Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
ĐỊA CHỈ: XÃ THỦY AN - ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH
EMAIL:
ĐIỆN THOẠI: 0333.593724

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

THÔNG TIN VỀ THÍ SINH
Họ và tên:Nguyễn Thị Huyền
Ngày sinh: 16/ 08 / 1998
Lớp: 11A1


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

MỤC LỤC
----------oo0oo------NỘI DUNG

TRANG

PHẦN I : TÊN TÌNH HUỐNG

3

PHẦN II: MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


3

PHẦN III: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

3

VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
PHẦN IV: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

3

PHẦN V: THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

4

5.1 Tìm hiểu chung về động vật hoang dã ở Việt Nam

4

5.2 Thực trạng về săn bắn,giết hại động vật hoang dã

8

5.3 Nguyên nhân dẫn đến săn bắn,giết hại động vật hoang dã

9

5.3.1 Nguyên nhân khách quan
5.3.2 Nguyên nhân chủ quan
5.4 Tác dụng của việc bảo vệ động vật hoang dã


10

5.5 Các biện pháp hạn chế việc săn bắn,giết hại động vật hoang dã

15

PHẦN VI: Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

19

2
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

PHẦN I: TÊN TÌNH HUỐNG

" HÃY CÙNG NHAU BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ!"

(Coming together to protect wild animals)
Chủ nhật tuần trước, bố và em lên nhà bác họ ở Hải Dương chơi. Bác ấy
là một người khá giả, thích sưu tầm những thứ mới lạ. Tình cờ lúc tham quan
nhà bác, em thấy sau vườn có một cái chuồng bên trong là hai con hổ con
đáng thương. Hỏi mãi bác mới chịu nói đó là hai con hổ bác mua từ một người

bạn, người bạn của bác ấy là một người có sở thích săn bắn, trong một lần đi
săn chú ấy bắt được 2 con hổ bé xíu bằng súng bắn thuốc gây mê rồi bán cho
bác. Nể nang là bạn của nhau nên chú ấy lấy cũng rẻ.
Em cũng ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên bởi đó là lần đầu tiên em nhìn thấy
những chú hổ đáng thương bị nhốt trong lồng và cũng bởi vì tại sao con người
ta lại có thể lấy đi quyền tự do của những sinh vật nhỏ bé này được cơ chứ.
PHẦN II : MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức liên môn để góp phần giải quyết các tình huống
thực tiễn, cùng với mọi người tuyên truyền một số biện pháp về việc bảo vệ
các loài động vật hoang dã, giúp cho môi trường sinh thái đa dạng và phong
phú để làm đẹp cho hành tinh thân yêu của chúng ta.
PHẦN III: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống ta cần vận dụng các kiến thức của các môn
học khác nhau
- Môn Sinh Học: Nhận biết các loài động vật hoang dã, đồng thời tìm hiểu về
môi trường sống và những đặc tính tồn tại của các loài này.
- Môn Giáo Dục Công Dân: Liên hệ về ý thức tự giác, tính kỷ luật, ý thức vì
cộng đồng của mỗi công dân.
- Môn Ngữ Văn: Nghị luận về vai trò của việc bảo vệ động vật hoang dã
bằng những dẫn chứng, luận điểm cụ thể, những lý lẽ phân tích, chứng minh
3
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________


làm cho bài viết có sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.
- Môn Địa lí: +Tính toán những con số chính xác về động vật bị nguy hiểm, bị
đe dọa.
+Thống kê danh sách về các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm cần

được chăm sóc và bảo tồn ở Việt Nam.
+

So sánh những con số về nơi ở của động vật hoang dã.

- Môn Ngoại Ngữ: Có thể sử dụng ngoại ngữ để cùng tuyên truyền cho bạn bè
năm châu nắm được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã.
There are a lot of wonders in the world and among them are wildlife species,
such as bears, mountain goats, wolves, elk, and deer. Most people think that
there is an abundance of wildlife species in the world, but the truth is, their
numbers are dwindling and if nothing is done about it, these species might
become endangered and extinct. Animals become endangered all the time and
people are not aware about it. Thankfully, more and more preservation
programs have been established to ensure that these animals are protected,
bred, and well-taken care of. These preservation programs motivate and
increase the awareness of the public regarding the proper management of
natural resources.

