Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tổng hợp các bài văn tham khảo cô thu trang (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.72 KB, 36 trang )

Tổng hợp các bài văn tham khảo
Website của cô Thu Trang, trường THPT Tạ Un , n Mơ, Ninh Bình
/>Đề 1: Đề bài: Bersot nói: ” Trong vũ trụ có lắm kỳ quan,nhưng kỳ quan
đẹp nhất là trái tim của người mẹ” Ý kiến của anh chị về câu nói trên?
Bài làm
Đây là bài viết của bạn Huyền Trang gửi đến website nhờ cô nhận xét, cô
đã chỉnh sửa một số lỗi chính tả, diễn đạt, các em đọc tham khảo nhé !
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”
( Nguyễn Duy)
Lời ru hay chính tình u thương bao la của người mẹ dành cho mỗi
chúng ta không thể nào đong đếm được hết. Đứng trước công lao cao đẹp
ấy, Bersot đã từng cất lời ca ngợi “ trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ
quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”
Câu nói là cách ví von đầy hình ảnh để khẳng định tình mẹ là vơ cùng cao
q, thiêng liêng , bất tử… Trong câu nói “kỳ quan” là cơng trình kiến
trúc đẹp, kỳ lạ, hiếm thấy, nó thường mang vẻ đẹp tuyệt vời khiến người
ta ngưỡng mộ. “ Trái tim người mẹ” hay chính là tình cảm, tình u
thương vô bờ bến của người mẹ. Khi đồng nhất giữa “kỳ quan và “trái
tim người mẹ” Bersot ắt hẳn muốn đề cao cơng lao, tình u thương vĩ
đại của người mẹ, nó đẹp đẽ, bất tử và tuyệt vời hơn bất cứ kỳ quan nào
mà con người được chiêm ngưỡng.
Trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất, tình yêu thương của người
mẹ là thiêng liêng, cao đẹp nhất. Bởi lẽ mẹ- người mang nặng đẻ đau suốt
chín tháng mười ngày, người nuôi dưỡng ta khôn lớn, người chia sẻ vui
buồn, dạy ta những bài học
đầu tiên của cuộc sống… Trái tim mẹ khơng phải là cái gì đó vơ hình mà
nó được thể hiện trong những điều bé nhỏ, bình dị. Người mẹ sẵn sang hi
sinh vơ điều kiện để mang lại cho con những điều tuyệt vời nhất, đó là
tình u thương cao cả mà suốt cuộc đời này con không thể nào thấu hết.
Sống với trái tim của người mẹ, con người luôn được bao bọc bởi tình


u thương. Lịng mẹ là nơi con xuất phát cũng là nơi con trở về, là bến
đỗ bình yên trong cuộc đời mõi con người:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con”


( Chế Lan Viên)
website />Kể cả khi con có lớn khơn, trưởng thành thì trước lịng mẹ bao la, con vẫn
luôn là đứa con bé bé bỏng. Mẹ yêu thương, theo con đến suốt đời. Là khi
con thơ bé, từ lúc chào đời đã được mẹ dỗ dành, nâng niu, lớn hơn một
chút nữa, mẹ chính là người nâng đỡ những bước đi đầu tiên. Rồi khi lớn
lên, khi cuộc sống bon chen làm con mệt mỏi, lòng mẹ lại là bến đỗ bình
yên vỗ về trái tim bé bỏng của con. Tình mẹ là vậy đấy, bình dị, giản đơn,
nhưng nó vĩnh hằng và thiêng liêng hơn bất cứ một kỳ quan nào trong vũ
trụ.
Tình yêu thương của người mẹ là vô bờ và những câu chuyện cảm động
về tình mẫu tử xưa nay khơng bao giờ là hiếm. Ắt hẳn chúng ta còn nhớ
câu chuyện của Trang Tử với bao lần chuyển nhà vì mẹ ơng ln mong
muốn cho ông một môi trường tốt nhất để phát triển nhân cách. Vì con,
người mẹ có thể làm, tất cả… tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao!
Tuy vậy, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những mặt trái của nó. Trên các
trang mạng xã hội, mặt báo, khơng ít những thông tin về việc bạo hành
trẻ em, hay những vụ việc bỏ rơi con ngay từ khi mới sinh ra. Nếu ai đã
từng đọc câu chuyện trên dantri.com vào ngày 25/12/2015 khơng khỏi
bàng hồng trước vụ việc người mẹ xích con vào bình ga rồi đánh đạp dã
man. Đó là những hành động nhẫn tâm, vơ cảm khiến người đọc phải xót
xa. Những người mẹ như thế tuy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng họ cũng
tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Những hành động đó
của họ cần phải bị phê phán, bài trừ, thậm chí phải bị kỷ luật nghiêm
minh để cho tình mẫu tử luộn phát huy được những giá trị thiêng liêng và

tốt
đẹp
của

Câu nói của Bersot là lời khẳng định, ngợi ca, tơn vinh những giá trị cao
đẹp của tình mẹ, thức tỉnh những con người vô tâm, bất hiếu với bậc sinh
thành. Bởi có những thứ qua đi khơng bao giờ lấy lại được. Vậy nên
chúng ta hãy cố găng tu dưỡng để trở thành những con người có đạo đức
tốt, nhân cách cao đẹp, để đền đáp những công lao, tình cảm của mẹ
dành cho chúng ta. Với tơi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất, tôi luôn tự
nhủ mình phải cố gắng để xứng đáng với những gì mẹ mong mỏi, để nụ
cười trên môi mẹ sẽ luôn luôn được hé nở mỗi ngày.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ- những điều đức phật dạy sẽ ln
trở thành chân lý. Tình mẫu tử là tình cảm vô giá, là kỳ quan bậc nhất của
nhân loại. Được sống,biết trân trọng và nâng niu tình cảm thiêng liêng ấy,
cuộc sống của con người sẽ trở nên bền vững và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bài viết của bạn Huyền Trang.


Đề 2 : Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên với đất nước
BÀI VIẾT ĐƯỢC BIÊN SOẠN BỞI: NGUYỄN THẾ ANH – 12C –
TRƯỜNG THPT HOA LƯ A – NINH BÌNH
“Chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao khơng tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh
Thảo)
Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế
hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng
ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ

thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trị trách nhiệm của mình đối với đất
nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng
sống của mình: u q hương đất nước, tự hào tự tơn dân tộc, có ý thức
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định
bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có
mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội
nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải
học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại,
hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn
luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời
thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước,
tỉnh táo trước hành động của mình khơng bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề
chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn
hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng
định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch
liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm
phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải ln có
“trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là
trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người
Việt Nam nói chung
Đề 3 : Đề bài: “Ngơi nhà ở đâu, trái tim ở đó”
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng bài viết
khoảng 600 từ./.
Bài viết được biên soạn bởi Nguyễn Thế Anh – Trường THPT Hoa
Lư A – Ninh Bình
Yêu cầu chung:
Đây là đề mở, có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể
hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của bản thân qua các ý sau:
– Ngơi nhà, gia đình là gì?
– Tại sao ngơi nhà ở đâu, trái tim ở đó?



