh vực tư tưởng, lí luận, chính trị của chủ tịch Hồ
Chí Minh có vai trò hết sức to lớn, trực tiếp làm cho nhân dân VN nhận thức
được tính chất, nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc. Đồng thời quy tụ mọi
lực lượng đấu tranh dưới ngọn cờ cứu nước do giai cấp công nhân lãnh đạo.
2/ Về mặt tổ chức :
- 11/1924, Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bứa Á – Đông
- 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ngày 21/6,
cho xuất bản báo thanh niên là cơ quan tuyên truyền của Hội .
* Sự ra đời của các tổ chức cộng sản:
Do sự bất đồng quan điểm trong nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
đã dẫn đến sự thành lập của 2 Đảng Cộng Sản ở nước ta:
- Ngày 17/6/1929,đại biểu của các tổ chức cộng sản ở miền bắc quyết định
thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
- Ngày 25/7/1929, các đồng chí trong HVNCMTN hoạt động ở TQ và Nam Kỳ
đã thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
=> Sự phân hóa thành 2 tổ chức này có thể giải thích là một quá trình tích lũy

về lượng dẫn đến chất ra đời.
- Tại Trung Kỳ lúc bấy giờ, Tân Việt cách mạng Đảng hoạt động rất mạnh.
Việc ra đời của ĐDCSĐ và ANCSĐ đã làm cho nội bộ Đảng này phân hóa mạnh
mẽ. ->9/1929, những Đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn.
=> Ba tổ chức trên đều là những Đảng Cộng sản chân chính nhưng ba tổ chức
hoạt động phân tán, chia rẽ . Không có một sự thống nhất về tư tưởng và
hành động. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến đến phong trào cách mạng ở Việt
Nam lúc bấy giờ . Trước tình hình này, Bác được cử về chủ trì hội nghị thống
nhất 3 Đảng. Từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
=> Như vậy đến đầu 1930 quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị - tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cơ bản hoàn
thành. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lenin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam , mà lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc giữ vai trò là người kiến tạo và sáng lập.



×