What Is Wildlife Conservation?
Wildlife conservation is the attempt to protect endangered animal and plant
species, along with their natural habitat. The main objective of this practice is
to make sure that their habitats will be preserved so that the future generations
of both wildlife and human can enjoy it. Additionally, wildlife conservation
4

______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

aims to raise awareness regarding the importance of wildlife and wilderness.
Today, there are now government bureaus and organizations that help promote
different wildlife conservation areas. The government also aims to implement
certain policies that are specifically created to protect the animals.
It is essential to take actions to protect wildlife from extinction. By doing so,
we do not only ensure their survival, but also the diversity of the ecosystem.
As a result, it will help improve the ecological health of the earth. Listed
below are some of the reasons why wildlife protection is essential.
Promote Biodiversity
Biodiversity is essential for a healthy and functional ecosystem. If wildlife is
extracted from its natural habitat, the delicate balance of the ecosystem will be
disturbed which will then lead to disastrous results. For instance, there is a
wide diversity of species living in a tropical rain forest. If any species should
become extinct, the food chain will be disrupted affecting all the species. For
this reason, promoting biodiversity is one of the main reasons why we should
protect wildlife.
Beneficial For Humans
One can learn a lot from animals which can benefit the human race. For
instance, a lot of medicines have been derived from the chemicals produced
by animals. These medicines are then used to help cure various health
conditions, such as heart diseases, disorders, and other illnesses. In fact, based

on the statistics provided by the U.S Fish and Wildlife Service, more than
25% of the medicinal prescriptions given every year contain chemicals from
animals. For instance, there are scientists who are studying venom from the pit
viper to cure the symptoms of Melanoma, and the venom from a tarantula can
help fight neurological disorders.
Wildlife protection is essential because if the animal is gone, it will be
impossible to study and learn from them. Unfortunately, a lot of wildlife has
disappeared from earth due to human activities, such as the Bali tiger,
Mexican grizzly bear, and the Japanese wolf.
Conservation Of Natural Habitat
When we conserve and protect the natural habitat of wildlife species, we
enrich our planet. To do so, we must keep the animals in their natural place.
Conservation of natural habitats will also be beneficial for humans since it
helps keep the essential watersheds intact and ensuring clean, fresh water.
Today, there are now wildlife preservation programs wherein they allow the
animals to roam freely in their natural habitat. Some of these programs also
allow the animals to interact with humans. This is beneficial since it educates
the people and raises awareness regarding the importance of protecting these
wildlife species.
These are just some of the reasons why everyone should work together to
protect the different species of wildlife. Thankfully, there are now national
5
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________


parks that provide the best natural habitats for various species.
PHẦN IV: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm hiểu chung về động vật hoang dã ở Việt Nam
- Tác hại của việc săn bắt, giết hại động vật hoang dã đối với đời sống con
người, cộng đồng và với môi trường
- Tác dụng của việc cùng nhau hành động để bảo vệ các loài động vật hoang
dã.
- Biện pháp để hạn chế săn bắt,giết hại động vật hoang dã, quý hiếm
- Ý thức của mọi người về tình huống trên.
PHẦN V: THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5.1. Tìm hiểu chung về động vật hoang dã ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam hình chữ S trải dài trên nhiều vĩ tuyến, độ cao, khí
hậu thay đổi từ điều kiện nhiệt đới ở phía Nam đến điều kiện ôn hòa ở vùng
núi phía Bắc và địa hình đa dạng với 3/4 lãnh thổ là đồi núi tạo nên sự đa dạng
của hệ sinh thái tự nhiên làm nền tảng cho giới sinh vật phát triển phong phú
vì vậy Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó có hệ động vật hoang dã.

Thành phần loài động vật hoang dã ở Việt Nam cho đến nay đã điều tra
phân loại thống kê được khoảng 21.125 loài. Trong đó có 7750 loài côn trùng,
6
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________


1100 loài cá nước ngọt, 2500 loài cá biển, 162 loài lưỡng cư, 296 loài bò sát,
840 loài chim, 310 loài thú, 17 loài thú biển và hàng chục ngàn loài động vật
không xương sống phân bổ trong các hệ sinh thái rừng trên đất liền, rừng ngập
mặn, đất ngập nước, vùng biển...