– Cần làm gì để vun đắp, tạo dựng hạnh phúc gia đình cho mình và mọi
người ?
Bài làm
Tơi nhớ có một nhà thơ đã từng viết :
Con sẽ về khi vào độ xuân sang
Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc
Chỉ có điều mẹ nhé mỗi ban mai
Đừng gọi con như tám năm về trước
Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành
Phải chăng q nửa đời bơn ba phiêu bạt, thấm thía nếm trải bao cay
đắng, người con đã nhận ra
ơi nương náu n ổn nhất của lịng mình đó là Lịng Mẹ, là ngôi nhà với
bếp lửa thân thương, là ngọn đèn nhỏ thâu đêm có mẹ vẫn đang chờ lặng
thầm và nhẫn nại?
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã đánh thức trái tim bao nhiêu người xa quê
bằng ý thơ rưng rưng nghẹn ngào:
Quá nửa đời phiêu dạt
Con lại về úp mặt vào sơng q
…Sơng có nhớ chăng nơi ta ngơi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng…
Có thể bây giờ bạn chưa nhớ quê, bạn chưa nhớ nhà, bạn cịn vơ tâm,
chưa biết thương cha, thương mẹ với những mưa nắng nhọc nhằn mà
Người đã nếm trải nhưng tơi tin rằng nhất định một ngày nào đó, khi bạn
đi xa và phải nếm trải những va đập, mất mát của cuộc đời, chắc chắn bạn
sẽ nhận ra một điều như là chân lí : Ngơi nhà ở đâu, trái tim ở đó.
Ngơi nhà là gì? Ngơi nhà là u thương. Tơi cịn nhớ như in, ngày đầu
tiên bước chân vào trường chuyên của thị xã, ngồi đằng sau xe đạp của

bố, tôi mặc cái quần màu cháo lịng cộc đến nửa bắp chân, chưa bao giờ
tơi biết đến thị xã với những ngôi nhà cao tầng, chưa bao giờ tơi được ăn
1 bữa bánh rán thỏa thích. Hơm đó, bố mua cho tơi 5 cái, tơi ăn những cái
bánh rán cứng ngắc phồng cả mồm… Tơi cịn nhớ như in những buổi
chiều mùa hè, nhà tôi ở gần cánh đồng, đó là một thế giới tuổi thơ đầy
khát khao và bí ẩn. Cả một mùa hè đang chờ anh em tơi ở đó với cua ốc,
nhái, châu chấu, khoai nướng thơm lừng và cà chua sống ngọt lịm… Tơi
cịn nhớ nhiều lắm bàn tay khơ ráp chai sần của mẹ những buổi sáng mùa
đông giá rét, mẹ đi chợ về, mấy anh em
tôi đã ủ sẵn đôi tay của mình trong những cái áo bơng ấm áp và tranh
nhau đưa bàn tay nhỏ xíu của mình ra ủ tay, nắm tay cho mẹ. Tôi thấy đôi
tay Người lạnh cóng nhưng trong mắt Người bao nhiêu là ấm áp… Năm
tháng đi qua, tôi càng nhận ra, nhớ về gia đình là tơi nhớ những kỉ niệm


ấu thơ đó, mãi mãi là hành trang theo tơi suốt cuộc đời. Ơi! Ngơi nhà của
tơi, ngơi nhà hạnh phúc…
Nhưng tơi cũng biết có biết bao người khơng có nhà, khơng có được niềm
may mắn như tơi, khơng biết đến niềm vui và hạnh phúc. Tơi có một
người bạn nhỏ cùng xóm. Chúng tơi lớn lên cùng nhau, có củ khoai luộc
mẹ đưa cho ăn sáng chúng tôi để dành cho nhau, cuối buổi tan trường
vừa đi vừa ăn chung. Nhưng có đến một ngày kia, bạn tơi bỗng trở nên
cục cằn, xa lánh tất cả. Bạn coi tôi như một người xa lạ, hắt hủi và tàn
nhẫn. Bạn có những người bạn mới mà tơi chưa hề được nghe nhắc đến
bao giờ. Họ thường xuyên trốn học, không tới trường và thậm chí có
lúc khơng gia đình. Lịng đầy tự ái, tôi giận bạn và chỉ biết tập trung vào
học tập, an lòng với tổ ấm dễ thương của mình. Rồi một ngày nọ, cùng ở
với nhau trong phịng nội trú, tơi tình cờ đọc được những dịng nhật kí
nhịe nhoẹt, đứt nối của bạn, đó là những bài thơ bạn chép ở đâu đó:
– Anh chị đã đồng ý li hơn? – Tịa án hỏi

Tơi nhìn sang người chồng
Rồi nhìn sang người vợ
Họ đã làm giấy chia nhau đến tài sản cuối cùng
Riêng đứa trẻ chẳng thể nào chia được
Nó ngồi giữa như một người có lỗi
Đang khóc thầm nước mắt chảy làm đơi
-….. Bầu trời và mặt biển
Tuy ở cách xa nhau
Nhưng nhìn xuống mặt biển
Thấy bầu trời trong xanh
Mênh mơng biển và trời
Như tình cha và mẹ
Con là thuyền nhỏ bé
Lênh đênh khắp muôn nơi
Hôm nay nhìn xuống biển
Khơng thấy bầu trời nữa
Bầu trời đâu biển ơi?
Mong sao biển và trời
Xanh bình yên trở lại
Để đời con mãi mãi
Ngọt ngào trong lời ru…
Đêm hơm đó, tơi đã khóc rất nhiều, vì thương bạn, vì giận chính mình.
Giận vì mình đã vơ tâm, khơng hề biết đến nỗi đau của bạn, không hiểu
rằng sự nổi loạn của bạn chỉ là sự chống trả những đổ vỡ đớn đau của vết


thương tâm hồn. Giận vì nhớ lại mình biết bao lần dỗi hờn, trách móc khi
khơng vừa ý với cha mẹ, để cha mẹ phải phiền lịng. Tơi thấy xấu hổ vì so
với bạn mình quả là bọc đường. Những dịng nhật kí đẫm nước mắt của
bạn đã dạy cho tơi bài học về hạnh phúc.

Và từ đó chúng tơi đã đi bên nhau, chính xác hơn là tơi đã lặng lẽ bên bạn
kể cả khi bạn thấy sự có mặt của tôi là thừa. Tôi đã làm tất cả những gì
cho bạn để bạn hiểu rằng: tơi đang và sẽ luôn ở bên bạn. Trong buổi lễ
phát động ủng hộ trẻ em lang thang cơ nhỡ và trẻ em có hồn cảnh khó
khăn mà Thị Đồn tổ chức tại trường, tôi nhớ bạn tôi đã hát bài hát mà rất
nhiều người rơi nước mắt. Bài hát Dấu chấm hỏi: Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ
ơi mẹ ở đâu?…Tại sao sinh em trong cuộc đời mà sao không cho em tình
người…em nào có tội gì đâu/ tuổi thơ em khơng một mái nhà, tuổi thơ
em không được đến trường/…Đêm khuya, ôi!lạnh quá, đứa bé mồ côi
nằm co ro, như dấu chấm hỏi, hỏi giữa dòng đời…
Trong số những người nghe hát có mặt hơm đó, tơi khơng biết có ai như
tơi, biết rằng bạn hát bài hát đó từ tim.
Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn, tôi lớn lên trong
vòng tay của cha, của mẹ. Dẫu bao nhọc nhằn, nhưng cha mẹ đã dành cho
tôi tất cả những gì có thể với một tình u thương vơ bờ. Càng lớn, tơi
càng hiểu rằng mình mắc nợ nhiều lắm. Đó là cơng sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ, thầy cơ, là ân tình của anh em, bè bạn…mà có thể suốt cả
cuộc đời mình khơng thể trả hết. Ngày tôi bước chân vào trường trung
học, cha đã tặng tơi đơi câu thơ mà Người nói là rất thích:
Nơi con đến và đi, bạn bè đều đến cả
Ba để lại cho con khoảng trống trên đường
(Thơ Vũ Duy Hưng)
Con đường tơi đi, có thể gặp nhiều may mắn, đó không chỉ là may mắn
ngẫu nhiên của số phận mà tơi hiểu đó là những vun đắp từ đơi bàn tay
của đấng sinh thành. Nếu nói là may mắn của số phận thì tơi phải cảm ơn
cuộc đời, cảm ơn Trời, Phật đã cho tôi được làm con của cha mẹ, cho tôi
một điểm tựa vĩnh hằng trong cuộc đời và tơi biết đi hết cuộc đời này dù
ngồi kia sóng gió có mệt nhồi đi nữa thì ngơi nhà vẫn là một bến
xuân và dù là vua hay dân cày thì kẻ nào sống yên ổn dưới mái nhà của
mình, kẻ đó là người hạnh phúc nhất.