Các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo
vệ đã ghi nhận được 418 loài trong Danh lục Đỏ Việt Nam năm 2007 bao
gồm: Thú (94 loài); Chim (76 loài); Bò sát (40 loài); Lưỡng cư (14 loài); Cá
(89 loài: Cá nước ngọt 36 loài; Cá biển 53 loài); Động vật không xương sống
nước ngọt (19 loài); Động vật không xương sống biển (61 loài); Côn trùng
( 25 loài).
5.2. Thực trạng về săn bắn, giết hại động vật hoang dã
Thêm một ngày, thêm một giờ là thêm hàng ngàn loài động vật quý hiếm
thiệt mạng vì săn bắn trái phép…
Trong những năm gần đây, tình trạng săn bắn, bẫy bắt, buôn bán động
vật hoang dã ngày càng gia tăng về số vụ vi phạm, diện tích rừng bị thu hẹp
lại, . Chính vì khu vực sống của các loài động vật hoang dã bị thu hẹp lại, số
7
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

lượng cá thể giảm nhanh chóng nên nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao
trên quy mô toàn cầu.

Cụ thể, Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa
nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái
cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa
lan hàiư Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong mạng lưới buôn bán trái
phép động vật hoang dã trên toàn thế giới. Thống kê từ Cục Cảnh sát môi
trường - Bộ Công an cho thấy, mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 3.400
tấn thịt ĐVHD. Trong đó, 45 - 50% được tiêu thụ trong nước, chủ yếu ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số còn lại được xuất khẩu bất hợp pháp qua
biên giới. Theo báo cáo của Hội Động vật học Việt Nam, các loài bị khai thác
bất hợp pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi. Từ năm 1996 - 2006,
Việt Nam xuất khẩu khoảng 15.000 con khỉ và 150.000 con trăn. Năm 2004 2006, hơn 60.000 cá thể rùa mai cứng được tái xuất sang Trung Quốc. Năm
2008, có 20 tấn tê tê bị bắt giữ ở Việt Nam trên tuyến đường vận chuyển từ
Indonesia sang Trung Quốc. Theo ước tính của Văn phòng Cảnh sát quốc tế, ở
Việt Nam, nhu cầu hàng năm về động thực vật hoang dã cho mục đích ẩm
thực, dược liệu, sinh vật cảnh và xuất khẩu dao động trong khoảng từ 3.700 4.500 tấn, chưa kể đến hàng chục vạn cá thể các loài chim, côn trùng, không
thể tính toán thành trọng lượng được

Loài rắn hiếm ở Việt Nam

8
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Bò xám trước có ở Tây Nguyên nhưng hiện nay số lượng còn rất ít.


Một vài ví dụ như:

Con voi đực tên Back-khăm 38 tuổi, nặng khoảng 4 tấn, thường được
cột cùng một con voi cái dưới gốc thông cách trung tâm khu du lịch Nam Qua
(Đà Lạt, Lâm Đồng) khoảng một km để ăn cỏ và “yêu nhau”.
Như thường lệ, nhân viên đến dắt voi về tắm rửa, cho ăn sáng để chuẩn
bị phục vụ du khách thì không thấy Back-khăm đâu. Mọi người chia nhau đi
tìm phát hiện thi thể đẫm máu của voi nằm cách nơi buộc dây khoảng
3km. Cạnh xác con vật, cây cối xung quanh bị quật ngã, nhiều vũng máu đóng
thành từng cục lớn trên mặt đất. Back-khăm bị cột vào gốc cây to, bị chém
nhiều nhát đứt gân hai chân sau nhưng hai ngà còn nguyên.
9
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Tê giác bị giết và cắt sừng tại một khu vườn quốc gia ở Nam Phi. Năm 2011

Không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra ở các quốc gia trong khu vực và
các châu lục khác đã và đang hình thành mạng lưới buôn bán động vật hoang
dã xuyên biên giới cũng diễn ra thường xuyên, Các cơ quan chức năng của
Việt Nam đã đã tịch thu và bán đấu giá 33 tấn Tê tê (con trút), ngày
27/8/2009 Hải quan Hải Phòng phát hiện 2 Container ngà voi Châu Phi, tháng
8/2008 Đội tuần tra hải quân Philippin đã bắt 1 tàu đánh cá Việt Nam (Quảng

Ngãi) tại đảo Palawan phát hiện 100 con rùa biển cất giấu trong khoang tàu (1
thuyền trưởng và 12 ngư dân đã bị giam giữ), nhiều vụ buôn lậu sừng tế giác
từ Nam Phi về Việt Nam cũng đã bị thu giữ tại Sân bay Nội Bài và sân bay
Tân Sơn Nhất.

Tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng , bao gồm Campuchia,
10
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, và Nam Trung Quốc, tình trạng khai
thác kiệt quệ các loài động vật hoang dã để buôn bán (kể cả hợp pháp và bất
hợp pháp) đang ngày càng trở thành mối đe doạ chính của nhiều loài, trên cả
mối đe doạ về mất môi trường sống và suy giảm số lượng.

5.3. Nguyên nhân dẫn đến săn bắn , giết hại động vật hoang dã
5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường sống bị tàn phá, khí hậu ngày càng khác nhiệt, không thức
ăn, không nước uống, chặt phá rừng, đốt rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản,
xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp ,…là những lí do cũng làm
giảm số lượng không nhỏ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.

5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
11

______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Thiên nhiên nói chung và sự đa dạng sinh học nói riêng đang bị nhanh
chóng hủy diệt mà nguyên nhân chủ yếu là tác động của con người như các vụ
cháy rừng, thảm họa phóng xạ từ vụ nổ lò hạt nhân, sự cố tràn dầu… và đặc
biệt phải nói đến đó là do sự gia tăng của các hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu
thụ bất hợp pháp động vật, thực vật, các bộ phận và dẫn xuất của chúng trong
đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm. Sản phẩm thiên nhiên dần trở thành món
hàng mua bán vì nhu cầu thị trường. Cũng bởi vì càng ngày nhu cầu càng tăng
mà các loài động, thực vật hoang dã bị giết hại và đem đi tiêu thụ nhiều hơn
trong phạm vi rộng. Và giờ đây, Việt Nam đã trở thành đầu mối cung cấp
động thực vật hoang dã tới các quốc gia khác...”.

Săn bắt hổ lấy da. Theo ước tính của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) năm
2011, trên thế giới hiện nay chỉ còn 3.200 cá thể hổ sống trong môi trường hoang dã, riêng
tại Việt Nam con số này là 30 cá thể. Số lượng này đã giảm tới 95% so với đầu thế kỷ XX.

Làm đồ trang trí trong nhà

12
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình



Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Con gấu đen châu Á bị đánh thuốc mê tại một trang trại ở Việt Nam. Nó chuẩn bị
đối mặt với những ống xi-lanh để rút mật.

Trình bày về nguyên nhân dẫn đến tiến triển hoạt động buôn bán động
vật hoang dã trong nước và xuyên biên giới, Tiến sỹ Ông Vĩnh An, Trưởng Bộ
môn Động vật, Khoa Sinh, Đại học Vinh cho rằng: Nguyên nhân chung dẫn
đến vấn nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới diễn biến
phức tạp, trên quy mô lớn là do dân số tăng cao, dân trí thấp và đặc biệt là lợi
nhuận khổng lồ thu về từ việc kinh doanh các động vật hoang dã và các sản
phẩm của nó. Tính trên quy mô toàn cầu, lợi nhuận của việc buôn bán này ước
tính khoảng 4,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng góp phần khuyến
khích tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã. Trong giới thượng lưu, nhu
cầu này ăn sâu bén rễ tới mức họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ mức giá nào để có
được các món như sừng tê giác, cao hổ cốt…

13
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________


Một bộ phận lớn người Á Đông tin rằng, sừng tê giác mài hoặc tán thành bột,
ngâm rượu uống có thể chữa bách bệnh, kể cả ung thư... Hệ quả là một số nước châu Á trở
thành thị trường lớn nhất cho những kẻ săn bắt và buôn lậu sừng tê giác.

Sử dụng các loài động vật hoang dã để làm xiếc thu lợi nhuận

14
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

Con người bắt động vật hoang dã để làm thức ăn

Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động thực vật
hoang dã ở nước ta lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối, khó kiểm soát, trong khi
hàng trăm loài đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng, hệ sinh thái đang bị tổn
hại nghiêm trọng.
5.4. Vai trò của việc bảo vệ động vật hoang dã
Với sự phong phú và đa dạng về loài các động vật hoang dã, chúng
mang lại nhiều lợi ích cho con người nếu con người biết bảo vệ, giảm thiểu
15
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình



Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

hành vi săn bắn, giết hại chúng.
- Giá trị bảo tồn: Động thực vật hoang dã có vai trò quan trọng trong cân
bằng sinh thái, nơi chúng sống từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế
đi theo con đường tự nhiên. Chúng tạo nên các mắt xích trong chuỗi thức ăn
hay lưới thức ăn. Chúng tạo lên các giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá
trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn có tiềm năng sử dụng sau này.
Các loài động vật đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm đối với toàn bộ
thế giới. Nhiều loài động vật đặc hữu mang các gen qúy chứa đựng những tính
trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang dại,
con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen
này đạt hiệu quả cao nhất.