Tơi biết có nhiều vĩ nhân, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà văn, nhà thơ
… trưởng thành mà khơng có điểm tựa gia đình nhưng hơn bao giờ hết,
họ là người ý thức sâu sắc về gia đình, về hạnh phúc. Bởi chính những
vất vả đắng cay mà họ nếm trải và cuộc sống đã dạy cho họ bài học về gia
đình, bài học về u thương để họ sống hết mình. Khơng có tiểu gia đình,
họ tạo ra đại gia đình để thương yêu, lo toan, để sống hết với cuộc đời
như một thơng điệp có trong một bài hát:Hãy u nhau đi!


Vâng, hãy yêu thương nhau , hãy yêu cuộc đời này, hãy hiểu rằng chúng
ta sinh ra được làm người với hai tiếng Con Người “giản dị và kiêu hãnh
xiết bao” (M. Gorki). Chúng ta là con người bởi chúng ta biết yêu
thương, biết tạo dựng và trân trọng gìn giữ những gì đích thực. Ngơi nhà
ở đâu, trái tim ở đó, bạn hãy tạo cho chính trái tim mình là một ngơi nhà
nhỏ ln có lửa thương u để mỗi khi đi xa về gần, ngôi nhà chung của
chúng ta luôn ấm áp./.
Đề 4 : Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài Sóng Xuân Quỳnh và việt Bắc
Tố Hữu
Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
( Việt Bắc – Tố Hữu)
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.
( Sóng – Xuân Quỳnh)
Website của Thu Trang.
Bài làm


/>
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi
nhớ. Niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những
rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi nhân , cảm xúc lại là yếu
tố vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà thơ làm nên những thi phẩm
say đắm lịng người. Tiếng nói từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Đoạn
thơ:
” Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và đoạn thơ:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”


trích trong bài thơ “Sóng của Xn Quỳnh là những vần thơ dạt dào cảm
xúc như thế.
Nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn của văn học
VIệt Nam hiện đại được nhiều bạn yêu thơ mến mộ. Nếu nhà thơ Tố Hữu
là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thì
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hồng của thơ tình.
Mỗi tác giả đã tạo ra thơ của mình với mỗi vẻ đẹp riêng. Thơ Tố Hữu tiêu
biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị; mang khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu mang giọng điệu ngọt ngào, tâm tình
tha thiết, giọng của tình thương mến; đậm đà tính dân tộc. Thơ Xuân
Quỳnh lại in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc

ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết, luôn khát vọng về một hạnh
phúc đời thường.
Bài thơ “Việt Bắc” viết về cách mạng, cịn bài thơ “Sóng” hướng tới đề
tài tình u lứa đôi .
Tháng 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền
xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ
đơ. Nhân sự kiện thời sự có tình lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt
Bắc” in trong tập thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ trớch trong bài Việt Bắc là lời
người ra đi đáp lại người ở lại .
Bốn câu thơ giống như một lời thề nguyền, lời khẳng định gắn bó thủy
chung trước sau như một mà những cán bộ cách mạng miền xuôi muốn
gửi tới đồng bài Việt Bắc. Lời thơ óng ả, dịu dàng, tình tứ và lối xưng hô
thân mật, ngọt ngào của ca dao, dân ca “mình-ta” được sử dụng một cách
linh hoạt. Nỗi nhớ của người cách mạng về quê hương Việt Bắc giống
như nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Sự sắp xếp từ liền đôi, quấn
quýt không muốn rời xa của “ta” và “mình”, vừa khéo léo
khẳng định tấm lịng của “ta” cũng như “mình”. Tình cảm của người về
với Việt Bắc là thứ tình cảm thắm thiết, mặn mà, gắn chặt trong tim,
ghim chặt trong lịng. Tình cảm ấy cịn được khẳng định bằng một hình
ảnh thơ so sánh “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Trong
tiềm thức của người Việt Nam nước trong nguồn là dòng nước không bao
giờ vơi cạn, chảy bất tận. ý thơ trở nên sâu sắc hơn khi tác giả sử dụng
cặp từ so sánh tăng tiến “bao nhiêu,…bấy nhiêu”. Đó là sự so sánh giữa
một cái vô tận với một cái bất tận.
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở Diêm
Điềm (Thái Bình), in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ
được viết khi Xuân Quỳnh còn trẻ khoảng 25 tuổi nhưng đã trải qua


khơng ít những thăng trầm, đổ vỡ trong tình u.

Ở khổ thơ trên “Sóng” được khám phá theo chiều rộng của khơng gian ở
hai miền “xi”, “ngược” .Sóng dù xi về phướng Bắc, dù ngược về
phương Nam thì cuối cùng vẫn hướng về bờ:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
Thông thường người ta haynói xi Nam, ngược Bắc nhưng ở đây Xn
Quỳnh lại nói xi Bắc, ngược Nam, dường như cái lơ-gic của lí trí thơng
thường đã bị lu mờ, chỉ cịn lại hai miền xi ngược để trăn trở tìm nhau,
để khao khát bên nhau. Cách nói ấy cũng khiến người đọc hình dung về
những gian nan, cách trở mà trái tim u phải vượt qua.
Con “sóng” kia mn đời thao thức để khắc khoải xi ngược tìm bờ thì
em cũng chỉ duy nhất hướng về “phương anh”. Đây là một sáng tạo độc
đáo của Xuân Quỳnh khi đưa khái niệm khơng gian để nói về mức độ
thủy chung, bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc là của vũ trụ này, chỉ
có duy nhất nơi anh là phương trời của em. Giữa cuộc đời rộng lớn, thỡ
anh vẫn mói là bến bờ hạnh phúc , là nơi duy nhất em tìm về. í thơ bộc
bạch rất thật, sáng lên vẻ đẹp của tình u chung thủy. Hóa ra ở trung tâm
nỗi nhớ là anh nên dẫu có đi về phương nào thì em cũng hướng về
phương anh. Câu thơ giống như một lời nguyện thề thủy chung, da diêt,
đằm thắm.
Nếu ở khổ 5 nhân vật trữ tình bộc bạch ” lịng em nhớ đến anh” thì ở đây
cảm xúc đã dâng lên một bậc “Nơi nào em cũng nghĩ”. “Nghĩ” có cả yêu
thương, mong nhớ, có cả phấp phỏng lo âu, hờn ghen, giận dỗi. Anh trở
thành ý nghĩ thường xuyên, thường trực trong lòng, canh cánh trong lịng.
“Nhớ” là tình cảm, cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên thì “nghĩ” là sự suy tư,
chín
chắn, sâu sắc. Người con gái khẳng định sự duy nhất, tuyệt đối gắn bó
thủy chung trong tình u.

Khổ thơ cho ta thấy tình yêu của người phụ nữ, sự thủy chung son sắt duy
nhất. Nhân vật trữ tình đã trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình. Khẳng
định tình yêu thủy chung cũng là khao khát, là khát vọng người yêu
thương phải xứng đáng với mình.
Cả hai đoạn thơ đều là những rung động, những xúc cảm nhớ thương của
một tình yêu con người, đất nước trong lịng người bởi một tình cảm đẹp,
sự thủy chung son sắt không đổi thay. Trên phương diện nghệ thuật, cả
hai đoạn thơ đều là những ngôn từ giản dị nhưng lại giàu giá trị nghệ


thuật. Giọng thơ trữ tình tha thiết nhưng cũng khẳng định mạnh mẽ, chắc
chắn, đinh ninh như một lời thề.
Tình cảm trong đoạn thơ Việt Bắc là tình cảm lớn lao, tình cảm cách
mạng, tình cảm chính trị. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của người
cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể
của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê
hương Việt Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang trong suốt
những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến. Cịn tình cảm trong
“Sóng” là tình u đơi lứa, cảm xúc của chủ thể trữ tình “em”, một phụ
nữ đang yêu vừa gián tiếp, vừa trực tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là
phân thân cảu chủ thể trữ tình. “sóng” là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc
thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ chỉ duy nhất hướng về một nơi ở phương
anh một cách chung thủy, sắt son.
Đoạn thơ “Việt Bắc” sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điều ngọt
ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Sóng – đoạn thơ sử dụng thể
thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi
hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ tình u.
Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện
chân thành, nữ tính, dun dáng mà khơng kém phần mãnh liệt, sâu sắc.
Vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu luôn gắn với ca dao đậm đà, Cịn Xn Quỳnh

thì mãnh liệt, nồng nàn.
Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc khụng chỉ cảm
nhận được nột đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà cũn thấy được vẻ đẹp
tõm hồn con người Việt Nam yờu thương đằm thắm, dịu dàng mà mónh
liệt, tỡnh nghĩa thủy chung, son sắt.
Đề 5 : Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” của Thanh Thảo
Bài làm:
Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có
dấu ấn rất riêng. Ơng là người đi đầu trong phong trào cách tân thơ Việt,
con đường mà ông lựa chọn để cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tơi
nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ
tự do, phá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái
thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một
đại biểu đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
được rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bài thơ đã xây dựng thành cơng
hình tượng nhân vật Lor-ca.


Lor-ca là một nghệ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, ông một tầm ảnh
hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị cũng như trong sống nghệ thuật
của Tây Ban Nha. Trong đời sống nghệ thuật, Lor-ca là một trong những
người đi đầu trong phong trào cách tân nền nghệ thuật già nua của Tây
ban Nha. Trong đời sống chính trị, Lor-ca là người khởi xướng phong
trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân phát xít đã quá phản động.
Năm 1936, bè lũ Phrăng-cô quá hoảng sợ trước tầm ảnh hưởng của Lorca nên chúng đã tìm cách bắt và sát hại ông. Tuy nhiên sau cái chết của
Lor-ca, tầm ảnh hưởng của ông càng trở nên sâu rộng hơn. Nó vượt ra
khỏi biên giới của Tây Ban Nha, tên tuổi của Lor-ca trở thành một biểu
tượng cho cơng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa nghĩa phát xít, bảo vệ

văn hóa và nền văn minh nhân loại. Sự ảnh hưởng của Lor-ca không chỉ
nằm trong thời đại của ơng mà nó cịn tồn tại mãi cho tới bây giờ. Cuộc
đời, sự nghiệp, những cống hiến của Lor-ca là nguồn cảm hứng sáng tạo
dồi dào để Thanh Thảo viết nên bài thơ này. Và cũng bằng nguồn cảm
hứng dồi dào ấy, Thanh Thảo đã xây dựng thành cơng hình tượng người
nghệ sĩ Lor-ca.
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được Thanh Thảo sáng tác theo trường
phái thơ tượng trưng siêu thực nên khi đọc đòi hỏi người đọc phải không
ngừng liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được rõ ý thơ. Qua bài thơ
tác giả đã tái hiện lại cuộc sống của Lor-ca, tái hiện lại sự kiện bước
ngoặt đầy bi thảm, đau đớn là cái chết của Lor-ca. Nhưng trong tiềm
thức, trong tình cảm của Thanh Thảo, Lor-ca vẫn sống, qua đó thể hiện
cho chúng ta thấy rõ Lor-ca là một nghệ sĩ chân chính, ơng là một người
nghệ sĩ dám sống để đấu tranh vì nghệ thuật, dám chết vì nghệ thuật. Lorca là người nghệ sĩ mang vẻ đẹp bất tử.
Sáu câu thơ đầu của bài thơ Thanh Thảo tái hiện sự sống của Lor-ca.
Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” biểu trưng cho sự sống cũng như
sự nghiệp sáng tạo của Lor-ca, hình ảnh này gợi cho chúng ta hình dung
sự sống cũng như sự sáng tạo của Lor-ca là vô cùng mong manh dễ vỡ.”
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, câu thơ nhắc tới xứ sở Tây Ban Nha và
hình ảnh “áo chồng đỏ gắt” làm cho ta liên tưởng đến môn thể thao
truyền thống của đất nước này: đấu bị tót, một mơn thể thao địi hỏi
khơng chỉ sức mạnh mà người đấu sĩ cịn cần phải khơn ngoan và khéo
léo, vì vậy trận đấu bị tót nào cũng đầy sự căng thẳng. Hình ảnh ‘áo
chồng đỏ gắt” được tác giả nhắc đến ở đây cũng có thể là biểu trưng cho
mơi trường chính trị của Tây Ban Nha lúc này bức bối, ngột ngạt và phản
động. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” được đặt cạnh hình ảnh “áo
chồng đỏ gắt” cho thấy cuộc sống của Lor-ca lúc này đang cực kì bức
bối , ơng dường như đang phải cố gồng mình lên để đối mặt với một chế
độ xã hội phản động già nua và có thể nói cuộc sống của ông đang đầy



thách thức. Mặc dù phải sống trong môi trường xã hội ngột ngạt, người
nghệ sĩ Lor-ca vẫn không ngừng sáng tạo vì đến câu thơ thứ ba hợp âm
tiếng đàn ghi ta được ngân lên “li la li la li la”, nó biểu trưng cho những
sáng tạo của Lor-ca. Người nghệ sĩ vẫn say sưa với những sáng tạo của
mình, vẫn sống lạc quan mặc cho hoàn cảnh sống đang bị bóp nghẹt. Ba
câu thơ cịn lại của đoạn thơ tái hiện hành trình đi tìm cái tơi nghệ sĩ, đi
tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Lor-ca. Hành trình
của người nghệ sĩ Lor-ca là hành trình đơn độc vì trong hành trình ấy chỉ
có một chú ngựa, vầng trăng, vầng trăng thì chếnh chống, chú ngựa cũng
mỏi mòn, rã rời. . Đối với người nghệ sĩ, vầng trăng là tri kỉ, khi vui nhất
người nghệ sĩ cũng nghĩ đến trăng, mà khi buồn nhất họ cũng chỉ có trăng
là bạn thế nhưng vầng trăng lại “chếnh chống”, nửa say nửa tỉnh. Có thể
nói người nghệ sĩ Lor-ca lúc này đang cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời.
Người nghệ sĩ đang đi nhưng là đi đâu? Người nghệ sĩ đi lang thang, đi
nhưng chưa biết nơi đâu là đích đến. tác giả sử dụng danh từ “miền”,
danh từ giới hạn không gian, nơi chốn tạo điểm dừng, đích đến nhưng lại
là “miền đơn độc”, miền của tâm trạng, cảm xúc. Người nghệ sĩ đang đi
về miền của tâm trạng, miền của cảm xúc, miền cái cội nguồn của sự
sáng tạo. Người nghệ sĩ Lor-ca đang say sưa trong hành trình đi tìm cảm
hứng sáng tạo, tìm hướng cách tân nền nghệ thuật già nua. Một lần nữa
Thanh Thảo đã chứng tỏ Lor-ca là người nghệ sĩ sống hết mình vì nghệ
thuật,dám hi sinh cho nghệ thuật.
Đề 6 : Hình tượng người lính Tây Tiến- Quang Dũng
Trích chuyên đề : “Người lính qua những trang văn” Trường THPT Tạ
Un, n Mơ ,Ninh Bình phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện Yên
Mô, Hội Cựu chiến binh Huyện Yên Mô thực hiện. Chuyên đề được tổ
chức vào chiều ngày 22-12-2-15. Chuyên đề có nhiều bài phát biểu, thầy
cơ và các em có thể tìm đọc các bài viết trên website của Thu Trang,
mục Tài liệu tham khảo nhé !