-

Giá trị kinh tế: Động thực vật có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với đời sống

con người. Giá trị kinh tế của động thực vật tập trung vào một số nội dung
sau:
+ Nguồn thức ăn: Nhiều loài động thực vật đã được con người sử dụng làm
thức ăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều loài động vật được con người thuần
hoá, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống gia súc, gia cầm để
phục vụ mình. Có thể nói nguồn đạm động vật là không thể thiếu đối với loài
16
______________________________________________________________________________

HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

người. Cho đến ngày nay vẫn còn một số lượng lớn cộng đồng địa phương
dựa vào các sản phẩm săn bắn để tồn tại.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp: Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp khác nhau: Các loài thú và bò sát có thể cung cấp
lông, da; các loài côn trùng cung cấp mật hay sáp (ong), cánh kiến, tơ (tằm);
một số loài thân mềm cung cấp nhiều sản phẩm quý: Ngọc trai, ...
+ Dược liệu: Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với mục
đích dược liệu (mật ong, gan cá, mật gấu, nọc rắn, sừng tê giác, ...). Nhiều chế
phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc động vật sống
(các loại vắc xin, hoóc môn ...).
+ Làm cảnh, phục vụ đời sống sinh hoạt, giải trí cho con người: các loài chim
như vẹt, yểng, sáo hay các loài ăn thịt như cắt ... Nhiều vườn thú và công viên
quốc gia phục vụ mục đích tham quan du lịch.

Vườn quốc gia Cúc Phương

5.5. Các biện pháp hạn chế việc săn bắn,giết hại động vật hoang dã
- Đối với xã hội :
+ Nhà nước cần có những biện pháp cương quyết hơn trong việc đề ra các
biện pháp xử lí hành vi vi phạm. Tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng đến đối tượng người dân ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, những người trực tiếp tham gia săn bắn, bẫy bắt các loài

động vật hoang dã. Đối tượng đáng quan tâm là cán bộ công chức, giới doanh
17
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

nhân
+ Lực lượng chức năng (nhất là kiểm lâm, hải quan, công an, bộ đội biên
phòng, quản lý thị trường) không chọn cách ngồi một chỗ chờ nghe báo cáo
hay thông tin, mà phải chủ động bằng những hành động, việc làm thực tế,
như: tại khu sinh thái, rừng, vườn quốc gia… các lực lượng này cần phối hợp,
thường xuyên tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện ngăn chặn hành vi săn bắt,
vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ các loài động, thực vật hoang dã trên địa bàn
toàn tỉnh.

- Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức giao lưu, sinh hoạt tập thể hàng
tuần về chủ đề những loài động, thực vật hoang dã…để trang bị cho học sinh
hiểu biết cũng như là ý thức bảo vệ động vật.

18
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình



Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

- Đối với bản thân:
+ Có ý thức tôn trọng, bảo vệ động, thực vật hoang dã.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã.
+ Ngăn chặn những hành vi làm hại đến động vật hoang dã

PHẦN VI: Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Các biện pháp tuyên truyền trên đều được lấy từ những kinh nghiệm
thức tế đời sống và những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình giáo
dục phổ thông, từ phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin, biện pháp
này nhằm thức tỉnh mọi người về những hành động đang làm hại động vật
hoang dã đồng thời nâng cao ý thức của họ về việc bảo vệ động vật hoang dã.
Có như vậy môi trường sống của chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn và
19
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình


Bài dự thi liên môn
“Hãy cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã”
______________________________________________________________________________________

đẹp hơn.
Trên đây là một số thông tin về động vật hoang dã. Trên cơ sở đó nâng
cao ý thức của mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
đông,thực vật cùng chung sống giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên

tươi đẹp hơn.

20
______________________________________________________________________________
HS: Nguyễn Thị Huyền
Trường THCS& THPT Nguyễn Bình



×