( Bài tham luận của học sinh , cô Cao Sơn hướng dẫn)
Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp
nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà
thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn
những tác phẩm như vậy,Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt.Tây Tiến là
một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời
ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở
thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với
hình tượng người lính Tây Tiến.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm
vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao
lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào va miền Tây Bắc Việt Nam. Địa


bàn đóng qn và hoạt động của đồn qn Tây Tiến khá rộng, bao gồm
các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm
Nưa ( Lào).
Về xuất thân, các chiến sĩ Tây Tiền phần đông là thanh niên Hà Nội,
trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu rất
gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét hồnh
hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và
chiến đấu rất dũng cảm. Có thể nói những người lính Thủ đơ đã đi vào
cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ, lãng mạn, hào hoa
của người con đất Hà Thành.
Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người
đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm khơng thể nào qn của
chính tác giả với đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng
vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng , kí ức
để kết tinh tập trung trong bức chân dung người lính Tây Tiến.
Bằng bút pháp lãng mạn mà khơng thốt li hiện thực, bài thơ đã khắc họa

sừng sững bức tượng đài người lính trường tồn, bất tử mãi mãi với khơng
gian, thời gian.
Trước hết, đó là nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây
Tiến:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Ta đã từng thấy một “Tiểu đội xe khơng kính” dí dỏm trong thơ Phạm
Tiến Duật thì nay lại thấy một “đồn binh khơng mọc tóc” trong thơ
Quang Dũng. Nhưng nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính
Tây Tiến bắt nguồn từ chính hiện thực đến từng chi tiết. Khơng mọc
tóc là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp, rừng thiêng nước
độc, thuốc men khơng có nên quân xanh màu lá cũng là thực tế hiển
nhiên. Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài cá nước cũng
không quên nhắc tới sức ảnh hưởng ghê gớm của căn bệnh quái ác đó:
Giọt mồ hơi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Nhưng ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm là tâm hồn, khí phách
của những người lính Tây Tiến:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ MỘNG thì câu thơ thứ hai nhấn
mạnh chữ “Mơ”. Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến


cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ “trừng” được sử dụng khá độc đáo.
Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào
dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình
ảnh thơ quen thuộc:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

{Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
hì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính ln là
hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ hướng cả về “dáng kiều thơm”, những bóng
hình giai nhân u kiều, thướt tha, thanh lịch nào đó ngồi cuộc đời. Họ
ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương
lai hạnh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà “dáng kiều thơm” trở
thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu
và chiến thắng.
Những người lính Tây Tiến sống anh dũng mà hi sinh cũng anh hùng.
Quang Dũng không hè né tránh hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương
nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời;
– Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lèn khúc độc hành.
Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh
ẩn dụ để tránh đi từ “chết”. Dường như khi người lính Tây Tiến ngã
xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng
nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi
trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi
trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hi
sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên
cương mồ viền xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho
sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng gợi cảm giác xót xa đau đớn nhưng
đơi cánh của lí tưởng qn mình vì Tổ quốc“Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính
Tây Tiến.
Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với mn đời.

Dịng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các
anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng,
những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian
khổ, hi sinh nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm
hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã



dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong
nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng.
Đề 7 : Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc qua khổ đầu bài
thơ Tây Tiến Quang Dũng
(Bài văn của cộng tác viên Mơ Cao. Bản quyền bài viết thuộc về
ThuTrang.edu.vn)
Bài làm:
Văn chương có khả năng tái hiện vẻ đẹp của cuộc sống đồng thời có thể
làm cho nhân cách mỗi con người hồn thiện hơn. Tác phẩm văn chương
cũng là những chuyến đi đưa chúng ta tới nhiều vùng đất mới, giúp ta
hiểu biết thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”
Rồi:
“Đồng Tháp Mười cị bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.”
Mặc dù chưa một lần đặt chân đến đến nhưng văn chương có thể cho ta
cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của đối tượng được nhắc đến. Nhắc đến
Tây Bắc, văn chương không chỉ một lần đưa ta đến với mảnh đất này: ta
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bộ tranh tứ bình của rừng núi Tây Bắc trong
bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, qua trang thơ Quang Dũng, một lần nữa,
bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc tổ quốc lại hiện ra trước mắt độc giả

rõ nhất qua đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục bên sung mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi”
Đoạn thơ trên trích từ phần đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,
ông là một nhà thơ khốc áo lính, đã từng sống và chiến đấu cùng với đơn
vị Tây Tiến. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng tuy khiêm tốn nhưng


cũng có những bài thơ đi cùng năm tháng và một trong số đó là bài thơ
“Tây Tiến”.Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có
nhiêm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh
tiêu hao lực lương quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc
Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến
khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, miền Tây Thanh
Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà
Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như Quang Dũng, chiến đấu
trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét

hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng
cảm. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn
vị cũ chưa được bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ Tây đã trào dâng
mãnh liệt và từ sự thôi thúc của nỗi nhớ tác giả đã viết bài thơ “Nhớ Tây
Tiến”, sau đó đổi thành Tây Tiến. Theo tác giả chỉ “Tây Tiến” thôi đã đủ
gợi nhớ lắm rồi, vừa cô đọng lại không lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu đề.
Quang Dũng đã kết hợp hoàn hảo bút pháp hiện thực và lãng mạn để vẽ
lên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ
lại vừa gần gũi ấm áp chỉ bằng một đoạn thơ. Hai câu thơ đầu của bài thơ
là mạch nguồn cảm xúc của cả bài thơ đồng thời cũng là cảm xúc chủ đạo
của cả bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
Cảm xúc bao trùm lên tồn bài thơ đó là nỗi nhớ. Câu thơ mở đầu là một
câu cảm thán nhưng dùng để gọi với hô ngữ “ơi”, câu thơ đã trở thành
một tiếng gọi thiết tha trìu mến như gọi một người bạn thân. Sông Mã là
địa danh gắn liền với bước đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Đã
khơng biết bao nhiêu lần những người lính Tây Tiến hành quân qua địa
danh này và cũng thật dễ dàng lí giải được tại sao hình ảnh sơng Mã xuất
hiện ngay trong câu thơ mở đầu, nhắc đến Tây Tiến thì dịng sơng Mã
hiện lên đầu tiên trong tâm trí nhà thơ. Câu thơ mở đầu là một câu cảm
thán nhưng dùng để gọi với hô ngữ “ơi” khiến câu thơ trở thành một tiếng
gọi thiết tha trìu mến như gọi một người bạn thân, tác giả gọi Tây Tiến
mà đối với tác giả thì bây giờ Tây Tiến đã cách xa nghìn trùng. Khi người
ta gọi một đối tương mà đã cách xa phải chăng nỗi nhớ trong lịng đang
trào dâng mãnh liệt, khơng thể kìm nén được nữa đành phải bật lên thành
tiếng gọi. Và đến câu thơ thứ hai cảm xúc trong lòng nhà thơ đã được cụ
thể hóa với cách sử dụng biện pháp điệp động từ “nhớ”. Biện pháp điệp
đã khẳng định nỗi nhớ trong lịng nhà thơ là vơ cùng sâu sắc. Hơn nữa tác
giả lại khéo léo sử dụng từ láy tượng hình “chơi vơi” để bổ sung ý nghĩa

cho động từ “nhớ” xuất hiện lần thứ hai làm cho chúng ta như hình dung
thấy , như nhìn thấy nỗi nhớ đang lớn dần, lớn dần và đang muốn hướng
đến, tìm về một bến bờ để neo đậu. Nỗi nhớ đã dẫn tác giả về với Sài


Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu . . . Theo dịng hồi niệm của
nhà thơ, bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hiện ra ban đầu là qua
những nét vẽ mờ ảo, ẩn hiện trong sương khói và sau đó là những nét
khắc họa cụ thể bằng hình ảnh, đường nét rõ ràng.
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là mạch cảm xúc của nỗi nỗi
nhớ, nổi bật lên trong nỗi nhớ của nhà thơ là hình ảnh bức tranh thiên
miền Tây Bắc hiểm trở, gập ghềnh, ẩn chứa những hiểm nguy nhưng
cũng hết sức thân thuộc, gần gũi. Bằng cách sử dụng triệt để thủ pháp đối
lập kết hợp cách sử dụng từ ngữ khéo léo, tác giả đã giúp ta hình dung
được địa hình nơi đây hiểm trở, gập ghềnh với những núi cao, vực sâu,
dốc thẳm:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn Mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm, trên nền núi cao, vực sâu ấy là hình
ảnh những cồn mây, danh từ đơn vị “cồn” giúp ta hình dung giữa mây và
người như có khoảng cách rất gần nhau, như có vị trí ngang nhau, nghĩa
là người đứng miêu tả đang đứng ở vị trí rất cao, có thể ngang với mây,
có thể đi trong mây. Và có lẽ vì thế mà hình ảnh nhân hóa tinh nghịch,
táo bạo đã xuất hiện: “súng ngửi trời” , một phép nhân hóa nếu khơng
hiểu rõ thì có thể ai đó sẽ cho rằng nhà thơ nói q nhưng thực tế điều
này hồn tồn có thể sảy ra khi người chiến sĩ Tây Tiến sống và chiến
đấu trên địa hình đồi núi rất cao của miền Tây Bắc. Súng khoác trên vai,
mũi súng hướng lên bầu trời như chạm đến đỉnh trời, hình ảnh này làm
cho ta hình dung đến một hình ảnh rất đẹp, rất lãng mạn trong bài thơ

“Đồng chí” của Chính Hữu: “Đầu súng trăng treo” hay trong bài thơ
“Việt Bắc” của Tố Hữu: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Hình ảnh
này một lần nữa lại khắc sâu ấn tượng về độ cao địa hình đồi núi Tây
Bắc. Nếu những hình ảnh trng những câu thơ trên tác giả mở khơng gian
miền Tây Bắc theo chiều cao, sâu thì đến hình ảnh trong câu thơ tiếp theo
tác giả lại mở không gian theo chiều rộng:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Hình ảnh những ngơi nhà thấp thống trong làn mưa vừa mở rộng tầm
nhìn, vừa tạo nét thân thuộc gần gũi, những ngôi nhà như bồng bềnh trôi
trên làn sương, làn mưa mờ ảo. Ở đây nhà thơ Quang Dũng đã kết hợp
khéo léo giữa hai gam màu nóng, lạnh của hội họa để vẽ lên những hình
ảnh, nếu ba hình ảnh đầu là gam màu nóng, nó đã làm cho người đọc phải
gắng, phải lên gân thì đến hình ảnh thứ tư lại là gam màu lạnh, nó giúp
chúng ta lấy lại sự thăng bằng, làm tâm hồn ta trở nên thư thái.


Nếu trong ba câu thơ thứ năm, thứ sáu, thứ bẳy chủ yêu tác giả sử dụng
thanh trắc kết hợp với những từ láy khó đọc, các câu thơ ngắt nhịp 4/3,
mà nhịp bốn chủ yếu diễn tả độ cao, nhịp ba chủ yếu diên tả độ sâu ,
những câu thơ bị bẻ đôi ở ranh giới của sự cao, sâu đã góp phần khắc họa
ấn tượng về độ cao và độ sâu của địa hình nơi đây làm cho độ cao càng
cao hơn, độ sâu càng sâu hơn. Thế những đến câu thơ thứ tám nhịp điệu
lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng, rõ ràng nhịp điệu ấy đã góp
phần tơ rõ hơn những thân thuộc, những gần gũi, những phẳng lặng của
bình yên của thiên nhiên của thiên nhiên nơi đây.
Đây là đoạn thơ minh chứng rõ ràng nhất cho nhận xét :Quang Dũng là
một nghệ sĩ đa tài, Quang Dũng không chỉ đơn thuần là một nhà thơ, ơng
cịn là một nhạc sĩ và cịn là một họa sĩ. Với tài năng của Quang Dũng chỉ
trong một đoạn thơ ngắn tác giả đã giúp ta cảm nhận được hai đặc trưng
của thiên nhiên miền Tây Bắc: vừa hung vĩ, dữ dội, hiểm trở nhưng cũng

hết sức thân thuộc gần gũi vì miền đất này cũng mang dáng dấp một miền
quê hương xứ sở. Một đoạn thơ nhưng có họa, có nhạc, đó là những hình
ảnh mang tính chất đối lập cùng sự phối hợp nhịp nhàng thanh điệu với
nhạc điệu.
Thiên nhiên miền Tây Bắc không chỉ có núi cao, vực sâu mà cịn có cọp
dữ, thác gầm. Tuy nhiên bên cạnh những dữ dội, những hung bạo, những
hiểm trở đó, thiên nhiên Tây Bắc cũng hết sức gần gũi thân thương. Nó
vừa là sự thử thách ý chí của người chiến sĩ, vừa là người bạn đồng hành
nâng đỡ những bước chân:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục bên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi.”
Trên nền thiên nhiên ấy , hình ảnh những người chiến sĩ Tây Tiến trong
cuộc hành quân được hiện lên với những nét vẽ đơn sơ, giản dị. Mơt cuộc
hành qn có những mệt mỏi, rã rời và thậm chí đã có cả sự hi sinh. Mặc
dù sự hi sinh của những người chiến sĩ đã được Quang Dũng sử dụng
biện pháp nói giảm, nói tránh: “Gục bên súng mũ bỏ quên đời” nhưng
chúng ta vẫn cảm thấy sự khốc liệt, sự tàn ác của chiến tranh mà những
người chiến sĩ đang phải trải qua.
Qua dịng hồi niệm của tác giả bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hiện
lên với những nét vẽ sinh động, chân thực, hình ảnh người chiến sĩ được
vẽ với những nét vẽ sống động , phải chăng đây là những minh chứng cho
nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ là cực kì sâu sắc.


Mơ Cao 12H Trường THPH Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình
Đề 8: Hình tượng người lính và Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong

truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” Nguyễn Thi
rích bài phát biểu của Thu Trang trong chuyên đề : Người lính qua các
trang văn. Nhóm Ngữ văn trường THPT Tạ Un- n Mơ -Ninh Bình,
phối hợp với Hội Cựu chiến Binh Huyện n Mơ, Ban chỉ huy Quân sự
huyện Yên Mô tổ chức. Chuyên đề tổ chức vào chiều ngày 22-12-2015
tại trường THPT Tạ Uyên.
Bài phát biểu :
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi được sáng tác
trong khơng khí của những ngày kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào
hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình có
truyền thống cách mạng. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm có một nét
tính cách riêng, nhưng đều mang vẻ đẹp của con người Việt Nam trong
kháng chiến.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật
mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu
chống lại kẻ thù xâm lược:
Hai chị em Chiến và Việt cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất
mát đau thương do kẻ thù gây ra. Ngay từ nhỏ , hai chị em đã chứng kiến
cái chết của cha rồi sau này là cái chết của người mẹ thật tàn khốc. Tất cả
điều đó đã tạc vào tâm khảm chị em Việt mối thù sâu nặng không đội trời
chung với kẻ thù xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, lòng căm thù đã thơi thúc
hai chị em có cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện
vọng: được cầm súng đánh giặc.
Việt là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Việt xuất thân trong một gia
đình cách mạng. Những con người trong gia đình ấy đã gắn bó với nhau
trong một mối tình ruột thịt, người nào cũng đáng u, đáng q, người
nào cũng có tính cách riêng, nhưng tất cả đều có lịng căm thù giặc sâu
sắc, hành động dũng cảm, gan góc trong chiến đấu, có niềm say mê và
khao khát được đánh giặc, rất tình nghĩa, rất đỗi thủy chung với gia đình,
với cách mạng và Tổ quốc. Hơn nữa, Việt xuất thân trong một gia đình

mang nặng thù nhà, nợ nước. Ơng nội của Việt bị lính tổng Phịng bắn
vào giữa bụng, bà nội bị lính quận Sơn hành hạ, đánh đập. Ba của Việt thì
bị giặc chặt đầu, má Việt thì bị trái ca nông của Mỹ giết chết khi đi đấu
tranh ở Mỏ Cày, thím Năm thì bị giặc bắn chết khi đi rọc lá chuối…
những người thân trong gia đình của Việt lần lượt bị giặc sát hại. Những
đau thương mất mát này đã sớm khơi dậy lòng căm thù giặc của Việt,


đồng thời cũng sớm khơi dậy ý thức đấu tranh để trả thù nhà và góp phần
vào việc đấu tranh giải phóng miền Nam của Việt.
Việt là một cậu con trai mới lớn, ngây thơ và hiếu động. . Lúc nhỏ Việt
đã rất gan lì. Trước nỗi đau mất cha, cậu bé Việt khơng cịn biết sợ hãi là
gì, Việt đã đi theo má mà la “Trả đầu ba! Trả đầu ba!”, rồi khi thằng giặc
liệng đầu ba vào ngực mẹ, làm máu me văng cùng đầu chị em Việt. “Đầu
ba ở dưới không lượm” mà Việt “cứ nhè cái thằng liệng đầu mà đá”.
Lòng căm thù giặc đã dậy lên trong lòng Việt. Càng lớn lên ý thức và
hành động của Việt càng chín chắn hơn. Việt đã cùng chị đánh giặc trên
sông Định Thủy, rồi lại cùng chị tranh nhau xin đi bộ đội. Ý thức đấu
tranh quyết liệt đã thể hiện ở Việt ngay trong câu chuyện giữa hai chị em
trong cái đêm cả hai đều được đi bộ đội. Khi Chiến nói với Việt: “Chú
Năm nói mày với tao kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học
chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”, thì Việt
trả lời ngay với chị: “Chị có bị chặt đầu thì chặt chứ chừng nào tơi mới
bị”.Câu nói ấy của Việt đã thể hiện một thái độ khá dứt khốt, một ý chí
quyết ra đi trả thù cho ba má Việt. Và ngay sau khi vào bộ đội, tân binh
Việt đã lập nên chiến công trong một trận đánh quyết liệt với quân thù.
Việt đã diệt được một xe đầy Mỹ và bắn nhào một xe tăng. Việt bị
thương ở hai mắt, khơng cịn thấy được gì cả. Thế mà Việt vẫn quyết bị
đi tìm đồng đội . Trong cơn mê Việt nhớ lại những gì đã xảy ra trong gia
đình mình. Việt nhớ má, nhớ chú Năm, nhớ chị Chiến… tỉnh ra Việt càng

cảm thấy căm thù, càng có ý thức quyết tâm chiến đấu. Nghe tiếng máy
bay và tiếng xe bọc thép của địch rú lên, Việt không hề run sợ mà trong
tư thế sẵn sàng chiến đấu. Như vậy, là Việt đã đi xa hơn khúc sơng truyền
thống gia đình. Việt chủ động đi tìm giặc mà đánh. Việt chính là hình
tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời đánh Mỹ tham gia
vào cuộc kháng chiến với tất cả nhiệt huyết và niềm hăng say của tuổi trẻ,
làm nên khúc sông truyền thống gia đình.
Tuy chiến đấu rất dũng cảm nhưng trong cuộc sống thường ngày Việt vẫn
còn là cậu bé ngây thơ, hồn nhiên và trẻ con: rất thương chị nhưng không
biết lo toan cùng chị, chỉ biết đi chiến đấu. Đi chiến đấu mà Việt vẫn giắt
sau lưng một chiếc ná thun. Khi bị thương Việt có thống nghĩ đến cái
chết, nhưng Việt cũng chưa hiểu cái chết là như thế nào: “Chết là gì nhỉ?
Chắc là đau gấp mấy lần bị thương. Hay chết là người thật biến lên trên
nóc nhà, cịn người giả thì nằm lại đó? Việt chưa bao giờ nghỉ tới cái
chết, mà cũng chưa nghe ai nói rõ nó ra sao”. Và Việt khơng hề biết sợ
chết, chỉ sợ là khơng cịn được ở chung với đồng đội và cũng không được
đi bộ đội nữa . Những điều suy nghĩ của Việt về cái chết thật ngây thơ .
Trước sau, trong hoàn cảnh nào Việt cũng nghĩ đến chiến đấu. Đó chính


là bản chất vốn có của Việt và cũng chính là bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ
Việt Nam thời chống Mỹ.
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi đã xây
dựng khá thành cơng hình tượng nhân vật Việt – một nhân vật tiêu biểu
cho tuổi trẻ miền Nam, tuổi trẻ của cả đất nước anh hùng. Sức mạnh của
tuổi trẻ khơng gì ngăn nổi, hứa hẹn sẽ mở ra những khúc sông hào hùng
hơn, vẻ vang hơn để đổ về biển lớn của cách mạng.
Trong tác phẩm, nhân vật Chiến hiện lên là một cô gái trẻ nhưng biết lo
liệu, toan tính việc nhà chu đáo trước khi tịng qn. Chị đã trưởng thành
trong khó khăn gian khổ, đảm việc nước giỏi việc nhà, dù trong bom đạn

ác liệt vẫn luôn hướng ra chiến trường. Chiến đã có thể thay thế được
người mẹ đã mất để lo liệu cơng việc gia đình, và Chiến cịn có thể cầm
súng để đánh lại kẻ thù nữa.Chiến đã nói với em trong đêm thu xếp việc
nhà trước lúc ra trận: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái
thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc cịn thì tao mất, vậy à!”. Câu nói mộc
mạc, giản dị ấy vang lên như một lời thề chắc nịch thể hiện ý chí , lịng
quyết tâm của thế hệ trẻ lúc bấy giờ.
Chú Năm tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Nam bộ hiền lành chất
phác, giàu cảm xúc . Cuộc đời chú Năm chứng kiến bao tội ác của thằng
Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai.Chú hay kể sự tích cho con cháu,động viên
con cháu tham gia đánh giặc trả thù cho ba má, bảo vệ q hương. Chú có
cuốn sổ ghi chép chuyện gia đình. Đó cịn là những trang ghi chép tội ác
của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên
niên sử. Bản thân ơng cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn
nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như
sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân
vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ
đi trước.
Má của Chiến và Việt hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ
anh hùng trong kháng chiến. Ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người
đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi cịn là con gái. Má đã phải
trải qua thời khắc dữ dội nhất , nỗi đau lớn nhất của người vợ đó là khi
chứng kiến kẻ thù chặt đầu chồng. Nhưng má đã vượt lên đau thương để
nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ lội hết đồng
này sáng bưng khác, đối mặt với họng súng quân thù để đòi đầu chồng
thật cảm động. Má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tơi luyện trong
đấu tranh, với đức hy sinh lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chơn kín


trong giọt nước mắt. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình u lớn lao,

ý
chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì
cách mạng.
Tác phẩm thành cơng khi khắc hoạ hình tượng những người nông dân
Nam Bộ trong kháng chiến, những con người bình thường giản dị nhưng
lại có vẻ đẹp, tầm vóc phi thường. Các nhân vật đều đã vượt lên nỗi đau
và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ
cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau
của chiến tranh. Vẻ đẹp của họ kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam, sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một
phẩm chất cao q cịn để lại những tấm gương cho thế hệ sau noi theo./
Thu Trang biên soạn & trình bày
Câu 9 : Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ
kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất
nhiều và rất thành công về đề tài tình u. Một trong những thành cơng
xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ
nữ thi sĩ viết:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn,
vần thơ của bà vừa chân thành đằm thắm, vừa nồng nàn mãnh liệt và hơn
hết luôn bật lên khát vọng da diết về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài
thơ “Sóng” ra đời năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng

biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình và lúc này thì bản thân nhà thơ cũng vừa
trải qua một sự đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc
chiến hào” năm 1968. Tình u là điều bí ẩn nên ngàn đời vẫn cuốn hút
con người, tình yêu trong thơ Xn Quỳnh chính là những bơng hoa dọc
chiến hào làm dịu đi sự khốc liệt của chiến tranh.


Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ sử dụng thể thơ năm chữ, đây là thể thơ có
nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập. Thể thơ này thường dùng để diễn tả
những dòng cảm xúc ào ạt, hối hả, mãnh liệt . Bài thơ sử dụng cách hiệp
vần giãn cách, hiệp vần chân ở những tiếng cuối của các câu chẵn. Hơn
nữa bài thơ có sự luân phiên về thanh điệu ở các tiếng cuối của các câu
thơ. Như vậy những thủ pháp nghệ thuật sáng tạo đã tạo nên âm hưởng
nhịp nhàng, uyển chuyển cho cả bài thơ. Âm hưởng của bài thơ là âm
hưởng dạt dào của những con sóng mà mỗi câu thơ là một con sóng,
chúng gối lên nhau chạy đều, chạy đều đến cuối bài thơ. Những con sóng
là sự trào dâng mãnh liệt của dịng cảm xúc ào ạt trong lịng nữ sĩ. Có lẽ
vì thế mà ấn tượng về con sóng trong bài thơ khơng chỉ là của sóng biển
mà cịn là của sóng tình. Đây cũng chính là hai hình
tượng nghệ thuật mà tác giả đã tập trung xây dựng trong bài thơ. Sóng
biển và sóng tình có lúc tồn tại song song để soi chiếu, tơn vinh vẻ đẹp
cho nhau, có lúc lại hịa làm một, trong sóng biển có sóng tình, trong sóng
tình ta lại thấy nhịp dào dạt của sóng biển. Suy cho cùng sóng biển và
sóng tình là hai hình tượng nghệ thuật để biểu đạt cho cái tôi trữ tình của
nhà thơ.
Qua hai khổ thơ đầu nữ sĩ đã cho chúng ta cảm nhận được đặc điểm của
những con sóng biển và những con sóng tình u, những con sóng ln
chứa đựng những trạng thái đối lập và ln có những khát khao vươn tới
những sự vĩ đại, bao la. Mở đầu, nhà thơ viết:
“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”
Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa
để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”.
Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu
đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân
Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng,
cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống
nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ
dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng
thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm
hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ khơng
hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sơi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e
lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo,
con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sơng ra tới
biển:


“Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng
đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối
bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn
bao la “bể”. Như vậy trong bốn câu thơ đầu nhà thơ đã giúp ta nhìn lại hai
đặc điểm tự nhiên, vốn có của những con sóng và chính tác giả cũng đã
phải sử dụng tới hai câu thơ để khẳng định sự hiển nhiên, vốn có này:
“Ơi con sóng ngày xưa
và ngày sau vẫn thế”
Nữ sĩ đã khẳng định đặc điểm ngàn đời vốn có của sóng, từ quá khứ
“ngày xưa” cho đến tương lai “ngày sau” con sóng vẫn ln chứa đựng

những trạng thái đối lập, vẫn luôn vận động theo quy luật trăm sông đều
đổ về với biển. Trạng từ khẳng định “vẫn thế” một lần nữa biểu đạt một
chân lí khơng bao giờ đổi thay.
Thơ ca, nghệ thuật là những sự sáng tạo mang đến cho người đọc những
cảm xúc mới, đem đến cho tâm hồn con người những sự trải nghiệm
phong phú. Ta tự hỏi vì sao trong sáu câu thơ đầu tác giả chỉ cho chúng ta
hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của con sóng? Để giải đáp cho điều này nữ
sĩ viết tiếp hai câu thơ:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Đến đây ta đã cảm nhận được sự xuất hiện của một con sóng nữa đó là
con sóng của tâm hồn, là con sóng của tình u, mà lại là tình yêu của
tuổi trẻ đang bồi hồi, đang thổn thức trong trái tim, trong lồng ngực. Khát
vọng tình yêu cháy bỏng mãnh liệt đang trào dâng trong lòng nữ sĩ. Như
vậy đứng trước biển, trước những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dịng cảm xúc
trong lịng nữ sĩ cũng trào dâng. Những con sóng biển ở sáu câu thơ đầu
đã gọi những con sóng tình trong lịng nhà thơ. Sóng biển đã gọi sóng
tình hay sóng biển chính là yếu tố khơi nguồn cảm xúc trong lịng thi sĩ.
Vì sao sóng biển lại gọi được sóng tình, lại có sức khơi gợi cảm xúc
mãnh liệt như vậy? Có lẽ giữa sóng biển và sóng tình có sự tương đồng,
nếu sóng biển biển chứa đựng những trạng thái đối lập thì tâm trạng
người con gái đang yêu cũng có những lúc giận dỗi, hờn ghen, có những
lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?”
Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và



hành động. Nếu yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào
mắt người đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lịng hiểu và
u thương cơ gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của
tình u. Nếu con sóng ln ln chủ động chối bỏ những chật chội hẹp
hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang u cũng
ln ln có khát khao như thế .Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ
nhen để vươn tới tình u bao dung . Việt Nam là một nước có lịch sử ơn
một nghìn năm phong kiến và
chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm
1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn cịn, mà thậm chí
cịn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt
gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,ln khát khao hướng
tới một tình u vĩ đại.
Mơ Cao 12H trường THPT Bình Minh
Đề 10 : Từ hình tượng người lính trong thơ văn, suy nghĩ của em về lí
tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay.
Trích lời phát biểu của học sinh khối 12 trong chuyên đề : “Người lính
trong các trang văn”. Trường THPT Tạ Un n Mơ- Ninh Bình phối
hợp với Hội Cựu chiến binh Huyện Yên Mô, Ban Chỉ huy Quân sự huyện
Yên Mô tổ chức. Chuyên đề kỉ niệm ngày thành lập QĐ ND VN 22-12.
Thu Trang chia sẻ
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội với rất nhiều cơ hội và
thử thách mới, em thực sự cảm thấy xúc động và tự hào trước truyền
thống đánh giặc giữ nước của cha ơng .Hình tượng người lính trong các
trang văn đã để lại ấn tượng không thể phai mờ trong lòng độc giả nhiều
thế hệ.
Là thanh niên -những người chủ nhân tương lai của đất nước- chúng em
nhận thấy mình cần phải góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương đất
nước giàu mạnh. Đất nước ta hiện nay đã khơng cịn những khói lửa, bom
đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hịa bình, của

độc lập, tự do. Thời thời kì n bình này, thì trách nhiệm của mỗi con
người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã khơng cịn chỉ
là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu đẹp. Chính
vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên trước hết cần sống có lí tưởng, có hồi
bão. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng
tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý
tưởng sống cao đẹp là người ln suy nghĩ và hành động để hồn thiện
mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai


×